Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Vũ Bình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Vũ Bình. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018
Nguyễn Vũ Bình: Những cuộc di dân lặng lẽ
Trong lịch sử
Việt Nam, có rất nhiều cuộc di dân, nhưng có hai cuộc di dân lớn nhất trong lịch
sử cận đại. Đó là hai cuộc di dân năm 1954 và năm 1975. Cả hai cuộc di dân này
đều có nguyên nhân trực tiếp, đó là tỵ nạn cộng sản. Một cuộc di dân thứ ba, về
số lượng không kém hai cuộc di dân trước đây, nhưng diễn ra âm thầm, lặng lẽ và
trải dài qua nhiều năm. Theo tờ báo Vietnam Finance online ra ngày 24/7/2016, từ
năm 1990 đến năm 2015, đã có 2.558.678 người Việt Nam di cư ra nước ngoài (nguồn:
số liệu của Tổ chức Di cư quốc tế IMO lấy từ nguồn dữ liệu của Vụ Liên hợp quốc
về vấn đề kinh tế và xã hội). Như vậy, tính trung bình trong 26 năm, mỗi năm có
khoảng gần 100.000 người Việt di cư ra nước ngoài. Ngân hàng Thế giới cho biết,
Việt Nam nằm trong tốp 10 quốc gia di cư ra nước ngoài nhiều nhất khu vực Đông
Á – Thái Bình Dương tính đến năm 2013.
Những cuộc
di dân lặng lẽ này là câu trả lời xác đáng nhất cho bản chất chế độ cộng sản Việt
Nam. Tuy nhiên, chúng ta cần nghiên cứu toàn diện về bối cảnh đất nước, những
nguyên nhân thúc đẩy người ra đi, các sắc thái di dân và cuối cùng là liệu có một
sự trở về của những con dân Việt trong tương lai hay không?
Thứ Ba, 9 tháng 5, 2017
Nguyễn Vũ Bình: Guồng quay cướp đất và sự kiện Đồng Tâm (phần 1)
Thời kỳ đổi mới nền kinh tế Việt Nam đến nay đã được hơn 30 năm. Trong số tất cả các hệ lụy đau thương mà đảng cộng sản và nhà cầm quyền Việt Nam gây ra cho nhân dân, thì vấn đề cướp đất là một trong hai tội ác lớn nhất, cùng với ô nhiễm môi trường.
Quá trình cướp đất này bắt đầu từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước, thập kỷ những năm 2000 bắt đầu giai đoạn khốc liệt, và thập kỷ hiện tại đạt tới đỉnh điểm của guồng quay cướp đất.
1.- Tại sao nói là cướp đất?
Về lập luận của nhà cầm quyền, cũng như những luật, văn bản pháp lý mà nhà cầm quyền vận dụng, hợp thức hóa tiến trình cướp đất, đó là điều luật: đất đai thuộc sở hữu toàn dân, người dân không có quyền sở hữu mà chỉ có quyền sử dụng. Cùng với đó là các chính sách đô thị hóa, chính sách phát triển công nghiệp, khu công nghiệp.
Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016
Nguyễn Vũ Bình: Những bước ngoặt mới
viết từ Hà Nội
Giáo dân Đông Yên xuống đường vì môi trường trong sạch hôm
7/8/2016. - Ảnh: Facebook Hung Tran
Trong thời gian vừa qua, có hai sự
kiện lớn, gây chấn động đời sống chính trị Việt Nam. Đó là sự kiện ngày
15/8/2016, hơn 30 nghìn giáo dân của ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình thuộc
giáo phận Vinh, đã hưởng ứng lời kêu gọi của ngài Giám mục Phaolo Nguyễn Thái
Hợp về bảo vệ môi trường, tập hợp nhau nhân ngày Đức Mẹ Lên Trời. Đây là cuộc
tập hợp lớn chưa từng có, liên quan tới việc đấu tranh bảo vệ môi trường.
Sự kiện thứ hai, cũng gây chấn động
không kém, đó là vào sáng 18/8/2016 nghi án Chi cục trưởng Kiểm lâm tỉnh Yên
Bái đã sử dụng súng, bắn chết bí thư tỉnh ủy, chủ tịch hội đồng nhân dân kiêm
trưởng ban tổ chức tỉnh ủy, sau đó tự sát. Tính chất của sự việc này đã làm
rúng động toàn bộ hệ thống chính trị hiện nay của chế độ cộng sản Việt Nam.
Một sự việc có tính chất bước ngoặt
thường có hai yếu tố cấu thành, đó là sự việc chưa từng xảy ra, và sau sự việc
đó, một số khía cạnh liên quan của sự việc sẽ đi theo một hướng hoàn toàn khác.
Chúng ta sẽ tìm hiểu xem, bước ngoặt mà hai sự kiện này tạo ra là gì.
Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015
Nhà báo Nguyễn Vũ Bình - Việt Nam 2015 - Vài nét đậm
viết
từ Hà Nội
![]() |
Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội hôm 14/08/2015. |
Năm 2015 là một năm đặc biệt của
Việt Nam, so với năm bảy năm trở lại đây. Điều đặc biệt này được cộng hưởng từ
nhiều yếu tố, nhưng có hai yếu tố cơ bản chi phối những yếu tố khác và quyết
định diện mạo cũng như xu hướng của đất nước trong tương lai gần. Yếu tố thứ
nhất, chế độ cộng sản Việt Nam đang bước đi những bước cuối cùng trong chu kỳ
tồn tại của nó. Yếu tố thứ hai, sức mạnh của truyền thông lề dân, vừa là quá
trình công khai hóa, tự do hóa ngôn luận, vừa là mặt trận phản biện xuất sắc,
đang dần dần thay thế vai trò định hướng và dẫn dắt dư luận của truyền thông
quốc doanh.
Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015
Nhà báo Nguyễn Vũ Bình - Sức mạnh của truyền thông lề dân
viết từ Hà Nội
Sức mạnh của Facebook
Trong thời gian vài năm qua, chúng ta đã chứng kiến sức mạnh của sự bùng nổ thông tin mà mạng Internet nói chung và mạng xã hội Facebook nói riêng chuyển tải. Sức mạnh đó có được chính là nhờ hệ thông truyền thông không chính thống, mà có nhiều người gọi là truyền thông lề trái, hay truyền thông lề dân. Truyền thông lề dân là tập hợp những thông tin của người dân đưa ra và chia sẻ trên hệ thống Internet, mà nòng cốt là những người tham gia vào phong trào dân chủ Việt Nam thực hiện và định hướng.
Trong thời gian vài năm qua, chúng ta đã chứng kiến sức mạnh của sự bùng nổ thông tin mà mạng Internet nói chung và mạng xã hội Facebook nói riêng chuyển tải. Sức mạnh đó có được chính là nhờ hệ thông truyền thông không chính thống, mà có nhiều người gọi là truyền thông lề trái, hay truyền thông lề dân. Truyền thông lề dân là tập hợp những thông tin của người dân đưa ra và chia sẻ trên hệ thống Internet, mà nòng cốt là những người tham gia vào phong trào dân chủ Việt Nam thực hiện và định hướng.
Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015
Nguyễn Vũ Bình - Chuyện tham nhũng
viết từ Hà Nội
Trong thời gian gần đây, vấn đề tham nhũng, hối lộ lại được hâm nóng trở lại bởi một phát biểu của ông bộ trưởng bộ Công an Việt Nam. Trong phiên chất vấn của Đại biểu Quốc Hội ngày 14/3/2015, bộ trưởng công an đã khẳng định: “Trong môi trường công tác chịu rất nhiều áp lực, tuyệt đại đa số cảnh sát giao thông giữ được phẩm chất đạo đức của mình, hoàn thành nhiệm vụ, không nhận hối lộ, không tiêu cực”.
Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015
Nguyễn Vũ Bình/rfa - Facebook ở Việt Nam
Mạng xã hội Facebook đã xuất hiện và tồn tại ở Việt Nam được một thời gian khá lâu. Nhưng nó chỉ thực sự sôi động và đi vào đời sống của người dân khoảng từ giữa năm 2012 đến nay. Theo số liệu thống kê, số lượng tài khoản facebook ở Việt Nam hiện nay khoảng trên 30 triệu, một con số khá lớn so với tổng số dân trên 90 triệu người. Nếu trừ đi số tài khoản ảo, không hoạt động, và số người có trên một tài khoản, theo cá nhân người viết, số người thực sự sử dụng mạng xã hội facebook cũng phải trên 15 triệu người. Đây là một con số rất lớn đối với một mạng xã hội hiện nay. Vậy mạng xã hội facebook có những đặc điểm, ưu điểm gì và ở Việt Nam facebook đã làm được những gì mà chỉ một thời gian ngắn đã thu hút được số lượng người tham gia cực lớn như vậy?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)