Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2023
Nguyễn Văn Thà: Ngày Xuân nhớ Song Thân
*Hai hình trên là hình mạ và bọ tôi chụp với các cháu.
Theo lời mạ tôi kể:
Từ làng Mỹ Hoà, Quảng Bình bọ mạ tôi chèo một ghe mắm ngược lên mạn ngược sông Gianh bán và sau đó mua một thuyền cam chở về bán tết.
Trên chiếc thuyền đầy cam vòng về, mẹ tôi sinh ra tôi vào lúc gà gáy canh hai, đêm 16, Tháng Chạp, Năm Giáp Ngọ, tức 2 giờ sáng, đêm 9.01.1955. Khi trốn Cộng sản mà vào Nam, thì cán bộ tiếp cư ghi đại là 02.10.1954. Đêm đó là đêm 16, trăng rất sáng và đêm trăng thì rất lạnh. Mạ tôi tự sinh. Sinh được tôi là con trai đầu, sau 3 chị gái, bọ mạ tôi mừng quá sức. Khi về tới bến, bà nội nghe kêu, lấy mền chạy ra trùm cho cháu mới lọt lòng mẹ và bồng vào nhà. Cả nhà đều mừng.
Nguyễn Văn Thà: Tình mềm như nước
Enriquet Simonet, Những sân thượng ở Tangier (1914), Wikimedia, public domain |
Những năm đầu mới đến Na Uy, tôi thích cái xứ lạnh, cực kỳ lạnh này vì tôi đã sống từ nhỏ đến 20 tuổi ở Việt Nam với cái nóng, lại còn phải sống với cái nghèo khổ, sự áp bức của chính quyền Cộng sản, những bức bối gây ra bởi những người chòm xóm gian ác, rình rập, tất cả làm cho cái nóng thành nóng hơn, nóng nung người, nóng ghê hồn, nóng điên lên được. Nhưng bây giờ, qua mấy mươi năm ở Na Uy tôi bắt đầu ngán lạnh, rồi sợ lạnh vì cả mùa hè mà cũng lạnh, cho nên người ta gọi mùa hè Na Uy là grønn vinter: mùa đông xanh, đến nỗi bây giờ tôi ghét lây qua tất cả xứ lạnh gắt đến xứ lạnh vừa. Tôi thích những xứ nóng, dĩ nhiên xứ nóng ấy không phải là Việt Nam, quê hương tôi, mà những xứ nhiều mặt trời, ở đấy tôi là một người vô danh, một hữu thể số không nhưng có tiền để hưởng cái thú được là hư không, cái hư không loại này Đất Nước Na Uy đã ban cho tôi, và hư không càng trở nên hư không khi những người đàn bà mà những áng văn, những vần thơ, những dòng nhạc cổ kim tô điểm thành những nữ thần diễm lệ, đã từng làm cho tôi chìm ngập, mê mẩn, bây giờ những nữ nhân ấy đã biến mất, đã bốc hơi. Vô ảnh vô thanh. Tôi lâng lâng cùng những ngày du lịch tới, tôi phiêu diêu với những ngày mai cô quạnh. Tôi sinh ra là để ở một mình. Tôi đã biết thế từ những ngày mười tám đôi mươi, vậy mà vẫn lem nhem sự đời chi cho mệt, mệt thiệt mệt. Và từ nay khi thức dậy tôi chỉ thấy tôi, tôi với trời đất vô lượng.
Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2022
Nguyễn Văn Thà: Thánh Nữ
1. Dẫn ngôn
Hình một người nửa nam nửa nữ trên một bình gốm Hy Lạp cổ đại, Wikipedia |
Thần thoại Hy Lạp về người tri kỷ, hay về chuyện một con người trở thành những con người và ngược lại
Người ta kể rằng vào thời hồng hoang, khi con người mới được tạo ra, con người có hình dạng khác với người ngày nay. Trong “The Symposium: Chuyện trà dư tửu hậu”, triết gia Platon mượn lời Aristophanes, một kịch tác gia nổi tiếng của Hy Lạp cổ, kể truyện về những người tri kỷ như sau:
“Theo thần thoại Hy Lạp, con người ban đầu mới được tạo ra, có bốn tay, bốn chân và một cái đầu với hai khuôn mặt. Thần Chủ tể Zeus/Jupiter thấy thế, đâm lo sợ về sức mạnh của họ, và để ngăn ngừa tai hoạ về sau, thần đã chẻ dọc con người thành hai phần, và bắt họ phải trọn đời tìm kiếm nửa-kia của mình.”
Quả thật, cũng theo thần thoại kể trên, trong Thiên nhiên có ba giới tính: Đàn ông, đàn bà và androgynous: nghĩa đen là đàn ông+phụ nữ hay là nửa nam nửa nữ, trong tiếng Hy Lạp.
Mỗi giới có hai bộ sinh dục, nghĩa là mỗi đàn ông có hai bộ sinh dục đàn ông và mỗi đàn bà có hai bộ sinh dục đàn bà, nằm đối xứng hai bên thân thể, trong khi người nửa nam nửa nữ có một bộ sinh dục nam ở một nửa dọc thân thể cộng với một bộ sinh dục nữ nằm đối xứng ở nửa dọc thân bên kia.
Giới tính của con người có liên quan đến nguồn gốc của họ: đàn ông là con của Mặt trời và đàn bà là con của Trái đất, trong khi androgynous là con của Mặt trăng, được sinh ra từ sự hôn phối giữa Mặt trời và Trái đất.
Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2021
Nguyễn Văn Thà: Kiếp Sau Xin Giữ Lại Đời Cho Nhau
Chiều nắng hanh hao/ Ảnh của Hung Chi Le |
1.
Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020
Nguyễn Văn Thà: Hoàng Lan Chiều Hoang
![]() |
De la ira a la ternura: ”Từ sự giận dữ tới sự dịu dàng.”, Oswaldo Guayasamín, nước Ecuador |
Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2020
Nguyễn Văn Thà: Mây Vàng Âu Yếm Giăng Ngang
![]() |
Hình minh hoạ, Andrew Redington/Getty Images |
Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2019
Nguyễn Văn Thà: Mê Lộ
![]() |
Thành phố Toledo; Hình GERARD JULIEN/AFP/Getty Images |
Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2019
Nguyễn Văn Thà: Người Con Gái Quốc Mẫu 2
Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2019
Nguyễn Văn Thà: Người Con Gái Của Quốc-Mẫu
Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2019
Nguyễn Văn Thà: Tổ Phụ
Tổ phụ Abraham, theo Kinh Thánh Cựu Ước, là tổ phụ của dân Israel: Do Thái, đã nghe lời Đức Chúa Trời truyền dạy và đưa cả gia đình, tôi tớ, sản nghiệptừ thành phố quê hương Ur, vùng Kaldea, nay là miền Nam của Irắc, tới Haran, Thổ Nhĩ Kỳ, và sau đó tới Canaan, nay là Israel: Do Thái, ”miền đất hứa chảy sữa và mật ong” mà ĐCT hứa ban cho ông và con cháu ông. Lịch sử cổ trong Kinh Thánh Cựu Ước cũng là lịch sử của các giáo hội Kytô giáo, trong đó có giáo hội Công giáo. Tổ phụ Abraham của Do Thái, cũng là tổ phụ của cha tôi, người Công giáo, theo nghĩa thiêng liêng.
Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2018
Nguyễn Văn Thà: Người Thích Nghe Chuông
Thứ Bảy, 17 tháng 2, 2018
Nguyễn Văn Thà: Khất Giả
Chủ Nhật, 11 tháng 2, 2018
Nguyễn Văn Thà: ĐÊM MỘT MÌNH NGHE ”NGÀY XƯA HOÀNG THỊ”
Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017
Nguyễn Văn Thà: Trước Vực. Sau Khe.
Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2017
Thơ Nguyễn Văn Thà: Ngày Ta Yêu Nhau
Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2017
Nguyễn Văn Thà: Giòng Sầu Lả Xuống Bờ Vai*
Thứ Hai, 8 tháng 2, 2016
Nguyễn Văn Thà - Vương Quốc của Hoàng Gia Hoa
Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015
Nguyễn Văn Thà - Cái Trống Cơm
Lời trần tình: Dưới đây là một truyện ngắn không phải về nhà văn Tâm Thanh như chủ đề của số báo này, mà nhân đám tang của anh viết về một chủ đề khác. Chỉ mong nó được là một tia nắng nháy trong khu vườn tưởng niệm ủ ê nhớ thương.
Thứ Năm, 19 tháng 2, 2015
TA CHẲNG TÌM CŨNG THẤY TA
![]() |
Vườn Thương Nhớ: Minnelund, tại nghĩa trang Alfaset |
LTS: Nguyễn Văn Thà đã có nhiều truyện trước đây xuất hiện trên Thế Kỷ 21 và hiện nay trên Diễn Đàn Thế Kỷ. Nhiều người thấy truyện của tác giả viết kiểu liêu trai, hay kiểu hiện thực huyền ảo, nhưng chúng tôi trộm nghĩ: xem ra tác giả nghiêng theo kiểu tạo nhân vật nhiều tầng. Mời quý độc giả đọc truyện này và thử xem nhân vật chính được cấu tạo bằng bao nhiêu tầng.
Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014
Nguyễn Văn Thà - Bài Thơ Cố Thổ
![]() |
Nhà văn Tâm Thanh (phải) và nhà thơ Khánh Hà (trái) chụp hình với Phạm Xuân Đài tại Little Saigon cách đây khoảng 15 năm. |