Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhiều tác giả. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhiều tác giả. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017
Nạn nhân của “Vụ án xét lại chống Đảng”: VÌ LỊCH SỬ VÀ CÔNG LÝ, CHÚNG TÔI LÊN TIẾNG
Chúng
tôi, những nạn nhân còn sống và thân nhân những nạn nhân đã qua đời trong một
vụ án không được xét xử cách nay vừa tròn 50 năm được gọi tắt là “Vụ án Xét lại
chống Đảng”, một lần nữa phải lên tiếng vì sự thật và công lý, vì lương tâm và
nghĩa vụ, vì một đất nước thượng tôn pháp luật.
BỐI
CẢNH LỊCH SỬ.
Năm
1956, tại Đại hội 20 Đảng cộng sản Liên Xô, Bí thư thứ nhất Nikita Khrushev đã
đọc báo cáo quan trọng về chống tệ sùng bái cá nhân Stalin và chủ trương “cùng
tồn tại trong hoà bình” giữa hai hệ thống cộng sản và tư bản. Đường lối mới đã
được hầu hết các đoàn đại biểu tán đồng tại Đại hội các đảng cộng sản và công
nhân quốc tế họp tại Moskva với 81 thành viên tham dự năm 1960.
Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016
Nhiều tác giả - HỒI KÝ ĐỂ LẠI DƯỚI CÁI NHÌN CỦA MỘT BẠN HỌC CŨ
Nguyễn Mạnh Hùng
Virginia, tháng 4, 2016
Tôi đọc Để Lại
của Nguyễn Văn Sinh không như đọc một tác phẩm văn học mà chỉ muốn đọc những
ghi chép của một người bạn học cũ viết về đời mình.Và tác giả đã đưa tôi đi từ
một ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, với sự thích thú và đôi chút hãnh diện.
Hồi ký của Sinh quả thật đã đem tôi về những ngày tháng
cũ thời chúng tôi học chung dưới mái trương trung học Nguyễn Khuyến trong cái
tỉnh nhỏ Nam Định, với những địa danh quen thuộc, như chợ Cửa Trường, đường
Paul Bert, Phố Khách, phố Cửa Đông, phố Máy Tơ, Vọng Cung; và tên những học trò
phá phách ngày xưa nay không còn nữa, như Ứng, như Tạo, như Điển . . .
Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013
TUYÊN BỐ NGHỊ ĐỊNH SỐ 72/2013/NĐ-CP VI PHẠM HIẾN PHÁP, PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ MÀ VIỆT NAM THAM GIA
Chúng tôi:
- Những công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặc biệt là những người sử dụng Internet như một phương tiện trau dồi tri thức, cập nhật thông tin trong nước và quốc tế để có điều kiện sống, học tập và làm việc xứng đáng với tư cách con người văn minh của xã hội hiện đại;
- Những người Việt định cư ở nước ngoài tha thiết với vận mệnh đất nước Việt Nam, với quyền tự do dân chủ của đồng bào trong nước;
Nhận thấy Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ “Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng” có hiệu lực ngày 01/09/2013 (gọi tắt là Nghị định 72) có những nội dung trái hoặc tiềm ẩn việc thi hành tùy tiện trái với Hiến pháp, Pháp luật Việt Nam, Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị và Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hiệp Quốc:
Một số nội dung sai trái của Nghị định 72:
I. Tại các Khoản 3, 4, 5 điều 20 “Phân loại trang thông tin điện tử”, quy định:
“3. Trang thông tin điện tử nội bộ là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, dịch vụ, sản phẩm, ngành nghề và thông tin khác phục vụ cho hoạt động của chính cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó và không cung cấp thông tin tổng hợp.
4. Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp.
5. Trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, thương mại, tài chính, ngân hàng, văn hóa, y tế, giáo dục và các lĩnh vực chuyên ngành khác và không cung cấp thông tin tổng hợp”.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
“19. Thông tin tổng hợp là thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin, nhiều loại hình thông tin về một hoặc nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội”.
“II. Điều 22. Cung cấp thông tin công cộng qua biên giới. 1. Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài khi cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có người sử dụng tại Việt Nam hoặc có truy cập tại Việt Nam cần tuân thủ các quy định của pháp luật của Việt Nam. 2. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể về cung cấp thông tin công cộng qua biên giới”.
Những nội dung trên trái ngay với Luật Công nghệ Thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Việt Nam, trong đó:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
“17. Trang thông tin điện tử (Website) là trang thông tin hoặc một tập hợp trang thông tin trên môi trường mạng phục vụ cho việc cung cấp, trao đổi thông tin.”
Điều 2 qui định Đối tượng áp dụng chỉ là “tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tại Việt Nam”
và
Điều 3. Áp dụng Luật công nghệ thông tin: “Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”.
Nghị định 72 còn là bước thụt lùi so với Nghị định số 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet như ở những qui định:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
“1. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet tại Việt Nam.
2. Trong trường hợp các Điều ước quốc tế liên quan đến Internet mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế”.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
“12. Trang thông tin điện tử trên Internet là trang thông tin hoặc tập hợp trang thông tin phục vụ cho việc cung cấp và trao đổi thông tin trên môi trường Internet, bao gồm trang thông tin điện tử (website), trang thông tin điện tử cá nhân (blog), cổng thông tin điện tử (portal) và các hình thức tương tự khác”.
Như vậy, các Khoản 3, 4, 5 Điều 20 “Phân loại trang thông tin điện tử”, Điều 22 “Cung cấp thông tin công cộng qua biên giới” tiềm ẩn nguy cơ bị vận dụng tùy tiện để ngăn cấm công dân Việt Nam thực thi các quyền tự do ngôn luận, tự do tìm kiếm, thu nhận và chia sẻ thông tin đã được bảo đảm bởi Hiến pháp Việt Nam và các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
1- Điều 69 Hiến pháp 1992, sửa đổi, bổ sung 2001:
“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
2- Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị 1966 mà Việt Nam tham gia 1982:
Điều 19:
“(2) Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.
(3) Việc hành xử quyền tự do phát biểu quan điểm (ghi ở khoản 2 nói trên) đòi hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu:
a. Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người khác.
b. Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý”.
3- Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hiệp Quốc 1948:
Điều 19: “Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia”.
Nghị định 72 chứa đựng những quy định đi ngược lại các tuyên bố cải thiện về dân chủ, nhân quyền của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam trong thời gian gần đây, nhất là trong các thảo luận về sửa đổi Hiến pháp 1992, đi ngược lại lợi ích của nhân dân và đất nước, chỉ có tác dụng phá hoại lòng tin của người dân đối với sự trung thực và sáng suốt của chính quyền.
Việc ban hành Nghị định 72 với những quy định vi phạm hoặc tiềm ẩn nguy cơ bị thực hiện tùy tiện vi phạm các quyền tự do ngôn luận của công dân, trong hoàn cảnh Việt Nam vừa tuyên bố là đối tác toàn diện với Hoa Kỳ trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, khi vụ xét xử phúc thẩm hai sinh viên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên được ghi nhận là một tiến bộ về tự do ngôn luận, trong lúc Việt Nam đang mong muốn ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, là việc làm đi ngược xu thế hội nhập của Việt Nam với thế giới, chỉ có tác dụng phá hoại uy tín của Nhà nước Việt Nam trên trường quốc tế, hết sức bất lợi cho việc tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trước bè lũ bành trướng Bắc Kinh.
Vì thế, chúng tôi tuyên bố:
1/ Phản đối Nghị định 72;
2/ Yêu cầu Chính phủ hoãn thi hành Nghị định này để chỉnh sửa những nội dung vi phạm hoặc tiềm ẩn nguy cơ vi phạm Hiến pháp, Pháp luật Việt Nam và các Công ước Quốc tế mà Việt Nam đã ký kết như nêu trên;
3/ Yêu cầu Quốc hội khẩn cấp thẩm tra các nội dung vi phạm Hiến pháp Việt Nam và các Công ước Quốc tế mà Việt Nam đã ký kết trong Nghị định 72 để can thiệp với Chính phủ trong quyền hạn của mình.
Khoản 9 Điều 84 của Hiến pháp 1992:
“Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
9- Bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội”;
Quyền tự do ngôn luận, tự do tìm kiếm, tiếp nhận và chia sẻ thông tin là điều kiện tiên quyết để xây dựng nền dân chủ cho đất nước, cũng là điều kiện tối cần thiết để đất nước mở mang giao lưu và phát triển. Cấm cản nó, tất cả mọi phương diện của đời sống đất nước sẽ rơi vào vòng ngưng trệ, bước tiến vốn còn rất chầy chật của một nước Việt Nam mong sớm đứng vào vào hàng ngũ các nước phát triển chắc chắn sẽ bị đẩy lùi. Chúng tôi yêu cầu mọi chủ trương chính sách của Nhà nước Việt Nam trong tương lai phải tuyệt đối tôn trọng những quyền thiêng liêng, cơ bản trên đây.
Danh sách ký tên:
- Nguyễn Quang A, TS, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
- Vũ Thị Phương Anh, TS, nghiên cứu giáo dục, giảng viên, TP HCM
- Vũ Hồng Ánh, nghệ sĩ đàn Violoncelle, TP HCM
- Bùi Xuân Bách, giáo viên về hưu, Hoa Kỳ
- Hà Dương Dực, chuyên viên kế toán tài chính, Hoa Kỳ
- Vũ Trọng Khải, PGS TS, TP HCM
- Lê Xuân Khoa, nguyên giáo sư Đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ
- Hoàng Quân, sinh viên, Hoa Kỳ
- Đào Quốc Việt, Hà Nội
- Nguyễn Hữu Vinh, cử nhân Luật, Hà Nội
- Augustine Hà Tôn Vinh, giáo sư Đại học San Francisco, Hoa Kỳ
- Dương Văn Vinh, cựu sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, TP HCM
- Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Thiếu tướng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Hà Nội
- Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế
- Hoàng Minh Xuân, nhà báo, TP HCM
- Phạm Xuân Yêm, GS TS, nguyên Giám đốc Nghiên cứu Vật lý, CNRS và Đại học Paris VI, Pháp
- Nguyễn Đông Yên, GS TSKH, Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội
- Lê Viết Yên, giáo viên, TP HCM
- Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức yêu nước TP Hồ Chí Minh, TP HCM
- Nguyễn Thị Hoàng Bắc, nhà văn, Hoa Kỳ
- Hoàng Ngọc Biên, nhà văn, Hoa Kỳ
- Võ Văn Cần, hưu trí, Canada
- Xà Quế Châu, đầu bếp, TP HCM
- Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, TP HCM
- Nguyễn Huệ Chi, GS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội
- Nguyễn Phương Chi, biên tập viên chính, tạp chí Nghiên cứu Văn học, Viện Văn học, đã nghỉ hưu, Hà Nội
- Tống Văn Công, nguyên Tổng biên tập báo Lao Động, TP HCM
- Ngô Thị Kim Cúc, nhà văn, nhà báo, TP HCM
- Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn tự do, Đà Lạt
- Nguyễn Đắc Diên, bác sĩ, TP HCM
- Nguyễn Xuân Diện, TS Ngữ văn, Hà Nội
- Phạm Chí Dũng, nhà báo tự do, TP HCM
- Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM
- Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, đại biểu Hội đồng Nhân dân TP Hồ Chí Minh khóa 4, 5, TP HCM
- Khương Quang Đính, chuyên gia Công nghệ Thông tin, Pháp
- Lê Hiền Đức, 82 tuổi, công dân chống tham nhũng ở Việt Nam, Hà Nội
- Huy Đức, nhà báo tự do, TP HCM
- Lê Mạnh Đức, kỹ sư, hưu trí, TP HCM
- Nguyễn Ngọc Giao, chủ biên tạp chí Diễn Đàn, nguyên Tổng Biên tập các báo Liên Hiệp và Đoàn Kết, Pháp
- Hoàng Lại Giang, nhà văn, TP HCM
- Đỗ Đăng Giu, nguyên Giám đốc Nghiên Cứu CNRS, Đại học Paris-Sud, Pháp
- Phan Tấn Hải, nhà văn, Hoa Kỳ
- Nguyễn Gia Hảo, nguyên Thành viên Tổ tư vấn Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội
- Đặng Thị Hảo, TS, Hà Nội
- Lê Minh Hằng, TS, Hà Nội
- Phạm Duy Hiển (bút danh Phạm Nguyên Trường), hưu trí, Vũng Tàu
- Nguyễn Trọng Hoàng, bác sĩ y khoa, Pháp
- Lê Anh Hùng, blogger, Hà Nội
- Nguyễn Mạnh Hùng (Nam Dao), TS Kinh tế, nguyên GS Đại học Laval, Canada
- Nguyễn Thế Hùng, GS TS, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, Đà Nẵng
- Hà Thúc Huy, PGS TS, giảng viên Đại học, TP HCM
- Nguyễn Thị Từ Huy, TS, TP HCM
- Nguyễn Đăng Hưng, TSKH, Giáo sư Danh dự Thực thụ Đại học Liège, Bỉ
- Hoàng Hưng, nhà thơ, nguyên Trưởng ban Văn hoá Văn nghệ báo Lao Động thời Đổi mới, TP HCM
- Phạm Khiêm Ích, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội
- Lê Phú Khải, nguyên phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, TP HCM
- Phan Trọng Khang, thương binh 2/4, Hà Nội
- Nguyễn Văn Khoa, Pháp
- Trần Minh Khôi, kỹ sư điện toán, Berlin, CHLB Đức
- Quản Mỹ Lan, Pháp
- Nguyễn Quang Lập, nhà văn, TP HCM
- Phuong Thao Le, hưu trí, Hoa Kỳ
- Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu, Đà Lạt
- Trịnh Lữ, dịch giả, Hà Nội
- Trần Lương, nghệ sĩ Thị giác, Hà Nội
- André Menras – Hồ Cương Quyết, nhà giáo, cựu tù chính trị trước 1975, Pháp
- Trần Tố Nga, giáo viên, hưu trí, TP HCM
- Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM
- Phùng Hoài Ngọc, thạc sĩ, An Giang
- Hồ Ngọc Nhuận, nguyên Giám đốc chánh trị chủ bút nhật báo Tin Sáng, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, TP HCM
- Phan Thị Hoàng Oanh, TS, giảng viên đại học, TP HCM
- Nguyễn Mai Oanh, chuyên gia nông nghiệp – phát triển nông thôn, TP HCM
- Tô Oanh, giáo viên THPT, Bắc Giang
- Hà Sĩ Phu, TS, Đà Lạt
- Lữ Phương, viết văn, TP HCM
- Nguyễn Đăng Quang, nguyên Đại tá Công an, Hà Nội
- Bùi Minh Quốc, nhà báo, nguyên Tổng biên tập tạp chí Lang Biang, Lâm Đồng
- Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM
- Vũ Vân Sơn, CHLB Đức
- Trần Đình Sử, GS TS, Hà Nội
- Trần Công Thạch, cán bộ hưu trí, TP HCM
- Nguyễn Chí Thanh, thạc sĩ, TP HCM
- Cao Ngọc Thanh, Thuỵ Sĩ
- Antôn Lê Ngọc Thanh, linh mục, Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
- Nguyễn Văn Thạnh, Đà Nẵng
- Giuse Maria Lê Quốc Thăng, linh mục, Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
- Nguyễn Lân Thắng, Hà Nội
- Lê Thân, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ phong trào đấu tranh của nhân dân, sinh viên, học sinh tranh thủ dân chủ Thành phố Đà Lạt, TP HCM
- Đào Tiến Thi, nhà nghiên cứu văn học, ngôn ngữ, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
- Phạm Tư Thanh Thiện, nguyên Phó Trưởng ban Việt ngữ đài RFI, Pháp.
- Nguyễn Trung Thuần, nhà nghiên cứu, dịch giả, Hà Nội
- Trần Quốc Thuận, luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội, TP HCM
- Tưởng Năng Tiến, Hoa Kỳ
- Vũ Ngọc Tiến, nhà văn, Hà Nội
- Bùi Tín, nhà báo tự do, Pháp
- Phạm Toàn, nhà nghiên cứu giáo dục, Hà Nội
- Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên văn hóa, TP HCM
- Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM
- Nguyễn Quang Trọng, Pháp
- Hà Vũ Trọng, dịch giả, TP HCM
- Hà Dương Tuấn, nguyên chuyên gia Công nghệ Thông tin, Pháp
- Hoàng Ngọc Tuấn, nhạc sĩ, nhà nghiên cứu Văn học Nghệ thuật, Úc
- Hoàng Tuỵ, GS, Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội
- Phan Thị Trọng Tuyến, Pháp
- Dương Tường, nhà thơ, Hà Nội
- Hà Dương Tường, nguyên Giáo sư Đại học Compiègne, Pháp
- Nguyễn Đức Tường, tiến sĩ Vật lý, Canada
- Trần Thanh Vân, kiến trúc sư, Hà Nội
Để ký tên vào Tuyên bố này, xin đồng bào trong và ngoài nước gửi e-mail về địa chỉ phandoinghidinh72@gmail.com, ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, chức danh (nếu có), địa chỉ và số điện thoại (máy bàn, di động).
Nếu cần, chúng tôi sẽ công khai tất cả thông tin về người đã ký vào Tuyên bố (địa chỉ cụ thể, cơ quan làm việc, số điện thoại) trừ những bạn nào có yêu cầu không công bố.
Việc ký tên vào Tuyên bố này sẽ kết thúc vào lúc 19g ngày 28/8/2013 và toàn bộ danh sách sẽ được đăng trên trang mạng Bauxite Việt Nam vào sáng 29/8/2013.
Bauxite Việt Nam
Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012
42 công dân đề nghị tổ chức cuộc biểu tình tuần hành phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 7 năm 2012
Kính gửi: Thường trực Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh
Thường trực Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
(v/v: Đề nghị tổ chức cuộc biểu tình tuần hành phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc liên tục có những hành động gây hấn, mưu toan xâm chiếm vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông)
Sau khi Luật Biển được Quốc hội Việt Nam thông qua với đa số áp đảo, nhà cầm quyền Trung Quốc đã hằn học dùng các phương tiện truyền thông chính thức của Đảng và Nhà nước Trung Quốc công kích, đe dọa Việt Nam, thành lập và xây dựng chính quyền cái gọi là “Thành phố Tam Sa” (Tam Sa thị) gồm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, cho gọi thầu công khai những lô dầu nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, dùng các đội hải giám, ngư chính mà thực chất là các tàu vũ trang tiếp tục bách hại, cướp bóc ngư dân Việt Nam. Ngày 12-07-2012 Trung Quốc lại mở cuộc ra quân rầm rộ gồm 29 tàu đánh cá hiện đại cùng với tàu hậu cần và chế biến hải sản hàng ngàn tấn vào gần đảo đá chữ thập trong quần đảo Trường sa thuộc chủ quyền của Việt Nam cùng với lời dọa dẫm dùng vũ lực khi gặp cản trở.Những khiêu khích chưa dừng lại, họ tuyên bố thành lập khu quân bị Tam Sa và đưa quân đến đồn trú trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và chuẩn bị diễn tập bắn đạn thật tại Biển Đông Những hành động thô bạo trên đây đã đe dọa nghiêm trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam mà cha ông chúng ta qua nhiều thế hệ đã đổ biết bao xương máu để bảo vệ cho đến ngày nay.Tại hội nghị các ngoại trưởng của khối ASEAN ở Phnom Penh, thông qua nước chủ nhà Campuchia, Trung Quốc, kẻ đứng sau bọn diệt chủng Pol Pot – Ieng Sary thảm sát mấy triệu dân Campuchia, đã phá hoại sự thống nhất của khối ASEAN làm cho Hội nghị không công bố được tuyên bố chung trong đó có điều khoản nói về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, điều chưa từng xảy ra từ khi khối ASEAN được thành lập đến nay. Điều đó càng chứng minh ý đồ độc chiếm Biển Đông, phá hoại sức mạnh đoàn kết giữa ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia, bao vây Việt Nam và không loại trừ khả năng nhà cầm quyền Trung Quốc tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta, tự lột trần 16 chữ vàng và 4 tốt giả dối mà từ trước tới nay họ vẫn rêu rao.
Đứng trước tình hình cấp bách và nguy hiểm nói trên, chúng tôi, những công dân yêu nước và những người đã từng tham gia phong trào đấu tranh thống nhất đất nước trước 1975; từng giữ những cương vị trong bộ máy Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể quần chúng sau 1975, ký tên dưới đây đề nghị:
1/ Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cần có chủ trương để cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, các đoàn thể thành viên trong đó có Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Sinh viên Thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh và các tổ chức chính trị xã hội khác đứng ra tổ chức một cuộc biểu tình tuần hành để nói lên ý chí của nhân dân thành phố chống âm mưu bành trướng, xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc mà gần đây nhất là những hành động gây hấn khiêu khích như đã nói ở trên
2/ Trong trường hợp Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vì lý do gì không có chủ trương nói trên thì chúng tôi, những công dân của thành phố, thực hiện quyền biểu tình đã được ghi trong Hiến pháp, tự đứng ra tổ chức một cuộc biểu tình tuần hành, thể hiện quyết tâm của nhân dân thành phố, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Chúng tôi sẽ thông báo ngày giờ và địa điểm tổ chức cuộc biểu tình tuần hành nói trên. Để cuộc biểu tình có kết quả tốt đẹp chúng tôi kiến nghị bố trí lực lượng chức năng giữ gìn trật tự an ninh, giúp chúng tôi phát hiện những kẻ quá khích có những hành động đi ngược lại mục tiêu chống hành động bành trướng, xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc mặt khác tránh việc bắt bớ, đàn áp những người yêu nước như trong cuộc biểu tình ngày 01-07-2012 vừa qua. Rất mong nhận được phúc đáp sớm nhất.
Trân trọng,
Đồng ký tên,
1/ Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tp Hồ Chí Minh
2/ Hồ Ngọc Nhuận, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin Sáng
3/ Linh mục Huỳnh Công Minh
4/ Hồ Ngọc Cứ, Luật gia, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Dân chủ và Pháp luật của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
5/ Tương Lai, Giáo sư, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
6 /Huỳnh Tấn Mẫm, Bác sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975.
7/Trần Hữu Tá, Phó Giáo sư - Tiến sĩ, nguyên Chủ nhiệm khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
8/ Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Tổng công ty Du lịch Thành phố (Saigontourist).
9/ Trần Văn Long, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Tổng công ty Du lịch Thành phố (Saigontourist).
Hiện đang ở nước ngoài, đã đồng ý ký tên.
10/ Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Đại biểu Hội đồng Nhân dân Thành phố khóa 4, 5.
11/ Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải phóng thuộc Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
12/ Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Thành phố).
13/ Võ Thị Bạch Tuyết, nguyên Giám đốc Sở Lao động, Thương binh, Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh.
14/ Linh mục Thiện Cẩm, Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Tư vấn Tôn giáo, Phó Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh.
15/ Hồ Hiếu, nguyên cán bộ phong trào đấu tranh của nhân dân, sinh viên học sinh tranh thủ dân chủ TP Đà Lạt, nguyên Chánh văn phòng Quận ủy Quận 1, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, cựu tù chính trị Côn Đảo
16/ Ngô Văn Phương, nguyên Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 6, nguyên Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố khóa 5
17/ Phạm Đình Trọng, nhà văn.
18/ Nguyễn Hoàng Trúc, nguyên Tổng thư ký Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Nhà Bè
19/ Hạ Đình Nguyên, nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành động thuộc Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, cựu tù chính trị Côn Đảo.
20/ Trần Văn Mỹ, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên giảng viên Đại học Sài Gòn
21/ Nguyễn Xuân Lập, nguyên Phó Chủ tịch Hội Y Dược Việt Nam, Trưởng đoàn sinh viên Phật tử Sài Gòn (trước 1975)
22/ Nguyễn Huy Diễm, Bác sĩ, nguyên Chủ tịch Ban Đại diện Sinh viên Y khoa năm 1971-1972, cựu tù chính trị Côn Đảo
23/ Hà Thúc Huy, Tiến sĩ, giảng viên Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh
24/ Phan Thị Hoàng 0anh, Tiến sĩ, Giảng viên Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
25/ Dương Hồng Lam, nguyên Tổng giám đốc Vinabico, nguyên cán bộ Ban Tuyên huấn Trung Ương cục Miền Nam
26/ Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới - Saigontourist.
27/ Lê Thân, nguyên cán bộ phong trào đấu tranh của nhân dân, sinh viên, học sinh tranh thủ dân chủ Thành phố Đà Lạt; cựu tù chính trị Côn Đảo
28/ Nguyễn Phú Yên, nhạc sĩ
29/ Bùi Tiến An, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Chủ tịch Lực lượng Phụng sự Lao động (trước 1975)
30/ Đỗ Hữu Bút, nguyên cán bộ Thành đoàn
31/ Trương Hồng Liên, nguyên cán bộ Thành đoàn
32/ Đỗ Trung Quân, nhà thơ, nhà báo; nguyên thành viên lực lượng Thanh niên Xung phong Thành phố Hồ Chí Minh.
33/ Tuấn Khanh, nhạc sĩ
34/ Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo
35/ Nguyễn Quốc Thái, nhà báo
36/ Nguyễn Viện, nhà văn
37/ Nguyễn Hòa, nhà báo tự do
38/ Trần Hữu Kham, cựu tù chính trị Côn Đảo, thương binh
39/ Trần Hữu Khánh, cựu biên tập viên Nhà xuất bản Trẻ
40/ Bùi Chát, nhà thơ, hoạt động xuất bản độc lập
41/ Nguyễn Đắc Diên, Bác sĩ
42/ Tô Lê Sơn, Kỹ sư Kinh tế
Được đăng bởibauxitevnvào lúc01:35
Nguồn: Bauxite Việt Nam
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)