Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Quốc Khải. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Quốc Khải. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2023

Nguyễn Quốc Khải: Cựu TT Trump sẽ không phải là nhân vật tiếng tăm đầu tiên hay cuối cùng bị truy tố và buộc tội trong lịch sử Hoa Kỳ

Nếu mở Internet và dùng Google tìm kiếm thông tin về những quan chức Hoa Kỳ bị truy tố và buộc tội, quý vị sẽ thấy ngay một tài liệu Wikipedia gồm 28 trang liệt kê trên một trăm chính khách liên bang đã bị buộc tội từ năm lập quốc 1776 đến nay bao gồm cả phó tổng thống, thống đốc, dân biểu, thượng nghị sĩ, bộ trưởng, cố vấn an ninh quốc gia. Điều này có nghĩa là Trump sẽ không phải là nhân vật tiếng tăm đầu tiên hay cuối cùng bị truy tố và buộc tội trong lịch sử Hoa Kỳ, nhưng Trump rất có thể sẽ là một cựu tổng thống đầu tiên có thể bị truy tố và buộc tội. 

Trump khó thoát khỏi lao tù vì ông mắc vào vòng luật pháp trong nhiều trường hợp nghiêm trọng. Ngoài chuyện “tiền bịt miệng” (hush money) đang sôi nổi hiện nay, ông còn liên lụy đến cuộc bạo loạn 6/1, vụ toan tính lật ngược kết quả bầu cử 2020 tại Geogia, vụ lưu trữ bất hợp phát tài liệu mật quốc gia tại Mar-a-Lago, và khai gian thuế tại New York. Chưa kể một khám phát mới đây nhất của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ là Trump và gia đình đã giữ làm tài sản riêng, không khai báo hàng trăm tặng phẩm ngoại giao trị giá hàng triệu Mỹ kim từ các chính phủ nước ngoài. 

Riêng từ thời cựu Tổng Thống Bill Clinton đến nay có 49 chánh khánh liên bang bị kết án. Nếu kể cả những nhân vật cấp tiểu bang con số này sẽ tăng gấp bội. Bài báo này sẽ đơn cử một số trường hợp nổi tiếng.


Thứ Ba, 28 tháng 2, 2023

Nguyễn Quốc Khải: Chụp hình người


KHÁC BIỆT GIỮA CHỤP HÌNH NGƯỜI TỰ NHIÊN VÀ CHỤP HÌNH CHÂN DUNG

Khi nói về chụp hình người, thông thường người ta nghĩ đến chụp chân dung hay chụp hình người mẫu (portrait photography), nhưng bài này sẽ nói về chụp hình người trên đường phố, tại những nơi sinh hoạt cộng đồng, hoặc lễ hội trong môi trường tự nhiên không sắp xếp như trong một photo studio hay chụp hình người mẫu ở ngoài trời. Tiếng Anh gọi là environmental portraiture hay tiếng Việt là chụp hình người tự nhiên.

Nhiếp ảnh gia thu hình những người trong môi trường mà họ sống, làm việc, nghỉ ngơi hoặc vui chơi. Môi trường giúp kể câu chuyện về họ là ai, họ làm gì hoặc đam mê của họ có thể là gì. Nhiếp ảnh gia là những người kể chuyện bằng hình ảnh mà không cần sử dụng từ ngữ. Dùng môi trường của đối tượng để hỗ trợ câu chuyện là chìa khóa để chụp ảnh người tự nhiên. Trong hầu hết các trường hợp, đối tượng sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều trong môi trường mà họ biết hoặc yêu thích hơn là trong một studio xa lạ với ánh đèn chiếu vào mặt họ.

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2023

Nguyễn Quốc Khải: Ôn Lại Lịch Sử: Cựu Tổng Thống Jimmy Carter Và Việt Nam

Cựu Tổng Thống Jimmy Carter 
Hình Wikimedia
Khi tác giả đang viết bài báo này, cựu Tổng Thống Jimmy Carter, năm nay đã 98 tuổi, đang nằm trên giường bệnh chờ đợi cái chết sắp đến. Ông là một người bình dị, chân thật và đạo đức. Ông tận tình giúp người tị nạn Đông Nam Á. Tôi còn nhớ một buổi chiều vào ngày 19-7-1979, chúng tôi biểu tình trước Nhà Trắng để vận động chính phủ Hoa Kỳ giúp thuyền nhân tị nạn do ca sĩ Joan Baez và Refugees International tổ chức. Tổng Thống Carter đã mở cửa sổ vẫy tay chào đón chúng tôi và nói với đám đông rằng ông đã ra lệnh cho Hạm Đội 7 cứu vớt những thuyền nhân.


Hôm đó có rất nhiều Mỹ cũng tham gia, nhân dịp họ vào thủ đô để nghe ca sĩ Joan Baez hát trước Lincoln Memorial cho người tị nạn Đông Nam Á dưới tiêu đề “A Plea, Not a Protest” với khoảng 10,000 người tham dự. Hàng ngàn người chết trên biển đã đánh động lương tâm người Mỹ, ngay cả những người từng chống chiến tranh, bênh vực cộng sản, như Joan Baez. Cầu mong cựu Tổng Thống Carter ra đi bình an.

***

Ben Hodges, Cưu Trung Tướng, Cựu Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ tại châu Âu: Chiến tranh Ukraine có thể kết thúc trong năm nay (DW News, Nguyễn Quốc Khải dịch)

Cựu Trung Tướng Hoa Kỳ Ben Hodges
Hình Wikipedia
DW News, 10-2-2023.

Tóm tắt tiếng Việt: NQK


Đài truyền hình Đức DW News phỏng vấn cựu Trung Tướng Hoa Kỳ Ben Hodges về cuộc chiến xâm lăng của Nga tại Ukraine. Ông từng là tư lệnh quân đội Hoa Kỳ tại Âu châu. Sau đây là những điểm chính của bài phỏng vấn.


Nga có nhiều quân hơn trước đây và dự tính một cuộc tấn công sắp tới, nhưng tôi không tin rằng Nga có khả năng tổ chức được một tấn công quy mô về phương diện kỹ thuật. Họ không có lực lượng thiết giáp, một khả năng đột phá. Thành công giới hạn sẽ không thay đổi được môi trường hành quân. Ukraine có đủ sức mạnh để hạn chế sự thành công của Nga. Dĩ nhiên Nga sẽ phải chịu nhiều tổn thất về sinh mạng và quân cụ.


Cần vài tuần nếu không phải là vài tháng trước khi xe tăng sẽ tới Ukriane và sẽ cần nhiều tuần để huấn luyện và tổ chức tiếp liệu. Quyết định của Tây phương gửi xe tăng cho Ukraine là trễ nhưng không quá trễ về mặt tổng thể. 


Nguyễn Quốc Khải: Nghệ thuật nhiếp ảnh đen-trắng

Hình mầu được phát minh từ giữa thế kỷ XIX, khoảng bốn thập niên sau khi Joseph Niepce đã sáng chế tấm ảnh đen trắng đầu tiên của nhân loại vào năm 1814. Dương bản Kokachrome ra đời vào năm 1936. Từ đó hình mầu mau chóng ngự trị thế giới nhiếp ảnh. Mặc dù vậy, hình đen trắng, một loại hình một mầu (monochrome), với hai hay nhiều độ đậm nhạt (shade) khác nhau, vẫn được nhiều người ưa chuộng. 

Trên thực tế, môn hình đen trắng vẫn sống mạnh. Bộ hình bất tử của Ansel Adams (1902-1984) vẫn được ngưỡng mộ cho đến ngày nay một phần nhờ dạng đen trắng. Bất cứ một cuộc thi nhiếp ảnh quốc tế nào cũng bao gồm thể loại riêng cho hình một mầu mà phần lớn là đen trắng. Ngoài ra trong các loại ảnh thiên nhiên (nature), du lịch (travel) và phóng sự (photojournalism) hình đen trắng luôn luôn được chấp nhận cùng với ảnh mầu. 


Nhiều nhiếp ảnh gia coi môn nhiếp ảnh đen trắng là hình thức thuần khiết nhất của nghệ thuật nhiếp ảnh.  Nhìn từ góc cạnh nhiếp ảnh mỹ thuật, “mầu mô tả sự thật, đen trắng giải thích sự thật.” Từ ngày máy ảnh kỹ thuật số và đặc biệt loại là máy “nhắm và bắn” và điện thoại di động ra đời, hình mầu tràn ngập khắp nơi. Hình đen trắng trở nên tương đối hiếm hoi và có giá trị mỹ thuật cao nên được quý trọng vì chỉ có những người nặng tình với nghệ thuật nhiếp ảnh mới chụp hình đen trắng.


Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2023

Gustav Gressel, European Council On Foreign Relations: Năm thứ hai trong cuộc chiến của Nga: Các kịch bản cho xung đột Ukraine năm 2023 (Nguyễn Quốc Khải dịch)

Nga có khả năng đạt được một số tiến bộ trong nửa đầu năm 2023, nhưng nước này có thể thiếu khả năng duy trì thành quả của mình.

Gustav Gressel, Nghiên cứu viên chính sách cao cấp
Bản tiếng Việt: Nguyễn Quốc Khải,

Khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine tiến gần đến mốc một năm, dân châu Âu cũng như các chính trị gia đang đặt câu hỏi cuộc chiến sẽ kéo dài bao lâu và những kịch bản nào có thể xảy ra trong suốt phần còn lại của năm 2023. Đương nhiên, việc đưa ra những dự đoán như vậy luôn là một nghệ thuật hơn là một khoa học. Nhưng, suy diễn từ tình hình hiện nay, đây là cách diễn biến của cuộc xung đột trong thời gian sắp tới.

NGA

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2020

Nguyễn Quốc Khải: Trục xuất Mẹ Nấm ? Sẽ thất bại ...mà có thể còn bị liên lụy

NỘI DUNG NGUYÊN VĂN THỈNH NGUYỆN THƯ


Thỉnh nguyện thư viết rất rõ rằng Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh LÀM VIỆC và DO THÁM cho chính quyền Việt Nam và quyên góp tiền cho Cộng Sản đồng thời vi phạm luật di trú. Sau đây là một vài điểm chính bằng tiếng Anh: "Mother Mushroom, Vietnamese activist uncovered working for Communist Party and also practiced fraud immigration act.... She fraud abused the immigration system try to get into the US and spy for communists ..."

Nội dung TNT gửi cho Nhà Trắng vỏn vẹn có 15 dòng mà đầy lỗi văn phạm. Thật là xấu hổ.

Đây là một trò chụp mũ tiêu biểu của bọn cuồng Trump. Ở trong nước, nếu ai chống chánh quyền Hà Nội, đều bị CSVN chụp mũ là phản động, tìm mọi cách để bịt miệng những người này, lập tòa án nhân dân để đấu tố và có những biện pháp khác trả thù. Ở nước ngoài ai chống Trump là cũng bị bọn cuồng Trump tìm cách áp đảo không cho có tiếng nói, đánh hội đồng, họp báo đấu tố, chụp mũ là cộng sản nằm vùng và làm thỉnh nguyện thư. Hai bọn này giống nhau như hai giọt nước.

Một câu nói bọn cuồng Trump hay sử dụng là “Nếu không thích Trump thì về Việt Nam mà sống.” Không biết vào cuối năm nay, Trump có thể không đắc cử nhiệm kỳ II do tình hình kinh tế và chính trị ngày càng bất lợi cho đương kim tổng thống, bọn cuồng Trump ghét Đảng Dân Chủ sẽ đi đâu mà sống.

Theo luật của Hoa Kỳ, kẻ tố cáo có trách nhiệm phải trưng ra bằng chứng kết tội. Nạn nhân không phải chứng minh mình vô tội. Cách đây 6 năm, ở vùng Washington-DC cũng đã xẩy ra một trường hợp chụp mũ Cộng Sản. Khi bắt đầu xẩy ra cuộc tranh chấp tại chùa Giác Hoàng, Ni Cô Nhất Niệm của chùa Giác Hoàng bị chụp mũ là sư quốc doanh, đã trở về Việt Nam tu ba năm bởi nhóm muốn lật đổ Ban Quản Trị hợp pháp của chùa. Quả thật, Ni Cô Nhất Niệm có về Việt Nam ba lần trong ba năm, mỗi năm khoảng một tuần để lo thuốc men cho thân phụ, lần thứ hai về lo đám tang và lần cuối về xây mộ cho cha. Nhóm đảo chánh không có bằng chứng, khi bị báo chí hỏi đã phải thú nhận đây là một tin đồn.

AI LÀ TÁC GIẢ CỦA THỈNH NGUYỆN THƯ XIN NHÀ TRẮNG TRỤC XUẤT MẸ NẤM?


Theo báo Người Việt, bà Monique (Bạch Hạc) Nguyễn, hiện cư ngụ tại Katy, Texas là người đã khởi xướng và tham gia vào việc soạn thảo thỉnh nguyện thư đệ trình Nhà Trắng vào ngày 27-3-2020. Bà làm thông dịch viên cho tòa án ở Texas.

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

Nguyễn Quốc Khải: Hải Quân Hoa Kỳ cần bảo vệ đồng minh khai thác tài nguyên biển Đông

Đô Đốc hồi hưu Scott H. Swift, cựu Tư lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương.

Trong vài tuần lễ vừa qua tình hình ở Biển Đông đang sôi nổi vì một tầu thăm dò dầu khí Haiyang Dizhi 8 (Hải Dương 8) của Trung Quốc với một số tầu tuần duyên đi theo hộ tống đã xâm nhập đặc khu kinh tế của Việt Nam quanh Bãi Tư Chính thuộc quần đảo Trường Sa. Trong khi đó, tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS), ở thủ đô Washington đã diễn ra Hội Nghị Hàng Năm lần Thứ Chín về Biển Đông vào ngày 24-7. 

Hội nghị này đã quy tụ được rất nhiều chuyên viên và học giả về lãnh vực về Châu Á và hàng hải. Trong số này tôi ghi nhận được những một số người từ xa tới như GS Lan Nguyễn từ Hòa Lan; Ô. Liu Xiaobo, Trung Quốc; Ô. Evan Laksmana, Nam Dương; Ô. Kavi Chongkittavorn, Thái Lan; GS Stein Tonnesson, Na Uy; GS Bill Hayton, Anh Quốc; GS Jay Batongbacal, Phi Luật Tân; GS Sarah Kirchbergerm, Đức Quốc; GS Toshihiro Nakayama, Nhật Bản; GS Bec Strating, Úc; Ô. Ian Storey, Singapore. 

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

Nguyễn Quốc Khải (*): Tại sao nhiều người gốc Việt ủng hộ ông Trump và Đảng Cộng Hòa?

“…Hoa Kỳ nếu phải tấn công TQ cũng vì quyền lợi của Hoa Kỳ chứ không phải vì muốn giải cứu Việt Nam. Một khi quyền lợi của Hoa Kỳ được bảo đảm, Việt Nam sẽ vẫn nằm trong vòng tay của TQ nếu chế độ CSVN còn tồn tại…”

Một trong vài lý do khiến không ít người Việt trong và ngoài nước ủng hộ Tổng Thống Donald Trump và Đảng Công Hòa là Ô. Trump đang thi hành một chánh sách cứng rắn với Trung Quốc (TQ) về mặt thương mại cũng như về quân sự và sẽ đánh TQ và nhờ vậy Việt Nam sẽ thoát khỏi sự không chế của TQ. Tôi đồng ý với quan điểm của tác giả Song Chi trong bài báo “Vài Suy Nghĩ Nhân Kết Quả Bầu Cử Giữa Nhiệm Kỳ 2018 Ở Mỹ” phổ biến trên mạng RFA ngày 7-11-2018. Tôi tin rằng điều mơ ước này chưa chắc đã xẩy ra và nhiều phần sẽ không xẩy ra. TQ và Hoa Kỳ rất có thể sẽ đạt tới một thỏa hiệp về thuế quan và các vấn đề khác trong những ngày sắp tới vì chiến tranh thương mại và quân sự đều gây thiệt hại lớn cho cả đôi bên như nhiều nhà phân tách quốc tế đã nhận định. Đề tài này đã được thảo luận chi tiết trong bài “Mặt Trái của Chính Sách Thuế Quan của Tổng Thống Trump”. Ngoài ra chính sách cứng rắn đối với TQ được cả Đảng Dân Chủ ủng hộ chứ không phải chỉ có Đảng Cộng Hòa. 

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018

Ngụy Kinh Sinh 魏京生: Hậu quả của Chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ leo thang

Nguyễn Quốc Khải dịch


Hiện tại trong giới truyền thông có tiếng reo mừng hay la hét khi chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ một lần nữa lại leo thang. Thủ đoạn cũ kỹ của Trung Quốc là phá giá đồng tiền để chống lại những trận chiến thương mại, nhưng thủ đoạn này đã bị rạn nứt vì người Mỹ tăng thuế nhập cảng. Đây là tin mừng cho dân tộc Trung Quốc vì nhờ vậy lạm phát tột cùng có thể không xẩy ra. Mặc dầu tiền Trung Quốc đã mất giá khá nhiều, dưới áp lực của Hoa Kỳ, Chính phủ Trung Quốc có thể ngưng không tiếp tục in thêm tiền nữa, nhờ vậy người dân Trung Quốc bình thường có thể hít thở dễ dàng hơn một cách khuây khỏa.

Khi Trump cương quyết tăng thuế nhập cảng chống lại thủ đoạn của Tập Cận Bình, ông ta cũng đã ném ra một nhánh ôliu. Theo những bài tường thuật của báo chí, những cuộc thương lượng đàng sau hậu trường vẫn tiếp diễn. Ngoài ra Trump cũng đã chứng tỏ thiện chí bằng cách ngưng thi hành lệnh cấm mua bán (denial order) chống lại ZTE. Những dấu hiệu này của Trump cho thấy rằng mọi thứ có thể được thương lượng, nhưng đừng dùng thủ đoạn. Chính sách thủ đoạn ngay trong những lúc thương lượng không còn có hiệu quả nữa.


Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

Hoa Kỳ Phải Cương Quyết Chấm Dứt Chế Độ Bạo Quyền ở Trung Quốc

“Một sự nhân nhượng đối với kẻ xâm lăng côn đồ ngày hôm nay chắc chắn sẽ tạo ra một cuộc xung đột võ lực trong tương lai gần.”

“U.S. Must Resolve to End Chinese Tyranny.”
James Rhodes
Người dịch: Nguyễn Quốc Khải

LGT: Những bài viết bằng tiếng Anh bởi những người ngoại cuộc như bài này rất lợi cho Việt Nam về phương diện dư luận quốc tế. Chúng tôi mong có một số bài tiếng Việt được dịch sang tiếng Anh để phổ biến khắp nơi trên thế giới.

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2011

Làm sao Đối Phó với Bắc Kinh ở Biển Đông? (1)

Countering Beijing in the South China Sea
Dana Dillon
Policy Review No. 167, June 2011
Hoover Institute - Standford University
Người dịch: Nguyễn Quốc Khải

Tại sao Hoa Kỳ không thể để cho tham vọng về lãnh thổ của Trung Quốc tự do hoành hành?

Bà Dana R. Dillon là tác giả của cuốn sách “The China Challenge” (2007) và là một nhà bình luận thường xuyên về các vấn đề Á châu và an ninh quốc gia.

Nguồn bất ổn nguy hiểm nhất tại Á châu là một Trung Quốc đang vươn lên và đòi hỏi quyền lợi. Biển Đông sẽ là nơi mà Trung Quốc dám mạo hiểm nhiều nhất vào một cuộc xung đột võ lực. Lãnh hải ít yên lặng này đang nổi sóng vì những cuộc thao diễn hải quân và những lời tuyên bố hùng hồn. Nhiều học giả, chính trị gia, và những vị tướng lãnh hải quân nghĩ rằng Biễn Đông sẽ là một nơi cạnh tranh giữa những cường quốc.

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

Những Trái Bom Nổ Chậm: Trẻ, Có Học, và Thất Nghiệp (1)

A Message from the Street
Peter Coy (1)
Bloomberg Businessweek
February 2011
Người dịch: Nguyễn Quốc Khải

Lời người dịch: Trong những cuộc cách mạng đang xẩy ra ở Trung Đông và Bắc Phi, lớp người trẻ đóng một vai trò chủ yếu. Tuổi trẻ có học, có lý tưởng, thất nghiệp và bất mãn là những động cơ thúc đẩy họ hành động. Khát vọng chung của lớp người trẻ là có việc làm và được tự do. Tác giả Peter Coy cho thấy là không phải hiện tượng này chỉ xẩy ra ở Tunisia, Ai Cập, Yemen, Syria, v.v. mà được thấy ở khắp mọi nơi, kể cả ở những nước giầu có. Thí dụ theo số thống kê của OECD, tỉ lệ thất nghiệp của người trẻ ở Mỹ là 17.6% vào năm 2009, ở Pháp là 22.8%, Thụy Điển 25%, và Tây Ban Nha 37.9%. Tại những quốc gia này, thanh niên cũng biểu tình đòi chính quyền giải quyết tình trạng thất nghiệp. Thông thường ôn hòa, nhưng đôi khi xẩy ra những cuộc xô xát dữ dội với cảnh sát.


Hình (Xinhua / Ahmad Karem): Những thanh niên biểu tình chống chính phủ Mubarak
đối mặt với cảnh sát tại Cairo, ngày 25-01-2011.

Những quốc gia dân chủ dễ dàng đáp ứng một cách hợp lý đối với lớp người trẻ hơn là những nước độc tài. Để giảm bớt những rối loạn này, mỗi quốc gia cần phải có chính sách giúp những người trẻ có kinh nghiệm làm việc ngay từ những năm còn ở trung học để giúp họ chuyển tiếp vào thế giới việc làm một cách trơn tru.

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011

Triển Vọng của Việt Nam: Lạm Phát Thúc Đẩy Chính Sách Thắt Chặt Kinh Tế

(Vietnam Outlook: Inflation Prompts Policy Tightening)

Marshall Carter
Moody’s Analytics
17-05-2011
Người dịch: Nguyễn Quốc Khải

·   NNgăn chặn lạm phát là thách đố lớn nhất trong ngắn hạn của Việt Nam.

Chính sách thắt chặt về tiền tệ và tài chánh sẽ giữ mức phát triển của tổng sản phẩm nội địa (gross domestic product – GDP) ở vào khoảng 6% trong năm 2011. 

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011

Nguyên Nhân và Hậu Quả của Nạn Lạm Phát Hiện Nay ở Việt Nam

Nguyễn Quốc Khải
07-05-2011

Báo chí ngoại quốc và trong nước và những cơ quan tài chánh và đầu tư quốc tế từ đầu năm tới nay nói rất nhiều đến tình trạng lạm phát nghiêm trọng ở Việt Nam. Điểm đặc biệt là trong tất cả vùng Đông và Đông Nam Á châu, ngoại trừ Việt Nam, mức lạm phát rất thấp, 1% như ở Đài Loan, 1.7% ở Mã Lai, 3.3% ở Thái Lan và cao nhất 6% ở Lào. Lạm phát ảnh hưởng đến mọi giới trong xã hội kể cả chính quyền. Lạm phát làm giảm giá trị đồng tiền, ngăn cản đầu tư và tiết kiệm, giảm sự phát triển kinh tế, tạo ra sự khan hiếm hàng hóa do nạn đầu cơ tích trữ. Nếu sự lạm phát ở mức độ cao kéo dài có thể tạo ra sự bất ổn xã hội và chính trị vì đa số người dân thuộc thành phần nghèo, có đồng lương nhất định sẽ bị ảnh hưởng nặng nề và trực tiếp của lạm phát giá cả.

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

Vì Sao Có Nước Giầu và Nước Nghèo?

Nguyễn Quốc Khải

Cơ quan Phát Triển Liên Hiệp Quốc (United Nations Development Program – UNDP) với sự cộng tác của Oxford University, đã thực hiện một nghiên cứu về nghèo đói và phát triển con người trong những năm gần đây tại 104 nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc. Khoảng 1.75 tỉ người trên tổng số 5.7 tỉ dân của tất cả các nước này, tức khoảng 1/3, sống dưới mức nghèo đói được đo lường theo chỉ số nghèo đa diện (multidimensional poverty index - MPI) bao gồm các khía cạnh như giáo dục, sức khỏe, và dịch vụ. Cũng theo cuộc nghiên cứu này, khoảng 2.6 tỉ người tại những quốc gia này sống bằng dưới 2 Mỹ kim mỗi ngày.

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

Trung Quốc Sẽ Phải Đương Đầu Với Xáo Động Kinh Tế

Dan Washburn phỏng vấn LS Gordon G. Chang.
Nguồn: Asia Society
Người dịch: Nguyễn Quốc Khải

LGT: Ông Gordon G. Chang là một luật sư và là tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó hai cuốn nổi tiếng là “Nuclear Showdown: North Korea Takes on the World” và “The Coming Collapse of China.” Ông Chang thường xuyên viết bài cho Forbes, Fox News, and CNN. Theo tác giả, Trung Quốc sẽ gặp khó khăn về thị trường bất động sản. Thay đổi chiến lược phát triển từ đầu tư qua tiêu thụ sẽ gặp nhiều rủi ro. Trung Quốc không thể tiếp tục tăng trưởng hơn nữa vì cải tổ kinh tế sâu rộng hơn sẽ đe dọa quyền lực của Đảng Cộng Sản. Một nền kinh tế thị trường thực sự đòi hỏi sự can thiệp của nhà nước giảm thiểu tối đa trong mọi khu vực kinh tế và một chế độ pháp quyền.

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011

Dân Số Thế Giới Tiếp Tục Gia Tăng 50 Triệu Người Mỗi Năm

Nguyễn Quốc Khải
10-03-2011

Dân số thế giới gia tăng rất chậm kể từ khi trái đất mới khai thiên lập địa. Phải mất 250,000 năm, dân số nhân loại mới đạt được mức 1 tỉ người vào khoảng đầu thế kỷ 19, khi tế bào trứng của con người được khám phá. Hơn một thế kỷ sau đó, vào khoảng 1930, nhân số tăng gấp đôi lên tới 2 tỉ. Kể từ đó đến nay, dân số tăng nhanh chóng một cách không ai có thể ngờ được. Chỉ cần khoảng 30 năm, dân số nhân loại tăng thêm 1 tỉ từ 2 tỉ lên tới 3 tỉ vào năm 1960. Tỉ thứ tư chỉ cần 14 năm và tỉ thứ năm và thứ sáu chỉ cần 13 năm và 12 năm. Sự gia tăng dân số thật là khủng khiếp nếu đà này tiếp tục. May thay, tốc độ tăng trưởng nhân số đã ở điểm cao nhất và bắt đầu chậm lại. Vào năm nay, tức là cũng sau 12 năm trái đất sẽ có thêm 1 tỉ người nữa để đạt tới mức 7 tỉ, theo ước tính của Cơ Quan Dân Số của Liên Hiệp Quốc. Dân số thế giới sẽ còn tiếp tục gia tăng ít nhất trong vài thập niên tới, nhưng tốc độ tăng trưởng tiếp tục giảm dần.


Hình (J.K. Johnson): Tình trạng đông dân tại Saigon
cũng như tại Hà Nội gây ra cảnh kẹt xe thường xuyên.

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011

Sẽ Đến Lượt Trung Quốc? (1)

Francis Fukuyama
Is China Next?
Wall Street Journal, 12-03-2011
Người dịch: Nguyễn Quốc Khải

Lời người dịch: Theo tác giả, Trung Quốc sẽ không lây bệnh truyền nhiễm của Trung Đông một ngày gần đây. Nhưng Trung Quốc có thể dễ dàng phải đối phó với những vấn đề trong tương lai. Lý do là cho đến nay, giai cấp trung lưu xem ra bằng lòng hi sinh tự do chính trị để đổi lấy lợi tức cao và sự ổn định. Nhưng ở một thời điểm nào đó, sự đổi chác này sẽ rất có thể thất bại.

Một số tác giả khác cũng đã đóng góp những bài nghiên cứu đáng chú ý về “Cách Mạng Hoa Nhài” như Jean-Pierre Cabestan, Barry Eichengreen, Duncan Green, Huguette Labelle, và Dani Rodrik.

Ông Francis Fukuyama là học giả kỳ cựu tại Freeman Spogli Institute for International Studies thuộc Standford University ở California, Hoa Kỳ. Trước đây ông đã giảng dậy nhiều năm tại George Mason University và Johns Hopkins University. Ông từng theo học tại Cornell và Yale và tốt nghiệp với bằng Tiến Sĩ Chính Trị Học tại Harvard University. Cuốn sách mới nhất của ông với tựa đề “The Origins of Political Order: From Prehuman Times to the French Revolution,” sẽ được phát hành trong tháng 4, 2011.

Tuy nhiên GS Fukuyama được biết đến nhiều nhất qua cuốn sách nổi tiếng “The End of History and the Last Man”, xuất bản vào năm 1992. Trong sách này ông lập luận rằng sự tiến bộ của lịch sử nhân loại qua những cuộc tranh chấp về ý thức hệ hầu như kết thúc và thế giới an vị với một nền dân chủ cởi mở sau khi Chiến Tranh Lạnh chấm dứt và sự xụp đổ của Bức Tường Bá Linh vào năm 1989. GS Fukuyama tiên đoán sự toàn thắng huy hoàng cuối cùng của chủ nghĩa tự do về cả hai phương diện chính trị và kinh tế.


Một số thăm dò dư luận cho thấy rằng đa số dân Trung Quốc cảm thấy rằng cuộc sống của họ tốt hơn về phương diện kinh tế trong những năm gần đây.

Trong thời gian ba tháng ngắn ngủi vừa qua, những cuộc nổi dậy của dân chúng đã lật đổ chế độ tại Tunisia, Ai Cập, đang gây ra cuộc nội chiến tại Libya, và rối loạn tại những nơi khác ở Trung Đông. Những cuộc nổi dậy này cũng tạo ra một thắc mắc trong đầu nhiều người: Liệu làn sóng dân chủ mới này sẽ là mối đe dọa cho tất cả những chế độ độc tài? Đặc biệt là Trung Quốc, một cường quốc đang vươn lên, có thể bị những sức mạnh này tấn công hay không?

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2011

Tại sao cuộc nổi dậy ở Ai Cập làm Trung Quốc lo ngại?

“Why Egypt should worry China” – By Barry Eichengreen (1)
Người dịch: Nguyễn Quốc Khải

Giới trẻ chủ động trong cuộc nổi dậy ở Tunisia, Ai Cập, và các nơi khác ở Bắc Phi và Trung Đông. Những phương tiện truyền thông đại chúng (Internet, Twitter, Facebook) được sử dụng tối đa để thông tin, liên lạc và tổ chức biểu tình.