Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Quang A. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Quang A. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 15 tháng 8, 2019
Stephen M. Walt: Chiến tranh lạnh hôm qua cho thấy làm thế nào để đánh bại Trung Quốc hôm nay (Nguyễn Quang A dịch)
Chính quyền Trump đã bỏ qua sách chiến lược đã gây ra sự sụp đổ của Liên xô
Các nhà bình luận thuộc nhiều loại ngày càng nói đến mối quan hệ xấu đi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc như một cuộc “chiến tranh lạnh” mới. Như một số bạn đọc có thể nhớ lại, tôi nghĩ những sự tương tựvới sự kình địch giữa Hoa Kỳ và Liên Xô nên được nhìn với sự hoài nghi nào đó, vì có những sự khác biệt quan trọng giữa hai tình huống. Nhưng sự thận trọng giải tích không có nghĩa là chúng ta không nên thử rút ra những bài học hữu ích từ quá khứ và sử dụng chúng để cấp tài liệu cho các quyết định chính sách hôm nay. Vì sao Hoa Kỳ cuối cùng đã thắng đối thủ Soviet của nó? Những lợi thế nào đã làm cho chiến thắng có khả năng hơn, và các lãnh đạo Hoa Kỳ đã khai thác chúng như thếnào? Làm sao kinh nghiệm sớm hơn có thể giúp những người Mỹ giữ thế thượng phong với Trung Quốc trong những thập niên tới?
Đây là năm bài học quan trọng từ Chiến tranh lạnh, các bài học mà nên hướng dẫn chính sách đối ngoại Mỹ hiện thời. Báo động người làm hỏng: Tổng thống Donald Trump đã bỏ qua hay vi phạm mỗi trong năm bài học này.
Bài học #1: Đảm bảo chắc chắn bạn có các đồng minh đúng
Hoa Kỳ đã thắng Chiến tranh lạnh một phần bởi vì nền kinh tế dựa vào thịtrường của nó đã lớn hơn, đa dạng hơn, và hiệu quả hơn nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung kiểu Soviet. Nhưng đã giúp đỡ là việc các đồng minh chính của Mỹ cũng đã giàu có hơn và hùng mạnh hơn hầu hết các nhà nước tay sai Soviet rất nhiều. Như công thức ban đầu về chính sách ngăn chặn của nhà ngoại giao Mỹ George Kennan đã nhấn mạnh, chìa khoá cho thắng lợi trong dài hạn đã là giữ “các trung tâm quyền lực công nghiệp then chốt” (tức là, Tây Âu và Nhật Bản) phù hợp với phương Tây và trật khỏi tay Soviet. Đó thật sự đã là cốt lõi của chính sách ngăn chặn (containment).
Thứ Tư, 24 tháng 4, 2019
Ian Johnson (NYR Daily): Một bóng ma đang ám ảnh Trung Quốc của Tập: ‘Ông Dân chủ’ (Nguyễn Quang A dịch)
Bắc Kinh - Cái gì đó lạ đang xảy ra ở Trung Quốc của Tập Cận Bình. Đấy được cho là chế độ độc tài hoàn hảo, thời kỳ được duy trì liên tục nhất của chủ nghĩa độc đoán kể từ khi Cách mạng Văn hoá chấm dứt hơn bốn mươi năm trước, một thời kỳ thất vọng đáng nguyền rủa đến vậy mà tất cả trừ những người biện hộ phục tùng nhất của chế độ đã trở thành những người hay nhạo báng hoặc những người chỉ trích. Thế mà vài tháng qua cũng đã thấy cái gì đó lý thú hơn: sự phê phán nghiêm túc nhất đối với hệ thống trong hơn một thập kỷ, do những người ở bên trong Trung Quốc dẫn đầu, những người đang chọn để nói thẳng bây giờ, trong mùa nhạy cảm nhất của năm nhạy cảm nhất trong hàng thập kỷ.
Phong trào đã bắt đầu khá yên tĩnh, với vài tiểu luận xuất sắc được một học giả Trung Quốc viết. Ông đã bị các sếp đại học của mình tấn công, mà đến lượt đã khuấy động một sự phản ứng dữ dội giữa các trí thức công cộng (public intellectual) Trung Quốc. Chẳng cái nào trong số này có nghĩa rằng Đảng Cộng sản sẵn sàng để nới lỏng sự kìm kẹp lạnh lùng của nó đối với nước này, nhưng nó là một loạt sự kiện đáng chú ý, đang thách thức cái được cho là có thể ở Trung Quốc của Tập.
Thứ Tư, 2 tháng 11, 2016
Nguyễn Quang A: Đảng Cộng sản Việt Nam kiên quyết không đổi mới
Có thể kết luận ngắn gọn như vậy từ Nghị Quyết TW 4 khóa 12 vừa do Tổng Bí thư ĐCSVN ký ngày 30-10-2016.
ĐCSVN không
bao giờ công khai các buổi họp, hội nghị của mình để cho bàn dân thiên hạ thấy
ai có ý kiến gì trong nội bộ đảng, như hầu hết các đảng chính trị hiện đại vẫn
làm, cho nên có lẽ tiêu đề phải là "Đảng của ông Trọng... đổi mới"
thì mới sát thực tế.
27 điểm mà
ông Trọng đưa ra để nhận diện đảng viên nào của ĐCSVN:
1) suy thoái
về
- tư tưởng
chính trị (9 điểm);
- đạo đức, lối
sống (9 điểm) và
2) "tự
diễn biến," "tự chuyển hóa" (9 điểm).
Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016
Nguyễn Quang A; Nguyễn Huệ Chi; Hoàng Hưng - Tố cáo và phản đối Truyền hình An ninh TV vu cáo trắng trợn, ngang nhiên bôi nhọ danh dự của công dân (có bản dịch tiếng Anh)
Trên kênh
youtube phát ngày 14.5.2016 có clip “Bằng chứng Việt Tân chỉ đạo dùng bom xăng
để kích nổ "Cách mạng Cá" ở Việt Nam” của An ninh TV (xin xem https://www.youtube.com/watch?v=lUAs-GbdvTE),
ở phút 04:45 có đoạn như sau:
“... Một số
đối tượng, nhóm hoạt động trá hình ở trong nước ra các bản tuyên bố, kiến nghị,
thư ngỏ mang tính lừa bịp, điển hình như bản tuyên bố do Nguyễn Quang A, Nguyễn
Huệ Chi, Hoàng Hưng khởi xướng, kêu gọi ký tên. Theo cơ quan chức năng, đây là
thủ đoạn nhằm khuếch trương thanh thế, nguỵ tạo dư luận nhằm lôi kéo, tập họp lực
lượng mà các tổ chức cá nhân chống đối thường xuyên sử dụng trong thời gian
qua. Bản chất là các tổ chức phản động lưu vong và một số phần tử xấu lợi dụng
vụ việc và lòng tốt của người dân để kích động kêu gọi tụ tập gây rối theo kịch
bản cách mạng đường phố được chúng gọi tên là cách mạng cá…”:
Trong clip
này, tên của chúng tôi được phát kèm theo ảnh chân dung rõ mồn một.
Chúng
tôi kiên quyết phản bác những nhận định vô căn cứ, bôi nhọ, vu cáo chính trị ác
độc mà An ninh TV đã ngang nhiên áp đặt cho bản Tuyên bố và cho cá nhân chúng
tôi.
“Tuyên bố về
vụ đầu độc biển miền Trung” được khởi xướng bởi rất nhiều trí thức có tên tuổi,
phẫn nộ trước tình trạng vô trách nhiệm, chậm trễ, bất lực của nhiều cơ quan
chính quyền Trung ương và địa phương, thấy cần lên tiếng một cách mạnh mẽ nhưng
ôn hoà để buộc chính quyền khẩn trương kiên quyết xử lý tai hoạ vô cùng nguy hiểm
cho nước cho dân.
Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016
Phạm Chí Dũng - ‘Hiệp thương tổ dân phố’: Giới tự ứng cử có bị chính quyền ‘đấu tố’?
Tiến sĩ Nguyễn Quang A tại một quán cafe
internet
ở Hà Nội, ngày 1//3/2016.
ở Hà Nội, ngày 1//3/2016.
‘Đấu tố’ và ‘cân đối’
Sau hội nghị hiệp thương lần 2
tạm yên bình, gần ba chục nhân vật tự ứng cử đại biểu Quốc hội của xã hội dân sự
và giới đấu tranh nhân quyền sắp chạm vào “lằn ranh đỏ”: vòng “hiệp thương tổ
dân phố”.
Đây cũng chính là một rào cản
mà trong quá khứ, chính quyền rất tâm đắc với thủ pháp “ý kiến quần chúng”. Ở
những kỳ bầu cử Quốc hội khóa trước, một số người tự ứng cử như luật sư nhân
quyền Lê Quốc Quân đã chẳng thể chống lại màn “đấu tố” không thể lộ liễu hơn:
anh bị “di dời” từ tổ dân phố nơi cư trú đến một tổ dân phố khác hoàn toàn lạ lẫm.
Ở đó, nhiều chục người lạ mặt đã hùng hổ hóng sẵn cùng một trận tố cáo kịch liệt
về “thành phần bất hảo”, “phản động”, theo tài liệu được chuẩn bị rất chu đáo.
Sau hết, khối “quần chúng tự phát” ấy đồng loạt giơ tay biểu quyết là Lê Quốc
Quân “không được tổ dân phố tín nhiệm”. Như tất thảy dân oan mất đất, người tự ứng
cử không còn chỗ cắm dùi. Cuối cùng, “tên anh không có trong danh sách”. Chính
quyền được tuyên xưng dân chủ đương nhiên loại được một kẻ đấu tranh cho dân
quyền.
Lần này, biện pháp “đấu tố”
trên lại đang lăm le được thực thi. Ngay sau hội nghị hiệp thương lần 2 ở Hà Nội,
người tự ứng cử đầu tiên và cũng là người phát động phong trào tự ứng cử ở Việt
Nam - Tiến sĩ Nguyễn Quang A - đã phát hiện tổ trưởng tổ dân phố nơi ông cư trú
đến từng nhà trong tổ phát tài liệu lên án ông. Chiến dịch “quần chúng tự phát”
bắt đầu lên nòng. Nhịp nhàng cùng lúc, giới dư luận viên tung ra những clip bôi
nhọ người tự ứng cử trên mạng xã hội. Một cuộc chiến hoàn toàn không cân sức giữa
dân chủ thực chất với dân chủ giả hiệu.
Không cân sức nhưng lại có thể
rất “cân đối”. Người nêu ra khái niệm độc đáo này là Chủ tịch Ủy ban Hòa bình
thành phố Hà Nội - bà Đào Thanh Hương. “Việc ai bước được vào vòng ba (hiệp
thương) thì khi đó trí tuệ của chúng ta, những người ngồi ở đây và đặc biệt các
ban ngành của thành phố sẽ xem xét để làm sao 48 người tự ứng cử cân đối
với 39 người được các đơn vị, cơ quan thành phố giới thiệu” - bà Hương cân
nhắc từng từ nhưng cuối cùng vẫn bộc tuệch tư tưởng của mình.
“Cân đối” là từ ngữ vừa bóng bẩy
vừa ẩn dụ, muốn hiểu sao cũng được. Từ ngữ - tư tưởng này lại được bổ nghĩa bởi
một phát ngôn như thể răn đe của ông Đào Văn Bình, Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận
tổ quốc Việt Nam: “Khi thực hiện đưa về tổ dân cư nhận xét, để xem những ứng
viên đó có chấp hành pháp luật hay không”.
Sau hội nghị hiệp thương lần
2, nguy cơ hiển hiện trước mắt đối với giới ứng cử viên được chính quyền giới
thiệu là “một chọi một” với giới tự ứng cử. Thậm chí số tự ứng cử còn cao hơn cả
số được giới thiệu. Nếu sau vòng “hiệp thương tổ dân phố”, “hiệp thương nơi
công tác” và hiệp thương lần 3 mà vẫn không “cân đối”, tức không loại được “đủ
số” ứng viên độc lập, danh sách đưa ra bầu cử chắc chắn sẽ bị “pha loãng”, mà
do vậy nguy cơ những ứng cử viên được đảng giới thiệu nhưng bị thất cử sẽ không
còn là hão huyền.
Hẳn đó là nguồn cơn để xuất lộ
một tư tưởng khác thù hiểm hơn nhiều: Có tổ chức phản động đứng sau một số người
tự ứng cử.
‘Thế này thế khác’ và ‘tổ chức
phản động’
Một tuần sau khi người đứng đầu
đảng Nguyễn Phú Trọng phát động chiến dịch đả kích giới tự ứng cử độc lập bằng
cảnh báo: “Không để lọt vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước
những phần tử thế này thế khác” tại một cuộc tiếp xúc với cử tri Hà Nội,
một đoàn giám sát do ông Nguyễn Xuân Phúc - ứng cử viên cơ cấu cho chức vụ thủ
tướng trong tương lai rất gần, đã làm việc với thành phố Hà Nội. Nội dung lập tức
gây sốc trong cuộc họp này là “Theo một thành viên đoàn giám sát, Tiểu ban
an ninh, trật tự, an toàn xã hội của Hội đồng bầu cử Quốc gia nhận định kỳ bầu
cử lần này phức tạp hơn, đã hình thành phong trào tự ứng cử. Trong 47 người tự ứng
cử tại Hà Nội, “một số người có sự ủng hộ của tổ chức phản động trong nước, nước
ngoài đứng ra vận động bầu cho họ, thậm chí cung cấp tài chính để vận động”,
ông cho hay, tuy nhiên ông không nêu cụ thể trường hợp nào” (báo điện tử VnExpress,
ngày 15/3/2016 bài “Tổ chức phản động đứng sau một số người ứng cử Quốc hội”).
Chi tiết đáng chú ý không kém
là khi tường thuật lại phần đánh giá trên, báo nhà nước đã không nêu tên người
đánh giá. Lối đưa tin theo cách “bảo mật” này càng tô đậm tính mù mờ lập lờ của
đánh giá này - một cung cách rất gần với phong cách “phòng chống diễn biến hòa
bình” mà báo Công An Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Bộ Công an - thường
thể hiện.
Nếu việc Tổng Bí thư Trọng thể
hiện từ ngữ “thế này thế khác” rất thiếu tự tin trong cách dùng từ, thì cách
nói chung chung theo kiểu “vơ đũa cả nắm” của “một thành viên đoàn giám sát”
càng làm nổi bật tâm thế ngổn ngang bối rối của chính quyền trong việc đối phó
với giới ứng viên độc lập.
Cần chú ý về thời điểm phát
ngôn của Tổng Bí thư Trọng là vào ngày 8/3, tức trước thời điểm cuối cùng đăng
ký ứng cử vào ngày 13/3. Sau ngày 13/3 này, con số tự ứng cử đăng ký lên đến
hàng trăm người, chủ yếu ở Hà Nội và Sài Gòn, lớn hơn rất nhiều so với chỉ khoảng
10-15 người tại những kỳ bầu cử Quốc hội trước đây. “Một bộ phận không nhỏ”
trong số ứng cử độc lập lại là những người hoạt động dân chủ và nhân quyền.
Có thể hiểu tâm trạng ‘kinh khủng”
ra sao đối với giới chức chính quyền và công an vào những ngày này. Chỉ cần chịu
khó theo dõi các trang dư luận viên trong thời gian qua, có thể dễ dàng nhận ra
giới đảng và chính quyền lo lắng, thậm chí hoảng hốt trước phong trào tự ứng cử.
Đủ các loại thủ đoạn nói xấu, bôi nhọ, tung clip, quy kết phản động… được lôi
ra để đả kích, hạ bệ những người ứng cử độc lập.
Vậy quan chức nào trong đoàn
giám sát đã phát ngôn “Tổ chức phản động đứng sau một số người tự ứng cử” để hạ
bệ giới tự ứng cử?
Câu trả lời có lẽ nên dành cho
Phó Tiểu ban an ninh của Hội đồng bầu cử quốc gia - Thứ trưởng Bộ Công
an Lê Quý Vương.
Nội bộ chia hai
Vào kỳ bầu cử năm 2016, rõ là
tình thế không còn như những năm trước, khi công an và chính quyền muốn loại ai
thì loại, muốn làm gì thì làm. Ngay sau khi xuất hiện thông tin về “tổ chức phản
động đứng sau một số người tự ứng cử”, không chỉ “lề dân” mà cả một số đại biểu
Quốc hội và quan chức có trách nhiệm đã phản pháo thủ đoạn tung hỏa mù này.
Đúng vào ngày 15/3 khi xuất hiện
thông tin trên, một quan chức cao cấp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là ông Vũ
Trọng Kim đã trả lời phỏng vấn báo Pháp luật TP.HCM với quan điểm “Tôi
hoan nghênh tất cả người tự ứng cử. Nếu những tên tuổi được người dân lựa chọn,
bằng lòng dựa vào những công việc cụ thể họ đã làm có hiệu quả cụ thể thì rất tốt…
Tôi nghĩ, cần phải có số lượng người tự ứng cử nhiều hơn và tỉ lệ người tự ứng
cử đi đến “chung cuộc” phải nhiều hơn. Không có rào cản gì đối với những người
tự ứng cử. Chỉ có những định kiến hẹp hòi mới ngăn cản người tự ứng cử. Điều
này phụ thuộc vào lãnh đạo của từng đơn vị, địa phương nào đó. Điều này không
phù hợp với xu thế phát triển và định kiến không phải là điều được cho phép”.
Dư luận càng trở nên đa nguyên
hơn khi người từng được phong tặng “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” - Thiếu
tướng Lê Mã Lương - cho rằng, nếu không chỉ rõ được ai thì không được nói chung
chung như vậy, sẽ phương hại đến người tự ứng cử. Cùng quan điểm, ông Nguyễn
Túc - Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn các vấn đề văn hoá xã hội - nói ông hơi sửng sốt
khi mà đang vận động người dân tự ứng cử, thì lại nói có tổ chức phản động đứng
đàng sau. Nói chung chung như thế là xúc phạm những người tự ứng cử.
Cuộc bầu cử Quốc hội Việt Nam
khóa 14 bắt đầu có dấu hiệu đỡ nhàm chán. Nói cách khác, bắt đầu có kịch tính.
Bất chấp quá nhiều vu oan giá
họa và kêu gào của giới dư luận viên về “phải tống cổ bọn tự ứng cử”, hầu như
không một ứng cử viên độc lập nào bị loại khỏi danh sách sơ bộ sau Hội nghị hiệp
thương lần 2. Thậm chí, người ta còn ghi nhận một bức ảnh đặc biệt: 100% đại biểu
có mặt giơ tay nhất trí trong hội nghị hiệp thương lần thứ hai của Thành phố Hà
Nội để thông qua danh sách người nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14.
Theo tường thuật của báo điện
tử Vnexpress, thậm chí tại hội nghị trên, nhiều đại biểu cho rằng số người
tự ứng cử tăng hơn kỳ bầu cử trước thể hiện sự tiến bộ về dân chủ và người nộp
hồ sơ tự ứng cử đầy đủ, theo đúng luật, phải được tôn trọng. Chủ tịch Hiệp hội
Vận tải Hà Nội Bùi Danh Liên cho rằng ứng cử đại biểu Quốc hội là quyền của mỗi
công dân, không nên đưa họ ra khỏi danh sách, chỉ trừ trường hợp phát hiện có
vi phạm pháp luật: “Tôi thấy tự ứng cử là một bước tiến về mặt dân chủ trong
bầu cử, để tiến tới xã hội dân chủ hơn”.
Dân chủ hóa xã hội đang dần
hình thành. Ngay cả những người trong đảng cũng dần nhận ra một trong những bước
tiến đến dân chủ là bằng vào những ứng cử viên độc lập có trách nhiệm và có
chương trình hành động cụ thể.
Đã đến lúc những tờ báo ra sức
mạt sát người tự ứng cử như Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân, Petrotimes
cùng các trang dư luận viên cần nhận ra rằng số đông người dân, chứ không phải
Bộ Chính trị, mới là nhân tố quyết định đảng cầm quyền phải đi theo hướng nào
có lợi nhất cho dân tộc.
Hãy chờ xem những thế lực phi
dân chủ và phản dân chủ ở Việt Nam làm được gì tại vòng “hiệp thương tổ dân phố”
để cản đường giới ứng cử viên độc lập - những người mà ít nhất đã có được một
chương trình hành động cụ thể, thay cho lời nói suông của vô số đại biểu Quốc hội
đương nhiệm và “hàng trăm đại biểu không phát biểu gì trong nhiều kỳ họp”.
Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015
Nguyễn Quang A - 100% công chức cấp cao là Tiến sĩ thì dân ta đi ăn mày!
![]() |
Hình minh họa: Giang Ðông Du |
Nhìn cái tiêu đề “Có bằng Tiến sĩ mới đột phá tư duy” của bài báo, tôi nghĩ Vietnamnet phịa chuyện giễu chơi cho vui.
Nhưng khi thấy báo trích dẫn nghiêm túc một ông Tiến sĩ, quan chức cấp cao của Sở Nội vụ Hà Nội, thành viên Ban soạn thảo chiến lược cán bộ công chức khối chính quyền thành phố Hà Nội, thì tôi thực sự phát hoảng. Làm gì có sự ngu đần đến thế được? Hay là báo viết bậy, người ta nói một đằng lại viết một nẻo? Nếu thế thì Vietnamnet phải cải chính ngay đi không là gay đấy! Cũng chẳng hiểu báo đã liệt kê hết các chức danh vô cùng quan trọng của ông ấy chưa? Chưa liệt kê hết cũng có thể bị khó dễ khi làm việc với Sở của ông ta đấy! Dưới đây tôi viết với giả thiết những điều báo viết là đúng.
Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015
Nguyễn Quang A - DỄ THÔI ÔNG Gs. NGUYỄN PHÚ TRỌNG
![]() |
Tiến sĩ Nguyễn Quang A |
Tiếp xúc với cử tri Hà
Nội ông đại biểu quốc hội, cũng là Tổng Bí thư của Đảng CSVN, Gs. Nguyễn Phú Trọng than vãn “chuẩn
bị nhân sự là vấn đề rất khó khăn, phức tạp.” Ý ông nói nhân sự của đảng ông.
Đó là việc nội bộ của một đảng chính trị người ngoài chả cần bận tâm, nhưng cái
đảng của ông lại đòi độc quyền lãnh đạo toàn diện đất nước của tôi, nên tôi góp
ý cùng ông Giáo sư rằng việc ấy dễ lắm ông ạ: các ông hãy trả lại quyền vốn có
của dân, “quyền quyết định chọn người lãnh đạo của mình”. Thế thôi! Ông là Giáo
sư, đảng của ông có bao nhiêu người tự cho là tinh hoa của dân tộc há chẳng hiểu
sự thật đơn giản và rất dễ hiểu đó sao?
Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014
Nguyễn Quang A - Hãy đi thăm các cựu tù nhân lương tâm và gia đình các tù nhân lương tâm
Nguyễn Quang A -
.jpg)
Ngày 20 -1-2014 chúng tôi đi thăm và cuộc viếng
thăm này đã kéo dài ngoài dự kiến. Đến tận sáng 21-1-2014 lúc 0 giờ 13 phút tôi
mới về đến nhà sau hơn 3 giờ bị câu lưu trái pháp luật tại xã Chương Dương,
huyện Thanh trì Hà Nội cùng 6 người bạn khác. Trả lời nhà báo Trần Quang Thành
xong tôi lên giường đánh một giấc đến hơn 7 giờ sáng, rồi lại phải đi họp ở xa
Hà Nội nên chỉ kịp gửi email cảm ơn bạn bè đã quan tâm đến việc xảy ra tối qua
ngày 20-1-2014 và hứa sẽ viết lại tóm tắt để mọi người rõ.
Chiều mới quay lại Hà Nội và nhận được rất nhiều điện thoại từ
những người quen và các sứ quán trước và trong lúc viết mấy dòng này và quên
mất việc mình có lịch đi dự Quốc khánh Australia tại khách sạn Melia (rất xin
các bạn Úc thứ lỗi).
A. Vài sự kiện
Chúng tôi gồm nhà thơ, cựu chiến binh Nguyễn Tường Thụy, anh Lê
Hùng, anh Vũ Mạnh Hùng, anh Nguyễn Lân Thắng, anh Nguyễn Kim và cô Thảo đã đến
thăm cựu tù nhân lương tâm Phạm Văn Trội tại xã Chương Dương, Thường Tín, Hà
Nội. Cuộc viếng thăm nhân dịp tết sắp đến kéo dài khoảng 20 phút, chúng tôi xin
phép ra về vì đã muộn và còn phải đi thăm những người khác nữa.
1. Ra đến đường làng ngay trước cổng nhà anh Trội thì gặp hơn 20
người mặc thường phục vây quanh, cản không cho chúng tôi đi. Họ “mời” chúng tôi
đến trụ sở Ủy ban Nhân dân xã để làm việc. Chúng tôi hỏi họ là ai, họ có quyền
“mời” như vậy hay không? Và nếu là “mời” thì lời mời đó bị chúng tôi từ chối.
Họ không chứng minh được tư cách của họ (thí dụ bằng trương ra thẻ công an của
họ; thậm chí có một người được gia đình anh Trội nói là an ninh ở huyện đã từ
chối nhận mình là công an mà chỉ nói anh ta là một người dân) nên chúng tôi
không đi. Lúc họ nói họ rất tôn trọng chúng tôi nên mới “mời,” lúc họ đe dọa,
thậm chí văng tục, và ép mọi người đến ủy ban, sau khi mời không xong họ bảo
“tôi yêu cầu chứ tôi đ. mời nữa!”. Giữa chừng hai xe của chúng tôi (trong đó có
một taxi) đã bị họ lùa đến sân Ủy ban. Với sức mạnh cơ bắp và bạo lực họ đã áp
tải chúng tôi đến Ủy ban. Khoảng thời gian giằng co trước cổng nhà anh Trội đến
Ủy ban xã hết khoảng 30 phút và cộng thêm thời gian họ áp tải chúng tôi đến Ủy
ban xã tổng cộng hết khoảng 35-40 phút. Chi tiết những lời lẽ trao đổi dọc
đường có thể nghe trên 3 clip của Nguyễn Lân Thắng có độ dài 17:54, 13:18 và
10:20.
2. Khi đã vào đến Ủy ban Xã, họ đưa 6 người chúng tôi lên Văn
phòng Đảng ủy Đảng Cộng sản Việt Nam xã Chương Dương (!!!). Lúc đó là 20 giờ
ngày 20-1-2014. Xuất hiện ba người: Ông Phạm Nhật Cường trưởng công an xã, ông
Khánh và ông Hải từ an ninh huyện Thường Tín. Ông an ninh huyện trợ giúp pháp
lý cho ông Cường và nói rằng theo quy định trưởng công an xã có quyền kiểm tra
giấy tờ tùy thân của chúng tôi còn họ (từ huyện) thì không có chức năng đó. Họ
yêu cầu chúng tôi cho họ xem chứng minh nhân dân (4 người có, 2 người không mang
CMT theo người). Tôi bảo anh Cường rằng lẽ ra anh đã phải có mặt 30-40 phút
trước ở trước cổng nhà anh Trội, trương thẻ công an của mình ra và với tư cách
trưởng công an xã anh giải thích rằng theo quy định luật pháp anh có quyền kiểm
tra giấy tờ tùy thân theo đúng thủ tục thì chúng tôi đã đưa CMT cho anh xem và
việc đó hay hơn việc câu lưu chúng tôi rất nhiều. Vì cách làm của các anh là
hoàn toàn trái luật và vi phạm nghiêm trọng quyền con người. Trong suốt quá
trình ở Văn phòng Đảng ủy 3 người họ thay phiên nhau ra ngoài hoặc đi xuống
tầng trệt (chắc là để trao đổi hay nhận lệnh).
3. Lúc 9h45 có 3 xe nghe nói là từ Bộ Công an đến với nhiều người
từ trên bộ. 10h00 anh Cường nói với tôi “mời anh Quang A xuống dưới để mấy anh
hỏi vài chuyện”. Tôi bảo anh Cường, anh hãy xuống và bảo mấy anh ở dưới đó “Tôi
cám ơn lời mời, nhưng lời mời của họ không được tôi chấp nhận. Tôi không có
chuyện gì để trao đổi với họ. Việc anh (Cường) có quyền hỏi CMT thì tôi đã đưa
CMT cho anh và thế là xong chuyện, không còn gì để nói hay để bàn nữa. Nếu mấy
anh ấy có lên trên này trước mặt 5 người khác và có hỏi tôi bất cứ gì tôi cũng
sẽ không trả lời.” Không ai khác được mời xuống để hỏi riêng. Chúng tôi ngồi
uống nước suông với cái bụng đói mèm. Anh Trội ra mua được 2 gói bánh, tôi làm
4 chiếc với nước lã và ngồi đợi cùng mọi người.
4. 10h40 xuất hiện 3 người với video camera quay chúng tôi từ mọi
góc. Lúc này chúng tôi mới bảo họ rằng “Ngay từ đầu chúng tôi đã hỏi các anh để
chúng tôi quay toàn bộ cuộc câu lưu này thì các anh đã không chấp nhận, bây giờ
các anh chĩa vào mặt chúng tôi quay mà chẳng thấy xin phép chúng tôi gì cả,”
nhưng chúng tôi đã quá quen cảnh bất lịch sự này rồi nên bỏ qua.
5. Anh Cường quay lại và bảo chúng tôi ký biên bản. Chúng tôi nói
việc đưa CMT cho anh kiểm tra là đã xong. Chúng tôi không liên quan gì đến cái
văn bản do các anh tự viết ra và gọi là biên bản cả và nhất quyết sẽ không ký
vào bất kỳ giấy tờ nào. Anh Cường nói thế thì phải làm biên bản rằng các bác
không ký. Chúng tôi bảo cái đấy tùy anh và chúng tôi không liên quan. Họ viết
một tờ giấy gọi anh lái xe taxi lên ký làm chứng. Chúng tôi không biết hai văn
bản đó họ viết gì.
6. Anh Nguyễn Kim đi xuống rồi chúng tôi nghe tiếng ồn lớn và
tiếng kêu la rất to. Chúng tôi kéo xuống và thấy anh Kim bị đánh và đang kêu
rất đau. Chúng tôi dìu anh lên, anh nói có một tên đánh anh 4 cú và định kéo
anh vào phòng riêng, nhưng do anh la to và chúng tôi xuống kịp thời nên nó thôi
(cũng tại đây một thời gian trước đã xảy ra việc một khách đến thăm anh Trội đã
bị đánh gãy xương).
7. Anh Cường quay lại nói 5 người có CMT (thêm anh Kim người lái
xe nên không bị đưa lên Văn phòng Đảng ủy Xã ngay từ đầu, nhưng họ thấy anh nói
chuyện thân mật với vợ anh Trội, chứng tỏ anh cũng quen biết anh Trội nên đã bị
đưa lên sau và bị hỏi CMT) có thể ra về, còn 2 người không có CMT ở lại chờ xác
minh. Chúng tôi nói chúng tôi chờ xác minh xong thì về một thể. Một lúc sau họ
nói đã xác minh xong và mời chúng tôi ra về. Lúc này vừa đúng 23 giờ.
8. Xuống sân đèn tối om. Chúng tôi đòi họ bật đèn sân, họ bảo bị
mất điện (trong khi trên phòng điện vẫn sáng). Cổng bị khóa chặt từ lúc câu lưu
chúng tôi được mở ra. Anh Trội có đèn pin dẫn chúng tôi ra cổng. Anh Kim vạch
áo và có thể thấy một vết xước rớm máu dài trên bả vai. Gần 20 bạn hữu đến ứng
cứu chúng tôi từ ngoài đường tràn vào sân. Một người hô to “đả đảo công an đánh
người” và mọi người hô theo “đả đảo,” “đả đảo”. Hô ba bốn lần thì họ ép được
chúng tôi ra khỏi cổng và khóa cổng lại. Chúng tôi lên xe về nhà.
B. Vài bình luận sơ bộ
1. Những người tự xưng là công an trong đoạn A.1 kể trên đã vi
phạm pháp luật một cách nghiêm trọng, không hiểu chút gì về quyền con người và
rất hách dịch với dân. Chúng tôi đòi công khai ngân sách nhà nước chi cho lực
lượng công an, giành một phần thích đáng kinh phí đó để dạy công an về pháp
luật, về nhân quyền, về việc không được vi phạm pháp luật và hỗn láo với dân
những người đã đóng thuế để nuôi họ và toàn bộ bộ máy nhà nước này.
2. Chỉ có đi thực tiễn mới thấu hiểu được sự vi phạm nhân quyền,
sự lạm dụng quyền lực tràn lan đến thế nào, nhất là ở vùng nông thôn nơi người
dân chưa hiểu rõ quyền của mình và thường xuyên bị những người nhân danh nhà
nước hành hạ, đối xử một cách hỗn láo và thô bạo. Chính vì thế tôi cầu mong
càng nhiều người (nhất là các trí thức) hãy đi thăm các cựu tù nhân lương tâm,
gia đình các tù nhân lương tâm (đang ở trong tù) để hiểu hoàn cảnh của họ và
những âm mưu thâm độc của một số người lạm dụng quyền lực (mà chủ yếu là lực
lượng công an) đã và đang tìm mọi cách cô lập họ về mọi mặt, triệt phá mọi kế
sinh nhai của họ (hầu hết việc sản xuất kinh doanh hay công việc kiếm tiền của
họ bị triệt hạ một cách hết sức tinh vi và hiểm độc). Việc thăm viếng này là
quyền của chúng ta và không một thế lực nào có thể cản chúng ta. Chúng ta cũng
nên tổ chức đi thăm các tù nhân lương tâm; việc này cần được phép của cơ quan
chức năng vì các tù nhân lương tâm đang trong nhà tù. Và tất nhiên chúng ta
phải liên tục lên tiếng đòi thả hết các tù nhân lương tâm.
3. Chúng ta có thể đọc và tưởng là hiểu rất nhiều. Tôi có thể
khẳng định một giờ mà quý vị đến thăm họ để biết hoàn cảnh thật của họ tại gia
đình họ, thì một giờ đó có thể giúp quý vị hiểu nhiều hơn một năm chỉ đọc và
chỉ nghe. Hãy thường xuyên đến với họ, bày tỏ sự đoàn kết với họ và đấy là một
trong những cách phá vỡ sự cô lập chết người mà một số kẻ lạm dụng quyền lực đã
và đang gây ra một cách hết sức tinh vi và dã man cho các tù nhân lương tâm và
gia đình của họ.
N. Q. A.
(Nguồn:
Bauxite Việt Nam)
Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012
Bắn vào Sheriff
Nguyễn Quang A
![]() |
Blog Quê Choa |
Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011
Giết người như giết chó!
Nguyễn Quang
Những lãnh tụ cộng sản Việt Nam hay nói: muốn có xã hội mới thì phải đào tạo con người mới. Mấy mươi năm qua, cái chuyện “trồng người” của chế độ cộng sản nó ưu việt đến như thế nào thì ai cũng đã thấy.
Hôm nay tác giả Nguyễn Quang đã chĩa ống kính gần hơn nữa để cho chúng ta hình ảnh cận cảnh của những con người cụ thể ngay tại Nghệ An, quê hương của Hồ Chí Minh cũng như của phong trào cộng sản Việt Nam: người dân ở đó đã đối xử với những người ăn trộm chó như thế nào.
Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011
Giấy đăng ký xe hơi mờ!
Nguyễn Quang A
Từ trái sang: Nguyễn Huệ Chi, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Quang A,
Trần Nhương, Nguyễn Văn Phương, người đứng là Trần Vũ Hải
Chuyện hai nhân viên an ninh, một cảnh sát khu vực và ba bác tổ dân phố đến nhà tôi tối hôm qua, và những chuyện diễn ra trước 8 giờ sáng hôm nay, tôi đã kể. Tôi rất cảm ơn các bạn hữu đã quan tâm và bày tỏ sự đồng cảm.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)