Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Ðoan Trang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Ðoan Trang. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 19 tháng 6, 2018
Phạm Ðoan Trang: KHỦNG BỐ NHÂN DÂN, CÔNG AN VIỆT NAM ĐÃ HIỆN NGUYÊN HÌNH LÀ ÁC ÔN CỘNG SẢN
Ảnh minh họa
Đây là câu chuyện của một bạn trẻ bị bắt giữ tuỳ tiện và bị công an đánh hội đồng - thực chất là tra tấn - suốt từ 2h chiều đến 7-8h tối chủ nhật, 17/6, ở sân vận động công viên Tao Đàn (quận 1, TP. HCM). Vì bạn còn rất trẻ, không phải người hoạt động dân chủ-nhân quyền, cũng không hề có nhu cầu được “nổi tiếng” theo cách nghĩ thường lệ của dư luận viên và an ninh, nên trong câu chuyện, bạn xin giấu mọi thông tin về nhân thân.
——
Khi em mở mắt ra thì thấy mình đã nằm trên giường bệnh. Xung quanh không còn bóng an ninh nào. Một cô bé y tá đi đến, em hỏi mới biết đây là phòng cấp cứu bệnh viện Bộ Công an, và lúc đó là khoảng 12h đêm. Thế nghĩa là chúng đã đánh em liên tục từ 2h chiều cho tới khi em bất tỉnh thì quẳng em vào đây và... chuồn mất để khỏi phải chịu trách nhiệm gì. Nhưng cũng rất có thể là chúng còn canh gác đâu đó phía dưới sảnh.
Bệnh viện đòi viện phí 2 triệu. Em sờ lại người thì thấy chúng để lại cái bóp với hơn 100.000 đồng. Ngoài ra chẳng còn gì. Điện thoại đã bị lấy mất. Số liên lạc của gia đình nằm trong điện thoại. Đến đôi giày cũng mất tiêu - chúng đã lột giày em ra và dùng chính đôi giày ấy táng hàng trăm cái vào đầu, cũng như dùng dùi cui liên tục giã nát hai bàn chân em. Khắp người em đầy vết thâm tím, vết rách, chỉ cựa nhẹ cũng đã thấy đau.
Thứ Năm, 8 tháng 3, 2018
Phạm Ðoan Trang: CHÚNG SẼ ĐẾN TRONG NĂM PHÚT NỮA
“chúng sẽ đến trong năm phút nữa
chúng sẽ đến trong một phút nữa
chúng đến sau dòng chữ này…”
(thơ Thận Nhiên)
Buổi sáng thứ hai, 26/2. Tôi để đồng hồ dậy vào lúc 8h – khá muộn, vì tôi nghĩ tôi sẽ không thể ngủ qua đêm. Nhưng hoá ra tôi vẫn ngủ tốt và khi tỉnh dậy, chỉ có cảm giác giấc ngủ sao mà quá ngắn, hình như chưa kịp ngủ thì đã phải dậy.
Hà Nội vẫn còn lạnh. Trời tối mờ mờ, trông như mù sương nhưng thật ra là một cơn mưa phùn. Mưa xuân. Thứ mưa đặc thù của miền Bắc mà nhiều người rất ghét vì nó làm đường bẩn, nhem nhép bùn. Nhưng tôi thì lại rất thích. Tôi hay nhớ tới câu thơ của Nguyễn Bính, “Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay. Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy...”.
Tôi chuẩn bị đồ đạc rất nhanh. Tất cả chỉ gói gọn trong một cây đàn guitar và tập bản nhạc. Ví tiền nhét sẵn trong cái túi nhỏ bên ngoài bao đàn. Tôi đeo đàn và rảo bước ra cửa, cố không nhìn vào mắt mẹ. Tôi chỉ nói nhỏ: “Mẹ, con đi đây”.
Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018
Phạm Ðoan Trang: Vài lời tranh thủ lúc vào được mạng
Gửi các anh chị em, bạn bè, độc giả yêu mến của tôi,
Tôi vẫn ở Việt Nam, chưa đi nước ngoài và sẽ không đi đâu cả, cho dù chỉ vài ngày để nhận giải Homo Homini (giải sẽ được trao tại Prague, CH Séc vào ngày 5/3 tới) hay vài năm để... điều trị hai cái chân.
“Không bao giờ rời Việt Nam chừng nào Việt Nam chưa thay đổi” - tôi đã thề với chính mình như thế khi chuẩn bị về nước vào đầu năm 2015.
Tôi cũng đã nói rõ điều này với các nhân viên an ninh Bộ Công an để họ yên tâm rằng tôi sẽ không sang Séc nhận giải.
Khi chúng ta chẳng may sinh ra là những con cá trong một cái ao bẩn thỉu, tù đọng, ô nhiễm, chúng ta có hai kiểu phản ứng: Hoặc là tìm đường bơi sang hồ nước sạch đẹp ở gần hay biển cả mênh mông ở xa kia, hoặc là cố gắng thay đổi cái ao của mình để nó được đẹp đẽ, dễ thở, đáng sống hơn. Nếu không phản ứng gì thì chỉ có chết ngập trong nước bẩn mà thôi.
Tôi chọn cách thứ hai.
Và tôi tin rằng đa số dân Việt muốn cách một nhưng không làm được. Đâu phải ai cũng dễ có cơ hội “xuất dương”. Nếu vậy, tại sao không thử, không cố chọn cách hai?
*
Cách đây vài hôm tôi cũng đã tuyên bố: “Tôi đấu tranh chống độc tài, và vì nhà nước cộng sản ở Việt Nam hiện nay là nhà nước độc tài cho nên tôi đấu tranh để xoá bỏ nó”.
Muốn biết vì sao tôi nói nhà nước cộng sản ở Việt Nam hiện nay là độc tài và độc tài như thế nào, mời các bạn tìm đọc cuốn Chính trị bình dân.
(Vài lời tranh thủ lúc vào được mạng).
Trịnh Hữu Long (Luật Khoa tạp chí): Phạm Đoan Trang, đàn reo trước bão
Nhà báo tự do Phạm Đoan Trang.
(Hình: Facebook Pham Doan Trang)
“Mệt mỏi quá em. Cứ thế này thì đến bao giờ. Hôm qua cắt điện. Hôm nay cắt net”.
Đó là tin nhắn sau cùng tôi nhận được từ Đoan Trang vào chiều mùng 9. Không đầy một tiếng sau tôi nhắn không thấy cô trả lời nữa, cho đến tận nửa đêm.
Gia đình cho biết cô đã bị hai người lạ mặt tới nhà bắt đi làm việc vì cuốn “Chính trị bình dân” mà cô là tác giả.
Khai phá những vùng cấm
Đoan Trang từng được coi là một trong những phóng viên xuất sắc của làng báo “lề phải”.
Mặc dù khởi nghiệp viết lách ở VnExpress năm 2001 nhưng tên tuổi của Đoan Trang lại gắn liền với VietNamNet và những phóng sự, bình luận gây bão đăng trên tờ Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ Tư, 21 tháng 2, 2018
Phạm Đoan Trang: Hèn có hệ thống
Người dân tưởng niệm các liệt sĩ chống Trung Quốc
vào Tháng Hai, 2017, các cuộc tưởng niệm này
luôn bị nhà cầm quyền CSVN ngăn cản hoặc đàn áp.
(Hình: Getty Images)
Sáng 17 Tháng Hai, 2018, tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ (trung tâm Hà Nội), dù mới là mồng 2 Tết Mậu Tuất và trời còn lạnh, nhưng chính quyền công an đã chuẩn bị sẵn sàng biện pháp ngăn chặn những người dân đến tượng đài Lý Thái Tổ thắp hương tưởng niệm liệt sĩ chống Trung Quốc, bằng cách xua một loạt “quần chúng” cao tuổi vào khu vực, ôm eo nhau nhảy múa, khiêu vũ.
Hồi 17 Tháng Hai, 2013 thì nhà cầm quyền bố trí quần chúng, gồm cả bà già mặc áo hai dây, ra chân tượng đài múa điệu “Con bướm xinh.”
Đợt 19 Tháng Giêng, 2014 (tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa) thì công an, dân phòng cải trang làm thợ đá đến cưa đá, tạo tiếng ồn và bụi mù mịt, cũng ở khu vực này.
Đó là các biện pháp ngăn chặn có tính chất ngắn hạn. Còn về dài hạn thì chính sách của Hà Nội còn thâm hiểm hơn nữa.
Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017
Phạm Ðoan Trang: “Như Yêu Căn Nhà Nhỏ Có Mẹ Của Tôi”
Khu chung cư cao cấp Royal City ở Hà Nội những ngày cuối tháng 10/2017 có tới hai chuyện buồn liên quan đến sinh mạng con người. Trong đó, mới nhất là vụ một phụ nữ đơn thân được cho là đã mời một thanh niên đến nhà chơi và bị y sát hại để cướp của. Một số tờ báo lập tức giật tít “đùng đùng”: “Phi công trẻ giết người tình tại chung cư cao cấp”, “Vụ án mạng ở Royal City: kết cục đau lòng khi người phụ nữ khát tình”, “Án mạng ở chung cư: rủi ro của các quý bà tìm giai trẻ”, v.v.
Tôi không muốn nói thêm về vấn đề đạo đức báo chí trong trường hợp này, vì nhiều facebooker đã nói rồi.
Tôi chỉ chạnh lòng nhớ đến hình ảnh ba đứa chúng tôi – Trịnh Hữu Long, Nguyễn Anh Tuấn, và tôi – lần đầu tiên đi nước ngoài cùng nhau vào đầu năm 2013. Chúng tôi hoa mắt giữa siêu thị choáng lộn, nườm nượp người qua lại. Chúng tôi lạc chí chết trong ga tàu điện ngầm. Chúng tôi loay hoay toát mồ hôi mới tìm được lối qua đường trên đại lộ 8 làn xe. Tuy nhiên, có lần tự hỏi xem thực sự thì mình muốn đấu tranh để đạt được cái gì nhất ở Việt Nam, ba đứa đều thống nhất: Chỉ cần người Việt yêu thương nhau, tin tưởng nhau, đối xử với nhau thân ái ở mức như dân Philippines hay Thái Lan thôi, là mừng lắm rồi, hạnh phúc lắm rồi. (Mà muốn đạt điều đó, thì chúng ta đều hiểu là phải xử lý được vấn đề thể chế chính trị, “giải quyết” được cái thứ văn hóa chính trị coi dân hoặc là địch để tiêu diệt hoặc là cừu để vặt lông – vì thế cho nên ta mới phải đấu tranh).
Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017
Phạm Ðoan Trang: Chính Trị Bình Dân (Lời nói đầu)
Tác phẩm của Phạm Đoan Trang
Giấy Vụn – Green Trees xuất bản lần thứ nhứt tại Huê Kỳ, 2017
Biên tập & hiệu đính: Nguyễn Anh Tuấn – Nguyễn Vi Yên
Bìa & Trình bày: AK Demy
ISBN 978-1548466565
Copyright © 2017, Giấy Vụn, Green Trees & Phạm Đoan Trang.
Với tất cả tấm lòng yêu mến và kính
phục, xin dành tặng cuốn sách này cho những người Việt Nam đã, đang
và sẽ cống hiến, đấu tranh không mệt mỏi và sẵn sàng hy sinh vì
một đất nước Việt Nam dân chủ, tự do và thịnh vượng. — Kính tặng Bố và Mẹ của con. — Thương
tặng các anh chị của em.
Từ
khi mới bắt đầu tham gia sâu vào phong trào đấu tranh vì dân chủ-nhân quyền cho
Việt Nam (năm 2011), tôi đã nghĩ đến việc phải có những cuốn sách, những lớp
học, hay khóa học mang tính nhập môn về chính trị, để truyền thụ những kiến
thức căn bản nhất về chính trị cho người dân Việt Nam, mà cụ thể là những người
lúc đó đang gần gũi với tôi nhất: các nhà hoạt động dân chủ-nhân quyền.
Sở dĩ tôi nghĩ như thế, bởi cũng như tuyệt đại đa số người
Việt Nam, tôi thiếu hụt kiến thức sơ đẳng về chính trị để có thể hiểu những
điều căn bản nhất và trả lời những câu hỏi đơn giản nhất, như “dân chủ là gì”,
“bình đẳng là thế nào”, “tự do, nhân quyền có cần thiết không, nếu có thì tại
sao”, và nhất là hai câu hỏi lớn: 1. Tại sao Việt Nam lại ở trong Thế giới thứ
ba lâu đến thế? 2. Có cách nào để Việt Nam thoát khỏi tình trạng này không,
phải làm sao?
Thứ Hai, 11 tháng 9, 2017
Phạm Ðoan Trang: Thất Bại Vẻ Vang Của An Ninh Nhà Sản
Được biết, cả luật sư Nguyễn Văn Đài và blogger Ba Sàm (Nguyễn Hữu Vinh) đều đã từ chối việc tị nạn chính trị ở phương Tây để tiếp tục ngồi lại nhà tù nhỏ, mặc cho an ninh ra sức dụ dỗ.
Các anh đã ở lại để góp phần vào cuộc chiến đấu vì tự do cho cả nhà tù lớn, theo cách của các anh – cách tuyệt vời của những người tù chính trị.
Trước các anh, một người tù đang thụ án 16 năm là anh Trần Huỳnh Duy Thức cũng đã nhiều lần từ chối lời dụ dỗ đi tị nạn của an ninh để ở lại Việt Nam.
Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017
Phạm Ðoan Trang: Viết Cho Những Người Trẻ, Nhân Phiên Xử Mẹ Nấm
Ngày hôm nay, một phiên tòa chính trị đã diễn ra ở Nha Trang, nơi người ta xử một phụ nữ trẻ, mẹ của hai đứa con nhỏ. Đó là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, 38 tuổi.
Người ta không cho chị mặc chiếc áo trắng mà mẹ của Quỳnh gửi vào trại giam cho con. Người ta bắt chị phải mặc một cái áo phông không cổ, với những hình vẽ của trẻ con trước ngực.
Người ta chặn phố xá, chặn mọi ngả đường đến tòa. Nha Trang bỗng như trong tình trạng thiết quân luật.
Người ta không cho cả mẹ ruột của chị vào trong phòng xử án. Sau một hồi “đấu tranh” quyết liệt, mẹ chị mới “được phép” vào ngồi ở phòng bên cạnh, theo dõi phiên tòa qua màn hình.
Thứ Tư, 8 tháng 3, 2017
Phạm Ðoan Trang: MUỐN LẬT ĐỔ CỘNG SẢN THÌ ĐỪNG DỐI TRÁ!
Tôi không phải là một nhà báo giỏi, theo nghĩa năng động, nhanh nhẹn, sắc sảo, khéo léo (để có quan hệ tốt), dũng cảm (sẵn sàng lao vào mọi đề tài và không bao giờ bỏ cuộc trước bất cứ đầu mối thông tin nào)... Nói chung, tôi là một đứa chậm chạp, nhát và hay nhường nhịn (nên đã chậm càng chậm hơn).
Nhưng tôi có
một niềm tự hào nho nhỏ là từ ngày bắt đầu làm báo đến giờ, tôi chỉ có hai lần
sai. Xin nói rõ là hai lần phạm lỗi mà tôi và độc giả đều biết, chứ lỗi mà chỉ
tôi biết, độc giả không biết, hoặc ngược lại, thì chắc chắn là... nhiều.
Trong hai lần
phạm lỗi đó, lần thứ nhất hoàn toàn do lỗi của tôi - nhanh nhẩu đoảng. Đó là hồi
National Geographic để tên Hoàng Sa, Trường Sa bằng tiếng Anh theo cách gọi của
Trung Quốc là Xisha, Nansha (Tây Sa, Nam Sa), và còn ghi rõ hai quần đảo này của
Trung Quốc (năm 2010). Do nhanh nhẩu đoảng nên tôi nhìn nhầm là họ đã sửa lại
sau khi có phản ứng từ phía Việt Nam, nhưng thực chất thì thời điểm đó họ chưa
sửa, và thế là cả toà soạn bị "hố" theo cái sai của tôi. Số báo hôm
sau, ban biên tập phải đăng đính chính, còn tôi thì xin lỗi độc giả như bổ củi
trên mạng.
Thứ Tư, 15 tháng 2, 2017
Phạm Đoan Trang: VIẾT CHO NHỮNG NGƯỜI KHÔNG CÓ ĐẠO – NHƯ TÔI
Một ngày buồn: Vì sao, nhiều người ngoại đạo như tôi, nhưng trong cuộc chiến chống Formosa, đã đồng tâm, tự nguyện như ngả về bên… Chúa?
Chúa cho họ niềm tin, những Giáo dân Quỳnh Lưu kia đã cho chúng tôi niềm tin. Chứ không phải chính quyền.
Sau lưng Giáo dân Quỳnh Lưu hôm nay, chẳng biết có bàn tay của “thế lực thù địch” hay bọn “phản động” nào không? Nhưng chắc chắn là không có chính quyền. Sau lưng họ là Chúa! Sau lưng họ, là cả những người ngoại đạo như tôi.
Là người ngoại đạo, nhưng hôm nay xin chia buồn cùng Chúa. Vâng, một ngày buồn, thật buồn. Máu đã đổ. Máu của Giáo dân Quỳnh Lưu, hay máu Chúa?
Không bất ngờ. Nhưng buồn, thật buồn. Thoả hiệp được với kẻ xâm lược Formosa, nhưng lại không thể thoả hiệp được với nhân dân. Ấy là một chính quyền phi nhân.
Đàn áp Công giáo, không khác gì tự sát. - Trương Duy Nhất , 24 giờ đêm 14/2/2017
Tôi không phải
người Công giáo. Tôi cũng không phải Phật tử. Tóm lại, tôi không có đức tin tôn
giáo nào, và tôi biết điều đó chẳng hay ho gì – con người luôn cần có một cõi
nào đó trong tinh thần để hướng họ về cái thiện và ngăn họ làm điều xấu. Không
có đức tin thật ra cũng là một sự bất hạnh, nhất là ở hoàn cảnh Việt Nam thời
loạn như bây giờ.
Nhưng cũng
là vì hoàn cảnh Việt Nam, mà việc thực hành một tôn giáo nào đó trở thành… phức
tạp. Chùa nào lớn cũng có chi bộ, có an ninh “hướng dẫn” sinh hoạt. Nhà thờ nào
lớn cũng vậy thôi: An ninh chìm nổi lảng vảng tối ngày, camera, thiết bị nghe
trộm giăng khắp nơi.
Bên cạnh đó,
không thể không kể đến sự hoạt động tích cực của tuyên giáo. Cho đến năm 2003,
chính quyền vẫn nhất quán xem tôn giáo như kẻ thù; các sách giáo khoa dạy trong
nhà trường đều gọi “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Từ năm 2003, với Nghị
quyết 25-NQ/TW ngày 12/3, Đảng Cộng sản mới dịu giọng hơn một chút, bớt hằn thù
một chút, chỉ nói “tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài”. Ngay cả câu ấy vẫn
hàm ý “tôn giáo là vấn đề đấy nhé, mà đã là vấn đề thì trước sau cũng phải xử
lý. Chẳng qua là bọn tao buộc phải chấp nhận chúng mày thôi”.
Chế độ cai
trị của cộng sản luôn có đóng góp to lớn của đội ngũ tuyên truyền viên, dư luận
viên. Trong hàng chục năm qua, đội ngũ này đã lập thành tích đáng kể trong việc
phá hoại về căn bản uy tín của tôn giáo và cách ly, cô lập các cộng đồng tôn
giáo với xã hội, nhất là các “đạo của Tây”. Bộ máy tuyên truyền luôn tác động,
nhào nặn để dân thường nghĩ về Công giáo, Tin Lành như những tôn giáo vọng ngoại,
mất gốc, thời xưa là theo chân thực dân đế quốc bán nước, thời nay là cực đoan,
ôm chân Vatican, gây rối…
Cho đến bây
giờ, bên lương vẫn nhìn vào bên đạo với ánh mắt e dè, kỳ thị, cảnh giác, hoặc đầy
ác cảm.
Cuối năm vừa
qua, khi chúng tôi vào Kỳ Anh (Hà Tĩnh) để ghi hình một phóng sự về thảm họa
Formosa, phỏng vấn bà con xóm đạo thì không sao nhưng hễ hỏi “nhầm” một người
dân ở xóm lương thì ngay lập tức sẽ nhận lại những câu hỏi đầy cảnh giác: “Làm
gì đấy?”, “Phóng viên báo nào đấy?”, “Thẻ nhà báo đâu?”.
Chúng tôi hiểu
ngay là họ đã được chính quyền địa phương ở đây “giáo dục”, “nắm tư tưởng”,
“quán triệt” kỹ lưỡng từ trước rồi. Hẳn là vẫn luận điệu: Hiện nay thế lực thù
địch đang lợi dụng sự cố môi trường ở miền Trung để kích động gây rối, lật đổ
chế độ, yêu cầu bà con nâng cao cảnh giác, thấy người lạ phải chủ động điều tra
và/hoặc báo cáo ngay…
Đảng Cộng sản
vẫn luôn như thế. Cho dù họ cũng phải ăn cá như ai, họ cũng phải hít thở không
khí và du lịch biển như ai, chưa nói là ngân sách nhà nước (của họ) còn trông
chờ vào kinh tế biển, nhưng họ vẫn không tiếc tiền cho công tác chống phá tôn
giáo và tuyên truyền, định hướng dư luận, để dư luận phải nghĩ rằng thảm họa biển
miền Trung chỉ là một “sự cố môi trường” mà thôi, và những người đi đấu tranh
đuổi Formosa thì chỉ là một bộ phận “dân Công giáo” bất mãn, gây rối.
Bôi nhọ tôn
giáo, chia rẽ lòng người, phá hoại xã hội dân sự là nghề của đảng rồi.
Tôi cũng đã
từng giữ một cái nhìn không mấy thiện cảm với Công giáo và Tin Lành, như hàng
triệu người dân khác bị tuyên truyền. Bên cạnh đó, tôi cũng gặp phải một vài
người có đạo mà khá bất dung, khiến tôi đã e ngại càng e ngại hơn.
Nhưng muốn bớt
sợ ai đó, ta chỉ có một cách là phải hiểu họ hơn. Sự thấu hiểu sẽ mở đường cho
cảm thông.
Sau vài năm,
tôi cũng không còn cảm giác e dè, sợ sệt khi tiếp xúc với bà con Công giáo, Tin
Lành nói riêng và những người có đức tin nói chung nữa.
Và tôi cũng
đã được gặp những người mà sau đó, tôi rất yêu mến họ.
Như Linh mục
Nguyễn Đình Thục.
* * *
Cha Thục
Mùa đông năm
2016, khi truyền thông vẫn dồn dập như bão táp với từng sự kiện trôi qua mỗi
ngày, và vụ Formosa tưởng như đã chìm xuồng, cha Thục lại một mình lặn lội bên
Đài Loan, tìm hiểu về Formosa và vận động giới chức Đài lưu tâm đến thảm họa biển
Việt Nam, trong đó Formosa là thủ phạm chính.
Có lần cha gửi
cho tôi hình cha chụp một tấm danh thiếp của một quan chức Đài Loan nào đó; cha
hỏi tôi chức vụ của ông này là gì, để cha tìm gặp ông ta.
Đó là một
nhân vật ở Bộ Ngoại giao Đài Loan. Và cha lúc đó chỉ có một mình ở Đài Bắc,
không ai giúp đỡ phiên dịch, mà lại đang cần gấp, nên mới gọi về hỏi tôi.
Tôi thấy muốn
khóc: “Trời ơi, xã hội gì mà loạn lạc đến một ông cha xứ cũng phải đi tìm đường
cứu dân thế này?”.
Lúc ấy, tự
nhiên tôi nhớ đến bác Trần Văn Huỳnh, cha của anh Trần Huỳnh Duy Thức, đi vận động
quốc tế cho con trai. Bác mặc áo khoác đen, đi lù rù trong trời tuyết. Tôi
không bao giờ quên hình ảnh ông già 77 tuổi loay hoay với chiếc valy, đứng lọt
thỏm giữa sân bay rộng mênh mông, sau khi chia tay mọi người ở Mỹ để một mình
qua Úc. Trên phi trường nườm nượp người qua lại, trông bác đã nhỏ bé lại càng
nhỏ bé thêm, và cô đơn.
Tôi cũng nhớ
đến một nhà sư vừa chạy thoát khỏi vụ Bát Nhã. Tôi nhớ cảnh ông ngồi đệm đàn
guitar bài "Đưa em tìm động hoa vàng" cho một nhóm thanh niên hát,
trong đó có tôi. Một vị hòa thượng đệm đàn cho thanh niên hát tình ca gần suốt
đêm, hết sức giản dị và đời thường, dù chính ông chỉ vừa thoát khỏi bàn tay đàn
áp của chính quyền cách đó chưa lâu. Với tôi, hình ảnh ấy quá đẹp và thánh thiện,
đủ xóa sạch mọi nghi kỵ của tôi về Phật giáo "Làng Mai", "Bát
Nhã"...
Tôi cũng
không bao giờ quên hình ảnh cha Thục, cha Lai, cha Nam, cha Thanh, và nhiều
linh mục khác, trong những cuộc trò chuyện, luôn bồn chồn lo nghĩ về thảm họa
môi trường, về cuộc sống, sinh kế và cả tinh thần của hàng trăm nghìn người dân
“hậu Formosa”.
Tôi như hình
dung ra và sẽ không thể quên hình ảnh cha Thục, cha Hùng lặn lội trên xứ người
giữa mùa đông giá rét, tìm đủ mọi cách để cảnh báo giới chức Đài Loan về thảm họa
mà Formosa đang gây ra ở Việt Nam.
Cũng như hôm
nay, là hình ảnh cha Thục mặc áo chức màu đen, dẫn đầu đoàn người tuần hành từ
Nghệ An ra [vào] Hà Tĩnh. Vẫn là gương mặt hiền khô ấy, cái nhìn đầy ưu tư ấy.
Nếu ở một thể chế khác, một xã hội khác, cha đã có thể chỉ lo việc đạo, chăm lo
tinh thần cho con dân xứ mình, chứ đâu phải nặng lòng với những vấn đề môi trường,
thực phẩm, sinh kế của dân… như thế này.
Đừng nghĩ rằng
các Linh mục thích “đội lốt tôn giáo để làm chính trị”, hay là “ăn tiền hải ngoại”
để kích động dân làm loạn. Đẻ ra các luận điệu ấy là những kẻ đê tiện, còn nếu
tin vào các luận điệu ấy, thì bạn không chỉ đê tiện mà còn ngu xuẩn; bạn không
hiểu gì về tôn giáo và rõ ràng là cũng không có ý định tìm hiểu.
Chỉ xin bạn
nhớ điều này: Sức mạnh bạo lực của một chính quyền không thể ngăn chặn cái ác,
nhưng tôn giáo thì có thể. Chính vì thế, một chính quyền khôn ngoan phải biết
khuyến khích tôn giáo hoặc đơn giản là để yên cho tôn giáo chăm sóc đời sống
tâm linh và đạo đức của dân chúng.
Ngược lại, một
nhà nước đàn áp tôn giáo, chia rẽ nhân dân, thì chắc chắn nó sẽ sụp đổ và đội
ngũ lãnh đạo của nó phải trả nghiệp rất thảm khốc.
P.Đ.T.
Nguồn: FB Pham Doan Trang
Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016
FB Pham Doan Trang: Ngành an ninh đói dự án quá hay sao?
Đã thành lệ, cứ sau mỗi vụ bắt bớ chính trị trong nước, dư luận lại ồn ào phân tích, suy luận, phán đoán.
Làn sóng bắt
bớ nhằm vào những người hoạt động dân chủ, bắt đầu từ blogger Mẹ Nấm vào ngày
10/10 đến nay, một lần nữa làm dấy lên những phân tích, suy luận và phán đoán.
Câu hỏi lớn nhất đặt ra luôn xoay quanh từ Tại Sao? Tại sao bắt? Tại sao lại là
(những) người đó? Tại sao lại là lúc này?
Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016
Phạm Đoan Trang: Mẹ Nấm bị bắt vì “tuyên truyền chống nhà nước” hay “tuyên truyền chống Formosa”?
Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm, bị bắt tại nhà riêng vào trưa nay, 10/10/2016, và bị khởi tố theo Điều 88 Bộ luật Hình sự, “tội tuyên truyền chống Nhà nước”.
Theo
thông tin sơ bộ, tài liệu mà công an căn cứ vào để buộc tội Mẹ Nấm là... một tấm
bảng với dòng chữ “Yêu cầu khởi tố Formosa” và Lời kêu gọi của Mạng Lưới Blogger Việt Nam, đòi hỏi
nhà nước phải minh bạch tình trạng biển nhiễm độc.
Cả hai cái gọi
là “tài liệu” này đều chẳng có gì bí mật: Mạng Lưới Blogger Việt Nam đã công bố
lời kêu gọi của họ cách đây gần ba tháng, từ ngày 19/7/2016 (trùng kỷ niệm ba
năm ngày Mạng Lưới Blogger Việt Nam ra Tuyên bố 258, phản đối và yêu cầu nhà nước
sửa đổi hoặc xóa bỏ Điều 258 Bộ luật Hình sự). Tấm bảng “yêu cầu khởi tố
Formosa” thì Mẹ Nấm cũng đã cầm để chụp hình và đăng công khai trên facebook từ
nhiều tháng trước.
Nếu làm ra,
tàng trữ, và phát tán những thứ này là hành vi phạm tội theo Điều 88 Bộ luật
Hình sự, thì có lẽ phải hàng chục facebooker Việt Nam cũng đã “dính con 88” chứ
không riêng Mẹ Nấm. Hàng trăm, hàng nghìn người biểu tình phản đối Formosa cũng
ở trong tình trạng tương tự.
Điều đáng nói
hơn cả, là cả hai “tài liệu” đều chỉ nhằm vào tập đoàn Đài Loan Formosa - thủ
phạm chính của thảm họa môi trường ở Việt Nam hiện nay - chứ chẳng có liên quan
gì đến Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Không hiểu cơ quan an ninh làm cách nào mà diễn
giải chúng thành tài liệu “chống phá Nhà nước”.
Các thứ mà
công an gọi là "tài liệu" khác đều chỉ xoay quanh chủ đề phản đối
Formosa và chống bá quyền Trung Quốc.
Chống Formosa
là chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, điều ấy hẳn đã rõ ràng.
P.Đ.T.
Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016
Phạm Chí Dũng: Việt Nam sắp ‘thừa nhận xã hội dân sự’?
Chỉ trong thời gian khoảng một năm từ giữa 2013 đến giữa 2014, xã hội Việt Nam đã hình thành trong lòng nó hơn hai chục tổ chức xã hội dân sự. (Ảnh tư liệu)
Tín hiệu mới
Vào tháng 8/2016, một lần nữa
trong năm tôi nhận được tín hiệu về khả năng chính quyền Việt Nam có thể chấp
nhận sự tồn tại của xã hội dân sự trong tương lai gần. Một quan chức đương chức
cao cấp của đảng Cộng sản cho tôi biết: theo quan điểm của ông, cần thừa nhận
và tăng cường vai trò của xã hội dân sự.
Thái độ có vẻ khá cởi mở về
quan điểm nhân quyền chính trị như thế là khác biệt lớn so với đúng 4 năm trước,
vào tháng 8 năm 2012, khi báo Nhân Dân - cơ quan ngôn luận của đảng Cộng
sản Việt Nam - còn đăng một bài viết hằn học mang tựa đề “‘Xã hội dân sự’ - một
thủ đoạn của Diễn biến hòa bình”.
Thậm chí đến năm 2013, tôi
còn nghe kể lại là trong một cuộc họp của Ủy ban nhân dân TP HCM, một phó chủ tịch
ủy ban đã giận dữ đập bàn dằn mặt cấp dưới là các lãnh đạo quận huyện và sở
ngành: “Ông nào mà còn dám nói tới từ ‘xã hội dân sự’ là tôi kỷ luật liền!”.
Phạm Đoan Trang: Nguyễn Quang A - Người Bảo Vệ Nhân Quyền
Giải thưởng “Hoa Tulip về Nhân quyền” kết thúc giai đoạn cộng đồng bỏ phiếu (public voting) vào nửa đêm 7/9 ở Trung Âu, tức là trước 5h sáng 8/9 giờ Hà Nội (*). Sau đó, trong ba ứng viên được số phiếu cao nhất, Bộ trưởng Ngoại giao Hà Lan Bert Koenders sẽ chọn ra người được nhận bông hoa tulip vinh danh nhà bảo vệ nhân quyền của năm và trao giải – một bức tượng đồng hình bông hoa tulip – vào đúng Ngày Nhân quyền Quốc tế 10/12.
Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016
Phạm Đoan Trang: Tôi muốn sống, và tôi không muốn...
Đọc những dòng Nguyễn Anh Tuấn (Green Trees) viết mà thấy như đang nghe tiếng kêu thương của một người dân Việt Nam:
“Tôi muốn hít
căng lồng ngực – nhưng không khí bị nhiễm khói bụi nhiều quá. Tôi muốn uống nước
thật nhiều – nhưng nước máy thì bẩn, nước đóng chai đắt quá, mà giờ mỗi Lavie
là có vẻ còn đáng tin cậy. Tôi muốn ăn, cho con ăn ngon và đảm bảo sức khoẻ – thực
phẩm nào bây giờ còn thực sự an toàn? ...
… TÔI KHÔNG
CHỈ MUỐN TỒN TẠI, TÔI MUỐN SỐNG”.
Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016
Phạm Đoan Trang - Hãy hiểu cho đúng về minh bạch, tự do ngôn luận
Ông tướng công an Nguyễn Văn Hưởng, hồi năm 2010, có viết hẳn một bài về… nhân quyền, trong đó ông phát biểu nhiều điều nhưng ý chính là nhân quyền của người Việt Nam thì khác với nhân quyền của người Mỹ và phương Tây (!). Bài viết chẳng có gì đáng nhớ, ngoài cái tít mang tính chấn chỉnh người đọc, đầy nghiêm khắc: “Hãy hiểu đúng về nhân quyền ở Việt Nam”.
Bây giờ có
lẽ cũng đã đến lúc để mượn cái tít ấy để kêu gọi (không phải chấn chỉnh) mọi
người hiểu cho đúng về khái niệm minh bạch và tự do ngôn luận, biểu đạt.
Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016
Phạm Đoan Trang - Tấm lòng vàng của những “Nguyễn Thị Năm”
Phạm Ðoan Trang
Có những ý kiến bi quan cho rằng người Việt Nam là một dân tộc không xứng đáng được dân chủ, bởi vì “tự do đâu cho một bầy súc vật” (thơ Pushkin).
Sau mỗi cuộc
biểu tình, cũng có rất nhiều người buồn, nản, tủi thân, vì một số lý do chung:
sự tàn ác và đểu cáng của an ninh, dân phòng, khiến anh em bỏ chạy tán loạn và
quá nhanh khi mới chớm có mùi trấn áp. Nhưng có lẽ, trên tất cả, người ta buồn
vì thấy số “quần chúng” vô cảm quá đông, sự vô cảm lan tràn trong xã hội, khiến
phong trào dân chủ vốn đã yếu lại càng yếu và bị cô lập khỏi xã hội; những nhà
hoạt động dân chủ chỉ như một thiểu số cô đơn.
Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016
Phạm Đoan Trang - Bắt giữ nhân chứng, xử án kiểu gì?
![]() |
Phạm Ðoan Trang |
Từ trước
phiên tòa sơ thẩm xét xử Anh Ba Sàm, Trịnh Hữu Long, Nguyễn Anh Tuấn và tôi đã
gửi kiến nghị xác nhận chúng tôi là đồng tác giả của 1 trong số 24 bài viết mà
công an và Viện Kiểm sát sử dụng làm bằng chứng kết tội Ba Sàm. Chúng tôi yêu cầu
Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội, hoặc là đình chỉ vụ án và trả tự do cho ông Nguyễn
Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy, hoặc là phải để chúng tôi vào dự phiên tòa
với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Chúng tôi đợi
xem tòa xử lý thế nào: hoãn xử, hay sẽ mặc kệ, không cho ai vào, không buồn đếm
xỉa?
Hôm nay,
23/3, phiên tòa diễn ra, và cách cư xử của tòa là ngay từ sáng sớm, Cơ quan An
ninh Điều tra thuộc Bộ Công an đã cho người đến tận nhà bắt một trong ba tác giả
về đồn để "làm rõ về bản kiến nghị".
Khi
tôi nói rằng, mọi thứ đều đã được trình bày rất rõ ràng trong văn bản gửi tòa,
và nếu có gì cần làm rõ thì tôi cần phải làm việc trực tiếp với tòa, tại tòa,
chứ không phải với cơ quan an ninh, thì họ giữ luôn tôi lại ở đồn đến 17h, và
còn nói rằng việc ba người nhận là tác giả của bài "Ông trời con Hoàng
Kông Tư vs. BBC Việt ngữ" sẽ là tình tiết mới, mở ra một vụ án khác.
Xét xử và kết
án mà lại bắt nhân chứng/ người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, công khai cản
trở họ ra tòa làm chứng. Liệu có ai tin được vào tính chất nghiêm túc của phiên
tòa không (chưa nói đến tính công minh)?
P. Đ. T.
Nguồn: FB Doan
Trang
Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014
Phạm Ðoan Trang - Chiến tranh biên giới, hải chiến Trường Sa trong ký ức tuổi thơ và trên báo chí
![]() |
14/3/2013: Blogger Nguyễn Văn Phương đặt hoa tưởng niệm hải chiến Trường Sa 1988. Ảnh: Nguyễn Lân Thắng. |
Năm 1988, mình còn nhỏ, nhưng vẫn nhớ rõ câu chuyện ''Trung Quốc đánh Trường Sa''. Buổi tối 14/3, trong chương trình thời sự Đài Truyền hình Việt Nam, phát thanh viên (PTV) Thanh Hùng đọc bản tin tường thuật sự kiện với một giọng mình nghe mà lạnh người, nhất là chi tiết ''quân giặc hung hãn lao tới giành giật cờ với thiếu úy Trần Văn Phương, và xả súng bắn vào các chiến sĩ hải quân Việt Nam. Câu cuối cùng của đoạn này, PTV Thanh Hùng nói trầm hẳn xuống nhưng vẫn đanh thép: ''Anh ngã xuống, trong dòng máu đỏ''.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)