Hiển thị các bài đăng có nhãn Phùng Nguyễn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phùng Nguyễn. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2016
Người hỏi: Phùng Nguyễn: Ba câu hỏi cho Trần Mộng Tú
Thời gian: tháng Năm, 2015.
1. Bình
thủy 1969
Vào năm 1970, bài thơ Thương Ca 1 với
hai câu thơ Ngày mai đi nhận
xác chồng / Say đi để thấy mình không là mình được Phạm Duy phổ thành nhạc
khúc với cái tên “Tưởng như còn người yêu” trở thành một trong những ca khúc phổ
biến nhất để diễn tả thảm họa chiến tranh. Năm 1969, một năm trước khi Thương
ca 1 của nhà thơ Lê Thị Ý chào đời, người thiếu phụ còn rất trẻ Trần
Mộng Tú “mỏng manh trong chiếc áo dài màu xanh nhạt nhầu nát, tóc bơ phờ,” tìm
thấy mình ngơ ngác bên cạnh chiếc quan tài của người chồng chưa kịp “quen hơi”
trên phi đạo thênh thang của phi trường Bình Thủy (Cần Thơ) dưới ánh nắng chói
chang của một buổi trưa tháng Tám. Nhưng người quả phụ đã không cất lời than
khóc trong gần 30 năm trời cho đến khi trở lại quê hương vào năm 1998, tìm đến
với tro than của người chồng tử trận, và “nước mắt của bao nhiêu năm tụ lại một
ngày, nước mắt của những ngày đi đón xác ở Kiên Giang khô lại bây giờ nứt ra
như một mạch ngầm của suối bật lên trên mặt đất nứt nẻ. Tôi (Trần Mộng Tú) khuỵu
chân ngồi xuống giữa lối đi của hai hàng kệ, khóc như chưa bao giờ được khóc.”
Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn không biết gì về câu chuyện này cho đến khi nhà
văn TMT phơi trải ký ức của mình trong truyện ký “Bình Thủy 1969” và cho ấn hành vào
năm 2006?
Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016
DI CẢO CỦA NHÀ SỬ HỌC TẠ CHÍ ĐẠI TRƯỜNG
LTS Diễn Đàn Thế Kỷ.- Tòa soạn
DĐTK rất cám ơn Bác sĩ Ngô Thế Vinh đã gửi bài viết cuối cùng của nhà sử học Tạ
Chí Đại Trường, sau khi đã bỏ rất nhiều công phu soạn lại từ bản in và thêm nhiều
hình ảnh có tính cách tư liệu, trong đó quý nhất là bức ảnh hai anh Tạ Chí Đại
Trường và Phùng Nguyễn chụp trước khi anh Tạ Chí Đại Trường lên máy bay về Việt
Nam, đầu tháng 10 năm 2015 vừa qua.
Bác sĩ Ngô
Thế Vinh có được các tài liệu này là do gia đình của anh Phùng Nguyễn cung cấp.
Chúng tôi
rất hoan nghênh ý định của Bác sĩ Ngô Thế Vinh trong việc phổ biến rộng rãi những
ý kiến, những tâm sự về Sử học sau cùng của sử gia Tạ Chí Đại Trường. Theo ý
chúng tôi, hiểu được tất cả những gì sử gia đã viết trong bản Di Cảo này không
phải là điều dễ dàng, có thể vì nhiều vấn đề quá chuyên môn, có thể vì tác giả
viết về những trường hợp quá riêng biệt mà chỉ những người trong cuộc mới hiểu
hết. Nhưng nhìn tổng quát, chúng ta có thể cảm nhận được tinh thần muốn mang lại
công bằng cho một số vấn đề của Sử học mà tác giả gặp phải, và thấy cần ghi lại
trước khi ra đi. Và chúng ta đón nhận những dòng ghi lại ấy như là một Di Cảo.
Đối với một
Di Cảo, vật chứng của người vừa rời khỏi cuộc sống, chúng ta phải tôn trọng và
việc công bố rộng rãi cho nhiều người biết là cần thiết. Việc giải thích các
trường hợp lịch sử quá cá biệt, giải mã những đoạn ngôn ngữ quá cô đọng, nếu được
càng đông người tham gia, nhất là những vị có chuyên môn Sử học cao, thì các nỗi
u ẩn của người quá cố sẽ sớm được bạch hóa.
DĐTK
ĐỂ VÀO ĐÂU
Để vô chỗ Huỳnh Thị Ánh Vân
viết về "Bình Nam đồ" trên tờ Nghiên cứu Lịch Sử.
TẠ CHÍ ĐẠI TRƯỜNG
Lời
Dẫn Nhập:
Tuần lễ đầu tháng Mười 2015, Phùng Nguyễn từ miền Đông về California thăm Mẹ.
Ngày 3 tháng 10 năm 2015, cũng là ngày thứ Bảy cuối tuần, buổi sáng sớm như thường
lệ, Phùng Nguyễn hẹn tôi cùng đi bộ trên bãi biển Huntington Beach. Sáng hôm đó
là ngày phát tang nhà văn Võ Phiến. Phùng nhận được điện thoại của chị Diệu Chi
Nguyễn Mộng Giác cho biết, buổi tối cùng ngày anh Tạ Chí Đại Trường sẽ lên máy
bay về Việt Nam. Như lá rụng về cội, anh TCĐT chọn về chết ở quê nhà. Nghĩ rằng
đây là dịp cuối cùng được gặp anh TCĐT, bậc đàn anh mà Phùng rất quý mến và
thân tình từ những ngày sinh hoạt với nhóm Văn Học, cũng là nơi Phùng Nguyễn khởi
sự nghiệp văn. Quyết định không đến Peek Family dự đám tang Võ Phiến, Phùng đã
tới gặp được anh TCĐT, đang trên con dốc tử sinh với sự sống được đếm từng
ngày, và Phùng nghĩ rằng đó là một cuộc gặp mặt và chia tay vĩnh biệt. Tôi gặp
lại Phùng sáng Chủ nhật hôm sau cũng trên bãi biển Huntington Beach. Dù biết
anh TCĐT không còn ăn được gì nhưng Phùng vẫn mua và đem tới món gỏi cuốn
Brodard mà TCĐT thích. Phùng Nguyễn còn cho biết, TCĐT có tặng Phùng một ít
sách quý mà anh không thể mang theo về Việt Nam, cùng với bản thảo một bài viết
mà anh dặn để Phùng đọc trước và chỉ cho phổ biến sau khi anh TCĐT mất. Nhưng rồi
chẳng thể ngờ, người ra đi trước lại là Phùng Nguyễn[17.11.2015]. Nay thì anh
TCĐT cũng vừa mất [24.03.2016]. Việc tìm lại và phổ biến bài viết như một di cảo
của anh TCĐT, là một nghĩa vụ cần thiết. Rất may là bài viết ấy đã được gia
đình em gái Phùng Nguyễn gìn giữ và cung cấp cùng với mấy tấm hình hiếm quý như
di ảnh cuối cùng của hai cố tri Tạ Chí Đại Trường và Phùng Nguyễn. Sự ra đi của
hai anh Tạ Chí Đại Trường và Phùng Nguyễn là một mất mát lớn cho ngành sử học
và văn học của Việt Nam. Đây cũng là nén hương tưởng nhớ của bằng hữu gửi tới
hai Anh. [Ngô Thế Vinh, California 26.03.2016]
Hình 1: di ảnh cuối cùng của đôi bạn vong niên Tạ Chí Đại Trường và Phùng Nguyễn do Huy Văn chụp ngày 03.10.2015 bằng chiếc iPhone của Phùng Nguyễn [source: tư liệu gia đình Phùng Nguyễn]
Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2015
Phùng Nguyễn - Tháp ký ức
Tháp Chàm Bàng An
Năm đó tôi mười
một tuổi.
Sau mấy năm ròng rã mài
đũng quần ở ngôi trường
tiểu học
dột nát ở
làng trên, thuộc nát bấy cuốn
Quốc Văn Giáo Khoa Thư,
và lãnh những trận đòn thừa
sống thiếu
chết vì tội
trốn học
đi bẫy chim đá dế ngoài đồng,
tôi may mắn trúng tuyển vào trường
trung học công lập cấp
tỉnh duy nhất
của tỉnh
Quảng Nam, trường Trần
quý Cáp.
Hôm đi coi bảng, tôi chẳng có hy vọng
gì mấy. Tỉnh Quảng Nam có đến hàng trăm xã ấp,
mỗi xã có một trường Tiểu Học, mỗi trường Tiểu Học có một lớp
Nhất, tức là lớp Năm sau này. Mỗi
lớp Nhất có khoảng năm chục
đứa học trò mà trong đó có tới
bốn mươi đứa tham gia cuộc
thi tuyển, tính ra không dưới năm ngàn thí sinh. Trường Trần Quý Cáp có sáu lớp
đệ Thất, cao lắm khoảng
ba trăm học sinh được tuyển
vào mỗi năm, còn mấy ngàn đứa
kia thì có nhiều hy vọng về
nhà… chăn trâu trừ phi được cha mẹ
cho vào bán công hoặc
tư
thục. Lúc còn học tiểu
học, tôi thích chơi
nhiều hơn thích học, những
con cá rô cá cấn, chim giồng giộc
chim sâu trông hấp dẫn hơn những bài địa dư
sử ký, bị thầy
bắt quỳ gai mít hoài mà vẫn
chứng nào tật nấy.
Tuy nhiên, bà nội tôi tin tưởng mãnh liệt
vào câu học tài thi phận, vả
lại chuyện thi cử
là chuyện thiên kinh địa
nghĩa nên cuối cùng mẹ tôi vắt
cho tôi một mo cơm nắm,
dúi vào tay tôi mấy đồng bạc để đi ‘xe điện’ – danh từ
địa phương dùng để chỉ
xe đò- xuống Hội An dự thí.
Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015
Nguyễn Hưng Quốc - Thương tiếc Phùng Nguyễn (1950-2015)
![]() |
Phùng Nguyễn - tranh Hs Trương Vủ (nguồn: Tiền Vệ) |
Thế là trong số những người cùng viết blog trên
VOA với tôi, có hai người đã vĩnh viễn ra đi: Nguyễn Xuân Hoàng (1940-2014) và
Phùng Nguyễn (1950-2015).
Tôi thân với Nguyễn Xuân Hoàng hơn với Phùng
Nguyễn, tuy nhiên, sự ra đi của Phùng Nguyễn lại làm cho tôi bị sốc hơn là sự
ra đi của Nguyễn Xuân Hoàng. Có thể là vì Nguyễn Xuân Hoàng dù sao cũng khá lớn
tuổi, hơn nữa, anh bị bệnh hiểm nghèo từ lâu, cái chết của anh là điều đã được
báo trước. Còn Phùng Nguyễn thì trẻ hơn. Tôi biết anh có vấn đề về tim và từng
vào bệnh viện cấp cứu, nhưng tôi, với niềm tin vào tuổi tác của anh cũng như sự
tiến bộ của y học, nghĩ là anh sẽ vượt qua cơn bệnh một cách dễ dàng. Nhà văn
Võ Phiến từng bị mổ tim hai lần (vào năm 1985 và năm 1992) vậy mà cũng hưởng
thọ đến năm 90 tuổi. Nghĩ đến Phùng Nguyễn, hình ảnh nổi bật nhất trong óc tôi
là một người đầy sức sống và rất nhiệt tình. Do đó, tin anh mất khiến tôi bàng
hoàng. Cả ngày cứ ngẩn ngơ.
Nguyễn Đức Tùng - BỐN BÀI THƠ KHÓC PHÙNG NGUYỄN
![]() |
Phùng Nguyễn |
1. PHÙNG NGUYỄN, CON ĐƯỜNG
Ở cuối con đường đau khổ
Sẽ có một cánh cửa
Bạn đứng chờ ta
Một trong hai cánh cửa
Giữa lằn ranh đời sống này, đời sống
kia
Mọi chuyện qua mau
Không ai đứng lâu
Chờ người khác tới
Đặng Thơ Thơ - Điếu văn Da Màu: Chúc Anh Phùng Đi Bình An
Phùng Nguyễn - tranh Nguyễn Trọng Khôi
Anh Phùng và tôi làm bạn với
nhau từ Văn Học, sang Hợp Lưu, rồi đến năm 2006 tôi rủ anh cùng làm Da Màu với
tôi và Đỗlê Anhđào. Buổi họp của ba anh em chúng tôi,ba sáng lập viên Da
Màu ở quán café Java trong Five-Point Plaza ở Huntington Beach. Một mùa hè rất
nóng, một buổi chiều rất gió, chúng tôi ngồi ngoài cửa quán, bàn chuyện, đặt
tên Da Màu cho website. Chính buổi họp đầu anh Phùng đưa ra tiêu chí Văn Chương
Không Biên Giới cho Da Màu. Anh đã đề nghị quy chế làm việc dân chủ cho Da Màu,
các biên tập viên luân phiên làm chủ bút, mọi quyết định và hoạt động dựa trên
bàn luận và biểu quyết tập thể. Chúng tôi đồng ý chọn ngày 6 tháng 8, tức chủ
nhật đầu tiên trong tháng, để ra mắt Da Màu. Sau đó từng ngày chúng tôi
bàn về chủ trương, đường lối, mục tiêu của Da Màu, từng ngày chúng tôi làm việc
chuẩn bị cho số ra mắt vào đầu tháng. Với tạp chí Da Màu, anh Phùng
là người tạo dựng chính. Không có anh Phùng thì không có Da Màu như chúng ta
thấy ngày hôm nay. Anh đã thiết kế, cho nó một hiện diện cụ thể, xác thực, cho
nó màu sắc, vóc dáng, hình thể. Anh đã xây một ngôi nhà, để sau đó những thành
viên khác lần lượt tham gia. Để qua nhiều năm tháng tất cả chúng tôi cùng làm
việc, để Da Màu trở thành một gia đình thân thiết. Và luôn luôn anh Phùng
là người anh lớn trong gia đình, là rường cột của ngôi nhà Da Màu. Trong những
quyết định, những dự án, những chuyên đề cho Da Màu, chúng tôi cần tiếng nói
của anh Phùng, cần ý kiến sáng suốt, sự từng trải, quảng bác, tính hào sảng, và
viễn kiến của anh. Mất anh Phùng là một mất mát lớn, lớn lắm, cho chúng tôi.
Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015
Trần Mộng Tú - Ngã Rẽ
(Thương tiếc Phùng Nguyễn)
Buổi chiều hôm đó, một buổi chiều mùa hạ của năm 2012. Sau bữa ăn, chúng tôi ngồi lại với nhau rất khuya. Khuya tới lúc gần tàn hết trăng. Chúng tôi đốt một ngọn nến thay cho bóng trăng để giữa bàn. Chúng tôi: Phùng Nguyễn, Quỳnh Loan, Thiết, Thái Vân, Tú, Frank và hai người bạn của Tú, anh chị Hùng.
Buổi chiều hôm đó, một buổi chiều mùa hạ của năm 2012. Sau bữa ăn, chúng tôi ngồi lại với nhau rất khuya. Khuya tới lúc gần tàn hết trăng. Chúng tôi đốt một ngọn nến thay cho bóng trăng để giữa bàn. Chúng tôi: Phùng Nguyễn, Quỳnh Loan, Thiết, Thái Vân, Tú, Frank và hai người bạn của Tú, anh chị Hùng.
Từ trái: Phùng Nguyễn,
Trần Mộng Tú, Nguyễn Tường Thiết tại Seattle
Dưới ánh nến tôi đếm được vỏ của bốn chai rượu. Dưới ánh nến chúng tôi nói cười và uống không ngừng. Chuyện văn chương, sách, những trang mạng trong và ngoài nước. Chuyện những bạn văn luống tuổi đã bỏ ra đi. Dưới ánh nến, chưa bao giờ chúng tôi uống nhiều và nói nhiều như thế. Từ bao lơn, tiếng cười của chúng tôi làm rung cả mặt sóng hồ bên dưới.
Phùng và Quỳnh Loan còn đi, về, với Seattle thêm vài lần nữa. Mỗi lần Phùng có công tác của hãng đều rủ theo Quỳnh Loan. Hai người đã tới vào những ngày giữa thu, những ngày đầu hạ. Đã lang thang với chúng tôi ở nơi cá hồi về nguồn, nơi có những cây thu phong lá đỏ như son môi. Đã xuống phố vào Pike Market đứng giữa những luống hoa muôn màu và những con cá vẩy bạc, đã xếp hàng nếm những giọt cà phê Starbucks thơm ngát.
Nhà văn Phùng Nguyễn qua đời
Diễn Đàn Thế Kỷ vô cùng bất ngờ và xúc động được tin nhà văn Phùng Nguyễn không còn nữa. Đây là một mất mát lớn cho đại gia đình văn học hải ngoại. Riêng với DĐTK, nhà văn Phùng Nguyễn là một người bạn rất đáng quý và có một số dự án về văn học dự định làm chung trong tương lai.
Ngậm ngùi đưa tiễn bạn về Cõi Bình Yên. Chân thành chia buồn cùng gia đình và người thân của bạn. - DĐTK
![]() |
Nhà văn Phùng Nguyễn. |
Nhà văn Phùng Nguyễn vừa qua đời vào sáng Thứ Ba, 17 Tháng Mười Một, vì bệnh tim, tại Adventis Hospital, Takoma Park, tiểu bang Maryland, nơi nhà văn cư ngụ và làm việc hiện nay.
Nhà văn Ðinh Từ Bích Thúy có mặt tại bệnh viện ngay sau khi nhà văn Phùng Nguyễn qua đời, đã gọi báo tin buồn cho nhà văn Ðặng Thơ Thơ, người đã cùng nhà văn Phùng Nguyễn và nhà văn Ðỗ Lê Anh Ðào thành lập trang mạng văn học Da Màu vào năm 2006, và tiếp tục điều hành cho đến ngày nay.
Nhà văn Phùng Nguyễn, tên thật Nguyễn Ðức Phùng, sinh năm 1950 tại Quảng Nam. Sau khi học xong bậc tiểu học ở trường làng, năm 1961 cậu học sinh Nguyễn Ðức Phùng thi đậu vào lớp Ðệ Thất trường trung học Trần Quý Cáp tại Hội An, là trường trung học lớn nhất của tỉnh Quảng Nam lúc đó.
Nhà văn Phùng Nguyễn đã nhập ngũ vào năm 1968.
Ðến Hoa Kỳ năm 1984, ông theo học Cao học Quản Trị Kinh Doanh, từng sống và làm việc trong ngành tin học tại California, Hoa Kỳ.
Ông bắt đầu viết văn từ năm 1994, đã cộng tác với các tạp chí Văn, Văn Học, Hợp Lưu, Thế Kỷ 21, Văn Học Nghệ Thuật Liên Mạng, talawas.org, tienve.org, damau.org,...
Ông đã từng làm chủ bút tạp chí Hợp Lưu (năm 2002), đồng chủ trương tạp chí mạng Da Màu (2006), chủ trương thư viện online Trên Kệ Sách (2008), chủ trương trung tâm ấn hành eBook Kệ Sách (2011).
Trước khi qua đời, ông đang phụ trách Blog Phùng Nguyễn: Rừng & Cây trên trang mạng đài phát thanh tiếng nói Hoa Kỳ (VOA).
Là một trong những người sáng lập trang mạng văn học Da Màu, ông giữ mục biên khảo và nghị luận chung với nhà văn Ðinh Từ Bích Thúy trên trang mạng này. Ông cũng là người có chuyên môn cao về kỹ thuật điện toán nên đã đóng vai chủ chốt trong việc thiết kế và săn sóc về kỹ thuật cho trang mạng Da Màu.
Nhà văn Phùng Nguyễn đã xuất bản hai tác phẩm “Tháp Ký Ức,” NXB Văn, 1998, và “Ðêm Oakland và Những Truyện Khác,” NXB Văn, 2001.
Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015
Phùng Nguyễn - Đúc Khuôn Tội Ác
Chiến tranh, trong mọi thời kỳ, bởi mọi nguồn cơn, là một tai họa lớn lao. Chiến tranh mang đến sự hủy diệt của không chỉ nhân mạng, làng mạc, phố xá, sông suối, núi rừng mà còn cả tình người, điều giúp cho con người tiếp tục là con người ngay cả trong những hoàn cảnh đen tối nhất. Chiến tranh cũng là cái cớ tuyệt hảo để người ta đạp đổ những hàng rào luân lý, đạo đức mà không cần phải cảm thấy áy náy. Để chiến thắng, người ta không ngần ngại áp dụng những thủ đoạn vô luân vô đạo. Một trong những thủ đoạn này là gắn đầu ác thú lên thân thể kẻ thù. Giới lãnh đạo của phe chiến thắng trong cuộc nội chiến Bắc Nam vừa qua, gồm thành phần chóp bu của đảng CSVN, chiếm giải quán quân trong lãnh vực này. Trong chiến tranh Việt Nam và rất lâu sau đó, họ đã giúp biến người dân người lính miền Nam thành những con quỷ khát máu, một lũ ăn thịt người trong mắt người dân và bộ đội miền Bắc. Sau khi chiến tranh chấm dứt, họ tiếp tục bôi nhọ hình ảnh người lính miền Nam như thế mặc dù họ đã mỗi ngày chạm mặt, sinh hoạt gần gũi với những con người bằng xương bằng thịt ở phía Nam đất nước. Cái hình ảnh xấu xa họ dựng lên trong thời chiến đã thấm sâu vào xương tủy, tim óc người miền Bắc, và sau này, lan tỏa đến các thế hệ trẻ trong cả nước. Đối với đa số dân chúng, “lính ngụy” và “ăn thịt người” là hai từ luôn đi đôi với nhau.
Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015
Phùng Nguyễn - Mệnh Trời?
![]() |
Chỉ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. |
Hai ngày viếng thăm Việt
Nam ở cấp độ quốc gia của Tập Cận Bình đã trôi qua, nhưng dư âm của nó thì phải
còn khá lâu mới chìm xuống. Nhìn chung, đây là một sự kiện chính trị rất êm
thấm nếu tính đến những “khác biệt” chưa được giải quyết thỏa đáng giữa hai
quốc gia, nổi bật nhất là những tranh chấp lãnh hải ở biển Đông. Ngoài một vài
cuộc biểu tình nhỏ nhanh chóng bị dập tắt một cách khá tàn bạo bởi lực lượng
công an của nhà nước, những tiếng ồn ào còn lại đến từ 21 phát đại bác và những
tràng pháo tay giòn giã của đại biểu quốc hội dành cho thượng khách quốc gia
Tập Cận Bình và phu nhân.
Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015
Phùng Nguyễn - Từ ‘Giấc Ngủ Mười Năm’ đến Ác mộng Trăm năm
Chiến tranh, trong mọi thời kỳ, bởi mọi nguồn cơn, là một tai họa lớn lao. Chiến tranh mang đếnsự hủy diệt của không chỉ nhân mạng, làng mạc, phố xá, sông suối, núi rừng mà còn cả tình người, điều giúp cho con người tiếp tục là conngười ngay cả trong những hoàn cảnh đen tối nhất. Chiến tranh cũng là cái cớ tuyệt hảo để người ta đạp đổ những hàng rào luân lý, đạo đức mà không cần phải cảm thấy áy náy. Để chiến thắng, người ta không ngần ngại áp dụng những thủ đoạn vô luân vô đạo. Một trong những thủ đoạn này là gắn đầu ác thú lên thân thể kẻ thù. Giới lãnh đạo của phe chiến thắng trong cuộc nội chiến Bắc Nam vừa qua, gồm thành phần chóp bu của đảng CSVN, chiếm giải quán quân trong lãnh vực này. Trong chiến tranh Việt Nam và rất lâu sau đó, họ đã giúp biến người dân người lính miền Nam thành những con quỷ khát máu, một lũ ăn thịt người trong mắt người dân và bộ đội miền Bắc. Sau khi chiến tranh chấm dứt, họ tiếp tục bôi nhọ hình ảnh người lính miền Nam như thế mặc dù họ đã mỗi ngày chạm mặt, sinh hoạt gần gũi với những con người bằng xương bằng thịt ở phía Nam đất nước. Cái hình ảnh xấu xa họ dựng lên trong thời chiến đã thấm sâu vào xương tủy, tim óc người miền Bắc, và sau này, lan tỏa đến các thế hệ trẻ trong cả nước. Đối với đa số dân chúng, “lính ngụy” và “ăn thịt người” là hai từ luôn đi đôi với nhau.
Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2015
Phùng Nguyễn - Xuôi dòng ký ức
![]() |
Hommage à Nguyễn Xuân Hoàng
Đinh Cường – 20.9.2014
|
Gởi anh Hoàng chị Vy
13 tháng 9 năm nay là ngày giỗ đầu của nhà văn Nguyễn Xuân
Hoàng. Khi nhận lời chăm sóc blog “Rừng & Cây” trên mạng VOA tiếng Việt,
tôi đã quyết định sẽ tiếp tục tinh thần “Nguyễn Xuân Hoàng và Bạn Hữu” trên sân
chơi của mình như là một nhắc nhở thường xuyên về anh, nhà văn và cũng là “người
bạn của các nhà văn,” một cách gọi để diễn tả sự mến mộ mà các ngòi bút khác
dành cho anh. Vậy mà tôi lại cảm thấy rất khó khăn khi nói về anh. Bởi vì, có
điều gì tôi muốn nói về Nguyễn Xuân Hoàng mà không có ai đó đã nói/viết ra trước
đó?
Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2015
Phùng Nguyễn - Chọn Lựa của Ngải Vị Vị
Nghệ
sĩ Ngải Vị Vị chụp hình với hộ chiếu tại Bắc Kinh.
Vào khoảng cuối tháng 7 năm
2015, nhà nước Trung Quốc, một cách bất ngờ, hoàn trả cho Ngải Vị Vị tấm hộ
chiếu họ đã tịch thu của ông bốn năm về trước. Tháng 4 năm 2011, Ngải Vị
Vị bị nhà cầm quyền Trung Quốc bắt giữ với tội danh “trốn thuế.” Ông được
cho về nhà dưới chế độ quản chế tại gia sau 81 ngày bị “tạm giam” nhưng hộ
chiếu của ông thì được nhà nước “cất hộ”. Ngoài ra ông còn bị cấm tham dự vào
những “sinh hoạt chính trị.” Nghĩa là ông bị tước đoạt cái khả năng đi lại tự
do cũng như quyền được sinh hoạt như một công dân bình thường. Những người ủng
hộ Ngải Vị Vị cho rằng tội danh trốn thuế chỉ là cái cớ để chính quyền Trung
Quốc làm im tiếng nhà hoạt động dân chủ này. Trong những năm tháng sau đó,
chính quyền nới lỏng dần những hạn chế, cấm đoán áp đặt lên Ngải Vị Vị một cách
tùy hứng và không một lời giải thích. Khi quyết định trả lại cho Ngải Vị Vị
giấy hộ chiếu cũng vậy, không một ai biết được tại sao! Một người bạn, và đồng
thời là luật sư của nhà nghệ sĩ phản kháng nổi tiếng này, đã gửi lời chúc mừng
qua mạng Tweeter với lời cảnh báo: “Có thông hành không có nghĩa là muốn đi đâu
thì đi!”
Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015
Phùng Nguyễn - Chế tạo lịch sử
![]() |
Tượng đài thuyền nhân ở Galang đã bị đục bỏ |
Lịch sử thường được viết ra
bởi kẻ thắng, và rất hiếm có kẻ thắng nào lại khờ dại đến mức bỏ qua cơ hội
nhào nặn lịch sử theo ý mình. Cho nên, sẽ là chuyện lạ nếu chính quyền Cộng sản
Việt Nam (CSVN) đã không tận dụng cái vị thế kẻ chiến thắng của mình để “sáng
chế” một phiên bản lịch sử phù hợp với ý nguyện của họ. Trong phiên bản lịch sử
này, đảng CSVN và cái chính quyền mọc ra từ nó là một hình tượng đẹp đẽ, không
tì vết. Bất cứ những gì có thể làm hoen ố hình ảnh này, kể cả và nhất là những
sự kiện có thật nhưng bất lợi cho họ, cần phải được sàng lọc, ngăn chặn, và
loại bỏ.
Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2015
Phùng Nguyễn - Từ một buổi sáng mùa Đông
Gần đây tôi có cơ hội đọc
bài viết của nhà văn Phạm Phú Minh về công cuộc điện toán hóa báo Phong Hóa,
một tờ tuần báo “tiền chiến,” ra đời vào năm 1932. Bài viết có cái tựa thơ
mộng, “Những ý nghĩ lãng mạn giữa một ngày mùa Đông,” và là một trong
những bài viết hiếm hoi mà khi đọc xong khiến cho người ta ước ao những điều
tốt đẹp trong bài viết sẽ được lập lại ở nhiều nơi khác.
Chuyện bắt đầu vào một buổi
sáng mùa Đông ở miền Nam California. Ba người bạn cố tri gồm quý ông Nguyễn
Tường Giang, Nguyễn Trọng Hiền và Phạm Phú Minh gặp nhau một buổi sáng đẹp
trời, cùng đi ăn sáng, xem tranh, và ở giữa những điều đó là câu chuyện lan man
đã cuối cùng dẫn đến cái ý định “số hóa” toàn bộ các số báo Phong Hóa và
Ngày Nay để cứu vãn những tài sản văn hóa có cơ nguy thất lạc vĩnh viễn
đồng thời tạo điều kiện dễ dàng cho người đọc có cơ hội thưởng thức các tư liệu
văn học quý giá này. Công việc bắt đầu với nhiều khó khăn, nhưng trong quá
trình thực hiện, nhờ vào những đóng góp quý giá về mặt tư liệu của thân nhân
nhóm Tư Lực Văn Đoàn và những tình cờ may mắn khác -- sự xuất hiện đúng lúc của
nhà thơ Thành Tôn chẳng hạn -- đã giúp công việc trở nên trôi chảy, thuận
lợi hơn. Chỉ trong vòng sáu tháng, công trình số hóa toàn bộ báo Phong Hóa
đã hoàn tất. Thành công của tờ Phong Hóa rõ ràng đã tạo đà cho việc thực
hiện các dự án phục hồi tài sản văn học tương tự. HIện nay, bạn đọc có thể tìm
thấy trong Thư viện Online
của báo Người Việt ấn bản điện tử của các báo Nam Phong, Thanh Nghị, Tập
San Sử Địa, Ngày Nay, Tri Tân, Văn Hóa Ngày Nay, và tất nhiên, Phong
Hóa.
Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014
Phùng Nguyễn - Văn Học Miền Nam 1954-1975: Đường Về Gian Nan
![]() |
Nhà văn Phùng Nguyễn |
Tham luận
LTG: Dưới đây là toàn văn bài tham luận dành cho cuộc Hội thảo Văn Học Miền Nam 1954-1975 tổ chức vào hai ngày 6 và 7 tháng 12 năm 2014 tại quận Cam, California – USA. Chỉ một phần của bài tham luận này được trình bày trong buổi hội thảo vì giới hạn thì giờ dành cho mỗi diễn giả. PN
Tiệm
cho thuê sách của gia đình
Vào những
ngày đầu tháng 5 năm 1975, một cậu bé 6 tuổi chứng kiến một điều khó quên. 30
năm sau, năm 2005, cậu ghi lại hình ảnh này trong một bài thơ có tựa đề “Tiệm cho thuê sách của gia đình.” Bài thơ được
chọn đăng trên mạng Da Màu vào tháng 5 năm 2007 nhân kỷ niệm 32 năm ngày miền
Nam đổi chủ.
Khi người ta đem xe ba gác đến dẹp,
bố tôi mở cửa mời mấy người hàng xóm
vào xem và lấy tùy thích.
Những quyển sách chính tay ông chọn
mua về, đóng bìa cho thêm chắc chắn,
đóng dấu của tiệm vào vài chỗ, và
đánh số mục trước khi xếp lên kệ.
Hồi bố tôi đi cải tạo, một số sách muốn trở về.
Vài người hàng xóm tốt bụng đem trả.
Nhưng mẹ tôi từ chối: có những quyển
họ mua lại ngoài chợ trời nhờ nhận ra
cái bìa, những quyển kia, họ đã lấy —
từ hôm ấy — và đọc thoải mái.
Lẩn vào trong bài thơ, nên không
dễ thấy như một cái bìa sách,
Lại thường xa cách hơn một người hàng xóm,
Nhưng tôi, cũng muốn người đọcgiữ luôn một cái gì.
Khi người ta đem xe ba gác đến dẹp,
bố tôi mở cửa mời mấy người hàng xóm
vào xem và lấy tùy thích.
Những quyển sách chính tay ông chọn
mua về, đóng bìa cho thêm chắc chắn,
đóng dấu của tiệm vào vài chỗ, và
đánh số mục trước khi xếp lên kệ.
Hồi bố tôi đi cải tạo, một số sách muốn trở về.
Vài người hàng xóm tốt bụng đem trả.
Nhưng mẹ tôi từ chối: có những quyển
họ mua lại ngoài chợ trời nhờ nhận ra
cái bìa, những quyển kia, họ đã lấy —
từ hôm ấy — và đọc thoải mái.
Lẩn vào trong bài thơ, nên không
dễ thấy như một cái bìa sách,
Lại thường xa cách hơn một người hàng xóm,
Nhưng tôi, cũng muốn người đọcgiữ luôn một cái gì.
Cậu bé 6
tuổi ngày xưa chính là nhà thơ Lê Đình Nhất Lang, và người chọn sách để mua,
đóng thêm bìa cho chắc chắn là nhà thơ, nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội
nay đã quá cố Lê Đình Điểu, một tên tuổi rất quen thuộc trong giới cầm bút ở
Hải ngoại. Trong bài thơ này, “Tiệm cho thuê sách của gia đình,” “một cái gì”
mà tác giả Lê Đình Nhất Lang muốn chúng ta giữ luôn chứ không chỉ giữ
lại, đối với tôi chính là một mảnh, dù rất nhỏ, của một nền văn học đầy hứa hẹn
được xây dựng và phát triển trong hơn hai mươi năm ở miền Nam. Nền văn học này
thường được biết dưới cái tên Văn Học Miền Nam giai đoạn 1954-1975.
Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012
Phùng Nguyễn -Thư, từ mười năm trước
Phùng Nguyễn
Vào cuối tháng 11 năm 1994, tôi nhận được hai lá thư qua bưu điện, cả hai đều mang địa chỉ tòa soạn tạp chí Văn Học. Cái thứ nhất là thư mời mua báo dài hạn, ký tên tổng thư ký tòa soạn Thạch Hãn. Thư thứ hai gồm vài dòng ngắn ngủi nhưng đầy khích lệ của chủ bút Nguyễn Mộng Giác về truyện gắn”Tháp Ký Ức” tôi gửi Văn Học mấy hôm trước. Tôi đặt mua một năm báo, và truyện của tôi được đăng trong Văn Học giai phẩm xuân Ất Hợi (tháng 1 & 2 năm 1995). Tất nhiên là những điều này (mua báo dài hạn và bài được chọn đăng) hoàn toàn không liên quan với nhau.
Trong lời bạt của tập truyện Tháp Ký Ức, sau này đăng lại trong tập Bạn Văn, Một Thuở…, nhà văn Nguyễn Mộng Giác đã diễn tả chính xác tâm trạng bỡ ngỡ của tôi trong lần hội ngộ đầu tiên giữa tôi và những cây bút tên tuổi thuộc nhóm Văn Học. Ở buổi họp mặt tất niên này tôi có được cơ hội gặp, làm quen, và bắt đầu những quan hệ tốt đẹp, đi xa hơn biên giới văn chương. Trong số những người bạn thân thiết nhất, phải kể đến anh Trương Văn Hùng, một độc giả trung thành của Văn Học. Cũng vào thời điểm này, danh sách Ban biên tập tạp chí Văn Học gồm có quý vị Mai Kim Ngọc, Nguyễn Xuân Hoàng, Thạch Hãn Lê Thọ Giáo, và Nguyễn Mộng Giác, rất thuận tiện cho tôi gọi họ một cách đùa cợt là “Ngọc Hoàng Dáo Dác, Văn Học tứ nhân bang!” Sau này nhìn lại, tôi cảm thấy mình may mắn tiếp cận Vặn Học đúng vào thời kỳ sung mãn nhất của tạp chí này, những năm cuối cùng của thế kỷ 20 (1995 -2000).
Từ xa đến, không thể quên được nơi ấy. Từ
khu Phước Lộc Thọ, đi một đoạn ngắn, quẹo phải qua Magnolia, đi thêm chừng một mile, quẹo trái qua McClure, đi thêm
một đoạn ngắn là đến Strait. Ngôi nhà nằm ngay góc đường. Số 14321.Căn nhà là một
thế giới mở. (Địa chỉ ấy thiếu mất một người – Trần Doãn Nho)
Nhà
anh chị Nguyễn Mộng Giác & Diệu Chi, “tổng hành dinh” của tạp chí Văn Học,
mà đường đi nước bước đã được nhà văn Trần Doãn Nho mô tả khá chi tiết ở trên, từ đó trở thành một
điểm hẹn quen thuộc mỗi khi tôi có dịp ghé quận Cam. Thường thì tôi bấm chuông
gọi cửa, nhưng thích nhất vẫn là có được cơ hội bước vào căn nhà chứa xe đang bỏ ngỏ, băng qua dãy kệ sách dọc bức vách
bên phải, ngón trỏ chạy ngang gáy của những
tờ tạp chí bày thành hàng trên đó và thỉnh thoảng dừng lại ở một số Văn Học mà
tôi biết chắc có bài của mình hoặc của một bạn văn thân thiết, bước qua khung cửa
nhỏ đưa đến khu vườn sau với những bụi cây trổ hoa vàng viền lối đi dẫn đến
khung cửa lớn bằng kính nhìn ra cái hiên rộng với chiếc giàn gỗ màu trắng từ đó
những chậu hoa nhỏ đủ loại được treo lủng lẳng…
Chính là ở căn nhà/tòa soạn này là nơi
tôi có cơ hội gặp gỡ hầu hết những tên tuổi quen thuộc trong giới viết lách hải
ngoại. Có những người đã đến và đã ra đi vĩnh viễn như cụ Nghiêm Xuân Hồng, họa
sĩ Nghiêu Đề, nhà văn Cao Xuân Huy, nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang… hoặc những người
sau này trở nên bạn đường thân thiết trong việc gầy dựng tạp chí mạng Da Màu
như Thường Quán và Đặng Thơ Thơ.
Cùng với ngày tháng, quan hệ giữa tôi và
các anh Nguyễn Xuân Hoàng và Nguyễn Mộng
Giác trở nên gần gũi, thân thiết hơn. Tuy
vậy, cảm giác tôi thường có khi tiếp cận họ có chỗ khác nhau. Trong khi anh Nguyễn Xuân Hoàng và tôi có thể
dừng lại rất lâu ở nhiều đề tài ngoài văn chương, những lần đối thoại với anh
Nguyễn Mộng Giác thường sẽ bước vào địa hạt văn học rất nhanh. Và tôi có thể
nhìn thấy anh sinh động hẳn lên khi thảo luận về tình hình văn học trong, ngoài
nước. Niềm đam mê ngút ngàn và trong cùng một lúc, vô cùng nghiêm túc dành cho
văn chương của anh Nguyễn Mộng Giác là điều không thể nghi ngờ.
“Tôi cho Viết cũng là một
cái đạo, phải hết tâm với nó, viết vì nó chứ không vì cái gì khác thì mới khá
được, chứ viết để rồi được danh tiếng, được gái mê thì có cố lắm cũng chỉ được
như ông A mà thôi (trừ những người mong được như ông A)…”
Đoạn
trên không trích từ một bài diễn văn hoặc nghị luận nảy lửa nào của anh mà từ
một lá thư rất riêng tư trong dạng email anh gửi cho tôi vào năm 2002. Lá thư
đề ngày 01.07.2002, một cách tình cờ, đúng 10 năm trước ngày anh tạ thế, chứa
đựng một số nhận định của anh về người thật việc thật mà tôi sẽ không công bố,
nhưng phần chính là những nhận xét, phê phán thẳng thừng anh dành cho tôi.
“Cho nên tôi hơi thất
vọng về Phùng sau tập truyện đầu. Phùng viết không từ tâm mình tự nhiên phát
ra, mà viết để biểu diễn một cái gì đó…”
Thật ra anh “mắng” tôi còn thậm tệ hơn
thế nữa. Tôi e rằng anh nghĩ tôi viết lách chỉ để… tán gái, và do đó tôi cho rằng
anh không chỉ hơi thất vọng, anh thật sự thất vọng về tôi (như cô giáo Tố Quyên xinh đẹp của tôi
đã có lần). Và có vẻ như anh đã sẵn sàng bỏ cuộc:
“Tôi nói như thế với
Phùng cũng bất công, vì tôi tôn chuyện viết lách lên quá cao, trong khi có thể
Phùng không xem chuyện viết lách quan trọng đến như thế.”
Nghi
vấn của anh Nguyễn Mộng Giác về chuyện tôi xem văn chương đủ quan trọng hay
không không phải là không có cơ sở. Nếu tất cả những sáng tác của tôi mang tính
tự truyện như Nguyễn Vy Khanh muốn chứng minh, đoạn dưới đây trong truyện ngắn
“Nhà Văn” có thể đã đóng góp vào nhận xét của anh:
Tôi thích văn chương, nhưng chưa bao giờ đủ thôi thúc để dẹp bỏ mọi
điều và thực sự ngồi xuống chỉ để làm công việc sáng tác. Ở vào một thời điểm
không lấy gì làm vui vẻ trong đời sống của mình, tôi cho rằng mình cần phải làm
một điều gì đó, bất cứ điều gì, bên cạnh chuyện sinh nhai nhàm chán mà tôi vẫn
phải làm hàng ngày. Tôi chọn viết lách thay vì đầu tư vào thị trường chứng
khoán, đánh cá ngựa, chơi ma túy, hoặc la cà hàng đêm ở những quán rượu có nhảy
cởi truồng, những điều mà hậu quả chưa hẳn sẽ tệ hơn hậu quả có thể xảy ra cho
điều tôi đã chọn lựa. (Tạp chí Việt, tháng
11, 1999)
Trong khi tôi không có nhu cầu phân trần
về những nhận xét tiêu cực dành cho mình đến từ những kênh thông tin khó kiểm
chứng, tôi vô cùng trân trọng những chỉ trích thẳng thừng, trực diện, nhất là
khi chúng đến từ anh Nguyễn Mộng Giác, một trong số hiếm hoi những người mà tôi
nhìn vào để đo đạc phẩm giá của chính mình. Ngoài ra, lưu lạc từ thuở nhỏ nhưng
chất Quảng Nam vẫn còn nguyên vẹn, tôi xem đây là cơ hội để… cãi nhau với một vị
chủ bút uy tín của văn học Hải ngoại về quan niệm và vị trí mỗi tác giả chọn lựa
trong lãnh vực sáng tác. Nội dung, vốn không nằm trong phạm vi bài viết này,
xoay quanh những điều anh Nguyễn Mộng Giác đề cập, “viết từ tâm mình tự nhiên
phát ra” và “viết để biểu diễn một cái gì đó,” những điều mà tôi cảm thấy có “vấn
đề.” Tôi không nghĩ là mình đạt được kết quả nào đáng kể trong nỗ lực thuyết phục
anh, nhưng ít nhất anh đã lắng nghe. Nếu bây giờ tôi tuyên bố là cuộc tranh luận…
bất phân thắng bại thì chắc anh cũng không thèm
lên tiếng cải chính làm gì!
Phần kế tiếp của bức thư dành cho những trải
nghiệm anh có trong hàng chục năm trời điều hành một tờ báo văn học hàng đầu ở
Hải ngoại mà anh muốn truyền đạt. Trước đó tôi có thông báo với anh sẽ nhận lời
chăm sóc tờ Hợp Lưu cho đến khi Khánh
Trường hồi phục. Những mẫu tự ABCD… do
tôi đưa vào phần trích dẫn để thay thế các tên tuổi thật được anh đề cập vì
những lý do hiển nhiên.
Phần thứ hai liên quan tới chuyện làm báo
văn chương. Hễ đứng ra chủ trương một tờ báo là có ảo tưởng mình quan trọng.
Mình đánh thằng nào là thằng đó phải thân bại danh liệt. Mình lancer ai thì nó
phải lên, nó phải biết ơn mình. Có thời cô B dạy người ta viết văn thế nào trên
tờ C. Có lúc ông D cũng làm như thế trên tạp chi E. Người ta cần đăng bài nên
im lặng, cốt ý tâng bốc lấy lòng chủ bút. Nhưng khi hết làm báo là hết. Đừng
bao giờ nghĩ nhờ mình mà người này người nọ được thành danh…
Khi Phùng Nguyễn làm Hợp
Lưu, hãy bỏ ngay từ đầu ý tưởng (nếu có) mình là người quan trọng. Người làm
báo văn chương chỉ là bức tường để các họa sĩ treo tranh của họ lên thôi, tranh
có giá hay không là do bức tranh, không do bức tường. Người làm báo khác với
người viết văn nhiều điểm, trong đó có một điểm nhỏ: hết làm báo, tờ báo đóng
cửa, người làm báo trở thành con số không. Người viết văn hết viết, nhưng tác
phẩm của họ còn đó.
Tôi không có nhiều thì giờ để áp dụng lời
khuyên của anh Nguyễn Mộng Giác trong thời gian trông coi tờ Hợp Lưu. Tôi rời
khỏi chức vụ chủ bút của tạp chí này chỉ sau ba số báo, cõng theo một vài hệ lụy
sẽ khiến tôi phải bận tâm sau này, đặc biệt khi
thang giá trị của những điều mình hằng tin vào bất ngờ bị đảo lộn. Kinh
nghiệm vô giá anh Nguyễn Mộng Giác truyền đạt cho tôi, tuy vậy, không hề bị
hoang phí. Tạp chí văn chương mạng Da Màu ngay từ đầu đã sinh hoạt dựa trên cơ
chế dân chủ mở trong đó sẽ không có bất cứ thành viên nào có toàn quyền sinh
sát. Không có ngay cả một thái thượng hoàng nấp nánh đằng sau.
Ở phần cuối của thư là lời tâm sự đồng
thời là giải thích về thái độ nghiêm túc anh dành cho văn chương nói chung và đặc
biệt cho công việc sáng tác nói riêng:
Kinh nghiệm viết lách
của tôi không giống với những người khác: gian nan hơn mức bình thường, khổ
nhọc hơn mức bình thường. Bỏ bốn năm viết Sông Côn Mùa Lũ, bỏ 7 năm viết Mùa
Biển Động, tự lo in chứ không ai in cho, sách ra tự chống đỡ những lời đàm tiếu
thị phi, bạn bè không ai nói lấy một lời chống đỡ. Có thể vì không may mắn nên
tôi cứ nghĩ tiền thật thì phải thế, phải qua trui rèn lắm phen mới thật. Còn
cái gì dễ dàng là đồ giả. Tôi không công bằng với người khác, đòi hỏi người
khác quá nhiều. Chờ đợi người khác quá nhiều. Trong đó có Phùng.
Một trong những quan tâm hàng đầu của
anh Nguyễn Mông Giác là tương lai của văn học Hải Ngoại. Những cây bút trẻ hoặc/và
mới được anh đặc biệt chú ý. Cũng trong chính lá thư riêng này, kỳ vọng của anh
chuyển sang một ngòi bút vừa xuất hiện vài năm trước đó với những tiên đoán vô
cùng lạc quan về tác giả này. Nhiều năm sau, sau khi tờ Văn Học được chuyển
giao cho nhà văn Cao Xuân Huy, tôi không nhớ mình tìm thấy lại niềm lạc quan
này trong những lần trò chuyện cùng anh. Có thể vì Internet đã khiến sự kế thừa của văn học Hải ngoại trở nên thứ yếu.
Cũng có thể những kỳ vọng bất thành đã làm anh mệt mỏi.
Về phần mình, trong khi áy náy vì không
đáp ứng được sự trông đợi của anh, tôi không nghĩ là mình có lỗi gì về chuyện
không [có khả năng] ứng xử một cách nghiêm túc trong việc tiếp cận văn chương.
Tôi không biết chắc nhiều điều, không chắc mình nên ứng xử như thế nào, hoặc tệ
hơn nữa, thế nào là nghiêm túc hoặc không nghiêm túc với văn chương. Nhưng tôi biết chắc một điều, niềm kính trọng tôi
dành cho anh Nguyễn Mộng Giác và mối giao tình chân thành, thẳng thắn, và đầy
tin cậy giữa chúng tôi không hề thay đổi, trước và sau khi lá thư được anh gửi
đi. Những truyện tình, trong thời gian sau này, tuy vậy, trở nên hiếm hoi,
không phải vì tôi e ngại anh cho rằng chúng xuất hiện chỉ vì tôi đang tán tỉnh
một ai đó, mà vì một điều tôi đã viết xuống trong “Đêm Oakland. Câu Hỏi” (Văn Học
số 167 – tháng 3, 2000). Hoặc người ta thực
sự sống với, hoặc người ta suy tưởng về một điều gì đó. Câu văn này nhằm
phân tích những suy nghiệm về chiến-tranh-nhìn-từ-xa của nhân vật/cậu bé tên Đức. Tôi nghiệm ra nhận xét này của tôi cũng có thể
áp dụng cho những khía cạnh khác của đời sống, tình yêu chẳng hạn.
Hôm cùng đi với chị Diệu Chi đến chùa
Liên Hoa cúng tuần (thứ hai?) anh Nguyễn Mộng Giác, tôi có nói với chị là sự ra
đi của một tên tuổi lớn như anh có thể là cơ hội cho người khác nói nhiều hơn về
chính họ. Đọc lại những gì mình vừa viết
xuống, tôi nhận ra quả đúng như thế. Nhưng có lẽ không nên chờ đợi ở tôi một lời
xin lỗi. Tôi nghĩ rằng đây là một phản ứng tự nhiên, và hơn thế nữa, cần thiết.
Tôi, cũng như nhiều người khác, bên cạnh
những điều chung, có những tao ngộ rất riêng tư với anh Nguyễn Mộng Giác. Những
điều được viết xuống đến từ sự tương tác giữa anh và cá nhân mỗi chúng tôi. Những
gì tôi muốn nhắc đến luôn có bóng dáng tôi và đồng thời có anh trong đó, đơn giản
vì sự hiện hữu của chúng là sản phẩm ắt có và đáng ghi nhớ của mối quan hệ giữa
anh và tôi. Điều này cũng đúng cho những người bạn văn khác của anh. Sự tương
tác giữa anh và tôi, cùng với ngày tháng,
giúp tạo dựng một hình ảnh đặc thù tôi có được về anh. Đây là một hình ảnh
không toàn vẹn, bởi vì nó được tạo nên bởi góc nhìn của một cá nhân với những
giới hạn nhất định (tôi cũng có thể nói như thế về cái hình ảnh anh có về tôi).
Những người đã và sẽ viết về anh, những người yêu anh, những người ghét anh, những
người anh yêu, những người anh ghét (nếu có),
cũng có một hình ảnh như thế. Những
mảng hình ảnh này, cộng với sự nghiệp văn học của anh, nếu hợp lại, sẽ làm rõ
nét hơn con người toàn diện của anh, người chồng, người cha, người anh, người bạn,
người thầy, và trên hết, nhà văn. Tôi cho rằng anh muốn được nhớ đến
không phải như là những mảnh hình rời rạc, mà là một tổng thể toàn vẹn.Một tấm
gương soi toàn vẹn!
Hôm viếng thăm anh ở nhà quàn, tôi được
chị Diệu Chi cho phép chạm vào người anh. Tôi không nhớ rõ mình đã nghĩ gì khi
đặt tay lên vầng trán lạnh toát của anh. Có thể tôi đã không nghĩ được gì nhiều bởi vì tôi đang lơ lửng giữa
hai điều, buồn và tiếc.
Có thể là tôi thật sự có lỗi đã làm anh
thất vọng!
tháng Tám, 2012
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)