Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhận đinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhận đinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 8 tháng 4, 2017
TS PHẠM TRỌNG CHÁNH: TRẢ LỜI BÀI VIẾT ÔNG PHÚ TRƯỜNG « MỘT CUỐN SÁCH HOÀNH TRÁNG BÊN NGOÀI, SƠ SÀI BÊN TRONG » CAND điện tử ngày 15/5/2015
Nhân đọc bài viết ông
Phú Trường đăng trên Công An Nhân Dân điện tử viết về quyển Lịch Sử Việt Nam. Từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ
20 của Gs Lê Thành Khôi do ông Nguyễn Nghị dịch, nhà xuất bản Nhã Nam và Thế giới
ấn hành năm 2014. Đây là tác phẩm được viết và
Minuit xuất bản từ năm 1955, năm 1982 được bổ túc tư liệu, Nxb Sud Est
Asie. Bản dịch sử dụng bản in năm 1982 và thêm chương VII và chương IX quyển le
Vietnam. Histoire et Civilisation năm 1955. Là môn sinh Gs Lê Thành Khôi, tôi xin thay mặt
giáo sư trả lời những thắc mắc của ông.
Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Đại Úy & Đại Tá
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Theo thứ tự cấp bậc, và tuổi đời (tính từ thấp lên cao và từ trẻ đến già) xin được giới thiệu trước về ông đại úy – qua thông tin của trang mạng Tiếng Nói Trẻ:
Nguyễn Phương Hùng sinh năm 1946 tại Bắc Giang, sống tại Hà Nội và năm 1954 di cư vào Nam, thời kỳ chiến tranh đã từng là sỹ quan binh chủng Biệt động quân của Ngụy. Năm 1975 di tản sang định cư tại Mỹ. Từ khi sang Mỹ, do tiếc nuối thời "vàng son", Nguyễn Phương Hùng đã tích cực tham gia các hoạt động chống đối Việt Nam ở nước ngoài và từ năm 1985 bắt đầu tham gia các tổ chức phản động lưu vong. Suốt 36 năm kể từ khi định cư tại Mỹ, do định kiến cá nhân là người chống cộng và từng là sỹ quan Ngụy, do tiếp nhận những thông tin sai lệch về Việt Nam
Đại úy Nguyễn Phương Hùng. Ảnh: tiengnoitre.blogspot
Báo Quân Đội Nhân Dân, hôm 31 tháng 3 năm 2013, đã có bài phỏng vấn (“Hãy Trở Về Để Thấy Và Tin Vào Sự Thực”) viên cựu sĩ quan này. Xin được ghi lại nơi đây (nguyên văn) vài câu hỏi chính, cùng câu trả lời để rộng đường dư luận:
- Xin ông cho biết ông đã trở về Việt Nam bao nhiêu lần?
- Lần đầu tiên tôi về nước là vào tháng 9-2011 để dự Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ nhất. Từ đó đến nay, tổng cộng tôi đã trở về 6 lần trong 18 tháng. Lần nào về tôi cũng chụp rất nhiều ảnh, quay những thước phim phóng sự, tư liệu… rồi đưa lên trang web kbchn.net.
- Có cơ hội đi nhiều nơi ở Việt Nam, ông có suy nghĩ gì khi một số tổ chức phản động lưu vong ở Mỹ luôn đòi hỏi dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam?
- Ở bên kia chúng tôi cũng bị họ tuyên truyền là ở Việt Nam không có tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền nhằm lôi kéo nhiều người tham gia các hoạt động chống phá trong nước. Tôi thừa nhận mình đã bị ít nhiều tác động. Nhưng đó là chuyện trước đây. Những tuyên truyền về “đàn áp tôn giáo” ở Việt Nam đã hoàn toàn biến mất trong tôi khi về nước, tôi được chứng kiến kiến trúc đồ sộ của Đại Chủng viện (Công giáo) Long Khánh hay chùa Bái Đính ở Ninh Bình được công nhận là lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á.
Làm sao có thể tin có đàn áp tôn giáo khi ở nhiều nơi tôi đi qua, rất nhiều chùa chiền, nhà thờ được xây dựng dọc bên đường Quốc lộ 1 từ ngã tư Tam Hiệp đến Long Khánh, với những buổi thánh lễ ngày chủ nhật giáo dân đứng chật thánh đường, người dân tấp nập thăm viếng chùa chiền… Các tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hòa Hảo, Cao Đài và Hồi giáo tự do phát triển ở Việt Nam. Lễ Phật đản vừa qua tôi cũng có mặt tại Việt Nam nên đã được chứng kiến khắp nơi tưng bừng mừng Đức Thích Ca đản sinh. Ngoài tôn giáo, tín ngưỡng cũng được tự do phát triển, thí dụ hầu đồng đã được phép tái hoạt động.
Tôi đã đi, đã thấy, đã tin và vì đã tin nên tôi phải viết, viết sự thật bằng tiếng nói trung thực của người làm báo. Những hình ảnh đó tôi đã đưa hết lên trang web rồi nhưng tôi cũng không bình luận gì thêm để tự mọi người nhìn vào đó và suy ngẫm xem Việt Nam có tự do tôn giáo hay không.
- Ở Mỹ vẫn tồn tại một số tổ chức phản động luôn rêu rao Việt Nam đàn áp nhân quyền. Vậy thực chất hoạt động của các tổ chức này ở bên đó là như thế nào? Ông suy nghĩ thế nào về những hành động này?
- Họ không chịu hiểu một thực tế rằng, chính Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn sau chiến tranh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước Việt Nam có thể nói đã có được thời gian hòa bình lâu dài và có sự phát triển gần như “lột xác”. Đó chính là nhờ Việt Nam đã giữ được chính trị ổn định, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, đời sống người dân được bảo đảm, vị thế của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế, được nhiều nước công nhận.
Ở Việt Nam, tôi không gặp lực lượng quân đội hay cảnh sát có vũ trang trên đường như ở Mỹ. Điều đó chứng tỏ sự ổn định về an ninh chính trị ở Việt Nam, sự an toàn của người dân được bảo đảm. Như thế chính là thiết thực bảo đảm nhân quyền cho người dân.
Tôi thực sự khâm phục về khả năng điều hành đất nước của Nhà nước Việt Nam trong hơn 3 thập niên qua.Tôi đã nhìn thấy những tòa nhà cao tầng từ những thành phố tôi đi qua như Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Huế, TP Hồ Chí Minh, Long Khánh và Cần Thơ cũng như các thành phố khác của miền Tây Nam Bộ, cùng những khu resort sang trọng ở Đà Nẵng… Tôi chưa có cơ hội đi hết những nơi khác ở Việt Nam, nhưng tôi tin rằng cũng đã có nhiều đổi mới.
- Xin cảm ơn ông!
Nhận định của đại úy Nguyễn Phương Hùng về vai trò vai trò của ĐCSVN, cũng như tình hình đất nước (e) không được mọi người chia sẻ. Đại tá Lê Hồng Hà là một trong những người như thế.
Cách đây chưa lâu, vào ngày 3 tháng 6 năm 2012, trang pro & contra có đăng tải một cuộc phỏng vấn nhân vật này, với lời giới thiệu (hơi) dài:
Ông Lê Hồng Hà, cựu đại tá công an, năm nay 86 tuổi, là người đã tham dự Khóa I cho người Việt Nam về Chủ nghĩa Marx-Lenin tại Bắc Kinh năm 1949 và ở lại làm trợ giảng cho các khóa II, III đến năm 1952. Năm 1953 về nước phụ trách Trường Công an Trung ương (tiền thân của Học viện An ninh hiện nay). Năm 1958 là Chánh văn phòng Bộ Công an dưới thời Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn, là Ủy viên Đảng Đoàn Bộ Công An từ năm 1956. Ông là người đã cùng ông Nguyễn Trung Thành (cựu Vụ trưởng Vụ Bảo vệ Đảng dưới thời ông Lê Đức Thọ), vào nửa cuối thập niên 1990, đề nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) phải minh oan cho những nạn nhân trong vụ án có tên “Vụ án chống Đảng theo chủ nghĩa xét lại làm tình báo cho nước ngoài” (tên thường gọi: “Vụ án xét lại chống Đảng”). Không lâu sau ông đã bị khai trừ khỏi Đảng (cùng ông Nguyễn Trung Thành) và bị vào tù một thời gian.
Chúng tôi cũng xin được ghi lại nơi đây (nguyên văn) vài câu hỏi chính, cùng câu trả lời, của buổi nói chuyện để rộng đường dư luận:
Phạm Hồng Sơn: Thưa ông Lê Hồng Hà, với cương vị là người đã tham gia Cách mạng tháng Tám, Kháng chiến chống Pháp và chứng kiến Kháng chiến chống Mỹ, thời kỳ Đổi Mới, xin ông cho biết tình hình Việt Nam hiện nay có những vấn đề gì đáng lưu tâm nhất?
Lê Hồng Hà: Tình hình chung hiện nay tôi thấy có ba vấn đề lớn nhất. Thứ nhất là sự đánh giá của ĐCSVN về chính ĐCSVN và về hiện trạng đất nước nói chung là sai lầm. ĐCSVN vẫn cố tô vẽ cho thực trạng hiện nay những điều không có, vẫn tự khoe khoang, huyênh hoang rằng nhờ mình thì đất nước mới có nhiều điều tiến bộ. Ví dụ Đảng luôn cho lịch sử của dân tộc từ khi có Đảng là một bản anh hùng ca.
Theo tôi, về công cuộc giải phóng dân tộc thì có thể là anh hùng ca nhưng về việc xây dựng và phát triển đất nước thì từ khi có ĐCSVN đến giờ đó là một quãng lịch sử thất bại. Và giải phóng dân tộc vừa qua cũng không như Đảng nói là nhờ chủ nghĩa Marx-Lenin mà cái chính là do nhân dân đã tiếp thu, tiếp nối được truyền thống yêu nước của dân tộc.
Chủ nghĩa Marx-Lenin nếu có chỉ có một phần nhỏ là tập hợp được đoàn kết giữa công nhân và nông dân thôi. Còn thực tế đã cho thấy Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN thì càng phát triển lại càng tụt hậu về nhiều mặt so với các nước trong khu vực. Xây dựng và phát triển đất nước mà lại theo chủ nghĩa Marx-Lenin thì sai hoàn toàn. Chủ nghĩa Marx-Lenin là một học thuyết đấu tranh giai cấp, là một học thuyết phản phát triển.
Thứ hai là tình hình xã hội hiện nay ở mức độ xấu chưa từng có, kể từ năm 1975 đến giờ. Sự xuống cấp của đất nước hầu khắp mọi lĩnh vực từ an ninh, đạo đức, văn hóa, giáo dục, xã hội, hay chính trị. Chính trị nghĩa là uy tín của của ĐCSVN đã xuống thấp chưa từng có, gần như không còn ai tin vào cái Đảng này nữa. Như vậy xã hội hiện nay, theo tôi, đang lâm vào một cuộc tổng khủng hoảng toàn diện mà nguyên nhân là do đường lối của ĐCSVN về phát triển là sai.
Thứ ba là vấn đề Trung Quốc. Trung Quốc đã và đang ráo riết thực hiện những kế hoạch dữ dội, xâm nhập, ảnh hưởng, chèn ép, bao vây trên mọi lĩnh vực, kinh tế, an ninh, quốc phòng, lãnh thổ, nhằm thực hiện ý đồ cuối cùng là thôn tính Việt Nam. Còn về phía Việt Nam thì nhiều cán bộ lãnh đạo của Việt Nam lại đã và đang bị Trung Quốc mua chuộc và khống chế. Tất cả những điều đó đều là một quá trình liên tục từ Đại hội VI của ĐCSVN đến nay. Thái độ nói chung của lãnh đạo Việt Nam hiện nay về Trung Quốc lại lờ phờ, không rõ ràng. Đó là một vấn đề hết sức nguy hiểm.
Phạm Hồng Sơn: Vậy ĐCSVN còn đóng vai trò gì đối với đất nước hiện nay?
Lê Hồng Hà: Trước đây Đảng đã từng giữ vai trò tiền phong trong xã hội, thúc đẩy tiến bộ cho xã hội ở một số phương diện. Nhưng đến nay Đảng không còn giữ được những vai trò đó nữa vì Đảng vẫn đi theo hệ tư tưởng Marx-Lenin. Còn về đội ngũ của Đảng, đặc biệt là hàng ngũ cầm quyền, đã bị tha hóa, tham nhũng, xoay sở, vô cảm với đất nước, xã hội. Vì vậy Đảng hiện nay chỉ còn vai trò kìm hãm xã hội thôi...
Phạm Hồng Sơn: Trân trọng cảm ơn ông Lê Hồng Hà.
Nhận định của đại tá Lê Hồng Hà rõ ràng (và hoàn toàn) tương phản với cái nhìn của đại úy Nguyễn Phương Hùng về tình hình đất nước. Câu hỏi đặt ra là trong hai ông ai là kẻ điêu ngoa và dối trá? Theo tôi thì đây là lúc giới dư luận viên nên vào cuộc để làm sáng tỏ vấn đề, và để hướng dẫn cho quần chúng “bớt” hoang mang về vai trò của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Cái giai đoạn mà theo đại úy Hùng là “chính Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn sau chiến tranh,” còn theo đại tá Hà thì “Đảng chỉ còn vai trò kìm hãm xã hội thôi.”
Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013
Trịnh Hội - Bên thua cuộc
Trịnh Hội -
Trước
tiên tôi xin thưa là bài blog này không liên quan gì đến quyển sách hot nhất
hiện nay của anh Huy Đức có tựa đề là Bên Thắng Cuộc. Tôi chỉ muốn dựa
nó lấy tí hơi để nói về một câu chuyện khác. Nhưng là của bên thua cuộc. Nhưng
cũng chưa hẳn là đã thua. Và cũng chưa hẳn là:
Nghĩ cho cùng
Mọi cuộc chiến tranh
Phe nào thắng thì nhân dân đều bại (Nguyễn Duy)
Nghĩ cho cùng
Mọi cuộc chiến tranh
Phe nào thắng thì nhân dân đều bại (Nguyễn Duy)
Chợ Tết ở Little Saigon
Vì tối hôm qua tôi và một thằng bạn đã gân cổ hết sức để cãi về một vấn đề mà, nếu nói thẳng ra, thì nó chẳng liên quan gì đến 2 thằng! Và mặc dù cả hai cuối cùng đều đồng ý đó là trong lễ diễn hành Tết tuần vừa rồi ở quận Cam, lẽ ra nhóm LGBT (Lesbian/Gay/Bisexual/Transexual) của các anh chị em người Việt ở Cali nên được cho tham dự.
Thay vì bị cấm bởi một, hai người nhân danh lãnh đạo cộng đồng hay lãnh đạo tôn giáo.
Vì thứ nhất, việc những anh chị em trong nhóm LGBT tự nguyện làm những chuyện...người lớn cùng với những người tự nguyện khác trong phòng ngủ của họ chẳng liên quan tí ti gì đến cuộc sống của các nhà lãnh đạo cộng đồng.
Thứ hai, kinh nghiệm giường chiếu, chuyện ái ân của họ chẳng liên quan gì đến văn hóa Việt Nam (theo như lời giải thích của Ban Tổ chức được đưa ra). Vì nếu thật sự nó có liên quan thì chả nhẽ văn hóa Việt Nam có nói rõ việc ái ân phải được thực hiện với ai và trong hoàn cảnh nào? Nếu phải suy rộng ra chả nhẽ việc tôi hay bạn từ trước đến nay có yêu thương ai hay đã lỡ ngủ với ai cũng cần phải được xét kỹ xem nó có “chuẩn” hay không theo văn hóa Việt Nam?
Ai là người có đủ thẩm quyền để xét về khía cạnh này? Đấy là chưa nói đến việc ai dám vỗ ngực xưng tên ta đây và chỉ có ta mới có thể định nghĩa hoàn toàn thế nào là văn hóa Việt Nam.
Thú thật càng tự hỏi tôi càng cảm thấy bí. Khác với một số người luôn biết chắc họ là ai và đang cần làm gì để “gìn giữ” văn hóa Việt Nam. Bằng cách kỳ thị, phân biệt đối xử với các nhóm thiểu số.
Đấy là điều thứ ba và cũng là điều quan trọng nhất mà tôi muốn nêu lên ở đây. Đó là chúng ta cần phải nhận thức rõ sự khác biệt giữa chuyện tư và chuyện công (private v. public sphere). Ở chốn riêng tư, ở nhà bạn, trong các nhóm sinh hoạt tư nhân, bạn có thể, nên và có quyền mời hoặc cấm bất kỳ ai muốn vào nhà, vào nhóm của bạn. Luật cho phép thế. Những nguyên tắc căn bản về sự tự do, dân chủ khuyến khích thế.
Ngược lại, nếu đã nói đến chuyện công, chuyện cộng đồng, đã tự nhận mình là một tổ chức cộng đồng thì tốt hơn hết chúng ta nên quyết định dựa trên những giá trị công cộng (public values) có tính chất phổ quát và được những tổ chức công cộng áp dụng trong xã hội mà chúng ta hiện đang chung sống. Đó là chúng ta sẽ không phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do chủng tộc, giới tính, tuổi tác, tôn giáo, hay xu hướng tình dục.
Trớ trêu thay, một tổ chức mang danh cộng đồng, được cho là đại diện cộng đồng người Việt ở Nam Cali lại không thực hiện điều đó. Mà ngược lại họ đã từ chối không cho nhóm LGBT tham dự. Và cho đến khi họ bị kiện ra tòa thì họ lại núp sau bức bình phong luật pháp viện dẫn họ chỉ là một nhóm hoạt động tư nhân và vì vậy họ hoàn toàn có quyền mời hay từ chối bất kỳ ai mà họ không thích.
Nhờ vậy họ đã thắng.
Và một lần nữa chúng ta đã có bên thắng cuộc.
Nhưng bên thắng cuộc chưa hẳn là kẻ chiến thắng và bên thua cuộc chưa hẳn là đã bị thua. Vì thứ nhất, họ đã thành công khi có nhiều người trong cộng đồng người Việt chúng ta biết được về vấn đề này.
Thứ hai, họ đã thành công khi buộc những nhóm có liên quan, kể cả thành phố Westminster là cơ quan cấp giấy phép, phải xem xét lại quá trình này trong năm sau.
Và thứ ba, họ đã thành công trong việc buộc tất cả chúng ta phải động não, phải tự hỏi mình rằng: chúng ta có thể làm gì để xã hội mà chúng ta đang sống ngày càng văn minh, công bằng, nhân bản hơn?
Thú thật trước đây tôi rất ít quan tâm về vấn đề này. Nhưng hôm qua trước khi ra về tôi đã bảo với thằng bạn tôi thế này: cũng may là tao vẫn còn mê chuyện tỵ nạn, chuyện non, chuyện nước ở Việt Nam. Chứ nếu không chắc chắn tao sẽ xin vào làm phụ tá cho Luật sư Trần Kinh Luân để theo đến cùng việc này. Để xem văn hóa Việt Nam nó đi về đâu? Để xem cuối cùng ai thua, ai thắng. Để hiểu rõ hơn cảm nhận của Tổng thống Obama về vấn đề này trong bài diễn văn nhậm chức tháng trước của ông khi ông nhấn mạnh:
Con đường mà chúng ta theo đuổi chưa hoàn thành cho đến khi những anh chị em gay của chúng ta được luật pháp đối xử như tất cả mọi người - bởi nếu như chúng ta được tạo hóa sinh ra bình đẳng thì chắc chắn tình yêu mà chúng ta dành cho nhau cũng phải được bình đẳng y như thế.Thật không bõ công tôi đã bầu cho ông. Cũng may cho cộng đồng của chúng ta là chính ông mới thật sự là một nhà lãnh đạo.
Our journey is not complete until our gay brothers and sisters are treated like anyone else under the law - for if we are created equal, then surely the love we commit to one another must be equal as well.
Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012
Nguyễn Hưng Quốc - Chiến thắng của những kẻ yếu đuối
Nguyễn Hưng Quốc
Cô Nguyễn Phương Uyên, sinh viên đại học Công nghệ Thực phẩm, bị công an bắt đi từ nhà trọ hôm 14/10 với cáo buộc tham gia rải truyền đơn kêu gọi chống Trung Quốc và chống tham nhũng
Nguyễn Phương Uyên là sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh. Nhà em ở Bình Thuận. Để theo đuổi việc học, em phải thuê nhà ở trọ với bạn bè. Trưa ngày 14/10/2012, khoảng 10 công an ập vào nhà trọ của các em, bắt Uyên cùng với ba người bạn khác. Ba người bạn ấy, sau đó, được tha về, riêng Uyên thì bị chở đi đâu đó, biệt tích.
Bố mẹ của Uyên, từ Bình Thuận, tất tả chạy đến công an quận Tân Phú tìm con. Công an ở đó chối phăng, bảo là không hề bắt ai cả. Bạn học của Uyên viết thư gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang để kêu cứu.
Bức thư được đăng tải rộng rãi trên khắp các cơ quan truyền thông quốc tế cũng như trên các tờ báo mạng thuộc lề trái tại Việt Nam. Ông Trương Tấn Sang im lặng. Công an cũng im lặng.
Cuối cùng, gần 10 ngày sau, bố mẹ của Uyên mới biết con mình bị giam giữ tại tỉnh Long An với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”. Các bạn học của Uyên thì cho biết cô ấy chỉ tham gia tuyên truyền chống Trung Quốc mà thôi. Một người bạn bị bắt một lần (sau đó được thả) với Uyên kể, ở văn phòng công an phường Tây Thạnh, Tân Phú, khi bị công an hỏi, Uyên đáp: “Cháu ghét Trung Quốc.”
Chưa biết chính quyền Việt Nam sẽ đối xử với Nguyễn Phương Uyên như thế nào. Chỉ biết là, từ mấy tuần vừa qua, vụ bắt bớ một nữ sinh nhỏ nhắn, hiền lành như thế đã gây chấn động dư luận. Vào internet, thấy ở đâu người ta cũng bàn luận. Ở đây, nổi bật lên hai hình ảnh đối nghịch: một mặt, cô gái còn trẻ măng, đeo kính cận, mắt sáng và nụ cười hiền, không làm gì khác ngoài việc bày tỏ thái độ chán ghét Trung Quốc; mặt khác, hình ảnh công an hành xử như những tên côn đồ: chúng ập vào nhà trọ bắt em rồi chối biếng là không biết gì về vụ bắt bớ ấy cả.
Vụ bắt bớ Nguyễn Phương Uyên khiến nhiều người liên tưởng đến cô bé Malala Yousafzai, người Pakistan, bị hai tên sát thủ Taliban bắn vào đầu vào ngày 9 tháng 10.
Báo chí tường thuật: hôm ấy, trên một chiếc xe buýt, Malala và các bạn cùng nhau chuyện trò và hát hò với các thầy cô giáo. Vừa mới thi cuối học kỳ, ai cũng vui vẻ. Nhưng khi chiếc xe vừa ra khỏi thành phố Mingora thì có hai người đàn ông cầm súng chận lại. Chúng bước lên xe, hỏi: “Đứa nào là Malala Yousafzai?” Mọi người đều im lặng, nhưng một cách tự phát, một số em quay nhìn Malala. Theo hướng mắt ấy, hai tên sát thủ nhận diện ra ngay được Malala. Không nói không rằng, một tên giơ sung lên, chĩa thẳng vào em. “Đoành! Đoành”. Hai phát súng vang lên khô khốc. Một phát trúng đầu và một phát trúng cổ. Sẵn trớn, tên sát thủ bấm cò, bắn thêm hai phát nữa vào đám bạn của Malala khiến hai em bị thương. Xong, chúng xuống xe. Và tẩu thoát.
Tại sao các tên Hồi giáo quá khích lại muốn giết một nữ sinh mới 15 tuổi như vậy?
Có hai lý do chính: Thứ nhất, em đi học, và thứ hai, em khuyến khích các bạn gái ở địa phương cùng đến trường đi học như em.
Với những người bình thường, hai lý do ấy hầu như không thể tin được. Tại sao đi học và khuyến khích bạn bè đi học mà lại bị thù ghét và bị bắn một cách dã man như vậy? Nguyên nhân: Taliban chủ trương phụ nữ thì phải ở nhà. Và phải mù chữ.
Chủ trương quái đản ấy đã được nhiều người biết. Người ta biết, cho là quái đản, và rồi, quên phắt đi. Người ta lại quay cuồng với đời sống hàng ngày với vô số những lo toan của chính họ. Taliban dường như thuộc về một thế giới khác. Bây giờ, trước sự việc một cô bé ngây thơ, mới 15 tuổi đầu, bị bắn một cách tàn nhẫn như vậy, người ta sững sờ và thấm thía hơn về tính chất man rợ của những kẻ cuồng tín. Càng thương Malala bao nhiêu, người ta càng căm ghét Taliban cũng như các lực lượng Hồi giáo cuồng tín bấy nhiêu. Lần đầu tiên tại Pakistan, tất cả các đảng phái chính trị cũng như các tôn giáo đều thống nhất với nhau trong việc lên án hành động vô nhân đạo của Taliban và cùng cầu nguyện cho em Malala.
Phát biểu trước bệnh viện Birmingham ở Anh trong chuyến thăm viếng Malala đang được điều trị, ông Yousafzai, bố của Malala, tuyên bố: “Khi Malala ngã xuống, nước Pakistan đứng dậy và cả thế giới trỗi lên.”
Bởi vậy, nhiều người mới nhận định: trong cuộc khủng bố nhắm vào em Malala, kẻ bị thua cuộc trước hết chính là Taliban. Chúng hiện hình, trước mắt thế giới, như một lũ ác quỷ. Ngay những người theo Hồi giáo cũng không thể biện minh được cho chúng. Chúng trở thành những phần tử cô đơn. Hung hãn nhưng cô đơn. Trong khi đó, hào quang chung quanh em Malala lại tỏa sáng. Như một thiên thần.
Vụ bắt bớ Nguyễn Phương Uyên ở Việt Nam cũng vậy.
Lâu nay, ai cũng biết chính phủ Việt Nam độc tài và tàn bạo. Tính chất độc tài và tàn bạo ấy thể hiện, trong mấy năm gần đây, qua các vụ đàn áp biểu tình và đàn áp các nông dân chống nạn cướp đất, và qua các phiên tòa xét xử những người đòi tự do hoặc phản đối Trung Quốc, từ vụ Cù Huy Hà Vũ đến vụ Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải, Việt Khang… Nhưng dù sao, hình ảnh hiên ngang của những người ấy phần nào cũng làm mờ nhạt tính chất nạn nhân của họ. Người ta nhìn họ như những anh hùng mà có khi quên họ, trước hết, là những nạn nhân.
Nguyễn Phương Uyên thì khác. Em chỉ là một sinh viên. Em nhỏ nhắn và yếu đuối. Em hồn nhiên và còn vô tư lắm. Em chỉ có một vấn đề, như chính em thừa nhận: Em “ghét Trung Quốc”.
Trước hình ảnh nhỏ nhoi và yếu ớt ấy, hình ảnh mười tên công an ập vào nhà trọ bắt em, hình ảnh công an phường và công an quận bai bãi chối việc giam giữ em, hình ảnh cả một hệ thống tuyên truyền của nhà nước xúm vào xuyên tạc và bôi nhọ em, và cuối cùng, hình ảnh cả một guồng máy quyền lực âm mưu giày xéo lên em bỗng dưng đậm nét thêm lên.
Tính chất nạn nhân của Nguyễn Phương Uyên càng được tô đậm, tính chất độc tài và tàn bạo của chính quyền cũng theo đó bị gia tăng theo cấp số nhân.
Ít nhất dưới mắt dư luận, trong cũng như ngoài nước, với người Việt Nam cũng như người ngoại quốc, kẻ thua cuộc vẫn là nhà cầm quyền.
Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012
Nguyễn Xuân Nghĩa - Ðại gia, đại bá, hay đại điếm?
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Bài này bị kẹt giữa hai đại hội Cộng Hòa rồi Dân Chủ, lại bị trận bão Isaac, lễ Vu Lan rồi lễ Lao Ðộng. Vụ tranh cử tổng thống còn những hai tháng dập dìu nên chúng ta tha hồ luận bàn. Người viết chỉ cố tránh bệnh hay lây là “hùng hồn nói về điều không biết”!
Chi bằng nói chuyện Việt Nam.
Khổ nỗi, đấy cũng là điều khó biết, với nhiều ngõ ngách âm u!
Khó biết vì Việt Nam không có dân chủ, luật lệ thiếu nghiêm minh, thông tin bị kiểm soát. Không tin vào nguồn tin chính thức thì người ta ra chợ trời đón bắt lời đồn, rồi tung hứng khắp nơi. Chẳng có dân chủ trong một hệ thống luật lỏng lẻo, người ta có thể làm đủ trò, miễn là tránh đụng tới chính trị để khỏi mang tội khủng bố, hoặc có âm mưu lật đổ chế độ. Ðấy là môi trường kinh doanh lý tưởng cho các đại gia đã xây dựng quan hệ gắn bó với những kẻ có chức có quyền.
Nhìn từ bên ngoài thì biểu hiện của đổi mới là sự xuất hiện của thành phần tư doanh cò con ở dưới. Nhìn ở bên trong thì đấy là chủ nghĩa tư bản thân tộc theo định hướng nhà nước, là chủ nghĩa tư bản nhà nước và thân tộc: Cò con chỉ có thể là đại gia nếu lọt qua ải thân tộc và được người trên bảo kê. Nếu không thì cò con vẫn là con cò, rất dễ đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Cả trăm ngàn cơ sở đang lộn nhào như vậy.
Ngõ ngách âm u là khi xảy ra hiện tượng “quân phân bất tề” trên thượng tầng chính trị.
Vụ hai đại gia trong lãnh vực ngân hàng bị bắt giữ vì tội danh mơ hồ là biến cố nóng hổi từ môi trường quái lạ này. Thế rồi, vì khó biết sự thật về hậu trường mờ ám và vì thông tin chính thức lại còn ám muội hơn, người ta ra chợ trời, lên không gian ảo. Ðể xem thực hư ảo diệu cỡ nào. Kết quả của việc góp nhặt cát đá là một lý luận về đấu tranh phe phái.
Kỳ diệu nhất là lời đồn về trận đánh giữa phe thân Nga với phái thân Tàu. Xin được tóm lược về lời đồn này.
Thuộc phe “thân Tàu”, ông chủ tịch nước mở chiến dịch tấn công hệ thống làm ăn của ông thủ tướng, thuộc phái “thân Nga”. Hai đại gia vừa sa lưới chỉ là mặt chìm nổi ở dưới sự tính toán ác liệt đó trên thượng tầng. Những blog này blog nọ thi nhau bật tín hiệu hay nhiễu âm khiến người người đều hào hứng bàn tán.
Người viết này thành thật khai báo là chẳng hiểu gì cả, cũng không tin chuyện Nga Tàu đụng độ trong “Trận chiến Ba-Tư”, giữa cậu Ba Dũng và chú Tư Sang. Có khi sự thể lại còn trái ngược là đằng khác! Nhưng vấn đề không nằm ở đó.
Vấn đề là con người ta quý nhất cái gì? Gia đình, tài sản hoặc con cháu là những gì mà mọi người đều muốn bảo vệ. Làm sao những kẻ có chức có quyền và nhờ đó có tiền lại bảo vệ được “thành quả cách mạng” của họ tại Việt Nam khi mọi người đều biết rằng chuyện cướp giật đó không bền?
Thì gửi qua Mỹ!
Các đại gia hay phe phái thân Nga thân Tàu gì đó không tẩu tán tài sản và đưa thân nhân qua giữ của tại Moscow, St. Petersburg, Bắc Kinh hay Thượng Hải. Với tấm thẻ đỏ ở nhà, họ vồ tấm thẻ xanh để ung dung sống chung hòa bình trên đất Mỹ. Con cái hay bạc tiền gì của các đại gia hay đồng chí lãnh đạo đều đã có bãi đáp an toàn và nguy nga tại Hoa Kỳ.
Bây giờ mới trở lại chuyện Hoa Kỳ, nhìn từ bên ngoài!
Ai không mắc bệnh quên trí nhớ đều đã hiểu siêu cường trường vốn này có tầm nhìn khác thiên hạ. Năm xưa tại miền Nam, thân Mỹ hay chống Mỹ, chủ chiến hay chủ hòa, tham chính hay đảo chính gì thì đều có sự quen biết, hoặc kín đáo yểm trợ của người Mỹ với sự chí tình. Sự thể chỉ đảo điên khi có thay đổi chánh sách - là chuyện thường tình.
Nhưng sau cùng thì ngần ấy phe cũng lại hạ cánh bên này, để viết hồi ký hoặc góp ý cho nước Mỹ về nghệ thuật chống Cộng! Trong khi nước Mỹ lại mở rộng vòng tay đón mừng bạc tiền và con cháu của các đại gia cộng sản. Chuyện đã xưa mà vẫn mới: Trong số này có cả con trai của Bạc Ông Bạc Bà, cặp Bạc Hy Lai và Cốc Khai Lai đầy quyền thế của Trung Quốc.
Nhìn trên toàn cảnh của địa cầu thì bước vào canh bạc quốc tế, Hoa Kỳ có thể đặt tiền ở mọi cửa. Ðỏ đen chẵn lẻ gì thì sau cùng họ vẫn được. Và thua canh này thì họ gầy canh khác để không cường quốc hay thế lực nào có thể đe dọa quyền lợi hoặc thách thức quyền lực của Hoa Kỳ.
Hồi Giáo ư? Thì cũng có phái Sunni khác với Shia và cả hai đều có thể luân phiên thỏa hiệp hoặc hợp tác với Hoa Kỳ, trong từng giai đoạn. Liên bang Nga hay Trung Quốc ngày nay? Cả hai đều thi đua chống Mỹ, nhưng ưu tiên vẫn là hợp tác với Hoa Kỳ ở cửa sau lẫn cửa trước.
Ngẫm lại thì Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ là một ý tưởng kỳ diệu.
Hơn hẳn các quốc gia khác, xứ này tiếp nhận mọi tinh hoa tích cực hay tiêu cực của thiên hạ. Thế giới càng loạn lạc làm di dân túa chạy khắp nơi thì trước sau rồi họ cũng cố tập trung về đây vì là vùng đất của cơ hội. Nhân tài hay đại đạo gì cũng đều có thể góp sức cho nước Mỹ, đem lại giải Nobel hoặc bí quyết gian lận.
Cái lò cừ này hấp thụ tất cả, nghiên cứu, biến chế và mở ra cẩm nang giải quyết đủ loại vấn đề! Mà tất cả đều được khơi khơi công khai hóa.
Những ai muốn có cuộc sống yên lành trong tự do đều có thể thành công nhờ hệ thống giáo dục cởi mở và luật pháp nghiêm minh. Con cháu họ đều là người Mỹ và có quyền mơ ước “giấc mơ Hoa Kỳ”, trở thành giáo sư, học giả, triệu phú, thậm chí lãnh tụ chính trị.
Từng người Mỹ mà chúng ta gặp ở trong nhà hay ngoài ngõ đều là người tử tế, hằng sản mà cũng hằng tâm và sẵn sàng cứu giúp người khác. Không phải ư? Khi thiên tai xảy ra ở bất cứ nơi nào trên địa cầu thì cũng là lúc lá cờ hoa xuất hiện với phẩm vật cứu trợ, kể cả nhà thương nổi có chiến hạm hộ tống!
Nhưng nước Mỹ quân tử và lý tưởng đến độ dại khờ cũng có thể là đại gian hùng khi dính vào thiên hạ sự! Ðấy là lúc nhiều người nói đến chuyện đại điếm! Các đại gia hay bá quyền đòi làm đại bá đều ngỡ ngàng về pháp thuật đại điếm.
Lãnh đạo Mỹ luôn luôn nói thật về chuyện này, vào thời điểm nọ. Nhưng sau đó thì không ai bảo đảm! Họ chỉ bảo đảm là bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ. Và trước sau, tả hữu hay trái phải gì thì cả bộ máy tinh vi hay tinh ma của nước Mỹ đều có thể đề nghị buông giải pháp A, chọn kế hoạch B, hay Z. Và cuối cùng thì đổi trắng thay đen, mà Hoa Kỳ vẫn thắng! May thật.
Trở lại chuyện chúng ta.
Những ai còn quan tâm đến hoàn cảnh bi đát của Việt Nam đều mong muốn thay đổi. Hay cố tạo ra sự thay đổi theo ngả này cách khác. Hoặc lạc quan gây áp lực để chế độ xấu xa tồi bại phải mở ra theo đà tiến hóa của nhân loại. Hoặc bi quan nghĩ tới nhu cầu giải thể chế độ. Nếu cũng thiết tha quan tâm, người ta, chúng ta, có quyền chọn lựa. Nhưng hình như là nhiều người sẽ yên tâm hơn nếu được biết là có Hoa Kỳ ở đằng sau nỗ lực đó. Ðúng sai chưa biết, nhưng cứ yên tâm đã!
Bây giờ lại có phe nhóm anh Ba anh Tư xin nhập cuộc!
Mà hình như là phe nào cũng nhá ra cho cộng đồng quan tâm của ta thấy là họ có cái đuôi Mỹ. Ðuôi thật chứ không là hàng giả, nên xin bà con chiếu cố! Lại chuyện đấu tranh đầy chính nghĩa vì có Hoa Kỳ ở đằng sau!
Nói theo người Mỹ dễ thương: “Welcome to the club!” Xin cứ múa đi, cho chúng tôi thưởng lãm.
Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012
Thư ngỏ gửi: Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương ĐCS Việt Nam
Hà Nội, 6 tháng 8 năm 2012
Thư ngỏ
Kính gửi: Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương ĐCS Việt Nam,
Chúng tôi, những người đã tham gia ký và gửi tới lãnh đạo Nhà nước và Đảng bản kiến nghị ngày 10-07-2011 về “Bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay” (dưới đây gọi tắt là kiến nghị 7-11) và bản ý kiến về “Cải cách toàn diện để phát triển đất nước” ngày 08-09-2011 (gọi tắt là ý kiến 9-11), nay xin gửi tiếp thư này tới Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Bộ Chính trị bổ sung ý kiến trước tình hình mới.
1- Bản kiến nghị 7-11 và bản ý kiến 9-11 đều có chung nhận định: Trung Quốc đã đi được những bước quan trọng trong việc thực hiện mưu đồ chiến lược bá quyền của họ, nhằm làm cho Việt Nam suy yếu, chịu khuất phục hay lệ thuộc vào Trung Quốc. Họ dùng nhiều thủ đoạn từ tinh vi đến trắng trợn để dụ dỗ, mua chuộc, thâm nhập, lũng đoạn, uy hiếp, lấn chiếm không chỉ trên Biển Đông mà còn trên nhiều địa bàn khác, không chỉ xâm phạm lãnh thổ, lãnh hải mà còn thâm nhập và gây hại về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; đồng thời tìm cách “chia để trị” các nước ASEAN.
Đúng như dự đoán, hơn một năm qua, Trung Quốc thực hiện những bước mới xâm phạm trắng trợn chủ quyền quốc gia, lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta cũng như các quốc gia giáp Biển Đông. Họ ngang nhiên lập đơn vị hành chính có quân đồn trú ở nơi rất ít dân hòng cai quản vùng biển đảo rộng lớn không phải của mình, mời thầu thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đưa tàu thuyền đánh cá cùng với tàu bán quân sự và quân sự hoạt động trên vùng này, đồng thời bức hại ngư dân ta đang hành nghề trên vùng biển thuộc chủ quyền và đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nhiều khả năng những hành động gây hấn của Trung Quốc sẽ còn tăng mức độ quyết liệt đi đôi với việc chuẩn bị dư luận và điều kiện cho bước leo thang nguy hiểm hơn, kể cả đe dọa gây chiến.
Chúng tôi hoan nghênh và đánh giá cao Luật Biển vừa được Quốc hội thông qua, tạo căn cứ pháp lý cho nhà nước và nhân dân ta bảo vệ, quản lý, phát triển kinh tế và hợp tác quốc tế đối với vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế. Sau một thời gian bị kìm hãm, báo chí nước ta đã được cất tiếng nói phê phán thẳng thắn, mạnh mẽ và kịp thời những chủ trương và hành động sai trái của Trung Quốc đối với nước ta.
Phản đối mạnh mẽ sự chiếm đoạt bằng vũ lực của Trung Quốc đối với các đảo vốn thuộc chủ quyền Việt Nam và các quốc gia khác ven biển, chúng ta kiên trì giải quyết tranh chấp với Trung Quốc bằng phương pháp hòa bình, tuân theo luật pháp quốc tế. Chúng ta tôn trọng lợi ích chính đáng của các quốc gia khác ven Biển Đông, cùng nhau thỏa thuận giải quyết những vướng mắc về chủ quyền trên biển, đặc biệt là đối với các đảo, bãi đá cùng với lãnh hải bao quanh theo đúng Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển. Theo ý kiến đề xuất của các nhà nghiên cứu ở một số nước, lúc này là thích hợp để các quốc gia ven biển Đông thống nhất tên gọi Biển Đông Nam Á thay cho cách gọi khác nhau của từng nước theo vị trí tiếp giáp biển. Đó là những giải pháp thiết thực để củng cố sự đoàn kết, thống nhất của các nước ASEAN, trước hết là giữa các quốc gia ven biển, trong cuộc đấu tranh chống mọi hành động bành trướng của Trung Quốc muốn biến vùng biển này thành ao nhà của mình.
Chúng tôi mong Nhà nước công bố trước nhân dân ta và nhân dân thế giới thực trạng quan hệ Việt - Trung; nêu rõ những căn cứ phù hợp với luật pháp quốc tế, có sức thuyết phục về chủ quyền của Việt Nam đối với biển đảo ở vùng Biển Đông để làm sáng tỏ chính nghĩa của nước ta; khẳng định thiện chí trước sau như một của nước ta xây dựng, gìn giữ quan hệ hữu nghị, hợp tác láng giềng tốt với Trung Quốc, nhưng quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của mình. Nhân dịp này, Nhà nước ta cần chủ động giải thích trước toàn dân và dư luận thế giới bối cảnh ra đời, nội dung thực chất và giá trị pháp lý của công hàm mà Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai năm 1958 về Biển Đông, để bác bỏ dứt khoát mọi xuyên tạc từ phía Trung Quốc. Chúng ta luôn phân biệt những hành động phi đạo lý và trái luật pháp quốc tế của một bộ phận giới cầm quyền Trung Quốc, khác với quan hệ láng giềng thân thiện của đông đảo nhân dân Trung Quốc đối với nhân dân Việt Nam.
Đi đôi với việc tỏ rõ thái độ như trên, Nhà nước cần khuyến khích và tạo điều kiện phát huy năng lực của các nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước, kể cả các nhà nghiên cứu quốc tế, trong việc sưu tầm, hệ thống hóa tư liệu lịch sử và pháp lý về chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông. Các cơ quan chức năng của Nhà nước phối hợp với các nhà nghiên cứu hoàn chỉnh hồ sơ có đủ căn cứ lịch sử và cơ sở pháp lý, công bố rộng rãi để nhân dân ta, nhân dân Trung Quốc và dư luận thế giới hiểu rõ sự thật, không bị lừa mị hoặc rối trí bởi các luận điệu xuyên tạc, dối trá xuất phát từ mưu đồ bành trướng.
Thực hiện tham vọng bá quyền và chính sách thực dân mới, nhà cầm quyền Trung Quốc ỷ vào sức mạnh kinh tế và quân sự, tìm cách đánh lừa dư luận, lẩn tránh luật pháp và công lý quốc tế, đang tự phơi bày bộ mặt thật, đồng thời lại phải đối mặt với những vấn đề chính trị nóng bỏng trong nước, như các vấn đề về dân chủ, nhân quyền, chủng tộc và mâu thuẫn trong các tầng lớp lãnh đạo, nên thế cô lập về chính trị của họ trước thế giới càng sâu sắc thêm.
Việt Nam có chính nghĩa. Nhiều quốc gia trên thế giới mong đợi Việt Nam tự lực, tự cường, thoát khỏi vòng kiềm tỏa, chi phối của Trung Quốc, cùng với các nước trong khu vực và trên thế giới hợp thành sức mạnh ngăn chặn và làm thất bại mọi mưu đồ bành trướng của Trung Quốc.
Trong bối cảnh này, chúng ta cần nỗ lực tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, sáng suốt lựa chọn các đối tác chiến lược vì lợi ích của dân tộc và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
2- Đi đôi với tăng cường quốc phòng, chuẩn bị đối phó với mọi tình huống có thể xẩy ra, chúng ta cần phát huy thế mạnh cơ bản là ý chí độc lập, tự chủ được hun đúc từ lòng yêu nước của nhân dân ta và sự ủng hộ quốc tế đối với nước ta.
Chúng tôi đã đề xuất mấy giải pháp chính là tiến hành cải cách sâu sắc, toàn diện về chính trị, tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh cải cách các lĩnh vực khác, trước hết là cải cách kinh tế và giáo dục. Nội dung cải cách chính trị nhằm trước hết đổi mới căn bản thể chế lãnh đạo và quản lý của bộ máy công quyền, bảo đảm thực hiện các quyền tự do, dân chủ của dân đã được Hiến pháp quy định, nhằm phát huy ý chí và năng lực của nhân dân, tăng cường đại đoàn kết dân tộc vì sự nghiệp phát triển và bảo vệ đất nước, đẩy lùi quan liêu, tham nhũng và làm trong sạch bộ máy công quyền.
Nhân dân ta rất quan tâm tới việc sửa đổi Hiến pháp để tạo cơ sở cải cách thể chế chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền. Vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thảo luận và có kết luận về sửa đổi Hiến pháp (và về Luật đất đai); đề nghị Bộ Chính trị tuyên bố rõ là việc này không cản trở nhân dân và cán bộ, đảng viên tiếp tục góp ý kiến về vấn đề hệ trọng này trước khi Quốc hội quyết định.
Trong việc bảo đảm thực hiện các quyền hiến định về tự do, dân chủ, cần nhấn mạnh quyền tự do kinh doanh, quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền lập hội, quyền được tự do bày tỏ thái độ chính trị thông qua các cuộc biểu tình ôn hòa. Việc nhân dân ta biểu tình phản đối hành vi xâm lược, bành trướng của Trung Quốc góp phần hỗ trợ tích cực cho cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao và động viên ý chí bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc. Nhân dân đang đòi hỏi khẩn trương xây dựng luật bảo đảm thực hiện quyền biểu tình của công dân đã ghi trong Hiến pháp. Chúng tôi cho rằng chính quyền nước ta cùng với ý thức làm chủ của nhân dân ta hoàn toàn có đủ khả năng bảo đảm các cuộc biểu tình phản đối hành động xâm lược, bành trướng của Trung Quốc diễn ra ôn hòa, trật tự, đúng mục đích. Điều có thể làm ngay để biểu thị quyết tâm cải cách chính trị hợp lòng dân là chấm dứt các hành động trấn áp, quy kết tùy tiện đối với người dân biểu tình yêu nước; trả tự do cho những người bị giam giữ vì bất đồng chính kiến, chỉ công khai bày tỏ quan điểm chính trị của mình mà đã và đang bị kết án hình sự.
Bước tiến mạnh mẽ về thực hiện dân chủ, đẩy lùi quan liêu, tham nhũng là đòn xeo xoay chuyển tình hình nước ta, đồng thời tăng ảnh hưởng tích cực trong quan hệ quốc tế, tác động tới tình hình Trung Quốc, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác bình đẳng giữa Nhà nước và nhân dân hai nước, có lợi cho sự phát triển của mỗi nước và cho sự nghiệp hòa bình, hợp tác ở khu vực và trên thế giới.
Dân tộc Việt Nam đang mong đợi chủ trương và hành động thiết thực của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Bộ Chính trị để đưa đất nước vượt qua hiểm họa, phát triển mạnh mẽ và bền vững. Chúng tôi mong các nhà lãnh đạo đất nước đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, nỗ lực thực hiện trách nhiệm nặng nề trong tình thế hiểm nghèo, không phụ lòng mong đợi của nhân dân.
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI KÝ TÊN
1. Nguyễn Quang A, TS, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
2. Nguyễn Đình An, nguyên Phó Chủ tịch UBND Đà Nẵng, Đà Nẵng
3. Bùi Tiến An, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Chủ tịch Lực lượng Phụng sự Lao động (trước 1975), TP HCM
4. Vũ Thành Tự Anh, TS, Giám đốc nghiên cứu Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, TP HCM
5. Trịnh Đình Ban, nguyên Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, TP HCM
6. Hồ Tú Bảo, Giáo sư Tin học, Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản, Nhật Bản.
7. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM
8. Thiện Cẩm, Linh mục, Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ
tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM
9. Thái Văn Cầu, chuyên gia Khoa học Không gian, California, Hoa Kỳ
10. Nguyễn Huệ Chi, GS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội
11. Đào Duy Chữ, TS, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Việt Nam, TP HCM
12. Tống Văn Công, nguyên Tổng Biên tập báo Lao Động, TP HCM
13. Hồ Ngọc Cứ, Luật gia, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Dân chủ và Pháp luật của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, TP HCM
14. Nguyễn Xuân Diện, TS, Viện Hán Nôm, Hà Nội
15. Lê Đăng Doanh, TS, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nguyên thành viên IDS
16. Hoàng Dũng, PGS TS, Đại học Sư phạm, TP HCM
17. Trần Hữu Dũng, Giáo sư Kinh tế học, Đại học Wright State, Hoa Kỳ
18. Nguyễn Tiến Dũng, Giáo sư Toán học, Đại học Toulouse, Pháp
19. Giáp Văn Dương, TS, nhà nghiên cứu Vật lý, Đại học Quốc gia Singapore
20. Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố HCM, TP HCM
21. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM
22. Phan Hồng Giang, GS TS, nguyên Hiệu trưởng Trường Viết Văn, Hội Nhà Văn Việt Nam, Hà Nội
23. Nguyễn Ngọc Giao, nhà báo, nguyên giảng viên Toán, Đại học Paris VII, Pháp
24. Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM
25. Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, nguyên thành viên Viện IDS, Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội
26. Phạm Duy Hiển, GS TS, nguyên Viện trưởng Viện Nguyên tử Đà Lạt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
27. Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
28. Nguyễn Thị Từ Huy, Tiến sĩ, TP HCM
29. Phạm Khiêm Ích, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin, Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội
30. Nguyễn Vi Khải, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, Phó Viện trưởng Viện Mác-Lênin, Hà Nội
31. Nguyễn Văn Kích, nguyên Vụ trưởng, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội
32. Tương Lai, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM
33. Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nguyên Viện phó Viện IDS, Hà Nội
34. Cao Lập, cựu tù Côn Đảo, TP HCM
35. Nguyễn Xuân Lập, nguyên Phó Chủ tịch Hội Y Dược Việt Nam, nguyên Trưởng đoàn Sinh viên Phật tử Sài Gòn (trước 1975), TP HCM
36. Hồ Uy Liêm, PGS TS, Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội
37. Trần Văn Long, nguyên Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM
38. Ngô Vĩnh Long, Giáo sư Sử học, Đại học Maine, Hoa Kỳ
39. Huỳnh Tấn Mẫm, Bác sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM
40. Huỳnh Công Minh, Linh mục, Tổng Đại diện Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
41. Trần Tố Nga, nhà giáo, Huân chương Bắc đẩu Bội tinh của Pháp, TP HCM
42. Nguyên Ngọc, nhà văn, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
43. Hạ Đình Nguyên, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành động thuộc Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM
44. Phạm Đức Nguyên, PGS TS, giảng viên cao cấp, Đại học Xây dựng Hà Nội, Hà Nội
45. Trần Đức Nguyên, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
46. Hồ Ngọc Nhuận, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin Sáng, TP HCM
47. Nguyễn Hữu Châu Phan, nhà nghiên cứu Huế học, Huế
48. Ngô Văn Phương, nguyên Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 6, nguyên Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố khóa 5, TP HCM
49. Trần Việt Phương, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
50. Phạm Xuân Phương, Đại tá, cựu chiến binh, Hà Nội
51. Trần Hữu Tá, PGS TS, nguyên Chủ nhiệm khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM
52. Lê Văn Tâm, Tiến sĩ Hóa học, Tokyo, Nhật Bản
53. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM
54. Lê Mạnh Thát, Thiền sư, GS TS, TP HCM
55. Nguyễn Minh Thọ, Giáo sư Hóa học, Đại học Leuven, Bỉ
56. Trần Văn Thọ, Giáo sư Kinh tế học, Đại học Waseda, Nhật Bản
57. Cao Huy Thuần, Giáo sư danh dự (Chính trị học), Đại học Picardie, Pháp
58. Trần Quốc Thuận, Luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, TP HCM
59. Đào Công Tiến, PGSTS, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP HCM
60. Phạm Toàn, nhà giáo, Hà Nội
61. Nguyễn Thị Ngọc Toản, Đại tá, GS Bác sĩ, cựu chiến binh, Viện Quân y 108, Hà Nội
62. Nguyễn Trung, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, thành viên Viện IDS, Hà Nội
63. Tô Văn Trường, Tiến sĩ, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam, TP HCM
64. Nguyễn Văn Tuấn, Giáo sư Y khoa, Đại học New South Wales, Úc
65. Hoàng Tụy, GS TS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Viện IDS, Hà Nội
66. Võ Thị Bạch Tuyết, nguyên Giám đốc Sở Lao động, Thương binh, Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM
67. Hà Dương Tường, nguyên Giáo sư Toán học, Đại học Công nghệ Compiègne, Pháp
68. Nguyễn Viện, nhà văn, TP HCM
69. Vũ Quang Việt, chuyên gia tư vấn Thống kê Kinh tế cho Liên Hiệp Quốc, Myanmar, Philippines và Lào; nguyên chuyên viên cao cấp Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ
70. Nguyễn Trọng Vĩnh, Thiếu tướng, cựu chiến binh, Hà Nội
71. Phạm Xuân Yêm, nguy-ên Giám đốc nghiên cứu (Vật lý), Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa
Nguồn: Bauxite Việt Nam
Nguyễn Thế Hùng, Nguyển Xuân Diện, Nguyễn Hùng - Nhà máy điện nguyên tử thế hệ thứ 3+ có phải tuyệt đối an toàn như PGS TS Trần Thanh Minh đoan quyết?
Nguyễn Thế Hùng, Nguyển Xuân Diện, Nguyễn Hùng
Trong buổi hội thảo do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức vào ngày 02 tháng Bảy năm 2012, PGS TS Trần Thanh Minh – Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, đã đưa ra một số dữ kiện về nhà máy điện hạt nhân. Trong đó có hai vấn đề nổi bật được phóng viên Tô Hội của báo Bee/kiến thức.net ghi nhận trong bài viết ngày 03/08/2012:
(1)Lò phản ứng hạt nhân dự trù do Tập đoàn Rosatom của Nga xây dựng là loại lò hạt nhân nước nhẹ cải tiến, thế hệ mới nhất, đã được kiểm chứng, bảo đảm tuyệt đối an toàn.
(2) Hiệu quả kinh tế tại thời điểm lập dự án đầu tư.
1. Lò phản ứng hạt nhân có thật sự “bảo đảm tuyệt đối an toàn”?
Cho đến hôm nay cấu trúc của lò phản ứng hạt nhân đã phải tiếp tục cải tiến qua 4 thế hệ. Cần phải cải tiến để cố gắng làm cho các lò phản ứng được an toàn hơn. Lò phản ứng thế hệ #4 là loại lò phản ứng mới nhất đang trong vòng nghiên cứu, chưa thể xuất hiện trên thế giới cho đến những năm 2035-2040. Tuy vậy những nhà nghiên cứu của dự án này cũng chỉ có thể cho biết rằng sẽ “an toàn hơn, trên lý thuyết”. Nhưng căn cứ theo tuyên bố của PGS TS Trần Thanh Minh, lò phản ứng hạt nhân dự trù xây tại Ninh Thuận là loại lò hạt nhân thế hệ thứ 3+. Loại lò thế hệ #3+ này chỉ là loại cải tiến của lò hạt nhân thế hệ thứ 3, do đó chỉ có thể nói là hơi an toàn hơn lò hạt nhân thế hệ thứ #3 mà thôi, chứ không thể nào đạt mức độ an toàn tuyệt đối! Ngay cả lò hạt nhân thế hệ thứ #4 đang được các chuyên viên hạt nhân của 10 nước tiên tiến cùng nhau nghiên cứu cũng chỉ mới “an toàn hơn” vả cũng mới chỉ dựa trên lý thuyết.
Ông Peter G Shchedrovitsky, cố vấn Tổng giám đốc Tập đoàn nhà nước Điện nguyên tử Rosatom Nga, cũng chỉ dám tuyên bố lò hạt nhân của họ là an toàn nhất, chứ không “an toàn tuyệt đối” như PGS TS Trần Thanh Minh và lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam thường xuyên tuyên bố. Trên thương trường, những lời nói tốt của phía muốn bán hàng bao giờ cũng chỉ là trò quảng cáo nhằm thu hút người mua. Trường hợp của Tổ hợp Rosatom cũng chỉ là trò có thể nói là thổi phồng sản phẩm của họ, nếu không nói là lừa bịp. Lò phản ứng hạt nhân của Rosatom sản xuất theo ông Shchedrovitsy tuyên bố an toàn nhất dựa theo tiêu chuẩn thẩm định của ai, của tổ chức độc lập nào chứng nhận? Ngay cả với nhà máy điện hạt nhân mới nhất sắp được xây tại Georgia Mỹ, một quốc gia đặt rất cao về tiêu chuẩn an toàn hạt nhân, các chuyên gia và nhà sản xuất cũng không tuyên bố là lò phản ứng của họ “bảo đảm tuyệt đối an toàn”.
Riêng Tổ hợp Rosatom, một tổ hợp điện hạt nhân đã và đang bị nhiều tai tiếng về tình trạng tham nhũng rút ruột công trình trầm trọng. Tệ hại nhất là trong nhiều năm qua họ đã sản xuất nhiều lò phản ứng hạt nhân dùng vật liệu kém chất lượng, và ngay cả Phó Tổng giám đốc của Tập đoàn này – Avgeny Avstratov – hiện đang bị giam vì tội tham nhũng (BVN đã đưa tin, xin xem http://www.boxitvn.net/bai/39645). Tệ hại hơn nữa là Rosatom vừa tham nhũng rút ruột hơn 7 tỷ Rubles trong khi đang xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên của Nga.
Có thể kết luận rằng lời tuyên bố của PGS TS Trần Thanh Minh quả quyết rằng “nhà máy điện hạt nhân mà Việt Nam có kế hoạch xây cất tại Ninh Thuận sẽ tuyệt đối an toàn” là không có căn cứ, không trung thực với cương vị và chuyên môn của ông. Việc làm này đã đưa đến quyết định sai lầm của lãnh đạo đảng và nhà nước, và sẽ gây tai hại khôn lường cho hàng trăm ngàn nguời dân trong nhiều thế hệ và thiệt hại đến nền kinh tế của đất nước.
Chính Chủ tịch Nhà nước Trương Tấn Sang trong lần tham quan Ninh Thuận đã tuyên bố “nếu điện hạt nhân không tuyệt đối an toàn, không làm”. Không lẽ vì quyết tâm làm cho bằng được, không màng đến an nguy của hàng trăm ngàn thường dân và hệ quả tai hại khôn lường của thảm họa hạt nhân, mà cứ liều lĩnh đưa ra tuyên bố rất phản khoa học rằng điện hạt nhân tuyệt đối an toàn?
2. Hiệu quả kinh tế tại thời điểm lập dự án
Một dự án trước khi được trình duyệt, cần phải được nghiên cứu tổng thể, cả về hiệu quả kinh tế cho suốt cuột đời của dự án và quan trọng hơn là ảnh hưởng của dự án đến môi trường và xã hội. Qua kinh nghiệm của những tai nạn hạt nhân đã xảy ra tại Three Mile Island (Mỹ), Chernobyl (Nga), Fukushima (Nhật), lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới tại Bắc Kinh (Trung Quốc), các nhà chuyên môn càng cần phải quan tâm nhiều hơn đối với hoàn cảnh và trình độ kỹ thuật của Việt Nam trước những đòi hỏi khắt khe của kỹ nghệ hạt nhân. PGS TS Trần Thanh Minh và Tập đoàn EVN chỉ mới xét về hiệu quả kinh tế của dự án mà không đề cập đến hậu quả của nó đối với môi trường và xã hội, con người, trong khi dự án có liên hệ đến an toàn phóng xạ cho rất nhiều người dân đang sống trong khu vực nhà máy điện. Điều thiếu sót rất tệ hại là, với một dự án điện hạt nhân tốn kém cả chục tỷ USD mà PGS TS Trần Thanh Minh chỉ đề cập hiệu quả kinh tế vào thời điểm lập dự án, trong khi dự án phải cần từ 6 đến 10 năm mới hoàn tất. Kinh nghiệm xây cất nhà máy điện hạt nhân tại một số nước ở Âu Châu và cả Mỹ, chi phí xây cất nhà máy điện hạt nhân luôn bị các công ty xây cất nâng giá lên cao rất nhiều so với giá ước tính và thỏa thuận lúc đầu theo một hợp đồng mà phần thiệt thòi luôn về phía chủ đầu tư (Việt Nam trong trường hợp này).
Một yếu tố cốt lõi còn quan trọng hơn cả sự an toàn, hiệu quả kinh tế, an toàn môi trường và xã hội: đó là yếu tố con người - lực lượng chuyên gia, chuyên viên, kỹ thuật viên hạt nhân có kinh nghiệm. Việt Nam hiện nay, và một thời gian dài tính từ hôm nay, không có. Tình trạng bất cập này đã được GS Phạm Duy Hiển trình bày tường tận khi trả lời phóng viên Hoàng Hạnh của báo Phụ nữ Today, ngày 06/06/2012. Báo Tuổi trẻ, ngày 06/08/2012, đưa tin rất đen tối về tình trạng bất cập trong công tác đào tạo nhân sự như sau: “Về chương trình đào tạo nhân lực phục vụ hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân, theo UBND tỉnh Ninh Thuận, hiện nay chủ yếu là đào tạo tại Nga nhưng còn gặp bất lợi về ngôn ngữ, do đó không thu hút du học sinh. Trong khi đó, phân viện đào tạo nguồn nhân lực tại địa phương hiện vẫn chưa mở”.
Qua đây, tương tự như dự án Bauxite Tây Nguyên, dự án đường xe lửa cao tốc Bắc Nam, dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận lại bước vào vết chân sai lầm của tư duy “đi trước đón đầu, IQ” với nhiều hứa hẹn mỹ miều “tuyệt đối an toàn”, công nghệ tiên tiến nhất. Kinh khủng hơn, theo sau điện hạt nhân sẽ là thần chết phóng xạ hạt nhân chờ sẵn cho hàng trăm ngàn người dân vô tội, di hại cho nhiều thế hệ con cháu dân Việt, biến cả một vùng rộng hàng trăm cây số vuông thành một vùng đất chết muôn đời.
“Lò phản ứng hạt nhân của Rosatom là an toàn nhất, là an toàn tuyệt đối” chỉ là những lời nói đầu môi của bọn “sơn lâm mãi võ” mà chúng ta thường thấy tại các khu chợ búa. Tập đoàn Rosatom cũng chỉ tương tự nhưng được gọi với hai tiếng kiêu sang: “khuyến mãi”.
Tại sao chúng ta không dùng nguồn dầu mỏ khí đốt của chúng ta khai thác để sản xuất điện cho chính chúng ta mà bán cho các nước để rồi họ lại dùng nó sản xuất điện, tránh dùng nguyên liệu hạch tâm để bảo vệ dân chúng và đất nước họ?
Giảm khí thải CO2 chỉ là trò đánh tráo, hù doạ của các tập đoàn sản xuất máy móc điện hạt nhân và các nhóm lợi ích.
Việt Nam phải dứt khoát nói không với điện hạt nhân để bảo vệ nhân dân chúng ta, bảo vệ con cháu chúng ta, bảo vệ giang sơn gấm vóc Việt Nam khỏi thảm họa hạt nhân!
10/08/2012
N.T.H. – N.X.D. – N.H.
Các tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Phụ lục tham khảo:
http://bee.net.vn/channel/2981/201208/Loi-va-hai-khi-phat-trien-dien-hat-nhan-1843805/
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/505336/Du-an-dien-hat-nhan-Ninh-Thuan-6-kho-khan-vuong-mac.html
http://lamdong.pc2.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1747:nga-cam-kt-an-toan-ht-nhan-cho-in-ninh-thun&catid=87:tin-tc-va-s-kin&Itemid=400
http://www.thieusinhquan.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1193:in-ht-nhan-ninh-thun-tin-xui-quy-t-nc-nga&catid=6:sukiennoibat&Itemid=43
http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2012/02/nga-cam-ket-an-toan-hat-nhan-cho-dien-ninh-thuan/
http://www.boxitvn.net/bai/39645
http://baovetoquoc.blogspot.com.au/2012/07/pho-tong-giam-oc-tap-oan-ien-hat-nhan.html
http://kichbu.multiply.com/journal/item/2377
http://phunutoday.vn/xi-nhan/trai-hay-phai/201206/GS-Pham-duy-HienQuyet-lam-dien-hat-nhan-theo-du-bao-sai-2161515/
http://boxitvn.blogspot.com.au/2012/08/song-trong-ia-nguc-phong-xa-hat-nhan.html
http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/asia/china/9044537/China-denies-nuclear-accident.html
http://www.pbs.org/newshour/bb/science/jan-june12/nuclear_02-15.html
http://mobile.reuters.com/article/idUSL5E8G8FQ620120508?irpc=932
http://www.guardian.co.uk/environment/2012/may/14/hinkley-nuclear-power-station-delay
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Lợi và hại khi phát triển điện hạt nhân
03/08/2012 06:34:16
- Ngày 2/7, Bộ KH&CN đã tổ chức hội thảo về thông tin truyền thông phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam. Theo các chuyên gia, Việc phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam là phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, công nghệ. Năm 2020 khi nhà máy điện hạt nhân đi vào hoạt động, tình trạng thiếu điện sẽ được cải thiện đáng kể.
PGS.TS Trần Thanh Minh, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam cho biết, nhà máy điện hạt nhân hoạt động tương tự nhà máy nhiệt điện. Từ khâu làm sôi nước, chuyển thành hơi nước và dùng hơi nước làm quay tuốc bin. Điểm khác nhau là nhà máy nhiệt điện dùng nhiên liệu hóa thạch thì nhà máy điện hạt nhân dùng Uranium và nước được đun sôi bên trong lò phản ứng. Chỉ với một lượng nhỏ nhiên liệu vẫn thu được năng lượng lớn. Nhiên liệu cần thiết cho một nhà máy công suất 1000MW vận hành trong suốt 1 năm là 30 tấn uranium, hoặc 2.200.000 tấn than đá hoặc 1.400.000 tấn dầu.
Mô hình nhà máy điện hạt nhân tại xã Phước Dinh, Ninh Phước, Ninh Thuận Ảnh: Chinhphu.vn
Mặc dù đã được cải tiến bằng cách đơn giản và tiêu chuẩn hoá các thiết kế để giảm chi phí xây dựng và vận hành và sửa chữa, xây dựng nhà máy điện hạt nhân vẫn đòi hỏi một nguồn vốn rất lớn, khoảng 2 tỷ USD/lò phản ứng và thời gian xây dựng kéo dài với các công nghệ tiên tiến và phức tạp. Một nhà máy điện thông thường được trang bị từ 2 đến 4 lò.
Vận hành và bảo dưỡng nhà máy điện hạt nhân an toàn trong một thời gian dài từ 40 - 60 năm cũng là mối quan tâm lớn. Một sai lầm nhỏ cũng có thể dẫn đến những hậu quả và thiệt hại to lớn. Ngoài ra, tác động môi trường cũng là một yếu tố hàng đầu khi xem xét xây dựng một nhà máy điện hạt nhân. Trong dây chuyền sản xuất nhiên liệu hạt nhân, hai khâu khai thác và chế biến quặng urani có tác động xấu nhất đối với con người và môi trường. Trong quá trình khai quặng urani, hàng triệu lít nước ô nhiễm bơm từ mỏ vào sông rạch, khiến lớp trầm tích ngày càng chứa nhiều chất phóng xạ hơn. Những điều này phải được tính toán kỹ.
Hiện thế giới có 31 quốc gia và vùng lãnh thể có nhà máy điện hạt nhân với tổng số 433 lò. Lò phản ứng hạt nhân được phân loại theo nhiên liệu hạt nhân, chất làm chậm và chất tải nhiệt. Các loại lò đang được sử dụng trên thế giới là lò khí, lò nước nặng và lò nước nhẹ. Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận được lựa chọn sử dụng công nghệ lò nước nhẹ cải tiến, thế hệ lò điện đại nhất, đã được kiểm chứng, bảo đảm tuyệt đối an toàn và hiệu quả kinh tế tại thời điểm lập dự án đầu tư. Thời gian khởi công xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào năm 2014, đưa tổ máy đầu tiên vận hành vào năm 2020. Khi đó, sản lượng điện cung cấp sẽ cơ bản đáp ứng yêu cầu tại thời điểm đó.
Tô Hội
Nguồn: Bauxite Việt Nam
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)