Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2023
Liana Fix và Michael Kimmage: Liệu phương Tây có bỏ rơi Ukraine?, Foreign Affairs, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch
![]() |
Cuộc xâm lược Ukraine của Nga từ cuối tháng 2, 2022. |
Khi Nga sáp nhập Crimea và xâm chiếm miền đông Ukraine năm 2014, Kyiv có rất nhiều người ủng hộ. Pháp, Đức, Anh, và Mỹ đều tìm cách khôi phục chủ quyền của Ukraine qua các biện pháp trừng phạt đối với Nga hoặc qua con đường ngoại giao, nhưng họ từ chối can thiệp quân sự trực tiếp. Và rất lâu sau đó họ mới cung cấp viện trợ quân sự sát thương – trong trường hợp của Washington là đến tận năm 2019.
Tuy nhiên, đến cuối tháng 2/2022, khi Nga tập trung lực lượng ở biên giới Ukraine, sự miễn cưỡng đó gần như đã tan biến. Tính chất tàn bạo của cuộc xâm lược và tài lãnh đạo lôi cuốn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã dẫn đến đợt viện trợ tài chính và quân sự đầu tiên của phương Tây. Thành công đáng kinh ngạc trên chiến trường của Ukraine vào tháng 9 và tháng 10/2022 đã mở ra cơ hội cho những hỗ trợ tham vọng hơn.
Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ: Thơ phản ánh tâm hồn, trí tuệ, và nhân cách cao vời
Viên Linh: Tuệ Sỹ, Giữa Mùa Thay Đổi
Từ giữa năm
1963, tại Miền Nam Việt Nam xuất hiện những cây bút viết từ cửa chùa, đặc biệt từ 1964, họ ào ạt đưa ra ánh sáng những sáng tác thơ văn, những biên khảo triết học mang sinh lực đông phương trầm hùng vào giữa không khí Đời Sống, Tuổi Trẻ và Văn Nghệ lúc ấy đã rất chán chường với ảnh hưởng phương tây. Có thể kể Phạm Thiên Thư, Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Chơn Pháp Nguyễn Hữu Hiệu, Chơn Hạnh,… trong số đó, Tuệ Sỹ đặc biệt sâu sắc.
Thứ Ba, 19 tháng 9, 2023
Adrian Karatnycky: Vì sao nhiều người Ukraine phản bội tổ quốc?, Foreign Policy, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch
Benedict Arnold, Vidkun Quisling, Philippe Pétain: Những kẻ phản bội khét tiếng, những tay sai của kẻ thù vẫn xuất hiện xuyên suốt lịch sử. Giờ đây, hàng ngũ của họ đang được bổ sung trong bối cảnh chiến tranh Nga-Ukraine, ngay cả khi chỉ có vài cái tên được biết đến bên ngoài Ukraine.
Hoàng Đình Tạo: BRICS – Sau tấm rèm kinh tế là bức tranh vân cẩu ngoại giao và quân sự
![]() |
Bản đồ các thành viên BRICS và các quốc gia khác đang tham gia, đã đăng ký tham gia hoặc bày tỏ sự quan tâm đến việc tham gia BRICS |
Tại Johannesburg, (Nam Phi), BRICS đã nhóm họp từ ngày 22– 24/8/2023, với các nhà lãnh đạo của Nam Phi, Ba Tây, Trung Cộng, Ấn Độ, và ngoại trưởng Nga. Khách mời từ 48 quốc gia, đa số nam bán cầu; và 20 quốc gia nộp đơn xin gia nhập.
Ronan Farrow: Quy Luật Trong Bóng Tối Của Elon Musk, The New Yorker: Thiên Nhất Phương lược dịch
![]() |
Elon Musk, hình chụp 2022. |
Lời giới thiệu:
Trong mấy tuần vừa qua, cả Quốc Hội và Chính phủ Hoa Kỳ bị sôi sục vì tin tức tỷ phú Elon Musk, Chủ Tịch Công Ty Space X, đã cắt đứt mạng lưới truyền tin Starlink của Ukraine trên vùng trời Crimea, nơi quân lực Ukraine đang chiến đấu cùng quân xâm lăng Nga. Ông Musk bị Thượng Viện Hoa Kỳ gọi ra điều trần.
Bài viết “Elon Musk’s Shadow Rule” (Quy Luật Trong Bóng Tối Của Elon Musk) của Ronan Farrow (A reporter at large), The New Yorker, August 21,2023, đã mô tả rõ nội vụ.
***
Chính phủ Hoa Kỳ đã phải lệ thuộc vào một tỷ phú về kỹ thuật và đang cố gắng kìm hãm ông ta lại.
Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2023
Nguyễn Gia Kiểng : Tầm cao mới của quan hệ Việt–Mỹ thay đổi những gì?
![]() |
Tổng thống Joe Biden và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra Tuyên bố chung, nâng tầm quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện. Ảnh: Báo Điện tử Chính phủ. |
Chế độ cộng sản Việt Nam như một con tầu vừa mất la bàn vừa thiếu dầu, cần được cứu giúp và chỉ có thể mong đợi ở các nước dân chủ, trong khi nhu cầu tranh thủ Việt Nam không còn như trước nữa. Sự cứu giúp sẽ chỉ có được nếu đi đôi với những nhượng bộ thực sự quan trọng về dân chủ và nhân quyền.
Thứ Tư, 13 tháng 9, 2023
Trần Doãn Nho: Một cái gì rất Nguyễn Xuân Hoàng: Sổ tay
“Đừng để tờ Văn chết!” Mai Thảo nói với Nguyễn Xuân Hoàng như thế.
Và Văn sống lại. Một đời sống khác.
Nguyễn Xuân Hoàng (NXH) nhận Văn từ Mai Thảo vào giữa năm 1996. Một trong những yêu cầu của Mai Thảo là giữ nguyên mục Sổ Tay vốn do Mai Thảo viết từ ngày ông tái bản Văn ở hải ngoại. Lúc đầu, NXH không đồng ý, muốn đổi thành Ghi Chép, nhưng chiều ý của Mai Thảo, bốn số tiếp theo 160, 161, 162 và 163 cho các tháng Chín, Mười, Mười Một và Mười Hai, 1996 do NXH làm chủ biên vẫn có mục Sổ Tay. Nhưng rồi với sự giúp sức và đóng góp nhiệt tình từ bạn bè và văn hữu, đầu năm Đinh Sửu (1997), Văn đổi sang bộ mới, được đánh từ số 1, số Xuân Đinh Sửu: Văn của Mai Thảo trở thành Văn của Nguyễn Xuân Hoàng. Và khác với ý định ban đầu, NXH vẫn duy trì “Sổ Tay”. “Đó là lúc tôi đã tìm một cách viết sổ tay của tôi”, anh cho biết. (Văn tháng 8/2004). Và Sổ Tay NXH đã đi song hành với Văn từ lúc đó cho đến ngày tự ý đình bản.
Thứ Ba, 12 tháng 9, 2023
Katsuji Nakazawa: Tập Cận Bình bị các đảng viên lão thành ở Bắc Đới Hà khiển trách, Nikkei Asia, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch
Đang có những dấu hiệu cho thấy bất ổn trong chính trị nội bộ Trung Quốc.
Hôm thứ Hai (04/09/2023), có thông báo rằng Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh sắp tới của Nhóm 20 nền kinh tế lớn ở Ấn Độ. Thủ tướng Lý Cường sẽ thay ông dự sự kiện.
Trùng Dương: Cuộc bầu cử ngày 3 tháng 9, 1967 tại Miền Nam
Bích chương tranh cử của các ứng cử viên gồm 11 liên danh ứng cử tổng thống và phó tổng thống, và của các ứng cử viên thượng nghị viện tổ chức cùng ngày 3 tháng 9, 1967 dán bên hông chợ Bến Thành, Sài Gòn. Phải, băng rôn nhắc nhở dân chúng ngày đi bầu tại một vùng nông thôn. (Ảnh: flickr.com)
Nói đến quyền căn bản trong một chế độ dân chù, tức quyền đầu phiếu, hay quyền có tiếng nói, không thể không nhớ tới việc đã có lần người dân Việt có dịp cầm lá phiếu đó trên tay để chọn người mình cho là đáng tín cậy, mặc dù thực tế vẫn có những bất toàn của một nền dân chủ đầu tiên trong lịch sử tuy còn phôi thai.
Thứ Hai, 11 tháng 9, 2023
Nguyễn Quốc Khải: Quan hệ Việt-Mỹ nhân chuyến viếng thăm Hà Nội của Tổng Thống Biden
![]() |
Lễ đón chính thức Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Phủ Chủ tịch theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Lễ đón. Ảnh: Báo Điện tử Chính phủ. |
"Không có kẻ thù hay đồng minh vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn."
Như Hồ & Phạm Thanh Nghiên: Hà Nội đưa tay đón Mỹ, nhưng vẫn lén lút đâm sau lưng
![]() |
Hai phái đoàn tại buổi hội đàm ở Văn phòng Trụ sở Trung ương Đảng chiều 10/9. Ảnh: Báo Điện tử Chính phủ. |
Một bài viết trên tờ New York Times của nhà báo Hannah Beech dẫn từ nguồn tài liệu riêng, cho thấy rõ cách xử sự hai mặt của Hà Nội qua việc khẩn khoản mời Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam để mở rộng quan hệ. Và mặc dù trong tình thế chiến lược hôm nay, hai đời tổng thống của Hiệp Chủng Quốc đã ra mặt chiều chuộng Đảng Cộng sản Việt Nam, ngó lơ các vấn đề nhân quyền và bách hại tôn giáo, Hà Nội vẫn chuẩn bị các kế hoạch đâm sau lưng Hoa Kỳ.
Nhật Hiên: Mỹ-Việt nâng cấp quan hệ, rồi sao nữa?
![]() |
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại cuộc họp báo chung - Ảnh: TTXVN |
Hoa Kỳ-Việt Nam trở thành Đối tác Chiến lược Toàn diện, có lẽ phần lớn người Việt, dù trong hay ngoài nước, đều vui mừng. Rõ ràng, nỗi sợ to lớn về mối nguy bị mất lãnh thổ lãnh hải, mất chủ quyền từ phía “anh bạn vàng xấu tính” phương Bắc, sợ bị cô lập, tụt hậu trên thế giới khiến đa số người Việt đều mong đảng Cộng sản nhìn ra phải trái, và không chọn lầm bạn mà chơi, chọn lầm phe Ác thêm một lần nữa.
Thứ Bảy, 9 tháng 9, 2023
Từ Thức: Những nhân chứng sống sót của một thời thảm khốc
’Vào năm giảm tô, ông nội bị bắt giam. Ông bị treo lên, đầu dọng xuống đất. Sao lại dọng đầu ông xuống đất, sau này tôi hỏi mẹ. Mẹ bảo, để cho ông có nuốt vàng vào trong bụng thì nhả ra. Họ dọng đầu ông như thế từ sáng đế trưa, từ trưa đến tối. Cho đến lúc không tra khảo gì nữa thì tống vào tù".
Đó là một
cảnh đấu tố
trong cuốn ‘’GIA ĐÌNH’’ của Phan
Thuý Hà (Nhà xuất bản Phụ Nữ Việt Nam) ra mắt năm 2020. Tác giả đi gặp, ghi lại lời kể của những nhân chứng
còn sống sót thời Cải Cách Ruộng Đất kinh hoàng, đẫm máu ở miền Bắc,
từ 1953 tới 1956.
‘’ĐOẠN ĐỜI NIÊN
THIẾU’’, là cuốn thứ hai, cùng một đề tài, vừa được Hội Nhà Văn
xuất bản ở Hà Nội (2023).
Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2023
Liễu Trương: Tượng đài Nữ thần Kim Quy của Vũ Khắc Khoan
Vũ Khắc Khoan (1917-1986) là một nhà văn nổi tiếng ở miền Nam, thời 54-75. Ông sớm bỏ ngành Kỹ sư canh nông để theo đuổi đam mê của mình là môn kịch nghệ. Thời còn ở Hà Nội, ngoài việc dạy môn Sử ở các trường Nguyễn Trãi và Chu Văn An, Vũ Khắc Khoan đã sáng tác ba kịch bản : Thằng Cuội ngồi gốc cây đa (1948), Hậu trường (1949) và Giao Thừa (1949). Thằng Cuội ngồi gốc cây đa và Giao Thừa đã được trình diễn ở Nhà Hát Lớn Hà Nội, năm 1951 và năm 1952.
Di cư vào Nam năm 1954, Vũ Khắc Khoan hoạt động trong nhiều lĩnh vực : báo chí, giáo dục, văn học, kịch nghệ. Trước hết ông cộng tác với nhật báo Tự Do. Rồi cùng với Nghiêm Xuân Hồng, Mặc Đỗ, ông thành lập nhóm Quan Điểm, nhóm trí thức tiểu tư sản, phụ trách tờ tuần báo Quan Điểm và nhà xuất bản mang cùng tên. Vũ Khắc Khoan cũng chủ trương nguyệt san văn học Vấn Đề với Mai Thảo. Nỗi đam mê kịch nghệ khởi đầu từ thời còn sống ở Hà Nội, nay được Vũ Khắc Khoan triển khai mạnh mẽ, với những kịch bản : Thành Cát Tư Hãn (1961), Ngộ Nhận (1969), Những người không chịu chết (1972), Ga Xép và Lộng Ngôn, và những công trình khảo cứu như : Tìm hiểu sân khấu chèo (1974), Vở chèo Quan Âm Thị Kính (1974). Vũ Khắc Khoan giữ chức Giám đốc Kịch nghệ ở Trường Quốc Gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn.