Hiển thị các bài đăng có nhãn Phê bình thơ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phê bình thơ. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2023

Nguyễn Viện: Tô Thùy Yên giữa nhân quần thoi thóp

Nhà văn Nguyễn Viện. Photo: Nhạc sĩ Tuấn Khanh.

Nói về thơ Việt Nam hiện đại, theo tôi có ba người đáng kể nhất tính từ sau 1945, đó là Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền và Tô Thùy Yên. Họ là những thi sĩ đã đặt dấu chấm hết cho thơ văn tiền chiến. Và mở ra một chân trời khác cho thi ca Việt Nam. 

Cũng theo tôi, Việt Nam chỉ có hai thiên tài thi ca là Nguyễn Du và Bùi Giáng. Điều thú vị là họ rất trái ngược nhau. Tiêu biểu cho tính cách thời đại mà họ sống. Một Nguyễn Du trau chuốt trang trọng với số phận con người và một Bùi Giáng buông thả bông phèng giữa thời thế gùn ghè gây cấn của ý thức hệ phân tranh. Cả hai đều phong lưu chữ nghĩa và dồi dào nội lực sáng tạo. 


Từ Thức: Tô Thùy Yên. Kinh Khổ

Nhà văn, nhà báo Từ Thức

Tô Thuỳ Yên ra đi ngày 21 tháng 5/2019.


Những lúc lạc lõng, không biết mình đang ở đâu, đi đâu, nhiều người quay về với thơ phú, với thi sĩ. Nhất là một thi sĩ, ngoài cái ngổn ngang tâm sự riêng, còn chia cái đau chung của đồng bào. Một thi sĩ chứng nhân của một cơn ác mộng, một thời đại khủng khiếp, một thi sĩ mang cái đau của mình để nói lên cái đau chung của  cả một dân tộc. Dùng ngôn ngữ rất riêng tư, cái nhìn rất riêng tư, để nói thay những người đau, nhưng không biết diễn tả cái đau của mình.


Có người nói sách để đọc một vài lần, thơ để đọc cả đời, càng đọc càng thấm, mỗi lần đọc tìm thấy một cảm giác lạ, một xúc động mới. Nhất là khi thơ đã đạt, như thơ Tô Thuỳ Yên (TTY).


Trần Hữu Thục: Thơ Tô Thùy Yên, chênh vênh siêu hình/hiện thực

Từ trái: Chân Phương, Tô Thùy Yên, Nguyễn Trọng Khôi, Trần Doãn Nho

(Hình: TDN, Boston tháng 4/2017)


Tô Thùy Yên (TTY)[1] làm thơ từ hồi còn rất nhỏ. Bài thơ đầu tiên đưa đăng báo được in ở tạp chí Ðời Mới do nhà văn Nguyễn Ðức Quỳnh chủ trương, vào lúc ông 16 tuổi. Theo ông, bài thơ đó, “chắc chắn không phải là một bài thơ hay và ngày nay tôi chẳng còn nhớ nó như thế nào nữa” [2]. Năm 1956, một bài thơ khác in ở trên Sáng Tạo – tạp chí mở ra một thời kỳ mới của văn học nghệ thuật Việt Nam: Cánh đồng, con ngựa, chuyến tàu. Ðó là một bài thơ mà những ai yêu mến văn học nghệ thuật không thể quên. Nó là dấu mốc của một chuyển biến sâu xa trong nền văn học miền Nam mà cũng là trong nền văn học VN. Gần 40 năm sau, tập thơ đầu tay mới ra đời: Thơ Tuyển Tô Thùy Yên, xuất bản ở Hải Ngoại năm 1995, lúc nhà thơ đã …56 tuổi đầu. Thêm chín năm nữa, tháng 8/2004, tập thơ thứ hai ra đời: Thắp Tạ. Bìa trước của tập thơ mới này ghi:


Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2023

Đỗ Trường: Trạch Gầm – Một giọng thơ độc đáo

(Kết thúc chiến tranh, nhớ đến bác Trạch Gầm)

Có lẽ, dính vào viết lách, nên tôi thường nhận được những tác phẩm thơ văn gửi tặng qua bưu điện, hoặc E-mail. Đó cũng là một niềm vui, sự an ủi không nhỏ cho những người cầm bút. Tuần vừa rồi, có một bác từ Houston, Hoa Kỳ gửi cho tôi chùm thơ, và hỏi có biết Trạch Gầm không. Vâng, tất nhiên là tôi đã bắt gặp tên tuổi nhà thơ này, khi đọc và nghiền ngẫm Văn học miền Nam trước đây, và các tác giả sau 1975 ở hải ngoại. Song mới chỉ đọc một vài đoạn trích ở đâu đó của Trạch Gầm, và chưa cho tôi một ấn tượng, hay cảm xúc gì đó đặc biệt. Tuy nhiên, khi nhận chùm thơ này, tôi đọc ngay, và đọc một mạch. Cái tráng khí Trạch Gầm làm cho tôi hơi bị sửng sốt. Do vậy, tôi tìm đọc ông. Và quả thực, thơ văn Trạch Gầm đã cho tôi một cảm xúc thật sâu sắc. Đọc ông, tôi chợt liên tưởng đến nhà thơ Huỳnh Hữu Võ, và Nguyễn Bắc Sơn. Nếu ngôn ngữ thơ của những người lính Huỳnh Hữu Võ, Nguyễn Bắc Sơn mang tính đặc trưng, thì ta có thể thấy rõ cái nét độc đáo trong thi ca Trạch Gầm.

Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2023

Lê Nguyễn: Câu chuyện Tháng Tư. Cứ mỗi Tháng Tư lại nhớ đến “Nửa hồn Xuân Lộc”

Tác phẩm Tiếc thương của Nhiếp ảnh gia, Trung Tá quân đội VNCH Nguyễn Ngọc Hạnh (1927-2017)
Trong những biến động đầy đau thương của đất nước, từng có một thế hệ những người trẻ tuổi miền Nam trải qua một thời hậu chiến đầy ngang trái, để rồi cảm nhận xót xa những vần tuyệt bút của Tô Thùy Yên trong bài thơ Ta Về:

Ta về như lá rơi về cội,
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay,
Chút rượu hồng đây xin rưới xuống,
Giải oan cho cuộc biển dâu này.


để rồi ngẫm lại cuộc đời hiện tại của mình:

Ta về như đứa con phung phá,
Khánh kiệt đời trong cuộc biển dâu,
Mười năm, con đã già trông thấy,
Huống mẹ cha đèn sắp cạn dầu…


Với Ta Về của Tô Thùy Yên, ta để lòng lắng lại sau bao nhiêu can qua đã ập xuống đời mình. Nhưng với Nửa Hồn Xuân Lộc của Nguyễn Phúc Sông Hương, ta lại có dịp sống với những hồi ức khắc khoải, bi thương nhất. Đó là hồi ức về một quãng đời của tưng bừng máu lửa, của ruột thịt phân ly, của những hoài vọng tắt ngấm và sự tàn lụi của xuân thì!

Thứ Ba, 18 tháng 4, 2023

Đọc lại Đặng Tiến: Độc Cô Thanh Tâm Tuyền, Chuyện kể năm 2000

 Xin mời đọc lại 2 bài viết của nhà nghiên cứu phê bình văn học Đặng Tiến, một bài về nhà thơ Thanh Tâm Tuyền và một bài về cuốn “Chuyện kể năm 2000” của nhà văn Bùi Ngọc Tấn.

***


Độc Cô Thanh Tâm Tuyền



Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền qua đời trưa ngày 22 tháng 3-2006, tại thành phố Saint Paul, Minnesota, Hoa Kỳ, thọ 70 tuổi.


Hôm sau, bạn hiền Phạm Phú Minh, báo tin và yêu cầu viết bài, chỉ cần khoảng 2700 chữ, trong hai ngày, cho kịp báo Thế Kỷ 21 lên khuôn. Tôi lo toáng lên: hai ngày thì đào đâu ra 2700 chữ về một tác gia nổi tiếng là khó khăn và khó tính ? Giá mạng chữ nghĩa của tôi giỏi lắm là vài ba trăm chữ, thôi thì đành viết trong giới hạn đó.


Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2023

Ngu Yên: Cao Đông Khánh — Niềm Khát Vọng và Nỗi Mơ Hồ

Thi sĩ Cao Đông Khanh (19412000). Tranh Đinh Cường

Bất kỳ một dòng thơ nào có căn cước chứng minh, có nét độc đáo nhận diện, đều phải có tác phẩm nổi bật và tác giả phẩm hạng.

Cao Đông Khánh là một trong vài nhà thơ trong giai đoạn đầu tiên, xứng đáng làm dấu ấn cho dòng thơ hải ngoại qua ba sắc diện: 1- chống chế độ Cộng Sản, 2- hoài hương, và 3- hội nhập. Phần thơ mang tâm trạng hoài hương vượt trội hơn hết. Bạn đọc thơ, có bao giờ tự hỏi:

  • Thơ Cao Đông Khánh “hay” ở chỗ nào? Nói một cách kỹ thuật hơn, giá trị của thơ ông ở đâu?

Thơ họ Cao nổi bật: 1- thuật ngữ lạ lẫm, 2- tứ thơ biến ảo, 3- thẩm mỹ bao gồm tính và nét Đông lẩn Tây, 4- thể hiện lịch sử, xã hội cố xứ và tha hương, 5- văn hóa chủ bàng bạc tự nhiên trong văn hóa khách. Trên hết, những điều vừa kể kết hợp với tư tưởng về nỗi “mơ hồ” đã tạo ra tầm vóc của ông.

Dĩ nhiên, thơ Cao cũng có những giới hạn trong tư thế toàn cầu và những khiếm khuyết thông thường khi sáng tác do bản chất kế thừa di sản thi ca chưa được phân biệt, tìm hiểu trong môi trường văn chương đối sánh (Comparative Literature.) Cho đến khi qua đời, di sản thơ của ông vẫn còn quanh quẩn trong chủ nghĩa dân tộc.


Thứ Ba, 7 tháng 3, 2023

Vũ Hoàng Thư: Đọc thơ “Rằm” của Thi Vũ

Nhà thơ, nhà báo, nhà đấu tranh nhân quyền Thi Vũ Võ Văn Ái (1935–2023).  Nguồn: Quê Mẹ

chữ khơi, lời mở 

nguyên rằm,

ba nghìn thế giới

tơ tằm 

nguyệt gieo…


Rằm tháng giêng, ngày rằm đầu tiên của năm, tôi đọc thơ Rằm của Thi Vũ. Chỉ nội tên Rằm đã chất ngất uyên nguyên Việt tính. Không có ngôn ngữ nào khác trên thế giới có chữ rằm. Rằm gọi ngay thời điểm mặt trăng sáng nhất trong tháng, nói về trăng mà không nhắc đến tên trăng. Chỉ còn sự giao hòa giữa người và trăng, không cần đến ngón tay chỉ mặt trăng rắc rối thế gian cứ mãi vin vào. Rằm ngự trị đêm cho tình yêu hội tụ. Rằm lấp lánh tinh anh cho ta quên đi sự chói chang của mặt trời. Mọi ngày rằm trong năm là những ngày lễ, vía, những dấu mốc quan trọng trong đạo Phật. Rằm mở lối để nhìn vào một thế giới khác của con người, nơi đó tịch mịch, trầm tư và rộng lượng hơn là thế giới ồn động ban ngày.


Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2023

Ngu Yên: Nhã Ca: Thơ từ vết thẹo

Tôi thích đọc thơ. Khi thích thơ của tác giả nào, thì bói thân phận của tác giả đó. Bói theo phương pháp thông diễn, nghĩa là tìm hiểu chiều sâu của thơ qua chiều sâu của tác giả.

Tôi thích thơ Nhã Ca từ thời còn là học sinh trường trung học Lê Quí Đôn, Nha Trang. Khi nghe bút hiệu Nhã Ca, hầu hết mọi người đều có cảm giác thanh cao, trong sáng, sảng khoái. Nhưng khi bói về hán nôm, thì số mệnh của bút hiệu kia, không phải như vậy. Có một chút tiết lộ trong vài câu thơ của chính tác giả:

“Đời sống ôi buồn như cỏ khô …

Khi về tay nhỏ che trời rét …

Và nỗi tàn phai gõ một lần …”


  1. Vết Thẹo.

“Thanh Xuân.”

Theo tự của Hán Nôm, “Nhã” có hai nghĩa đáng quan tâm và “Ca” có bốn nghĩa đáng chú ý.

.