Hiển thị các bài đăng có nhãn Phóng sự. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phóng sự. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 29 tháng 8, 2023

Hải Di Nguyễn: Các tín đồ Cao Đài 1926 nghĩ gì về chiến thắng pháp lý ngày 16/8/2023?

Ngày 16/8/2023 vừa qua, Tòa án Texas ở Dallas, Hoa Kỳ đã đưa ra phán quyết rằng chi phái Cao Đài 1997, do nhà nước Việt Nam lập nên, là tổ chức tội phạm theo luật Racketeer Influenced and Corrupt Organisations (RICO).

Vậy các tín đồ Cao Đài 1926 nghĩ gì về phán quyết này?

Vì sao chi phái Cao Đài 1997 bị xem là tổ chức tội phạm?

Đạo Cao Đài có từ năm 1926, với tên đầy đủ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

Năm 1997, nhà nước Việt Nam thành lập chi phái Cao Đài Tây Ninh, với tên đạo chính thức là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Tây Ninh, và từ năm 2007 đổi thành Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh). Gọi tắt là chi phái 1997.

Thứ Ba, 15 tháng 8, 2023

Alex Horton: Trở thành tù binh chiến tranh của Wagner: Cơn ác mộng 46 ngày của người lính Ukraine, The Washington Post, Cù Tuấn biên dịch


Tóm tắt: Lính đánh thuê Nga bắt Ilia Mykhalchuk bên ngoài Bakhmut. Anh nói, họ đã cắt cụt hai cánh tay của anh trong một tầng hầm tối tăm, và hành hạ tâm lý anh đến điên cuồng.

Những người lính đánh thuê của Wagner đã âm thầm tiến tới gần sát khi cuộc phục kích bắt đầu.

Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2023

Yaroslav Trofimov & Joyu Wang: Lựa chọn bất khả thi của Đài Loan: Trở thành Ukraine hoặc Hồng Kông, The Wall Street Journal, Cù Tuấn biên dịch

Tóm tắt: Nền dân chủ Đài Loan đã rút ra hai bài học trái ngược từ cuộc xâm lược Ukraine của Nga.

ĐÀI BẮC, Đài Loan—Người dân Đài Loan đã theo dõi từng diễn biến của cuộc chiến ở Ukraine. Tuy nhiên, trong khi sự đồng cảm của họ đối với Ukraine là gần như tương đồng, thì các kết luận về tương lai của chính hòn đảo này lại rất khác nhau.

Đối với một số người, bài học rút ra là ngay cả một kẻ thù dường như bất khả chiến bại cũng có thể bị đánh bại nếu một xã hội biết đứng vững, và bài học này trở thành một nguồn cảm hứng cho nỗ lực của chính Đài Loan nhằm chống lại cuộc xâm lược đáng sợ của Trung Quốc. Những người khác rút ra bài học ngược lại từ hình ảnh các thành phố Ukraine đang bốc cháy âm ỉ. Họ nói rằng bất cứ chuyện tồi tệ nào đi nữa cũng còn tốt hơn là chiến tranh, và Đài Loan nên làm tất cả những gì có thể để tránh chọc giận Bắc Kinh, ngay cả khi điều đó có nghĩa là phải thỏa hiệp một cách đau đớn.

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2022

Trần Huy Quang (1943–2022): Linh Nghiệm và Lời khai của một bị can

Nhà văn Trần Huy Quang. TL. Nguồn: Báo Thanh Niên

Lời giới thiệu: Nhà văn Trần Huy Quang, một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn đổi mới, đã qua đời vào lúc 17 giờ 40 chiều 15.12.2022 vì bệnh ung thư, thọ 80 tuổi. DĐTK xin đăng lại một vài sáng tác của ông, trong đó có truyện ngắn Linh nghiệm được viết cách đây 30 năm, nhưng vẫn không hề mất đi ý nghĩa và tính thời sự; và phóng sự “Lời khai của một bị can” về ông Vua Lốp Nguyễn Văn Chấn (19262013), người đã gây dựng nên một tài sản lớn từ hai bàn tay trắng, nhưng đã phải chịu nhiều oan trái, tù tội một cách phi lý. Cuộc đời Vua Lốp là một trong bằng chứng “sống” cho sự bất công của nền pháp luật XHCN Việt Nam và sự ngu dốt, nghi kỵ, hẹp hòi của những cá nhân, cơ quan phụ trách điều tra, thực thi pháp luật ở Việt Nam.

Đáng tiếc là cho đến tận bây giờ, cả nền pháp luật và những con người như thế vẫn không khá hơn bao nhiêu…

xxxx

 

Một số tác phẩm của
nhà văn Trần Huy Quang.
TL. Nguồn: Báo Pháp Luật TP.HCM 


Thứ Tư, 21 tháng 2, 2018

Văn Lang/Người Việt: Sài Gòn, chuyện ba ngày Tết

Chiều 30 Tết ghe thương lái rời bến Bình Đông "nhẹ tênh" 
vì hàng đã bán hết. (Hình: Văn Lang/Người Việt)

Chuyện Tết Sài Gòn không biết kể từ đâu? Có lẽ nên bắt đầu từ chiều 30 Tết, trên Bến Bình Đông, Quận 8, nơi bắt đầu và kết thúc những vui, buồn, hỉ, nộ, ái, ố của một ngày cuối năm.

Nắng chiều nhẹ, dòng nước không mấy đen như mọi năm. Con nước lên, mới chỉ khoảng hơn 5 giờ chiều, nhiều ghe bán bông đã quay đầu để rời bến. Nhiều chiếc ghe nhẹ tênh, lướt trên dòng nước, phơi phới vì hàng bông, trái cây đã bán hết.

Năm nay, chợ hoa bến Bình Đông tan sớm, không kéo dài như những năm rồi, nhiều khi tới tận 9-10 giờ đêm.

Hàng bông năm nay về ít, chủ yếu là mai miền Tây nên bán hết sớm. Trừ một số ghe tắc kiểng bị ế phải chở về. Còn mai bán gần hết, số còn lại nhà vườn quyết định đem về, sang năm bán tiếp chứ không bán “đại hạ giá” như mọi năm.

Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

Phi Khanh - Việt Nam đang 'chảy máu' nhà cổ

QUẢNG NAM (NV) - Nhà cổ Việt Nam có ba dòng căn bản: nhà miền Nam; nhà miền Trung và nhà miền Bắc. 

Nhà cổ trên 100 tuổi của cụ Nghè Trần Huỳnh Sách.
Ba dòng nhà cổ này có chung đặc điểm là mái ngói nhọn (còn gọi là “nhổn”), có ba gian ngang hoặc năm gian ngang, lợp ngói âm dương, ngói vảy chuốt hoặc lợp tranh, tường vôi hoặc vách đất. Nhưng giữa ba dòng nhà cổ này lại mang những đặc trưng rất riêng, thể hiện khí chất, cơ địa của mỗi miền đất nước.

Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

ĐẶNG PHÚ PHONG - HỘI THẢO 20 NĂM VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975. (Phần tiếp theo vào ngày 7/12/14)

Buổi Hội thảo được tiếp thục vào ngày 7/12/14 tại hội trường Việt Báo. Chủ tọa là hai nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc Tuấn đến từ Úc . Diễn già đầu tiên là nhà biên khào, lý luận văn học Đinh Từ Bích Thúy với chủ đề:
“Trách Nhiệm của Người Trí Thức Trong Môi Trường Đa Nguyên của Miền Nam Trước 1975: Đọc (Truyện Vừa) Khi Từ Thức Về Trần của Bình Nguyên Lộc”

Nhà biên khảo Đinh Từ Bích Thúy
Tiểu sử:  Đinh Từ Bích Thúy là biên tập viên tạp chí văn chương mạng Da Màu, chuyên về lãnh vực phê bình, dịch thuật và biên khảo. Tốt nghiệp ngành Luật và cử nhân danh dự môn văn chương Anh/Pháp từ University of Virginia. Ngoài Da Màu, cũng từng cộng tác với Việt Báo, Hợp Lưu, Diacritics, Amerasia Journal, Manoa và Rain Taxi Review of Books.

Nhà biên khảo Đinh Từ Bích Thuý (ĐTBT) giải thích tại sao chọn đề tài thuyết trình truyện vừa “Khi Từ Thức Về Trần” của Bình-Nguyên Lộc trong Hội Thảo Văn Học Miền Nam: “Ông là một tác giả vừa đặc thù vừa tiêu biểu cho nền văn học miền Nam Việt Nam. Văn nghiệp ông phong phú, có thể nói rằng không gian văn chương của Bình-Nguyên Lộc rất rộng, rất đa nguyên, nó bao gồm lịch sử, văn hóa, và bản sắc dân tộc. Văn chương của ông quan tâm về nhận thức học (epistemology), vì nhận thức học đi liền với khái niệm về bản sắc và truyền thống văn hóa. Bài khảo cứu của ông về nguồn gốc địa danh thành phố Sàigòn cũng là một câu chuyện rất thú vị về lịch sử di dân và nền tảng văn hóa của người dân miền Nam. Cái tên Sàigòn có phải từ gốc tiếng Miên là Prây Kor (Rừng Bò), hoặc từ tiếng Tàu, trước được phiên âm là Thầy Gòn, Sài Gòng, Xì Cống hay Sài Côn? Văn chương của Bình-Nguyên Lộc có sự nối kết giữa các thời đại, nhưng cũng cho ta thấy những đặc điểm về phong tục, tâm lý, và ngôn ngữ của một chặng điểm nhất định trong lịch sử miền Nam.”

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

ĐẶNG PHÚ PHONG - HỘI THẢO 20 NĂM VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975.

Nhà văn Đặng Phú Phong (Hình: Uyên Nguyên)
LITTLE SAIGON.  Trong 2 ngày 6-7/12/2014, nhật báo Người Việt và nhật báo Việt Báo  kết hợp với 2 trang mạng văn học là Da Màu và Tiền Vệ đã tổ chức một cuộc hội thảo khá quy mô với 16 diễn giả nói về các đề tài trong phạm vi văn học miền Nam Việt Nam từ 1954 đến 1975.

Ngày đầu tiên (6/12/14)  được tổ chức tại phòng hội của báo Người Việt bắt đầu lúc 10:00 sáng. Mở đầu bằng nghi thức chào cờ VNCH và phần mặc niệm  tưởng nhớ các văn nghệ sĩ  đã mất, đặc biệt những người mất trong các trại cải tạo sau năm 1975. Sau đó LS. Phan Huy Đạt, Chủ Nhiệm báo Người Việt  tuyên bố khai mạc, chào mừng quan khách. 

Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

Kalynh Ngô/Người Việt - Văn Học Miền Nam 54-75 'chỉ 20 năm, nhưng vô cùng quan trọng'

Hội thảo 20 năm Văn học miền Nam.
WESTMINSTER, CALIFORNIA (NV) – Tám nhà văn, nhà thơ từ Úc Châu, Boston và các thành phố khác ở California tề tựu về tòa soạn Nhật báo Người Việt cho ngày đầu tiên của Hội Thảo 20 Văn Học Miền Nam 1954-1975. 

Nguyễn Hưng Quốc: VHMN, nền văn học “bất hạnh”

“Tổng quan văn học miền Nam 1954-1975” là nội dung phần khai diễn của nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc, đến từ Úc Châu.

Có ba điều được ông nhắc đến ngay khi bắt đầu phần thuyết trình. Điều đầu tiên ông gọi là “sự bất hạnh của văn học miền Nam.”

Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

Cao Huy Huân - Văn hóa xe máy ở Việt Nam


(Nguồn: VOA)

Nghe nhỏ bạn nói ở Ý xe máy chỉ dùng để đi giao báo và cho nhân viên làm vệ sinh đường phố di chuyển cho thuận tiện. Chẳng biết đúng hay sai nhưng ở những nước Ðông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Ðài Loan thì xe máy cũng chỉ để dùng cho nhân viên giao hàng. Sở dĩ như vậy là vì, do hình dáng nhỏ gọn và khả năng di chuyển nhanh chóng, phương tiện này được ưa chuộng để đi đến mọi ngõ ngách của thành phố. Thế nhưng xe máy không phải là phương tiện phổ biến ở các quốc gia này. Người Nhật, người Hàn và người Ðài Loan sản xuất xe máy không phải để bán cho dân của họ. Họ sản xuất để bán cho các thị trường gắn bó truyền thống với xe máy và xem xe máy là phương tiện di chuyển chính ở Châu Á và Châu Phi, trong đó có Việt Nam. 

Nguyễn Ðạt/Người Việt - Gian lận, chuyện thường ngày tại các cây xăng ở Việt Nam

SÀI GÒN (NV) - Chuyện thường ngày ở những cây xăng tại Sài Gòn mà chúng tôi nói tới trong bài viết này, là chuyện gian lận xăng dầu.

Hằng ngày, các cây xăng tại khắp Sài Gòn đều đông nghẹt người tới đổ xăng. Không kể các loại xe khác, chỉ nói riêng xe gắn máy, người người tới đổ xăng hầu như luôn phải chen nhau. Do vậy, không thấy ai sau khi xe đã được đổ xăng, lại xem xét xăng được đổ có thiếu hụt không.

Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

J.B. Nguyễn Hữu Vinh - Một cuộc tọa đàm công phu và… quyết liệt

Ngày 26/11/2014, tại Nhà thờ Thái Hà đã diễn ra một cuộc Tọa đàm với chủ đề: Cơ chế của Liên Hợp Quốc về bảo vệ Người bảo vệ nhân quyền. Cuộc Tọa đàm do Diễn Đàn Xã hội Dân Sự và Nhóm Công tác UPR Việt Nam tổ chức.



Lẽ ra, sẽ chẳng có gì quá lớn lao và nghiêm trọng khi có một cuộc Tọa đàm như vậy. Bởi số lượng người tham gia không lớn lắm và nội dung cũng không có gì quá ghê gớm, ảnh hưởng nghiêm trọng, tức thời đến đời sống xã hội ngay lập tức hoặc có nội dung chống đối, phá phách.

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

Ðỗ Dzũng - 'Sửng sốt' Hồng Kông

Phải nói là tôi vô cùng sửng sốt trong sáu ngày công tác làm phóng sự biểu tình ở Hồng Kông vì tính cách và sự văn minh của người dân ở đây.


Một du khách ủng hộ “Cuộc Cách Mạng Dù” (Umbrella Revolution) ở khu Mong Kok, Hồng Kông. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)

Tôi cùng nhà báo Ðinh Quang Anh Thái được nhật báo Người Việt cử đến vùng cựu thuộc địa của Anh một cách bất ngờ, chỉ có sáu tiếng đồng hồ chuẩn bị trước khi lên máy bay.

Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014

Ðinh Quang Anh Thái và Ðỗ Dzũng - Sinh viên Hồng Kông ‘không sợ Thiên An Môn’

Phóng sự từ Hồng Kông

Sinh viên Hồng Kông nghỉ ngơi chờ biểu tình tiếp. (Hình: Đỗ Dzũng/Người Việt)

HỒNG KÔNG (NV) – Các sinh viên Hồng Kông tham dự biểu tình đòi dân chủ cho biết họ “không sợ Thiên An Môn.”

Có mặt ngay tại trung tâm tài chánh Hồng Kông hôm 2 Tháng Mười, anh Sunny Young, sinh viên tiếp thị Đại Học Hồng Kông, nói với phóng viên nhật báo Người Việt rằng: “Chúng tôi không sợ sự kiện như ở Thiên An Môn xảy ra. Nếu sợ, chúng tôi không có mặt ở đây.”

Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

Hà Giang/Người Việt - Tòa Kháng Án: Không trục xuất Nguyễn Tấn Vinh về Việt Nam


Ông Nguyễn Tấn Vinh (phải) và em trai là ông Võ Đức Văn tại tòa soạn nhật báo Người Việt, sau khi được tin ông Vinh không bị trục xuất về Việt Nam. (Hình: Hà Giang/Người Việt)

WESTMINSTER, Calif (NV) – Vào trung tuần tháng Tám, nhà đấu tranh Nguyễn Tấn Vinh nhận được tin ông hằng mong mỏi: Tòa Kháng Án Khu Vực 9 ở Passadena quyết định ngừng lệnh trục xuất ông về Việt Nam do tòa Di Trú Hoa Kỳ ban ra cách đây 5 năm.

Thở phào nhẹ nhõm, ông Vinh cho biết phán quyết này “kết thúc một giai đoạn cũ” của cuộc đời mình.

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Nguyễn Ðạt/Người Việt - Từ ga Metro tới cổ thụ Sài Gòn

SÀI GÒN (NV) - Từ mấy tuần lễ nay, khi công trình xây dựng đường tàu điện ngầm (métro) Bến Thành-Suối Tiên chuẩn bị tiến hành, Sài Gòn dấy lên một không khí xôn xao khó tả, với nhiều hoang mang và cảm hoài tiếc nuối.

Ðiều chúng tôi muốn nói tới những hàng cổ thụ, linh hồn của đường phố Sài Gòn.

Hàng cây dầu tại đường 3 tháng 2.

Trong công trình xây dựng đường tàu điện ngầm, đầu tiên là xây dựng tháp thông gió nhà ga métro trước Nhà Hát Thành Phố (trụ sở Quốc Hội của Sài Gòn cũ), mấy chục cây xanh đã bị đốn hạ.

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Nguyễn Cao Nguyên - Ðà Lạt cà phê bụi và đậu nành vỉa hè

Khách hàng thưởng thước món sữa đậu nành. (Hình: Nguyễn Cao Nguyên/Người Việt)

ÐÀ LẠT (NV) - Những chiều mưa phùn sương nhạt trùm lên khắp núi đồi Ðà Lạt. Từ một góc phố ở đầu đường Trương Công Ðịnh giáp ranh với Trung Tâm Khu Hòa Bình, Tăng Bạt Hổ, mùi hương lan tỏa từ gánh đậu nành của bà Năm đang khiêm nhường bày ra trên vỉa hè.

Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Tuấn Khanh - Đi giữa dòng bạo động (P.2)

Vì muốn để người đọc dễ tìm kiếm liền mạch, xin được giữ lại tựa cũ, chỉ đánh dấu là phần 2. Thật ra, tôi muốn đặt phần viết này cái tên “Những nhân vật bí ẩn trong dòng người” nhằm muốn nhấn mạnh thêm những điều lạ lùng mà chúng tôi chứng kiến, mà từ đó, chúng tôi tin rằng đó là những điều bất thường, không đơn giản là bạo động “tự phát”.
Trong các bảng giới thiệu mình “yêu VN” để tránh bị đập phá, có cả làm thơ
Chạy khỏi đám đông hỗn loạn và hung dữ đó, cả 3  chúng tôi lạnh toát người, dù trời trưa nắng, nhiệt kế chỉ 37 độ C. Điều đầu tiên khi đã an toàn, tôi nhắc mọi người đi mua khẩu trang.
Lúc này, đám đông xuất hiện ở các con đường đã nhiều hơn. Họ đang cần cái gì đó để giải tỏa, cần một cái gì đó để đập phá, thể hiện sức mạnh của mình. Vừa chạy vừa điểm lại các sự kiện, Văn nhắc tôi rằng phần lớn những người có vẻ như chỉ huy, hướng dẫn mọi người, đều chạy trên các xe có biển số 36 – số Thanh Hóa. Tôi sực nhớ đến một người bạn ở Bình Dương đã nhắn tin nói với tôi về các cuộc bạo động xảy ra, một cách buồn phiền rằng “người Bình Dương không tệ như vậy, phần lớn các người gây bạo loạn đều đi xe số ba mươi mấy”. Quả là như vậy thật. Những người chạy trên những chiếc xe có số như 36, đều trang bị kỹ lưỡng bằng ống sắt, xà beng, cờ trống… như một cách có tính toán trước.

Tuấn Khanh - Đi giữa dòng bạo động (P.1)

Công ty bị đốt, nhưng mọi thứ vẫn lặng lờ. Người áo xanh theo dõi và nhìn chúng tôi với ánh mắt rất khó chịu - Hình: Tuấn Khanh
Lúc 10g sáng ngày 14/5, Tôi cùng 2 người bạn là Thiên Văn và Phạm Thy quyết định chạy xuống khu Gò Vấp, gần Lái Thiêu, khi nghe nghe tin các công ty ở khu Tân Thới Hiệp bắt đầu có đình công. E rằng sẽ có đập phá và bạo động, chúng tôi không dám mang theo nhiều máy móc, chủ yếu là mang theo sự liều lĩnh, để tìm hiểu vì sao lại có những chuyện đập phá và cướp bóc như trên các trang mạng xã hội mô tả.

Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014

Văn Lang - Sài Gòn, những trưa Hè nóng bức



Sài Gòn mặc dù đã có mấy cơn mưa từ tháng 4, nhưng tháng 5 này mới thực sự mở đầu cho những ngày nắng, nóng khủng khiếp. 

Những trưa Hè thực sự khiến người ta phải “tùy nghi di tản,” đi trốn nắng, đi “tị nạn” cái nóng trong điều kiện có thể.