Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhận Ðịnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhận Ðịnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016
Tuấn Khanh - 30/4, nói về một cuộc chiến thống nhất khác
Sau khi cá và biển chết, những con người Việt Nam đầu tiên chịu nạn bởi ánh hào quang phát triển XHCN đang bắt đầu quằn quại trên đất liền. Miền Trung giàu có biển khơi sẽ còn nhiều năm nữa nằm trong sự sợ hãi của khách du lịch toàn cầu, bởi sự chọn lựa dứt khoát giữa thép và cá tôm từ chính quyền.
41 năm sau
ngày chấm dứt cuộc chiến tranh có tên gọi thống nhất Bắc Nam, vào 30/4 năm nay,
nhân dân Việt Nam lại có dịp nhìn thấy một cuộc chiến “thống nhất” khác đang phủ
bóng lên quê hương mình: Cuộc chiến âm thầm từ lâu mang bóng dáng của người bạn
Trung Quốc.
Chưa bao giờ
trên trên toàn Việt Nam, nỗi sợ hãi có tên gọi Trung Quốc đang hình thành rõ
như vậy, bao gồm thực phẩm, hàng hoá, văn hoá mới, môi trường, chính trị… Khắp
nơi, một cuộc chiến không tiếng súng đang diễn ra nhưng thất bại luôn thuộc về
con người Việt Nam.
Mỗi lúc càng
không thể chối cãi: nạn ung thư về thực phẩm tăng nhanh trong toàn dân, nền
kinh tế lệ thuộc leo thang một cách ngu ngốc vào Bắc Kinh, biển và đất liền bị
công khai cưỡng đoạt dần dần, người Trung Quốc di cư ồ ạt và thiếu minh bạch
vào Việt Nam, biến nhiều điểm quan yếu của tổ quốc thành tô giới riêng của người
Trung Quốc.
Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016
Ngô Nhân Dụng - Lú đến thế là cùng
Nhật báo Người Việt đặt cái tựa rất đầy đủ: “Nguyễn Phú Trọng lại chọc cho dân chửi.” Thực không có cách nào nói rõ hơn. Ông Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam lại “chọc” cả nước và cả nước lại phải phản ứng bằng cách “văng tục,” hay “chửi thề.” Không có cách nào khác!
Nhưng mọi người
đều biết rằng cái mặt ông Nguyễn Phú Trọng vẫn cứ “nhơn nhơn” ra khi ông tuyên
bố, “Không để lọt các phần tử 'thế này thế khác' vào Quốc Hội.”
“Thế Này Thế Khác” nghĩa “Là Thế Nào?” “Nà Thế Lào?” Ông Nguyễn Phú Trọng đã đậu
bằng tiến sĩ khi theo học ngành “Xây Dựng Đảng.” Không phải các ngành khoa học,
kỹ thuật, nhân văn, hoặc chính trị học hay kinh tế học. Trong những ngành đó mỗi
thuật ngữ đều được định nghĩa rõ ràng, có tự điển chuyên môn giải thích. Chắc
những chữ “Thế Này Thế Khác” là những thuật ngữ thuộc môn Xây Dựng Đảng, được dậy
trong trường Đảng, người ngoài nghe không quen. Chỉ có thể đoán được rằng chúng
có nghĩa xấu vì chúng không nằm trong khuôn khổ, chúng nằm ngoài quy hoạch của đảng
cộng sản, cho nên không thể chấp nhận được.
Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Gặp Một Nhà Thơ Ở Thủ Đô Nước Thái
VN là một cường quốc về thơ! - Nguyễn Quang Thiều
Cách đây chưa lâu, ông Bùi Minh Quốc đã phán (một câu) rằng “thơ thiêng lắm.” Mọi thứ thiêng liêng trên cõi đời này, tất nhiên, đều rất nên tôn kính. Nhưng riêng chuyện thơ thẩn, tôi cảm thấy có hơi hơi nghi ngại nên xin mạn phép được rà lại (chút xíu) cho nó chắc ăn.
Tôi không quen nhưng biết khá nhiều thi sĩ rất nặng tình với thi ca. Cuộc sống của họ, tuy thế, không hề được thơ phú phù bật, phù hộ hay phù trợ gì ráo trọi; đã vậy, thi nhân còn bị đời hành cho bầm dập và te tua thấy rõ!
Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015
Trần Phan - Điều quan trọng là tiếp Chủ tịch Tập Cận Bình như thế nào
Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Theo các thông tin chưa được xác nhận, nửa đầu tháng 11 năm 2015 ông Tập Cận Bình sẽ thăm Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang và Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng. Tin về chuyến đi gây cảm xúc mạnh trên các trang mạng.
Ngày 10/10/2015, trang
AnhBaSam đăng bài “Có Nên Trải Thảm Đỏ Mời Giặc Vào Nhà?” của Đinh Tấn Lực. Bài
này liệt kê một số việc tai hại mà vợ chồng Tập Cận Bình đã gây cho Việt Nam để
rồi đặt câu hỏi: Có nên trải thảm đỏ mời giặc vào nhà?
Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Những Trang Viết Giữa Cơn Mưa
Thế nước Cambodia cũng đang lên. Ảnh: cambodjakids |
Ông bà mình từng dậy: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn.” Tôi không biết cái đơn vị đo lường (“một sàng”) này chứa được cỡ bao nhiêu sự khôn ngoan nhưng nếu các cụ nói thì gần 10 ngày qua tui chả học được thêm cái gì ráo trọi – nếu không có nét.
Hơn tuần rồi tôi không đi được đâu vì Cambodia mưa quá. Sáng mưa tầm tã, trưa mưa lai rai, chiều mưa xối xả, đêm mưa rả rích.
Từ California, nơi mà lâu nay Trời chả ban phát cho một giọt nước nào, vừa bước ra khỏi máy bay đã thấy phi trường Phnom Penh mù mịt trong mưa. Tui xúc động thiếu điều muốn khóc luôn. Thiệt là mát trời ông Địa!
Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015
Nguyễn Thị Từ Huy/rfa - Cho ngày Ba mươi tháng Tư: Nỗi đau và Tình yêu
viết
từ Paris
Một phụ nữ đi ngang những áp phích tuyên truyền cho ngày 30 tháng 4 được trưng bày tại Saigon hôm
11/4/2015.
Nếu một cộng đồng có một ngày mà
trong ngày đó một nửa số người cảm thấy hạnh phúc và một nửa số người cảm thấy đau khổ thì ta nên đứng về nửa nào?
Những người có hiểu biết và lương tri sẽ chọn đứng về phía nỗi đau.
Tôi chưa bao giờ dám nói gì
về ngày ba mươi tháng tư. Bởi vì thực tế quá phức tạp và những gì tôi biết là quá ít ỏi và rất có thể là không
chính xác so với sự thật của cuộc chiến, một cuộc chiến mà chỉ tên gọi của nó thôi cũng đã có thể gây ra cả một cuộc chiến khác.
Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015
Ngô Nhân Dụng - Mạnh Tử tiên đoán chế độ sụp đổ
Khi nghe tin Đại học Hà Nội khai trương một Viện Khổng Tử, mục này đã đề nghị giới trí thức Việt Nam nhân cơ hội mở ra một hội nghị tìm hiểu về tinh thần tôn trọng dân quyền trong tư tưởng gốc của Khổng Mạnh. Khổng Tử và Mạnh Tử không nêu lên khái niệm dân quyền, nhưng họ không bao giờ chủ trương người dân phải trung thành tuyệt đối với các ông vua. Trong hai cuốn Luận Ngữ và Mạnh Tử, đố ai tìm thấy một câu nào nói “Trung thần bất sự nhị quân.” Những khẩu hiệu như câu đó là do đám quan lại đời sau đặt ra để bảo vệ ách độc tài của các hoàng đế. Khổng và Mạnh đã chịu tiếng oan. Chúng ta không thể nêu ra những tội ác của vua quan đời Tống, đời Minh, đời Thanh, để lên án Khổng Mạnh; cũng như không ai nghĩ Chúa Giê Su có trách nhiệm nào về những cuộc chiến tranh Thập Tự hay các Tòa án xử Dị Giáo (Inquisition).
Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014
Nguyễn Hưng Quốc - Vụ án Nhã Thuyên
Nhân vụ nhà văn Nhã Thuyên (Đỗ Thị Thoan) bị tước bằng Thạc sĩ đang làm xôn xao dư luận trong và ngoài nước, tôi xin đăng lại một bài viết trên VOA blog vào giữa năm 2013:
Nhà văn Nhã Thuyên |
Suốt mấy tuần vừa qua, trên báo chí trong nước, người ta thấy rộ lên những đợt tấn công nhắm vào luận văn Thạc sĩ của nhà văn Nhã Thuyên (tên thật Đỗ Thị Thoan) một cách ào ạt và dữ dội. Hình như chưa bao giờ, từ năm 1975 đến nay, có một đợt tấn công nào nhắm vào nhà văn được tiến hành với một quy mô rộng lớn và với một mức độ tàn nhẫn đến như vậy.
Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014
Lane Kenworthy* - Tương la dân chủ xã hội của Mỹ: Hình cung chính sách tuy dài nhưng đang uốn tới công bằng xã hội (kỳ II)
![]() |
Hình: internet |
CÁC RỦI RO VÀ PHẦN THƯỞNG XÃ HỘI
Hầu hết những gì mà các nhà khoa học xã hội gọi là “chính sách xã hội” thực ra chỉ là bảo hiểm công. An sinh xã hội (Social Security) và Bảo hiểm y tế cho người nghỉ hưu (Medicare) là bảo hiểm giúp cá nhân chống lại rủi ro thiếu thốn hay không có tiền bạc sau khi nghỉ hưu. Bồi thường thất nghiệp (unemployment compensation) là bảo hiểm giúp cá nhân chống lại rủi ro mất việc làm. Các chương trình chi trả cho người tàn tật (Disability payment) là bảo hiểm giúp cá nhân chống lại rủi ro phải chịu những đau đớn thể chất, tinh thần và tâm lý khiến họ không thể kiếm sống.
Thứ Ba, 4 tháng 2, 2014
Kông Kông - Một tín hiệu mùa Xuân dân tộc đã đến
![]() |
Hình: internet |
Ông Lê Hiếu Đằng đã về cõi. Tro cốt ông đã được rải xuống sông Sài Gòn để trôi về biển, trôi trở lại cội nguồn, vì ta từ không mà đến rồi từ có trở về không!
Lúc sinh thời, ông Lê Hiếu Đằng đã đem hết nhiệt huyết tuổi thanh niên để thực hiện hoài bão đóng góp công sức, xây dựng đất nước theo mong ước của ông. Một người có trách nhiệm với xã hội như thế thật đáng quý! Chỉ tiếc là ông bắt đầu thực hiện hoài bão đó với mù quáng, tin tưởng hoàn toàn vào những lời hoa mỹ mà không suy xét hay tìm cách trải nghiệm trước khi hành động! Như một người thích mua sắm tin vào quảng cáo, rồi cứ thế nhắm mắt dốc tiền túi ra mua! Thực tế đã cho biết mục đích của quảng cáo là họ tìm mọi cách moi túi tiền của khách để thu lợi nhuận!
Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013
Bùi Văn Bồng - Lối sống né tránh, co lại
Bùi Văn Bồng
Trong vụ tố cáo tiêu cực (nhân bản) xét nghiêm máu để vụ lợi ở bệnh viên huyện Hoài Đức mới đây, lúc đầu có 5 người ký tên đứng ra tố cáo. Mấy hôm sau, hai người đã rút đơn tố cáo là Phạm Thị Oanh và Nguyễn Thị Cường. Lý do được cả hai người đưa ra là do áp lực từ phía gia đình. Đối với chị Oanh, việc ký vào đơn tố cáo không được sự ủng hộ của gia đình nhà ngoại cũng như chồng chị. Thậm chí chị còn bị đánh đập và đuổi ra khỏi nhà vì đã ký vào đơn tố cáo. Còn chị Cương thì do gia đình không đồng ý, ngoài ra hai người con của chị đã phải quỳ xuống van xin chị rút đơn.
Hiện trạng này biểu hiện những nỗi sợ bị tru úm, bị liên lụy, bị trả thù và nhất là sự can thiệp của chính quyền, đoàn thể, công an, có khi xã hội đen, côn đồ. Sự bình yên, an toàn, chắc ăn về môi trường sống và yên bề làm ăn đã dẫn tới lối sống co lại. Sự vô cảm cũng phát sinh từ đó.
Anh bạn tôi ở Đồng Nai kể rằng vợ anh đã đập máy vi tính vì chống thường truy cập đọc tin tức trên mạng. Sau hôm họp dân phố, bà được phổ biến: “Mọi ngươi không được truy cập mạng internet. Ai vị phạm sẽ bị chính quyền xử lý, con bị đuổi học, con cái sẽ bị mất việc làm…”. Bà vợ nghe vậy sợ quá, về khuyên chống đừng mở máy tính. Nhưng ông chồng nói không sao, đừng có nghe mấy ông khu phố, tổ dân phổ không nắm chắc chủ trương, quan trọng hóa vấn đề đến mức cực đoan, quá tả. Hai vợ chồng cự cãi nhau. Bà vợ sợ bị liên lụy, nóng tính đã đập vỡ máy vi tính xách tay. Lối sống co lại còn để tránh đấu tranh, tránh né phê bình, vì “đấu tranh-tránh đâu”, giữ yên cái ghế, chỗ làm và cả quyền lợi cá nhân.
Lối sống co lại là một phản xạ tự nhiên. Một ông Chủ tịch tỉnh ký nhiều quyết định thu hồi đất sai trái, dân khiếu kiện nhiều lần không giải quyết. Vì né tránh ‘tội”, thấy dân là co lại.
Một vị giám đốc bất tài, nhưng vì bỏ tiền mua bằng cấp, mua chức, ai cũng biết. Mỗi làn gặp cán bộ nhân viên là co lại. Vì họ biét mình còn khuyết điểm nặng hơn họ, chẳng dám nghiêm khắc với ai.
Một vị quan tòa xử nghiêng lệch về phía bị đơn, khiến cho công lý về phía nguyên đơn bị vùi dập, co lại.
Một người đứng đầu cơ quan tham nhũng, thủ đoạn, khi họp chi bộ, họp đảng ủy, co lại.
Một cán bộ sắp đến kỳ lên lương, hoặc trong nguồn bồi dưỡng đào tạo, thấy Bí thư Đảng ủy, Thủ trưởng sai sờ sờ, nhưng vì nghĩ cái lợi trước mắt cho mình, co lại…vv.
Đó là sự co lại của các vị quan chức phạm sai lầm. Họ biết sai chứ không phải là vô tình. Họ cố ý làm sai, chứ không phải là do trình độ năng lực yếu kém, hoặc do thiếu thông tin gì cả. Vì họ tự biết điều đó là vi phạm đạo đức, phẩm chất cán bộ đảng viên, vi phạm pháp luật, nhưng vì tham tiền, vì ôm cái cục cá nhân chủ nghĩa quá to, họ cứ làm. Làm sai, làm liều rồi, khi gặp bối cảnh, tình huống, con người nào đụng đến, hoặc ai đó có khả năng lôi mặt ra, buộc họ phải co lại. Chính họ đã làm mất cái giá trị quý nhất của con người là lòng tự trọng và quyền được sống tự do thoải mái.
Còn người dân và cán bộ nhân viên thấp cổ bé họng cũng sống co lại.
Họ sợ đấu tranh-tránh đâu, nên co lại, không muốn đụng đến chuyện đấu tranh phê bình ai cả. Họ tặc lưỡi: “Thôi, chả dại! Chuyện của cả cơ quan, của làng xóm, của toàn xã hội, đụng đến làm gì? Không khéo chẳng phải dầu cũng phải tai, sinh vạ”.
Một thanh niên đang phấn đấu vào Đảng, thấy các đảng viên làm sai, họp chi đoàn mặc dù được khuyến khích đoàn viên góp ý với đảng viên, nhưng co lại: “Thôi, đụng đến, nó đì, nó trù úm, mất phiếu, vào đảng sao được!”. Tốt nhất là co lại!
Một người dân được chính quyền mời họp, mời góp ý “xây dựng đảng, chính quyền vững mạnh”. Nhưng kinh nghiệm qúa nhiều rồi, các ổng (ông ấy) nói dzậy mà hổng phải dzậy, phê bình các ổng, hôm nào lên xã (phường) xin chứng giấy đi học cho con cháu, nó đì, nó sinh chuyện chậm chạp, rắc rối, thêm bất lợi. kệ nó. Và co lại!
Một người rõ ràng thấy kẻ cắp, định la lên, nhưng bọn trộm giơ nắm đấm dọa, đành im miệng co lại, nhìn mà ngậm tức.
Một người dân được công an mời làm chứng về việc có mặt ở hiện trường cuộc ẩu đả, vụ tai nạn. Nhưng khi nói sự thật thì công an ngăn lại, vì họ muốn bảo vệ cho bên phạm sai lầm, cũng co lại.
Một nhân viên muốn mở trang mạng đọc tham khảo thông tin, nhưng nghĩ đến qy định của Thủ tường cấm cán bộ, nhân viên đọc “mạng lề trái”, cũng co lại: “Mình đọc trang báo “lề phải online” nhưng biết đâu kẻ xấu bụng đi “mét” thủ trưởng là thấy đọc trang mạng cấm, thôi tắt máy, khỏi đọc, sinh phiền”…
Nghĩa là: Từ kẻ quyền cao chức trọng, đến trung gian nịnh thần, rồi cả người dân ai cũng phải nơm nớp, thủ thế, tự giữ cho mình, an phận thủ thường. Ai cũng có ly do để sống co lại cho riêng mình. Xã hội vậy gọi là tự do được à? K.Mác nói: “Hạnh phúc là đấu tranh”. Nhưng ai cũng chỉ quanh quẩn nghĩ rằng: “Im lặng là vàng, đấu tranh-tránh đâu? Hạnh phúc chưa biết sao, nhưng bị trả thù, bị trù úm, bị gây phiền bất an cho cuộc sống là thực tế cứ sờ sờ ra đấy”!
Những vị lãnh đạo đầy quyền lực trong tay, nhưng ngay đến việc nói thẳng sự thật, nêu lên đúng bản chất vấn đề, gọi thẳng tên người sai phạm cũng né tránh: “Đồng chí X”…Rồi khi tiếp xúc cử tri lại biện minh rằng: Chỉ nên cảnh báo, cảnh tỉnh, giáo dục, răn đe, nếu như thi hành kỷ luật, xử lý các vụ tham nhũng mà quyết liệt 'làm mạnh, làm kiên quyết' (người ta) lại dọa ân oán, trả thù...
Người Việt Nam rất dũng cảm chống giặc ngoại xâm từ bao đời nay, làm nên truyền thông anh hùng của dân tộc. Nhưng chỉ quyết liệt, khí phách khi bối cảnh đặt ra giữa cái sống và cái chết, khi “nước đến chân mới nhảy”. Nhưng tầm nhìn xa, bản lĩnh phản vệ, tư duy độc lập, chính kiến rõ ràng và tác phong phản biện xã hội lại bị tâm lý (như là thực dụng, lối sống tiểu nông xa xưa) co lại. Thế nên, cứ lặp di lặp lại: Giành độc lập, lại mất độc lập. Thắng giặc này xong, lại bị giặc khác xâm lăng. Suốt cả mấy nghìn năm rồi, một dân tộc chưa bao giờ hết bóng giặc, một dân tộc quan lại đè cổ dân rất khắc nghiệt. Dù cho thế hệ âm X (-X) trước Công nguyên đến Xo (Ếch không) rồi X1 đến X10…nhiều đời sau nữa cũng chỉ loanh quanh cái vòng nô lệ hết kẻ này đến kẻ khác xâm lược, đô hộ, đè nén, áp bức. Do mình phản ứng chậm trong cuộc sống thường nhật, nghe nói sai, nói bậy, nói sảng rất khó chịu mà không dám phản ứng tức thì, không “huýt sáo” rời ghế cử tọa mà cứ im re ngồi, nghe xong ra ngoài mới bàn luận “vuốt đuôi” rồi ngậm tức dài dài. Con người là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Cuộc sống là sự gắn kết hài hòa, quan hệ tương hỗ 'Tôi và Chúng ta', "mình vì mọi người, mọi người vì mình". Nhưng khi cái 'tôi' quá lớn, quá đậm thì 'chúng ta' sẽ teo khuất, mờ nhạt. Ôi, ai cũng an phận thủ thường, thiếu bản lĩnh sống; ai cũng co lại, cho nên thành miếng đất mỡ màu cho cái xấu, cái ác phình to rồi hại đến chính mình, đến đời con cháu mình!
BVB
Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013
Việt Hà - Liệu Nga có trở lại Cam Ranh?
Việt Hà, phóng viên RFA
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (T) bắt tay tướng Phùng Quang Thanh
tại Hà Nội hôm 05 tháng 03 năm 2013 - AFP photo
tại Hà Nội hôm 05 tháng 03 năm 2013 - AFP photo
Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Sergei Shoigu vừa có chuyên thăm chính thức Việt Nam từ ngày 4 đến ngày 5 tháng 3. Nhân chuyến thăm này, Bộ trưởng Quốc phòng Nga cũng đến thăm cảng Cam Ranh, vốn là căn cứ hải quân của Nga trước kia. Việt Hà có cuộc phỏng vấn chuyên gia Đông Nam Á, Giáo sư Carl Thayer thuộc học viện Quốc phòng Úc.
Hợp tác quân sự Việt Nga
Trước hết, nói về hợp tác quân sự Nga Việt thời gian qua, Giáo sư Carl Thayer nhận xét:
"Vào tháng 11 năm 1978, hai nước đã ký hiệp ước quốc phòng và hợp tác quân sự trong vòng 25 năm. Sau đó thì Việt Nam xâm lược Campuchia, rồi Nga được vào Cam Ranh. Năm 1991, Liên Xô sụp đổ và vì những khó khăn về kinh tế Nga cố gắng ép Việt Nam phải trả những món nợ với Liên Xô cũ, thế là Việt Nam đòi tiền cho thuê Cam Ranh và Liên bang Nga đã quyết định rút khỏi đây. Từ đó đến nay Việt Nam đã ký đến 9 thỏa thuận đối tác chiến lược với các nước khác, các nước lớn, đầu tiên là Nga vào năm 2001, 11 năm sau đó, được nâng cấp thành hợp tác đối tác toàn diện.
Theo tôi được biết là do nguyên nhân Nga bán rất nhiều vũ khí cho Việt Nam. Hiện Việt Nam là 1 trong 10 thị trường nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Nga. Tóm lại, hợp tác kinh tế hai nước có lúc lên xuống và chủ yếu trong dầu khí, còn hợp tác quốc phòng Việt Nam luôn phụ thuộc vào công nghệ vũ khí của Liên Xô trước kia và giờ là Nga. Cho nên tôi có thể nói việc Việt Nam mua nhiều vũ khí từ Nga là nguyên nhân chính đưa quan hệ hợp tác quốc phòng hai nước lên tầm chiến lược.
Việt Hà: Việt Nam cũng có hợp tác quân sự với Trung Quốc và Mỹ, sự khác biệt giữa quan hệ với Nga so với các nước Trung Quốc và Mỹ là gì?
GS. Carl Thayer: Các mối quan hệ này có mục tiêu khác nhau. Quan hệ hợp tác quân sự với Mỹ dựa vào bản ghi nhớ của hai bên trên 5 lĩnh vực, tức là mối hợp tác này không lên cao, chỉ là các đối thoại cấp cao, các hợp tác về y tế, tìm kiếm cứu hộ … Với Trung Quốc mối quan hệ hợp tác chủ yếu là tuần tra chung trên vịnh Bắc Bộ, và có thể là thiết lập đường dây nóng giữa hai Bộ Quốc Phòng, và trao đổi đào tạo nhân sự. Tuy nhiên với Nga, bởi vì Việt Nam mua một số lượng lớn vũ khí của Nga, Việt Nam gửi nhiều người sang Nga để được đào tạo sử dụng bảo dưỡng, và sửa chữa các thiết bị này. Nga là nước cung cấp vũ khí hàng đầu cho Việt Nam hơn hẳn so với Mỹ và Trung Quốc. Mỹ chỉ có thể bán cho Việt nam một số loại vũ khí không sát thương do những cấm vận về vũ khí, và việc bán vũ khí này cũng chưa được cải thiện vì tình hình nhân quyền Việt Nam.
Trung Quốc đã bán cho Việt Nam các vũ khí hạng nhẹ như đạn dược, nhưng Việt Nam giờ cũng đã có những xí nghiệp tự sản xuất các vũ khí này. Cho nên 3 hợp tác này là rất khác biệt. Đối với Nga là việc đào tạo những kỹ thuật viên cho việc sử dụng, bảo trì vũ khí và bán vũ khí cho Việt Nam với số lượng lớn. Mỹ chủ yếu là vấn đề về ảnh hưởng an ninh chính trị, với Trung Quốc cũng vậy. Mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc ở mức song song, cả hai đều đã nâng lên mức đối thoại ở cấp thứ trưởng Quốc phòng.
Nga sẽ trở lại Cam Ranh?
Việt Hà: Bộ trưởng Quốc phòng Nga cũng đến thăm vịnh Cam Ranh, nơi vốn là căn cứ hải quân của Nga trước kia. Có nhiều đồn đoán cho rằng Nga sẽ trở lại Cam Ranh nhưng cũng có ý kiến cho rằng không thể. Ông nhận định thế nào về khả năng Việt Nam cho phép hải quân nước ngoài đóng căn cứ tại Cam Ranh?
GS. Carl Thayer: Có hai khả năng mà ta phải nói tới. Hải quân Nga liên tục đưa ra các báo cáo về khả năng quay lại Cam Ranh nếu họ muốn trong khi giới lãnh đạo ở Maxcova liên tục nói không vì không có tiền. Đó là một khía cạnh. Thứ hai là vào năm 2004 và 2009 Việt Nam đưa ra sách trắng Quốc phòng và cả hai sách trắng này đều nói rõ là không có hải quân nước nào được vào đóng ở Việt Nam. Vào khoảng cuối năm 2009 đầu 2010, giới chức Việt Nam nói là các cơ sở thương mại ở cảng Cam Ranh sẽ được mở cửa cho hải quân các nước nhưng không vì mục đích quân sự. Mỹ là nước đầu tiên có tàu đến đây để sửa, nhưng chỉ ở mức độ nhỏ khoảng 500 ngàn đô la một lần sửa.
Sau đó khi Việt Nam đặt mua 6 tàu ngầm kilo, Việt Nam phải có nơi đỗ tàu, và Cam Ranh là căn cứ hải quân của Nga trước kia, là nơi đỗ tàu ngầm của Việt Nam. Vì vậy Việt Nam đã đề nghị Nga nâng cấp các thiết bị ở đây cung cấp các trợ giúp kỹ thuật cho mục đích này. Từ năm 2014 đến năm 2016 Việt Nam sẽ nhận những tàu ngầm này. Cả Nga và Trung Quốc đều đã gửi tàu chống hải tặc đến vịnh Aden, các tàu này đã đi những chặng dài qua eo biển Malacca, biển Đông để rồi trở về Trung Quốc và cảng Vladivostok vùng viễn Đông Nga.
Tổng Trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta
đến thăm cảng Cam Ranh hôm 03/6/2012. AFP photo
đến thăm cảng Cam Ranh hôm 03/6/2012. AFP photo
Trung Quốc đã muốn gửi tàu đến thăm Cam Ranh và Nga cũng đã làm như vậy trong quá khứ, nhưng Việt Nam vẫn chưa cho tàu hải quân nước ngoài đến thăm Cam Ranh. Các quan chức Việt nam đã nói khi đàm phán với Nga về việc giúp Việt Nam nâng cấp các cơ sở hải quân, Việt Nam sẽ cho Nga những đối xử đặc biệt vì lúc đó thì hai nước chưa thành đối tác chiến lược, bởi Nga phải gửi tàu vào đây để đưa các thiết bị, và kỹ thuật viên và kỹ sư cho mục đích này. Tôi nghi ngờ khả năng Nga sẽ đóng quân ở đây. Mặc dù vậy, vịnh Cam Ranh rất có giá trị không thể bỏ qua. Bất cứ tàu nào đi qua biển Đông cũng cần sửa chữa nhỏ, Mỹ đã sửa máy lạnh, ống dẫn và hệ thống cung cấp nước tại đây, và Nga cũng thế. Nhưng cho đến lúc này chưa có nước nào có thể đưa tàu quân sự vào thăm chính thức ở đây.
Việt Hà: Nga là nước bán vũ khí quân sự lớn nhất cho Việt Nam và Trung Quốc, nhưng ông có nói rằng Nga đã giới hạn việc bán vũ khí cho Trung Quốc vì Trung Quốc đánh cắp công nghệ của Nga, liệu đây có phải là lợi thế cho Việt Nam?
GS. Carl Thayer: Nga ở vị trí tuyệt vời khi họ bán SU 27 Sukhoi và SU 30 cho cả Việt Nam và Trung Quốc nhưng Trung Quốc có một nền công nghiệp quốc phòng rất lớn, và sau đó sẽ ký giấy phép để sản xuất chúng trong nước và Nga đã làm. Còn Việt Nam thì quá nhỏ và một đề nghị như vậy chưa tiến đến đâu. Sau đó Trung Quốc đã sử dụng kỹ sư điều nghiên các công nghệ của Nga và áp dụng chúng trong một loạt các thiết bị của mình như máy bay, tàu chiến.
Các nhà phân tích Nga sau đó xem các hình ảnh và phân tích để thấy Trung Quốc lấy các ý tưởng này từ đâu. Sau đó có tin là Nga đã giới hạn bán vũ khí cho Trung Quốc, giới hạn một số các công nghệ có tính nhạy cảm, vì Nga muốn kiếm tiền trên các công nghệ của mình. Về phía Việt Nam thì làm sao Trung Quốc có thể phản đối một cách công khai khi mà họ cũng mua cùng một loại công nghệ.
Cả hai đều mua máy bay chiến đấu SU 30, cùng mua tàu ngầm hạng kilo. Trung Quốc dù không chính thức cũng phải lo lắng vì họ biết công nghệ của Nga hiệu quả thế nào. Mặc dù Việt Nam không thể tấn công hải quân Trung Quốc và thắng nhưng nếu có xảy ra xung đột thì Việt Nam có thể gây thiệt hại không nhỏ cho đối phương.
Việt Hà: Việt Nam có vai trò quan trọng thế nào đối với Nga trong chiến lược của nước này tại khu vực châu Á Thái Bình Dương?
GS. Carl Thayer: Hai nước nhìn nhau như là đối tác hợp tác chiến lược một phần bởi vì ở vùng viễn đông của Liên Xô cũ và Nga bây giờ việc vận chuyển dầu khí có thể được thực hiện dễ dàng bằng đường biển đến Vladivostok hơn là trên cạn. Nga cần tiền có thể làm các trao đổi buôn bán với Việt Nam, một số trao đổi bằng hàng như dầu cọ, và hàng nông sản và vì vậy rất linh hoạt.
Nga muốn một thế giới đa cực và không muốn Mỹ chiếm vị trí thống soái ; rồi Nga cũng có những quan ngại nhất định với Trung Quốc, đặc biệt là tình hình người nhập cư bất hợp pháp ở vùng viễn Đông Nga. Nhưng cả hai nước đều có thể điều chỉnh mối quan hệ của mình. Mặc dù vậy Nga sẽ không hợp tác với Trung Quốc để chống lại Mỹ. Mặt khác Nga cũng luôn nói là họ muốn trở lại phía Đông, tức là đông Á, nhưng họ cần tiền.
Dầu khí của Nga cung cấp cho họ một khoản tiền đáng kể nhưng sẽ là quá đáng khi nói rằng hải quân Nga sẽ có mặt hùng hậu trong khu vực. Ngay cả khi thời chiến tranh lạnh ở đỉnh điểm, sự hiện diện của hải quân Nga cũng rất hạn chế, một phần là bởi Ấn Độ là một đối tác chính với Nga, và tàu của Nga thường đến Ấn Độ, Việt Nam là nơi dừng chân thuận tiện trên đường.
Việt Nam là nơi cung cấp tiền lớn cho Nga, đặc biệt là trong lĩnh vực dầu khí, và Nga cũng có quyền lợi sâu ở đây phải bảo vệ các đầu tư của mình ở các vùng mà Trung Quốc chưa tạo sức ép. Mặc khác Nga cũng muốn có tự do hàng hải trong khu vực như hải quân các nước khác. Vì vậy Trung Quốc phải cẩn thận không cản trở các tàu của Nga vì nếu không họ sẽ gặp phải tình huống như với hải quân Mỹ, Nhật hay Úc. Điều này gây khó khăn hơn với việc đòi chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển nhưng không liên quan đến các đảo và bãi đá vốn không có gì liên quan đến Nga.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn này.
Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013
Âu Dương Thệ - Hai năm làm Tổng bí thư, Nguyễn Phú Trọng đang đưa chế độ và đất nước đi về đâu?
(Tiếp theo phần I - Đối ngoại: Lẫn lộn giữa bạn và thù)
II. Nội bộ phe cầm quyền:
Nguyễn Phú Trọng chủ quan khinh địch
nên Nguyễn Tấn Dũng vẫn giữ ghế Thủ tướng
Âu Dương Thệ
Trong hai năm đứng đầu chế độ Nguyễn Phú Trọng đã tổ chức 6 Hội nghị Trung ương (HNTU), trong đó quan trọng nhất là các HNTU 4, 5 và 6. Theo tính toán của Nguyễn Phú Trọng, sau một năm chuẩn bị cả mặt nhân sự lẫn tổ chức để củng cố quyền hành nên cuối năm 2011 ông đã triệu tập HNTU 4 (26-31.12.11) với mục tiêu là giải quyết „những việc cần làm ngay“, trong đó ưu tiên giải quyết dứt khóat vấn đề nhân sự ở cấp cao nhất. Tuy vào lúc đó Nguyễn Phú Trọng không nói thẳng ra, nhưng nhiều quan sát viên biết là ông muốn cô lập và loại Nguyễn Tấn Dũng. (i) Vì trong thế giới quan cực kì bảo thủ CS như ông Trọng thì trong Đảng không thể có chỗ cho hai vua. Nếu tình trạng này được tiếp tục kéo dài sẽ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ.
Trong hơn 6 năm dưới thời của Nguyễn Tấn Dũng vai trò của chính phủ ngày càng lấn át vị thế của Đảng. Đặc biệt Nguyễn Tấn Dũng đã biết lợi dụng việc chỉ huy các tập đoàn, tổng công ti nhà nước thành chỗ nuôi vây cánh; đồng thời dùng các dự án xây dựng các hạ tầng cơ sở, các khu công nghiệp và địa ốc do các nguồn tài trợ rất lớn mỗi năm hàng chục tỉ USD từ ODA và FDI để mua chuộc bọn tham quan ở các tỉnh và thành phố. Chỉ trong vài năm Nguyễn Tấn Dũng đã gây được thế lực rất mạnh ngay trong Trung ương đảng. Chả thế ông đã dám cho con trai còn rất trẻ nhẩy vào Trung ương đảng rồi nắm ghế Thứ trưởng bộ Xây dựng, con gái giữ vai giám đốc một công ti chứng khoán và địa ốc với sự hậu thuẫn của một ngân hàng quốc doanh rất lớn và người con trai út làm Ủy viên Trung ương Đoàn Thanh niên CSHCM. (ii)
Tính tham lam vô độ và thủ đoạn nham hiểm của ông Dũng làm chính bản thân ông Trọng đã trải qua nhiều kinh nghiệm đau đớn trong các năm sau này, khi ông thất bại liên tiếp một số lần trong việc buộc tội ông Dũng phải chịu trách nhiệm trong vụ Vinashin làm ăn thất thoát trên 86.000 tỉ đồng (4,5 tỉ USD) vào 2010. Mặc dù Bộ chính trị đã có „Kết luận“ ngày 6.8.2010:
„Vinashin đang gặp nhiều khó khăn rất lớn, bộc lộ nhiều yếu kém, sai phạm nghiêm trọng...Tình hình tài chính đứng trước bờ vực phá sản: Theo số liệu ban đầu, ước tính dư nợ hiện đang rất lớn, lên tới khoảng 86.000 tỉ đồng”(iii)
Khi đó Bộ chính trị còn nêu đích danh Chính phủ phải chịu trách nhiệm. Và chính ông Trọng khi đó đã sử dụng tư cách Chủ tịch Quốc hội bắt Nguyễn Tấn Dũng phải ra điều trần và nhận trách nhiệm 24.11.2010 (xem phần sau). Nhưng sau đó vì muốn nhẩy lên ghế Tổng bí thư, nên ông Trọng đã phải tạm thời chấp nhận thỏa hiệp ra một „Kết luận“ mới của Bộ chính trị theo cách hòa cả làng và tha bổng Nguyễn Tấn Dũng. Thật vậy, chỉ ba tháng sau Bộ chính trị lại ra „Kết luận“ ngày 8.11.2010:
„Căn cứ kết quả kiểm phiếu và theo quy định của Điều lệ Đảng, Bộ Chính trị đã quyết định không xử lý kỷ luật đối với các tập thể và cá nhân.“ (iv )
Tuy nhiên, ông Trọng không thể bỏ qua việc này, nên sau khi nắm chức Tổng bí thư ông bắt tay ngay vào việc tìm cách chấm dứt tình trạng một vua một chúa. Vì ông lạc quan tin rằng, nay với vai trò Tổng bí thư ông sẽ có đủ uy lực giải quyết thành công trong việc này. Cho nên khẩu hiệu trung tâm của HNTU 4 là „Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay“. Trong diễn văn khai mạc ngày 26.11.11 Nguyễn Phú Trọng báo động:
„Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ tham nhũng, lãng phí, hư hỏng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả ở cấp cao, chưa được đẩy lùi mà thậm chí ngày càng có chiều hướng nghiêm trọng hơn, làm xói mòn lòng tin đối với Đảng. Vướng mắc chính là ở chỗ nào?(v)
5 ngày sau trong diễn văn bế mạc ngày 31.12.11 ông Trọng cảnh báo và đe dọa Trung ương đảng về tình trạng chia bè phái trong Đảng:
„Nếu Đảng ta không thật vững vàng về chính trị, tư tưởng; không thống nhất cao về ý chí, hành động; không trong sạch về đạo đức, lối sống; không chặt chẽ về tổ chức; không được nhân dân ủng hộ, thì không thể đứng vững và đủ sức lãnh đạo đưa đất nước đi lên.“(vi)
Và ông Trọng tin rằng, giải pháp tự phê bình và phê bình (TPB&PB) là vũ khí sắc bén nhất để làm sạch Đảng, và chờ đợi những người có quyền lực cao nhất phải đi đầu làm gương:
„Ở đây, sự gương mẫu của Trung ương là cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định. Từng đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư tự giác, gương mẫu làm trước; tự phê bình, kiểm điểm, nhìn lại mình; cái gì tốt thì phát huy, cái gì xấu thì tự gột rửa; tránh xa mọi cám dỗ về danh lợi, vật chất, tiền tài; tránh rơi vào vũng bùn của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ tệ hại.(vii)
Từ các nhận định trên HNTU 4 đã ra Nghị quyết đề ra ba mục tiêu, trong đó mục tiêu đầu tiên coi thanh lọc hàng ngũ trong Đảng là công việc cấp bách nhất!:
„Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và nhân dân đối với Đảng. (viii)
Đồng thời đưa ra „4 nhóm giải pháp“, trong đó „nhóm giải pháp tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong gương mẫu của cấp trên và của người đứng đầu là giải pháp quan trọng nhất.“ (ix)
Vì tha hóa đạo đức, lối sống ích kỉ nên tệ trạng tham nhũng đã bộc pháp ngày càng bất trị. Do đó trong HNTU 4 ông Trọng đã xếp việc chống tham nhũng lên hàng đầu cần phải giải quyết. Đây là vấn đề bức xúc nhất trong xã hội mà cả trong đảng ngoài dân đâu đâu cũng ca thán. Ông chọn đúng mục tiêu đánh phù hợp với mong mỏi của quần chúng, nhưng không phải là diệt tham nhũng thực sự. Vì nếu quả thực như thế thì ông Trọng đâu có đòi giữ độc quyền cho Đảng và vẫn để doanh nghiệp Nhà nước làm chủ đạo trong kinh tế. Bởi vì ông thừa biết chính hai cơ chế này là nguồn gốc của tham nhũng, mua chức chạy quyền. Nhưng ông Trọng vẫn giữ nguyên nó trong Cương lĩnh Chính trị 2011 mà chính ông là tác giả, mặc dù rất nhiều trí thức, văn nghệ sĩ và cả nhiều cán bộ cấp cao đã can gián và chống đối. (x)
Do đó tại HNTU 4 khi giương cao ngọn cờ chống tham nhũng ông Trọng chỉ muốn gây thanh thế, dùng áp lực của dư luận để hạ Nguyễn Tấn Dũng, vừa là Thủ tướng và kiêm Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng. Đó là kế sách mượn gió bẻ măng, giương đông kích tây của Nguyễn Phú Trọng. Chủ tâm này thể hiện càng rõ trong các việc làm tiếp theo của ông.
Sau khi phất cao ngọn cờ „chống tham nhũng“ trong HNTU 4, chỉ hai tháng sau Nguyễn Phú Trọng cho tổ chức Hội nghị Cán bộ toàn quốc với sự tham dự của trên 1000 cán bộ cao cấp kéo dài ba ngày từ 27. tới 29.2.12. Ông Trọng hãnh diện bảo đó là hội nghị lớn nhất từ trước tới nay của ĐCSVN. Tại đây ông dùng khẩu khí và ngôn ngữ điêu luyện của người đã từng mấy chục năm cầm đầu công tác tư tưởng và tuyên truyền để tìm cách đánh động lòng người, đi sâu vào tâm trạng của đảng viên, mong mở ra một cuộc chiến tranh tâm lí có lợi nhất cho mình. Vì thế trong diễn văn dài trên 12.000 chữ, ngay trong phần đầu nói về „bản thân Đảng“ ông Trọng đã dùng cách tả chân nhằm gây xúc động cho trên một ngàn cán bộ cao cấp cũng như nhân dân biết rõ mức cách biệt giầu nghèo và phân chia giai cấp sâu sắc ngay trong nội bộ đảng hơn 60 năm cầm quyền của chính ĐCS, và đặt câu hỏi làm liên tưởng tới thời kì Đảng chống địa chủ, phú hào trước đây hơn nửa thế kỉ:
“ Bây giờ trong Đảng cũng có sự phân hóa giàu - nghèo, có những người giàu lên rất nhanh, cuộc sống cách xa người lao động; liệu rồi người giàu có nghĩ giống người nghèo không? „(xi)
Thế rồi để tỏ ra là người dù đang nắm chức cao nhất nhưng vẫn giữ tấm lòng vô sản chân chính so với nhiều đại quan đã trở thành triệu phú Dollar, sống trong biệt thự và nhung lụa, ông Trọng còn tự đắc nhắc câu của L. Feuerbach :„ Người sống trong lâu đài nghĩ khác người ở trong nhà tranh.“. Rồi ông lại mỉa mai và đe dọa, „Mai kia Đảng này sẽ là đảng của ai? (xii)
Sau khi khơi dậy tâm lí căm thù, ông Trọng đã tuyên bố phát động phong trào TPB & PB rộng lớn trong toàn Đảng vào thời gian tới. Ai sẽ là đối tượng của phong trào chỉnh đảng đã được ông Trọng nói rõ trong phần cuối diễn văn. Đó chính đối thủ chính trị vẫn ngồi cạnh ông, dù bất lực nhưng lại chỉ lo thu vén cho gia đình:
„Cán bộ lãnh đạo…,đặc biệt là người đứng đầu“ „phải tự giác, gương mẫu làm trước“ „tự kiểm điểm, soi lại mình, đơn vị mình, gia đình mình“. (xiii)
Trong nguyên bản của diễn văn này chỉ ba chữ „gia đình mình“ đã cố tình cho in đậm nét. Như thế người cầm đầu chế độ và tác giả của diễn văn này đã muốn chiếu tướng ai, đe dọa ai trong phong trào TPB & PT vào các tuần tới thì ai cũng hiểu được! Như vậy ông Trọng đã cho mọi người biết lời giải đáp ông đã nêu ra trong diễn văn bế mạc HNTU 4: „Vướng mắc chính là ở chỗ nào?“
Trong việc chống tham nhũng và sự suy thoái đạo đức của cán bộ Nguyễn Phú Trọng tin rằng, chỉ thanh toán một số cán bộ ăn bẩn thì tự nhiên Đảng sẽ sạch và chế độ sẽ vững. Thật vậy như trình bày ở phần trên, ông Trọng đã nhấn mạnh nhiều lần trong diễn văn, chống tham nhũng và chỉnh đốn Đảng không phải là giải tán ĐCS, mà chính là củng cố sự lãnh đạo toàn diện của đảng này:
„Thực tế ở nước ta cho thấy, càng đi vào đổi mới, đi vào phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập lại càng cần phải có sự lãnh đạo của Đảng“.(xiv)
Và ông Trọng vẫn tự đắc quả quyết, „sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng VN“ và ngạo mạn nhấn mạnh thêm „trước kia đã như vậy, hiện nay đang như vậy và sau này cũng sẽ như vậy“.(xv)
Các nhận định trên cho thấy, Nguyễn Phú Trọng vẫn để tư tưởng cực kì bảo thủ và lạc hậu làm kim chỉ đạo hành động. Ông vẫn tin chủ nghĩa tư bản sẽ đến ngày rẫy chết :„Những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc.“ (xvi) Và vẫn tin rằng, chủ nghĩa Tư bản không chống lại được sức mạnh của „ba dòng thác cách mạng“, một học thuyết tuyên truyền của Liên xô (cũ) và CS Trung quốc từ các thập niên 50, 60 của thế kỉ trước:
„Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, giữa phong trào hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội với các thế lực đế quốc cực đoan, hiếu chiến đang diễn ra dưới nhiều hình thức, sắc thái mới, rất quyết liệt.„(xvii)
Mặc dầu đứng đầu chế độ vào đầu Thế kỉ 21, nhưng tư duy của ông Trọng vẫn thụt lùi và đóng khung như thời kì giữa Thế kỉ 20. Cho nên - như trong phần I đã trình bày- cũng trong dịp này đứng trước trên 1000 cán bộ cao cấp, Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh tới cái gương của ĐCS Trung quốc:
„Đảng Cộng sản Trung quốc trong cải cách, mở cửa cũng luôn luôn khẳng định dứt khoát phải kiên trì vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, và trong những lần trao đổi với chúng ta, BẠN thường nhấn mạnh không để bị "Tây hóa", "tha hóa", "thoái hóa".“(xviii)
Như vậy thâm ý của Nguyễn Phú Trọng qua phong trào chỉnh đảng là nhằm hai mục tiêu, đó là loại trừ đối thủ chính trị ở cấp cao nhất và nhân danh Đảng để mở rộng quyền thống soái cho chính ông và vây cánh cho giai đoạn về sau này. Vì thế ông còn tập trung mũi tấn công cả trong thành phần đảng viên tiến bộ và trong hàng ngũ thanh niên, trí thức, văn nghệ sĩ yêu nước. Ông Trọng đã kết tội các đảng viên tiến bộ là những người đã „sám hối“, „trở cờ“, „tự diễn biến“. Còn cuộc vận động dân chủ của các tầng lớp nhân dân thì Nguyễn Phú Trọng khinh khỉnh, gọi là „diễn biến hòa bình“(xix) (xem phần III).
Cho tới lúc đó Nguyễn Phú Trọng vẫn đinh ninh rằng, ông có thể chỉ cần dựa vào thành phần bảo thủ, mà ông tin là vẫn còn nắm chủ động trong Đảng, và tận dụng sức mạnh của hệ thống báo chí mà phe ông đang nắm giữ thì có thể tạo một dư luận áp đảo cô lập và loại trừ được vài đối thủ chính trị ở cấp cao, đặc biệt là Nguyễn Tấn Dũng. Cho nên ông đã lạc quan cho là, Hội nghị Cán bộ toàn quốc cuối tháng 2.12 đã tạo được một tâm lí hồ hởi và hi vọng cả trong Đảng lẫn ngoài xã hội ủng hộ cuộc chỉnh đảng của ông.
Điều này làm ông Trọng đã tự tin và mạnh dạn đi thêm một bước. Cho nên tại HNTU 5 (7.-15.5.12) ông đã thành công trong việc tước một phần quyền của Nguyễn Tấn Dũng bằng cách chấm dứt nhiệm vụ của ông Dũng trong chức Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng. (xx) Nhưng thay vì biết lắng nghe ý kiến của nhiều giới khuyên nên để cho Ban mới này được độc lập để chống tham nhũng hữu hiệu, Nguyễn Phú Trọng đã nhân cơ hội này thừa thắng giành cầm đầu Trưởng ban mới và tái lập Ban nội chính Trung ương để giúp ông trong việc này, đồng thời ép Quốc hội ra một đạo luật chống tham nhũng mới nửa người nửa ngợm. [xem phần III]. Không những thế, trong HNTU 5 Nguyễn Phú Trọng còn chính thức cho khai triển giải pháp TPB&PB được ông coi nó là phương pháp hữu hiệu trong việc làm sạch Đảng và còn hồ hởi quyết định để Bộ chính trị và BBT đi tiên phong trong việc này.
Chỉ ba tháng sau Nguyễn Phú Trọng lại cho triệu tập Hội nghị Cán bộ toàn quốc mới (13.8.12) để hồ hởi tường thuật phương pháp và kết quả ông đã thực hiện bắt các Ủy viên Bộ chính trị và Ban bí thư trong nhiều đợt đã TPB&PT suốt 21 ngày trong hai tháng 7 và 8. (xxi) Tại Hội nghị này Nguyễn Phú Trọng còn tìm cách siết kỉ luật và linh thiêng hóa cuộc chỉnh đảng do ông lãnh đạo, bằng cách lên giọng ra chỉ thị „toàn Đảng đang bước vào thời kì rất thiêng liêng và hệ trọng“. (xxii) Tuy là người vô thần, nhưng Nguyễn Phú Trọng vẫn phải dùng từ „linh thiêng“ để mong đánh động tâm lí và uy hiếp tinh thần cán bộ, đặc biệt bọn tham quan ở các vị trí then chốt. Vì ông nắm bắt được tâm lí của cán bộ tham nhũng các cấp đi lễ thần thánh để cầu tài, cầu quan nườm nượp về đền Trần vào đầu mỗi năm, dùng cả xe công!
Với cách chuẩn bị và những bước đi bài bản như vậy nên Nguyễn Phú Trọng tin rằng, thời gian đã chín mùi cho việc hạ bệ đối thủ trong Đảng. Vì thế ông đã cho tổ chức HNTU 6 và tin rằng, nó sẽ là cao điểm chiến thắng chính trị của ông. Hội nghị kéo dài suốt 15 ngày từ 1. tới 15.10.12 và được coi là một trong vài hội nghị dài nhất từ trước tới nay của ĐCS. (xxiii) Một trong những trọng tâm chính của HNTU 6 là Bộ chính trị công bố kết quả TPB&PB trong hai tháng 7 và 8 và để Trung ương „thảo luận và cho ý kiến về kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình của tập thể và cá nhân Bộ chính trị, Ban bí thư.“ Chỉ riêng đề tài này đã chiếm trọn 1/3 thời gian của HNTU 6.
Trong HNTU 6 ông Trọng đã vạch ra những sai lầm và thất bại trong lãnh vực kinh tế, tài chánh của Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng:
„Áp lực lạm phát và bất ổn vĩ mô vẫn còn lớn. Thị trường tiền tệ diễn biến phức tạp; nợ xấu ngân hàng ở mức cao; tăng trưởng tín dụng thấp; hoạt động của một số ngân hàng thương mại cổ phần thiếu minh bạch, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; lãi suất ngân hàng vẫn còn quá cao so với hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán vẫn chưa được cải thiện; thị trường vàng còn nhiều biến động. Các đề án tái cấu trúc đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng thương mại còn có nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện“ (xxiv)
Không chỉ kết án những sai lầm và thất bại của người cầm đầu Chính phủ, Nguyễn Phú Trọng còn kết tội sự tha hóa đạo đức, tinh thần vô trách nhiệm và suy tính ích kỉ, gia đình và phe nhóm của ngay nhiều cán bộ cao cấp đương quyền. Tuy không nêu trực tiếp tên người cầm đầu Chính phủ, nhưng đoạn dưới đây trong diễn văn bế mạc của Nguyễn Phú Trọng đã cho thấy ông Dũng là trọng tâm trong tầm bắn của ông Trọng:
„Việc một số cán bộ cao cấp (cả đương chức và nguyên chức) có lúc, có việc còn biểu hiện chưa gương mẫu về đạo đức, lối sống của bản thân và gia đình, nói không đi đôi với làm, đã làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước và bản thân các đồng chí đó. Chưa tập trung chỉ đạo làm rõ, đánh giá đầy đủ thực chất tình hình để kịp thời có biện pháp kiên quyết khắc phục một số tiêu cực (như chạy chức, chạy quyền, chạy tội...) và một số trường hợp phân công, đề bạt cán bộ chưa chính xác, chưa được dư luận đồng tình. Trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện các nghị quyết và kết luận của Trung ương, nhất là về doanh nghiệp nhà nước, còn lúng túng, buông lỏng; kiểm tra, giám sát không chặt chẽ, dẫn đến một số tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước (điển hình là Vinashin, Vinalines) hoạt động kém hiệu quả, có nhiều sai phạm, gây tổn thất lớn, để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng. Một số hạn chế, khuyết điểm, chưa được làm rõ thực chất, mức độ, địa chỉ cụ thể, ai phải chịu trách nhiệm, như tình trạng chạy chức, chạy quyền, lợi ích nhóm…“ (xxv)
Mặc dầu đem tất cả uy tín để tấn công dồn dập và mạnh bạo như vậy, nhưng vào ngày cuối với đa số rất lớn HNTU 6 đã bác bỏ đòi hỏi phải có biện pháp kỉ luật với Nguyễn Tấn Dũng. Chính việc này ông Trọng phải nhìn nhận. Vào cuối Hội nghị trong tư cách đứng đầu Bộ chính trị, ông đã yêu cầu Banh chấp hành Trung ương quyết định kỉ luật với Bộ chính trị, đặc biệt là „một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị“:
„Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị. (xxvi)
Tuy ông Trọng không nói tên ra, nhưng người mà ông đã từ lâu muốn ra tay trừng trị là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng thật là bất ngờ cho Nguyễn Phú Trọng, đa số ủy viên Trung ương đảng đã bác bỏ lời yêu cầu của Nguyễn Phú Trọng:
„Về việc đề nghị xem xét kỷ luật, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị „(xxvii)
Những người am hiểu tình hình ĐCS cho biết, đây là lần tiên Trung ương đảng đã dám chống cả Tổng bí thư lẫn Bộ chính trị. Như thế sẽ hiểu được tại sao, qua màn ảnh truyền hình, khi đọc tới đoạn trên Nguyễn Phú Trọng đã „nghẹn ngào“ như muốn khóc. Giữa khi ấy Nguyễn Tấn Dũng ngồi ở hàng đầu lại nheo mắt cười mũi. (xxviii)
Trong Đảng và ngoài xã hội đều biết sau hơn 6 năm cầm đầu chính phủ, Nguyễn Tấn Dũng là Thủ tướng tồi tệ về tư cách, thất bại trong các lãnh vực kinh tế tài chánh, chỉ lo thu vén cho gia đình và xây dựng bè nhóm. Giữa tháng 1 vừa qua phía Chính phủ đã phải nhìn nhận, chỉ riêng lãnh vực các tập đoàn và tổng công ti Nhà nước dưới quyền chỉ tuy của Nguyễn Tấn Dũng đã tạo ra món nợ khủng khiếp lên tới 60 tỉ USD, tức khoảng trên một nửa ngân sách quốc gia trong năm qua. (xxix) Không những thế, it nhất ông Dũng đã hai lần lừa đối Quốc hội, nhân dân và đảng viên với những lời hứa nhận trách nhiệm về những sai lầm và thất bại trong việc lãnh đạo các doanh nghiệp Nhà nước các năm vừa qua. Lần thứ nhất, trong vụ Vinashin, ngày 24.11.2010….trong tư cách là Thủ tướng, ông Dũng đã công khai xin lỗi:
.„Là người đứng đầu Chính phủ, tôi xin nhận trách nhiệm về những hạn chế yếu kém nêu trên của Chính phủ. „ (xxx)
Và ông Dũng còn long trọng hứa trước Quốc hội:
„Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình là phải thực hiện tốt nhất chức trách nhiệm vụ được giao, tập trung sức thực hiện có kết quả Kết luận chỉ đạo của Bộ Chính trị“. (xxxi)
Nhưng chỉ một năm sau (8.12.11) Nguyễn Tấn Dũng đã phủ nhận lời xin lỗi và nhận trách nhiệm của mình:
"Xảy ra chuyện như Vinashin, cuối cùng Thủ tướng đứng ra nhận trách nhiệm. Tôi nhận trách nhiệm chính trị với tư cách người đứng đầu Chính phủ, chứ tôi cũng không ra quyết định nào sai".(xxxii)
Lần thứ hai là trong dịp cao điểm của phong trào chỉnh đảng với TPB&PB mới đây. Ngày 22.10.12 ông Dũng cũng ra Quốc hội xin lỗi:
„Với trọng trách là Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, tôi nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn của người đứng đầu Chính phủ và xin thành thật nhận lỗi trước Quốc hội, trước toàn Đảng, toàn dân về tất cả những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý, điều hành, nhất là những yếu kém, khuyết điểm trong kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; một số tập đoàn, tổng công ty, điển hình là Vinashin, Vinalines, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, có nhiều sai phạm, gây tổn thất và hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt, ảnh hưởng lớn đến uy tín và vai trò của kinh tế nhà nước. „ (xxxiii)
Nhưng chỉ 3 tuần sau, ngày 14.11.12 Nguyễn Tấn Dũng đã phủ nhận trách nhiệm cá nhân và đổ lỗi cho tập thể Bộ chính trị và cho Đảng:
„Đảng lãnh đạo trực tiếp tôi, hiểu rõ về tôi, Đảng ta là đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội. Đảng đã phân công tôi tiếp tục làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội bỏ phiếu bầu tôi làm Thủ tướng Chính phủ thì tôi sẵn sàng chấp nhận và hoàn thành nghiêm túc mọi quyết định của Đảng, của Quốc hội“ (xxxiv)
Hai lần xin lỗi, rồi hai lần phủ nhận lời xin lỗi của mình, qua đó ông Dũng đã tự bộc lộ bản chất tráo trở, không còn biết tự trọng của một người cầm đầu chính phủ!
Chính vì thế, thất bại thê thảm của Nguyễn Phú Trọng trong việc không thuyết phục được Trung ương đảng ra kỉ luật với Nguyễn Tấn Dũng trong HNTU 6 đã làm bất bình và thất vọng rất lớn trong thành phần đảng viên. Trong cuộc tiếp xúc cử tri ở Hà nội vào 1.12.12 Nguyễn Phú Trọng đã phải nghe lời trách móc của TS Trần Viết Hoàn, nguyên giám đốc khu di tích Bác Hồ tại Phủ chủ tịch:
„ Dân chúng tôi căm giận những người tham nhũng, quan liêu đến cực điểm, nên dân chúng tôi lo cho nghị quyết trung ương 4 của Đảng, lo cho Luật phòng chống tham nhũng, nếu làm không kiên quyết, không triệt để thì nó lại về như cũ mà còn tồi tệ hơn. Việc phê bình, tự phê bình vừa qua gần như hòa cả làng. Gần như không thấy ai tốt, ai xấu, chẳng thấy bộ phận không nhỏ suy thoái đâu cả. Trên các văn bản vẫn là những điệp khúc muôn thuở. (xxxv)
***
Câu hỏi ở đây là, tại sao Nguyễn Tấn Dũng đã đi vào những sai lầm và thất bại nghiêm trọng như vậy, nhưng Nguyễn Phú Trọng vẫn bị Nguyễn Tấn Dũng quật ngược lại ngay tại HNTU 6?Sau ba HNTU và hai Hội nghị Cán bộ toàn quốc với nhiều thủ đoạn khác nhau, nhưng ông Trọng vẫn không thuyết phục được các Ủy viên Trung ương đứng về phía mình, ngược lại đa số rất lớn trong Trung ương đảng đã từ chối yêu cầu thi hành kỉ luật với ông Dũng. Sự kiện rõ ràng nhất là các ủy viên trong Bộ chính trị vài khóa về sau này đều như cá mè một lứa, không một nhân vật nào có uy tín và khả năng trội bật, chỉ là sống lâu lên lão làng và biết nhịn, biết nín! Nguyễn Phú Trọng cũng ở trong trường hợp này. Vì trong cuộc họp báo đầu tiên trong tư cách tân Tổng bí thư ông đã xác nhận cho tới ngày chót vẫn chưa biết ai sẽ làm Tổng bí thư. (xxxvi)
Cả trong cuộc bầu các Ủy viên Trung ương và Bộ chính trị khóa 11 ông Trọng cũng đạt được số phiếu rất thấp. Nhiều đảng viên không tin vào khả năng của ông Trọng là có cơ sở. Vì suốt gần hai thập niên có chân trong Bộ chính trị, trước khi nắm chức Tổng bí thư ông Trọng đã đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng, từ Bí thư Thành ủy Hà nội, Trưởng ban Tư tưởng trung ương (nay là Ban Tuyên giáo), Chủ tịch Hội đồng lí luận trung ương và Chủ tịch Quốc hội. Nhưng trong tất cả các chức vụ quan trọng này ông Trọng đã không tạo được một thành tích đặc biệt nào. Trái lại, tuy bề ngoài giữ phong độ giản dị, nhưng ông đã để lại các ấn tượng rất xấu trong Đảng cũng như ngoài xã hội về lập trường chính trị của ông: Nguyễn Phú Trọng là người CS cực kì giáo điều, rất thần phục Bắc kinh, đàn áp trí thức và coi thường nhân dân! Như vậy, ngoài uy tín thấp, ông Trọng lại chỉ tin vào cánh bảo thủ trong Đảng và mạt sát đảng viên tiến bộ, một bộ phận ngày càng lớn mạnh.
Sự thất bại thê thảm của Nguyễn Phú Trọng trong HNTU 6 chứng minh rằng, ông Trọng đã rất chủ quan và thiếu tầm nhìn, không thấy được hai việc: 1. Chủ trương duy trì độc đảng đồng thời để Kinh tế thị trường định hướng XHCN với việc để cho các tập đoàn và tổng công ti nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong hai thập niên vừa qua, nhất là dưới thời Nguyễn Tấn Dũng, khiến cho bọn tham quan như cá gặp nước tự do vùng vẫy. Vì thế bọn tham quan đã chiếm ưu thế ngay trong Trung ương đảng, từ các cơ quan then chốt trong đảng, các bộ trong chính phủ tới các cơ quan thành ủy, tỉnh ủy cả nước. Do đó trong HNTU 6 họ đã bảo vệ nhau và gạt yêu cầu kỉ luật với Nguyễn Tấn Dũng. 2. Trong tình hình như vậy thì giải pháp TPB&PT mà ông Trọng tin tưởng và thực hiện trong thời gian qua chỉ như cách gãi ghẻ đối với bọn tham quan. Nay ông Trọng –ví như một bác sĩ- phải nhìn thấy rằng, lần này món thuốc TPB&PB được ông coi là thần dược dù đã được ông cho con bệnh dùng liều lượng tới mức tối đa (qua việc các ủy viên trong Bộ chính trị và BBT phải trải qua mấy tuần và nhiều đợt TPB&PB, các Hội nghị Cán bộ toàn quốc và các HNTU), nhưng cuối cùng bệnh còn trầm trọng hơn. Chính vì thế Nguyễn Phú Trọng đã tâm sự về nỗi sợ hãi bị bọn tham quan trả thù: “kỷ luật mà không tính kỹ thì lại rối, mai kia là ân oán, thù hằn, đối phó, thành phe phái, rối nội bộ."(xxxvii) Lời nhìn nhận thất bại của người cầm đầu chế độ toàn trị đã cho thấy, sức mạnh của quyền-tiền đã đốt cháy đạo đức, bán đứng lương tâm; lợi ích nhóm và nạn sứ quân đang tung hoành ngay trong các cơ quan đầu não của chế độ toàn trị!
Chính vì vậy, những lời thề sắt đá „linh thiêng“, „hệ trọng“ kèm theo những lời đe dọa đanh thép suốt từ HNTU 4 (12.2011) tới HNTU 5 (5.12), rồi hai Hội nghị Cán bộ toàn quốc (2.12 và 8.12) và cả những cuộc họp TPB&PT ở các cấp cao nhất là Bộ chính trị và Ban bí thư kéo dài mấy tuần lễ kèm cả chồng hồ sơ dầy mấy trăm trang vạch tội bọn quan tham nhũng, bất tài, vô trách nhiệm và chỉ biết lo thu vén gia đình-đứng đầu là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cuối cùng không làm ai sợ và cũng chẳng thuyết phục được đa số trong Trung ương đảng. Vì thế HNTU 6 (10.12) phải coi là một cao điểm thất bại nghiêm trọng trong việc chỉnh đảng của Nguyễn Phú Trọng sau hai năm làm Tổng bí thư! Nó hoàn toàn đi ngược lại những kì vọng của Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố trong ngày bế mạc HNTU 4 (31.12.2011):
„Nếu Đảng ta không thật vững vàng về chính trị, tư tưởng; không thống nhất cao về ý chí, hành động; không trong sạch về đạo đức, lối sống; không chặt chẽ về tổ chức; không được nhân dân ủng hộ, thì không thể đứng vững và đủ sức lãnh đạo đưa đất nước đi lên.“ (xxxviii)
Vì thế, thay vì tiến tới đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự kình chống lẫn nhau ngay trong Bộ chính trị đã tới mức không còn coi nhau ra gì và công khai tấn công và chửi bới lẫn nhau. Vì thất bại đau đớn, bị phe của ông Thủ lột mặt nạ ngay tại HNTU 6 khiến ông Trọng trở thành Tổng ngố. Cho nên chỉ vài ngày sau HNTU 6 ông Trọng đã hằn học đe dọa „chưa phải là xong“. Còn Chủ tịch nước đã nhạo báng gọi Nguyễn Tấn Dũng là „đồng chí X“ và khuyên ông Dũng „không đủ uy tín thì nghỉ, ở làm gì nữa“ và còn thách đố "Nếu chúng ta hèn nhát thì làm đơn gửi cho Đảng chúng ta nghỉ, chúng ta rút lui đi để cho những người dũng cảm làm việc". (xxxix)
Hiện nay tình trạng sứ quân, một triều đình có hai vua nhiều chúa đã trở thành công khai. Sau khi cho nổi lửa cao ngất trời như hỏa diệm sơn nhưng chẳng thiêu được quan tham nào và bị tắt ngóm trong HNTU 6, nay phe ông Trọng đang tự an ủi đi kiếm củi để „nhóm lò“ lại. (xl) Như ông đã mời Bí thư tỉnh ủy Đà nẵng Nguyễn Bá Thanh –người nổi tiếng được coi là dám nói dám làm (?) - ra Hà nội làm Trưởng ban Nội chính trung ương, một Ban vừa được tái lập để giúp Nguyễn Phú Trọng trong công tác chống tham nhũng. (xli) Nhưng ông Thanh chưa ngồi nóng ghế Trưởng ban mới thì giữa lúc ông Trọng thăm Âu châu, Nguyễn Tấn Dũng đã vội vã tố cáo công khai Thành ủy Đà nẵng dưới thời của Nguyễn Bá Thanh đã có những sai lầm trong chính sách đất đai và gây thiệt hại cho công quĩ cả hàng ngàn tỉ đồng (xlii). Qua đó cho thấy, ông Dũng đã công khai coi thường người cầm đầu chế độ, tìm cách bẽ gẫy những quyết định và tính toán của ông Trọng. Giữa khi đó trong cuộc phỏng vấn đầu năm, khi hỏi về thất bại trong việc thực thi Nghị quyết Trung ương 4 mà cao điểm là HNTU 6, Trương Tấn Sang nay bảo là, „không lùi bước, không thể không làm“ và „không nên chán nản!“ (xliii)
Như vậy thật là rõ ràng, toàn Đảng và nhân dân đang chứng kiến tận mắt từng ngày những người có quyền lực cao nhất, đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng, đang xô đẩy Đảng và Chính phủ chống lẫn nhau rất kịch liệt. Thay vì tập trung tâm trí và sức lực vào việc giải quyết những khó khăn kinh tế, canh tân đất nước, tạo ấm no hạnh phúc cho nhân dân, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trước sự thôn tính của Bắc kinh thì họ lại đang dùng tiền bạc của nhân dân qua tiền đóng thuế và lợi dụng các cơ quan nhà nước để lập phe nhóm chống đối và thanh toán lẫn nhau rất tàn bạo và tồi tệ!
(Xin theo dõi phần III: Nội trị: Đàn áp trí thức, thanh niên và coi thường nhân dân)
25.1.2013
Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013
Bùi Tín - Mõm mòm mom!
Bùi Tín
Bạn đã bao giờ đau răng chưa? Đã bao giờ bạn có chiếc răng sâu bị lung lay, rồi lung lay dữ dội chưa?
Đã bao giờ bạn bị một chiếc răng sâu, đau đớn, lung lay dữ dội đến độ mõm mòm mom chưa? Và khi chiếc răng đã lung lay đến độ mõm mòm mom, chỉ cần một sợi chỉ buộc vào chân răng, dứt phựt một cái là đi đời một chiếc răng, thoát một cơn đau khó chịu, có khi nhức lên óc, nhẹ hẳn người, phải không bạn?
Hôm nay nhân ngày đầu năm 2013, tôi xin phép bạn mượn chuyện nhổ chiếc răng sâu đã mõm mòm mom để thưa chuyện với bạn về tình cảnh của đảng CS Việt Nam khi bước vào năm 2013 này.
Vâng, thưa bạn đã đến lúc phải nói cho thật minh bạch sự thật ở nước ta, dù là sự thật có đáng buồn đến đâu cho một số người.
Đảng CSVN hiện nay không còn nữa. Nó không còn như xưa nữa. Nó không còn là một chính đảng, một đảng chính trị nữa. Cả 14 vị trong Bộ Chính trị, 200 vị ủy viên chính thức và dự khuyết Trung ương đảng có ai nằm trong tù đế quốc đâu, có ai thực sự tham gia chiến đấu đâu, trải qua hy sinh gian khổ đâu. Họ chỉ là tầng lớp hưởng thụ. Họ chỉ biết hưởng thụ, hưởng thụ nữa, hưởng thụ ngày càng nhiều thêm mãi. Có lớp lãnh đạo nào giỏi đếm và tích lũy tiền của như họ hiện nay ?
Hàng chục tỷ, trăm tỷ, ngàn tỷ đồng, hàng trăm ngàn đôla, hàng triệu đôla cứ ngon ơ. Tài phiệt xưa, đại điền chủ xưa phải gọi họ bằng «cụ». Còn có ai giữ phương châm mà đảng viên CS nào cũng thuộc nằm lòng khi vào đảng: «lo trước cái lo của thiên hạ, hưởng sau cái vui của thiên hạ », để lao lên phía trước cướp của của thiên hạ, đạp dân lại phía sau cho đói nghèo bệnh hoạn, bất kể là mẹ liệt sỹ hay gia đình thương binh, gia đình cựu chiến binh.
Đảng CS trong cơn suy thoái không gì kìm hãm nổi đã lựa chọn dứt khoát tôn thờ tiền bạc phi nghĩa, quay lưng lại với nhân dân, với dân tộc, đã dứt khoát chọn con đường quỵ luỵ với bành trướng, đàn áp thẳng tay người dân yêu nước, thực hiện chính sách cảnh sát trị với đồng bào ruột thịt của mình. Nó đã tự sát.
Tình hình đã mõm mòm mom từ cuối năm 2010 khi gần 30 trí thức tiêu biểu của đất nước, tất cả là đảng viên cao cấp do Bộ Chính trị trực tiếp quản lý, nhất trí cao độ bác bỏ triệt để cơ sở lý luận, ý thức hệ chính trị kinh tế của Đại hội XI năm 2011, tuyên chiến với tất cả các văn kiện Báo cáo Chính trị, Cương lĩnh và Chiến lược của đại hội này, để đến Tết năm 2012 lại tụ nghĩa ở trụ sở báo Tia Sáng giữa thủ đô Hà Nội nhằm khẳng định một lần nữa con đường sai lầm bế tắc của đảng CS - không có lực luợng giám sát, kềm hãm, ngăn chặn và thay thế, không có phanh hãm khi đang lao xuống vực thẳm, mất gốc chân lý, mất gốc dân tộc và nhân dân.
Tình hình mõm mòm mom khi mạng bauxite xuất hiện với hàng vài ngàn chữ ký công khai ghi rõ tên tuổi địa chỉ của tập thể trí thức dân tộc, kéo còi báo động nguy cơ mất nước khi nhà nước nhượng bộ cho bọn bành trướng sang khai thác bauxite ở Tây Nguyên, với đội quân ngầm đội lốt công nhân; rồi hàng ngàn, hàng vạn trí thức dân tộc đòi công lý cho luật sư Cù Huy Hà Vũ; hàng vạn trí thức nữa đòi công lý cho 3 nhà báo yêu nước Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải và các chiến sỹ yêu nước và dân chủ khác…
Tình hình mõm mòm mom khi liên tiếp 11 chủ nhật trong mùa hè năm 2011 và ngày 9 tháng 12 năm 2012, hàng trăm, hàng ngàn bà con Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Huế, Cần Thơ… xuống đường ôn hòa nhưng kiên định, hòa bình nhưng bất khuất, khẳng định không ai có quyền ngăn cản lòng yêu nước, thương dân, chống quân xâm lược. Hàng loạt nữ nhi kiên cường xuất hiện: Phạm Thanh Nghiên, Lê Thị Công Nhân, Huỳnh Thục Vy, Bùi Minh Hằng, Nguyễn Phương Uyên, Đoan Trang, Dương Thị Xuân, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh…
Tình hình mõm mòm mom cho đảng CS cáo chung khi hàng chục nhà luật học, luật sư, hàng trăm nhà báo, blogger tự do, hàng trăm nhà văn nhà thơ nhạc sỹ tiêu biểu của nghĩa khí và văn hóa Việt Nam đứng thẳng dậy dành quyền sống tự do cho nhân dân… với lời tuyên ngôn của nhà thơ - chiến sỹ trẻ Bùi Chí Vinh:
Quý vị như thế mới là quý vị
Vô cảm, vô lương, vô đạo đức, vô thần
Tôi rách rưới như một thằng thi sĩ
Nhưng hiểu thế nào là sức mạnh nhân dân
Tính hình mõm mòm mom khi Bí thư đảng ủy Bộ Ngoại giao kiêm Phó Ban biên giới Nguyễn Duy Chiến đăng đàn nói huyên thiên rằng «Trung Quốc cắt cáp của ta cũng như cha mẹ yêu con cho roi cho vọt», liền bị lên án tới tấp và dạy dỗ đến nơi đến chốn, từ đó câm tịt.
Cũng như mới đây, viên đại tá Trần Đăng Thanh nói năng lảm nhảm bị công kích kịch liệt không kịp chống đỡ, không ai dám bênh. Như thế cũng đủ thấy đảng CS đã lâm vào khốn quẫn cả về lý luận lẫn thực tiễn đến mức nào. Thời thế nào gian hùng ấy, đảng CS vào giai đoạn thoái trào chỉ sinh ra được những quái thai.
Hãy nghe một nhân vật cừ khôi của đảng CS, đáng bậc thầy của Trần Đăng Thanh, là Giáo sư Thiếu tướng Đặng Quốc Bảo, từng là ủy viên Trung ương đảng, nguyên trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Bí thư thứ nhất Đoàn Thanh niên CS, người nổi tiếng là có tư duy độc lập, từng được coi là có sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với tuổi trẻ thủ đô trong các cuộc diễn thuyết, công khai phát biểu «Tai họa sẽ đến Việt Nam nếu những người lãnh đạo không nhìn rõ, không thấy được Trung Quốc là một đối thủ nguy hiểm ; Việt Nam cần tồn tại và phát triển, phải có ý chí, có trí tuệ, phải mạnh lên, phải liên minh với các nước khác, như với Ấn Độ, Nga, Nhật Bản thậm chí cả Hoa Kỳ». (Trò chuyện với Đặng Quốc Bảo ngày 26/6/2009).
Đây là lời phê phán nghiêm khắc ngay thẳng của ông giáo sư thiếu tướng đối với tên Đại tá Trần Đăng Thanh. Cần chỉ rõ thêm chính ông Đặng Quốc Bảo đã khẳng định cả cái giống cộng sản đều là độc tài, dù là ở Nga hay ở Tàu, dù ở Bắc Hàn hay Cu Ba và Việt Nam, đều là độc tài chống nhân dân, nên cũng chính ông đã thấy cái đảng này đã mõm mòm mom, sắp rơi rụng đến nơi rồi vậy, nếu không cải tà quy chính, thực hiện dân chủ hóa đa nguyên.
Khi ông Lê Hồng Hà, nguyên Chánh văn phòng kiêm đảng ủy viên Bộ Công an từ bỏ đảng CS, khi ông Nguyễn Trung Thành, vụ trưởng vụ bảo vệ đảng, cánh tay phải của Lê Đức Thọ, từng thụ lý vụ án «xét lại - chống đảng» lên tiếng minh oan cho 34 đảng viên CS bị tù đầy và đòi khôi phục danh dự cho họ, thì chính các nhân vật ấy cùng một loạt các nhân vật Cộng sản ly khai như Trung tướng CS Trần Độ, Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, Đại tá Phạm Quế Dương, Viện trưởng Hoàng Minh Chính, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang, Đại tá nhà văn Phạm Đình Trọng, và gần đây là Tiến sỹ Đỗ Xuân Thọ đã công khai đốt thẻ đảng khi đảng vẫn tôn thờ cái lý luận Mác-Lê lẩm cẩm. Tất cả đã dồn đảng CS vào tử huyệt hôm nay, tất cả đều có vinh dự nhân danh công lý, chính nghĩa, nhân danh nhân dân và dân tộc sớm đóng mỗi người một chiếc đinh của mình lên cỗ quan tài của đảng CS.
Cho đến thanh niên thế hệ trẻ cũng sớm đoạn tuyệt với Mác - Lênin như đảng viên trẻ Nguyễn Chí Đức ngay trước khi bị đạp giày vào mặt, đã «không chịu nổi cảnh xa hoa khệnh khạng ăn tục nói phét của cấp trên» để xin chào từ biệt đảng, «một đi không trở lại».
Từng là người Cộng sản từ khi trẻ ham lý tưởng, một phần do thời thế đưa đẩy, tôi rất hiểu tâm trạng của nhiều đảng viên tuy đã chán ngấy với cái ý thức hệ vòng vo, cái lý luận Mác Lê ngụy biện, cái lý tưởng ảo ảnh hàng mã của nó, nhưng vẫn có lúc ngại ngùng, không quả đoán dứt tình. Đó còn là vì cái chế độ này quá xảo quyệt, chuyên nghề ăn gian nói dối. Khi nó chưa được công khai hoạt động thì nó lớn tiếng đòi đa nguyên đa đảng, khi nó không được quyền ra báo thì nó ra rả đòi tự do ngôn luận, tự do báo chí, nhưng khi cướp được quyền rồi thì nó cấm mọi quyền tự do còn hơn bọn phát xít. Nay nó sợ nhất là tổ chức, dù là tổ chức đối lập xây dựng cho nó.
Biết bao người như Phó Thủ tướng Trần Phương, Phó Thủ tướng Vũ Khoan, ủy viên Ban Bí thư Trung ương Nguyễn Đình Hương (Mười Hương), Tướng Đồng Sỹ Nguyên, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tướng Công an Nguyễn Tài…từng phê phán ngay thật đảng đã mất hoàn toàn tính tiền phong. Như Viện trưởng kinh tế Trần Đình Thiên, Viện trưởng kinh tế thế giới Võ Đại Lược, các trí thức có thực học, thực tài như Nguyễn Quang A, Nguyễn Trung, Phạm Chi Lan, Dương Thu Hương, Thứ trưởng thỷ lợi Trần Nhơn, nhà sư phạm Phạm Toàn… từng nhận định phiên tòa xử luật sư Hà Vũ là «lưu manh». Như nhà xã hội học Tương Lai cho rằng phiên tòa xử các nhạc sỹ Việt Khang và An Bình là «phát xít». Như nhà văn Võ Thị Hảo cho rằng đảng CS «hành động kiểu côn đồ và ngu muội hóa nhân dân»…
Làm sao kể cho xiết những người trí thức chân thành không còn một sự kính trọng nào với đảng, với lãnh đạo. Hàng ngũ họ tăng lên từng ngày. Mới đây những vị Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm, Tương Lai, Hồ Ngọc Nhuận đã đứng hẳn về phía nhân dân xuống đường.
Bởi vì rõ ràng cả về đức, về tài, về lý luận chính trị, về học thuyết kinh tế, về đường lối đối ngoại, các nam nữ trí thức dân tộc trên đây đều xứng đáng là bậc thầy của tất cả các ủy viên Bộ Chính trị và tất cả ủy viên Trung ương hiện nay ; họ xứng đáng là thầy học để huấn luyện lại, lên lớp lại, giảng bài lại cho tất cả các tiến sỹ vẹt mang bộ óc bã đậu trong cái Học viện Chính trị Quốc gia u tối đến thê thảm, chỉ sản sinh ra những kẻ ngu ngốc thậm tệ như Nguyễn Duy Chiến, Trần Đăng Thanh…
Các trí thức chân chính trên đây thực sự đã ly khai đảng dứt khoát trên lý trí rồi. Chỉ còn rơi rớt chút tình cảm và tý ty quyền lợi. Họ là hàng vạn, hàng vạn vốn quý của dân tộc, là tài sản tinh thần vô giá của nhân dân, do hồn thiêng sông núi hun đúc nên. Với đảng Cộng sản, nay họ có thể lẩy Kiều bằng một câu: Tình trong đã đứt, miệng ngoài còn e thay cho Tình trong như đã,mặt ngoài còn e.
Vậy xin các vị, xin các bạn (vì tôi từng quen khá thân, khá rõ một tỷ lệ không nhỏ các vị trên đây) xin hãy làm một cố gắng có ý nghĩa, xin đừng e ngại gì nữa, hãy cùng buộc một sợi chỉ thòng lòng vào chiếc răng sâu đã hết thời sử dụng, cùng giật một cái để khai tử cho nó, rồi cho nó vào bảo tàng, theo chân gần một trăm đảng CS đã lần lượt vào nghĩa địa của nhân loại chỉ trong hai chục năm lại đây. Sự chia tay nào cũng có chút ngậm ngùi, nhưng có khi dứt tình là giải thoát, là nhẹ gánh, là yên lòng và thanh thản từ đây. Để còn lo chuyện khác.
Đây sẽ là hành động anh hùng của các vị và các bạn, thực sự cứu dân, cứu nước, bù đắp những lầm đường lạc lối quá dài vừa qua, trở về với nhân dân và dân tộc, với chính nghĩa và lẽ phải, thuận theo nền văn minh kiến thức của loài người và thời đại mới, cùng nhau mở ra kỷ nguyên dân chủ tự do, mở ra sinh lộ cho Việt Nam.
Không có đảng chính trị nào là thiêng liêng, thần thánh, trường cửu cả. Đảng chính trị xét cho cùng chỉ là phương tiện trong tay con người, con người sanh ra nó, giao cho nó nhiệm vụ, sử dụng nó vì lợi ích chung của dân tộc, của nhân dân. Khi nó không còn trung thành, tự tư tự lợi, tự nó phản bội nhân dân và dân tộc thì ta loại bỏ nó đi không thương tiếc, và cùng nhau lập một tổ chức chính trị mới, theo đúng quyền công dân tuyệt đối bất khả xâm phạm, theo đúng hiến chương Liên Hiệp Quốc và Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, không một ai có quyền cấm cản. Việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh cho công an ngăn cấm hình thành tổ chức đối lập là một quyết định phi pháp, vi hiến, không có mảy may giá trị. Xin nhớ trong bản cáo trạng nguyên Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak có ghi tội «phản nhân dân, ra lệnh giải thể Đảng Công lý và Đảng Vì dân, ra lệnh đàn áp lực lượng đối kháng xuống đường, 2 tội này có thể bị tử hình hai lần».
Đây nên là chủ đề nóng bỏng, cấp bách, hệ trọng, lý thú nhất mà anh chị em trí thức ta tự nhận là lương tri, trí tuệ, tâm huyết của nhân dân và dân tộc rất nên cùng nhau bàn bạc trao đổi ngay từ ngày đầu năm 2013 và trong dịp Tết Nguyên đán sắp đến.
Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012
Cao Huy Thuần - Từ bao giờ và bằng cách nào người Nhật thoát ra khỏi quỹ đạo tư tưởng của Trung Quốc? (Tiếp theo và hết)
Cao Huy Thuần
(Tiếp theo và hết)
Cơ sở xã hội của tư tưởng Sorai
Trong 80 năm đầu củng cố quyền lực,
ổn định xã hội, tiếp theo một thời gian cực loạn, triều đại Tướng Quân Tokugawa
đã lấy Tống Nho làm hệ ý thức, cắt đứt mọi liên lạc với bên ngoài, biệt lập với
thế giới, bế môn tỏa cảng. Xã hội được ổn định thật đấy, nhưng với thời gian xã
hội nào mà không biến chuyển?
Trước hết là biến chuyển về văn hóa.
Tướng Quân thứ năm, Tsunayoshi, ra sắc lệnh buộc các samourai phải học văn
chương chữ nghĩa, ngoài phép tắc lễ nghĩa trên dưới. Ý của Tướng Quân là dựng
lên một chính quyền nho sĩ. Khổng Miếu được xây ở Phủ chúa, Edo, giáo dục được
mở mang, thơ phú được diễn giảng khắp nơi, chúa tôi hồ hởi đàm luận chữ nghĩa
trong các hội trường, nhà nhà vang dội thánh điển Khổng Mạnh. Được Tướng Quân
yêu chuộng, khuyến khích, thơ và nghệ thuật phát triển rất nhanh, trổ ra thành
nhiều trường phái độc lập, tranh đua nhau phản ứng lại truyền thống. Bashô xuất
hiện trong thơ hài cú phô sắc. Văn chương bắt đầu có dấu hiệu hiện thực với
Saikaku mô tả thế giới ăn chơi ở Edo. Kịch nghệ vụt trưởng thành, mở ra cho
giới thị dân có tiền thú tiêu khiển mới. Hội họa khoác áo tươi mát, cởi mở hơn,
đáp ứng thị hiếu mới của giới ăn chơi. Tóm lại, trong mọi lĩnh vực của văn hóa,
tính sáng tạo nảy nở, đơm bông kết trái.
Những hình thái văn hóa mới đó đem
vui đến cho đời sống trở nên thoải mái hơn của dân thị thành, nhưng rốt cuộc
lại bị dân thị thành biến đổi, và dân thị thành ở đây, đặc biệt là ở ba thành
phố lớn nhất, Edo, Kyôto, Osuka, là giai cấp mới đang lên, nhờ kinh tế
mở mang. Có tiền, họ phung phí tiền vào những chuyện ăn chơi quá lố, văn hóa
rốt cuộc rồi cũng lố lăng. Phụ nữ diện rất sang, bắt chước các cô gái ở khu ăn
chơi, áo quần đắt tiền từ ngoài đến trong, phấn son lược là cực kỳ đỏm đáng,
trương của trên khắp thân hình, mệnh phụ phu nhân ngày xưa nằm mơ cũng không
dám thế. Giới samourai bắt chước theo. Trước, các vị ấy không có cả chiếu trải
nhà. Bây giờ, nhà cao cửa rộng, áo lụa xênh xang, đầu chải dầu, gươm nạm vàng
bạc, kẻ dưới ăn diện không thua bậc trên, kể cả các chú võ sĩ trẻ hầu hạ trong
các gia trang, xa hoa hỗn tạp.
Dưới đã vậy, trên khỏi nói. Cách ăn,
cách ở, cách đầy tớ gia nhân hầu hạ, cung phụng, bái rước mỗi khi ra đường,
nghi lễ đám cưới, đám tang hoành tráng không thua gì chốn cung đình, nhất cử
nhất động tiền vung như nước.
Các chỗ ăn chơi phồn vinh như trúng
số, ban ngày là thiên đường, ban đêm là lạc cung, giới võ sĩ cũng lân la đến
nếm mùi, cả trên lẫn dưới. Ăn chơi đã trở thành mục tiêu của đời sống, mọi quan
tâm khác, nhất là chính trị, tan biến trong đầu, đầu ai còn tơ tưởng đến đổi
mới với cải tổ, tướng quân chỉ cần kín đáo tặng một nhát gươm. Nhất trí, võ sĩ
và giai cấp thị dân mới giàu cùng vui chơi, cùng hưởng thụ một thời đại thanh
bình, văn hóa phát triển, chính trị ổn định, đỉnh cao nhất của triều đại
Tokugawa.
Nhưng đó là bộ mặt phồn vinh ở bên
ngoài. Ở bên trong, biến đổi cứ âm thầm tiến tới, bước từng bước chậm nhưng
chắc nịch, phá hủy dần dần quyền lực của chế độ phong kiến Tokugawa dựa trên sự
phân chia giữa giai cấp võ sĩ với ba giai cấp kia. Bắt đầu là biện pháp thả
lỏng việc phong đất cho chư hầu và tình trạng các võ sĩ tập trung về thành phố.
Đặc điểm của chế độ phong kiến là kết hợp quyền lực và sở hữu đất đai. Bây giờ,
tách rời quyền lực ra khỏi việc quản trị trực tiếp đất đai tức là đào mồ cho cả
chế độ. Anh chư hầu được phong đất còn có chút liên hệ với đất thông qua đất
được phong và phẩm vật phải cống cho thượng cấp, nhưng bây giờ, đối với phần
đông giới võ sĩ, toàn là võ sĩ cấp dưới cả, chút liên hệ với đất đai đó chỉ còn
tính cách rất tượng trưng qua việc hưởng lương trên thóc của nông dân nộp. Chưa
hết, Nhà nước đã bắt đầu đúc tiền, kinh tế bắt đầu đi vào kinh tế tiền tệ, mà
tiền thì càng ngày càng phải đúc thêm để trả lương cho các samourai càng ngày
càng tập trung về kinh đô và thành phố. Đời sống của các samourai lúc trước dựa
trên lợi tức của đất, vững chắc, bây giờ dựa trên tiền càng ngày càng mất giá.
Đến nhà thổ, đâu có vác thóc đi theo để trả cho các em? Tiền đâu để xài sang?
Tướng Quân Tsunayoshi hào phóng hậu
đãi chư hầu và võ sĩ được một thời phồn vinh, nhưng sau ông, khó khăn về kinh
tế và tiền tệ trở thành bất trị, ngân sách Nhà nước cứ chi bội thu. Các Tướng
Quân không có biện pháp gì khác ngoài việc cứ đúc thêm tiền, cả tiền vàng tiền
bạc. Càng đúc, giá càng lên, samourai càng cạn túi, tiền càng đổ xô chui vào
hầu bao của giới thương nhân. Võ sĩ đem thóc ra đổi tiền, ban đầu đổi ra tiền
vàng, sau tiền vàng mất giá, đổi ra tiền đồng để tiêu hàng ngày. Gạo cơm mắm
muối ngày nào cũng chừng ấy, không giảm, mà tiền đồng thì khan, có nghĩa là
tiền đồng lên giá, võ sĩ càng túng. Các Tướng Quân giải quyết bằng cách đúc
tiền "nặng", giá gấp mười lần đồng tiền cũ. Nhưng dân không ưa tiền
ấy, không chịu dùng, chính quyền ép mấy cũng không được, dọa nạt cũng bằng
thừa. Đến một lúc thì chuyện lạ ắt phải xảy ra: dân không nghe nữa. Tướng Quân
chết giữa cơn hỗn loạn tiền tệ, nào vàng, nào bạc, nào đồng mà tỷ hối cứ thay
đổi bất thường, chưa kể vàng bạc cũng biết tìm đường vượt biên ra khỏi nước,
định cư nơi nào đắt giá hơn.
Tình trạng bất lực kéo dài cho đến
Tướng Quân thứ 8, Yoshimune (1684-1751). Ông này áp dụng một chính sách khắc
khổ, giảm chi, giảm tiêu, từ Tướng Phủ đến dân chúng. Nhưng tình trạng vẫn
không khá, Nhà nước phá sản, không đủ tiền để trả lương cho chư hầu. Rốt cuộc,
để cứu nguy, ông phải nuốt nhục dùng đến một biện pháp cùng đường: buộc các chư
hầu (daimyô) có một lợi tức bằng hoặc cao hơn 10 000 koku phải biếu ông
một "tặng phẩm bằng thóc" tương ứng với 1% của lợi tức. Ngược lại,
ông miễn cho họ một nửa nghĩa vụ phải ở kinh đô. Chế độ phong kiến ở Nhật buộc
chư hầu phải thay đổi chỗ ở, một nửa thời gian ở địa phương, một nửa thời gian
ở kinh đô. Bây giờ cột trụ phong kiến ấy sụp đổ (từ 1722 đến 1730) chỉ vì khó
khăn ngân sách.
Họa vô đơn chí, khổ vì chuyện tiền,
võ sĩ còn khổ vì chuyện thóc. Giá thóc cứ tụt, rồi đến năm 1728 thì rơi tõm vì…
quá được mùa. Nhưng giá gạo cơm mắm muối thì không tụt mà cứ thăng thiên. Tiền
thì túi rỗng mà ăn chơi xả láng thì quen thói, võ sĩ không trở về lại được nữa
với thời yên ngựa thanh gươm, dần dần lệ thuộc vào giới ngân hàng, giới cho
vay, phất lên giàu sụ nhờ khai thác tỷ hối lên xuống giữa vàng và bạc, nhờ giá
hàng của vật phẩm tiêu dùng lên vọt như pháo bông. Đồng thời, chính sách xây
nhà, nhất là sau những thiên tai, tạo ra bổng lộc béo bở cho các nhà thầu, cho
các tay buôn gỗ.
Chưa bao giờ giới thương gia thượng
phong đến thế! Trật tự trên dưới giữa hai giai cấp, võ sĩ và phú thương, đảo
ngược, trời nằm dưới, đất ở trên. Chư hầu cao cũng như chư hầu thấp cúi rạp đầu
trước phú thương để xin ân huệ, xin tha những lỗi đã phạm, xin khất nợ, xin vay
thêm tiền để tiếp tục xa hoa. Trước, võ sĩ xưng hô trịch thượng với thị dân;
bây giờ, gặp phú thương đều phải gọi "ngài" như nhau, ngài này với
ngài kia, bình đẳng. Trước mắt phú thương, khách hàng là khách hàng, ai cũng
như ai, gươm đeo bên hông hay không cũng vậy. Họ nói: võ sĩ có gươm, ta đây có
gái geisha, ai làm ai lác mắt? Họ lại nói: gươm chém đầu được, nhưng
chém tiền thử coi! Tiền vào là gươm tè ra nước!
Tuy nhiên… tuy nhiên cũng phải nói
điều này: tất cả giới phú dân vừa phất lên ấy đều ăn bám vào quyền lực phong
kiến, tất cả đều là "tư bản thương gia" chẳng có khả năng gì sáng
tạo ra những phương thức sản xuất mới, phần đông làm giàu chỉ nhờ cho vay
nặng lãi một cách hợp pháp. Nương vào quyền lực phong kiến mà phất, phất lên
nhờ hút máu từ thuế của nông dân nộp cho lãnh chúa, kiếp giàu của họ rất mong
manh. Họ ý thức chứ: Tướng Quân nổi giận là họ đi đời. Cho nên, ăn chơi cho hả
là triết lý sống, vất tiền vào thanh lâu như vất rác, yến tiệc hơn cung đình,
xe ngựa lầu son tang bồng phỉ chí. Tất cả giới phú thương đó không tạo ra nổi
cái bóng mờ của "giai cấp trung lưu", "bourgeois",
đầu óc chẳng có chút lý tưởng gì tương tự giới doanh nhân đồng thời lúc ấy ở bên
kia trời Âu như Weber mô tả.
Sĩ nông công thương… vị thế tương
quan giữa sĩ và thương là như vậy. Còn cột trụ thứ hai của chế độ phong kiến -
nông dân - thì sao? Thì âm thầm chịu đựng, như chịu đựng từ bao thế kỷ.
Từ đầu, các Tướng Quân Tokugawa đã
nghĩ ra mọi biện pháp để thu thuế, thuế là cơ sở kinh tế của quyền lực họ nắm.
Mọi biện pháp đều tốt dù xâm phạm vào đời sống riêng tư, ăn uống mặc ngủ… Nông
dân phải ăn thế nào? Ăn ngũ cốc hạng bét, ít gạo. Uống làm sao? Cấm uông sakê,
cấm uống trà. Một trà một rượu, hai thứ ấy cấm. Mặc sao đây? Cho phép mặc áo
bông, nhưng cấm đụng đến vải sang, dù để làm cổ áo hoặc thắt lưng cho đẹp.
Trồng trọt thế nào? Để dành đất mà trồng ngũ cốc, không được trồng thuốc lá.
Còn vợ con phu thê, cái thứ ba lăng nhăng ấy, tha hồ chứ? Luật dạy: được rẫy vợ
khi vợ không săn sóc chồng đàng hoàng, khi vợ có thói uống trà nhiều quá, thích
vui chân dạo chơi nơi này nơi nọ. Ngược lại, dù vợ xấu như ma lem mà sửa túi
nâng khăn tươm tất thì phải thương yêu hết mực.
Tất cả những cấm kỵ răn bảo đó đều
được luật quy định. Và luật phê: như thế thì nông dân sẽ có một đời sống yên
lành, vô tư, sau khi đã làm xong nghĩa vụ nộp thuế. Giả dụ như có anh nông dân
nào chịu cường hào ác bá không nổi, muốn bỏ làng mà đi, qua sống làng khác,
được chăng? Được chứ! Thoải mái, sau khi đã nộp thuế không thiếu một hạt thóc.
Ấy, nông dân âm thầm… Nhưng có cái
gì mà không biến đổi, kể cả cái âm thầm chịu đựng của anh nông dân? Kinh tế
thương mại, kinh tế tiền tệ phát triển vào tận nông thôn, ảnh hưởng lên đời
sống của nông dân. Việc thu thuế càng ngày càng khe khắt vì giới võ sĩ càng
ngày càng nghèo túng. Kinh tế đổi chác, đổi thóc lấy hiện vật nhường chỗ cho
tiền, khí cụ trao đổi. Nhưng ảnh hưởng kinh tế, dù lớn, cũng không lý thú bằng
ảnh hưởng văn hóa, cái thứ văn hóa ăn chơi xa xỉ của phú dân thành thị. Bị siết
chặt đủ thứ trong đời sống riêng tư, anh nông dân rướn cổ tìm chút không khí
tươi mát bằng cách bắt chước ăn chơi ở thị thành, mặc cho Tướng Quân ban thêm
sắc lệnh nhắc nhở bổn phận ăn mặc ngủ nghỉ. Nông dân gánh trên vai hai thúc
bách mâu thuẫn: vai này nhắc thuế nặng hơn, vai kia xúi dại ăn chơi chút đỉnh.
Hậu quả tất nhiên là thế: giữa nông dân và lãnh chúa "địa chủ", hận
thù chồng chất.
Đã thế, thâm nhập của tư bản thương
mại vào nông thôn tất phải đưa đến việc thu hút đất đai vào quy trình tiền tệ.
Trên nguyên tắc, đất đai trồng trọt cấm không được mua bán; nhưng luật đó bị cả
trăm biện pháp vô hiệu hóa. Rốt cuộc, một mặt, trên nguyên tắc, đất bị tập
trung; một mặt, trên thực tế, đất bị phân tán. Nông dân, cùng đường, chỉ còn có
cách duy nhất thôi, quá quen thuộc trong lịch sử, là nổi loạn. Từ 1704 đến
1735, đếm sơ sơ 40 vụ nổi loạn, gấp đôi so với trước. Đến 1750 thì tình trạng
nông dân bi đát đến mức đe dọa cả chế độ phong kiến.
Bức tranh xã hội kể trên đưa đến
nhận định gì? Đàng sau lớp son tráng lệ của văn hóa thời Tsunayoshi (thường gọi
là văn hóa Gensoku) dâng lên, ở thành phố cũng như nông thôn, một thái độ chống
đối, nơi này tiêu cực, nơi kia tích cực, tất cả hợp lại thành nước thủy triều
làm nứt đê, đẩy chế độ phong kiến đến chỗ phải xét lại. Nhưng chống đối, tiêu
cực hoặc tích cực, đều không đủ mạnh để đập vỡ chế độ. Dù lung lay, phong kiến
Tokygawa vẫn tồn tại. Nói cách khác, đây đúng là tình trạng chuyển tiếp,
giao thời. Đúng là bối cảnh xã hội để Sorai "chính trị hóa" Khổng
giáo.
Thật vậy, nếu xã hội vững chắc, ổn
định, một tư tưởng xét lại sẽ không có chỗ đứng, tâm lý con người lúc đó ai
cũng thấy lạc quan. Chỉ khi nào xã hội biến đổi, giai cấp thống trị cảm thấy bị
đe dọa, khi đó một vài đầu óc nhạy bén mới cảm thấy có khủng hoảng, mới đặt vấn
đề tư tưởng chính trị lên hàng đầu. Nhưng, mặt khác, nếu xã hội tham nhũng,
nhầy nhụa, xáo trộn đến mức vô phương cứu chữa thì hoạt động trí thức cũng bầy
nhầy, nhem nhuốc, lấp liếm rỗng tuếch trong phê phán bằng tiếu lâm với ngụ
ngôn. Chính ở giữa hai tình trạng đó, hai giới hạn đó, một tư tưởng chính trị
có tính chiến đấu, có khả năng đốp chát với thực tại, mới có thể trỗi dậy.
Sorai đúc kết được tư tưởng của ông, chối từ lạc quan của Tống Nho, "chính
trị hoá" Khổng giáo, chính là nhờ ông đã sống ở giữa hai giới hạn ấy.
Sorai là "nhà tư tưởng về khủng hoảng" lớn đầu tiên mà xã hội
Tokugawa đã sản xuất. Bênh vực ông hay chống lại ông, trí thức sau ông đều là
con đẻ của ông, bởi vì đều chịu ảnh hưởng vô cùng lớn của ông, nhất là trên mặt
phương pháp.
Sau Sorai: Norinaga
Sau Sorai, một học phái khác xuất
hiện, chế ngự thế giới trí thức của Nhật: học phái "nghiên cứu quốc
học" mà chủ xướng là Motoori Norinaga (1730-1801). Hai ông khác nhau như
hai thái cực, nhưng ông này có thể được xem như sợi dây nối dài của ông kia
trên mặt lập thuyết. Học phái "nghiên cứu quốc học" đả kích Khổng
giáo tận cội rễ, thay thế bằng việc đề cao lịch sử và văn học của Nhật. Họ nói:
Thánh nhân hoặc Vua Xưa của Tàu là Vua và Thánh nhân của Tàu, bởi vậy giáo huấn
của họ chẳng thích hợp gì để hiểu đặc điểm riêng của lịch sử Nhật. Thay vì
Thánh ấy và Vua ấy, Norinaga đề cao các vị thần đã tạo ra nước Nhật. Thay vì
thánh điển của Tàu, ông đưa ra thi và thư, đầy diễm lệ, đã kể chuyện nguồn gốc,
đã sinh thành ra văn hóa của nước ông. Ta có thể đoán trước: học phái
"nghiên cứu quốc học" góp phần tạo ra cơ sở ý thức hệ cho phong trào
phục hưng lại quyền của Vua đã bị Tướng Quân tước đoạt, và, sau đó, của chủ
nghĩa dân tộc đã đưa nước Nhật đến chiến tranh. Chuyện đó không nói ở đây. Ở
đây chuyện để nói là: qua tư tưởng của Sorai và Norinaga, chính trị, lịch sử và
văn chương, trước đây bị Khổng giáo buộc chặt thành hệ thống, bây giờ bị tách
biệt ra với nhau. Từ sự tách biệt đó, ý thức về hiện đại manh nha. Tuy vậy,
lịch sử vẫn luôn luôn đòi hỏi phải cắt nghĩa. Phải giải thích cho bằng được ý
nghĩa ẩn nấp sau các sự kiện. Không còn là tấm gương luân lý nữa thì nó là cái
gì? Cái gì còn giữ mãi hoài niệm về một quá khứ hài hòa đã mất? Ước muốn tìm
lại sự thống nhất nguyên thủy giữa quyền lực và lễ nghi, sự gần gũi giữa người
và thần, sẽ đưa đến việc thành lập chính quyền Minh Trị, đặt cơ sở trên cá nhân
của Thiên Hoàng, người nắm mọi uy quyền, người có nguồn gốc thần linh, như thuở
trước.
Nhưng trước khi đi đến kết luận đó,
hãy trở về với mối liên hệ giữa Sorai và Norinaga. Có thể nói là có liên hệ
không, khi Norinaga chỉ trích học thuyết của Sorai là vẫn còn nô lệ tư tưởng
của Tàu? Có thể. Đó là liên hệ vừa đối nghịch vừa tiếp nối.
Trước hết là về vấn đề thần đạo ở
Nhật. Sorai không nói gì về thần đạo. Và đúng là ông đã nâng các Thánh nhân và
các Vua Xưa của Trung Quốc lên hàng thần thánh, đối tượng của tín ngưỡng. Học
phái của Norinaga nói: hạ bệ Lí, nhưng sùng bái Thánh nhân của Tàu, như
vậy là Sorai mới đi được nửa đường.
Huống hồ, cái nhìn của Sorai về Vua Xưa tựu
trung vẫn là cái nhìn chính trị: một uy quyền chính trị đâu có ví được với uy
quyền của thần linh? Uy quyền chính trị bị hạn chế trong thời gian và không
gian, thời gian đó là thượng cổ, không gian đó là nước Trung Hoa. Cực kỳ nghiêm
khắc, họ viết: "Người ta gọi Đạo là những gì do Thánh nhân lập ra. Như
vậy, cái mà ta gọi là Đạo của người Trung Hoa, trong ý định sâu thẳm nhất, giới
hạn vào hai việc: một là đi xâm chiếm lân bang, hai là không để cho lân bang
xâm chiếm". Chính trị chẳng phải là như vậy sao? Lý luận của Sorai bị lật
ngược. Sorai nói: Đạo là tuyệt đối vì đó là sáng tạo của Thánh nhân. Phái
Norinaga nói: chính vì đó là sáng tạo của Thánh nhân nên nó chỉ có giá trị với
người Trung Quốc.
Về Thần đạo, hồi đầu thời Tokugawa,
Khổng giáo được nâng lên bậc nhất, các vị Nho gia đòi triệt hạ Phật giáo, và
cách triệt hạ tinh tế nhất là giải phóng Thần đạo ra khỏi ảnh hưởng Phật giáo
và ghép tín ngưỡng này vào Khổng giáo. Điển hình là giải thích sau đây của một
Nho gia đầu đàn (Nobuyoshi): "Thần đạo của Nhật cũng sửa tâm con người,
cũng có ý định tối hậu là trải lòng thương xót ra đến mọi người, cũng thực hiện
lòng nhân. Đạo của Nghiêu Thuấn cũng đáp ứng ý định đó. Điều đó, ở Trung Hoa
thì gọi là Đạo Khổng, ở Nhật Bản thì gọi là Thần đạo: tên gọi khác nhau, ý định
chỉ một".
Sorai không chấp nhận sự cưỡng hôn
đó. Đạo của Thánh nhân là Đạo của Thánh nhân; Thần đạo không việc gì mà xía
vào. Người Nhật thờ phụng thần linh của nước mình là phải, Thánh nhân cũng muốn
thế. Và ông đóng cửa, không cho Thần đạo len vào hội trường của ông.
Ở hai thái độ đối nghịch, Norinaga
tiếp nối Sorai: một bên không muốn Khổng giáo của Trung Hoa làm bẩn Thần đạo
của Nhật; một bên không muốn Thần đạo xen vào Khổng giáo. Đi xa hơn nữa,
Norinaga phục hưng lại cái mà ông gọi là "Thần đạo nguyên thủy", giải
phóng Thần đạo ra khỏi triết lý Khổng giáo: "Thần linh, trong cái nước kia
- nghĩa là Trung Hoa - chỉ là một nguyên tắc trống rỗng, chẳng có chút bản chất
gì; thần linh trong nước ta là tổ tiên của Thiên Hoàng, của chúng ta, chẳng
liên hệ gì đến cái nguyên tắc trống rỗng ấy cả".
Mối liên hệ nối dài thứ hai giữa
Sorai và Norinaga liên quan đến cái nhìn về lịch sử. Sorai, như đã nói, bác bỏ
lối đọc lịch sử qua lăng kính đạo đức. Norinaga, đi xa hơn, bác bỏ luôn cách
đọc lịch sử như tuân theo những nguyên tắc siêu nhân loại, kiểu thiên mệnh, ý
muốn của Trời, Đạo, thần linh… Ông trích ra nhiều ví dụ cho thấy kẻ ngay bị
diệt, kẻ gian được tôn. Bởi vì thiện ác, ông nói, không có ăn nhậu gì với tư
cách thần linh. Trong Thần đạo, có thần ác (Magatsubi no kami) chuyên
môn mang tai họa và bệnh tật, và ngay đến cả thần thiện cũng không phải chỉ làm
toàn chuyện tốt. "Các ông Khổng Nho nói cái gì cũng phải hợp lý, cho nên
các ông không để cho các thần thiện dính một chút bụi dơ. Còn ta, ta phải biết
rằng thần linh chỉ là những người cao hơn người thường mà thôi".
Noranaga cũng từ khước đọc lịch sử
theo lối hoài cổ, lý tưởng nằm ở sau lưng, xa tít tận thời Nghiêu Thuấn, lịch
sử càng đi càng tiến đến chỗ xấu hơn. Cái lối ngoái cổ lại đàng sau để nhìn,
ông nói, và nhìn theo một nguyên tắc chỉ đạo đã vạch sẵn, là lối suy nghĩ của
Tàu. Chả nhẽ ở thời Nghiêu Thuấn cái gì cũng tốt cả? Sao lại bảo rằng sau thời
Tam Hoàng thì con người bị dơ bẩn vì ham muốn? Chả nhẽ con người dưới thời
Nghiêu Thuấn chẳng ai ham muốn cả sao?
Từ đó, mối liên hệ nối dài thứ ba
liên quan đến việc giải phóng tính tự nhiên của con người bị Tống Nho cho mang
gông dưới khái niệm "nhân dục". Sorai đã mở đầu bằng cách chặt đứt tu
thân với trị quốc, tu thân là tư, trị quốc là công. Norinaga đi xa hơn: không
những ông chấp nhận tính tự nhiên mà còn chính đáng hóa nó. Đạo không phải do
học mà biết; nó nằm trong tim chân thật của con người ngay từ khi sinh, trái
tim chân thật là trái tim có khi sinh ra, dù tốt hay xấu. Tuy vậy, ông nói
tiếp: "Con người ở những thời đại về sau, vì cứ mãi mê hướng theo tư tưởng
của Tàu, và do đó mất đi trái tim chân thật, cho nên không còn biết Đạo là gì
nữa nếu không học". Vậy thì Đạo là tính tự nhiên của "ham muốn trong
con người". Một trong những tác giả sáng chói đầu thời Minh Trị (Tsuda
Manichi) tiếp nối ý tưởng của Norinaga theo một quan điểm tiến bộ hơn:
"Tại sao chối bỏ, không nhận ham muốn của con người cũng là thành phần của
Lí? Hoài bão thấu hiểu bản chất của sự vật, ý muốn tìm tòi cái gì mới,
hưởng thụ tự do, khao khát hạnh phúc: tất cả những đam mê đó, tiêu biểu cho
những ý muốn cao đẹp nhất của con người, chẳng phải là cần thiết cho bản tính
của con người hay sao?Tất cả chẳng hợp lại để bảo đảm cho tiến bộ hay
sao?"
Không ở đâu sự giải phóng đó hiển lộ
rõ bằng trong quan niệm về văn chương. Sorai giải phóng thơ ra khỏi luân lý và
chính trị. Kinh Thi cũng giống như thơ Nhật, chẳng có chỗ nào liên quan đến tốt
xấu, cũng chỉ là thở than và reo vui. Có điều là hiểu thơ tinh tế thì có lợi
cho ai ngồi trên chóp bu thiên hạ. Norinaga cũng nói vậy: "Mục đích của
thơ chẳng phải là để tu thân trị quốc gì cả, chỉ là để diễn tả tình cảm của
trái tim… Ba trăm bài thơ trong Kinh Thi yểu điệu thật, cũng chỉ diễn tả tình
cảm thôi, cho nên, giống như lời nói thốt ra từ miệng các cô thiếu nữ, thơ ấy
cũng vẩn vơ, chẳng có gì sâu sắc".
So sánh thơ Nhật với thơ Tàu, ông
cho thơ Nhật không thua. Đi xa hơn, ông trân trọng đặt thơ vào vị trí trung tâm
của Thần đạo, cho rằng hồn của thơ (mono no aware) cũng là hồn của chính
Thần đạo. Đạo của các thần, ông viết, chẳng những không vướng chút vết tích nào
của lối biện luận tăn măn tỷ mỷ trong Khổng giáo, mà còn tràn đầy phong phú,
diễm lệ. Cái duyên dáng ấy tạo ra hồn thơ vô cùng thích hợp với Đạo ấy. Trường
phái của Norinaga xem hồn thơ đó trong thơ của Nhật có thể mang đến bình yên và
hài hòa cho con người và cho xã hội. Quan niệm đó đưa đến bao nhiêu tranh cãi:
vậy thơ cũng có chức năng xã hội và chính trị hay sao? Vậy thơ là thuộc lĩnh
vực công hay tư?
Vấn đề này lớn quá, không bàn ở đây.
Chỉ trích thêm một câu của Norinaga để chấm dứt: "Lửa tự nó nóng, nước tự
nó lạnh. Không thể hiểu được vì nguyên tắc gì mà chúng nóng lạnh như thế. Để
làm cho thiên hạ tưởng rằng ta có thể biết nguyên nhân, người ta bày đặt ra âm
dương, thái cực, rồi đưa thái cực lên hàng thánh của tất cả các thánh, hoặc
thiêng liêng hóa những đối cực, lí là lửa, phương đông, mùa xuân, khôn
là nước, phương tây, mùa thu, khiến cho ai muốn nói cái gì cũng được, tả cũng
được, hữu cũng xong. Tất cả những chuyện đó chỉ là đầu óc vặn vẹo do tưởng
tượng của các ông thánh Trung Hoa mà ra".
♦
♦ ♦
Tôi có hai điều muốn nói trước khi
kết thúc:
Trước hết, mục đích của tôi không
phải là để tán dương hai nhà học giả Nhật. Không phải cái gì các ông ấy nói tôi
đều tán thành, kể cả về mặt cấu trúc tư tưởng. Tư tưởng của Sorai rất vững chắc
trên lý tính, rất hợp với lý tính, rất rationnel. Mà ai cũng biết, rationalisme
là một đặc tính thiết yếu của hiện đại. Thế nhưng, từ tính hợp lý trong phương
pháp, lập luận của ông đi đến tính bất hợp lý, irrationnel, trong kết
luận, khi ông đặt lòng tin tuyệt đối vào các Thánh nhân. Người đọc bỡ ngỡ tự
hỏi: thay Trời Phật bằng Thánh nhân, tư tưởng triết lý có cao hơn lên hay thấp
xuống bớt? Norinaga lại càng đi xa hơn trong tính bất hợp lý: phục hưng lại
Thần đạo, thần quyền của Thiên Hoàng, tin tưởng tuyệt đối vào các thần trong
đạo ấy, thế chẳng phải là thay thế một tín ngưỡng bằng một tín ngưỡng khác chẳng
phổ quát gì hơn? Cả hai ông nhiều khi nhuộm tư tưởng của mình với màu sắc thần
bí (mystique) đến độ làm phương hại cho phương pháp thực nghiệm (positiviste)
rất hiện đại của mình.
Tuy vậy, đó chưa phải là quan tâm
của người viết. Câu hỏi chính là: tại sao người Nhật biết xét lại vấn đề từ hồi
thế kỷ 17-18 còn ta thì không? Còn ta thì phải đợi đến Phan Khôi của những năm
1930 khi Khổng học đã chiều tà xế bóng? Đọc Sorai, người đọc thấy ông sùng bái
văn hóa Trung Hoa không thua gì các nhà nho của ta, vậy mà ông vẫn đặt lại vấn
đề. Đặt lại vấn đề, như vậy, đâu có bị phong kiến đương thời coi là chống đối?
Là phản loạn? Hóa ra phong kiến cũng nhận biết rằng đặt lại vấn đề là chuyện
bình thường của cái đầu. Cái gì đã khiến ta không làm thế? Cái gì đã khiến ta khác
Nhật? Đầu óc nô lệ chăng? Hay là xã hội ta ở thời đại đó bị chiến tranh liên
miên, nào Lê, nào Trịnh, nào Mạc, nào Tây Sơn, nào Nguyễn, chỉ mỗi vấn đề chính
thống đã làm kiệt quệ hết tư tưởng?
Thứ hai, xã hội Nhật thời Tokugawa
là một xã hội đóng, cô lập với thế giới, cả Sorai lẫn Norinaga đều không biết
mô hình nào khác mô hình phong kiến, cả hai đều không có ý đả phá chế độ phong
kiến, cả hai đều phò tá các tướng quân. Vậy mà, trong xã hội đóng ấy, tư tưởng
vẫn có thể mở, hai trường phái chính mà hai ông là thủ lãnh vẫn thu hút đông
đảo trí thức Chính nhờ tư tưởng đã đi trước thời đại như vậy tự bên trong,
không cần có bên ngoài tác động, mà vua Minh Trị mới dám quả quyết khi mở nước
Nhật ra cho thế giới bên ngoài: duy tân là giữ hồn Nhật, chỉ mượn phương Tây về
kỹ thuật mà thôi. Họ biết đâu là hồn của họ khi mở cửa. Xã hội ta ngày
nay, ngược lại, là một xã hội mở, mở loạn xà ngầu, thế mà tư tưởng thì đóng,
sinh hoạt trí thức rách rưới, bần hàn. Ai có chút suy nghĩ đều không thể tự đặt
câu hỏi: tình trạng ấy có bình thường không?
Chú thích
Quyển sách của Maruyama, xuất bản
lần đầu tại Nhật năm 1952, tập hợp những nghiên cứu ông viết trong khoảng thời
gian 1940-1944. Chi tiết này rất quan
trọng để hiểu tư tưởng của tác giả và những tranh luận sau đó. Đó là khoảng
thời gian mà nước Nhật phát xít lao vào đại chiến thứ hai. Trí thức tiến bộ,
Maruyama không vui vẻ gì với chế độ quân phiệt.
Về điểm này, cũng như về tư tưởng
của Maruyama, một trong những trí thức đầu đàn thời hậu chiến, có thể xem:
- Mary L. Hanneman: The Old
Generation (Mid) Showa Japan: Hasegawa Nyosekan, Maruyama Masao, and Post-War
Thought, Historian, Vol. 69, N° 3, Fall 2007.
- Andrew E. Barshay: Imagining
Democracy in Post-War Japan: Reflections on Maruyama Masao and Modernism, Journal
of Japanese Studies, Vol. 18, N° 2, Summer 1992.- -…
- Laura Hein, điểm sách, Tadashi
Karube: Maruyama Masao and the Fate of Liberalism in Twentieth Century, American
Historican Review, Vol. 114, N° 1, Feb. 2009.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)