Thứ Ba, 12 tháng 9, 2023
Katsuji Nakazawa: Tập Cận Bình bị các đảng viên lão thành ở Bắc Đới Hà khiển trách, Nikkei Asia, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch
Đang có những dấu hiệu cho thấy bất ổn trong chính trị nội bộ Trung Quốc.
Hôm thứ Hai (04/09/2023), có thông báo rằng Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh sắp tới của Nhóm 20 nền kinh tế lớn ở Ấn Độ. Thủ tướng Lý Cường sẽ thay ông dự sự kiện.
Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2023
Yuji Nitta: Tham vọng đối địch với Tesla của Vingroup đang đối diện một con đường gập ghềnh, Nikkei Asia, Cù Tuấn biên dịch
HÀ NỘI -- Tập đoàn Vingroup của Việt Nam đã đặt cược lớn vào việc toàn cầu sẽ chuyển sang dùng xe điện. Nhưng hoạt động kinh doanh xe điện của họ rất khó cất cánh, bị sa lầy do thị trường nội địa chậm tiếp nhận điện khí hóa và việc triển khai gặp khó khăn tại thị trường Mỹ.
VinFast, nhánh xe điện của tập đoàn này, tự hào có một cơ sở sản xuất tiên tiến trên đảo Cát Hải ở thành phố cảng Hải Phòng.
Đây là "cơ sở sản xuất đẳng cấp thế giới với 90% quy trình được tự động hóa", Giám đốc điều hành VinFast Lê Thị Thu Thủy cho biết trong chuyến thăm địa điểm này gần đây.
Thứ Ba, 18 tháng 7, 2023
Katsuji Nakazawa: Vì sao Trung Quốc trải thảm đỏ đón Thống đốc Okinawa?, Nikkei Asia, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch
Ngày 5/7 vừa qua, tại Bắc Kinh, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã gặp một phái đoàn từ Nhật Bản do Yohei Kono, cựu Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản, người cũng từng là Ngoại trưởng nước này, dẫn đầu.
![]() |
Thống đốc Okinawa Denny Tamaki Hình chụp năm 2023. |
Chuyến thăm của Tamaki tới Bắc Kinh và Phúc Châu, nằm trên bờ biển tỉnh Phúc Kiến, đối diện với Đài Loan, đang gây xôn xao trên “không gian các quan điểm riêng tư” của Trung Quốc, với những câu hỏi về “nền độc lập của Okinawa.”
Nhiều cư dân mạng Trung Quốc đang kêu gọi độc lập cho Ryukyu (Lưu Cầu) – quần đảo Okinawa từng được gọi là Lưu Cầu Quốc – tin rằng một kết quả như vậy sẽ mang lại cho Trung Quốc chiến thắng lớn
Thứ Ba, 4 tháng 7, 2023
Katsuji Nakazawa: Nghịch lý từ tầm nhìn “hiện đại hóa kiểu Trung Quốc” của Tập Cận Bình, Nikkei Asia, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch
Hiện đại hóa kiểu Trung Quốc đang xa rời các quyền tự do thời Đặng Tiểu Bình.
Tuần này, tôi quay trở lại Trung Quốc, lần đầu tiên sau ba năm tám tháng. Khi đến Bắc Kinh và Thiên Tân, tôi đã chứng kiến vô vàn bất ngờ.
Dù bị cô lập với phần còn lại của thế giới do những hạn chế nghiêm ngặt liên quan đến COVID-19, thủ đô Bắc Kinh vẫn thay đổi chóng mặt. Sự khác biệt không nằm ở số lượng các tòa nhà cao tầng mới, mà ở sự biến mất của các bảng quảng cáo. Tại các ga tàu điện ngầm và bến xe buýt, những tấm áp phích từng thu hút sự chú ý của mọi người nay đã biến mất.
Ở trung tâm Bắc Kinh, những nhà vệ sinh công cộng khó chịu, thường được dùng chung bởi cư dân của các con hẻm tạo nên từ những dãy nhà truyền thống, giờ đã được dọn dẹp sạch sẽ. Chúng là thành quả từ chính sách “cải cách nhà vệ sinh” mang dấu ấn của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Thứ Ba, 6 tháng 6, 2023
Katsuji Nakazawa: Tại sao Tập Cận Bình bỗng lo lắng về an ninh lương thực của Trung Quốc?, Nikkei Asia, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch
“Thối lâm hoàn canh” (Trả lại đất rừng để canh tác) là một khẩu hiệu thịnh hành trên mạng internet Trung Quốc dạo gần đây. Các video clip về công viên và rừng bị biến thành đất nông nghiệp đang lan truyền một cách chóng mặt.
Đối với những người biết đến quá khứ gần đây của Trung Quốc, đó là một thực tế bị đảo ngược. Chính sách cơ bản của chính phủ trong hai thập niên qua là hoàn toàn ngược lại: “Thối canh hoàn lâm” (Biến đất canh tác thành rừng).
Vào thập niên 1990, học giả người Mỹ Lester Brown đã đăng một bài trên tạp chí World Watch với tiêu đề Who Will Feed China? (Ai sẽ nuôi Trung Quốc?) bày tỏ quan ngại về tình trạng thiếu lương thực ở nước này.
Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2023
Abishur Prakash: ‘Dự trữ Chip Chiến lược’ có thể giảm thiểu rủi ro từ chiến tranh Đài Loan, Nikkei Asia, biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (Strategic Petroleum Reserve, SPR) ban đầu được dự định sẽ chứa tới 1 tỷ thùng dầu. Trớ trêu thay, lượng dầu đầu tiên được đưa vào SPR vào năm 1977 lại đến từ Ả Rập Saudi, quốc gia đã đưa ra lệnh cấm vận dầu mỏ.
50 năm sau, người ta bắt đầu lo lắng về một sản phẩm khác mà phương Tây nhập khẩu. Đài Loan, nguồn cung cấp phần lớn vi mạch của thế giới và hơn 90% các loại chip tiên tiến nhất, đang phải đối mặt với mối đe dọa xâm lược hoặc phong tỏa ngày càng tăng từ Trung Quốc.
Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2023
Katsuji Nakazawa: Chính Tập Cận Bình đã bắt đầu quá trình phân tách Mỹ-Trung, Nikkei Asia, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch
![]() |
Tập Cận Bình, hình chụp năm 2022. Hình Wikimedia |
Mong muốn không phụ thuộc vào người Mỹ của nhà lãnh đạo Trung Quốc đã được thể hiện xuyên suốt 11 năm.
Sự gián đoạn chuỗi cung ứng đã bắt đầu từ khi nào?
Một số người cho rằng mọi chuyện bắt đầu khi Mỹ áp đặt lên Trung Quốc các hạn chế về xuất khẩu, có thể là vì tức giận trước cách hành xử không công bằng của Trung Quốc, hoặc vì lo sợ một đối thủ quân sự đang trỗi dậy. Nhiều người ở Trung Quốc tin rằng nguyên nhân sâu xa của phân tách Mỹ-Trung nằm ở lập trường của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Nhưng các chính sách của Trump chỉ là một khía cạnh trong một diễn biến đã xuất hiện từ rất lâu. Từ 11 năm trước, phong trào phân tách khỏi Mỹ đã xuất hiện ở Trung Quốc.
Thứ Ba, 4 tháng 4, 2023
Katsuji Nakazawa: Thái Kỳ: Biểu tượng quyền lực mới tại Trung Quốc, Nikkei Asia, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch
Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s chief of staff Cai Qi is symbol of powerful court,” Nikkei Asia, 30/03/2023
![]() |
Thái Kỳ 2020. Hình Wikipedia |
Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hạ cánh xuống Moscow vào ngày 20/03 vừa qua, ông đang rất phấn chấn.
Sau khi thuyết phục Ả Rập Saudi và Iran khôi phục quan hệ, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã sẵn sàng đóng vai trò trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine, qua đó chứng tỏ vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế.
Nhưng ông đã bị ngáng đường bởi Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, người đã có chuyến thăm bất ngờ tới Ukraine chỉ một ngày sau đó. Đây là chuyến công du đầu tiên của một thủ tướng Nhật Bản tới một quốc gia đang có chiến tranh kể từ khi Thế chiến II kết thúc.
Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2022
Bilahari Kausikan: Tập đã mắc 3 sai lầm trong chính sách đối ngoại (Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng)
Nguồn: Ken Moriyasu, “Xi’s China has made 3 foreign policy mistakes: Bilahari Kausikan,” Nikkei Asia, 12/10/2022
Cựu quan chức ngoại giao hàng đầu Singapore nói rằng Bắc Kinh đã tính toán sai về sự suy yếu của Mỹ.
Tại đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc khai mạc vào ngày 16/10, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ cố gắng kéo dài nhiệm kỳ của mình với tư cách là nhà lãnh đạo cao nhất của đất nước.
Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã thay đổi đáng kể sau 10 năm cầm quyền của ông, chuyển sang một lập trường tự tin và quyết đoán hơn so với những người tiền nhiệm.
Nikkei Asia vừa có cuộc trò chuyện với cựu đại sứ Bilahari Kausikan, nguyên thư ký thường trực Bộ Ngoại giao Singapore, về phong cách của nhà lãnh đạo Trung Quốc và diễn biến tình hình căng thẳng Mỹ-Trung trong những năm tới.