Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2023
Liana Fix và Michael Kimmage: Liệu phương Tây có bỏ rơi Ukraine?, Foreign Affairs, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch
![]() |
Cuộc xâm lược Ukraine của Nga từ cuối tháng 2, 2022. |
Khi Nga sáp nhập Crimea và xâm chiếm miền đông Ukraine năm 2014, Kyiv có rất nhiều người ủng hộ. Pháp, Đức, Anh, và Mỹ đều tìm cách khôi phục chủ quyền của Ukraine qua các biện pháp trừng phạt đối với Nga hoặc qua con đường ngoại giao, nhưng họ từ chối can thiệp quân sự trực tiếp. Và rất lâu sau đó họ mới cung cấp viện trợ quân sự sát thương – trong trường hợp của Washington là đến tận năm 2019.
Tuy nhiên, đến cuối tháng 2/2022, khi Nga tập trung lực lượng ở biên giới Ukraine, sự miễn cưỡng đó gần như đã tan biến. Tính chất tàn bạo của cuộc xâm lược và tài lãnh đạo lôi cuốn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã dẫn đến đợt viện trợ tài chính và quân sự đầu tiên của phương Tây. Thành công đáng kinh ngạc trên chiến trường của Ukraine vào tháng 9 và tháng 10/2022 đã mở ra cơ hội cho những hỗ trợ tham vọng hơn.
Thứ Ba, 19 tháng 9, 2023
Adrian Karatnycky: Vì sao nhiều người Ukraine phản bội tổ quốc?, Foreign Policy, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch
Benedict Arnold, Vidkun Quisling, Philippe Pétain: Những kẻ phản bội khét tiếng, những tay sai của kẻ thù vẫn xuất hiện xuyên suốt lịch sử. Giờ đây, hàng ngũ của họ đang được bổ sung trong bối cảnh chiến tranh Nga-Ukraine, ngay cả khi chỉ có vài cái tên được biết đến bên ngoài Ukraine.
Thứ Ba, 12 tháng 9, 2023
Katsuji Nakazawa: Tập Cận Bình bị các đảng viên lão thành ở Bắc Đới Hà khiển trách, Nikkei Asia, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch
Đang có những dấu hiệu cho thấy bất ổn trong chính trị nội bộ Trung Quốc.
Hôm thứ Hai (04/09/2023), có thông báo rằng Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh sắp tới của Nhóm 20 nền kinh tế lớn ở Ấn Độ. Thủ tướng Lý Cường sẽ thay ông dự sự kiện.
Thứ Ba, 5 tháng 9, 2023
C. Raja Mohan: BRICS mở rộng không phải là thắng lợi cho Trung Quốc, Foreign Policy, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch
![]() |
Lãnh đạo BRICS và ông Sergei Lavrov (đại diện ông Vladimir Putin) tại hội nghị thượng đỉnh BRICS 2023. |
Những người tin rằng thế giới đang dịch chuyển sang trật tự toàn cầu hậu phương Tây đã tìm thấy bằng chứng cho niềm tin của mình vào tuần trước. Tại thượng đỉnh thường niên ở Johannesburg, diễn đàn BRICS gồm năm nền kinh tế mới nổi lớn – Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi – đã công bố mở rộng quy mô bằng cách mời thêm sáu thành viên mới. Sang tháng 1 năm sau, Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) sẽ tham gia tổ chức. Nếu dùng sức nặng kinh tế làm thước đo quyền lực, thì đây sẽ là một khối có sức mạnh phi thường. Cùng nhau, 11 quốc gia BRICS sẽ có tỷ trọng GDP toàn cầu dựa trên sức mua tương đương (purchasing power parity) cao hơn các nước công nghiệp G-7.
Thứ Ba, 22 tháng 8, 2023
Gideon Rachman: Chính sách của Joe Biden và Donald Trump: Những điểm tương đồng và khác biệt, Financial Times, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch
Donald Trump là một kẻ khoác lác và dối trá. Ông ta đã cố gắng tổ chức một cuộc đảo chính. Tôi nghĩ cả hai tuyên bố đó đều đúng. Nhưng cũng đúng là, với tư cách tổng thống, Trump có vai trò trong những thay đổi lịch sử về chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ mà Joe Biden sau đó đã phát triển thêm. Những thay đổi này có lẽ sẽ tiếp tục tồn tại – ngay cả khi Trump bị tống vào tù.
Điều gì khiến cho một nhiệm kỳ tổng thống thực sự mang tính lịch sử? Về cơ bản, nó đòi hỏi phải đoạn tuyệt hoàn toàn với quá khứ – những hậu quả và tiền đề của nó sau đó sẽ được các đối thủ chính trị của bạn chấp nhận và tiếp thu. Franklin Roosevelt đã làm điều đó qua Chính sách Kinh tế mới (New Deal), còn với Lyndon Johnson là Đạo luật Dân quyền (Civil Rights Act). Ronald Reagan thì triển khai một loạt các chính sách bãi bỏ quy định, cắt giảm thuế, mà ngày nay thường được gọi chung là chủ nghĩa tân tự do.
Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2023
Stephen M. Walt: Chúng ta nên sợ Trung Quốc đến mức nào?, Foreign Policy, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch
Trung Nam Hải, trụ sở của chính phủ Trung Quốc và Đảng Cộng
sản Trung Quốc
Một vấn đề quan trọng trong các cuộc tranh luận hiện nay về đại chiến lược của Mỹ là các ưu tiên của nước này trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc. Mỹ nên dành bao nhiêu nguồn lực (tiền bạc, con người, thời gian, sự chú ý,…) cho vấn đề này? Liệu Trung Quốc có phải là thách thức địa chính trị lớn nhất mà Mỹ từng đối mặt, hay chỉ là gã khổng lồ với đôi chân bằng đất sét? Việc chống lại Trung Quốc có nên được ưu tiên hơn tất cả các vấn đề khác (như Ukraine, biến đổi khí hậu, di cư, Iran, …), hay nó chỉ nên là một trong số nhiều vấn đề và không nhất thiết phải quan trọng nhất?
Thứ Ba, 8 tháng 8, 2023
Gideon Rachman: Trump và phiên toà của nền dân chủ Mỹ, Financial Times, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch
Tương lai của nền dân chủ Mỹ sẽ phụ thuộc vào các phiên tòa xét xử Donald Trump – và tình trạng hỗn loạn chính trị xoay quanh chúng.
Bản cáo trạng mới nhất nhắm vào cựu tổng thống Mỹ – liên quan đến nỗ lực lật ngược kết quả bầu cử tổng thống năm 2020 – là vụ án quan trọng nhất mà Trump phải đối mặt. Trọng tâm của lập luận: ông ta là mối đe dọa đối với tự do chính trị của Mỹ.
Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2023
Chris Buckley và David Pierson: Những dấu hỏi quanh việc Ngoại trưởng Trung Quốc bị cách chức, The New York Times, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch
![]() |
Tần Cương (Qin Gang). Wikipedia |
Tần Cương, một nhân vật được Tập Cận Bình trọng dụng, đã bị thay thế bởi Vương Nghị, một nhà ngoại giao dày dạn kinh nghiệm, để lại nhiều câu hỏi chưa có lời đáp về sự thất sủng của Tần.
Chỉ mới 5 tuần trước, Ngoại trưởng Trung Quốc, Tần Cương, còn giữ vị trí trung tâm trong nhiệm vụ khôi phục quan hệ ngoại giao cấp cao Mỹ-Trung: Ông đã bắt tay với Ngoại trưởng Antony J. Blinken tại Bắc Kinh và nhận lời mời tới thăm Mỹ.
Nhưng trong một dấu hiệu minh hoạ cho sự thất thường của chính trị cung đình Trung Quốc, Tần đã đột ngột bị cách chức Ngoại trưởng vào thứ Ba, sau khi biến mất khỏi tầm nhìn của công chúng suốt 30 ngày. Động thái này đã chấm dứt sự nghiệp của một nhà ngoại giao từng vươn lên vị trí hàng đầu, với tư cách là một trong những ngôi sao đang lên được Chủ tịch Tập Cận Bình tin cậy nhất.
Thứ Ba, 18 tháng 7, 2023
Katsuji Nakazawa: Vì sao Trung Quốc trải thảm đỏ đón Thống đốc Okinawa?, Nikkei Asia, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch
Ngày 5/7 vừa qua, tại Bắc Kinh, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã gặp một phái đoàn từ Nhật Bản do Yohei Kono, cựu Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản, người cũng từng là Ngoại trưởng nước này, dẫn đầu.
![]() |
Thống đốc Okinawa Denny Tamaki Hình chụp năm 2023. |
Chuyến thăm của Tamaki tới Bắc Kinh và Phúc Châu, nằm trên bờ biển tỉnh Phúc Kiến, đối diện với Đài Loan, đang gây xôn xao trên “không gian các quan điểm riêng tư” của Trung Quốc, với những câu hỏi về “nền độc lập của Okinawa.”
Nhiều cư dân mạng Trung Quốc đang kêu gọi độc lập cho Ryukyu (Lưu Cầu) – quần đảo Okinawa từng được gọi là Lưu Cầu Quốc – tin rằng một kết quả như vậy sẽ mang lại cho Trung Quốc chiến thắng lớn
Thứ Ba, 11 tháng 7, 2023
Francis Fukuyama: Cuộc đối đầu giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc, Foreign Affairs, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch
Phần 1.
Chủ nghĩa tự do đang gặp nguy hiểm. Các nguyên tắc cơ bản của xã hội tự do – là chấp nhận sự khác biệt, tôn trọng các quyền cá nhân, pháp quyền, và nhiều nguyên tắc khác – đang bị đe dọa, khi thế giới chịu ảnh hưởng từ thứ có thể gọi là suy thoái dân chủ, hoặc thậm chí là khủng hoảng dân chủ. Theo tổ chức Freedom House, các quyền chính trị và tự do dân sự trên khắp thế giới đã giảm đều mỗi năm trong suốt 16 năm qua. Sự suy tàn của chủ nghĩa tự do thể hiện rõ qua sức mạnh ngày một lớn của các chế độ chuyên chế như Trung Quốc và Nga, sự sa sút của các thể chế tự do – hay tự do trên danh nghĩa – ở các nước như Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ, và sự thụt lùi của các nền dân chủ tự do như Ấn Độ và Mỹ.
Thứ Ba, 4 tháng 7, 2023
Katsuji Nakazawa: Nghịch lý từ tầm nhìn “hiện đại hóa kiểu Trung Quốc” của Tập Cận Bình, Nikkei Asia, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch
Hiện đại hóa kiểu Trung Quốc đang xa rời các quyền tự do thời Đặng Tiểu Bình.
Tuần này, tôi quay trở lại Trung Quốc, lần đầu tiên sau ba năm tám tháng. Khi đến Bắc Kinh và Thiên Tân, tôi đã chứng kiến vô vàn bất ngờ.
Dù bị cô lập với phần còn lại của thế giới do những hạn chế nghiêm ngặt liên quan đến COVID-19, thủ đô Bắc Kinh vẫn thay đổi chóng mặt. Sự khác biệt không nằm ở số lượng các tòa nhà cao tầng mới, mà ở sự biến mất của các bảng quảng cáo. Tại các ga tàu điện ngầm và bến xe buýt, những tấm áp phích từng thu hút sự chú ý của mọi người nay đã biến mất.
Ở trung tâm Bắc Kinh, những nhà vệ sinh công cộng khó chịu, thường được dùng chung bởi cư dân của các con hẻm tạo nên từ những dãy nhà truyền thống, giờ đã được dọn dẹp sạch sẽ. Chúng là thành quả từ chính sách “cải cách nhà vệ sinh” mang dấu ấn của Chủ tịch Tập Cận Bình.