Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Đình Trọng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Đình Trọng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2023

Phạm Đình Trọng: Thảm họa văn hóa

Là bộ Văn Hoá của một quốc gia, là bộ Lễ của một nhà nước mà từ người đứng đầu đến cả bộ máy cơ quan Văn Hoá quốc gia, từ hành xử đến tư duy đều phản văn hoá, đều không có một chút xíu lưng vốn văn hoá.

Ông bộ trưởng bộ Lễ thay mặt nhà nước của nền văn minh sông Hồng, thay mặt nhân dân của đất nước Văn Hiến đi đón thủ tướng nước ngoài đến thăm Việt Nam. Khách đến thăm có phẩm hàm nhà nước cao hơn chủ nhà ra sân bay đón khách. Không một lưng vốn văn hoá, ra sân bay đón nguyên thủ nước ngoài, trong khi khách ở cấp cao hơn nhưng có văn hoá giao tiếp lịch lãm, luôn tươi cười ngoái nhìn chủ nhà thì ông chủ nhà, bộ trưởng bộ Lễ mặt sắt lạnh lùng vênh váo nhìn trời, chân nghênh ngang bước giữa thảm đỏ giành cho khách, đẩy khách nguyên thủ quốc gia ra rìa thảm đỏ!

Thứ Ba, 15 tháng 8, 2023

Phạm Đình Trọng: Thi vị hóa cái Ác

Đỗ Hữu Ca, Thiếu tướng, nguyên Giám đốc Công an TP Hải Phỏng. Tháng 2.2023 ông Đỗ Hữu Ca đã bị khởi tố, tạm giam và khai trừ đảng vì tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Hình: Báo VnExpress.

Dương Tự Trọng, Đại tá, nguyên Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng, tại phiên tòa xét xử ngày 7/1/2014 ông Dương Tự Trọng đã bị kết án tù 18 năm vì liên quan đến vụ án đưa anh trai là Dương Chí Dũng, cựu Chủ tịch HĐQT Vinalines trốn ra nước ngòai, nhưng chỉ ở tù 8 năm thì được ra. Ảnh: Dân Việt.

Sáng tác văn học đầu tiên của loài người là truyện cổ tích, là ca dao tục ngữ, là sử thi, anh hùng ca.

Thứ Tư, 9 tháng 8, 2023

Phạm Đình Trọng: Ba bóng đen trùm xuống bản án tử hình oan Nguyễn Văn Chưởng

Cha mẹ tử tù Nguyễn Văn Chưởng kêu oan cho con

Án mạng giết hại thiếu tá công an Nguyễn Văn Sinh đêm 14.7.2007 ở đường vào cảng Đình Vũ, thành phố Hải Phòng là bản án quá đơn giản, không có gì phức tạp, không khó phá án, không khó tìm ra bàn tay vấy máu nạn nhân Nguyễn Văn Sinh.

Nhưng cũng như vụ án hai cô gái ở bưu điện Cầu Voi, Thủ Thừa, Long An bị giết hại tối 13.1.2008, cơ quan điều tra không hướng vào truy tìm kẻ thủ ác đích thực nên vội vàng huỷ tang vật vụ án. Con dao, cái thớt ở chỗ hai cô gái bị giết, dính máu nạn nhân đương nhiên cũng có cả dấu vết bàn tay tội ác. Con dao bị giấu nhẹm. Cái thớt bị thiêu trong đống lửa. Cảnh sát điều tra ra chợ mua dao thớt mới thay thế chỉ cốt cho có tang vật thì rõ ràng họ không cần truy tìm kẻ đích thực giết hai cô gái.

Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2023

Phạm Đình Trọng: Luật của quan và luật của dân

 

Phiên họp Quốc hội trình dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở ngày 20/6. Photo: VTV News. 

+ QUAN ĐÒI QUYỀN GÌ ĐỀU ĐƯỢC QUỐC HỘI LÀM NGAY LUẬT VỀ QUYỀN ĐÓ.

 + DÂN ĐỎ MẮT CHỜ LUẬT BẢO ĐẢM NHỮNG QUYỀN TỐI THIỂU CỦA DÂN, SUỐT MẤY CHỤC NĂM QUỐC HỘI VẪN LÀM NGƠ

 1. Luật Công an Nhân dân hiện hành mới có hiệu lực từ đầu năm 2019, bảo đảm cho lực lượng công an được quyền có tới 199 ông tướng. Nhưng lãnh đạo công an vẫn chưa thoả lòng, đòi Quốc hội phải sửa luật để công an có nhiều tướng hơn. Lập tức chiều 22.6.2023, Quốc hội liền sốt sắng thông qua luật sửa đổi, bổ xung một số điều của Luật Công an Nhân dân, tăng thêm 6 vị trí cấp tướng cho công an, để công an có tới 205 ông tướng đương quyền.


Thứ Sáu, 16 tháng 6, 2023

Phạm Đình Trọng: Tiếng súng Cư Kuin, Dak Lak

Trên cao nguyên Dak Lak. Wikipedia

1. Đất nước thanh bình mà trong một đêm yên tĩnh rạng sáng 11 tháng sáu năm 2023, hàng chục người dân da đen cháy vì quanh năm trần lưng phát rẫy, làm nương bỗng tập hợp thành hai nhóm mang súng đạn cùng lúc lao vào tấn công trụ sở công an hai xã trong huyện Cư Kuin, tỉnh Dak Lak, giết chết chín người gồm bốn sĩ quan công an, hai cán bộ xã và ba người dân, bắn bị thương hai sĩ quan công an khác là sự việc vô cùng nghiêm trọng.

Thứ Ba, 18 tháng 4, 2023

Phạm Đình Trọng: Sức mạnh loài thú trong xã hội loài người và những Giordano Bruno thời thần quyền Cộng sản

Giordano Bruno, (1548 –1600) là một nhà triết học, nhà toán học, nhà thơ, nhà lý thuyết vũ trụ học và nhà huyền bí người Ý. Ông  bị Tòa án dị giáo La Mã tuyên án tử hình vì “báng bổ, có hành vi trái đạo đức và dị giáo trong các vấn đề thần học giáo điều, và liên quan đến một số học thuyết cơ bản về triết học và vũ trụ học của ông”(theo những cáo buộc chống lại Bruno). Hình Wikipedia

1.   Loài vật chỉ có sức mạnh cứng của cơ bắp. Con người khác loài vật ở chỗ con người có hai sức mạnh, sức mạnh cứng và sức mạnh mềm. Sức mạnh cứng là cơ bắp và công cụ nối dài cơ bắp, nhân sức mạnh cơ bắp lên như gậy gộc, gươm giáo, súng đạn. Sức mạnh mền là trí tuệ, đạo đức, tình cảm và lương tâm con người.


Thứ Ba, 11 tháng 4, 2023

Phạm Đình Trọng: Không còn linh nghiệm

Nhà văn Trần Huy Quang dưới tán phượng vĩ đường Thanh Niên bên Hồ Tây. Hà Nội.

  1. MỘT MÌNH MỘT CUỘC CÁCH MẠNG 


Sự kiện Nhân Văn – Giai Phẩm những năm 1955 – 1956 không phải chỉ là những bài viết đòi tự do dân chủ trên báo Nhân Văn, trên tạp chí Giai Phẩm do nhà văn hoá Nguyễn Hữu Đang tổ chức thực hiện, không chỉ là tiếng nói của những nhà văn, nhạc sĩ mặc áo lính Trần Dần, Tử Phác . . . từ rừng Việt Bắc về phố Lý Nam Đế, Hà Nội đòi những người làm công việc sáng tạo khoa học, nghệ thuật phải được tự do sáng tạo, thoát li khỏi con người công cụ cúc cung sáng tác theo nhiệm vụ chính trị. Nhân Văn – Giai Phẩm còn là những phát hiện của nhà triết học, nhà tư tưởng tầm vóc thế giới Trần Đức Thảo về những sai trái, tội lỗi, phản con người, phản khoa học của học thuyết Karl Marx, của chủ nghĩa cộng sản, là tiếng nói của những trí thức Dương Đức Hiền, Nguyễn Mạnh Tường . . . chỉ ra những hạn chế có tính bản chất, có tính lịch sử của đảng cộng sản, đảng của giai cấp cần lao và khẳng định đưa đất nước phát triển giầu mạnh không thể thiếu vai trò dẫn dắt của đội ngũ trí thức đích thực. Nhân Văn – Giai Phẩm là tiếng nói đầu tiên của người dân Việt Nam trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, phủ nhận chủ nghĩa xã hội, phủ nhận sự độc quyền nhà nước, phủ nhận chuyên chính vô sản của đảng cộng sản.  


Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2023

Phạm Đình Trọng: Trả lại môn Văn cho nhà trường phổ thông

 1. Không biết từ bao giờ môn Văn trong nhà trường phổ thông bị đổi tên thành môn Ngữ Văn. Đương nhiên việc đổi tên môn Văn thành Ngữ Văn phải do những người thầy dạy văn trong nhà trường, những người soạn sách giáo khoa môn văn và những người lãnh đạo bộ Giáo Dục, đều là những ông thầy, những ông giáo sư, tiến sĩ văn chương. Sự đổi tên môn Văn thành Ngữ Văn đã chứng tỏ những ông thầy dạy văn, những ông giáo sư, tiến sĩ văn chương chỉ là những người sính thuật ngữ, ham khoe thuật ngữ mà không hiểu đầy đủ, thấu đáo về môn Văn.

Vâng, sính thuật ngữ, bội thực thuật ngữ, xênh xang thuật ngữ là điều có thật trong học thuật văn chương. Đọc nhiều bài lí luận phê bình văn chương của một số giáo sư, tiến sĩ văn chương tôi có cảm giác như người viết cho một nắm thuật ngữ văn học và thuật ngữ chính trị vào cái rổ, xóc lên rồi nhặt các thuật ngữ ra, xếp lại thành bài. Bài viết ngoài mớ thuật ngữ cao siêu nhưng mòn cũ, sáo rỗng ra chẳng còn gì nữa. Đọc mệt mà chẳng có được một ý tứ gì để nhớ!


Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2023

Phạm Đình Trọng: Một đòi hỏi bạo lực hóa nền giáo dục vốn đã tràn ngập bạo lực (về ý kiến phải có roi vọt trong giáo dục)

Chữ tượng hình Trung Hoa ra đời từ tư tưởng triết học vương quyền Trung Hoa, triết học coi trọng quyền uy để duy trì quyền lực nhà nước phong kiến. Triết học vương quyền chia xã hội loài người ra thành hai hạng, quân tử và thứ dân.

Quân tử là lớp người có chữ thánh hiền để hiểu đạo lí, có cá nhân để tách ra khỏi bầy đàn, để có vị trí, có địa vị xã hội, có quyền uy để chăn dắt, dạy dỗ thứ dân và sẵn sàng đảm trách sứ mệnh thâu tóm quốc gia, trị dân, yên nước.

Thứ dân là lớp người chưa trưởng thành. Dù có hình hài con người, dù tóc trên đầu đã bạc, thứ dân vẫn chưa được nhìn nhận là người vì vậy chưa có cá nhân, chỉ là bầy đàn như bầy dê, bầy cừu phải được chăn dắt, dạy dỗ, chỉ là công cụ để sai bảo, sử dụng bằng áp đặt và roi vọt.

Triết học quân tử - thứ dân tạo ra văn hoá quỳ lạy. Trò quỳ lạy thầy. Dân quỳ lạy quan. Quan quỳ lạy vua. Xã hội quân tử - thứ dân là xã hội bất bình đẳng, tạo ra những tầng áp bức và thứ dân dưới đáy xã hội phải chịu nhiều tầng áp bức nhất. Vì không được nhìn nhận là những cá thề con người nên thứ dân không có quyền con người.

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2023

Phạm Đình Trọng: Điểm cao trước mặt

Lời giới thiệu: Nhà văn, nhà báo Phạm Đình Trọng từng tham gia quân đội Bắc Việt trong cuộc chiến Việt Nam, cuộc chiến biên giới Tây Nam, và có mặt trong cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979. Nhưng đến tháng 2.2009 thì ông tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam sau gần 40 năm là đảng viên, rồi từ bỏ Hội Nhà văn Việt Nam sau gần 20 năm là Hội viên, để trở thành một nhà văn, nhà báo tự do, một tiếng nói bất đồng chính kiến mạnh mẽ. 

“Điểm cao trước mặt”, bút kí giành giải nhì cuộc thi bút kí báo Văn Nghệ, hội Nhà Văn Việt Nam năm 1987 của ông là viết về những ngày tháng có mặt tại trung đoàn đặc công, nơi đơn vị này đã giành đi giật lại những điểm cao ở Thanh Thủy, Vị Xuyên, Hà Giang nhiều lần bị quân Trung Cộng tràn sang đánh chiếm…

***

1.  Con đường lớn bám theo bờ Tây sông Lô càng ngược lên phía bắc càng chênh vênh, gập ghềnh, quanh co giữa núi non chất ngất. Qua khỏi thị xã Hà Giang, con đường lại bị đạn pháo Trung Quốc đào bới nham nhở nên càng trắc trở, gập ghềnh. Từ đây lên biên giới, hoàn toàn vắng bóng màu áo chàm người dân, chỉ còn xanh màu áo lính. Những tốp lính ba lô, súng đạn lỉnh kỉnh, soong nồi chồng chất, cành lá nguỵ trang rung rinh trên người. Chiếc ba lô nặng kéo về phía sau, người lính phải lao người, chúi đầu về phia trước để cân bằng. Chiếc ô tô com măng ca đưa tôi đi cùng chiều với những người lính đang hành quân lên hướng Bắc. Tốp lính hàng một lầm lũi bên đường lướt qua cửa ô tô như những hình người trên chiếc đèn kéo quân. Chỉ khác hình người ở đèn kéo quân trôi về phía trước còn từng tốp lính nối nhau như bất tận lùi lại khuất sau ô tô.


Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2023

Phạm Đình Trọng: Không khảo mà xưng

Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện mọi hoạt động nhà nước, mọi việc lớn nhỏ từ sắp xếp nhân sự, phân công phụ trách công việc đến tổ chức những hoạt động, thực hiện những công việc cụ thể đều do các cấp uỷ đảng quyết định. Đảng uỷ quyết định bằng nghị quyết. Nghị quyết đảng thay luật pháp nhà nước. Nghị quyết đảng đứng ngoài và đứng trên luật pháp nhà nước.

Ngày 28.9.2013, gặp gỡ người dân Hà Nội, ông đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng thản nhiên xếp hạng cương lĩnh đảng của ông lên trên Hiến pháp của nước: Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng! Cương lĩnh đảng đứng trên Hiến pháp nhà nước thì nhà nước nào có ra gì với đảng. Nhà nước nép dưới bóng quyền uy của đảng thì đảng xử sự thế nào cũng được.

Đảng giao việc. Cá nhân đảng viên thực thi. Trách nhiệm cá nhân đảng viên hoà tan trong quyền uy đảng. Núp bóng quyền uy đảng, trách nhiệm cá nhân là số không. Lịch sử gần một thế kỉ đảng cộng sản Việt Nam, lịch sử hai phần ba thế kỉ nhà nước Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, trách nhiệm cá nhân đảng viên cộng sản với dân, với nước chưa bao giờ được nhìn nhận.

Thứ Ba, 31 tháng 1, 2023

Phạm Đình Trọng: Ngậm ngùi thân phận người dân mất nước

1. Bằng lá phiếu người dân được tự do và bình đẳng bầu chọn hiền tài trong dân, thay mặt dân quản trị đất nước và tổ chức, điều hành hoạt động xã hội. Đó là quyền làm chủ đất nước của người dân. Không những là quyền lớn nhất, thiêng liêng nhất của con người, của công dân, quyền làm chủ đất nước còn gắn bó máu thịt người dân với đất nước. Từ đó mà có khái niệm Mẹ Tổ Quốc. Quyền làm chủ đất nước đặt trên vai người dân bổn phận công dân với đất nước như đứa con có bổn phận hiếu thảo với cha mẹ.

Thời thực dân Pháp cướp nước ta, người dân Việt Nam vẫn còn chút quyền tự do ngôn luận, tự do ra báo, tự do mít tinh, tự do hoạt động hội đoàn khi hội đoàn đăng ký hoạt động được chính quyền Pháp chấp nhận, tự do sản xuất kinh doanh trong luật pháp bình đẳng. Không có thành phần kinh tế nào được phép trở thành chủ đạo của nền kinh tế Việt Nam. Dù doanh nghiệp của tư bản Pháp cũng không có chính sách biệt đãi riêng. Doanh nghiệp của người Pháp cũng bình đẳng với doanh nghiệp của người Việt. Nhưng người dân Việt Nam hoàn toàn không có quyền làm chủ đất nước Việt Nam máu thịt của mình. Người dân không có quyền làm chủ đất nước là mất nước thực sự rồi.

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2022

Phạm Đình Trọng: Những Cánh Buồm - Trích đăng chương về Lê Duẩn (Phần 2)

Lời giới thiệu: Được sự đồng ý của tác giả, nhà văn—nhà báo Phạm Đình Trọng, Diễn Đàn Thế Kỷ xin trích đăng chương viết về chân dung Lê Duẩn, Bí thư Thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1960 đến năm 1976Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1986, trong tập chân dung chính trị “Những cánh buồm” của Phạm Đình Trọng.

xxxx


K.MAC VIẾT HỌC THUYẾT BAO LỰC ĐẤU TRANH GIAI CẤP CỦA CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN. LÊ NIN THỰC HIỆN BẠO LỰC CỘNG SẢN BẰNG MÁU NGƯỜI NGA


HỒ CHÍ MINH ĐƯA HỌC THUYẾT CỘNG SẢN BẠO LỰC ĐẤU TRANH GIAI CẤP VỀ VIỆT NAM. LÊ DUẨN THỰC HIỆN BẠO LỰC CỘNG SẢN BẰNG MÁU NGƯỜI VIỆT.


NĂM.  THAM VỌNG LÊ DUẨN VÀ MÁU MẬU THÂN 1968 

Trước khi đi học trường Sỹ quan rồi vào mặt trận Tây Nguyên, trước khi máy bay Mỹ đánh phá Hà Nội buộc thành cổ Hà Nội phải bỏ vườn không nhà trống, tôi đã có những năm tháng là lính ở Tổng hành dinh bộ Tổng tư lệnh quân đội Nhân Dân Việt Nam trong thành cổ Cột Cờ Hà Nội. Những năm tháng còn yên ả đó, chiều chiều chúng tôi cùng nhiều sĩ quan bộ Tổng Tham mưu quần nhau với quả bóng da trên sân cỏ Cột Cờ. Có những chiều tắm chung bể bơi câu lạc bộ Quân Nhân với tướng Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng. Có tối, đám lính chúng tôi lại có mặt ở hội trường C12 Tổng Cục Chính trị xem ké hai bộ phim Liên Xô chiếu cho các cán bộ cơ quan chính trị đang học nghị quyết 9 chống chủ nghĩa xét lại hiện đại xem như một nội dung của đợt học, phim truyện Bầu Trời Trong Xanh và phim tài liệu Nikita Của Chúng Ta


Thứ Ba, 13 tháng 12, 2022

Tin sách: “Những cánh buồm” của Phạm Đình Trọng

“Những cánh buồm”—tập chân dung chính trị của Phạm Đình Trọng.


“Những cánh buồm” là tập chân dung chính trị của nhà báo—nhà văn quân đội Phạm Đình Trọng, từng tham gia cả 3 cuộc chiến: cuộc chiến tranh Nam—Bắc, cuộc chiến với Khmer Đỏ ở biên giới Tây Nam và cuộc chiến với Trung Cộng ở biên giới phía Bắc. Tháng 12.2009 ông tuyên bố từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam sau gần 40 năm là đảng viên, rồi từ bỏ Hội Nhà văn Việt Nam sau gần 20 năm là Hội viên.

Trong lời tựa cuốn “Những cánh buồm”, tác giả Phạm Đình Trọng viết:


Phạm Đình Trọng: Những Cánh Buồm—Chân Dung Lê Duẩn (P.1)

Lời giới thiệu: Được sự đồng ý của tác giả, nhà văn—nhà báo Phạm Đình Trọng, Diễn Đàn Thế Kỷ xin trích đăng chương viết về chân dung Lê Duẩn, Bí thư Thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1960 đến năm 1976Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1986, trong tập chân dung chính trị “Những cánh buồm” của Phạm Đình Trọng.

xxxx


K.MAC VIẾT HỌC THUYẾT BAO LỰC ĐẤU TRANH GIAI CẤP CỦA CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN. LÊ NIN THỰC HIỆN BẠO LỰC CỘNG SẢN BẰNG MÁU NGƯỜI NGA


HỒ CHÍ MINH ĐƯA HỌC THUYẾT CỘNG SẢN BẠO LỰC ĐẤU TRANH GIAI CẤP VỀ VIỆT NAM. LÊ DUẨN THỰC HIỆN BẠO LỰC CỘNG SẢN BẰNG MÁU NGƯỜI VIỆT.


MỘT. TỰ HÀO VÀ BIẾT ƠN TỘI ÁC


Định kì, cứ đến năm chẵn ngày sinh đảng trưởng bạo liệt nhất, sắt máu nhất của đảng cộng sản Việt Nam, một trăm năm, trăm mười năm, trăm mười lăm năm . . . , cả bộ máy truyền thông khổng lồ lề đảng lại đồng loạt rập đầu tụng niệm, ồn ào ngợi ca, ngút trời tâng bốc ông đảng trưởng gốc nông dân miền cát trắng Triệu Phong, Quảng Trị, họ Lê, tên Duẩn.


Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2022

Phạm Đình Trọng: Người nghèo bị bỏ rơi, người giầu được chăm bẵm, nuông chiều

Facebook Phạm Đình Trọng

1. Gần nửa thế kỉ hoà bình gây dựng cuộc sống, qua mười đại hội đảng cộng sản cầm quyền, đại hội nào cũng chói lọi chữ vàng, rộn ràng lời ca mục tiêu cao cả của đảng: Dân giầu, nước mạnh, xã hội dân chủ, văn minh.

Nhưng chỉ có hầu hết quan chức đảng, quan chức nhà nước cộng sản nhanh chóng giầu lên bất thường, giầu lên vùn vụt. Nhà quan biệt phủ nguy nga ở trong nước, ở ngoài nước. Coi ảnh bà cục trưởng cục Lãnh sự bộ Ngoại giao Nguyễn Thị Hương Lan vẻ mặt hà hê mãn nguyện trước cơ ngơi toà ngang dãy dọc bên nước Mỹ, ô tô sang đậu nối tiếp trên sân rộng thênh thang, bên thảm cỏ miên man thì biết sự giầu có của quan cộng sản.

Ở nước nghèo, quan vẫn có cuộc sống giầu sang hơn cả những ông hoàng xăng dầu Ả Rập. Con quan ra nước ngoài rải tiền mua cuộc sống vương giả, rải tiền mua học phí đắt đỏ ở trường danh tiếng rồi mang mảnh bằng đại học danh giá về tót lên ghế quan. Lại hối hả vơ vét làm giầu, vinh thân phì gia.


Thứ Năm, 9 tháng 9, 2021

Phạm Đình Trọng: Virus Corona luật pháp

Hiến pháp 2013. Điều 25 bảo đảm quyền tự do ngôn luận của người dân. Luật Hình sự 2015 với các điều luật vi hiến 109, 117, 331 lại buộc tội người dân thực hiện quyền tự do ngôn luận.

MỘT. Giữa lúc người dân cả nước đang kinh hoàng trước những cái chết thê thảm và cái đói deo dắt do dịch bệnh virus corona Wuhan gieo rắc trên cả nước thì sớm ngày 30.8.2021 ở thị xã Nghi Sơn, Thanh Hoá có đoàn người mặc đồ nhân viên y tế tự xưng cán bộ y tế xin được vào nhà thầy giáo Bùi Văn Thuận làm việc với gia đình về phòng chống dịch bệnh virus Wuhan.

Vào được nhà, đoàn người liền hiện nguyên hình là lực lượng công an xông vào phòng ngủ bắt thầy giáo dạy hoá trung học Bùi Văn Thuận với tội danh của điều 117 bộ luật hình sự “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do thầy giáo Bùi Văn Thuận có những những bài viết trên mạng xã hội bộc lộ tư tưởng chính kiến về những sự kiện đang diễn ra trong đời sống xã hội.

Là công cụ bạo lực đầy sức mạnh, mang danh nhà nước thi hành công vụ mà phải núp trong bộ đồ dân sự y tế lừa dối dân để vào nhà, bắt dân. Vì sao vậy? Vì sợ thầy giáo 40 tuổi, gày guộc loẻo khoẻo chống đối ư? Không. Thầy giáo dân tộc Mường chân chất Bùi Văn Thuận đã xác định với vợ thầy rằng với những điều luật vi Hiến 109, 117, 331 trong bộ luật hình sự buộc tội những người không nói sai sự thật theo bộ máy tuyên truyền nhà nước mà nói sự thật lòng mình và sự thật xã hội thì sớm muộn cũng phải đối mặt với những điều luật vi Hiến đó và người thầy trung thực đã chuẩn bị tinh thần cho vợ con sẵn sàng đón nhận ngày công an đến bắt.

Công cụ bạo lực nhà nước đi bắt dân có tội được ghi trong bộ luật hình sự mà phải núp bóng, mượn danh cán bộ y tế thể hiện một việc làm không thuận lẽ phải, không thuận đạo lí, thể hiện ngay người thi hành công vụ cũng không tin công vụ mà họ phải thi hành là chính đáng, không tin tội danh gán cho người họ phải bắt là thoả đáng.

Thứ Ba, 27 tháng 7, 2021

Phạm Đình Trọng: Ôi quan trí!

Từ thế kỷ trước, bữa ăn sáng hàng ngày của nhiều gia đình người Việt đã là bánh mì. Gia đình phong lưu thì mỗi suất ăn sáng là vài lát bánh mì sandwich và đĩa trứng ốp la. Nhà cơ hàn có khi chỉ là cái bánh mì không. Bữa ăn trưa của nhiều người lao động ở ngổn ngang công trường, ở thời gian gấp gáp trong nhà máy là ổ bánh mì kẹp thịt. Cũng có khi chỉ là ổ bánh mì không người lái, ăn cho qua bữa. Thời Hà Nội bao cấp đói khổ, thiếu thốn, phở không có thịt được dân gian gọi là phở - không - người - lái thì cái bánh mì trần trụi cũng có thể gọi là bánh mì không người lái.

Đến nay bánh mì đã có mặt trong bữa ăn hàng ngày ở nhiều nơi trên đất nước ta. Người dân ở các đô thị càng không thể thiếu bánh mì trong đời sống. Ở bến xe, bến tàu, mẹt hàng bánh mì còn nhiều hơn quán cơm bụi. Một đứa con nít dưới mười tuổi cũng biết rõ bánh mì ăn no bụng thay bữa cơm thì đương nhiên là thực phẩm thiết yếu.

Trong cơn lốc dịch bệnh virus corona, nhiều thành phố phải phong toả, dân phải giãn cách xã hội, ngăn dịch bệnh lây lan, bánh mì càng là thực phẩm thiết yếu, thực phẩm duy nhất trong bữa ăn giữa ca làm việc ở nhiều công trường, nhà máy.

Làm nhiệm vụ ngăn chặn người dân vi phạm lệnh phong toả, không có việc chính đáng không đi ra đường, ông quan phó chủ tịch phường Vĩnh Hoà, Nha Trang khăng khăng bảo anh công nhân đi mua bánh mì cho bữa ăn giữa ca làm việc rằng bánh mì không phải là thực phẩm thiết yếu, đi mua bánh mì không phải lý do chính đáng đi lại trên đường phố. Ông quan phường cố giả ngu, cố nhắm mắt trước thực tế ông thừa biết để ông có cớ ra oai với dân, quát mắng dân và hành dân mà thôi.

Chỉ cần trừng trị đích đáng thói hống hách hành dân và loại kẻ không đủ phẩm chất, năng lực công chức ra khỏi bộ máy nhà nước là đã chỉ ra đạo đức thấp kém, chỉ ra nhận thức sai trái, ngu xuẩn của ông quan phường, là đã khẳng định rằng bánh mì là một trong những thực phẩm thiết yếu của cuộc sống hàng ngày. Vậy là đủ.

Thứ Tư, 28 tháng 4, 2021

Phạm Đình Trọng: Nhà nước của những phe nhóm quyền lực không phải nhà nước của dân

Càng ngày nhà nước cộng sản Việt Nam càng ngang nhiên và tràn lan lối hành xử chỉ vì lợi ích phe nhóm quyền lực, không vì lợi ích của dân, của nước, không vì danh dự quốc gia, không vì kỷ cương phép nước và đạo lý xã hội, từ việc lớn ở tầm quốc gia, đến việc nhỏ trong một trường học ở một làng xã. Chỉ xin dẫn chứng mấy việc gần đây.

1. VÌ LỢI ÍCH CỦA NHÓM QUYỀN LỰC, MÁU DÂN ĐỒNG TÂM CÒN THẤM ĐẪM ĐẤT ĐỒNG TÂM THÌ MÁU DÂN MYANMAR NÀO CÓ Ý NGHĨA GÌ


Nhóm tướng cầm đầu quân đội Mynamar rải lính mang súng đạn xông vào cung điện nhà nước, xông vào nhà riêng bắt cóc những yếu nhân lãnh đạo nhà nước Mynamar vừa được lá phiếu của người dân bầu lên trong cuộc bầu cử dân chủ, minh bạch. Lấy súng đạn làm đảo chính cướp chính quyền của chính phủ hợp pháp, rồi nhóm tướng quân đội Myanmar lại dàn quân, xả súng vào dân chúng tay không biểu tình đòi nhóm tướng đảo chính tôn trọng lá phiếu của người dân, đòi trả lại quyền lực nhà nước cho chính phủ hợp pháp được người dân tin cậy giao quyền.

Hàng trăm dân lành Myanmar đã bị quân đội đảo chính phi pháp bắn chết. Máu dân Myanmar lênh láng trên đường phố Naypyidaw. Lương tri loài người phẫn nộ. Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan phải thốt lên: Quân đội cầm súng bắn người dân nước mình là đỉnh cao của nỗi ô nhục quốc gia. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc gấp gáp thảo Tuyên bố chung lên án và ngăn chặn nỗi ô nhục quốc gia ở Myanmar. Để tội ác mang danh quyền lực nhà nước giết dân lành cứ tiếp diễn thì không chỉ là nỗi ô nhục Myanmay mà còn là nỗi ô nhục của cả loài người.

Nhưng tiếng nói đúng đắn và cần thiết của lương tri loài người từ Liên Hiệp Quốc đã không được cất lên ngăn chặn tội ác chống lại người dân của quân đội Myanmar. Ngoài hai nước độc tài trong Thường trực Hội đồng Bảo an là Nga và Trung Quốc phủ quyết Tuyên bố, lên tiếng phản đối Tuyên bố mạnh mẽ của Hội đồng Bảo an ngăn chặn nòng súng tội ác giết dân của quân đội Myanmar còn có tiếng nói tủi hổ của nhà nước Việt Nam cộng sản!

Thứ Ba, 16 tháng 3, 2021

Phạm Đình Trọng: Bắn dân lành Đồng Tâm – ô nhục quốc gia một. Tử hình dân lành Đồng Tâm – ô nhục quốc gia mười

1. 

Sự sụp đổ của nhà nước Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô Viết, thành trì của hệ thống cộng sản thế giới, kéo theo sự sụp đổ toàn bộ khối nhà nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu chính là sự sụp đổ không thể chối cãi của học thuyết Mác - Lênin, chấm dứt trên quy mô thế giới sự tệ hại của một loại hình nhà nước cộng sản sau hơn 70 năm gây tội ác, giết hại hơn trăm triệu người, áp đặt ách nô lệ cộng sản lên gần một nửa nhân loại.

Xã hội cộng sản đầy ảo tưởng chỉ tồn tại được ở xứ sở nông nghiệp lạc hậu, nghèo đói. Nửa trước thế kỷ 20, các nước cộng sản ra đời và theo đuổi lý tưởng Xã hội chủ nghĩa đều là những xứ sở nông nghiệp lạc hậu, đói khổ. Sau gần nửa thế kỷ đẫm máu và nước mắt dân, nước Nga Xô Viết và các nước cộng sản Đông Âu đã làm được công nghiệp hoá. Nhưng công nghiệp hoá ở đất nước cộng sản phải là: Chính quyền Xô Viết cộng với điện khí hoá toàn quốc, như lời Lênin, người thi công bản thiết kế xã hội cộng sản của ông Mác.

Chính quyền Xô Viết là chuyên chính vô sản, là còng sắt chuyên chính bập vào từng số phận con người, xoá bỏ con người cá thể, tước đoạt những giá trị làm người. Chính quyền không còn tính người và xã hội không có khuôn mặt người. Đó là Chủ nghĩa Xã hội không có khuôn mặt người, Socialism has no human face, như một số nhà tư tưởng châu Âu đã gọi tên.

Việc đầu tiên của xã hội công nghiệp văn minh là phải ném bỏ nhà nước cộng sản mông muội không có khuôn mặt người vào sọt rác lịch sử. Nhà nước cộng sản Nga Xô Viết và Đông Âu phải sụp đổ là tất yếu của một xã hội bước vào văn minh, tất yếu lịch sử.