Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhân vật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhân vật. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2021
Trần Thị Nguyệt Mai: Một Người Viết Nữ Ngoài Vòng Đai Nhà văn Nguyễn Thị Thanh Sâm
(Thanh Sâm, vẽ theo trí nhớ - Đinh Cường) |
Nếu phân biệt về giới tính, số lượng và tác phẩm của những người viết “Nam” ngoài vòng đai trong Văn chương miền Nam thời chiến (1954-1975) có khá nhiều: Y Uyên, Lê Bá Lăng, Doãn Dân, Trần Hoài Thư, Phạm Văn Nhàn, Luân Hoán, Vũ Hữu Định, Phan Xuân Sinh, Nguyễn Bắc Sơn, Linh Phương... Hầu như không có một người “Nữ” nào viết ngoài vòng đai cả. Có thật vậy không?
Phải đợi đến tháng 10/2011, nghĩa là sau 40 năm từ khi sách được phát hành vào tháng 9/1971, khi trang blog Phay Van với cô chủ thật “đặc biệt” và nhóm bạn yêu thích văn chương mà tôi đã ghi lại trong “Hành trình của Cõi Đá Vàng”[1], thì tôi mới biết đến tên nhà văn Nguyễn Thị Thanh Sâm. Trước năm 1975, trong chúng ta hầu như không mấy ai nghe nói tới tác phẩm “Cõi Đá Vàng” của bà, dù cho cuốn sách ấy được nhà An Tiêm, một trong những tên tuổi của miền Nam thời bấy giờ, xuất bản. Cuốn sách ra đời, rất im hơi lặng tiếng, không được một lời giới thiệu hoặc ca ngợi bởi những ngòi bút phê bình điểm sách ở thủ đô Sài Gòn thời bấy giờ. Cũng là một điều rất đáng ngạc nhiên khi biết rằng tác giả đã khá thân thiết với một số bạn trong giới văn nghệ thời ấy.
Cõi Đá Vàng được Thư Ấn Quán tái bản năm 2012 với tranh bìa của họa sĩ Đinh Cường và Thư Quán Bản Thảo số 51 – tháng 4/2012 giới thiệu tác phẩm Cõi Đá Vàng & thơ của tác giả Nguyễn Thị Thanh Sâm
Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2021
Ngô Thế Vinh : Gia Đình Bách Khoa Và Một Lê Ngộ Châu Khác
Lê Ngộ Châu sống và làm việc ngay tại toà soạn Bách Khoa, 160 Phan Đình Phùng Sài Gòn. Trước và sau 1975, chưa ai được nghe anh Lê Châu kể lể về những tháng năm thăng trầm với tờ báo Bách Khoa. Tranh luận về “công lao Bách Khoa” nếu có, là từ bên ngoài, và không là mối bận tâm của Lê Châu. [tư liệu Ngô Thế Vinh, hình chụp 05/03/1984] |
TIỂU SỬ LÊ NGỘ CHÂU
Tuổi Quý Hợi, sinh ngày 30/12/1923 tại làng Phú Tài, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam vùng đồng bằng sông Hồng. Có thời gian theo kháng chiến chống Pháp. Tới năm 1951 Lê Ngộ Châu hồi cư về Hà Nội, dạy học, làm hiệu trưởng một trường trung học tư thục ở tuổi 29. Di cư vào Nam 1954, gia nhập Hội Văn hoá Bình dân với một hệ thống Trường Bách khoa Bình Dân ở các tỉnh miền Nam và Hội VHBD có xuất bản một nội san với tên Bách Khoa Bình Dân.
LỊCH SỬ BÁO BÁCH KHOA
-- 1957 một tạp chí có tên Bách Khoa do hai ông Huỳnh Văn Lang, Hoàng Minh Tuynh sáng lập, xuất bản mỗi tháng hai kỳ, với quan niệm là: “Diễn đàn chung của tất cả những người tha thiết đến các vấn đề Chính trị, Kinh tế, Văn hoá, Xã hội.”
Nguồn tài chánh ban đầu của Bách Khoa là do đóng góp của một nhóm 30 người, gồm những nhà giáo, nhà báo, chuyên viên hay công tư chức cao cấp thời bấy giờ; mỗi người góp 1.000 đồng (lương tháng hàng giám đốc lúc đó khoảng 5.000 đồng) , tổng cộng được 29.500 đồng, một số tiền phải nói là khá lớn (theo TS Phạm Đỗ Chí, thì 1 US$ = 35 VN$ và số tiền ấy tương đương với hơn 20 lạng vàng theo thời giá 1957 lúc bấy giờ). Tên của họ được in nơi bìa sau của những số báo Bách Khoa giai đoạn đầu, có thể kể: Lê Đình Chân, Tăng Văn Chỉ, Đỗ Trọng Chu, Lê Thành Cường, Trần Lưu Dy, Lê Phát Đạt, Nguyễn Văn Đạt, Nguyễn Lê Giang, Phạm Ngọc Thuần Giao, Nguyễn Hữu Hạnh, Lê Văn Hoàng, Nguyễn Văn Khải, Phạm Duy Lân, Nguyễn Quang Lệ, Trần Long, Bùi Bá Lư, Dương Chí Sanh, Nguyễn Huy Thanh, Bùi Kiến Thành, Hoàng Khắc Thành, Phạm Ngọc Thảo, Bùi Văn Thịnh, Nguyễn Tấn Thịnh,Vũ Ngọc Tiến, Võ Thu Tịnh, Nguyễn Tấn Trung, Phạm Kim Tương, Hoàng Minh Tuynh, Bùi Công Văn. (Chỉ có 29 tên, một người đóng 500 đồng, không được nêu tên trong danh sách này).[5]
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)