Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Quốc Tấn Trung. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Quốc Tấn Trung. Hiển thị tất cả bài đăng
Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2019
Nguyễn Quốc Tấn Trung: Chữ Quốc ngữ đã cứu tiếng Việt khỏi nạn diệt chủng ngôn ngữ?
![]() |
Giáo sĩ Alexandre de Rhodes và các ấn phẩm chữ Quốc ngữ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Ảnh: Luật Khoa tổng hợp. |
Thảo luận về công – tội của một trong những người định hình nên chữ Quốc ngữ, thứ chữ viết mô tả tượng âm lại tiếng Việt, mà bạn đọc của Luật Khoa đang sử dụng để tiếp nhận và xử lý thông tin của chính bài viết này, đang được đẩy lên cao một cách khá bất ngờ. Alexandre de Rhodes, một giáo sĩ truyền giáo gốc Pháp, người được thừa nhận là đặt những nền móng đầu tiên cho chữ Quốc ngữ, bị một số học giả cho rằng nó chỉ nhằm mục tiêu xấu xa.
Ví dụ, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân thì phân tích rằng quá trình ban đầu của việc tạo ra chữ quốc ngữ không nhằm mục đích phát triển văn minh của dân tộc ta, mà là “một công cụ để thực dân Pháp xâm lăng nước ta”.
Hay Tiến sĩ Lê Cung, người đứng đầu nhóm phản đối đặt tên đường Alexandre de Rhodes tại Đà Nẵng, khẳng định “Rhodes là kẻ có tội thì làm sao vinh danh, đặt tên đường được.”
Vậy thật sự các đế quốc, các thế lực thực dân có cần thiết phải tạo ra một loại ngôn ngữ riêng biệt để đồng hóa và xâm lược hay không?
Nếu nói đến tầm ảnh hưởng của ngôn ngữ trong quá trình thực dân hóa (colonisation), sẽ là hơi ngờ nghệch nếu cho rằng những đế quốc hùng mạnh lại cần phải tạo ra một loại chữ viết đặc trưng, dựa trên đúng thứ tiếng bản địa để có thể thành công trong việc kiểm soát và đồng hóa văn hóa, tư tưởng của quốc gia bị bảo hộ.
Bài viết này, dựa trên các thông tin lịch sử về chủ nghĩa thực dân trên thế giới, hy vọng giúp bạn đọc hiểu thêm về tầm ảnh hưởng quan trọng của chữ Quốc ngữ trong việc duy trì văn hóa và tư duy độc lập của người Việt Nam.
Xu hướng diệt chủng ngôn ngữ thời thực dân
Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018
Nguyễn Quốc Tấn Trung : Muốn trừng phạt những người bất đồng quan điểm: Dấu hiệu bệnh tâm lý?
Tôi là một người thường. Cũng như các bạn, tôi rất hay sa vào những cuộc cãi vã. Với đồng nghiệp, với gia đình, với người yêu, với hàng xóm, v.v. Có cuộc to, có cuộc nhỏ. Có vụ cãi 10 phút đã làm lành, có vụ cãi cả đời vẫn không quên. Nhưng tôi tìm được một điểm chung trong số ấy, đó là tôi chưa từng muốn bỏ tù ai vì đã từng cãi nhau với tôi cả.
Tôi không cao thượng đến mức so sánh mình với câu nói nổi tiếng ‘Tôi có thể không đồng ý những điều anh nói, nhưng tôi có thể chết để bảo vệ quyền anh được nói những điều đó’ (ngôn từ của Evelyn Beatrice Hall sử dụng cho Voltaire trong tác phẩm về tiểu sử cuộc đời ông). Nhưng rõ ràng, không có lý do nào đủ thỏa đáng để những con người ngang vai ngang vế có thể bỏ tù lẫn nhau chỉ vì họ không có cùng quan điểm về một vấn đề. Tôi tin rằng, ít nhiều gì thì những người khác chắc hẳn cũng có suy nghĩ tương tự như tôi.
Điều kỳ lạ là, đa phần người Việt Nam chúng ta không đặt những câu hỏi như vậy dành cho mối quan hệ giữa nhà nước – người dân. Vì sao phản đối một chính sách, vì sao việc chỉ ra những bất cập tồn tại của nhà nước, vì sao việc lên án một cá nhân có chức danh lãnh đạo nhà nước, v.v. lại luôn đi kèm với khả năng hình sự hóa và phải ngồi tù?
Hiển nhiên, người viết sẽ không lạm bàn đến những lời kích động sử dụng vũ lực, vũ trang hay kêu gọi gây thương tích, hủy hoại tài sản. Đó là những việc làm luôn bị liệt vào nhóm vi phạm pháp luật dù ở bất kỳ quốc gia nào. Và, mỗi nhà nước đều tìm cách bảo vệ mình khỏi các cuộc nổi dậy vũ trang.
Thế nhưng, khó mà lý giải việc một chính phủ, với đầy đủ bộ máy vũ trang để bảo đảm trật tự xã hội như quân đội, công an, cảnh sát, cùng với một hệ thống hành chính khổng lồ, lại sợ hãi về những ý kiến khác biệt như thế.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)