Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Văn Thực dịch. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Văn Thực dịch. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2021

Rebecca Denova: Sử gia cổ đại Do Thái Josephus viết gì về Kytô giáo/Đạo Cơ Đốc? (Josephus on Chistianity- Dịch giả: Nguyễn Văn Thực)

Macintosh HD:Users:thucvannguyen:Documents:Skjermbilde 2021-12-21 kl. 06.57.25.png

Rebecca I. Denova, Tiến sĩ, Cựu Giáo sư môn Kytô giáo thời kỳ sơ khai, môn tôn giáo học, Đại học Pittsburg, Mỹ. Bà mới hoàn thành cuốn sách giáo khoa: “Những nguồn gốc của Kytô giáo và Tân Ước”, NXB Wiley-Blackwell.

Dịch giả: Nguyễn Văn Thực, cộng tác viên lâu năm của báo giấy Thế Kỷ 21, và Diễn Đàn Thế Kỷ online trong lãnh vực sáng tác và dịch thuật. 

Nguồn:

Macintosh HD:Users:thucvannguyen:Documents:Skjermbilde 2021-12-21 kl. 06.44.42.png

https://www.worldhistory.org/article/1848/josephus-on-christianity/

Bài báo: 

Titus Flavius Josephus (36-100 CE), sử gia người Do Thái, là nguồn tài liệu chính giúp ta hiểu Do thái giáo vào Thời kỳ xây dựng đền thờ lần thứ hai (khoảng 515 Trước Công Nguyên:TCN)). Và trong những thập niên cuối của thế kỷ I Sau Công Nguyên (SCN), Ông viết Chiến tranh Do thái/ The Jewish WarLịch sử cổ đại của Người Do Thái/ Antiquities of the Jews/; Chống Apion/Against Apion,Cuộc đời của Flavius Josephus/ The Life of Flavius Josephus.

Những chứng từ sử liệu và chứng từ chứng kiến tại chỗ của ông vẫn còn thiết yếu cho sự nghiên cứu sử cảnh dẫn đưa tới những nguồn gốc của Kytô giáo

Hình1: Cuốn Lịch sử cổ đại của Dân Do Thái
/Flavius Josephus

Flavius Josephus

Flavius ​​Josephus tên khai sinh là Yosef ben Matityahu, thuộc một gia đình tư tế ở Jerusalem nhờ cha của ông (nhà và dòng dõi Jehoiarib), và mẹ là người gốc hoàng tộc (Hasmonean). Ông được đào tạo tại Giêrusalem và rất có thể có chung hệ tư tưởng và có thiện cảm với nhóm người Pharisiêu. Ông bị coi như một trong những người Do Thái phản bội nhất, và những người theo Kytô giáo là những người đã lưu giữ các tác phẩm của Josephus cho hậu thế. Trong Cuộc nổi dậy lớn của người Do Thái năm 66 CN, Josephus được bổ nhiệm làm tổng chỉ huy vùng Galilê. Ông ta trở nên nổi tiếng (và khét tiếng) vì đã trở cờ (theo phe La Mã – ND) trong cuộc vây hãm (của quân La Mã – ND) ở Jotapata. Ông dự đoán đúng là tướng chỉ huy La Mã/Roma, Vespasian (69-79 CN) sẽ trở thành hoàng đế La Mã. Vespasian đã tha mạng cho Josephus và Josephus trải qua phần còn lại của cuộc chiến với tư cách là cố vấn cho Titus, con trai của Vespasian (79-81 CN). Titus, cuối cùng, đã phá hủy Jerusalem và quần thể Đền thờ vào năm 70 CN. Sau chiến tranh, Josephus di cư đến Rome, nơi ông có quyền vào và truy cập các kho lưu trữ, và viết các sách lịch sử của mình. Các tác phẩm của Josephus rất quan trọng đối với một số lĩnh vực: Đạo Do Thái ở Thời kỳ Xây dựng Đền thờ lần thứ hai (vào khoảng năm 515 TCN -ND), các nguồn thông tin cơ bản về Kytô giáo Thời sơ khai, các chi tiết lịch sử về các vị vua chư hầu của Đế quốc La Mã ở phương Đông, và dòng dõi của các hoàng đế Julio-Claudian ở La Mã. Josephus bị coi là một trong những kẻ phản bội tồi tệ nhất của người Do Thái. Những người theo Kytô giáo là những người đã lưu giữ những tác phẩm của ông cho hậu thế bởi vì ông đã viết về Gioan Tẩy giả/John the Baptist, tường thuật về cái chết của anh/em trai/brother của Giêsu/Jesus, là Giacôbê/ James, và viết một đoạn chính về Giêsu/Jesus.


Thứ Bảy, 10 tháng 4, 2021

Phong Tử Khải: Cuốn Sổ Lớn (Nguyễn Văn Thực dịch từ nguyên văn chữ Hán)

Cuốn Sổ Lớn
大帳簿
Phong Tử Khải
豐子愷
(1898-1975)

Pháo đạn tác hoa bình/
Vạn thế lạc thái bình/
Nhật bản bản giáng tự cổ/
Tử Khải/
/Đạn pháo làm bình hoa/
Vạn đời vui thái bình/
(bài)Nhật Bản đã thua liểng xiểng từ xưa /
Tử Khải//(Chú: Hai con lật đật người Nhật)
Hồi còn nhỏ, tôi đã có lần đi tàu về quê tảo mộ. Khi tôi tựa vào cửa sổ tàu mà chăm chú nhìn lớp lớp sóng không cùng cạnh mép thân tàu sát nước, con lật đật giữa lòng bàn tay tôi, trong một thoáng, trở thành hình bóng mờ mịt thăm thẳm và hoá thân vào một thế giới mênh mông bát ngát, rồi nhìn lớp sóng bạc điệp trùng không cùng dưới cửa sổmột chốc, đoạn, với cái lòng sầu muộn của con lật đật không chân,một lần nữa, tôi buồn bã nhìn vói làn nước bạc mêng mang phía sau đuôi tàu. Lòng tôi đột nhiên lo lắng và buồn rười rượi. Tôi ngờ vựcvề hướng của chuyến đi này và cuối cùng chuyến đi sẽ ra sao. Con lật đật có thể giạt vào bờ sông, mép nước nào đó, rơi vào tay một đứa bé nào đó nơi thôn làng, hay mắc vào lưới, và từ đó trở thành con lật đật trên thuyền đánh cá, hoặc mãi mãi chìm nơi đáy một con sông, và sau những năm tháng dài sẽ biến thành bùn đất, người thế từ đó về sau chẳng còn gặp lại nó. Tôi biết rằng hiện tại con lật đật đang ở đây với tôi, nhưng trong tương lai rốt cuộc nó nhất định sẽ ở đâu đó, nhưng ai sẽ kiếm ra nó? Ai có thể nói lên được cái vận mệnh không thể biết trước được của nó? Cái mối ngờ vực và sầu muộn này, chúng cứ chờn vờn trong đầu tôi. Cuối cùng tôi nghĩ ra: Cha tôi có thể biết được kết cục của chuyện này và có khả năng gỡ tôi ra khỏi mối ngờ vực và sự sầu muộn này, nếu không, khi tôi khôn lớn, tôi rốt cuộc sẽ biết được, và có thể tự gỡ tôi ra khỏi mối ngờ vực và sự sầu muộn như vầy.

Thế rồi đến lúc tôi đã thực sự lớn khôn. Tuy nhiên, ngờ vực và sầu muộn không những chẳng bỏ đi mà theo năm tháng chúng càng tăng lên, và trở nên thâm sâu hơn. Tôi cùng với một anh bạn cùng lớp thời tiểu học đi dạo nơi khu ngoại ô, và tôi đột nhiên bẻ một cành cây. Sau khi dùng nó làm gậy một lúc, tôi vứt nó vào một khoảnh ruộng, nhưng tôi như thường lệ nhìn nó một lúc, và tự hỏi, tự đáp trong lòng: ”Mình chẳng biết lúc nào sẽ gặp lại nó nữa. Từ nay về sau không biết nó sẽ ra sao đây? Mình sẽ vĩnh viễn không gặp lại nó?” Nếu tôi đi một mình, mà gặp chuyện đại loại như vậy, thì tôi còn nán lại lâu hơn nữa vì lòngtôi dằng dặc lưu luyến, chẳng thể bỏ đi được. Cũng có lúc mới bước được vài bước, tôi đã quay lại,nhặt lại vật vừa mới vứt, trịnh trọng nói lời từ biệt, rồi mới cắn răng quay mặt mà đi. Thế rồi tôi lại cười cho cái trạng thái bệnh tật ấy, nhưng sau đó thì hiểu ra rằng đó chẳng qua chỉ là những chuyện lặt vặt trong đời mà có hối đi nữa rồi sau lại vẫn cứ phải làm, và sự ngờ vực cùng lòng sầu muộn ấy cứ nằm lỳ trong đầu tôi, thành ra không làm thế, không được.

Thứ Bảy, 6 tháng 3, 2021

Phong Tử Khải: Sức Sống (Nguyễn Văn Thực dịch từ nguyên văn chữ Hán)

生機
Sức Sống
豐子愷
Phong Tử Khải
(1898-1975)


Trần Cảng Thụ,
"Thuỷ tiên & linh thạch đồ:
Tranh thuỷ tiên và đá linh thiêng” (1)

Trước giao thừa tôi đã mua một giò thuỷ tiên, chư đã hơn hai tháng, mãi cho tới hôm nay mới nở hoa.

Xuân năm nay khí hậu rất lạnh, cỏ cây hoa lá khác đâm chồi nẩy lộc chậm, mà thuỷ tiên của tôi lại càng chậm hơn. Vì từ khi hoa đến nhà tôi, hoa tình cờ gặp nhiều tai nạn, sức sống bị ngăn trở.

Tai nạn thứ nhất chính là hạn tai, tình hình như sau: Trước giao thừa, thuỷ tiên đến nhà tôi, lúc ấy, vì nơi tôi ở riêng, không có chậu cho thuỷ tiên, tôi đành chạy đến tiệm buôn đồ sành sứ mua một cái chậu trắng tinh để chư nó. Cái chậu này thì quá to, quá nặng vì đó không phải là chậu cho hoa thuỷ tiên. Căn cứ vào lời ông già tiệm sành sứ, đấy là hàng đời vua Quang Tự (2), người ta dùng trong yến tiệc nơi chốn quan trường để đựng món thịt nấu đặc biệt nào đó. Về sau không có người dùng nó nữa, và mãi tới nay không bán nó được. Tôi nghĩ rằng cái chậu cho hoa thường thường như hoa thuỷ tiên mà lại có hình chữ nhật, hình cánh quạt như trong tranh Trung Quốc xưa, thì rởm lắm, và xét theo hình thức, trông không đẹp bằng một cái chậu đựng đồ ăn. Và rồi cái gọi là đồ đựng đồ ăn này đã trở thành cái chậu cho hoa thuỷ tiên đặc biệt của riêng tôi mà tôi đã mua vì hoa thuỷ tiên của tôi ăn khớp với chậu, hình thái và sắc màu thật hài hoà. Xem chúng dưới khung cửa sổ lạnh xanh nhuộm nắng, thấy chúng chiếu vào nhau, mộc mạc, tươi đẹp làm cho lòng vui vẻ, ai mà tin được rằng một thời đó là cái chậu đựng đồ ăn nơi cửa quan? Thế rồi chúng bên nhau không quá một tháng, thì phải xa nhau. Lý do là tôi phải về quê ở vịnh Thạch Môn ăn Tết âm lịch, và tính sẽ ở ngôi nhà chính có cái tên là Duyên Duyên hơn một tháng, hi vọng sẽ mang được hoa thuỷ tiên về theo, cảm thấy rằng hoa sẽ nở đẹp vào dịp tết. Mang nó đi bằng cách nào? Phải chần chừ suy tính: Kêu anh đầy tớ A (2) Mao ôm cả chậu cùng hoa thuỷ tiên mà đi xe lửa, e rằng có người sẽ chê khéo anh đầy tớ là khách phong nhã; bỏ nó trong va li da, lại càng không thể. Vì thế A Mao đề nghị: ”Con đâu cần mang cả chậu đi. Lôi thuỷ tiên ra, rồi gói trong hộp bánh quy, cầm nó lên xe, tới nhà đâu quá ba giờ, không thể làm nó chết.” Tôi liền đồng ý. Thuỷ tiên tạm biệt chậu, nằm trong hộp bánh quy mà đi.

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2021

Phong Tử Khải: Từ từ (Nguyễn Văn Thực dịch từ nguyên văn chữ Hán)


Từ từ

Phong Tử Khải
豐子愷
(1898-1975)

Anh nông dân Chi Lãnh và cũng là bạn/ Tranh Tử Khải

Yếu chỉ vi diệu làm cho cuộc sống của con người được diễn ra trơn tru, không gì hơn là “từ từ”; cái thủ đoạn của Con Tạo hay lừa người, thì cũng không gì hơn là “từ từ”. Đám trẻ ngây thơ, trong sáng “từ từ” biến thành bọn thanh niên bừng bừng khí thế mà không hay biết; bọn thanh niên hào kiệt, hiên ngang “từ từ” biến thành những người lớn lạnh lùng, tàn ác; những người lớn khí huyết linh hoạt “từ từ” biến thành những lão già ngoan cố vì tiến trình biến hoá của Con Tạo được tiến hành năm này qua năm khác, tháng này tới tháng khác, ngày này tới ngày khác, giờ này tới giờ khác, phút này tới phút khác, giây này tới giây khác, như một cuộc đi bộ thật chậm rãi trên một lối đi thật dài, thật xa, từ trên núi đồi mà xuống, làm cho người ta không để ý tới vết chân lần lượt dẫm xuống của mình, không thấy các giai đoạn của cảnh giới, mà hồ như thấy vị trí cứ vẫn như một và thật giống nhau, hằng cữu bất biến; các giá trị, ý vị của một cuộc sống không biến động, mỗi ngày như mọi ngày, nên cuộc sống sẽ tiến hành trơn tru, không trật vào đâu được. Giả như sự tiến hành ta không ví như núi đồi mà ví như bàn phím đàn phong cầm: bỗng nhiên chuyển từ đô tới , thì giống như đứa bé từ đêm tới sáng biến thành thiếu niên, hoặc như một giai điệu có ghi dấu biến tấu comodo: vừa phải, mà đột nhiên từ đô nhảy lên mi, thì cũng như sáng đang là thiếu niên mà tối đã thành bô lão, người ta nhất định sẽ sững sốt, than thở, buồn bã, hoặc đau xót cho cái chóng qua của kiếp người và người ta không cách chi mà vui cho được. Cho nên mới biết cuộc sống con người có được gìn giữ hay không là do “từ từ” vậy. Điều này e rằng lại rất quan trọng cho bọn đàn bà: thiếu nữ đẹp như hoa trong ca kịch, trên sân khấu, nay mai sẽ là bà già ngồi bên bếp lửa cời than, cái câu này, chợt nghe thì khó mà tin, và các cô gái trẻ không chịu thừa nhận, nhưng quả thật các bà già của bây giờ là từ thiếu nữ tươi như hoa “từ từ” mà biến thành cả.

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2019

Frank Stockton (Mỹ, 1834 – 1902): Tiểu Thư hay Cọp Dữ? - Nguyễn Văn Thực dịch

Cọp, từ bích chương triển lãm của các họa sỹ ở Frysja, Na Uy

Từ thời xa xưa lắm có một ông vua bán man rợ. Những ý tưởng của ông ta, mặc dù đã được làm cho thuần nhã và sắc bén bởi sự tiến bộ của các lân bang xa chịu ảnh hưởng văn minh La Mã, vẫn còn huyênh hoang, màu mè, và buông tuồng, ứng với cái nửa phần man rợ của ông. Nhà vua là một người có đầu óc tưởng tượng phong phú, và, phong phú cũng không kém, quyền lực không ai có thể chống lại đến nỗi, nếu muốn, ông ta xoay những sự tưởng tượng đủ loại của ông thành hiện thực. Nhà vua được Trời ban cho cái tài mình-nói-với-mình, và khi vua và chính vua đồng ý bất cứ điều gì, thì điều ấy ắt thành sự.

Khi mọi bầy tôi trong triều cũng như trong tôn thất đều vào khuôn vào phép, nhà vua xuề xoà, vui vẻ; nhưng khi có sự can ngăn, và khi một vài bầy tôi trệch ra ngoài thánh ý, vua còn xuề xoà và vui vẻ hơn, vì không có gì làm vui lòng nhà vua cho bằng chuyện chín bỏ làm mười. 

Trong những ý niệm vay mượn mà nhờ đó cái man rợ của vua được vơi đi phân nửa đó là ý niệm về đấu trường công cộng, trong đó, sự dũng cảm được phơi bày, lòng thần dân được thuần nhã và có văn hóa. 

Nhưng cũng chính nơi đây người ta mới thấy rõ sự tưởng tượng phong phú và sự man rợ của vua. Đấu trường của vua được xây dựng, không phải để mang đến cho người dân một cơ hội nghe những khúc hùng ca của những tay giác đấu sắp mất mạng, cũng không phải làm ra để dân có thể thấy cái chung cục không thể nào tránh khỏi trong một cuộc tranh chấp giữa những niềm tin tôn giáo và những hàm mãnh thú đói mồi, nhưng vì những mục tiêu thích ứng hơn nhiều, đó là mở rộng và phát triển những năng lực tinh thần của dân. Cái hí trường lộ thiên vĩ đại, với những hành lang bao quanh, những vòm bí ẩn, và những lối đi kín ẩn, là tác nhân của một nền công lý đẹp như thi ca, trong đó tội ác bị trừng phạt, đức hạnh được ban thưởng, bởi một sự tuyên án dựa trên cái cơ hội chí công, vô tư.