Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Ðình Trọng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Ðình Trọng. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017
Phạm Đình Trọng : Nhà nước không dân và nền nghệ thuật không con người
1. Kiên trì theo đuổi một học thuyết sai trái, phản dân tộc, phản tiến bộ, Nhà nước Cộng sản Việt Nam không thu hút, không tập hợp được người có tài năng và nhân cách. Chốn quan trường ngày càng thưa vắng người tử tế, nhường chỗ cho những kẻ bất tài, thiếu nhân cách. Đó là những con ông cháu cha nòi cộng sản và những kẻ vô lại chạy chức chạy quyền mà thành quan.
Con ông cháu
cha nòi khoa bảng, học được chữ thánh hiền, biết giữ đạo làm người, biết bổn phận
làm quan, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, dân còn được nhờ. Con ông cháu
cha nòi cộng sản chỉ biết kiên trì học thuyết sắt máu chuyên chính vô sản, coi
lẽ sống là làm cách mạng và chiến tranh giết dân lành, li tán dân tộc, tàn phá
tan hoang đất nước như lời thơ của ông nhà thơ cộng sản lão làng Tố Hữu: “Giết!
Giết nữa! Bàn tay không ngơi nghỉ / Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong / Cho
Đảng bền lâu / Cùng rập bước chung lòng / Thờ Mao Chủ tịch, thờ Xít-ta-lin bất
diệt!”. Chỉ có giết, giết dân nữa Đảng mới bền lâu. Loại con ông cháu cha
nòi Đảng đó là di họa nặng căn của dân tộc vốn tồn tại bằng thương yêu, đùm bọc:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2017
PHẠM ĐÌNH TRỌNG: KHÔNG GIAM CẦM ĐƯỢC SỰ THẬT
3.3.2017, Văn Đoàn Độc Lập họp mặt kỉ niệm tròn ba năm có mặt trong xã hội dân sự của đất nước, 3.3.2014 – 3.3.2017, và trao giải thưởng Văn Việt lần thứ hai. Một sinh hoạt văn hóa bình thường và nhỏ bé của mấy chục nhà văn đều ở tuổi ngoài 60 nhưng còn canh cánh không yên nỗi niềm với dân với nước. Vậy mà an ninh nhà nước cộng sản lại phải huy động một lực lượng đông đảo ngăn chặn, phá đám. Hai tốp an ninh chốt chăn hai ngả đường trước nhà tôi. Lại còn người áp sát tận cửa thang máy tầng hầm và tầng trệt.
Hôm qua gặp
tôi, nhà văn vừa viết Lời Ai Điếu của một đời cầm bút trong thể chế cộng sản Lê
Phú Khải đã đinh ninh rằng thế nào an ninh cộng sản cũng phá đám như năm trước
Văn Đoàn Độc Lập trao giải thưởng Văn Việt lần thứ nhất và ông cứ băn khoăn làm
sao thoát ra khỏi vòng vây an ninh để đến gặp những nhà văn bầu bạn còn giữ được
liêm sỉ ngòi bút mà ông kính trọng. Hôm nay trong thân phận người tù tại nhà,
tôi phôn cho ông nhà văn cùng tuổi với ông Tổng bí thư đương chức của đảng cộng
sản cầm quyền và bên tai tôi vang lên tiếng nhà văn của Lời Ai Điếu: Tôi đang ở
nhà. Mấy cậu an ninh trẻ đang chặn trước nhà tôi.
Bị tước đoạt
quyền con người cơ bản là quyền đi lại thì chúng tôi ngồi nhà gõ bàn phím tố
cáo với hôm nay và mai sau sự chà đạp man rợ lên những giá trị làm người của
người dân mà nhà nước cộng sản Việt Nam đang thi thố những năm tháng này. Làm
sao có thể giam cầm được tâm hồn người viết. Làm sao có thể giam cầm được sự thật!
Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2017
Phạm Đình Trọng: Người dân Việt Nam cứ cam phận chết dưới tay công an còn Đảng còn mình mãi sao?
Trên thế giới
có ở đâu như ở Việt Nam công an được hưởng lương cao, bổng hậu từ tiền thuế của
dân lại chỉ biết có Đảng, ngang nhiên phũ phàng, bội bạc, vô ơn với dân trong lời
nói, trong nhận thức: “Công an nhân dân chỉ biết còn Đảng, còn mình”! Ngang
nhiên coi dân như cỏ rác, giết dân như giết kiến, đánh, giết dân như đánh, giết
kẻ thù trong hành động.
Công an đánh
chết dân trong trại tạm giam. Công an đánh chết dân ở đồn công an. Công an đánh
chết dân giữa phố đông. Công an đánh chết dân trên đường làng. Chết dưới tay
công an rồi lại chính công an điều tra, công an làm án để rồi những cái chết đó
trở thành vụ tự sát, vụ bị bạn tù đánh chết, vụ chạy quá sức mà chết!
Đứa trẻ 13
tuổi bị chết trong trại tạm giam của công an với những vết thâm tím phù nề khắp
người. Dấu tích của những trận đòn diễn ra liên tiếp, dai dẳng nhiều ngày bởi
công cụ bạo lực cầm tay. Dấu tích trận đòn của quyền lực mà kẻ chịu đòn chỉ biết
cam chịu, không thể tự vệ, không được phản kháng. Công an điều tra làm án và
phiên tòa lập ra chỉ để tuyên bản án theo kết quả điều tra của công an: Đứa trẻ
bị tạm giam trong phiên trực phải rửa bát đã rửa bát không sạch bị bạn tù đánh
chết và công an ngoại phạm trong cái chết đó! Cùng là bạn tù thì bình đẳng, bị
đánh phải đánh lại. Đánh nhau tay đôi, không ai có công cụ bạo lực hỗ trợ làm
sao có thể dính đòn phù nề khắp người, làm sao lại chỉ một người dính đòn đến
chết, còn người kia không hề hấn gì!
Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016
Phạm Đình Trọng: Tham nhũng không từ một thứ gì
“Trong họa có phúc. Trong cái mất nào cũng có cái được. Phải chứng kiến bộ máy quyền lực nhà nước ào ạt cướp đoạt từ mọi quyền của dân đến những cái danh cao quí của nước, người dân càng nhận ra đầy đủ thực chất nhà nước đang cai trị họ, một nhà nước đạo tặc với dân chứ không phải nhà nước của dân – do dân – vì dân như bộ máy tuyên truyền của ông quan truyền thông có bố là “nghệ sĩ đa tài nhưng lặng lẽ” vẫn ra rả tuyên truyền. Nhận ra để thức tỉnh”.
Gớm thay một lũ hồ tinh,
Nương hơi dựa bóng, tập tành đã quen.
Phan Châu Trinh
***
Từ Lê Phước Hoài Bảo đến Vũ
Quang Hải, Vũ Minh Hoàng, đều là những cậu ấm còn ham chơi, học hành dang dở.
Cậu ấm Lê Phước Hoài Bảo còn ham chơi chim kiểng. Cậu ấm Vũ Minh Hoàng còn học
hành chưa xong. Những cậu ấm, những “em chã” (*) chưa tự lo được cho bản thân.
Tiền ăn, tiền học, đến cả vài đồng tiền lẻ cắt tóc còn phải ngửa tay xin bố mẹ.
Những “em chã” chưa thoát khỏi sự bao bọc của bố mẹ, chưa lo được cuộc sống và
sự nghiệp của bản thân, mọi việc của cuộc đời còn phải do người lớn dẫn dắt,
hoạch định. Bố mẹ phải lo liệu, sắp đặt cho từ chỗ ngồi học ở nước ngoài đến
chỗ ngồi trong công sở ở trong nước.
Chưa tự lo được cho bản thân
nhưng là con cháu nhà quan, được quan qui hoạch, “em chã” liền sỗ sàng nhảy tót
lên ngồi vào chiếc ghế quan đầu sở của tỉnh, cả gan nhảy cả lên chiếc ghế quan
cấp vụ của nước khi học hành còn dang dở. Quan đầu sở của tỉnh, quan cấp vụ của
nước đều là những vị trí phải lo cuộc sống, lo sự nghiệp cho cả tỉnh, cả nước
lại được phó thác cho những “em chã” chưa lo được cho bản thân! Đó là tai họa
cho dân, nguy khốn cho nước
Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016
Phạm Đình Trọng: Không thể là email cuối cùng
Ở Hà Nội tôi
có hai người anh thân yêu: anh Phạm Quế Dương và anh Nguyễn Thanh Giang. Anh Phạm
Quế Dương là một nhân cách văn hóa mặc áo lính. Trước khi nghỉ hưu anh là Tổng
biên tập tạp chí Lịch sử Quân sự. Anh Nguyễn Thanh Giang là nhà khoa học địa chất
và là một nhà tư tưởng, nhà lí luận chính trị sắc sảo.
Những năm 80
thế kỉ trước, nhà anh Phạm Quế Dương và nơi tôi làm việc cùng trên phố nhà binh
Lý Nam Đế và chỉ cách nhau vài khối nhà. Ngày đó, anh Phạm Quế Dương thường
xuyên tìm đến tôi để đưa tận tay tôi những bản photo những bài viết chọc thủng
sự tuyên truyền dối trá cộng sản và sự bưng bít sự thật. Loại bài đó ngày nay dễ
dàng tìm thấy trên những trang web Basam, Boxitvn, Danlambao, Danchimviet…
nhưng ngày đó Internet còn quá hiếm hoi, những trang báo mạng chưa có và những
bài viết như vậy cũng vô cùng hiếm.
Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016
Phạm Đình Trọng: Đúng quy trình
Anh em, con
cháu, họ hàng nội ngoại của ông quan đầu huyện, đầu tỉnh được bổ nhiệm cấp tập,
vội vã, dấm dúi vào những chiếc ghế quan chức trong huyện, trong tỉnh rồi lại
được cơ quan tổ chức bộ máy nhà nước trung ương xác nhận việc bổ nhiệm dấm dúi
đó là đúng qui trình!
Nhà nước
phong kiến thối nát cũng không đốn mạt đến mức đẻ ra cái qui trình bất lương để
những cậu ấm cô chiêu hoàn toàn vắng bóng tài năng, vắng bóng nhân cách, vắng
bóng cả trong những lúc khó khăn của dân của nước bỗng sỗ sàng nhảy tót lên những
chiếc ghế quyền lực của những hiền tài.
Ở thời xa
xưa, ở thang bậc văn minh rất thấp, cá nhân chưa được nhìn nhận, con người công
dân chưa có. Sơn hà xã tắc là của vua. Nhà nước của vua. Người dân cũng chỉ là
bầy đàn, là thần dân, là tôi tớ của vua. Vua cho ai sống thì được sống, bắt chết
thì phải chết, không chết là bất trung. Ở thời mông muội, dã man đó người dân
cũng không bị bộ máy nhà nước phong kiến khinh bỉ đến mức coi dân đen như cỏ
rác, quan chức ngang nhiên kéo cả nhà, cả họ đạp lên mặt dân, ngồi lên đầu dân.
Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016
Phạm Đình Trọng - Thách thức 90 triệu dân Việt Nam
Trong vụ việc
rước đại họa Formosa về giết chết biển cả, tàn phá đất nước, đầu độc giống nòi
Việt Nam có trách nhiệm của người đứng đầu Đảng Cộng sản và người đứng đầu
Chính phủ Cộng sản Việt Nam thời 2008. Nhưng người chịu trách nhiệm trực tiếp
chính là Chủ tịch tỉnh rồi Bí thư Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, Võ Kim Cự.
Vồ vập săn
đón và mở con đường thênh thang rước Formosa về Hà Tĩnh. Trực tiếp kí kết và
giành cho Formosa những ưu đãi vượt quyền, biến thế đất hiểm Vũng Áng Hà Tĩnh
thành đất sang nhượng, sang tên, nhượng quyền làm chủ 70 năm, tạo thuận lợi lớn
nhất cho Formosa tác yêu tác quái gây họa lớn nhất cho giống nòi Việt Nam. Đó
là chủ tịch tỉnh rồi bí thư đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, Võ Kim Cự.
Biển
chết. Thợ lặn lăn ra chết khi vừa ngoi lên khỏi mặt biển. Trên dải biển miền
Trung, ngành kinh tế du lịch chết, ngành kinh tế biển chết. Hàng triệu người
dân miền Trung sống nhờ biển nay không còn nguồn sống. Sống ngắc ngoải trong bất
an, dân biển miền Trung phải bỏ biển, rời quê phiêu tán, vất vưởng bốn phương.
Vắng bóng dân chài Việt Nam, những người chủ biển đích thực, biển Đông thành biển
hoang, bỏ mặc cho Tàu Cộng làm chủ. Di họa biển chết vì Formosa còn kéo dài cả
trăm năm và Võ Kim Cự chính là tội phạm trực tiếp mang cái chết về cho biển Việt
Nam, cho con người Việt Nam, cho đất nước Việt Nam.
Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016
Phạm Đình Trọng - Tôn Sĩ Nghị – Lê Chiêu Thống: FORMOSA – VÕ KIM CỰ
Tập đoàn Formosa là một tập đoàn công nghiệp Đài Loan, hoạt động sản xuất chỉ biết có lợi nhuận, không đầu tư vốn khắc phục hậu quả độc hại do dây chuyền sản xuất tạo ra đã gieo chết chóc cho con người và hủy diệt sự sống tự nhiên trong môi trường.
Chính người
dân Đài Loan tháng 5.2010 đã công bố bức thư chỉ ra tám tội ác của Formosa:
1. Đặt lợi
nhuận cao hơn sự sống của con người.
2. Đẩy sự sống
trái đất vào cảnh khốn cùng.
3. Biến dòng
sông lớn nhất Đài Loan khô cạn vì đã hút 345.000 tấn nước mỗi ngày.
4. Đầu độc bầu
trời và lá phổi của sự sống.
5. Trái đất
đang ấm lên còn thải thêm nhiều chất độc làm trái đất càng nóng lên mau lẹ.
6. Di họa ô
nhiễm nguồn nước và không khí sẽ kéo dài trong hàng thiên niên kỷ.
7. Di họa rác
thải công nghiệp sẽ gây họa đến 10 thiên niên kỷ sau.
8. Formosa là
một tập đoàn nói dối, không thực hiện đúng cam kết với người dân.
Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016
Phạm Đình Trọng - VÙNG TỐI NGỘT NGẠT
Tôi cũng như nhiều người Việt Nam khác, mong chờ chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Việt Nam. Vì Obama là hiện thân giá trị Mỹ, là hiện thân những giá trị bình dị, tự nhiên, thiết thực của cuộc sống, của con người, những giá trị dân chủ và quyền con người mà người dân Việt Nam đang thiếu hụt, đang khát khao. Sự mong chờ đó như người đang đi trong đêm tối mong chờ một nguồn sáng.
Obama đến
Việt Nam không phải chỉ là sự kiện chính trị của đất nước Việt Nam mà còn là sự
kiện tình cảm trong mọi trái tim Việt Nam. Ông đi đến đâu, thành phố nghiêng ngả,
lòng người nghiêng ngả, trái tim rạo rực ở đó.
Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016
Phạm Đình Trọng - GIẤY XÁC NHẬN
SÀI
GÒN – VIỆT NAM
Ngày
13 tháng 1 năm 2016
GIẤY
XÁC NHẬN
Kính
gửi: Ông NGUYỄN VĂN PHỔ, Thẩm phán Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội,
Chủ
tọa phiên tòa xét xử vụ án “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi
ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” ngày 19.01.2016
tại Hà Nội với hai bị cáo là ông NGUYỄN HỮU VINH và bà NGUYỄN
THỊ MINH THÚY!
Tôi
là Phạm Đình Trọng, sinh năm 1944, nhà văn quân đội, hiện thường trú tại căn hộ
Hoàng Anh Goldhouse, Phước Kiển, Nhà Bè, Sài Gòn, xin xác nhận một chứng cứ
trong cáo trạng truy tố ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy như sau.
Trong
24 bài viết nêu trong cáo trạng dùng làm chứng cứ truy tố ông Nguyễn Hữu Vinh
và bà Nguyễn Thị Minh Thúy tội “Lợi dụng các quyền tư do dân chủ xâm phạm lợi
ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” thì bài thứ ba
Chuyện kể năm 2000, cuốn tiểu thuyết về thân phận con người trong cái ác Cộng sản
là bài viết của tôi. Tôi viết giấy xác nhận này để khẳng định tôi là người viết
và sự vô can của ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy. Nhân đây, tôi
cũng xin thưa ngắn gọn về sự cần thiết và vai trò tích cực của bài viết:
Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015
Phạm Đình Trọng - Công thức giữ đảng
1. NIỀM TIN BẠO LỰC
Tiến sĩ chuyên ngành bảo vệ đảng Nguyễn Phú Trọng nhậm chức
Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam ở thời điểm tròn 20 năm hệ thống cộng sản quốc
tế sụp đổ, cũng là 20 năm sau cuộc cúi mặt, lén lút đi đêm của lãnh đạo đảng Cộng
sản Việt Nam đến Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, Tàu Cộng.
Hệ thống cộng sản quốc tế một thời hùng mạnh, làm giông bão
sấm sét dìm một phần hành tinh, một phần loài người vào biển máu, biển lửa cách
mạng, dìm hơn tỉ người vào bóng đêm nô lệ cộng sản nay bỗng chốc chỉ trong khoảnh
khắc sụp đổ tan tành là nỗi lo canh cánh của vị Tổng bí thư thừa giáo điều mà
quá thiếu hụt thực tế cuộc sống của dân, của nước nên xơ cứng, vôi hóa động mạch
cảm xúc!
Lo từ khi chưa chính thức ngồi vào ghế Tổng bí thư.
Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015
Phạm Đình Trọng - MẤT CẮP
Nhà thơ bị mất cắp một bài thơ thì cả thế giới mạng người Việt xôn xao như cả thế giới người Việt bị mất cắp thơ, dồn dập lên tiếng. Cả hệ thống báo chí lề Dân, lề Đảng vào cuộc vụ mất cắp thơ nhỏ nhặt. Những nhà nọ, nhà kia, học giả, học thật xúm vào vụ mất cắp thơ cỏn con.
Nhân dân bị mất cắp trắng tay thì chỉ có số ít người đau đớn, xót
xa lên tiếng trong lẻ loi, đơn độc, giữa trùng trùng bạo lực hung hãn đàn áp.
Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012
Phạm Đình Trọng - Ông Thủ tướng khinh trí tuệ, trọng bạo lực
Phạm Đình Trọng
Câu nói đầu tiên, ngay trong giây phút trang nghiêm, trọng đại nhận chức trách người đứng đầu Chính phủ, giây phút được ghi vào lịch sử mở ra triều đại một Chính phủ mới, câu nói trong giây phút lịch sử không thể lãng quên đó của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là: Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay.
Việc làm đầu tiên của ông Thủ tướng chống tham nhũng bằng ngôn từ hùng hồn là: Giải tán ngay Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nơi hội tụ những chuyên gia, những trí tuệ thông thái hàng đầu của đất nước về quản lí kinh tế và quản lí Nhà nước được hai Thủ tướng đàn anh của ông Dũng là Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Thủ tướng Phan Văn Khải thành lập, tin dùng và kính trọng, coi Ban Nghiên cứu của Thủ tướng như trí tuệ, như túi khôn của nhân dân, của đất nước giúp họ đường đi nước bước và tầm nhìn trong điều hành hoạt động kinh tế và quản lí xã hội.
1. Lời nói: Dối trá
Trước thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tham nhũng ở Việt Nam chỉ rải rác, đột xuất và những vụ tham nhũng lớn cũng chỉ vài chục tỉ đồng như vụ đình đám Lã Thị Kim Oanh gây thiệt hại cho Nhà nước 34 tỉ đồng, tham nhũng vài triệu đô la như vụ chấn động PMU18, tham nhũng vài nền nhà ở, mỗi nền nhà chỉ trên dưới một trăm mét vuông đất như vụ ồn ào tư túi đất tái định cư ở Đồ Sơn, Hải Phòng... Chỉ vậy thôi cũng làm cả xã hội kinh hoàng, sửng sốt, đau xót, nhức nhối, phẫn nộ và xao xác, vơi hụt lòng tin vào chính quyền. Vì tham nhũng từ chính quyền mà ra, phải có quyền lực mới có thể tham nhũng.
Đến thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, như được bật đèn xanh, tham nhũng nhất tề, đồng loạt, rầm rộ nổi lên khắp nơi như mầm cỏ dại gặp hơi ấm mùa xuân. Các quan tham từ cấp phường, xã đến cấp Trung ương, Chính phủ đồng khởi ra tay vơ vét, ngang nhiên lộ mặt tham nhũng. Tham nhũng trở thành bình thường đến mức chỉ cấp thấp, tham nhũng vặt không đủ ăn chia cho nhiều người nên thân cô thế yếu mới phải thậm thụt, dấm dúi chiếm đoạt vài chục triệu đồng tiền trợ cấp bão lụt, trợ cấp xóa đói giảm nghèo, tiền chế độ chính sách thương binh, liệt sĩ, chỉ gây thiệt hại cho vài cá nhân. Cấp thấp, tham nhũng vặt, thân cô thế yếu, bị người dân tố cáo, tham nhũng nhanh chóng bị phanh phui và trừng trị đích đáng. Cấp cao, tham nhũng lớn, ăn chia đều khắp và quyền uy bao trùm thì thản nhiên vẽ ra những dự án hoành tráng để tham nhũng hàng trăm, hàng ngàn hecta đất như dự án ma thu hồi hàng ngàn hecta đất nông trường sông Hậu ở Cần Thơ, như dự án quỉ thu hồi năm trăm hecta đất ở Văn Giang, Hưng Yên. Thản nhiên lập ra những tập đoàn kinh tế lớn để tham nhũng hàng chục ngàn tỉ đồng, hàng trăm ngàn tỉ đồng như tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Vinashin, tham nhũng, vơ vét làm thất thoát hơn trăm ngàn tỉ đồng.
Trước thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thiệt hai do tham nhũng gây ra chỉ tính tới triệu đô la, người dân đi khiếu kiện bị quan tham cướp bóc chỉ là những cá thể đơn độc. Thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mỗi vụ tham nhũng gây thiệt hại lên đến hàng tỉ đô la, lớn gấp ngàn lần, làm lao đao cả nền kinh tế, dìm đất nước chìm sâu trong nghèo khó, kéo dài cuộc sống khốn khổ, bất an của người dân, làm rối loạn cả xã hội, gây đau khổ, oan khiên cho hàng ngàn, hàng chục ngàn người dân. Dân oan bị quan tham cướp đất lũ lượt từng đoàn hàng trăm người giương cờ, căng banner, giơ cao bảng chữ, đội đơn đi khiếu kiện, tố cáo tham nhũng.
Cả hệ thống quyền lực Nhà nước làm ngơ trước nỗi đau khổ, oan khiên của chúng sinh, làm ngơ trước cường quyền tham nhũng. Tham nhũng ung dung tồn tại và phát triển. Quan tham vẫn bình thản, vững vàng trên ghế quyền lực chăn dân, vẫn cao giọng bảo ban dạy dỗ dân, vẫn hà khắc đe nẹt, cấm đoán, tước đoạt mọi quyền của người dân, đàn áp, bắt bớ dân oan đi khiếu kiện và vẫn nỏ mồm hô hào, chỉ đạo học tập, lên lớp giảng dạy đạo đức Hồ Chí Minh, tạo ra hình mẫu, khuôn thước của một xã hội tham lam và dối trá. Cả một hệ thống quyền lực tham lam và dối trá. Quan tham tồn tại bằng dối trá. Chính quyền cũng tồn tại bằng dối trá!
Tham nhũng tiền bạc. Tham nhũng đất đai. Tham nhũng cả quyền lực. Trong các loại tham nhũng đó thì tham nhũng quyền lực là nguy hại lớn nhất, di họa lâu dài nhất. Lịch sử gần bảy mươi năm cầm quyền của đảng Cộng sản Việt Nam, chưa có thời nào những người lãnh đạo cấp cao của đảng lại ngang nhiên giành những chiếc ghế quyền lực lớn về chính trị, quyền lực lớn về kinh tế cho con cháu, người thân của họ như thời ông Nguyễn Tấn Dũng là lãnh đạo hàng đầu của đảng Cộng sản, là người đứng đầu Chính phủ.
Trong mùa đại hội đảng bộ cơ sở tiến tới đại hội đảng toàn quốc lần thứ 11, con trai cả của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được đề cử vào thành ủy thành phố Sài Gòn nhưng số phiếu bầu cho cậu ấm nhà Thủ tướng Dũng thấp thảm hại. Bốn trăm người cầm phiếu bầu, chỉ có mười lăm người để lại tên cậu ấm của Thủ tướng Dũng trong phiếu, còn ba trăm tám mươi nhăm người thẳng thừng xóa tên cậu ấm. Nhưng chỉ ba tháng sau, đến đại hội đảng toàn quốc lần thứ 11, người không đủ tín nhiệm vào ban Chấp hành đảng bộ cấp địa phương, nơi ông ta sống và làm việc, nơi tổ chức đảng gần gũi, hiểu về ông ta đầy đủ nhất, lại ung dung chiếm được ghế ban Chấp hành trung ương, tạo thế cho ông ta bước một bước từ phó hiệu trưởng một trường đại học ở Sài Gòn lên chức Thứ trưởng một bộ mạnh của cả nước, thuộc hàng ngũ thành viên của Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
Không vào được ban Chấp hành đảng địa phương lại vào được ban Chấp hành đảng trung ương vì nhiều lãnh đạo hàng đầu của đảng cũng muốn kiếm chiếc ghế ban Chấp hành trung ương đảng đầy lợi lộc và quyền uy cho con cái họ làm bệ phóng vào hàng ngũ quan chức cao cấp Nhà nước chỉ để con cái họ vinh thân phì gia.
Ông Tổng bí thư họ Nông quê tít trên rừng sâu Na Rì, Bắc Cạn, đại hội 10 khóa trước đã đôn đáo đưa con trai vào cơ quan quyền lực Trung ương mà không thành, đại hội đảng toàn quốc lần thứ 11 là cơ hội cuối cùng, ông phải làm được việc còn dang dở đó. Phải làm được việc là nỗi bận tâm lớn nhất của ông ở cương vị Tổng bí thư, ông mới thanh thản rời chính trường về an nghỉ tuổi già. Ông ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đầy quyền lực trước khi nghỉ hưu cũng muốn để lại hương hỏa cho con chiếc ghế quyền lực của đảng. Các ông liền vất bỏ lợi ích của đảng, vất bỏ mục tiêu, lí tưởng và cả thanh danh của đảng để nhân nhượng, thỏa hiệp, ủng hộ nhau giành chiếc ghế quyền lực cho con cái. Tổng bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thủ tướng Chính phủ, những quyền uy lớn đó đều có ơn nghĩa với nhiều vị trí khác trong cơ quan lãnh đạo cấp cao nắm quyền quyết định mọi vấn đề của đảng. Những quyền uy lớn đó đã thỏa hiệp, ủng hộ nhau chiếm ghế quyền lực của đảng cho con cái thì việc bỏ phiếu chỉ còn là thủ tục!
Nhìn ba ông Ủy viên Bộ Chính trị, hai ông chờ nghỉ hưu còn đưa được những đứa con ở cấp tỉnh, cấp huyện vào cơ quan quyền lực cấp trung ương của đảng, ông Ủy viên Bộ Chính trị đương chức, lại đương chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương, nơi quản lí, sắp xếp đội ngũ cán bộ cấp cao, nơi phân chia quyền lực thượng đỉnh trong đảng, liền đưa cô con gái mới tốt nghiệp trường báo chí, chưa có đóng góp gì, chưa được trải nghiệm, chưa được thử thách trong cuộc đời, không biết gì về kinh tế, càng không biết những qui luật khách quan và nghiệt ngã của kinh tế và mới hai mươi ba tuổi đời ngơ ngác, nhảy tót lên chiếc ghế quyền lực lớn về kinh tế, đứng đầu một đơn vị kinh tế Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực của kĩ thuật: xây dựng công nghiệp, doanh thu hàng năm cả ngàn tỉ đồng.
Đất nước không thiếu những người được đào tạo bài bản chuyên sâu về khoa học kĩ thuật, giỏi kinh doanh và có tài quản lí kinh tế. Chiếc ghế mà cô con gái hai mươi ba tuổi của ông ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương nhảy tót lên chiếm giữ là chiếc ghế của những người có khoa học kĩ thuật và giỏi quản lí đó. Mặc dù sau hai tháng sỗ sàng ngồi trên chiếc ghế cao của đơn vị kinh tế Nhà nước, cô con gái ông ủy viên Bộ Chính trị đã phải rời ghế nhưng việc chiếm giữ chiếc ghế đó, dù chỉ hai tháng, cùng với việc các ông quyền cao chức trọng khác trong đảng cầm quyền bất chấp những ngang trái và hậu quả tệ hại, giành chiếc ghế quyền lực cho con cái họ đã cho thấy những người được dân cho hưởng ơn cao, lộc lớn để họ chăm lo cho dân, tận tụy với nước nhưng họ chỉ biết bản thân họ và con cái họ, họ chẳng còn biết đến nhân dân, đất nước. Sự việc họ giành bằng được chiếc ghế quyền lực cho con cái họ phải được gọi đúng tên là tham nhũng, tham nhũng quyền lực.
Cả những quan chức hàng đầu của một thể chế, một hệ thống quyền lực Nhà nước cũng thản nhiên tham nhũng, cả ông Thủ tướng Chính phủ hùng hồn tuyên bố chống tham nhũng cũng đi đầu đôn đáo, hăm hở, mê mải tham nhũng, nêu tấm gương lớn cho cả hệ thống quyền lực tham nhũng, tạo ra cả cơn lốc xoáy tham nhũng, tạo ra một thời bạo liệt tham nhũng thì còn chống tham nhũng nỗi gì?
Trên thượng đỉnh đã ngang nhiên tư lợi, vô cảm và vô lương tâm với dân với nước như vậy, bên dưới tội gì phải giữ mình, giữ lương tâm. Doanh nghiệp thuộc tập đoàn kinh tế Nhà nước trúng thầu một dự án chỉ trên 32 tỉ đồng liền mua ngay hai ô tô mà giá một chiếc ô tô đã trên 2,6 tỉ đồng tặng quan chức Nhà nước đứng đầu tập đoàn chủ dự án. Người được tặng không thiếu ô tô sang trọng và tiền mua ô tô quà tặng không phải là tiền túi của bất cứ ai mà chính là tiền của dân đầu tư cho dự án. Dự án chỉ 32 tỉ đồng đã bị rút ra hơn 4 tỉ đồng mua ô tô tặng nhau. Rồi còn bao nhiêu tỉ đồng rút ra chia nhau từ 32 tỉ đồng của dự án? Phung phí đồng tiền chắt chiu của dân như vậy chính là một dạng tham nhũng. Ngang nhiên tặng nhau quà biếu tham nhũng. Cả người cho và người nhận đều vô cảm, vô lương tâm với đồng tiền chắt chiu của dân, đều nhởn nhơ, vô cảm hưởng thụ cuộc sống giầu sang, thừa thãi trên đất nước xác xơ, trên cuộc sống lam lũ, thiếu thốn, đói khổ của người dân!
Doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ nhưng lương quan chức doanh nghiệp Nhà nước cứ ngất ngưởng cả trăm triệu đồng tháng, cao gấp vài chục lần lương bác sĩ sớm khuya miệt mài làm việc trong bệnh viện, cao gấp vài chục lần lương của những trí tuệ giảng dạy đại học. Đồng lương đó không phải do họ tài giỏi làm ra mà là tài sản quốc gia, là vốn liếng của doanh nghiệp, vốn liếng của Nhà nước, vốn liếng của nhân dân. Đó là đồng lương tham nhũng. Quan chức các doanh nghiệp Nhà nước đều thản nhiên và vênh váo nhận đồng lương tham nhũng đó dù doanh nghiệp họ điều hành thua lỗ nặng nề, triền miên.
Tham nhũng quyền lực, tham nhũng của cải làm cho hết Vinashin đến Vinalines, rồi Điện lực, Dầu khí, Than - Khoáng sản... những tập đoàn kinh tế được đầu tư lớn, được ưu đãi đặc biệt, là trụ cột của ngôi nhà kinh tế đất nước đều thua lỗ, thất thoát hàng trăm ngàn tỉ đồng, ngôi nhà kinh tế đất nước xác xơ, trống rỗng. Trống rỗng cả nền tài chính đất nước. Trống rỗng cả lòng tin của người dân vào chính quyền.
Một Chính phủ ngập trong tham nhũng và người đứng đầu Chính phủ đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị nhấn chìm trong tham nhũng. Danh dự và uy tín của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chìm nghỉm, mất hút trong tham nhũng nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không thực hiện lời hứa trang nghiêm, lời hứa danh dự trong giây phút lịch sử trước Quốc hội, trước nhân dân: không chống được tham nhũng tôi xin từ chức ngay.
Lời hứa của danh dự, lời hứa của lịch sử cũng không thực hiện thì liêm sỉ đâu còn nữa. Liêm sỉ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chìm nghỉm, mất hút trong tham nhũng. Lời hứa của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thành lừa dối với nhân dân, dối trá với lịch sử! Sự dối trá của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu tấm gương cho xã hội. Cả xã hội dối trá. Dối trá là lẽ sống. Dối trá được coi trọng. Dối trá lên ngôi thì sự trung thực không còn đất sống.
Điều tốt gọi điều tốt. Cấp trên là khuôn thước của cấp dưới. Quan chức Nhà nước là khuôn thước của xã hội. Công chức Nhà nước nhìn tấm gương liêm khiết của nhau cùng giữ mình vượt lên trên cám dỗ vật chất bất lương, cùng cúc cung, tận tụy làm công bộc của dân, lo cho dân, để lại công trạng, để lại sự nghiệp rạng rỡ cho nước. Đó là thời thịnh. Cái xấu gọi cái xấu. Quan chức rường cột của Nhà nước đua nhau, hùa nhau làm điều xấu, vơ vét của nước, cướp đoạt lợi ích của dân, làm lên một thời xấu xa, tồi tệ, đen tối, để lại vết nhơ muôn đời trong lịch sử. Đó là thời suy.
Ngoài triệu chứng quan tham đua nhau vơ vét của nước, cướp bóc của dân, đàn áp, tù đày, đánh giết dân, thời suy còn một triệu chứng điển hình nữa là quan tham đã gây quá nhiều tội với nước, mắc quá nhiều nợ với dân liền vội vã lấy tiền của nước, lấy mồ hôi và cả máu của dân xây những đền đài thờ tổ tiên, cúng thần phật, cầu xin thần phật dung tha xá tội, cầu xin tổ tiên phù hộ độ trì giữ mãi được ghế quan tham, cứ bền bỉ nhiều đời yên vị ăn trên ngồi trốc vơ vét và cướp bóc. Thời nhà Lê suy tàn, đầu thế kỉ XVI, vua Lê Tương Dực chơi bời xa xỉ, trụy lạc vô độ, đặt ra nhiều sắc thuế bóc lột dân, nhiều hình phạt độc ác đánh giết dân, giết cả 15 thân vương trong triều. Trước tội ác quá lớn, Lê Tương Dực liền sai kiến trúc sư tài hoa Vũ Như Tô xây điện 100 nóc, xây Cửu Trùng Đài nguy nga cầu xin thần linh che chở.
Ngày nay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xây nhà thờ họ ở Rách Giá, Kiên Giang, lớn gấp trăm lần đền thờ Anh hùng Nguyễn Trung Trực cách đó vài bước chân, lớp lớp tòa ngang dãy dọc như cung vua nhà Nguyễn ở cố đô Huế. Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng xây nhà thờ họ Nguyễn Sinh trập trùng đền đài hoành tráng trên cả vùng đồi núi mênh mông ở Nam Đàn, Nghệ An. Đó là những Cửu Trùng Đài của triều Cộng sản Việt Nam đầu thế kỉ XXI.
Những Cửu Trùng Đài xây bằng tiền bạc và của cải thừa thãi, xây cả bằng sự vênh váo, hợm hĩnh của quyền uy tưởng sẽ bền vững ngàn niên, vạn niên nhưng những Cửu Trùng Đài xây trên sự tan hoang, kiệt quệ của đất nước, xây trên sự điêu linh, lầm than của trăm họ, xây trên sự căm giận, phẫn nộ của người dân thì chỉ là những lâu đài xây trên cát. Những Cửu Trùng Đài vạn niên đó chẳng bao lâu sau chỉ còn bóng dáng trong câu ca dao mỉa mai của dân gian: Vạn niên là vạn niên nào / Thành xây xương lính, hào đào máu dân. Người dân nhìn những Cửu Trùng Đài nguy nga chỉ thấy ở đó chất ngất của cải tham nhũng, chỉ thấy ở đó biểu tượng của một thể chế, một triều đại đang xa dân diệu vợi, đang lao nhanh vào suy vong không gì cứu vãn!
Thời thịnh hay suy là do chính những người nắm vận mệnh đất nước, nắm thời cuộc quyết định. Quan chức của Đảng, quan chức Nhà nước từ trên xuống dưới đều suy đốn, tham nhũng và dối trá đến như vậy, thời suy của Đảng cầm quyền, thời suy của nước đã là hiển nhiên. Và ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã góp phần rất lớn, phần chủ yếu làm nên thời suy đó cho Đảng cầm quyền, cho Nhà nước Cộng sản Việt Nam, để lại vết hằn đau buồn, đen tối trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Dối trá lem lẻm. Tham nhũng hết vụ này đến vụ khác. Tham nhũng dây chuyền trong cả hệ thống quyền lực Nhà nước. Kinh tế đổ vỡ. Xã hội rối loạn, bất an. Ở xã hội dân chủ với Nhà nước của dân chứ không phải Nhà nước của Đảng, chỉ cần một vụ việc trong những vụ việc tày đình trên, ông Thủ tướng đã phải tự từ chức. Ông Thủ tướng thiếu lòng tự trọng, không từ chức, Quốc hội thực sự của dân cũng bỏ phiếu phế truất ông. Nhưng ở ta, Nhà nước là của Đảng, Chính phủ của Đảng, Quốc hội cũng của Đảng. Các quan chức Nhà nước tham nhũng đều là những nhà lãnh đạo hàng đầu của Đảng, là những thế lực lớn trong Đảng. Người dân bị tham nhũng cướp đoạt những lợi ích sống còn chỉ còn biết khoanh tay trông chờ Đảng cầm quyền đóng cửa dàn xếp với tham nhũng trong nội bộ Đảng. Những quyền công dân cơ bản để người dân tự vệ trước cường quyền, tham nhũng và bất công, người dân Việt Nam cũng không có!
2. Việc làm: Khinh trí tuệ, trọng bạo lực
Văn hóa bậc thấp, bậc phổ thông cơ sở, ai cũng học được. Nhưng văn hóa bậc cao, bậc trí tuệ quí hiếm thì không phải ai cũng có thể tiếp nhận. Phải có tâm thức văn hóa mới hướng tới trí tuệ, mới tiếp nhận được trí tuệ. Chỉ những người có thể tiếp nhận được trí tuệ mới biết quí trọng trí tuệ. Hai Thủ tướng lớp trước ông Dũng, Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Thủ tướng Phan Văn Khải đều biết quí trọng trí tuệ, biết sử dụng trí tuệ.
Nhận trọng trách Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng Chính phủ) tháng tám, năm 1991, ông Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt không có một bằng cấp, một chứng chỉ văn hóa nhưng phải là người có tâm thức văn hóa ông mới nói được với lớp trẻ Sài Gòn trong đại hội Đoàn của họ rằng: Thành phố soi thấy tương lai của mình rất sáng trên vầng trán các em. Tâm thức văn hóa đó đã trân trọng mời những trí tuệ hàng đầu của đất nước về khoa học kinh tế và khoa học quản lí Nhà nước vào Tổ Chuyên gia tư vấn về cải cách Kinh tế và cải cách Hành chính mà ngôn ngữ hằng ngày vẫn gọi là Tổ Tư vấn cải cách. Cả những chuyên gia kinh tế hàng đầu của chính quyền Sài Gòn cũ cũng được tâm thức văn hóa Võ Văn Kiệt trực tiếp mời vào Tổ Tư vấn cải cách.
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt nêu những vấn đề của đường lối, chính sách kinh tế, xã hội đặt ra với Tổ Tư vấn cải cách và công việc đối nội, đối ngoại của người đứng đầu Chính phủ dù bận đến đâu, hằng tuần tâm thức văn hóa Võ Văn Kiệt vẫn giành thời gian chân tình gặp gỡ, lắng nghe, tiếp nhận đề xuất giải pháp của Tổ Tư vấn cải cách.
Thành lập năm 1993, đến năm 1996 Tổ Tư vấn cải cách được bổ xung thêm những trí tuệ xuất sắc mới nổi lên và được nâng cấp lên thành Tổ Nghiên cứu đổi mới Kinh tế, Xã hội và Hành chính với tên gọi nôm na thường ngày là Tổ Nghiên cứu đổi mới. Đến năm 1998, Tổ Nghiên cứu đổi mới lại được Thủ tướng Phan Văn Khải nâng cấp lên thành Ban Nghiên cứu của Thủ tướng. Tổ chức tập hợp những trí tuệ, những lõi sáng của đất nước được khai thác, sử dụng hiệu quả mới được hai người đứng đầu Chính phủ Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải trân trọng và liên tiếp nâng cấp lên như vậy.
Tổ chức tập hợp những trí tuệ của đất nước được hai tâm thức văn hóa Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải trân trọng như vậy nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng ngồi vào ghế Thủ tướng thì tổ chức tập hợp trí tuệ đó liền bị xóa sổ ngay. Chỉ những người có thể tiếp nhận được trí tuệ mới biết quí trong trí tuệ và làm theo trí tuệ. Giải tán Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liền mời một viên tướng công an có nhiều thành tích đàn áp dân chủ, nhân quyền làm đặc phái viên bên cạnh Thủ tướng, tư vấn cho Thủ tướng.
Trong lịch sử Việt Nam cũng như lịch sử thế giới từ xưa đến nay, ngay cả trong thời khốc liệt chiến tranh và đầy biến động chính trị, ngay cả với những nhà độc tài khét tiếng như Adolf Hitler, Iosif Stalin, Nicolae Ceausescu, Mobutu, chưa có người đứng đầu Chính phủ nào phải dùng một viên tướng công an làm cố vấn thân cận, một công cụ bạo lực luôn bên cạnh trong công việc như ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Luật pháp Việt Nam cũng không có một điều khoản nào cho phép ông Thủ tướng được có cố vấn an ninh. Cố vấn thân cận nhất là viên tướng công an, điều đó cho thấy Thủ tướng Dũng coi trọng công cụ bạo lực như thế nào và công cụ bạo lực đó chính là tâm thức văn hóa của ông Thủ tướng. Thay những trí tuệ trong Ban Nghiên cứu của Thủ tướng bằng một viên tướng công an, một bạo lực Nhà nước, đất nước bị dẫn dắt vào con đường bạo lực, đời sống dân sự bị công an hóa, bạo lực hóa!
Bị những nhóm lợi ích dẫn dắt, đất nước đã chìm trong những tai họa của tham nhũng. Không có trí tuệ dẫn dắt, đất nước lại chìm trong những tai họa đổ vỡ kinh tế. Khinh trí tuệ, trọng bạo lực, bên cạnh Thủ tướng là viên tướng công an hằm hè nhìn xã hội dân sự qua lỗ tròn của chiếc còng số tám, đất nước lại chìm trong bạo lực Nhà nước và ngột ngạt tăm tối trong những lệnh cấm, những lệnh giới nghiêm trong đời sống tinh thần, văn hóa!
Ban Nghiên cứu của Thủ tướng đã bị giải tán. Nơi những trí tuệ được nói thẳng, nói thật, được đóng góp không còn nữa. Những trí tuệ đích thực thôi đành về với dân gian. Những viện khoa học nọ, viện khoa học kia thì nhiều lắm, bộ nào, ngành nào cũng có những viện khoa học sang trọng, hoành tráng, mĩ miều với đông đảo viện sĩ lấp lánh học hàm, học vị nhưng đó chỉ là nơi những người có bằng cấp khoa học chia nhau chức danh, chia nhau ghế ngồi để lĩnh lương và để nghĩ ra những “đề tài khoa học” nhận tiền tỉ mồ hôi nước mắt của dân về chia nhau. Nghiệm thu xong, chia tiền xong, “đề tài khoa học” xếp vào ngăn kéo, lại hăm hở tìm “đề tài khoa học” mới. Các Bộ, các Tổng cục của hệ thống hành chính Nhà nước có viện khoa học thì các Ban của tổ chức Đảng ngang cấp Bộ cũng phải có Viện khoa học. Viện khoa học Dân vận. Viện khoa học lịch sử Đảng. Viện khoa học Mác Lê nin...
Những viện khoa học mĩ miều đó nhiều như cây trong công viên, mỗi viện hằng năm ngốn hàng chục, hàng trăm tỉ tiền thuế của dân chỉ để làm dáng thì cứ bền bỉ tồn tại và liên tục phát triển, viện khoa học mẹ đẻ ra viện khoa học con. Đó là những viện khoa học chỉ có danh khoa học, chỉ có học hàm, học vị khoa học mà không có trí tuệ khoa học. Không có trí tuệ khoa học để làm việc nên họ chỉ còn biết mang danh khoa học ra bán. Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng nhưng danh khoa học của họ độc quyền bán cho Đảng của họ và bán cho Nhà nước của Đảng được giá tới bạc tỉ!
Những nhà khoa học chân chính, những trí tuệ đích thực không thể vô cảm và bất lương như vậy. Người thực sự có trí tuệ cần mang trí tuệ đóng góp cho cuộc sống và trí tuệ gọi trí tuệ, lương tâm gọi lương tâm, những trí tuệ và lương tâm đó gọi nhau, tập hợp lại lập lên viện Nghiên cứu Phát triển, IDS. Không nhận một xu từ tiến thuế của dân, trí tuệ đích thực là tài sản quí, là vốn liếng lớn sẽ tạo ra tiền bạc, của cải cho đất nước, tạo ra tiền bạc của cải để phát triển Viện. Nhưng với một ông Thủ tướng khinh trí tuệ, trọng bạo lực, vừa nhận chức người đứng đầu Chính phủ, ông Thủ tướng đó liền kí lệnh đuổi những trí tuệ trong Ban Nghiên cứu của Thủ tướng đi cho khuất mắt thì viện IDS lại là cái gai ông phải dẹp bỏ, ông liền kí quyết định 97/2009QĐ-TTg trong đó có những điều khoản vô hiệu IDS, làm cho IDS không thể hoạt động theo tiêu chí của IDS. IDS liền phải tự giải thể!
Những dự án tham nhũng chiếm hàng trăm, hàng ngàn hecta đất, cướp đất của nhiều làng. Dân nhiều làng phải đội đơn đi khiếu kiện. Hàng trăm gia đình mất đất. Hàng ngàn người bơ vơ. Mỗi gia đình một cảnh ngộ, một nỗi đau. Mỗi người một nỗi oan khiên, không ai có thể đại diện cho ai. Dân đen, thân phận con ong cái kiến, từng tiếng kêu rời rạc, yếu ớt, lạc lõng không ai đoái hoài. Hàng trăm, hàng ngàn người cùng kêu nỗi oan khiên dậy đất của một thời đầy ngang trái oan khiên mới mong động đến cửa quan thì ông Thủ tướng hùng hồn chống tham nhũng bằng ngôn từ lại mau lẹ đứng về phía quan tham lạnh lùng kí Nghị định 136/2006 cấm dân khiếu kiện tập thể!
Cách mạng công nghiệp chấm dứt nếp sống bầy đàn, không có cá nhân của nền sản xuất nông nghiệp thô sơ, cho người dân bình thường ý thức về cá nhân trong cuộc đời. Cách mạng dân chủ tư sản cho người dân quyền con người. Không có cách mạng công nghiệp, chưa có cách mạng dân chủ tư sản, xã hội Việt Nam nôn nóng, hối hả bước vào công nghiệp hóa với những con người vẫn mang tâm lí, nếp sống và thói quen của nền sản xuất nông nghiêp thô sơ, tâm lí, nếp sống an phận và cam chịu. Dù an phận và cam chịu nhưng con giun xéo mãi cũng quằn, những nông dân không còn ruộng đất trở thành công nhân trong những nhà máy của những ông bà chủ tư bản phần lớn là người nước ngoài. Bị chủ tư bản bóc lột tàn tệ, những công nhân không còn cam chịu được nữa phải bảo nhau, gọi nhau tổ chức đình công đòi quyền sống.
Công nghiệp hóa không phải chỉ là máy móc công nghệ, thiết bị kĩ thuật. Công nghiệp hóa trước hết phải là con người, là giải phóng con người, là mối quan hệ công bằng, bình đẳng giữa người với người. Công nghệ kĩ thuật là điều kiện vật chất và giải phóng con người là điều kiện xã hội của công nghiệp hóa. Bước chân công nhân đình công là bước đi tất yếu của xã hội Việt Nam vào công nghiệp hóa, là bước tiến của xã hội Việt Nam.
Những cuộc đình công vừa chính đáng và cần thiết giành quyền sống của người lao động, vừa là sự trưởng thành của xã hội Việt Nam nhưng Thủ tướng Dũng lại sốt xắng đứng ra bảo vệ sự bóc lột tàn nhẫn của những ông chủ, bà chủ tư bản bằng việc kí nghị định 11 và 12/ 2008 cấm công nhân đình công! Cấm công nhân đình công đòi quyền sống, Thủ tướng Dũng đã ngăn chặn bước tiến của xã hội Việt Nam, kìm hãm xã hội Việt Nam mãi mãi dừng lại trong sự bóc lột man rợ của chủ nghĩa tư bản hoang dã.
3. Người dân bị khinh rẻ. Quyền công dân không được nhìn nhận. Cuộc sống bất an. Tính mạng mong manh.
Theo tấm gương người đứng đầu Chính phủ, cả hệ thống quyền lực Nhà nước cứ mặc sức tham nhũng và hành dân. Người dân chỉ được cam chịu chấp nhận. Dân có tiếng nói phản kháng với cái sai, cái ác liền có sự trả lời của công an, tòa án và nhà tù! Mọi quyền Con Người cơ bản của người dân đều bị Cấm! Cấm! Và Cấm! Chưa bao giờ pháp luật bị sử dụng tùy tiện với dân, bạo lực Nhà nước khắc nghiệt, tàn nhẫn với dân như thời Thủ tướng Dũng.
Tiến sĩ luật học Cù Huy Hà Vũ kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lạm quyền, cho triển khai dự án bô xít Tây Nguyên không theo đúng qui trình pháp luật, gây thiệt hại nặng nề cho dân, rước tai họa, nguy nan cho nước. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật là hiện thực bình thường ở mọi nước trên thế giới từ mấy trăm năm nay nhưng ở Nhà nước Việt Nam Cộng sản cho đến tận thế kỉ 21 của văn minh tin học, của thế giới phẳng, vẫn chưa có được điều bình thường đó. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật chỉ là dòng chữ vàng son lấp lánh ghi trong Hiến pháp Việt Nam, chỉ để làm đẹp, làm sang cho Hiến pháp Việt Nam. Còn trong thực tế xã hội Việt Nam hoàn toàn không có sự bình đẳng nhân văn đó. Đơn kiện ông Thủ tướng của tiến sĩ Vũ hoàn toàn hợp pháp, là tiếng nói chính đáng, khẩn thiết của nhân dân, của đất nước. Hai cấp tòa, cấp thành phố và cấp tối cao, đều từ chối, không dám vào cuộc thụ lí đơn kiện của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ nhưng công an thì quyết liệt vào cuộc, rình rập, bám sát người đứng đơn kiện từng bước đi, từng cuộc điện thoại.
Tiến sĩ Vũ đi công việc, vào Sài Gòn, ở khách sạn. Công an liền xông vào khách sạn và trong tay công an có ngay hai bao cao su nhầy nhụa, tạo chứng cớ hồ đồ, vu vơ, áp đặt, bẩn thỉu, thấp hèn, mờ ám và tàn bạo để bắt tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Sự mờ ám, thấp hèn và tàn bạo càng bộc lộ rõ trong phiên tòa xử người nói tiếng nói dõng dạc, đàng hoàng, chính đáng và hợp pháp của nhân dân, của đất nước.
Hiến pháp cho người dân quyền tự do ngôn luận, quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội, quyền thảo luận các vấn đề của Nhà nước, quyền kiến nghị với cơ quan Nhà nước. Những bài viết và nói công khai, đàng hoàng về những chính sách sai lầm của Nhà nước, về những việc làm tội lỗi của quan chức Nhà nước của tiến sĩ Vũ là hợp pháp và vô tội. Chỉ có tội khi tòa án chứng minh được người viết và nói không đúng sự thật. Không chứng minh được điều đó, không xét, tòa án chỉ xử, chỉ buộc tội. Áp đặt tội tuyên truyền chống Nhà nước cho những bài viết và lời nói chính đáng, hợp pháp của tiến sĩ Vũ chỉ ra những sai lầm và tội lỗi của Nhà nước, tòa án đã đồng nhất Nhà nước với sai lầm và tội lỗi.
Mờ ám, thấp hèn và tàn bạo, phiên tòa công khai mà người dân đến dự tòa thì bị đàn áp, bắt bớ. Mờ ám, thấp hèn và tàn bạo, trong phiên tòa, bị cáo và luật sư đều bị chặn họng, không được tranh tụng. Giữa thời văn minh rực rỡ của loài người, phiên tòa xử tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ chỉ là sự tái hiện lại cảnh đấu tố man rợ, mông muội thời cải cách ruộng đất. Ngồi ghế quan tòa không còn là sự công minh, nhân đạo của luật pháp và công lí mà là sự nhỏ nhen, ngạo mạn, nhâng nháo, hùng hổ, hằn học hận thù của công cụ bạo lực!
Mờ ám, thấp hèn và tàn bạo, hai bao cao su tởm lợm là chứng cứ duy nhất để bắt khẩn cấp tiến sĩ Vũ nhưng đến phiên tòa, quan tòa cũng nhục nhã không dám nhắc đến chứng cứ là hai bao cao su ô nhục. Dù không được đưa ra, không được nhắc đến trong phiên tòa mờ ám, thấp hèn và tàn bạo nhưng hai bao cao su nhầy nhụa, ô nhục còn mãi mãi chình ình và bốc mùi tanh tưởi trong lịch sử tư pháp của Nhà nước Việt Nam Cộng sản, còn mãi mãi nhầy nhụa và bốc mùi ô uế trong lịch sử cầm quyền của đảng Cộng sản Việt Nam.
Dựa vào quyền uy để tham nhũng, dựa vào bạo lực để bưng bít sự thật, để bóp chết những tiếng nói trung thực, những vụ bắt bớ phi pháp, những phiên tòa mờ ám, thấp hèn và tàn bạo liên tục diễn ra dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Duy trì đảng cầm quyền đứng trên pháp luật để tham nhũng, bộ máy công cụ công an của Thủ tướng Dũng đối xử với những người yêu nước vô cùng tàn nhẫn, mất tính người. Bắt cóc trái pháp luật, giam cầm phi pháp bà Bùi Thị Minh Hằng, khủng bố tinh thần, hủy hoại thân xác để bịt tiếng nói yêu nước của người đàn bà quả cảm. Nhưng bộ máy công cụ bạo lực của Thủ tướng Dũng càng độc ác, man rợ thì tiếng nói lương tâm của người phụ nữ Việt Nam quả cảm, tiếng của lịch sử Việt Nam càng lay động mạnh mẽ những trái tim Việt Nam, càng vang xa ra thế giới văn minh, tố cáo với thế giới văn minh về một Nhà nước bạo lực, chà đạp luật pháp, chà đạp quyền Con Người.
Mờ ám, thấp hèn và tàn bạo với những tiếng nói trung thực và yêu nước là đặc trưng những phiên tòa thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Những phiên tòa đó sẽ đi vào lịch sử với tên gọi Phiên – Tòa – Nguyễn – Tấn – Dũng như lịch sử đã ghi nhận những phiên tòa đưa cổ những người Cộng sản vào máy chém theo luật 10/59 dưới thời ông Ngô Đình Diệm cầm quyền ở miền Nam Việt Nam là Phiên – Tòa – Ngô – Đình – Diệm!
Mức độ mờ ám, thấp hèn và tàn bạo của những Phiên – Tòa – Nguyễn – Tấn – Dũng càng ngày càng tăng và đỉnh điểm về sự mờ ám, thấp hèn, tàn bạo của Phiên – Tòa – Nguyễn – Tấn – Dũng là phiên tòa xử ba nhà báo nồng nàn yêu nước và lẫm liệt khí phách đấu tranh đòi tự do, đòi quyền Con Người, nhà báo Nguyễn Văn Hải, nhà báo Tạ Phong Tần, nhà báo, luật sư Phan Thanh Hải.
Ông tướng công an là cố vấn kè kè bên cạnh ông Thủ tướng nên trong xã hội, công an cũng luôn kè kè bên người dân, công an trở thành chủ thể, là bộ mặt, là tiếng nói của chính quyền với người dân và cũng là hung thần, là hiện thân của cái ác trong cuộc sống.
Những trí thức viết Kiến nghị gửi lãnh đạo Nhà nước, những nơi nhận Kiến nghị đều im lặng. Những người lãnh đạo Nhà nước coi dân, coi trí thức như hư vô, như không có, nếu có cũng chỉ là bầy đàn, bầy ong bầy kiến, không đáng trả lời. Lãnh đạo Nhà nước không thèm trả lời Kiến nghị của trí thức nhưng công an thì đến từng nhà người kí Kiến nghị dằn mặt, răn đe.
Công an chặn cửa không cho người dân ra khỏi nhà đi biểu tình chống Đại Hán cướp biển đảo Việt Nam, giết dân lành Việt Nam. Công an chốt chặn suốt đêm ngày, ngày này qua ngày khác quanh nhà người có chính kiến khác biệt với chính quyền, đi đâu một bước công an bám theo một bước. Người có tiếng nói khác biệt với chính thống vẫn là công dân mà bị công an ngang nhiên tước đoạt quyền công dân, trở thành người tù ngay trong nhà mình, là người tù ngay trong cuộc sống đời thường quí giá của cuộc đời. Công an vô cớ xông vào nhà khám xét, bắt người có chính kiến khác biệt vất lên ô tô chở về đồn công an như chở một đồ vật. Công an bắt người dân yêu nước biểu tình chống Đại Hán xâm lược rồi vật ngửa ra, khiêng lên ô tô như khiêng heo cho một công an khác đứng trên bậc cửa ô tô đạp tới tấp vào mặt người dân yêu nước.
Hành xử với dân như vậy là hành xử của đám lưu manh, côn đồ. Và lưu manh, côn đồ thứ thiệt cũng được công an sử dụng như công cụ bạo lực Nhà nước để khủng bố, đàn áp dân. Tự xưng là thương binh xông vào cơ quan Nhà nước hành hung cán bộ Nhà nước, chửi tục và tụt quần ăn vạ giữa cơ quan Nhà nước thì chỉ có lưu manh, côn đồ mới hành xử như vậy. Người dân bình thường cũng đủ tỉnh táo nhận ra đám người tự nhận thương binh làm trò côn đồ đó theo lệnh của ai. Bảy trăm cơ quan ngôn luận Nhà nước làm ngơ trước những biểu hiện của xã hội đang bị bạo lực hóa, côn đồ hóa nhưng có tờ báo lớn của chính thống lại lu loa lên án người bị nạn, bị côn đồ gây sự đe dọa!
Chế tạo ra những thứ hôi thối, bẩn thỉu ném lên tường nhà, đổ vào cửa nhà dân. Đổ sơn, đốt cổng nhà dân... Những người dân phải hứng chịu trò côn đồ bẩn thỉu đó là những người đã từng là tù chính trị trong nhà tù Cộng sản, đã nhiều lần bị công an vô cớ bắt giữ, khám xét nên người dân đều biết rõ ai đã ra lệnh cho lũ côn đồ làm trò bẩn thỉu đó!
Công an đánh chết dân ngoài đường, đánh chết dân trong đồn công an diễn ra khắp nơi, ngày càng nhiều. Doanh nghiệp nước ngoài bị mất một số sản phẩm trong kho. Anh công nhân theo dõi việc xuất sản phẩm được mời lên đồn công an hôm trước thì hôm sau đã là cái xác không hồn. Cái chết của anh công nhân cao trên một mét bảy, nặng trên bảy mươi cân được công an giải thích là do anh tự treo cổ bằng sợi dây điện thoại mỏng manh! Anh công nhân mới cưới vợ trẻ, hai vợ chồng trẻ có việc làm ổn định, có cuộc sống vững vàng, đã mua được đất chuẩn bị xây ngôi nhà mơ ước để đón những đứa con của hạnh phúc và điều quan trọng là anh đã khẳng định mình vô tội trong vụ mất sản phẩm của doanh nghiệp và đang chứng minh sự vô tội đó vậy mà viện Kiểm sát tối cao sau ít ngày “điều tra” lấy lệ lại xưng xưng kết luận là anh công nhân tự tìm đến cái chết vì hối hận! Đó là kết luận của những thế lực liên kết tạo thành những nhóm lợi ích, kết luận của bạo lực Nhà nước, không phải là kết luận của công lí, của lương tâm , của lẽ phải.
Thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bạo lực đã thay công lí. Cuộc sống chỉ có Bạo lực! Bạo lực! Và Bạo lực!
Công lí như mặt trời trong đêm, không còn có trong cuộc sống nữa. Bóng công an, bóng bạo lực, bóng tối Trung Cổ đè xuống cuộc sống. Công an giết dân. Côn đồ giết dân. Mạng sống của người dân quá mong manh. Xã hội đầy nhiễu nhương, bất an.
Cuộc sống bị công an hóa, bạo lực hóa và Nhà nước đi đầu nêu tấm gương sử dụng bạo lực trong nhiều mối quan hệ dân sự với dân. Đại tá, giám đốc công an thành phố chỉ huy cuộc hành quân binh chủng hợp thành, công an và quân đội phối hợp, bài binh bố trận như một trận đánh sống mái với quân thù, bao vây, nã súng vào ngôi nhà đơn sơ, chơ vơ trên bãi biển chỉ có đàn bà và trẻ con của gia đình anh nông dân Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng. Ba ngàn cảnh sát chiến đấu của Bộ Công an cùng lực lượng công an huyện, công an tỉnh, áo giáp, tay khiên, tay súng trùng trùng đội ngũ, ầm ầm ra quân, trấn áp, xua đuổi vài trăm nông dân tay không, đầu trần, chân đất ở Văn Giang, Hưng Yên. Bạo lực Nhà nước được huy động cao nhất giành mảnh đất sống của người nông dân giao cho nhà tư bản để họ kinh doanh làm giầu trên sự khốn cùng của những người nông dân đã góp xương máu mồ hôi dựng lên Nhà nước này. Hàng chục người dân lương thiện đã bị công an đánh chết trong các đồn công an trên cả nước khi người dân bị công an bắt chỉ vì những lỗi nhỏ trong sinh hoạt như đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, to tiếng cãi nhau với người thân, với hàng xóm...
Đau xót và tủi nhục cho nền văn minh Sông Hồng rực rỡ và cho mảnh đất Thăng Long – Hà Nội ngàn năm Văn hiến là chính ở trung tâm văn minh Sông Hồng, chính ở kinh đô ngàn năm văn hiến lại là nơi người dân bị công an đánh chết nhiều nhất, chết thương tâm nhất. Giữa thủ đô Hà Nội công an treo cao cái slogan chữ lớn bầy tỏ lòng trung thành của công an với đảng Cộng sản: Công an nhân dân chỉ biết còn đảng còn mình, dưới cái slogan ấy nhiều người dân Hà Nội đã bị công an đánh chết thê thảm: Ngày 21/11/2009, anh Nguyễn Mạnh Hùng, 33 tuổi bị đánh chết trong trại tạm giam của công an quận Hà Đông, Hà Nội. Chỉ ba tháng sau, ngày 21/1/2010, anh Nguyễn Quốc Bảo, 33 tuổi, bị đánh chết trong trại tạm giam của công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Năm tháng sau, ông Nguyễn Phú Trung, 41 tuổi bị hai công an xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mĩ, Hà Nội đánh chết. Tám tháng sau, ngày 28/2/2011, ông Trịnh Xuân Tùng, 53 tuổi, bị trung tá Nguyễn Văn Ninh, công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội đánh gãy cổ ở bến ô tô Giáp Bát dẫn đến cái chết trong đau đớn. Đau đớn cho người đang chờ chết, càng đau đớn gấp bội cho người sống còn lương tâm. Người dân Hà Nội còn chưa nguôi ngoai, chưa thể vơi nỗi căm phẫn ghê tởm trước sự độc ác, nhẫn tâm giết người của viên trung tá công an Nguyễn Văn Ninh thì ngày 30/8/2012, công an xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội ngay trong buổi chiều bắt giam ông Nguyễn Mậu Thuận, 54 tuổi, vì xích mích với hàng xóm, đã đánh chết ông Thuận ngay trong trụ sở công an xã!
Nhà nước nào, xã hội đó. Nhà nước bạo lực tất tạo ra xã hội bạo lực. Những va chạm xích mích nhỏ từ trong gia đình đến ngoài xã hội đều giải quyết bằng bạo lực, bằng máu, bằng sự tước đoạt mạng sống của nhau. Cha giết con. Vợ giết chồng. Anh giết em. Người yêu giết người yêu... xảy ra hàng ngày trên khắp đất nước. Những cuộc thanh toán đẫm máu thường xuyên xảy ra trên đường phố, trong làng quê. Chú bé Lê Văn Luyện chưa đến tuổi thành niên lạnh lùng vung dao giết cả nhà bốn người chủ tiệm vàng để vơ một nắm vàng. Thời bạo lực Nguyễn Tấn Dũng đã sản sinh ra tội ác Lê Văn Luyện.
Đất nước của những bài dân ca, của những câu ca dao, thành ngữ chan chứa tình yêu thương: Thương Người như thể thương thân, bây giờ là đất nước của bạo lực, hận thù, của máu và nước mắt! Đất nước Việt Nam hiền hòa, gấm vóc của tôi ơi, có bao giờ đau đớn và tối tăm thế này chăng?
Văn minh tin học đã mang lại cho Con Người cuộc sống kì diệu, Với văn minh tin học, Con Người làm được những việc mà trước đây chỉ có thần thánh trong những câu chuyện cổ tích, thần thoại mới làm được. Con Người đã trở thành thần thánh. Được sống với những tiện nghi kĩ thuật do công nghệ thông tin mang lại, Con Người còn được sống trong những giá trị nhân văn cao cả. Quyền Con Người đã là phổ quát, là đương nhiên ở mọi xã hội. Nhưng trên đất nước Việt Nam thân yêu của tôi với ông Thủ tướng khinh trí tuệ, trọng bạo lực, giữa kỉ nguyên văn minh tin học, người dân Việt Nam vẫn chưa được sống kiếp Người, vẫn chỉ là bầy đàn, bầy ong, bầy kiến, vẫn phải sống trong bạo lực Trung Cổ. Quyền Con Người bình dị vẫn chỉ là thứ xa xỉ, vẫn là nỗi khao khát, mơ ước của người dân Việt Nam!
Tôi viết trong nghẹn ngào, đến đây nước mắt đã làm nhòe tất cả, tôi không thể viết được nữa!
-----------------------------------------------------------------------------------
* Bài nhận trực tiếp từ ông Phạm Đình Trọng. Tác giả Phạm Đình Trọng là nhà văn, từng là nhà báo quân đội kỳ cựu, đại tá Quân đội Nhân dân VN, hiện sống tại Sài gòn.
Nguồn: Blog Lê Diễn Đức (RFA)
Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012
Phạm Ðình Trọng - Thâu tóm đất đai
Phạm Ðình Trọng
Thâu tóm đất đai đã tàn phá cả cơ cấu, nền tảng xã hội, phá nát cả qui hoạch tổng thể, hợp lí của đất nước, gây nguy hại lớn lao và lâu dài gấp nhiều lần thâu tóm ngân hàng lại chưa được coi là tội phạm nên thâu tóm đất đai đã ngang nhiên diễn ra từ hàng chục năm nay và đang diễn ra quyết liệt, rộng khắp trên cả nước.
1. Hơn bốn mươi giờ sau khi ông Nguyễn Đức Kiên, người kinh doanh ngân hàng bị bắt, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liền lên tiếng trong phiên họp của Ban Chỉ đạo trung ương phòng chống tham nhũng, đòi hỏi cơ quan công an nhanh chóng điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh theo pháp luật bất cứ ai có hành vi vi phạm pháp luật nhằm thâu tóm ngân hàng gây mất ổn định hoạt động ngân hàng.
Một đòi hỏi, một chỉ đạo đúng đắn và đúng lúc. Nhưng thâu tóm ngân hàng gây rối loạn cả hệ thống ngân hàng chỉ vừa xảy ra gần đây và tội phạm này có tính cá biệt cao, rất ít người có thể phạm tội nên dễ bị phát hiện sớm và đấu tranh loại bỏ không phức tạp, không khó, không dây dưa kéo dài.
Những dự án hoành tráng được những nhóm lợi ích vẽ ra để thu hồi đất sống ổn định của người dân, thực chất những dự án đó chỉ nhằm thâu tóm đất đai để kinh doanh kiếm lời cũng làm rối loạn xã hội, gây thiệt hại cho dân cho nước không kém gì sự thâu tóm tiền bạc, thâu tóm ngân hàng.
2. Thâu tóm đất đai đã tạo ra dòng người dân oan khiếu kiện đất đai kéo dài vô tận trên cả nước và kéo dài vô tận trong thời gian, đã làm hư hỏng nhiều quan chức trong bộ máy nhà nước. Thâu tóm đất đai, một người đơn độc không thể làm được mà phải là cả một hê thống quyền lực nhà nước. Thâu tóm đất đai đã làm cho cả một hệ thống quyền lực nhà nước đối lập với dân, làm tha hóa bộ máy nhà nước, gây mất ổn định xã hội, thủ tiêu thế mạnh của những vùng đất đặc thù, làm mất mát, hao hụt, hoang phí rất lớn đất vàng, đất bạc của nông nghiệp, đẩy nhiều gia đình nông dân vào cảnh khốn cùng, không còn đường sống.
Thâu tóm đất đai đã tàn phá cả cơ cấu, nền tảng xã hội, phá nát cả qui hoạch tổng thể, hợp lí của đất nước, gây nguy hại lớn lao và lâu dài gấp nhiều lần thâu tóm ngân hàng lại chưa được coi là tội phạm nên thâu tóm đất đai đã ngang nhiên diễn ra từ hàng chục năm nay và đang diễn ra quyết liệt, rộng khắp trên cả nước.
Thu hồi đất nông trường Sông Hậu, chiếm đoạt đất sống ấm no, ổn định của hàng nghìn nông dân nông trường viên, tội phạm hóa người có công biến mảnh đất phèn hoang hóa nghèo đói thành đất sống tươi tốt, ấm no, xanh cây, ngọt trái. Việc thu hồi đất ngang trái ở nông trường Sông Hậu đã đẩy người Anh hùng mở đất trở thành tội phạm, thành dân oan. Việc thu hồi đất bất chấp kỉ cương và đạo lí đó thực chất cũng chỉ là thâu tóm đất đai, kinh doanh kiếm lời từ đất của một nhóm lợi ích.
Thâu tóm đất đai làm cho sân bay Tân Sơn Nhất không thể mở rộng để đón những chuyến bay quốc tế có nhu cầu quá cảnh đang ngày càng nhiều, làm mất đi một nguồn thu lớn ngoại tệ. Sân bay Tân Sơn Nhất còn hàng trăm hecta đất trống nhưng không thể mở rộng đường băng, bãi đỗ máy bay vì đất trống trong sân bay đã bị nhóm lợi ích đầy quyền lực chiếm giữ để họ kinh doanh sân golf và biệt thự.
Việc cưỡng chế đất đai phi pháp ở Tiên Lãng, Hải Phòng, cưỡng chế bằng máu, đưa công an, quân đội, đưa súng lớn, súng nhỏ ra đối đầu với một gia đình nông dân hiền lành chỉ chí thú lấn biển mở đất nuôi chí làm ăn vì dân giầu, nước mạnh. Thu hồi phi pháp mảnh đất lấn biển bằng mồ hôi và máu của gia đình người nông dân lam lũ Đoàn Văn Vươn thực chất cũng chỉ là thâu tóm đất đai của một nhóm lợi ích của chính quyền địa phương Hải Phòng.
Để có đất xây cất khu đô thị Ecopark ở Văn Giang, Hưng Yên, kinh doanh căn hộ cao cấp kiếm lời lớn, để thâu tóm được 500 ha đất phù sa màu mỡ bậc nhất của đồng bằng Bắc Bộ do con sông Hồng bồi lắng từ hàng triệu triệu năm mới tạo nên, để chiếm được mảnh đất sống từ ngàn đời nay của những gia đình nông dân ở Văn Giang, Hưng Yên, nhà đầu tư đã liên kết với cả một hệ thống quyền lực mạnh từ trung ương tới địa phương và cả hệ thống quyền lực mạnh đó đã ngang nhiên vi phạm hàng loạt điều luật của luật pháp hiện hành để thâu tóm đất đai cho những nhà đầu tư nhiều tiền, nhiều tham vọng làm giầu bằng chiếm đoạt cơ nghiệp, chiếm đoạt nguồn sống của người nông dân, làm giầu trên sự khốn cùng của người nông dân.
Nghe ông Thứ trưởng của bộ quản lý đất đai đối thoại với những người nông dân Văn Giang mất đất càng thấy rõ cơ quan quản lí đất đai đã đứng hẳn về phía nhà đầu tư khát đất, dùng quyền lực nhà nước thâu tóm đất sống của người nông dân cho nhà đầu tư kinh doanh nhà, đất. Quyền lực đó đã biến mối quan hệ mua bán bình đẳng giữa nhà đầu tư cần mua đất và người nông dân có đất thành mối quan hệ mệnh lệnh hành chính bất bình đẳng giữa cơ quan quản lí nhà nước và người dân chịu sự quản lí. Quyền lực đó đã ngụy trang cho việc kinh doanh bất động sản đơn thuần được mang một danh nghĩa mĩ miều: Dự án này là dự án đổi đất lấy hạ tầng, là lợi ích công cộng, ở góc độ nào đó cũng là lợi ích quốc gia!
3. Luật đất đai đã tước đoạt quyền làm chủ của người nông dân trên mảnh đất hương hỏa cha ông để lại, đã biến “tấc đất tấc vàng” của đau con xót của người nông dân thành đất chùa, thành “sở hữu toàn dân”! Luật đất đai lại giao đất chùa đó cho “nhà nước thống nhất quản lí”! Và quan chức nhà nước được quyền quản lí đất đai đã hối hả và quyết liệt thâu tóm đất sống của người nông dân cho những dự án kinh doanh thu lãi khẳm của nhà đầu tư, lạnh lùng bỏ mặc sự khốn cùng của người nông dân.
Thâu tóm đất đai cho những dự án của những ông chủ, bà chủ kinh doanh nhà đất là cách làm giầu nhanh nhất, dễ nhất, là sự tham nhũng nhanh nhất, dễ nhất, và cũng là sự tha hóa nhanh nhất, dễ nhất của quyền lực.
Khi luật đất đai vẫn còn có điều luật “Đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lí” thì tội phạm thâu tóm đất đai vẫn chưa bị vạch mặt chỉ tên, thì sự tham nhũng dễ nhất, nhanh nhất bằng đất đai còn diễn ra rộng khắp, thì quyền lực còn bị tha hóa dễ nhất, nhanh nhất bởi đất đai. Và quyền lực đó sẽ ngày càng đối lập với dân tất yếu dẫn đến bùng nổ, dân phải nổi can qua!
Đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng, ở Vụ Bản, Nam Định, ở Văn Giang, Hưng Yên, ở Sông Hậu, Cần Thơ đang nóng bỏng dưới chân. Với hiện thực đang diễn ra, quyền lực đang ráo riết thâu tóm đất ở khắp nơi, cả dải đất Việt Nam yêu thương, nơi nào đất cũng đang nóng bỏng dưới chân.
---------------------------------------------------------
* Bài viết được tác giả, nhà văn Phạm Đình Trọng, hiện sống tại Sài Gòn, gửi trực tiếp cho Lê Diễn Đức - RFA Blog
Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012
Phạm Ðình Trọng - Vơi đầy với Campuchia (Tiếp theo và hết)
Phạm Ðình Trọng
Những thông tin xác thực từ thượng tá Tuấn, thượng tá Xuân, đại úy Điều, chuyện kể của trung úy, thuyền phó Nguyễn Hồng Sâm tàu 215 đã cho tôi hình dung được đầy đủ, chân thực trận đánh khó khăn, nhiều mất mát để giành Sihanoukville từ tay Khmer Đỏ.
Đêm 6.1.1979, mở màn chiến dịch đánh Sihanoukville bằng tiếng súng của đại đội đặc công đánh chiếm trận địa pháo bảo vệ bờ biển của Khmer Đỏ và tiếng nổ của pháo 130 nòng dài từ bắc đảo Phú Quốc bắn sang những căn cứ Khmer Đỏ ở Kampong Som. Ngoài biển, lực lượng tàu chiến đấu tạo thành vành đai ngăn chặn tàu Khmer Đỏ từ quân cảng Ream, từ cảng Sihanoukville đánh ra, bảo vệ bãi đổ quân của lữ đoàn 126 và lữ đoàn 101 lính thủy đánh bộ. Tàu 215 và tàu 203 chốt chặn hướng chủ yếu. Tàu 199 và tàu 613 còn là đài trinh sát pháo binh, quan sát điểm rơi của đạn pháo để trận địa pháo trên đảo Phú Quốc điều chỉnh tầm bắn. Tàu HQ05 chốt ở ngoài cùng.
Sự cố
xảy ra khi mới đổ được ba tiểu đoàn lính thủy đánh
bộ cùng một số xe tăng, xe lội nước lên chân núi
Bokor thì nước triều lên ngập bãi đổ quân, tàu đổ
quân đành rút ra. Còn lữ đoàn 101, ba tiểu đoàn của lữ
đoàn 126 và số lớn xe, pháo, ô tô chở quân chưa lên
được.
Cuộc đổ
quân đang diễn ra thì cuộc đụng độ trên biển bắt
đầu. 22 giờ 30, kì hạm 203 chỉ thị mục tiêu và tàu
215 cũng phát hiện bốn tàu Khmer Đỏ từ hướng quân
cảng Ream lao đến. Nhìn hướng tiến, biết chúng có ý
định đột phá vào khoảng giữa tàu 215 và kì hạm 203
để vào bãi đổ bộ của lực lượng lính thủy đánh
bộ Việt Nam. Đến cự li tầm bắn có hiệu quả, chiếc
đi đầu xối xả nã đạn về phía tàu 215 và tàu 203. Kì
hạm 203 lệnh cho tàu 215 di chuyển để lưới lửa của
tàu 203 và tàu 215 đan chéo cánh xẻ vào chiếc tàu Khmer
Đỏ đi đầu. Một loạt đạn 37 li của tàu 215 quất
trúng mục tiêu, chiếc tàu Khmer Đỏ chạy chậm lại và
không ổn định hướng rồi chìm nghỉm. Ba chiếc còn lại
quay đầu tháo chạy.
Gần sáng
ngày 7.1.1979, nhiều tiếng nổ dữ dội ở hướng tàu
HQ05 chốt chặn. Kì hạm 203 lệnh cho tàu 215 cùng tiến về
phía tiếng súng. Trời sáng rõ, tàu 215 nhận ra bốn tàu
100 tấn cao tốc của Khmer Đỏ quây đánh tàu HQ05. Tàu
cao tốc của Khmer Đỏ có tốc độ 38 hải lí giờ, gần
gấp đôi tốc độ tàu HQ05 của Việt Nam chỉ 20 hải lí
giờ. Tàu 215 và 203 cùng nổ súng thu hút tàu Khmer Đỏ.
Bị đánh trả từ hai hướng, tàu Khmer Đỏ không còn ở
thế chủ động tấn công, tốc độ cao không còn là ưu
thế nữa. Bây giờ hỏa lực sẽ quyết định mà hỏa
lực thì các tàu Hải quân Việt Nam áp đảo. Hai tàu
Khmer Đỏ bị trúng đạn bỏ chạy, hai chiếc còn lại
phải chạy theo. Kì hạm 203 lệnh cho 215 truy kích. Đang
tăng tốc đuổi theo chiếc tàu Khmer Đỏ dính đạn chạy
sau thì tàu 215 chết máy khựng lại. Lập tức, hai tàu
Khmer Đỏ quay lại quây đánh tàu 215. Khi tàu 203 giải
cứu, đánh đuổi tàu Khmer Đỏ thì tàu 215 đã bị thương
tích nặng nề. Hai pháo thủ của khẩu 37 li, một hàng
hải và một cơ điện hi sinh. Thuyền trưởng Nguyễn
Thiện Doanh, thuyền phó Đỗ Văn Thành, chính trị viên Lê
Đình Khuyến, hai cơ điện Tạ Văn Chương, Lê Hồng Quyên
bị thương nặng.
Nhưng
thương vong nặng nhất lại là cuộc chiến trên đất
bằng. Ba tiểu đoàn của lữ đoàn 126 cùng một phần sở
chỉ huy lữ đoàn vừa đổ bộ lên chân núi Bokor, chưa
kịp tập hợp đội hình thì pháo Khmer Đỏ dập xuống.
Từ trong bóng đêm của dải rừng bao quanh, những tên
lính áo đen của man rợ, của chết chóc, như từ bóng
đêm trung cổ ào ra. Thiếu tá tham mưu trưởng lữ đoàn,
đại úy trưởng ban tác chiến, trung úy Vũ Hiến phóng
viên báo Hải
quân hi
sinh. Cả tổ đài thông tin vô tuyến điện của sở chỉ
huy đều bị thương vong. Thượng tá Luật chính ủy lữ
đoàn 126 bị thương được những người lính thân cận
bên ông dìu chạy vào rừng.
Trong tình
thế nếu cứ chôn chân ở chân núi Bokor đợi đổ xong
quân, đợi xe pháo, đợi có chỉ huy thì sẽ là tấm bia
sống cho những nòng súng Khmer Đỏ, vì thế rạng sáng
ngày 7.1.1979, một tiểu đoàn trưởng của lữ đoàn 126
đã đưa quân lên 12 xe tăng và xe bọc thép đơn độc
tiến đánh Sihanoukville. Một ngày một đêm chiến đấu,
chỉ còn vài người sống sót chạy vào rừng, tiểu đoàn
bị xóa sổ.
Theo
phương án tác chiến, lực lượng mạnh của hải quân
gồm lữ đoàn 126 và lữ đoàn 101 lính thủy đánh bộ từ
chân núi Bokor theo con đường số Ba ven biển đánh chiếm
Veal Renh rồi theo đường số Bốn đánh vào cảng
Sihanoukville và quân cảng Ream. Nay cuộc chiến đang quyết
liệt mà lực lượng Hải quân Việt Nam tham chiến vẫn
chưa đổ bộ xong quân mà lại phải chia lực lượng đi
tìm quân thương vong tan tác trong rừng, lại không còn nắm
thế chủ động nữa! Sư đoàn bộ binh 304 được tung vào
trận đánh Sihanoukville trong tình thế đó.
Trong đội
hình Quân đoàn 2 ở hướng thứ yếu, sư đoàn 304 là lực
lượng dự bị chiến dịch. Sư đoàn sẽ là lực lượng
đánh vào Phnom Penh trong đợt hai, đợt ba, nếu cuộc
chiến ở Phnom Penh phải kéo dài. Trước sức tấn công
của các sư đoàn thiện chiến Việt Nam, quân Khmer Đỏ ở
hướng phòng thủ phía Đông nhanh chóng vỡ trận, Quân
đoàn 4 Việt Nam tiến rất nhanh vào Phnom Penh. Ngày
7.1.1979 Quân đoàn 4 đã làm chủ Phnom Penh. Sư đoàn 304
liền được điều đi chi viện cho mặt trận Kampong Saom.
Ngày 8.1.1979 trung đoàn bộ binh 9 cùng lữ đoàn xe tăng
203 giải phóng Ream. Ngày 9.1.1979, trung đoàn bộ binh 66
cùng với Hải quân đánh chiếm xong Sihanoukville. Ngày hôm
sau, 10.1.1979, chiếc xe jeep của trung đoàn 66 đã đưa tôi
từ Sihanoukville lên sở chỉ huy sư đoàn 304 ở thị xã
Kampong Saom.
Hai ông
bạn họa sĩ cùng đi chiến dịch với tôi đã về Sài
Gòn trước rồi. Tối 30.1.1979, tôi đeo ba lô xuống tàu
683 khi những người lính vẫn đang hối hả chuyển những
hòm đạn từ tàu lên cảng. Bốc hết đạn lúc nào, tàu
sẽ nhổ neo về Sài Gòn lúc đó. Đến nửa đêm, còn gần
100 tấn đạn dưới tàu nhưng tàu được lệnh dừng bốc
đạn để đưa thi thể thượng tá chính ủy Luật về
nước ngay trong đêm. Thi thể thượng tá Luật cùng thi
thể hai chiến sĩ được bọc trong nhiều lớp túi ni lông
đặt ở mũi tàu. 1 giờ 30 đêm, tàu rời cảng
Sihanoukville. Chiều hôm trước, 29.1.1979, mũi xục xạo
trong rừng của trung tá Trịch tìm thấy nhóm người đi
với thượng tá Luật nhưng thượng tá Luật đã chết
trước đó mười ngày, từ ngày 19.1.1979.
Tàu không
về Sài Gòn mà về Phú Quốc. Nằm trong buồng hàng hải
trên tàu, tôi đã thức trọn đêm. Gió biển ù ù vật vã
thổi vào căn buồng hẹp tôi nằm đưa tôi trở về với
tiếng gió ù ù thổi trong câu thơ Chinh
phụ ngâm, ù
ù thổi trong lịch sử Việt Nam:
Hồn tử sĩ gió ù ù thổi / Mặt chinh phu trăng dõi dõi
soi. Tự
nhiên tôi thấy cay cay nơi sống mũi và nước mắt lấp
xấp ướt mi. Những người lính Việt Nam thời Chinh
phụ ngâm đổ
máu để giữ gìn mảnh đất Việt Nam yêu thương. Những
người lính Việt Nam hôm nay còn đổ máu vì sự bình yên
của cây thốt nốt, vì những giá trị của sử thi đá
thăm thẳm ở đền đài Angkor.
Mờ sáng,
tôi lại nhìn thấy cảng An Thới nhưng không thấy con tàu
215 thương tích đầy mình ở cầu cảng nữa. Ba người
lính hi sinh được đưa lên bờ khâm liệm nhưng chỉ có
thượng tá Luật trong chiếc quan tài mộc không sơn vẽ,
còn tươi màu gỗ rừng Phú Quốc cùng về Sài Gòn với
chúng tôi trong chuyến máy bay lên thẳng bay từ sân bay dã
chiến An Thới về sân bay Tân Sơn Nhất.
3.
Thương thân cây, thương phận người
Chân tôi
thong thả đi dạo trên đường phố Phnom Penh mà tâm tưởng
tôi bồi hồi đi dạo trong kí ức về những năm tháng
cuộc đời tôi để lại ở đất nước này. Ở tuổi
ngoài sáu mươi tìm về tuổi ngoài hai mươi để nhận ra
nhiều điều trước đây chưa thể nhận ra. Ở nơi xứ
người nhớ về một thời lịch sử nghiệt ngã của đất
nước mình để cứ phải ngậm ngùi liên tưởng chuyện
xứ người, chuyện xứ mình.
Phụ
trách một cụm đài vô tuyến điện thuộc Bộ Tư lệnh
mặt trận Tây Nguyên thời chiến tranh Việt Nam, tôi đã
nhiều lần qua lại mảnh đất đông bắc Campuchia, vùng
Mondolkiri, Katanakiri, Stung Treng, nhiều lần tắm sông
Serepok, sông Sesan, những dòng sông khởi nguồn từ dãy
Trường Sơn, chảy về phía tây, đổ nước vào sông
Mekong, hàng ngày uống nước những dòng suối đầu nguồn
của sông Serepok, sông Sesan. Nhiều sáng thức dậy ra sông
Serepok thấy cá nổi phơi bụng trắng xóa dạt vào mép
nước trên khúc sông dài hàng trăm mét. Nhìn cá chết
biết được mức độ bom Mĩ đánh phá những bến sông
trên thượng nguồn đêm trước. Sau chuyến theo tàu Hải
quân đi từ đảo Phú Quốc đến cảng Sihanoukville, tôi
lại có chuyến ngồi xe ca quân sự của Cục Vận tải,
Tổng cục Hậu cần xuất phát từ đường Ngô Quyền,
quận Năm, Sài Gòn đến Phnom Penh.
Tôi đã
sống với đất nước Campuchia cả những ngày bom đạn,
cả những ngày bình yên nhưng những kỉ niệm sâu sắc
nhất của tôi về đất nước của những cây thốt nốt
hiền hòa đều là những kỉ niệm không bao giờ phai mờ
về những ngày chiến tranh khốc liệt vậy mà đất nước
này vẫn để lại cho tôi cảm giác về sự hiền hòa,
bình yên. Những can qua máu lửa đều từ bên ngoài đưa
đến cho người dân Khmer hiền lành, hồn hậu, cởi mở,
giàu lòng yêu thương. Thời Việt Nam mịt mù bom đạn,
những người lính chúng tôi phải dạt sang nương náu
dưới những cánh rừng đông bắc Campuchia cũng là nương
náu trong sự hồn hậu, cởi mở đó.
Định
mệnh đã đưa hai dân tộc Việt Nam và Campuchia chậm chân
trên con đường phát triển cùng chung số phận là thuộc
địa của nước Pháp phát triển. Số phận chung đó đã
đưa những người đấu tranh giành độc lập của hai dân
tộc Việt Nam và Campuchia đến với nhau và cùng lạc vào
chủ nghĩa cộng sản thời chủ nghĩa cộng sản như hi
vọng, như mở ra cánh cửa đến thiên đường tưởng là
có thật của loài người khổ đau. Những người đấu
tranh giành độc lập cho Campuchia bị Pháp bắt giam chung
với những người cộng sản Việt Nam trong nhà tù khắc
nghiệt Côn Đảo đã tiếp thu lí thuyết cộng sản đầy
hấp dẫn: xóa bỏ bất công và bóc lột, qua những người
cộng sản Việt Nam và họ là những người Campuchia hiếm
hoi đầu tiên trở thành những đảng viên Đảng Cộng
sản Đông Dương.
Đầu năm
1951, trong rừng Việt Bắc, những người cộng sản Việt
Nam đổi tên Đảng Cộng sản Đông Dương thành Đảng
Lao động Việt Nam thì tháng Chín, năm đó, những người
cộng sản Campuchia thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng
Khmer và nhà sư Achar Mean, còn có tên là Sơn Ngọc Minh,
trở thành Chủ tịch đảng. Ở Việt Nam đã có vài cơ
sở công nghiệp sơ khai, vài mỏ than, vài xưởng dệt,
xưởng cơ khí sửa chữa, tạo ra một đội ngũ thợ
thuyền nhỏ bé, nghèo khổ thì Đảng Lao động Việt Nam
tự nhận là đảng tiền phong của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động. Campuchia chưa có cơ sở công nghiệp,
chưa có bóng dáng đội ngũ công nhân nhưng theo “bài văn
mẫu” là Cương lĩnh Đảng Lao động Việt Nam, Cương
lĩnh Đảng Nhân dân Cách mạng Khmer cũng tuyên xưng: Đảng
không phải là đảng tiên phong của giai cấp công nhân
nhưng là đảng tiên phong của những người yêu nước và
tiến bộ.
Nhưng
những người cộng sản Khmer còn quá ít ỏi lại từ
những nguồn khác biệt nhau, mang tư tưởng, hướng nhìn
khác nhau, nguồn sư sãi, trí thức trong nước, nguồn đi
học từ nước ngoài trở về, tạo thành những nhóm,
những vùng hoạt động khác nhau, không có sự phối hợp,
kết nối, chia sẻ, tổ chức cộng sản Khmer chưa trở
thành một lực lượng chính trị của xã hội Campuchia.
Vì thế Hiệp định Genève năm 1954 đã dành cho những
người cộng sản Việt Nam nửa đất nước ở miền Bắc,
những người cộng sản Lào được hai tỉnh Sầm Nưa và
Phong Sa Ly, còn những người cộng sản Campuchia thì trắng
tay, không thước đất đứng chân. Chủ tịch đảng Sơn
Ngọc Minh cùng đội quân vũ trang nhỏ bé của ông có một
quá trình gắn bó với những người cộng sản Việt Nam
phải theo đội quân chống Pháp ở Nam Việt Nam tập kết
ra miền Bắc Việt Nam.
Số người
cộng sản Campuchia ở lại trong nước đều là những
người ở tầng lớp trên, phần lớn đều đã sang Pháp
học hành trở về như Saloth Sar, Ieng Sary… Sau này Saloth
Sar được gọi với tên Pol Pot nổi tiếng. Tư tưởng
không đồng điệu, số lượng đã ít ỏi, sau Hiệp định
Genève năm 1954 lại có những người quay đầu về với
chính quyền của nhà vua Norodom Sihanouk, hưởng bổng lộc
Hoàng gia. Số người còn lại phải tổ chức lại đảng.
Trong hai ngày cuối cùng của tháng Chín năm 1960, đại hội
thành lập Đảng Cộng sản Campuchia đưa Tou Samoth lên
Tổng Bí thư, Pol Pot, Ieng Sary đều trong nhóm nắm quyền
lực cao nhất của đảng là Ban Thường vụ. Năm 1963 Tổng
Bí thư Tou Samoth mất tích bí ẩn trên đường từ Hà Nội
trở về. Lập tức vị trí Tổng Bí thư đảng về tay
Pol Pot.
Với cớ
củng cố đảng, Pol Pot, Ieng Sary thúc giục Việt Nam đưa
Sơn Ngọc Minh sang Trung Hoa chữa căn bệnh mãn tính bình
thường mà nhiều người có tuổi vẫn mang là bệnh huyết
áp đôi lúc cao lên chút ít, để Sơn Ngọc Minh có sức
khỏe trở về Campuchia tham gia lãnh đạo Đảng Cộng sản
Campuchia. Nhưng ngày trở về Campuchia của người sáng lập
Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia Sơn Ngọc Minh không bao
giờ có! Sang Trung Hoa chỉ ít ngày sau Sơn Ngọc Minh phải
nhận cái chết âm thầm khi mới 52 tuổi, một cái chết
oan nghiệt như cái chết không tăm tích của Tổng Bí thư
Tou Samoth!
Từ đây,
những người lãnh đạo cộng sản Campuchia gần gũi, gắn
bó với Việt Nam đều lần lượt bị thủ tiêu, những
người đi với Sơn Ngọc Minh sớm muộn đều bị Pol Pot,
Ieng Sary giết hại. Vân Minh theo Sơn Ngọc Minh ra Hà Nội
được đi học trường điện ảnh thành nhà quay phim và
anh đã làm việc nhiều năm ở xưởng phim Quân đội Nhân
dân Việt Nam. Trong cao trào kháng chiến của lực lượng
Pol Pot được gọi là Khmer Đỏ chống lại chính quyền
Phnom Penh của Non Nol, Vân Minh trở về Campuchia tham gia
kháng chiến trong đội quân Khmer Đỏ nhưng khi Khmer Đỏ
giành được chính quyền, Vân Minh liền bị tống vào
ngục Tuol Sleng. Nhờ biết quay phim chụp ảnh, anh được
chúa ngục Khang Khek Ieu giao cho việc chụp ảnh những
người tù trước khi họ bị giết. Nhờ thế anh còn sống
sót và nhà ngục Tuol Sleng ngày nay còn bộ ảnh tố cáo
tội ác Khmer Đỏ.
Từ đây,
toàn bộ quyền lực Đảng Cộng sản Campuchia, quyền lực
Khmer Đỏ đã nằm gọn trong tay những người Khmer gốc
Hoa: Pol Pot, Ieng Sary, Khieu Samphan, Nuon Chea, Ta Mok, Khang Khek
Ieu…
Với dòng
máu Trung Hoa trong người, với súng đạn Trung Hoa trong
tay, với tư tưởng Trung Hoa thời Mao Trạch Đông trong
nhận thức: Lấy nông thôn bao vây thành thị, lấy nông
dân tiêu diệt trí thức, tiêu diệt tư sản thành phố,
Pol Pot, Ieng Sary đã đưa dân tộc Campuchia vào địa ngục
tự hủy diệt. Hủy diệt dân tộc Campuchia. Hủy diệt
nền văn minh Angkor. Gieo thảm họa diệt chủng cho dân tộc
Campuchia đều là những người Campuchia, những thủ lĩnh
cộng sản Khmer và đội quân Khmer Đỏ mặc áo đen nhưng
họ chỉ là công cụ, là con rối dưới sự điều khiển
từ nước ngoài.
Là trung
đoàn phó quân Khmer Đỏ, Hun Sen nhận ra được bụng dạ,
đầu óc của lãnh đạo Khmer Đỏ, đó chính là bụng dạ,
đầu óc của những người làm Cách mạng Văn hóa ở
Trung Hoa. Khmer Đỏ chính là những người mang Cách mạng
Văn hóa ở Trung Hoa về thực hiện ở Campuchia nhưng ở
mức độ sâu rộng hơn, man rợ hơn, đẫm máu hơn. Cách
mạng Văn hóa ở Trung Hoa chỉ là cuộc thanh trừng nội
bộ trong giới lãnh đạo, trong bộ máy đảng và nhà
nước. Phe phái cầm quyền phát động sức mạnh quần
chúng diệt trừ phe phái khác. Khmer Đỏ ở Campuchia vừa
sắt máu thanh trừng nội bộ, vừa tàn bạo thanh trừng
cả dân tộc để dân tộc Khmer chỉ còn một loại người
là nông dân và xã hội Campuchia trở về thời cổ đại,
không trường học, không buôn bán, không chợ búa, không
tiền tệ. Với Khmer Đỏ, dân trí thức, dân công chức,
dân thành thị chỉ là loại người ăn bám vào giọt mồ
hôi của người nông dân, phải đưa loại người ăn bám
đó về nông thôn lao động cải tạo và loại bỏ, thủ
tiêu dần. Cả đất nước Campuchia hiền hòa trở thành
một trại cải tạo khổng lồ, một địa ngục thời
trung cổ, một cánh đồng chết mênh mông. Cái chết từng
giờ từng phút đến với người dân Campuchia hiền hậu
đang lao động khổ sai trên cánh đồng chết đó.
Hàng ngày
trung đoàn phó Hun Sen phải chứng kiến lũ lính trẻ mười
ba, mười bốn tuổi, mù chữ, vừa rời đồng ruộng cầm
khẩu súng trở thành lính Khmer Đỏ, thản nhiên dùng rìu,
dùng cuốc bổ xuống đầu người dân, say mê, thích thú
như một trò chơi. Dù giấu kín thái độ, tình cảm ghê
tởm tội ác Khmer Đỏ nhưng trung đoàn phó Hun Sen cũng
biết rằng cuộc thanh trừng nội bộ đẫm máu của Khmer
Đỏ sớm muộn cũng nhằm vào anh. Đã có nhiều chỉ huy
trung đoàn, sư đoàn đột ngột bị điều đi học, đi
công tác rồi mất tích luôn. Phải tìm đường cứu bản
thân và cứu nhân dân Campuchia, ngày 21, tháng sáu, năm
1977, Hun Sen chia tay người vợ trẻ Bun Rany đang mang thai
tháng thứ năm, chạy sang Việt Nam.
125 người
Campuchia cùng cảnh ngộ như Hun Sen gặp nhau ở Việt Nam
thành lập nên Đoàn 125, tổ chức ban đầu của lực
lượng vũ trang cứu nước Campuchia. Đoàn 125 do Hun Sen làm
chỉ huy trưởng là ý chí khao khát sống của dân tộc
Campuchia đã cất lên tiếng kêu cứu của dân tộc
Campuchia với loài người trước họa diệt chủng của
Khmer Đỏ, trước sự hủy diệt của Cách mạng Văn hóa
ở Campuchia. Việt Nam đã nuôi dưỡng, trang bị cho Đoàn
125. Việt Nam đã lắng nghe và đáp ứng tiếng kêu cứu
của dân tộc Campuchia, tiếng kêu cứu của nền văn minh
Angkor.
Cùng quân
đội Việt Nam, Hun Sen trở về quê hương giải phóng
Campuchia khỏi họa Khmer Đỏ diệt chủng khi Hor Namhong,
một quan chức ngoại giao của chính quyền Non Nol đang là
người tù của Khmer Đỏ đợi ngày nhận cái chết. Ngày
nay Hun Sen là Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Campuchia
và Hor Namhong là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ
Ngoại giao.
Không
phải chỉ có Hun Sen và Hor Namhong, tất cả những người
đang nắm giữ những vị trí trọng yếu trong Đảng Nhân
dân Campuchia cầm quyền, trong chính quyền nhà nước và
trong lực lượng vũ trang Campuchia đều có cảnh ngộ cuộc
đời, có xuất xứ như Thủ tướng Hun Sen và Phó Thủ
tướng Hor Namhong. Nhắc lại điều này để thấy rằng
trên thế giới ngày nay không có nhà nước nào, không có
nhân dân nước nào gắn bó máu thịt với nhân dân
Việt Nam, với đất nước Việt Nam như nhà nước và
nhân dân Campuchia hôm nay. Nhà nước đó đã ra đời, nhân
dân đất nước đó đã sống lại từ máu người lính
Việt Nam, từ sự nhường cơm, sẻ áo của nhân dân Việt
Nam. Nhắc lại điều này cũng không nhằm kể lể công
lênh của nhân dân Việt Nam với nhân dân Campuchia mà để
nhận ra tầm vóc, bản lĩnh, nhận ra tấm lòng của những
người lãnh đạo nhà nước Campuchia hôm nay với nhân
dân, với đất nước của họ.
Dù nhà
nước Campuchia hôm nay ra đời từ máu của những người
lính Việt Nam, dù nhà nước Campuchia hôm nay gắn bó và
biết ơn những người cộng sản Việt Nam thì nhà nước
Campuchia trước hết vẫn phải vì người dân Campuchia, vì
đất nước Campuchia, vì nền văn minh Angkor rực rỡ.
Vì nhân
dân Campuchia hiền hòa, vì đất nước Campuchia thanh bình,
từ năm 1991, những người lãnh đạo Campuchia đã đổi
tên đảng sôi sục cách mạng, Đảng Nhân dân Cách mạng
Campuchia, thành Đảng Nhân dân Campuchia, một tên gọi bình
dị, quen thuộc, thân thiết với người dân Campuchia. Trả
cách mạng về với những tham vọng, những mưu đồ, nơi
đã mang can qua đến cho nhân dân Campuchia. Có một nhà
nước vì dân, nhân dân Campuchia hiền hòa không cần cách
mạng đổ máu, không cần đấu tranh giai cấp, phân chia
người dân hiền lành ra thành những giai cấp đối kháng,
đưa hận thù giai cấp vào cuộc sống bình yên.
Vì quyền
con người của nhân dân Campuchia, vì cuộc sống muôn màu,
muôn vẻ của đất nước Campuchia, từ năm 1993, những
người lãnh đạo Campuchia chấp nhận phần khó về mình,
chấp nhận cạnh tranh chính trị để cuộc sống phát
triển lành mạnh, từ đó Campuchia có đa đảng. 57 đảng
nói tiếng nói của 14 triệu dân, tiếng nói của tất cả
các khuynh hướng chính trị, của mọi trào lưu tư tưởng
nhưng số đông người dân Campuchia vẫn nhận ra Đảng
Nhân dân Campuchia với Chủ tịch đảng Chea Sim và Phó Chủ
tịch đảng Hun Sen là đảng của họ, đảng tồn tại vì
dân tộc, vì đất nước Campuchia nên họ đã dồn phiếu
bầu cho Đảng Nhân dân Campuchia trong những cuộc bầu cử
Quốc hội và cuộc bầu cử nào Đảng Nhân dân Campuchia
cũng giành được nhiều ghế nhất để trở thành đảng
cầm quyền. Dù đa đảng nhưng với người dân Campuchia
vẫn chỉ có một đảng, Đảng Nhân dân Campuchia. Được
cuộc sống chấp nhận, được nhân dân tin cậy, Đảng
Nhân dân Campuchia tồn tại tự nhiên, hài hòa cùng cuộc
sống thanh bình của nhân dân, của đất nước Campuchia,
không cần sự áp đặt của điều bốn Hiến pháp, không
cần đổ quá nhiều tiền thuế của dân ra nuôi đội
quân khổng lồ “công an nhân dân chỉ biết còn đảng
còn mình” bảo kê cho đảng.
Đảng
Nhân dân Campuchia cũng có cội nguồn từ Đảng Cộng sản
Đông Dương, cũng theo đuổi lí tưởng cộng sản của
học thuyết Marx – Lenin và định mệnh đã đưa những
người lãnh đạo Đảng Nhân dân Campuchia hôm nay có số
phận gắn bó máu thịt với những người cộng sản Việt
Nam. Nhưng họ không lú lẫn trói chặt số phận dân tộc
Campuchia vào học thuyết Marx – Lenin lầm lạc và tội
lỗi. Họ không vì ơn nghĩa mà mê muội đánh mất mình
để trở thành cái bóng của những người cộng sản
Việt Nam, để số phận dân tộc Campuchia trở nên bất
trắc, bấp bênh, bé bỏng, phụ thuộc vào nước khác như
số phận dân tộc Việt Nam bị Đảng Cộng sản Việt
Nam trói chặt vào học thuyết Marx – Lenin tai ương, như
Đảng Cộng sản Việt Nam bị cái bóng của Đảng Cộng
sản Trung Hoa trùm lên để đến nỗi phải cắt đất,
cắt biển dâng cho đế quốc Trung Hoa, nhục nhã phản bội
lại máu xương dựng nước của cha ông, nhu nhược, hèn
nhát bôi nhọ trang sử giữ nước hào hùng của cha ông,
để đến nỗi lính Trung Hoa tràn qua cả dải biên cương
vào đất Việt Nam giết hàng vạn dân Việt Nam, đưa tàu
chiến vào biển Việt Nam bắn giết cướp bóc dân Việt
Nam mà ở thủ đô Hà Nội lãnh đạo nhà nước Việt Nam
vẫn thành kính làm lễ rập đầu nhớ ơn quân giải
phóng nhân dân Trung Hoa!
Lang thang
trên đường phố Phnom Penh tôi chỉ thấy bảng hiệu buôn
bán, bảng chữ quảng cáo hàng hóa, không một khẩu hiệu,
không một pano hô hào, hò hét chính trị. Đường phố
thoáng đãng, nhẹ nhõm, thiên nhiên được phô bày hết
cái đặc sắc, cái dáng vẻ riêng của một vùng đất. Ở
thành phố Seam Reap tôi thấy hai hàng thốt nốt óng ả
trên đoạn phố san sát những khách sạn. Ông Toly nói
rằng cây thốt nốt là cây quí của Trời ban tặng cho
người Campuchia. Sáu tháng mùa mưa, nửa thân cây ngập
trong nước lũ, thốt nốt vẫn sống khỏe khoắn. Sáu
tháng mùa khô, không một giọt nước mưa, đất khô cháy,
cỏ cũng không sống nổi, phơi mình giữa cánh đồng
chang chang nắng đốt, cây thốt nốt vẫn xanh tươi. Hoa
thốt nốt vẫn nở và cây vẫn vặn mình vắt ra dòng
nước ngọt mát nuôi con người. Cây của Trời ban tặng
nên cây tự gieo hạt, tự nảy mầm mọc lên, không ai
trồng. Nhưng hai hàng thốt nốt thằng tắp, cách quãng
đều nhau trên đường phố ở Seam Reap thì rõ ràng do
người trồng.
Cây thốt
nốt mọc trên cánh đồng dáng gày guộc, nhọc nhằn vươn
lên cao, tán lá khô xác như cố thu nhỏ lại tránh cái
nắng đổ lửa. Cây thốt nốt mọc trên đường phố
Seam Reap dáng đậm đà, phổng phao, tán lá xanh tốt như
cố xòe rộng ra. Cây thốt nốt lặng lẽ trên cánh đồng
như dáng người đàn ông Khmer cởi trần, đen cháy, gân
guốc và bền bỉ với đất đai. Cây thốt nốt lao xao
gió trên đường phố Seam Reap như cô gái Khmer dịu dàng
trong tấm xà rông nền nã, duyên dáng. Nhìn cây thốt nốt
trên đường phố Seam Reap, nhìn cây phượng vĩ trên đường
phố Pnom Penh được thực sự là cây của đất trời,
được hồn nhiên khoe hết dáng uyển chuyển của cây,
được phô hết màu xanh mướt mát của sự sống, như cô
gái được kiêu hãnh khoe đường nét uyển chuyển của
cơ thể, được phô nhan sắc rực rỡ của tuổi thanh
xuân, tôi lại thương cho những hàng cây trên đường phố
Việt Nam chỉ là những cái trụ để gùi, để cõng những
pano, những bảng chữ xanh đỏ của chính trị, tán lá
xanh bị che lấp, bị lấn át bởi những dải khẩu hiệu
đỏ như máu, nóng bỏng như lửa, nhức nhối mắt nhìn.
Trên
những đường phố ở Việt Nam từ thủ đô nhốn nháo
đến những thị trấn miền núi heo hút nghèo xác xơ lúc
nào cũng ngờm ngợp cờ quạt, ngột ngạt pano khẩu hiệu
chính trị trống rỗng và giả dối, thô bạo, sỗ sàng
lấn át màu xanh lộng lẫy của thiên nhiên Việt Nam.
Những cờ quạt, pano, khẩu hiệu xanh đỏ lòe loẹt quá
nhiều như phấn son trát dày trên người gương mặt người
đàn bà tuổi xế chiều, đã không lấp liếm được sự
quá lứa lại phô bày thẩm mĩ thấp kém và tính cách
thiếu trung thực, đàng hoàng, chính chuyên. Lại chạnh
nhớ mùa hè năm trước tôi đến thành phố Hạ Long duyên
dáng bên vịnh biển đẹp nhất thế giới. Đang háo hức
ngắm nhìn thành phố non trẻ tầm nhìn của tôi bỗng
vướng phải dải vải đỏ căng giữa hai lùm cây xanh,
tầm mắt tôi bị chặn lại bởi những pano hình chữ
nhật dựng đứng bám trên thân cây, bám vào cột điện
giăng giăng hết phố này sang phố khác. Dải vải và pano
đều mang dòng chữ: Kiên
định chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh
trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa!
Vì chủ
nghĩa Marx – Lenin, nền kinh tế Việt Nam đã suy sụp,
nguy khốn và Việt Nam phải trở về nên kinh tế thị
trường tư bản chủ nghĩa như thế nào, mọi người đều
biết. Vì chủ nghĩa Marx – Lenin, những người lãnh đạo
cộng sản Việt Nam đã phải cắt đất đai xương máu
của cha ông người Việt cho đế quốc cộng sản Trung
Hoa như thế nào, mọi người đều biết. Nhưng chủ nghĩa
Marx – Lenin là liều doping kích động hận thù giai cấp,
là gốc rễ của mọi cuộc thanh trừng đẫm máu thì còn
ít người nhận ra.
Nhìn hàng
cây óng ả thanh thoát trên đường phố Seam Reap, trên
đường phố Phnom Penh, chạnh nhớ đến hàng cây trên
đường phố Việt Nam oằn mình mang tấm pano “Kiên định
chủ nghĩa Mac – Lê nin…“, tôi bỗng rùng mình. Người
dân không có quyền con người, cuộc sống không có dân
chủ, tự do tất sẽ xuất hiện bạo chúa độc tài và
bạo chúa độc tài phải tồn tại, phải khẳng định
quyền uy bằng bằng bạo lực thanh trừng. Thanh trừng
công khai như Cách mạng Văn hóa ở Trung Hoa, như Khmer Đỏ
diệt chủng ở Campuchia. Thanh trừng âm thầm như vụ Xét
lại Chống đảng, như vụ Nhân văn-Giai phẩm ở Việt
Nam. Và những vụ thanh trừng đẫm máu và nước mắt,
khi rầm rộ, khi âm thầm vẫn đang diễn ra triền miên ở
những nơi vẫn còn đang kiên định chủ nghĩa Marx-Lenin!
Ôi chao! Nền kinh tế Campuchia chưa phát triển bằng nền
kinh tế Việt Nam, người dân Campuchia chưa giàu có hơn
người dân Việt Nam nhưng nhìn cây cỏ trên đất nước
Campuchia, nhìn người dân Campuchia, tôi cứ ngậm ngùi
thương phận mình, thương phận người dân Việt Nam đến
ứa nước mắt!
© 2012
pro&contra
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)