Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Phúc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Phúc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2018

Nguyễn Phúc: Một Tiếng Nói Và Vài Giọng Nói


Lời Tòa Soạn DĐTK.- Chương trình tiếng Việt của đài BBC bắt đầu phát thanh từ Luân Đôn nước Anh từ đầu năm 1952, và từ đó đã trở thành thân thuộc với thính giả Việt Nam suốt nhiều thập niên.
Trong năm 2018 này hai trong số những người đầu tiên làm việc trong ban Việt ngữ BBC là Xuân Kỳ và Trần Minh đã qua đời tại nước Anh. Mời quý độc giả theo dõi bài sau đây của tác giả Nguyễn Phúc, viết về hai người bạn vừa ra đi và những kỷ niệm trong thời gian ông làm việc tại đài phát thanh nổi tiếng này. - DĐTK 

tưởng nim hai anh Xuân Kỳ 
và Trn Minh, va qua đi ti Anh quc) 



"Đây là đài BBC Luân Đôn. Kính chào quí v thính gi..."

Câu nói này đã được loan đi ln đu tiên vào lúc 11g30 (19g30 gi Sài Gòn) ngày 06 tháng 01 năm 1952. Người đc câu nói ấy là anh Xuân Kỳ và người ngi đi din anh Xuân Kỳ  cũng trong buổi phát thanh đầu tiên ấy là anh Hữu Đại, trên bàn là một cái micro có ghi ba chữ  BBC (xin xem hình).

Ngồi, từ trái : Hữu Đại, Xuân Kỳ. Đứng : Trần Minh

Từ  ngày tạm cho là lịch sử ấy, tiếng nói của Anh quốc hướng về Việt Nam tức là chương trình Việt Ngữ của đài BBC, đã trở thành  một món ăn thường nhật không thể thiếu đối với những ai - tôi muốn nói người Việt cả dân sự lẫn quân nhân mọi cấp -  hằng quan tâm đến tình hình chính trị và quân sự ở Việt Nam, Cam-Pu-Chia và Lào trước tháng 4 năm 1975.

Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2018

Nguyễn Phúc: Đảo Chính Nhật



Trong tháng ba dương lịch này, cách đây đúng 73 năm, trên toàn bộ xứ Đông Pháp (Indochine-Francaise ), tức là danh xưng mà người Pháp dùng để chỉ Cam Bốt, Lào và Việt Nam, đã xẩy ra một cuộc binh biến mà sau này ta thường gọi là Đảo Chính Nhật.

Thật ra đây là một sự kiện lịch sử mang nặng tính chất của một cuộc binh biến nhưng thực chất là một cuộc chính biến để lại ảnh hưởng sâu rộng trên toàn cõi Đông Pháp.

Vậy, Đảo Chính Nhật là gì?

Sao lại có sự hiện diện của quân đội Nhật trong một vùng bảo hộ và  thuộc địa của Pháp.  Xin tóm tắt như sau:
Vào những năm đầu thập niên 40, Nhật thắng thế khắp nơi tại Đông Nam Á. Nhật dùng áp lực quân sự buộc Pháp phải để cho Nhật đem quân sang đóng ở Saigon, Huế, Hà Nội và nhiều nơi khác nữa, vì lúc bấy giờ chiến tranh Trung Nhật vẫn còn tiếp diễn. Pháp ở trong thế yếu lại không thể có được viện binh, buộc phải nhận yêu sách của Nhật. Dĩ nhiên, tình hình phức tạp hơn và riêng đối với chính quyền bảo hộ Pháp thì thực tế lại càng "rối reng" hơn nữa. Nhưng bối cảnh chính trị và quân sự trong bang giao Pháp-Nhật thời ấy nằm ngoài phạm vi bài viết này.