Hiển thị các bài đăng có nhãn Phê Bình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phê Bình. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 5 tháng 12, 2023

Lê Hữu: Nguyễn Đình Toàn và Ca Khúc Da Vàng sau chiến tranh

(Ảnh: Uyên Nguyên/Người Việt)

Gió trời xin ngủ bình yên

Coi như giấc mộng ưu phiền đấy thôi 

(“Ru”, thơ Nguyễn Đình Toàn)


“Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn”, lần đầu nghe gọi vậy tôi ngỡ người ta nói đến một ông Nguyễn Đình Toàn nào khác, chỉ vì ông khá nổi tiếng như một nhà văn, nhà thơ được nhiều người đọc yêu thích từ trước năm 1975. 


Thứ Năm, 30 tháng 11, 2023

Đặng Phú Phong: Hoài niệm anh, Nguyễn Đình Toàn – một nhà thơ, nhà văn và nhạc sĩ tài hoa được nhiều người mến mộ

Nguyễn Đình Toàn, tài hoa từ giọng nói

Nguyễn Đình Toàn là một cái tên rất quen thuộc với giới văn nghệ sĩ, độc giả và thính giả yêu nhạc suốt khoảng thời gian 20 năm từ 1954 đến 1975 của người miền Nam Việt Nam. Ông là một người đa tài, làm thơ, viết văn, soạn nhạc và viết cả kịch nữa, điểm đặc biệt nhất của ông là cái chất giọng ấm, ngọt ngào và quyến rũ vang lên mỗi tối thứ năm hàng tuần trên Đài Phát Thanh Sài Gòn trong chương trình “Nhạc Chủ Đề”. Bài viết và giọng đọc truyền cảm của ông đã làm say mê biết bao thính giả, dĩ nhiên cũng làm cho bao nhiêu trái tim thiếu nữ thổn thức, ông là “một người đào hoa nhưng rất chung thủy với vợ” (theo lời người con gái). Những bài nhạc ông chọn để phát thanh đều nằm theo chủ đề của chương trình mà ông dẫn dắt người nghe đi vào những khám phá qua văn chương thi vị, qua đời sống tác giả và từng giai điệu của bài hát. Câu giới thiệu về những bản tình ca của Trịnh Công Sơn là “Những bản tình ca không có hạnh phúc” như một dấu ấn của nhạc sĩ này, đã làm biết bao thính giả thật thú vị và ghi nhớ mãi. 

Thứ Năm, 16 tháng 11, 2023

Nguyễn Phú Yên: Văn Cao, giấc mơ một đời người

 
Nhạc sĩ Văn Cao. Ảnh: Nhiếp ảnh gia Lê Quang Châu.

Nhân 100 năm ngày sinh Nhạc sĩ Văn Cao (15/11/1923 –15/11/2023)

Nhạc sĩ, họa sĩ, nhà thơ Văn Cao (15/11/1923-15/11/2023), một tài năng lớn trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật mà cuộc đời phản ảnh bi kịch chung của rất nhiều trí thức, văn nghệ sĩ thời ấy đi theo Việt Minh vì lòng yêu nước, chống Pháp, nhưng rồi tài năng hoặc bị vùi dập hoàn toàn hoặc bị kìm hãm, không thể cất cánh trong một chế độ độc tài toàn trị. So với nhiều người trong vụ án Nhân Văn-Giai Phẩm bị bắt, bị tù đày nhiều năm, Văn Cao có lẽ một phần nhờ vào việc là tác giả của bài Tiến Quân Ca (được chọn làm quốc ca của nước VNDCCH và bây giờ, nước CHXHCNVN) nên chỉ phải đi học tập chính trị và bị đảng cho ra ngoài lề một thời gian. (Trừ Tiến quân ca, tất cả những ca khúc của ông cũng giống như các nhạc phẩm tiền chiến khác không được lưu hành ở miền Bắc. Giai đoạn này, Văn Cao sống bằng những công việc khác và hầu như không còn sáng tác. Đến cuối thập niên 1980, những nhạc phẩm này mới được lưu hành trở lại). Tuy nhiên biến cố đó cũng khiến ông thu mình lại, sống khép kín, lặng lẽ cho đến cuối đời.

Một trăm năm ngày sinh của Văn Cao, DĐTK xin giới thiệu một vài bài viết với quan điểm khác nhau của hậu sinh về ông.


Thận Nhiên: Về bài thơ “Đồng chí” của Văn Cao.

ĐỒNG CHÍ

Thơ: Văn Cao

Người ta các đồng chí của tôi

Treo tôi lên một cái cây

Đợi một loạt đạn nổ

Tôi sẽ dẫy như một con nai con

Ở đầu sợi dây

Giống như một nữ đồng chí

Một anh hùng của Hà Tĩnh


Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2023

Nguyễn Thị Khánh Minh: Cảm nhận nhân đọc phân đoạn 1-3 tiểu thuyết “Đường Về Thủy Phủ” của nhà văn Trịnh Y Thư

Phế tích của ảo ảnh, tranh sơn dầu của họa sĩ Phan Chánh Khánh, 30”x30”, lấy cảm hứng từ tập thơ Phế tích của ảo ảnh của nhà thơ Trịnh Y Thư.


Với tôi, Trịnh Y Thư, trước hết là một nhà thơ, với thi phẩm Phế Tích Của Ảo Ảnh; là một nhà văn, với các tác phẩm Chỉ Là Đồ Chơi, Theo Dấu Thư Hương; là một dịch giả các tác phẩm ngoại quốc nổi tiếng như Cái Cười Và Sự Lãng Quên, Jane Eyre, Đời Nhẹ Khôn Kham, Căn Phòng Riêng; là một  cầm thủ ghi-ta cổ điển, một nhạc sĩ sáng tác. Với tư cách nào Trịnh Y Thư cũng chinh phục được người đọc, người nghe. Nói riêng về lãnh vực thơ văn, văn phong trữ tình mà không thiếu ánh sáng lóng lánh của trí tuệ. Có đủ cả hai như thế là do Trịnh Y Thư vừa có trái tim nhạy cảm của nhà thơ vừa có nội lực dồi dào của tri thức. Điều đó càng khẳng định hơn khi gần đây, Trịnh Y Thư đã phổ biến trên các trang web một số truyện ngắn, và các trích đoạn của tiểu thuyết sắp xuất bản “Đường Về Thủy Phủ”. Tôi cũng như một số bằng hữu không khỏi ngỡ ngàng về cuộc dấn thân mới mẻ trong lãnh vực tiểu thuyết của anh, không riêng là lần đầu thể hiện, mà thể hiện một cách rất mới và rất khác từ lời văn cho đến kết cấu câu truyện. Không lặp lại ai, không theo một khuôn mẫu nào, chỉ là nổi bật một Trịnh Y Thư bản lĩnh, can đảm, nghiêm khắc và nhân ái.


Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2023

Liễu Trương: Tượng đài Nữ thần Kim Quy của Vũ Khắc Khoan

Vũ Khc Khoan (1917-1986) là mt nhà văn ni tiếng min Nam, thi 54-75. Ông sm b ngành K sư canh nông đ theo đui đam mê ca mình là môn kch ngh. Thi còn Hà Ni, ngoài vic dy môn S các trường Nguyn Trãi và Chu Văn An, Vũ Khc Khoan đã sáng tác ba kch bn : Thng Cui ngi gc cây đa (1948), Hu trường (1949) và Giao Tha (1949). Thng Cui ngi gc cây đa và Giao Tha đã được trình din Nhà Hát Ln Hà Ni, năm 1951 và năm 1952.

Di cư vào Nam năm 1954, Vũ Khc Khoan hot đng trong nhiu lĩnh vc : báo chí, giáo dc, văn hc, kch ngh. Trước hết ông cng tác vi nht báo T Do. Ri cùng vi Nghiêm Xuân Hng, Mc Đ, ông thành lp nhóm Quan Đim, nhóm trí thc tiu tư sn, ph trách t tun báo Quan Đim và nhà xut bn mang cùng tên. Vũ Khc Khoan cũng ch trương nguyt san văn hVn Đ vi Mai Tho. Ni đam mê kch ngh khi đu t thi còn sng Hà Ni, nay được Vũ Khc Khoan trin khai mnh m, vi nhng kch bn : Thành Cát Tư Hãn (1961), Ng Nhn (1969), Nhng người không chu chết (1972), Ga Xép và Lng Ngôn, và nhng công trình kho cu như : Tìm hiu sân khu chèo (1974), V chèo Quan Âm Th Kính (1974). Vũ Khc Khoan gi chc Giám đc Kch ngh Trường Quc Gia Âm nhc và Kch ngh Sài Gòn.


Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2023

Nguyễn Phú Yên: “Ba chị em là ba miền, nhưng niềm thương đem nối liền”...

Bìa gốc trường ca "Hội trùng dương". Wikipedia


Trong các bài trường ca của nền tân nhạc, có hai tác phẩm lớn nói về tình yêu quê hương, đất nước được nhiều người yêu mến. Đó là trường ca “Con Đường Cái Quan” của Phạm Duy và trường ca “Hội Trùng Dương” của Phạm Đình Chương. Với Phạm Đình Chương, ông đã bỏ ra bốn năm để hoàn thành trường ca này, điều đó cho thấy tâm huyết, công phu của nhạc sĩ để có tác phẩm lưu dấu trong lòng người nghe. Trường ca gồm một đoạn mở đầu và ba phiên khúc mang tên ba dòng sông tiêu biểu cho ba miền của đất nước: sông Hồng, sông Hương và sông Cửu Long. Tâm tình của ba dòng sông được tác giả biểu tượng hóa bằng tâm tình của ba thiếu nữ, mỗi người một tâm tình riêng nhưng đều tổng hòa thành tiếng lòng chung của dân tộc, tiếng lòng từ triệu con dân của một đất nước gấm hoa.  


Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2023

Lương Thư Trung: Cảm tưởng sau khi đọc “Chữ Nghĩa - Văn Chương - Cuộc Đời” & “Cõi Chữ Cõi Người” của Trần Doãn Nho

Nhà văn Trần Doãn Nho
(Cà phê Sài Gòn Phố, Houston,
ngày 02 tháng 3 năm 2023)

Nhà văn Trần Doãn Nho thuộc vào hàng nhà văn thứ thiệt; không chỉ vì ông viết văn với các sáng tác truyện ngắn, truyện dài, tùy bút, thơ…, mà dường như trong hồn ông lúc nào cũng trăn trở về chữ nghĩa, về văn chương và về cuộc đời trong niềm đam mê say đắm!


Nhưng có điều trong hai tác phẩm mới ấy, trong đó tác giả viết về những gì và nói về những gì? Nếu bạn muốn biết chi tiết, xin vui lòng tìm sách của Trần Doãn Nho để đọc thử! Riêng tôi thì chữ nghĩa không đầy lá mít, tôi chỉ có thể ghi nhận chút chút cảm tưởng qua vài nét tiêu biểu này, như một chút mua vui cùng bạn chơi chứ không dám lạm bàn gì gì trong thế giới chữ nghĩa nghìn trùng của tác giả Dặm Trường mà có một thời sống ở Boston, tôi có biết ông chút chút…


Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2023

Nguyễn Đức Tùng: Nguyễn Viện, nghệ thuật tiểu thuyết

Một số tiểu thuyết đã xuất bản của nhà văn Nguyễn Viện.

Nhà văn viết để phát hiện. Nguyễn Viện viết nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, để phát hiện các vấn đề xã hội, văn hóa, con người. Tiểu thuyết của anh là các văn bản quan trọng của chủ nghĩa hậu hiện đại ở Việt Nam trong nhiều năm qua, khoảng từ năm hai ngàn. Sinh ở Hải Dương, vào Sài Gòn từ nhỏ, theo đạo Thiên Chúa, anh có nhiều kiến thức về văn học nghệ thuật thời Việt Nam Cộng hòa và thời kỳ sau năm 1975 trong nước. Những tác phẩm đầu tay của anh xuất bản công khai trước năm 2000, sau đó chúng chỉ được xuất bản hoặc ở hải ngoại hoặc bằng các nhà xuất bản ngoài hệ thống nhà nước. Hiển nhiên anh là một nhà văn ngoài lề, bên dưới, underground. Nguyễn Viện có sức viết mạnh mẽ: anh in tập truyện đầu vào năm 1985, Trinh nữ, sau đó Bố mẹ và con và…năm 1997, Hạt cát mang bóng đêm năm 1998, Rồng và rắn, 2002, Chữ dưới chân tường, 2004, Nhảy múa để chết 2013, Đĩ thúi 2015. Anh cũng tự xuất bản bằng nhà xuất bản Cửa do anh sáng lập: Cơn bấn loạn bằng phẳng, năm 2008, Em có gì bí mật, hãy mail cho anh, 2008, Ngồi bên lề rất trái, 2011. Theo tôi, các cuốn Thời của những tiên tri giả, Rồng và Rắn, Nhảy múa để chết, Thảo mai trên dốc gió, Nu na nu nống – xứ mêman là những tác phẩm xuất sắc bậc nhất của Nguyễn Viện và của văn chương Việt Nam đương đại. Anh cũng là tác giả của một tập thơ đẫm hương tình dục: Ba mươi sáu bài thơ tụng ca nhục cảm, tôi có viết về tập này. Chính trị và sex, sự thật và công bằng xã hội, sự xóa mờ ranh giới của các thể loại, và xa hơn nữa sự xóa mờ ranh giới giữa sự thật và phép tuyên truyền, tạo ra đề kháng đối với các truyền thống chính thống, trong một nghệ thuật mới mẻ, táo bạo, gây tranh cãi, sự hoàn hảo của bút pháp trong một số tác phẩm, cái nhìn sâu xa vào chính mình, người kể chuyện và cũng là nhân vật, sự hài hước và phê phán, làm nên cốt lõi của tác phẩm Nguyễn Viện. 


Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2014

Nguyễn Hưng Quốc- Nhiệm vụ của nhà phê bình văn học


Nhiệm vụ chính của nhà phê bình không phải là viết cho đúng mà, trước hết, theo tôi, nằm ở chỗ: họ dám thách thức lại những điều mọi người đều cho là đúng.

Trước hết, nói đến chuyện đúng hay sai chủ yếu chúng ta nói đến ba bình diện chính: kiến thức, lập luận và nhận định. Hai bình diện đầu tương đối dễ. Chỉ cần chịu khó đọc hoặc biết cách tra cứu trong đống tài liệu mênh mông ở các thư viện và có khả năng tư duy mạch lạc, nghĩa là, chỉ cần chút học thức, chút cẩn thận và chút tỉnh táo, là người ta có thể viết đúng về kiến thức cũng như về lập luận.

Thứ Bảy, 2 tháng 8, 2014

Nguyễn Hưng Quốc - VĂN HỌC VIỆT NAM DƯỚI CHẾ ÐỘ CỘNG SẢN (1945-1990) - Cho ấn bản lần thứ ba (2004)

VĂN HỌC VIỆT NAM DƯỚI CHẾ ÐỘ CỘNG SẢN
Tác giả: Nguyễn Hưng Quốc
Người Việt Books, 2014 - Có thể mua tại Amazon

Trong mấy thập niên vừa qua, trên báo chí cũng như trong nhật ký của Trần Dần (Ghi, 2001), hồi ký của Tô Hoài (Cát bụi chân ai 1992 và Chiều chiều, 1999), Nguyễn Khải (Đi tìm cái tôi đã mất, 2006) và Nguyễn Đăng Mạnh (Hồi ký; chỉ phổ biến trên internet), tự truyện của Vũ Thư Hiên (Đêm giữa ban ngày, 1997) và Bùi Ngọc Tấn (Chuyện kể năm 2000, 2000) cũng như nhiều bài viết rải rác về Trần Đức Thảo, Đặng Đình Hưng, Phùng Quán và Nguyễn Hữu Đang, người ta phanh phui ra rất nhiều chuyện thuộc loại thâm cung bí sử trong sinh hoạt văn học Việt Nam dưới chế độ cộng sản. Qua đó, chúng ta thấy rõ hơn bộ máy đàn áp thô bạo, thậm chí, dã man của chế độ cộng sản đối với văn nghệ sĩ cũng như những đau đớn ê chề mà nhiều cây bút thuộc loại tài hoa nhất nước, từ Nguyễn Bính đến Nguyên Hồng, từ Trần Dần đến Phùng Quán, từ Trần Đức Thảo đến Đặng Đình Hưng… phải gánh chịu. Đó là những nguồn tài liệu vô cùng phong phú và quý báu. Có thể nói chưa bao giờ chúng ta biết nhiều những sự thực đằng sau sinh hoạt văn học dưới chế độ cộng sản như vậy. Có điều, lạ, cho đến nay, giới nghiên cứu văn học trong nước vẫn chưa khai thác để viết lại lịc sử văn học trong 70 năm qua (kể từ sau năm 1945). Trong sự thiếu vắng ấy, quyển sách này, vốn được biên soạn tại Pháp từ năm 1990, dù còn khá nhiều hạn chế về tài liệu, có lẽ vẫn còn có ích cho những ai muốn tìm hiểu về thực trạng của cái gọi là nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam. Nghĩ thế, tôi đồng ý cho in lại theo yêu cầu của nhiều bạn đọc.

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

Trịnh Kim Tiến - Phiên tòa phúc thẩm và bản án bất công


Trịnh Kim Tiến

Chúng tôi không ngạc nhiên với kết luận ý án của tòa phúc thẩm. Chúng tôi cũng không xem những việc làm của gia đình với sự hỗ trợ của bè bạn là ảo tưởng.


Chúng tôi cũng không xem công lý là không hiện hữu trên cõi đời này - như không xem tự do là không hiện hữu để mà không tranh đấu.


Vì thế chúng tôi vẫn không bỏ cuộc và đi đến cùng trong hành trình đòi tự do cho công lý.

Công lý đang bị cầm tù, bị giam hãm, nhưng chúng tôi không thể bỏ rơi nó bởi công lý không phải là sự xin cho, công lý là phải đấu tranh không ngừng để giành lại nó.

Diễn tiến và kết quả của những phiên tòa vừa qua là sự chà đạp lên công lý, nhưng tất cả những gì chúng tôi đã làm sẽ không vô ích. Chúng tôi đã làm những gì có thể trong khả năng của mình vì vậy không có điều gì để hối tiếc nữa. Tất cả những gì chúng tôi đã làm ngày hôm nay dù chỉ là một vết khoét nhỏ trên vách thành đồng của nhà tù bất công nhưng rồi một ngày không xa, cái nhà tù đó cũng phải sụp bởi những vết khoét đó và buộc phải trả tự do cho công lý trên đất nước này.

Qua tất cả những gì chúng tôi đã làm, tất cả tôi chỉ muốn được gửi đến những gia đình có hoàn cảnh tương tự, đến những người đang phải chịu oan khiên, bất công một niềm hy vọng, một ý chí: xin đừng từ bỏ.
Im lặng là đồng lõa với tội ác.

Ngồi yên và than van với bóng tối là nô lệ với bất công.

Chúng tôi thà là một que diêm cháy nhỏ hơn là một bó đuốc khổng lồ nhưng không bao giờ dám cháy.

Và vì thế chúng tôi đến phiên tòa 17 tháng 7 với hàng chữ "Stop Police Killing Civilians" trước ngực và "Justice for all" sau lưng.

Từ nhà chúng tôi trên đường đến Tòa án đã có 5, 6 người đi xe máy bám theo.

Xung quanh Tòa phải có đến cả trăm người mặc sắc phục đứng rải rác là công an, dân phòng, thậm chí con số mặc thường phục còn lên tới 300 người suốt theo chiều dài của phố Đội Cấn.

Chúng tôi không hiểu chuyện gì xảy ra khi họ chuẩn bị sẵn cả dây thừng, bình cứu hỏa trước cổng Tòa, chỉ có thể quay ra nói đùa với nhau: "Kiểu này chắc tính theo diện tích hình tròn thì trong vòng bán kính 100 mét không có con kiến nào có thể bò ra mất".

Có những người lạ mặt, tiến đến chỗ tôi đòi tôi cho chụp ảnh, rồi cười nói với giọng thách thức: "Có từng này người thôi à? Tưởng đông lắm?"

Tôi đã từ chối và nói với họ rằng, chúng tôi chỉ đi tìm công lý và không có muốn gây sự với họ, hãy tôn trọng chúng tôi.

Ba, bốn chiếc máy quay từ bên đường đối diện của những người lạ mặt chĩa thẳng vào mặt bốn người phụ nữ yếu đuối trong gia đình tôi. Hình ảnh người mẹ già mất con, vợ mất chồng cô nhi, con mất cha như gia đình tôi khiến họ hứng thú muốn ghi hình lại đến thế ư?

Một nhóm những người lạ mặt khác xăm trổ đầy mình đứng phía sau.

Họ muốn gì, đe dọa chúng tôi ư? Họ quên rằng khi bố tôi bị công an đánh chết, chúng tôi đã không còn gì để mất và hình như họ cũng không hiểu rằng trước cổng pháp đình chúng tôi chỉ có một nguyện vọng là đi tìm công lý.

Khi đã đến giờ, chúng tôi bước vào cổng Tòa, nhưng đã bị chặn lại bởi một số người công an ở đây. Họ yêu cầu chúng tôi xuất trình giấy tờ và chúng tôi cũng tuân thủ, nhưng họ lại nói chỉ có những người có giấy triệu tập mới được vào, còn lại không ai được vào bên trong mặc dù đây là một phiên tòa công khai. Chúng tôi đành phải chấp nhận việc làm vi phạm pháp luật vì chẳng thể làm gì hơn là ngoài việc tôi khẳng định họ đang làm sai quy định của pháp luật, theo điều số 18 bộ luật tố tụng hình sự.

Khi vừa đặt chân qua cánh cổng thì họ đòi thu lại điện thoại không cho mang vào phòng xử. Tôi đã phản đối kịch liệt hành vi đó. Họ có hiểu và tôn trọng luật pháp chút nào không vậy? Họ có biết điện thoại là thư tín cá nhân riêng, không ai có quyền động đến và trong một phiên tòa gọi là công khai thì chúng tôi còn có quyền thu âm lại chứ đừng nói là đem theo điện thoại. Trước khi vào phòng xét xử, thậm chí là họ còn dùng máy dò vũ khí, dò kim loại dò xét người 4 người phụ nữ.

Rất tiếc nếu hình ảnh các anh xuất hiện trong bài viết này của tôi, cũng bởi cách hành xử ngược đời, nghịch lý và quá đáng của các anh mà tôi buộc phải đưa hình ảnh lên để minh chứng cho những điều tôi nói.

Vào đến trong phòng xét xử, tôi lại tiếp tục yêu cầu Hội đồng xét xử cho những người thân của gia đình tôi và bạn bè ở bên ngoài vào tham dự phiên tòa nhưng HĐXX tiếp tục từ chối.

8h30 thì phiên tòa bắt đầu diễn ra.

Sau khi tòa án đọc xong phần thủ tục tố tụng thì một lần nữa, những nhân chứng khách quan trong vụ án tiếp tục vắng mặt.

Gia đình tôi đã từng yêu cầu hoãn vụ án lại trong phiên tòa ngày 14/05 để yêu cầu triệu tập những người này đến Tòa án, nhưng trong phiên tòa ngày 17/07 vẫn không thấy họ có mặt tại phiên tòa. Tôi không biết rõ Tòa án có triệu tập họ hay không nhưng trong giấy triệu tập có ghi rõ là bắt buộc phải có mặt Tòa, vậy mà những người đó, họ vẫn bất chấp luật pháp và cố tình coi thường Tòa án? Và tòa án thì bất chấp sự coi thường của họ, vẫn cố tình để phiên tòa diễn ra, bỏ qua đề nghị triệu tập và áp tải nhân chứng đến Tòa của tôi.

Thái độ của bị cáo Ninh trong phiên tòa khiến tôi không khỏi giật mình và bức xúc.

Trước những câu hỏi của HĐXX, ông ta có thể thản nhiên nói là ông ta làm đúng với quy trình và không hề làm sai; hành vi của ông ta không hề vi phạm bởi ông ta đã được học, được trang bị kiến thức trong trường làm sao để bắt được đối tượng nhanh nhất; khi mà ông ta ra tay đánh bố tôi ông ta xử lý tình huống rất bình tĩnh và không hề có sự bực tức; vì vậy ông ta cho rằng mức án 4 năm tù giam dành cho ông ta là hơi nặng nên ông ta cũng làm đơn kháng cáo lên tòa phúc thẩm.

4 năm tù cho một mạng người, nhưng điều quan trọng hơn mà chúng tôi cần không phải là mức án bao nhiêu năm, vì ông ta có đi tù bao nhiêu năm đi chăng nữa thì bố tôi cũng không thể trở về bên gia đình được nữa. Chúng tôi cần một tội danh, đúng người đúng tội. Vì vậy thay mặt gia đình, tôi đề nghị HĐXX truy tố bị cáo về tội “cố ý gây thương tích đến đến hậu quả chết người” theo khoản 3 - điều 104 BLHS.

Tôi đã trình bày rất rõ những lập luận trước tòa, lý do vì sao tội danh “làm chết người trong khi thi hành công vụ” là không có cơ sở nhưng đều không được để ý và xem xét đến. Ông Nguyễn Quang Ái - đại diện VKS cũng nói rằng VKS chỉ cho rằng bố tôi có “dấu hiệu” chống người thi hành công vụ, chứ không phải chắc chắn rằng “bố tôi chống người thi hành công vụ” khi trả lời những điều tôi đưa ra. Vậy thì tại sao VKS và HĐXX lại có thể áp dụng tội danh “làm chết người trong khi thi hành công vụ” đối với bị cáo Nguyễn Văn Ninh?

Trong phần hỏi, tôi thấy rằng VKS và HĐXX đang bao che và dẫn dắt cho bị cáo và những người liên quan đến vụ án. Qua những câu hỏi, tôi có thể thấy rõ đại diện VKS ông Nguyễn Quang Ái đang bênh vực cho những kẻ phạm tội, khi mà ông khẳng định quy trình xử sự của những người công an trực ban ngày hôm đó là đúng, RẤT ĐÚNG, họ không có lỗi gì ngoài việc không báo cáo lên và không đưa nạn nhân đi cấp cứu kịp thời.

Mặc dù những câu hỏi của tôi tại Tòa, những người liên quan đến vụ án, những người trực ban trong ca trực ngày 28/02/2012 đều không trả lời được. Họ trả lời không nhớ rõ, không biết hoặc chối cãi, phủ nhận hoàn toàn những điều họ đã khai tại cơ quan điều tra mà tôi đang giữ hồ sơ trong tay. Tôi đã chứng minh rất rõ ràng tại Tòa là họ nói dối và những biên bản họ lập ra là những biên bản ngụy tạo hòng đổ lỗi cho bố tôi sau khi ông mất.

Những điều mâu thuẫn và vô lý đã được tôi nêu ra rất rõ trước phiên tòa nhưng đều không được để ý đến vì bản án này là một bản án có sẵn, phiên tòa như một vở diễn dở được dàn dựng trên sân khấu của Tòa án.
Nhưng không sao hết, tôi vẫn vững tin vào sự thật, tôi vẫn lưu giữ lại tất cả hồ sơ của vụ án, dù tòa án luật pháp không công bằng thì tòa án lương tâm sẽ có một bản án công bằng cho chúng tôi.

Cuối cùng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả mọi người đã có mặt trong những tất cả phiên tòa vừa qua, những người đã luôn sát cánh và đồng hành bên tôi; những người đã ủng hộ tôi bằng cách này hay cách khác, bằng cách cùng tôi treo avatar với khẩu hiểu “STOP Police Killing Civilians”, bằng những lời chia sẻ động viên; và những người ngồi hàng giờ trên máy vi tính để chờ đợi thông tin của vụ án.

Tôi mong rằng mọi người sẽ luôn đồng hành, không những chỉ cùng gia đình tôi, mà sẽ luôn bên cạnh tất cả những gia đình có người thân bị công an đánh chết khác.




Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

THƠ NHƯ CON SÔNG ĐÀO, TÙY-BÚT NHƯ CON SÔNG THIÊN NHIÊN

                                         TRẦN VĂN NAM

Trong một cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình "Little Saigon" vào tháng 6 năm 1998, nhà văn Võ Phiến so sánh mình với nhà văn Mai Thảo, một bên là gốc gác thôn quê, một bên là nhà văn của thành thị. Và ông tự nhận đã chịu ảnh hưởng và tiếp thu cái đẹp của văn nói từ các nhà văn miền Nam như Lê Xuyên, Vương Hồng Sển và mới đây là Nguyễn Văn Trấn. Ông muốn viết sao cho giản dị tự nhiên như nói chuyện, truyền thống khởi xướng từ Nguyễn Đình Chiểu, Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Hồ Biểu Chánh. Quan điểm này của ông không mấy khác với những bài báo ông viết cách nay độ ba mươi năm mỉa mai "văn chương hôm nay" của nhóm Sáng Tạo và "văn học viễn mơ” của văn chương bên lề cuộc chiến. (Xin đọc bài Đặng Tiến viết về thi tập "Thơ Thẩn").

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

Tản Mạn Văn Học với nhà phê bình Bùi Vĩnh Phúc

Nguyễn Mạnh Trinh

Lời Giới Thiệu
Dưới đây là bài "tản mạn văn học" dựa trên cuộc phỏng vấn/nói chuyện—được thực hiện vào ngày 14.1.2011 của nhà thơ Nguyễn Mạnh Trinh và phóng viên Nhã Lan của Hồn Việt Direct TVLittle Saigon Radio, tiểu bang California, Hoa Kỳ—với nhà phê bình văn học Bùi Vĩnh Phúc. Bài phỏng vấn này đã được phổ biến làm hai kỳ trên cả hai phương tiện truyền thông nói trên vào những ngày cuối năm Canh Dần 2010 và đầu năm Tân Mão 2011. Chủ đề của nó nhắm vào một số khía cạnh và sự phát triển của dòng văn học Việt ngoài nước nói chung và, đặc biệt, một số hiện tượng đặc thù của dòng văn học ấy, chủ yếu là trong thời gian năm, mười năm gần đây.

1.

Theo anh, ta nên giới hạn khoảng thời gian như thế nào để anh có thể dễ dàng hơn trong công việc nhận định những nét đặc thù và những hiện tượng của dòng văn học Việt Nam ở hải ngoại?

Thật ra, tuỳ vào mục đích mình nhắm tới mà ta có thể làm một cuộc duyệt xét văn học hải ngoại trong khoảng thời gian nào. Trong buổi nói chuyện ngày hôm nay, tôi nghĩ chúng ta có thể tính trong khoảng năm, mười năm trở lại đây. Dù sao, ở một số khía cạnh, chúng ta có thể mở rộng biên độ thời gian hơn.

Thứ Năm, 16 tháng 12, 2010

Phản Biện

Nguyễn Hưng Quốc

Tôi không biết ở Việt Nam chữ “phản biện” xuất hiện từ lúc nào và ai là người đầu tiên dùng chữ ấy. Tôi chỉ đoán là nó có lịch sử không lâu lắm. Và nó được ra đời, trước hết, không phải trong lãnh vực chính trị, bởi, trước khi nó trở thành thịnh hành với những trang báo mạng kiểu bauxite Việt Nam với tiêu đề “Tiếng nói phản biện nhiều mặt của người trí thức” thì nó đã được sử dụng khá nhiều trong lãnh vực giáo dục với những “giáo sư phản biện” và “Hội đồng phản biện”.

Thứ Năm, 1 tháng 7, 2010

Tản Mạn Văn Học với nhà phê bình Bùi Vĩnh Phúc (2)

Nguyễn Mạnh Trinh

11.

Trong nhận xét của anh, có sự khác biệt nào giữa các nhà văn đi từ miền Bắc và các nhà văn đi từ miền Nam qua những thời kỳ khác nhau hay không?

Trong nhận xét của tôi, điều rõ ràng nhất là tâm thế viết. Ra đi từ những môi trường sống khác nhau, sống và lớn lên trong những không gian văn hóa khác nhau, và chịu ảnh hưởng (trực tiếp hay gián tiếp) của những bầu khí quyển văn học khác nhau, những người viết ra đi từ hai miền đất nước như thế chắc chắn có những vấn đề, những suy nghĩ khác biệt. Đều là những con người mang tâm thế xa quê, nhưng tâm thế của hai dòng người, dòng văn ấy, ở những mức độ nhất định, tôi nghĩ, có thể mang những đặc chất khác nhau. Sự khác biệt ấy cũng có thể hiện lên mặt chữ qua cách dùng ngôn từ khác biệt, ở một mức độ nào đó. Nhưng sự phổ biến của những trang mạng cả ở trong lẫn ngoài nước trong một số năm qua có thể đã kéo họ lại gần nhau hơn. Cả về vấn đề ngôn ngữ lẫn những vấn đề nóng bỏng và cấp thiết của quê hương. Những điều đó giúp họ chia sẻ nhiều sự quan tâm chung. Những vấn đề của đất nước và con người Việt. Giờ đây, với sự về thăm quê hương tương đối dễ dàng, với sự phát triển của truyền thông cho phép nối kết mọi người Việt trên thế giới vào những trang mạng trên Internet, người Việt khắp nơi có thể theo dõi và biết được nhiều điều xảy ra trên quê hương. Những người viết Việt, bây giờ, dù đã rời xa quê hương từ bất cứ miền nào trên đất nước, cái gốc rễ địa lý ấy, theo tôi, không còn phân biệt họ một cách quá rõ rệt như khoảng một, hai thập niên trước nữa.

Trong cái nhìn của tôi, về mặt văn học, càng ngày họ càng nhích lại gần nhau hơn. Còn về mặt chính trị, xã hội, những di căn từ một cuộc chiến trên 30 năm trước, và những dấu ấn trong giáo dục và văn hóa khác biệt nói chung, từ hai miền Nam và Bắc, cũng vẫn có thể còn để lại những dấu tích trong suy nghĩ và trong thế sống của họ. Về mặt này, nếu có sự khác biệt, tôi hy vọng thời gian sẽ làm tốt công việc của nó: xóa nhòa đi những dị biệt "tiêu cực" và không nên có nơi họ. Còn những nét dị biệt "tích cực" thì, tôi nghĩ, chúng chỉ làm phong phú thêm cái nhìn văn học của chúng ta. Chúng cũng sẽ có tác dụng như những nét khác biệt trước đây giữa các nhà văn từ những vùng miền đất nước khác nhau, đặc biệt, nói một cách tổng quát, từ ba miền Nam Trung Bắc của Việt Nam (và sự khác biệt đó vẫn còn tồn tại, ở một mức độ nào đó, nơi họ bây giờ). Những sự khác biệt đó chỉ làm cho văn học, văn chương thêm phong phú. Cũng như sự khác biệt nhau nơi những con người sáng tạo. Nó không những tích cực mà còn được xem là một sự cần thiết để tạo nên tính đa dạng, đa sắc và đa thanh trong văn học.

12.

Xin anh cho một vài nhận xét về văn chương chống Cộng và không chống cộng ở hải ngoại?

Trong sự nhận xét của tôi, trong khoảng 10, 15 năm đầu, vì những vết thương còn mới, những ấn tượng về chiến tranh, tù đầy còn quá sâu đậm, nên một số ngòi bút đã cho ra đời những tác phẩm chống cộng nổi bật có tính nghệ thuật khá cao. Ta có thể kể đến Đại Học Máu của Hà Thúc Sinh, Thằng Người Có Đuôi của Thế Giang, Cùm Đỏ của Phạm Quốc Bảo, hoặc tập truyện ngắn đầu tay của Nguyễn Ngọc Ngạn. V.v.... Trong khoảng một, hai thập niên gần đây, tâm thế sống và viết có phần thay đổi, cộng với sự tham dự sâu xa hơn vào cuộc sống hiện tại với những quan tâm và suy nghĩ được mở rộng hơn trên nhiều chiều kích, những tác giả của chúng ta đã mở rộng những đề tài viết của mình, đi sâu hơn vào những vấn đề của cuộc sống mới. Văn chương chống cộng, nói chung, có vẻ như đã làm xong phần việc của nó. Nếu có chống, tôi nghĩ, vấn đề bây giờ có lẽ nằm chủ yếu trong tâm thế viết chứ không còn là trong đề tài viết nữa, cho dù đâu đó vẫn còn những tác phẩm thiên về đề tài này.

13.

Xin anh cho một vài nhận xét về văn xuôi: đặc tính và liệt kê các tác giả, tác phẩm?

Về tính chất của văn xuôi trong dòng văn học ngoài nước: Như đã nói, trong thời gian gần đây, đề tài được mở rộng hơn. Nó nghiêng về sự hoà nhập, hòa lưu và khám phá cuộc sống hiện tại. Mà "cuộc sống hiện tại", "cuộc sống hôm nay" thì bao giờ cũng mang đủ mọi loại vẻ, đủ các cung bậc, gam mầu. Và một trong những gam mầu đậm nét nhất là gam mầu về tình yêu. Cái gam mầu muôn thuở ấy. Ngoài ra, vẫn có những tác phẩm mang tâm thế hoài niệm. Những kỷ niệm đẹp và thiết tha trong cuộc sống cũ vẫn gợi nhắc trong lòng người ta. Những sợi dây nối với quá khứ, với kỷ niệm vẫn luôn là những sợi dây bền chắc neo buộc con người vào một nơi chốn quê hương. Dù sao, trong cái viết của những người viết trẻ hơn, khuynh hướng tìm vào, mô tả và nghiền ngẫm cuộc sống hiện tại, nơi những vùng đất mới, vẫn là một dòng chủ lưu. Ngoài điều đó, những kỹ thuật mới trong việc tổ chức truyện cũng là vấn đề mà tôi quan tâm. Cách kể chuyện của một số người viết trẻ bây giờ có những nét khác với cách viết của thế hệ đàn anh họ. Thế giới văn học có nhiều thay đổi, và cách viết là một trong những thay đổi ấy. Những người viết trẻ của ta đã học tập phong cách của thế giới và đưa ra những cái nhìn, những cách tổ chức truyện khác trước.

Không thể nhớ và kể hết các tác phẩm. Vả lại, sự bừng nở của văn xuôi Việt Nam trong thời gian qua, thật sự, có thể nhìn thấy rõ rệt hơn trên những trang mạng văn học nghệ thuật hơn là qua một số tập sách được in và xuất bản. Người ta để ý đến các tác giả có sự mãnh liệt trong ngòi bút hay trong sức viết như Nam Dao, Miêng, Thuận, Đặng Thơ Thơ, Phùng Nguyễn, Song Thao, Nguyễn Nhật Minh, Hoàng Mai Đạt, Lê Thị Thấm Vân, Hồ Đình Nghiêm, Lê Minh Hà, Trùng Dương, Ngô Nguyên Dũng, Mai Ninh, Trần Vũ, Đoàn Minh Phượng, Nguyễn Thị Thảo An, và nhiều tác giả khác mà ta không thể liệt kê ra hết nơi đây. Ngoài ra, còn những tác giả kỳ cựu hơn như Võ Phiến, Nguyễn Bá Trạc, Kiệt Tấn, Hồ Trường An, Mai Kim Ngọc, Trúc Chi, Giao Chỉ, Phan Lạc Phúc, Phạm Xuân Đài, Nguyễn Mộng Giác, v.v... Dù sao, những tác giả này đang dần dần viết ít đi, hoặc ngưng hẳn lại. Có thể họ đang muốn chọn cho mình một thái độ "tri chỉ", biết ngừng lại khi cần thiết hoặc đúng lúc chăng?

Ngoài ra, ta cũng nên kể đến một số người làm việc trong lĩnh vực dịch thuật như Nguyễn Khánh Long, Nguyễn Thị Hải Hà, Trịnh Y Thư, Hoàng Ngọc-Tuấn, Nguyễn Đăng Thường, Đinh Từ Bích Thúy, Hoàng Ngọc Biên, Lê Đình Nhất Lang, Nguyễn Ước, v.v... Trong buổi nói chuyện này, chúng ta sẽ không thể làm một cuộc tổng kết đầy đủ trên mọi lĩnh vực văn học, nên việc thiếu sót trong việc liệt kê tất cả những nỗ lực và thành tựu của những người cần được kể đến là một điều không thể tránh khỏi. Nhưng ta biết là có những nỗ lực vẫn luôn được gìn giữ để nuôi dưỡng và phát triển cái mạch sống của dòng văn học hải ngoại.

14.

Anh nghĩ gì về những tác phẩm viết về cuộc chiến đã qua?

Như đã có dịp trả lời cho một câu hỏi gần như tương tự, hoặc có những nét gắn bó với nhau, ở trên, tôi nghĩ, trong một hai thập niên trở lại đây, những tác phẩm nói về điều này cũng có, nhưng không nhiều. Dù sao, ta vẫn có thể tìm thấy những cây viết nổi bật. Chẳng hạn, Thảo Trường, Lâm Chương, Phạm Tín An Ninh, và Cao Xuân Huy, v.v... Những trang viết của họ có văn. Và có phong cách. Với tác phẩm của những nhà văn này, người ta không chỉ đọc để biết về những câu chuyện, mà người ta còn đọc nó để thấy được cái hay, cái đẹp của văn chương. Và ảnh hưởng của nó. Nó cho thấy, dù anh viết về bất cứ vấn đề gì, nghệ thuật chính là cái làm cho anh trụ lại với cuộc đời. Làm cho người đọc nhớ đến anh, và nhớ đến những gì mà anh đã chia sẻ.


15.
Còn về hồi ký của các nhân vật chính trị? Của tù nhân?

Trong thời gian qua, có một số hồi ký đáng được chú ý của một số nhân vật chính trị mà ta nên nhắc tới. Đó là những cuốn của các ông Nguyễn Tiến Hưng ("Khi Đồng Minh Tháo Chạy", "Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập"), Hà Thúc Ký ("Sống Còn Với Dân Tộc"), Vũ Quốc Thúc ("Thời Đại Của Tôi"), Võ Long Triều ("Hồi Ký Võ Long Triều"). Trước đó, có cuốn của đại sứ Bùi Diễm ("Trong Gọng Kìm Lịch Sử"). Những nhân vật này, vì những vị trí và sự tham gia đặc biệt của họ trong chính trường miền Nam Việt Nam, đã cho người đọc nhìn thấy được những uẩn khúc bên trong của những sự kiện và biến cố quan trọng đã xảy ra dưới các thời Cộng Hòa, cũng như những bí mật trong những quan hệ giữa các bên tham chiến tại VN. Đọc, thấy đau xót và tức tưởi, nhưng cũng thấy được những mặt trái của những cuộc cờ những lá bài chính trị.

Còn sách của những tù nhân, có thể kể những cuốn của Hà Thúc Sinh, Phạm Quốc Bảo, Trần Huỳnh Châu, v.v... Gần đây hơn là những cuốn hồi ký của những người tù, những người vợ tù... Đọc những cuốn này, ta thấy thương cảm cho thân phận con dân của một nước nghèo và khổ vì chiến tranh. Nhưng trong thế sống và thái độ sống của mỗi người, người đọc cũng thấy được sự can trường và quả cảm của con người Việt. Trong tối đen của cuộc sống tù ngục, người ta vẫn thấy ánh lên những nét sáng và đẹp đầy tính nhân bản. Tất cả đã là những tài liệu quý giá về một thời và một giai đoạn đớn đau của dân tộc. Người ta có thể học được nhiều bài học từ tất cả những cuốn sách đó.

16.

Anh có suy nghĩ hoặc nhận xét gì về những tác phẩm mang khuynh hướng hội nhập?

Trong nhiều tác phẩm xuất hiện trong vòng một, hai thập niên qua, người đọc có thể nhìn thấy những khía cạnh của sự hội nhập trong chữ viết của nhiều tác giả. Hội nhập trên nhiều mặt: chính trị, văn hóa, xã hội, tâm lý, ngôn ngữ, v.v... Và đấy chính là cái cốt lõi để văn chương và văn học lưu vong đang tiếp tục biến mình thành văn chương và văn học di dân. Đó cũng là cái ngòi lửa để văn chương Việt bùng nở. Hay nở hoa, nhìn theo một dạng ẩn dụ khác.

Những chi tiết mang nét hội nhập có thể xét trên bình diện cốt truyện, tâm thế nhân vật, cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả, cách tổ chức cấu trúc văn bản, v.v... Nếu, ở một vị trí nào đó, ở một giác độ nào đó, người ta có thể coi, hoặc muốn coi, những tác phẩm viết bằng những ngôn ngữ không phải Việt Nam của những tác giả gốc Việt trên khắp thế giới vẫn là những tác phẩm phản ánh kinh nghiệm di dân, thì những cuốn sách của Linda Lê, Nam Lê, Monique Truong, Andrew Lâm, Andrew Phạm, lê thị diễm thúy, Lan Cao, Angie Châu, Dinh Linh, v.v... là những tác phẩm mang nét hội nhập rõ rệt. Ở đây, tâm thế của người viết là một tâm thế pha trộn. Việt Nam và thế giới. Đó là những tác phẩm nổi bật vì cá tính của người viết, đồng thời cũng vì những nét đặc sắc của tác phẩm. Nhưng còn bao nhiêu những tác phẩm khác nữa của nhiều tác giả Việt. Đa số đều cho thấy cái hướng đi này của văn chương. Mà tôi nghĩ điều ấy cũng phải. Cuộc sống phải tiếp tục chuyển đổi. Và, văn chương, đó là một tấm gương phản ánh đời sống. Nó không thể đứng yên.

17.

Anh nghĩ gì về thơ? Số lượng, phẩm chất, khuynh hướng?

Trong nhiều năm trở lại đây, thơ là một sản phẩm rất khó tiêu thụ. Thế nên, nhìn một cách chung, sự xuất bản các tập thơ có vẻ èo uột. Dù sao, thơ ca Việt Nam vẫn nở bừng trên các trang mạng văn học nghệ thuật. Ngoài một vài tập thơ được xuất bản như những cuốn sách theo lối truyền thống, người ta cũng thấy có những tập thơ được xuất bản trên mạng. Tựu chung, những tác giả như Nguyễn Xuân Thiệp, Trần Mộng Tú, Du Tử Lê, Viên Linh, Thường Quán, Trần Nguyên Đán, Lưu Diệu Vân, Hoàng Xuân Sơn, Chân Phương, Phan Nhiên Hạo, Đỗ Kh., Đặng Hiền, Đỗ Lê Anh Đào, Nguyễn Lương Vỵ, Lê An Thế, Nguyễn Tiến Đức, Nguyễn Đức Tùng, Khế Iêm, Hải Phương, Nguyễn Đăng Thường, Trịnh Y Thư, Lê Thị Huệ, Đỗ Quyên, Trạch Gầm... là những tác giả được chú ý nhiều. Dĩ nhiên cũng còn những tác giả khác cũng được sự theo dõi của đông đảo bạn đọc.

Thơ bây giờ cũng có nhiều nét khác trước. Có những tác giả vẫn còn đào xới (và nhiều người tiếp tục đào xới thành công) vào những thể loại cũ, theo kiểu của dòng thơ mới trước đây. Nhưng nhiều tác giả khác đã tiến bước khai phá vào những thể loại trước đây ít được sử dụng: thơ tự do, thơ xuôi, theo những thể thức và phong cách khác nhau. Ngoài ra, một số tác giả đang thử khai phá thể thơ tân hình thức theo lối Việt Nam. Trong lĩnh vực này, có những tác giả tương đối thành công với một số bài thơ được người đọc chú ý. Đặc biệt tôi thích Nguyễn Đăng Thường trong những bài thơ tân hình thức đầu tiên của anh. Và một số bài của Khế Iêm nữa.

18.

Anh có thể nói thêm chút ít nữa về Thơ tân hình thức?

Tiếng Anh là New Formalism. Một cái nhìn vắn gọn: đây là một loại thơ, về mặt hình thức, có tính vắt dòng và sử dụng kỹ thuật lặp lại; về mặt cấu tứ, có tính kể chuyện. Nó thuộc loại thơ không vần và mang nhịp điệu cũng như giọng điệu khác lạ hơn những loại thơ mà người Việt ta thường biết trước đây. Nó đem thơ lại gần hơn với cuộc sống đời thường, với những chất liệu ngôn ngữ trên đại thể là không hoa mỹ, không tu từ ẩn dụ hoán dụ gì cả. Nó cặp sát vào đời sống, và, nhiều khi, nhìn vào mặt đời sống với một cái nhìn khá phàm tục, biết rằng cuộc đời này không còn thơ ngây nữa. (Nói theo kiểu của Umberto Eco, vì không thể nói "I love you madly" được trong một thời đại đã không còn thơ ngây, nên người ta sẽ nói là "As Barbara Cartland would put it, I love you madly.'') Trong cái nhìn của tôi, đối với một số nhà thơ Việt Nam, nó là sự thay đổi, để thoát khỏi những lối mòn cũ kỹ mà thơ Việt Nam đã đi qua và vẫn còn sử dụng. Có thể nó chưa có một tác dụng rõ nét trong thẩm thức và trong tiếp nhận của người đọc Việt, nói chung. Nhưng chúng ta cần phải chờ thêm một thời gian nữa để thấy được rõ hơn tác động của nó, nếu có.

19.

Nói về Tân Hình Thức thì có lẽ ta phải nhắc đến Tạp chí Thơ, một tạp chí chuyên luận văn chương khá đặc biệt ở hải ngoại. Anh có ý kiến gì về tạp chí này không?

Vâng, đây là một tạp chí chuyên về thơ, do nhà thơ Khế Iêm và một số bạn hữu thành lập nên. Đúng như tên gọi, cái đặc biệt của nó là chuyên đăng thơ và những bài nghiên cứu về thơ (cả sáng tác lẫn dịch thuật). Đây cũng là nơi đã phát động phong trào làm và phổ biến thơ tân hình thức Việt Nam. Nó cũng đã làm dấy động lên một vài cuộc tranh luận về thơ, đặc biệt thơ tân hình thức, khiến những người quan tâm về mặt văn học có sự chú ý. Nói tóm lại, tôi nghĩ rằng tạp chí Thơ, với những nỗ lực của nhóm chủ trương và những người cộng tác, trong một mắt nhìn và một góc cạnh nào đó, đã làm phong phú hóa sinh hoạt văn học của người Việt ngoài nước trong thời gian qua.

20.

Xin hỏi anh một câu hỏi cuối: Anh có thể cho một phóng chiếu về tương lai của dòng văn học Việt Nam hải ngoại, hoặc, gọi như anh, trong một tiểu luận nhiều năm trước đây, dòng văn học Việt Nam ngoài nước.

Tôi không quá lạc quan về một sự lớn mạnh và phát triển rực rỡ của dòng văn học Việt ngoài nước. Và tôi cũng không bi quan khi nghe nhắc đến sự lão hóa của những người cầm bút chủ yếu của dòng văn chương này. Văn chương là đời sống. Và đời sống, tự nó, có những quy luật nội tại để tiếp tục tồn sinh. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin qua internet và sự phát triển của dòng văn học ngoài nước trên những trang mạng toàn cầu là những yếu tố mà trước đây, 15 hay 20 năm trước, ta khó tiên đoán được. Nhưng tình hình bây giờ, so với một hai thập niên đầu khi người Việt đặt những bước chân đầu tiên của mình ra ngoài đất nước tiếp theo sau cơn đại động 1975, đã rất khác. Với một số điều mà chúng ta đã thử khảo sát qua cuộc nói chuyện này, tôi nghĩ người ta còn có thể nhìn thấy nhiều sự kỳ diệu nữa sẽ xảy ra cho dòng văn học và văn chương Việt ngoài nước. Chúng ta có những dấu chỉ để có thể hy vọng như thế. Nhưng, có lẽ còn quá sớm để chúng ta nói về những điều khả hữu kỳ diệu ấy ngay bây giờ.

21.

Xin cám ơn nhà phê bình Bùi Vĩnh Phúc về cuộc "tản mạn văn học" rất bổ ích và đáng yêu này.

Xin cám ơn nhà thơ Nguyễn Mạnh Trinh và chị Nhã Lan của Hồn Việt Direct TV và Little Saigon Radio. Và cũng xin cám ơn quý vị khán thính giả, cùng các bạn đọc, đã bỏ thì giờ theo dõi cuộc nói chuyện của chúng tôi.

Nguyễn Mạnh Trinh
(2 / 2011)


1   2