Thứ Ba, 6 tháng 6, 2023
Nguyễn Quang Dy: Khủng hoảng mới tại Biển Đông?
Ngay sau khi kết thúc Đại hội Đảng 20 của Trung Quốc, TBT Nguyễn Phú Trọng đã sang thăm Bắc Kinh (1/11/2022). Tuyên bố Chung hai nước khẳng định sẽ “xử lý thỏa đáng các vấn đề trên biển… kiểm soát tốt các bất đồng trên biển…không hành động làm phức tạp thêm tình hình và mở rộng tranh chấp”. Nhiều người hy vọng ngoại giao cây tre mềm dẻo của Hà Nội sẽ làm cho quan hệ Việt-Trung ổn định, để có thể nâng cấp quan hệ với Mỹ.
Nhưng Trung Quốc không từ bỏ tham vọng ở Biển Đông. Từ ngày 7/5, họ đã cho tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 với nhiều tàu hộ tống tiến sâu vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam gần bãi Tư Chính, gây ra khủng hoảng mới tại Biển Đông. Trung Quốc muốn lợi dụng khoảng trống quyền lực để triển khai “âm mưu mới”, bất chấp Công Ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS 1982) và phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA 2016).
Katsuji Nakazawa: Tại sao Tập Cận Bình bỗng lo lắng về an ninh lương thực của Trung Quốc?, Nikkei Asia, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch
“Thối lâm hoàn canh” (Trả lại đất rừng để canh tác) là một khẩu hiệu thịnh hành trên mạng internet Trung Quốc dạo gần đây. Các video clip về công viên và rừng bị biến thành đất nông nghiệp đang lan truyền một cách chóng mặt.
Đối với những người biết đến quá khứ gần đây của Trung Quốc, đó là một thực tế bị đảo ngược. Chính sách cơ bản của chính phủ trong hai thập niên qua là hoàn toàn ngược lại: “Thối canh hoàn lâm” (Biến đất canh tác thành rừng).
Vào thập niên 1990, học giả người Mỹ Lester Brown đã đăng một bài trên tạp chí World Watch với tiêu đề Who Will Feed China? (Ai sẽ nuôi Trung Quốc?) bày tỏ quan ngại về tình trạng thiếu lương thực ở nước này.
Bùi Văn Phú: Đi nghe nhạc Trần Hải Sâm ở San Jose
Nhạc sĩ Trần Hải Sâm trong chiều nhạc “Tôi vẽ đời em” (Ảnh: Bùi Văn Phú) |
Chiều Chủ Nhật 21/5 vừa qua chương trình nhạc “Tôi vẽ đời em: dòng nhạc Trần Hải Sâm” đã diễn ra trên sân khấu Elizabeth A. Hangs tại Santa Clara Convention Center với sự tham dự của gần 700 khán giả yêu thích văn nghệ vùng San Jose, trung tâm sinh hoạt văn hoá của người Việt ở miền bắc California
Chương trình hết vé trước đó cả tuần nên một số khách chọn cách mua vé tại chỗ trước giờ khai mạc đã phải thất vọng ra về vì không còn vé. Nhiều người đến nghe là vì sự quí mến dành cho một nhạc sĩ vùng Thung lũng Hoa vàng, có người vì tò mò muốn biết về một dòng nhạc mới.
Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2023
Phil Robertson: Không được phép đùa ở Việt Nam, Human Rights Watch
![]() |
Vợ, hai em trai, và các bạn của Bùi Tuấn Lâm tụ hợp ở Đà Nẵng, Việt Nam, để đòi tự do cho ông, tháng Năm năm 2023. © 2023 Lê Thanh Lâm |
Bùi Tuấn Lâm trở nên nổi tiếng vào tháng Mười một năm 2021 khi làm một đoạn video chế ghi hình bản thân bắt chước đầu bếp nổi tiếng có nghệ danh là Thánh Rắc Muối, người mấy ngày trước đã nổi như cồn ở Việt Nam sau khi rắc muối lên miếng bít tết dát vàng giá 2000 đô la và bón tận miệng cho bộ trưởng công an Việt Nam, Tô Lâm. Trong đoạn video của mình, Bùi Tuấn Lâm thay miếng bít tết dát vàng bằng tô mì thường nhật với vài lát thịt và hành. Đoạn video này cũng được lan truyền rộng rãi, mang lại cho Bùi Tuấn Lâm cái tên lóng “Thánh Rắc Hành” và tai tiếng cho ông bộ trưởng.
Liễu Trương: Người đọc tác phẩm
Vào những năm 1970, các nhà nghiên cứu văn học ở Tây phương bắt đầu quan tâm đến vấn đề đọc. Trước thời điểm đó, người ta tìm hiểu tác phẩm văn chương bằng cách nối kết tác phẩm với một thời kỳ, một cuộc đời, một vô thức hay một lối viết. Rồi bỗng nhiên tác phẩm văn chương được xem xét trong quan hệ với người sau cùng đã cho tác phẩm một sự tồn tại, đó là người đọc. Các nhà lý luận văn học nhận thấy hai câu hỏi hệ trọng được đặt ra từ trước : Văn chương là gì? Nghiên cứu văn bản như thế nào? Tựu trung là tự hỏi tại sao người ta đọc một cuốn sách. Phải chăng phương tiện tốt nhất để hiểu cái « sức mạnh » và tính trường cửu của một số tác phẩm là tự hỏi về những gì người đọc tìm thấy trong những tác phẩm đó?
Người ta bắt đầu quan tâm nhiều đến việc đọc khi những tiếp cận về thuyết cấu trúc bắt đầu có những giới hạn. Người ta nhận thấy không ích lợi gì khi muốn quy văn bản vào một loạt hình thức. Thi pháp học đã đi vào ngõ cụt : khi một công trình nghiên cứu bị giới hạn vào những cấu trúc thì đi đến những cái mẫu quá khái quát hoặc quá phiến diện. Quả thật, một mặt, những phương pháp mà các nhà thi pháp học đưa ra như những phương pháp tạo nên văn chương lại ở ngoài văn chương : Roland Barthes áp dụng phương pháp cấu trúc cho những cuốn phim James Bond. Mặt khác, thi pháp học là khoa học của cái khái quát, đã thất bại khi trình bày tính độc đáo của mỗi văn bản : nếu việc dùng đến phương pháp đa âm (nhiều phương diện) là một trong những ưu điểm của việc nghiên cứu tác phẩm của Dostoïevski, thì phải nhìn nhận rằng phương pháp đó không thành công với những tác giả tầm thường hơn Dostoïevski. Giá trị của một tác phẩm văn chương không thể bị quy vào việc dùng kỹ thuật này hay kỹ thuật nọ.
Thứ Ba, 30 tháng 5, 2023
Ngô Nhân Dụng: Đề phòng rủi ro kinh tế vì Trung Quốc
Hội nghị của bảy quốc gia kinh tế hàng đầu mới công bố một chính sách chung. Khối G-7 họp ở Hiroshima hồi đầu tháng Năm, đồng ý phải giảm bớt mối rủi ro khi tùy thuộc vào hệ thống cung cấp từ Trung Quốc, mặc dù không cắt đứt các quan hệ thương mại. Dùng tiếng Anh, người ta nói sẽ “de-risking,” không “decoupling.”
Hoàng Lan: Tàu Hướng Dương Hồng 10 của Trung Quốc vi phạm vùng biển Việt Nam: Ý đồ và Hậu quả quốc tế
Trả lời câu hỏi của phóng viên chiều ngày 25/5/2023, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết, tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (XYH-10) của Trung Quốc cùng một số tàu hải cảnh, tàu cá bảo vệ đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được xác lập phù hợp với các quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982.[1]
Trương Nhân Tuấn: Nhìn lại chiến lược của Trung Quốc trên biển Đông
Các cuộc thủy chiến cận đại của Trung Quốc đối đầu với một quốc gia khác, ta có thể kể tới là trận hải chiến trên sông Mân và phong tỏa Đài Loan với hải quân Pháp năm 1885 và trận Áp lục năm 1895 với Nhật. Cả hai trận hải quân Trung Quốc, lúc đó là nhà Thanh, đều thua tơi tả. Toàn bộ lực lượng hải quân của Trung Quốc bị tiêu diệt. Ta cũng không thể không nhắc đến các cuộc xâm lăng Việt Nam của các triều đại người Hán. Trong tất cả các cuộc thủy chiến với Việt Nam, hải quân người Hán đều thua Việt Nam.
Suốt chiều dài lịch sử của Trung Quốc, cho tới năm 1945 Trung Quốc chưa hề có tham vọng về biển, như kiểm soát các hải lộ quốc tế cũng như tham vọng chinh phục hay thống trị không gian biển. Hầu hết các hoạt động của Trung Quốc về biển chỉ tựu trung ở các ngư dân đánh cá ven bờ. Ngoài ra những sinh hoạt về biển khác của Trung Quốc đều thuộc về hải tặc.
Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2023
Abishur Prakash: ‘Dự trữ Chip Chiến lược’ có thể giảm thiểu rủi ro từ chiến tranh Đài Loan, Nikkei Asia, biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (Strategic Petroleum Reserve, SPR) ban đầu được dự định sẽ chứa tới 1 tỷ thùng dầu. Trớ trêu thay, lượng dầu đầu tiên được đưa vào SPR vào năm 1977 lại đến từ Ả Rập Saudi, quốc gia đã đưa ra lệnh cấm vận dầu mỏ.
50 năm sau, người ta bắt đầu lo lắng về một sản phẩm khác mà phương Tây nhập khẩu. Đài Loan, nguồn cung cấp phần lớn vi mạch của thế giới và hơn 90% các loại chip tiên tiến nhất, đang phải đối mặt với mối đe dọa xâm lược hoặc phong tỏa ngày càng tăng từ Trung Quốc.
Thứ Ba, 23 tháng 5, 2023
Trương Nhân Tuấn: Thượng đỉnh G7 và Việt Nam
Bản Thông cáo chung 20-5 cho biết các quốc gia G7 “đoàn kết hơn bao giờ hết, với quyết tâm đối phó trước những thách thức toàn cầu” đồng thời “vạch ra một lộ trình cho tương lai tốt đẹp hơn”. Việc làm của G7 “bắt rễ từ sự tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc (LHQ) và quan hệ đối tác quốc tế”.
Về những biện pháp cụ thể mà G7 đã và đang thực hiện, qua bản Thông cáo, trọng tâm của “các thách thức toàn cầu” là "chiến tranh Ukraine".
G7 lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Nga:
Trương Huy San: “Năng lượng tái tạo” và tái tạo năng lượng cho đất nước
Hệ thống điện trên mái nhà này “đã được thẩm tra kết cấu và thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy” và “Số điện sản xuất được, doanh nghiệp đang sử dụng sản xuất gạch và phần dư bán cho Công ty Điện lực Lâm Đồng”; Nhưng, “Chưa được cấp phép xây dựng và điểu chỉnh bổ sung mục tiêu hệ thống điện trên mái cho ngành nghề đầu tư”.
Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2023
Nguyễn Viện: Tô Thùy Yên giữa nhân quần thoi thóp
![]() |
Nhà văn Nguyễn Viện. Photo: Nhạc sĩ Tuấn Khanh. |
Nói về thơ Việt Nam hiện đại, theo tôi có ba người đáng kể nhất tính từ sau 1945, đó là Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền và Tô Thùy Yên. Họ là những thi sĩ đã đặt dấu chấm hết cho thơ văn tiền chiến. Và mở ra một chân trời khác cho thi ca Việt Nam.
Cũng theo tôi, Việt Nam chỉ có hai thiên tài thi ca là Nguyễn Du và Bùi Giáng. Điều thú vị là họ rất trái ngược nhau. Tiêu biểu cho tính cách thời đại mà họ sống. Một Nguyễn Du trau chuốt trang trọng với số phận con người và một Bùi Giáng buông thả bông phèng giữa thời thế gùn ghè gây cấn của ý thức hệ phân tranh. Cả hai đều phong lưu chữ nghĩa và dồi dào nội lực sáng tạo.
Từ Thức: Tô Thùy Yên. Kinh Khổ
![]() |
Nhà văn, nhà báo Từ Thức |
Tô Thuỳ Yên ra đi ngày 21 tháng 5/2019.
Những lúc lạc lõng, không biết mình đang ở đâu, đi đâu, nhiều người quay về với thơ phú, với thi sĩ. Nhất là một thi sĩ, ngoài cái ngổn ngang tâm sự riêng, còn chia cái đau chung của đồng bào. Một thi sĩ chứng nhân của một cơn ác mộng, một thời đại khủng khiếp, một thi sĩ mang cái đau của mình để nói lên cái đau chung của cả một dân tộc. Dùng ngôn ngữ rất riêng tư, cái nhìn rất riêng tư, để nói thay những người đau, nhưng không biết diễn tả cái đau của mình.
Có người nói sách để đọc một vài lần, thơ để đọc cả đời, càng đọc càng thấm, mỗi lần đọc tìm thấy một cảm giác lạ, một xúc động mới. Nhất là khi thơ đã đạt, như thơ Tô Thuỳ Yên (TTY).
Thứ Ba, 16 tháng 5, 2023
Ngô Nhân Dụng: Putin nên nghe ‘Ông Đầu Bếp’
Yevgeny Prigozhin: Từ đầu bếp cho Putin trở thành người thành lập WagnerYevgeny Prigozhin: From Putin's chef to Wagner founder https://t.co/EJleMpa20U
— BBC News (World) (@BBCWorld) March 20, 2023
Đạo quân Wagner không chiếm được Bakhmut vào ngày 9 tháng 5 để mừng Lễ Chiến Thắng ở Matskva, như Vladimir Putin mong đợi. Yevgeny Prigozhin đổ tội vì quân Nga đã bỏ chạy: Lữ đoàn 72 bỏ trốn, để cho quân Ukraine chiếm trọn “một giải đất dài 2km rộng 500 mét, khiến 500 lính của tôi bị chết,” chủ nhân công ty lính đánh thuê Wagner giải thích.
Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2023
Timothy Garton Ash: Ukraine ảnh hưởng đến tương lai của chúng ta (Ukraine in our Future, The New York Review of Books, Thiên Nhất Phương lược dịch)
Timothy Garton Ash là Giáo sư Châu Âu học tại Đại học Oxford, và là Nghiên cứu viên cao cấp của Viện Hoover tại Stanford. Ông là tác giả khoảng mười cuốn sách viết về chính trị hoặc 'lịch sử hiện tại'. Ông có một chuyên mục về các vấn đề quốc tế trên tờ Guardian, và thường xuyên viết bài cộng tác cho New York Review of Books, cùng nhiều tạp chí khác.
***
Tetiana, một nhà hoạt động trẻ mà tôi được gặp hồi tháng Chạp năm qua tại Lviv, chỉ làm nghề xâm mình bán thời gian. Cô ta nói với tôi khách hàng thường đòi xâm mình với cây cờ của Ukraine hoặc là đinh ba chĩa biểu tượng của quốc gia. Nhưng từ khi có cuộc xâm lăng toàn diện của Nga một năm trước đây, thì món phổ thông nhất mà quần chúng yêu cầu xâm lên lại là chữ volya, có nghĩa là “ý chí” và “tự do”. Nó nắm bắt được điều cốt yếu những gì tôi đã thấy tại Ukraine – và những gì dân Ukraine muốn nhắc nhở cho thế giới được rõ.
Bùi Văn Phú: Hình ảnh cờ vàng của VNCH 48 năm sau ngày chấm dứt chiến tranh
Nhưng với nước Mỹ, rộng ra là cả các nước đã đưa quân qua tham chiến tại Việt Nam như Úc, Tân Tây Lan hay Nam Hàn thì cuộc chiến đó chấm dứt vào năm 1973, khi nước ngoài rút hết quân và Hiệp định Ba Lê chấm dứt chiến tranh, tái lập hoà bình được Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Việt Nam Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam ký tại Paris ngày 27/1/1973.
Với dấu mốc ngày ký Hiệp định Ba Lê 1973, đánh dấu 50 năm chấm dứt Chiến tranh Việt Nam ở Úc và Mỹ đã có những sự kiện để ghi nhớ thời điểm này.
Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2023
Hoàng Đình Tạo: Ma trận Đại dương
B. MA TRẬN THÁI BÌNH DƯƠNG
Lời Tác Giả
Cách đây hai tuần tôi có viết Ma Trận Đại Tây Dương trong đó bàn về Minh Ước Bắc Đại Tây Dương, EU và Nga sau khi khối Cộng sản Đông Âu cùng khối Warsaw sụp đổ, mở đầu một trang sử mới cho thế giới hiện nay. Khung cảnh địa chính trị thay đổi như vũ bão từ cuối thế kỷ 20 đến đẩu thế kỷ 21 phía bên Đại Tây Dương mà Nga đã giăng ra ma trận.
Nhưng vì Putin quá tham vọng; thay vì sống chung hoà bình cùng phát triển như thời gian trăng mật ban đầu mà hai đã có những Hiệp ước hợp tác, Putin đã phá rối, khiêu khích, tấn công EU mà cao điểm là sát nhập Crimea 2014 và xâm lăng Ukraine năm 2022. Putin dự tính “hành quân đặc biệt” vài ngày...nhưng rồi hơn một năm vẫn chưa sáp nhập được Ukraine vào Nga. Đã vậy ngày càng sa lầy. Hao quân tổn tướng. Lộ rõ quá nhiều khuyết điểm về võ khí và dụng binh. Khối NATO và EU ngày càng thâu nhận thêm nhiều thành viên mới. Và đòan kết hỗ trợ Ukraine mọi mặt; nhân, tài, vật, lực và nhân đạo. Thất bại của Putin chỉ là vấn đề thời gian.
Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2023
Nguyễn Gia Kiểng: Bao giờ chúng ta có dân chủ?
Nhân kỷ niệm ngày 30/04/1975.
Một thế hệ mới đã trưởng thành. Có văn hóa hơn, có thông tin hơn hẳn các thế hệ cha anh, ít bị ảnh hưởng của văn hóa nho sĩ trước đây và đang phẫn nộ vì bị gạt ra ngoài lề xã hội ngay trên đất nước mình. Họ không có chọn lựa nào khác hơn là tham gia cuộc vận động dân chủ, nhưng họ đã hiểu phải tranh đấu như thế nào và sẽ chỉ ủng hộ những cố gắng nghiêm túc. Một giai đoạn mới rất thuận lợi của cuộc vận động dân chủ đã bắt đầu.
Một lần nữa chúng ta lại kỷ niệm ngày lịch sử 30/04/1975. Đã gần một nửa thế kỷ rồi, một câu hỏi lại được đặt ra: bao giờ chúng ta mới có dân chủ?
Câu hỏi này được đặt ra cùng với những câu hỏi tương tự mỗi dịp kỷ niệm ngày 30 tháng 4: tại sao phe cộng sản đã thắng, tại sao chúng ta lại là một trong những nước cuối cùng vẫn chưa có dân chủ, có phải vì chúng ta là một dân tộc thấp kém quá không, tại sao vẫn chưa có được một tổ chức dân chủ mạnh v.v. Và gần đây: tại sao phong trào dân chủ lại yếu đi như vậy?
Vũ Tường và Sean Fear: Việt Nam Cộng Hoà, 1955-1975: Kinh Nghiệm Kiến Quốc
(Trích từ “Lời Mở Đầu” của sách cùng tên do Văn Học xuất bản năm 2022)
Chiến tranh Việt Nam mặc dù khởi đầu nhỏ bé nhưng nhanh chóng biến thành cuộc chiến tranh quy ước có tính quyết định của thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Những năm cuối của cuộc chiến hai phe đã đưa vào sử dụng xe tăng, pháo binh, máy bay trực thăng, hệ tên lửa phòng không có lẽ tối tân nhất thế giới, và phi cơ oanh tạc suốt ngày đêm với quy mô chưa từng có. Mặc dù khốc liệt như vậy, bản chất cuộc chiến là chính trị hơn là quân sự. Mâu thuẫn cơ bản của cuộc xung đột là hai quan điểm đối nghịch nhau của phe cộng sản và phe cộng hoà về xây dựng một quốc gia ở miền Nam. Mỗi phe được đồng minh quốc tế của mình ủng hộ với mức độ khác nhau.
Phần lớn những nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam đều mắc phải khuyết điểm “dĩ Mỹ vi trung,” nghĩa là lấy Mỹ làm trọng tâm, chỉ tập trung vào quyết sách và kinh nghiệm của phía Mỹ không cần biết các bên khác. Cũng có khá nhiều nghiên cứu về cuộc chiến nhìn từ phía cộng sản Hà nội. Chỉ mới gần đây mới có một số học giả lưu ý đến quan điểm và vai trò của phía Việt Nam Cộng Hoà (VNCH), có điều là họ vẫn bị giới hạn trong một giai đoạn nhất định hay các chính sách cụ thể. Các nhà lãnh đạo VNCH đóng vai trò gì và thái độ như thế nào? Họ đồng ý hay bất đồng với người Mỹ ra sao? Vai trò của xã hội dân sự và dân chúng ở miền Nam Việt Nam thế nào? Câu trả lời cho những câu hỏi này phần lớn vẫn còn để ngỏ.
Song Chi: Việt Nam – Nhìn lại sau 48 năm và hướng tới tương lai
Một đảng cầm quyền thất bại. Một chính phủ thất bại. Một quốc gia thất bại.
Cho đến nay các thế hệ lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam đã thực hiện thành công hai mục tiêu duy nhất và quan trọng nhất đối với đảng: Một, giành được độc quyền lãnh đạo trên toàn cõi Việt Nam bằng mọi giá. Hai, giữ được quyền lực đó bằng mọi giá.Cho đến nay đảng cộng sản Việt Nam vẫn là một trong vài đảng cộng sản còn lại trên thế giới được nắm trọn quyền. Không những thế, đảng cộng sản đã biến đất nước, nhân dân Việt Nam thành tài sản riêng, quyền sở hữu riêng của đảng, Với giang sơn lãnh thổ này đảng cộng sản muốn khai thác vơ vét tài nguyên đến cạn kiệt ra sao, muốn cắt nhường lãnh thổ lãnh hải hay đem cho thuê dài hạn, tùy ý. Với 100 triệu người dân, đảng tha hồ vắt kiệt mồ hôi sức lao động của dân qua đủ loại thuế phí cắt cổ, đưa dân đi “lao động xuất khẩu” để thu gom ngoại tệ, đảng muốn bắt ai, thả ai, kết án ai với đủ thứ tội danh mù mờ, đày ải ai…như thế nào, tùy ý. 5,3 triệu đảng viên hầu hết là có đời sống sung túc, của chìm của nổi hơn rất nhiều thành phần khác trong xã hội. Chức càng cao thì càng giàu, có nhà cửa bất động sản, tài khoản ngân hàng ở nước ngoài, con cái toàn đi học ở những trường ngon nhất tại các quốc gia phương Tây giàu có, văn minh nhất. Đúng với câu hát “bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình” (lời bài hát Quốc tế ca, tiếng Pháp: L'Internationale). Đúng với ý nghĩa đảng cộng sản đi làm cách mạng không phải để cứu nước, giải phóng nhân dân mà để “giải phóng” chính họ.