Hiển thị các bài đăng có nhãn Phá rừng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phá rừng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2023

Sohaniim: Trí thức bản địa có giá trị gì?

Sohaniim.
Nếu không có người bản địa rừng chỉ là những đốm xanh hoang tàng, nếu không có người bản địa âm thanh của rừng chỉ còn lại những tiếng cưa máy xé nát lòng.

Nhân vụ "600 hecta đất rừng sẽ bị "phá" chuyển sang làm hồ" mình xin kể vài thứ về tri thức bản địa. (Lưu ý: để Bí thư Bình Thuận khỏi bắt bẻ về từ "phá" và cho là "nhạy cảm", rồi quy kết "tiềm ẩn gây mất an ninh, trật tự trên địa bàn và không gian mạng". Mình xin trích dẫn từ "phá" trong từ điển, hiểu là: hành động làm cho tan vỡ, hư hỏng, cho không còn tồn tại như cũ nữa. Ví dụ "phá mìn", phá nhà cũ xây nhà mới",... (TĐ Hoàng Phê 2010, tr. 979)). Như vậy, việc chuyển diện tích rừng sang hồ, làm cho nó không còn tồn tại như cũ nữa thì chúng ta hoàn toàn có thể dùng từ "phá".

Thứ Ba, 12 tháng 9, 2023

Thêm nhiều ý kiến phản biện việc phá rừng để làm hồ thủy lợi ở tỉnh Bình Thuận

Khu rừng tự nhiên rộng hơn 600 ha sắp chuyển thành hồ thủy lợi. Ảnh: VnExpress.

Trương Nhân Tuấn: Dự án hồ chứa nước Ka Pét có nhiều điểm tương đồng với vụ khai thác Bô xít ở Dak Nong.


Đọc báo Nhân dân nói về "Dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận" tôi thấy có nhiều điểm tương đồng với vụ khai thác Bô xít ở Dak Nong.

Thứ Ba, 5 tháng 9, 2023

Khu rừng tự nhiên hơn 600 ha sắp chuyển thành hồ thủy lợi

Khải Đơn: Cánh rừng 600ha và những gì sẽ biến mất


Phối cảnh hồ chứa nước Ka Pét
nhìn từ trên cao.
Ảnh: Cổng TTĐT Bình Thuận
Hàng ngàn cây lim xanh, “trên một trăm năm tuổi có giá trị hàng trăm triệu đồng” nằm ở nơi sẽ được đem đấu giá khai thác gỗ.

Hầu hết chúng ta không biết đến dự án hồ chứa nước Ka Pét nếu Vnexpress  không làm một bộ ảnh thình lình cho thấy khu rừng 600ha khổng lồ đó không đơn giản chỉ là một khu rừng.

Nó nằm trong một phần Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Núi Ông, và do Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Móng – Ka Pét quản lý và cộng đồng người Raglai sống ở đây hàng trăm năm qua.

Qua ảnh, ta có thể thấy rừng ở Mỹ Thạnh là các loại cây gỗ quý như lim, cẩm, hương, trắc, căm xe, mun, bằng lăng.