Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2022
Điếu Văn Của Phạm Phú Thứ Viếng Phan Thanh Giản (Dịch thuật : Nguyễn Duy Chính; Giới thiệu : Phạm Phú Minh)
LTS. Dù toàn bộ bài này đã được đăng trên DĐTK vào tháng 8 năm 2021, nay vì một “lý do đặc biệt”, chúng tôi xin đăng lại trong số báo này. Lý do là vào chiều ngày 15 tháng 5, 2022 trong buổi ra mắt cuốn sách Phan Thanh Giản và Vụ Án ‘Phan Lâm Mãi Quốc, Triều Đình Khí Dân’ của tác giả Phan Đào Nguyên, diễn giả Phạm Phú Minh đã dùng bài Ai Điếu của Phạm Phú Thứ viếng Phan Thanh Giản làm đề tài cho bài thuyết trình của mình. Nhiều khán giả tỏ ý muốn biết rõ hơn về bài Ai Điếu này, chúng tôi đã hứa sẽ đăng lại toàn bài trên số DĐTK hôm nay để ai quan tâm sẽ có tài liệu để xem lại kỹ càng hơn. DĐTK
Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2022
Winston Phan Đào Nguyên: CHƯƠNG XVIII - Phan Thanh Giản và vụ án ‘Phan Lâm Mãi Quốc, Triều đình Khí Dân”
LỜI GIỚI THIỆU CỦA TÒA SOẠN DĐTK
Để làm sáng tỏ hơn hiện tượng cấm đoán của chính quyền CSVN trong việc dùng tên các danh nhân Phan Thanh Giản và Trương Vĩnh Ký qua bức thư của Ban Tuyên Giáo đảng CSVN vừa gửi ra ngày 5 tháng 01, 2022 –một sự việc đã cũ mèm từ bảy mươi năm trước, bây giờ chạy lại như một cái đĩa đã rè -- chúng tôi xin mời độc giả xem Chương XVIII của cuốn sách Phan Thanh Giản và vụ án ‘Phan Lâm Mãi Quốc, Triều Đình Khí Dân’ của tác giả Winston Phan Đào Nguyên. Cuốn sách này, được xuất bản năm 2021, đã vạch trần những hành vi hèn mọn và gian trá của chế độ CSVN khi tạo ra “vụ án” Phan Thanh Giản vào giữa thập niên 50 của thế kỷ 20.
CHƯƠNG XVIII.
TÔN CHỈ VỀ CÔNG TÁC LỊCH SỬ VÀ BẢN LÃNH CHẾ TẠO BẰNG CHỨNG CỦA ÔNG TRẦN HUY LIỆU
Winston Phan Đào Nguyên
Như người viết đã trình bày trong các chương trên của Phần 3, ông Trần Huy Liệu, vị Viện Trưởng Viện Sử Học của miền Bắc, chính là người đã chế tạo ra câu “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân”, cũng như câu chuyện chung quanh nó.
Chính ông Trần Huy Liệu là người đầu tiên giới thiệu câu này và câu chuyện về nghĩa quân Trương Định, trong một bài viết vào giữa năm 1955 trên số 9 tờ Văn Sử Địa.
Còn trước đó, vào năm 1954, trong số 1 của tờ Văn Sử Địa (Sử Địa Văn), ông Trần Huy Liệu đã viết một bài nghị luận dưới bút hiệu “Chiến” để giành lấy chính nghĩa cho phe mình, khi cho rằng đảng và chính phủ của ông ta đã tiếp nối sự nghiệp chống Pháp của những lực lượng như Trương Định, trong việc chống lại bọn phong kiến bán nước quay ra câu kết với thực dân đế quốc.
Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2019
GIẢI VĂN HỌC PHAN THANH GIẢN
Lời nói đầu: Tháng Tư năm 1975, miền Nam VN rơi vào tay Cộng Sản. Một cuộc đổi đời lớn nhất trong lịch sử dân tộc.Người ta đã đốt sách, đã bỏ tù hay bức tử những người cầm bút, đã muốn ‘’cải tạo’’ hàng triệu người, đã đổi tên thủ đô, tên đường phố, thay đổi cả ngôn ngữ. Với mục đích xoá bỏ cả một văn hoá, một nghệ thuật sống, một nhân sinh quan. Xoá bỏ dĩ vãng, quá khứ của một dân tộc.Bốn năm triệu người đã bỏ nước ra đi; hàng trăm ngàn người bỏ mình trên biển cả. Những người ở lại sống với những kỷ niệm, những thương tiếc.Để gợi lại những hình ảnh ngày xưa, những dư âm của một văn hoá đã và đang bị chôn vùi, những bi hài kịch của một cuộc đổi đời bi đát, Hội Văn Hoá & Giáo Dục PHAN THANH GIẢN tổ chức một giải thưởng văn chương
Chủ đề : MIỀN NAM TRƯỚC VÀ SAU 1975
Thông Cáo 2
Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2018
Thông cáo: Giải Văn Học Phan Thanh Giản
Ngày lịch sử 30 tháng Tư năm 1975 là một ngày có nhiều tên gọi. Đối với Cọng Sản Việt Nam là Ngày Giải Phóng Miền Nam, ngày Thống Nhất Đất Nước. Nhưng đối với người miền Nam đây là Ngày Quốc hận và tháng Tư thành Tháng Tư Đen. Ba mươi tháng Tư năm 75 ghi dấu thời khắc dân miền bị trị trở thành công dân hạng hai.
Sau đó, hàng triệu gia đình lâm vào cảnh nghiệt ngã vì các chính sách của bên thắng cuộc: tập trung “cải tạo” quân, cán, chính phục vụ cho chế độ VNCH và nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ; đồng thời đổi tiền, đốt sách, đánh tư sản, đưa đi vùng kinh tế mới …. Con đường sống lúc bấy giờ là vượt biên, vượt biển.
Nhằm có được tác phẩm của thế hệ đã trải nghiệm qua các biến động lịch sử cận đại - vài mươi năm nữa họ không còn; cùng với chủ định xoá mờ hình ảnh thời VNCH của Cọng Sản Việt Nam - Hội Văn Hóa & Giáo Dục Phan Thanh Giản tổ chức cuộc tuyển chọn cho Giải Văn Học Phan Thanh Giản các sáng tác bằng văn xuôi của mọi người Việt đương thời ở trong và ngoài nước.
Giải thưởng: Giải nhất: $15,000 US - Giải nhì : $5,000 US.
Thể loại: Hồi ký, bút ký, truyện dài, tuyển tập truyện ngắn, chưa phổ biến dưới mọi hình thức, viết bằng tiếng Việt có dấu, dài từ 200 trang tới 300 trang, gởi cho ban tuyển chọn qua địa chỉ điện thơ: khanhp1988@yahoo.com. Xin quý vị gởi qua dạng PDF nếu có thể được và theo dạng đính kèm. Không nên “copy” rồi “paste” trực tiếp trên mặt trang điện thơ (email).
Trước khi đính kèm “file”, xin quí vị ghi vài dòng về tiểu sử và số phone, nếu có thể, để tiện liên lạc. Thông tin về giải xin vào trang http://phanthanhgianfoundation.com/. Thời gian nhận bài từ ngày ra thông cáo đến cuối tháng 5 năm 2020. Kết quả sẽ công bố vào đầu tháng 5 năm 2021.
Ban tuyển chọn gồm năm vị, không phải là thành viên của Hội Phan Thanh Giản, từng hoạt động văn hóa từ trong nước cho đến hải ngoại: nhà văn, nhà giáo Lê Thị Huệ, nhà văn, nhà giáo Trương Anh Thụy, nhà văn Trần Doãn Nho, nhà văn, nhà biên khảo Nguyễn Văn Sâm, nhà báo, nhà văn Từ Thức.
Sáng tác của nhiều tác giả sẽ được xem là của một người đứng tên. Sáng tác của một tác giả qua sự giới thiệu của độc giả phải có sự đồng ý của tác giả đó.
Hội Văn Hóa & Giáo Dục Phan Thanh Giản thành lập năm 2014 tại Arizona. Trụ sở hội tại thành phố Boston, tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ. Chủ tịch Hội Đồng Đại Diện: ký giả Phan Thanh Tâm; Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành: Bác Sĩ Thái Ngọc Ẩn.
Ngày 25 tháng 6 năm 2018.
TM Hội Văn Hóa & Giáo Dục Phan Thanh Giản
Phan Thanh Tâm