Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Phú Trọng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Phú Trọng. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016
Trương Huy San - Nếu Không Có Rượu Mới
Con số cơ cấu 35-40% đại biểu chuyên trách trong Quốc hội khóa tới là một bước đi đúng. Nhưng việc những người như Nguyễn Quang A, Nguyễn Cảnh Bình... bị loại bỏ bằng những công cụ hết sức võ biền cho thấy Đảng vẫn chỉ muốn, ngay cả những người tự ứng cử, cũng phải chắc chắn là người của họ.
Cho dù cách hành xử đó là "truyền thống" hay chỉ từ các mệnh lệnh địa phương, để hệ thống ứng xử như vậy, cho thấy Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chưa chuẩn bị tâm thế và chưa có bước đi quan trọng nào được coi là cải cách.
Khi ông Nguyễn Tấn Dũng bị loại bỏ, số người vui chẳng nhiều hơn bao nhiêu số người bị hụt hẫng. Không ai nghĩ Nguyễn Tấn Dũng là một nhà lãnh đạo anh minh nhưng nhiều người hy vọng nếu ông Dũng toàn quyền, ông sẽ giải tán hoặc làm cho Đảng này sụp đổ.
Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015
Nguyễn Khắc Mai - Lại có điều hầu chuyện với anh Trọng
Nhiều lần, tôi đã thưa với các vị lãnh đạo rằng chớ nhục nhã đi xin xỏ các nước tiên tiến giàu có: “xin công nhận cho chúng tôi quy chế kinh tế thị trường” , mà hãy quay về xin với nhân dân “hãy làm kinh tế thị trường cho đúng nghĩa, thực chất, văn minh và lành mạnh”.
Các nước tiến bộ, giàu mạnh, họ không
xin xỏ như vậy. Nhà nước của họ, và các chính đảng dân tộc, dân chủ của họ,
phấn đấu để tạo ra luật lệ cần thiết và đầy đủ về mọi yếu tố của kinh tế thị
trường để cho nhân dân, trong đó bộ phận dân làm doanh nhân có đầy đủ mọi điều
kiện để làm kinh tế thị trường đúng nghĩa và lành mạnh văn minh. Ít thấy những
nước Nhật, Hàn, Singapore,Indonesia, Ấn… đi van nài như vậy.
Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015
Hoài Hương/VOA - Việt Nam đang tái cân bằng chiến lược, xoay sang Hoa Kỳ?
Một chuyên gia về Việt Nam đã đặt câu hỏi “Có phải Việt Nam đang tái cân bằng chiến lược, xoay trục sang Hoa Kỳ?” trong một bài viết đăng trên báo The Diplomat hôm 6/7, giữa lúc Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng khởi sự chuyến công du chính thức tới thăm Washington.
Giáo sư Carl Thayer
trích các nguồn tin ngoại giao nói rằng Việt Nam đã dồn nỗ lực vận động để vượt
qua được một số khó khăn về nghi thức, Hà Nội kiên trì vận động để dược Tổng
Thống Barack Obama đón tiếp ông Nguyễn Phú Trọng tại Tòa Bạch Ốc, trong khi với
tư cách Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Trọng không có người “tương
nhiệm” trong hệ thống chính trị Mỹ.
Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013
J.B Nguyễn Hữu Vinh - Thế đảng, nhìn qua những đám tang
J.B Nguyễn Hữu Vinh -
Có những nhân vật lịch sử gắn liền với một giai đoạn lịch sử. Họ hoặc là những người góp phần làm nên, hoặc là nạn nhân, hoặc nhiều khi là người chứng kiến giai đoạn lịch sử đó. Có những con người, vừa kết hợp cả ba vai trò nói trên.
Sẽ là oai hùng, vinh hoa cho những người làm nên và hưởng thành quả và cũng sẽ là đau đớn cho các nạn nhân của từng giai đoạn lịch sử. Đặc biệt, giai đoạn lịch sử Việt Nam thời Cộng sản, lịch sử sẽ ghi lại nhiều câu chuyện hiếm có. Ở đó có nhiều nhân vật, nhiều con người đã từng là những trụ cột làm nên triều đại Cộng sản, rồi chính họ trở thành nạn nhân của chế độ đó cho đến khi lìa đời.
Thậm chí, thông thường, lẽ đời thì chết là hết, song với chế độ Cộng sản, chết chưa phải là kết thúc. Tôi đã được đọc, nghe nói nhiều về những nhân vật như vậy, song gặp gỡ chưa được bao nhiêu.
Thật may mắn cho thời đại ngày nay, khi internet đã lan tràn mọi ngõ ngách, xóm làng thì các thông tin dù bưng bít kỹ đến đâu cũng không thể tuyệt đối. Và do đó, tôi có dịp hiểu nhiều hơn về những số phận, những con người trong chế độ này. Có thể không phải khi họ đang sống, mà khi họ đã lìa đời.
Từ tiếng vỗ tay trong đám tang cụ Trần Độ
Hơn 11 năm trước, khi Internet chưa phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam như hôm nay, tôi đọc được bài viết về một đám tang lạ, đám tang Trung Tướng Trần Độ vào ngày 14-8-2002.
Đám tang Trung tướng Trần Độ
Ở đám tang đó có nhiều điều lạ. Đó là đám tang không được có chữ “Vô cùng thương tiếc”, không có chữ “Trung Tướng” là quân hàm ông Trần Độ đã được phong tặng sau khi góp công sức, xương máu cho Đảng bao nhiêu năm, không được tự do đến viếng, chia buồn hay đưa tiễn. Ở đó, có bản cáo trạng đọc trong lễ truy điệu kể lể những “tội” của người đã chết… Hẳn nhiên, đám tang đó vẫn được tiến hành trong sự quan sát, kiềm tỏa của lực lượng an ninh, công an. Nhưng, chi tiết cả đám tang đông đúc đồng loạt vỗ tay, khi người nhà cụ Trần Độ đã khảng khái khước từ bản “điếu văn kể tội” trước vong linh người đã mất do Vũ Mão thực hiện đã có tiếng vang rất xa và tiếng vọng rất lớn.
Và cụ Trần Độ cũng đã về với đất mẹ 11 năm qua, thời gian càng qua đi, thì những nội dung câu chuyện trên càng được chứng minh là hiện thực. Cụ đã về với đất mẹ, nhưng dư âm đám tang của cụ thì còn mãi với dân tộc Việt Nam như một điển hình của một thời khắc lịch sử đau thương của đất nước: Thời đại Cộng sản.
Ở thời đại đó, người ta không chỉ đểu với nhau khi sống, ác độc với nhau khi là đồng chí, hãm hại nhau khi là anh em mà ngay cả khi đã biến thành ma, đã về với cát bụi. Quả là mẫu hình của sự thù hận của con người được phát huy triệt để.
Tất cả tội ác, sự đểu cáng, sự táng tận lương tâm đó được giải thích là do “lệnh trên”, kể cả gần đây, Vũ Mão đã có thư phân trần về bản điếu văn là do “lệnh trên” chứ ông ta không muốn thế, ông ta đã đề nghị thay đổi nhưng “lệnh trên” là để nguyên.
Lệnh trên là cái gì? Là những tội ác được ngang nhiên thực hiện, bất chấp các nguyên tắc pháp luật, lương tâm, đạo đức làm người… trong những thời điểm nhất định.
Trên là ai? Thì đã bao năm nay, kể từ những cuộc thanh trừng trắng trợn trong Cải Cách ruộng đất, rồi Nhân văn giai phẩm, Cải tạo tư sản, cải tạo tù binh Việt Nam Cộng hòa, các sai lầm nặng nề về kinh tế, ngoại giao và nội trị đầy những sai lầm, tội ác, tham nhũng, phá hoại… Nhưng chẳng ai dám chỉ mặt, vạch tên nó ra cho thiên hạ biết mặt mũi cái “Trên” nó là cái gì mà gớm ghiếc, bất nhân, bất nghĩa đến vậy.
Những chiếc camera và cảnh sát, an ninh ở đám tang cụ Hoàng Minh Chính
![]() |
Viếng cụ Hoàng Minh Chính |
Cụ Hoàng Minh Chính, một cựu quan chức công thần Cộng sản, đã từng là Chủ nhiệm Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, Viện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin, Tổng thư ký Đảng Dân Chủ Việt Nam. Chính cụ cũng là người tuyên bố phục hoạt Đảng Dân Chủ Việt Nam thế kỷ 21. Mùa rét mướt năm 2008 đã ra đi sau một thời gian dài chịu khá nhiều sự khủng bố trắng trợn và cay đắng.
Tối 15/2/2008, chúng tôi đến nhà lạnh của Bệnh viện Thanh Nhàn vì có một cụ già người thân chết và được đưa vào đó. Khi vào đó, tôi nhận ra bức di ảnh cụ Hoàng Minh Chính trên bàn thờ. Chúng tôi thắp cho cụ nén hương lên đó để tiễn biệt một con người đã nghe đến nhiều nhưng chưa lần nào gặp mặt thì cụ đã ra đi, khi gặp nhau lại là nơi lạnh lẽo này.
Bước ra khỏi nhà xác, dù trời đã khá khuya, chúng tôi vẫn rất ngạc nhiên mà một đội quân cứ lầm lũi bắc thang, rải dây và gắn các thiết bị lên nhà tang lễ Thanh Nhàn. Chúng tôi chú ý mới biết họ chuẩn bị cho đám tang ngày mai của ông Hoàng Minh Chính.
![]() |
Lễ tang cụ Hoàng Minh Chính - Ngày 16/2/2008 |
Ngày 16/2/2008, lễ tang cụ Hoàng Minh Chính được tổ chức tại nhà tang lễ bệnh viện Thanh Nhàn sau khi có những cuộc giằng co giữa gia đình và nhà nước. Nhưng gia đình đã quyết định giành chủ động việc tự tổ chức lễ tang. Khi chúng tôi đến, đông đúc lực lượng công an, an ninh với đủ loại sắc phục… đã tề tựu đông đủ và có phần hùng hậu, lạnh lùng. Ngoài hệ thống camera bí mật mà tôi đã thấy tối qua, các Cameraman hùng hậu cầm máy quay chĩa vào mặt nhiều người hăm dọa, hùng hổ. Một vài nhân vật từ xa xôi đến dự lễ tang bị đã bị một vài người gây sự tạo nên vài việc lộn xộn nho nhỏ. Nhưng, nói chung không đến mức căng thẳng và có sự can thiệp tàn bạo như đám tang cụ Trần Độ mà tôi đã được nghe.
![]() |
Khung cảnh đám tang cụ Hoàng Minh Chính |
Đám tang cụ Hoàng Minh Chính chỉ cách đám tang cụ Trần Độ hơn 5 năm, nhưng có nhiều khác biệt. Trong đám tang, tôi nhận ra nhiều người tranh đấu cho dân chủ, nhiều trí thức, nhân sĩ và nhiều người kính trọng cụ đến tiễn biệt người đã khuất. Tuy nhiên họ đến, họ tiễn biệt cụ và ra về âm thầm.
Đến đám tang ông Nguyễn Kiến Giang
Ông Nguyễn Kiến Giang, tên thật là Nguyễn Thanh Huyên, ra đi khi 73 tuổi. Cuộc đời ông là cuộc đời sớm tham gia mặt trận Việt Minh và khi 14 tuổi đã là đảng viên Cộng sản. Là một người theo đảng từ tấm bé, lớn lên nhiệt thành, thông minh và năng lực tràn đầy, để rồi ông trở thành nạn nhân của Đảng chính vì sự thông minh, can đảm của mình. Cuộc đời ông cũng như bao nạn nhân khác trong nhà nước Cộng sản, ông được “tặng” 6 năm tù không án và một số năm quản chế sau đó.
Đám tang ông Nguyễn Kiến Giang |
Cuộc đời bị cầm tù, bị quản chế về thể xác, bị ngược đãi trả cho công lao của ông, nhưng ông đã chứng tỏ ý chí của mình và được nhiều người kính phục. Ngày 2/12/2013, ông từ biệt thế giới này. Chúng tôi đến đám tang của ông vào chiều ngày 4/12/2013 tại nhà tang lễ Phùng Hưng.
Khi chúng tôi đến, nhà tang lễ Phùng Hưng đang chật cứng người trong ngoài đến viếng ông. Không chỉ các cơ quan nhà nước, mà các bạn bè, nhân sĩ, trí thức đều đến viếng ông với lòng kính cẩn và ngưỡng mộ. Không chỉ những người đang phấn đấu cho nước nhà có nền dân chủ thật sự, mà ngay cả cơ quan công an, những người đã trực tiếp và gián tiếp tạo nên những đau đớn của cuộc đời ông, cũng đến viếng ông.
Đám tang ông Nguyễn Kiến Giang - nhà tang lễ Phùng Hưng |
Chứng kiến cảnh từng đoàn người đông đúc vào viếng một người đã từng có thời là “tên phản động của đảng” chúng ta mới thấy thực sự tầm vóc của ông ra sao.
Nếu như, trước đó không lâu, cả đất nước đã lên đồng trong một đám tang một thần tượng được bắt nguồn và là sản phẩm của truyền thông Cộng sản. Đám người trong cơn lên đồng đó do sự kích động của tuyên truyền, của truyền thông một chiều, thì đoàn người ở đây đến viếng ông với những nhịp đập của chính trái tim mình và bằng lý trí cảm phục nhân cách một con người đã từng là nạn nhân nhưng anh dũng, kiên cường vượt lên mọi gian lao, trở ngại để giữ vững khí tiết của mình.
Vị thế của đảng
Nếu như với cụ Trần Độ, thì ông Vũ Mão đương chức ở quốc hội làm Trưởng ban lễ tang, để rồi có bài “điếu văn kết án bất hủ”, thì ở đám tang cụ Hoàng Minh Chính, gia đình đã kiên quyết giành thế chủ động đế tổ chức. Và đến đám tang ông Nguyễn Kiến Giang, thì chuyện gia đình tổ chức lễ tang, truy điệu hẳn nhiên là vậy không cần bàn cãi mà đảng không thể thò bàn tay vào điều khiển theo ý của mình.
Đoàn đại diện Diễn Đàn Xã hội Dân sự viếng ông Nguyễn Kiến Giang
Nếu như ở đám tang cụ Trần Độ, lực lượng công an, an ninh ngang nhiên chặn, xét, cắt, xé băng rôn, ngay cả chữ “Vô cùng thương tiếc” có sẵn trong tường nhà tang lễ cũng bị gỡ đi, trên các băng tang bị cắt đi để thể hiện đến mức cao nhất sự hèn hạ, bủn xỉn đến độc ác của đảng đối với đồng đội và ân nhân mình, thì ở đám tang cụ Hoàng Minh Chính, điều đó chỉ là vài vụ lộn xộn nho nhỏ và nhanh chóng được giải tỏa. Và đến đám tang ông Nguyễn Kiến Giang, mọi sự diễn ra bình thường trong sự tiếc thương kính phục của bạn bè, anh em.
Nếu như ở đám tang cụ Trần Độ, những người đến viếng là những lão thành, những người từng có công với đảng, với chế độ nên có thể hiện diện mà không ngại va chạm, không sợ bị dòm ngó dọa dẫm… Thì ở đám tang cụ Hoàng Minh Chính, lực lượng anh em trẻ, những người đấu tranh cho nền dân chủ nước nhà đã có mặt, dù không rầm rộ. Rồi đến đám tang ông Nguyễn Kiến Giang, đầy đủ mọi thành phần đến tiễn đưa ông mà không hề e ngại những cặp mắt, cái nhìn dòm ngó, không có những chiếc camera dí vào mặt người khác dọa dẫm hung hăng.
Thậm chí, đoàn đại diện của Cục An ninh chính trị nội bộ A83 – Bộ Công an cũng đến viếng ông Nguyễn Kiến Giang. Khi nhìn thấy đoàn người này vào viếng, một vài người tỏ ý ngạc nhiên: “Lẽ nào, bây giờ lại có chuyện con sói thương tiếc cụ thỏ?” Một người giải thích: “Theo các nhà khoa học, con cá sấu sau khi ăn xong con mồi vẫn có nhu cầu thải các chất muối trong cơ thể nó vừa hấp thụ qua hai lỗ trên hốc mắt và người ta cứ tưởng là nước mắt của cá sấu”.
Những thay đổi đó, chắc hẳn không phải vì “đảng ta” đã thay đổi thái độ đối với các “nguyên đồng chí” của mình. Với bản chất bạo lực đấu tranh giai cấp, điều đó vẫn chỉ là câu chuyện huyễn hoặc.
Thực tế thì vẫn chưa có thay đổi kể cả trong nhận thức của “Trên”. Song điều kiện ngày nay, khi mọi thông tin đều gần như không thể giấu kín, mọi hành động bạo tàn, nhẫn tâm và bất chấp đạo đức, luật pháp càng không thể dễ dàng giấu kín. Do vậy, những bàn tay hành động cũng phải rón rén hơn.
Vào thời điểm đám tang cụ Trần Độ, nhiều người vẫn còn nghi ngờ rằng: Có lẽ nào một người có công lao to lớn như thế với đảng mà đảng để đàn em đối xử tệ bạc đến vậy? Chắc chỉ là bọn phản động thù địch bịa ra mà thôi. Còn nếu không do thù địch gây ra, thì hẳn nhiên là ông Trần Độ đã gây ra tội trạng nặng nề và xứng đáng bị như vậy, việc công an vây đám tang gây sự là hiển nhiên. Bởi lúc bấy giờ vị thế của đảng trong lòng dân còn chút gì đó là sự hăm dọa, hãi hùng, là bí hiểm bởi những thông tin thực chưa hề đến với dân chúng, dư âm món bánh vẽ còn đâu đó trong cuộc sống hàng ngày.
Thế rồi, qua đám tang cụ Hoàng Minh Chính đến đám tang ông Nguyễn Kiến Giang hôm nay, sự chủ động của gia đình, anh em bạn bè cũng như những người khát khao sự công chính, sự tiến bộ cho đất nước, cho dân tộc đã có thể bước đàng hoàng, vượt qua sự sợ hãi vô lý.
Cũng trong quá trình 11 năm giữa hai đám tang, “đảng ta” từ một tổ chức tự nhận là “đạo đức, văn minh, lương tâm thời đại” chuyển thành nơi chứa “một bầy sâu”.
Cho đến hôm nay, thì ngay cả Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phải thừa nhận: “Tham nhũng đã thành đường dây có tổ chức”.
Như vậy, có thể nói, đã thành một quy luật: Khi đảng càng suy yếu, thế đảng càng xuống dốc, thì những hành động độc ác càng bị hạn chế và xã hội ngày càng dễ thở hơn.
Liên tiếp mấy hôm nay thông tin về việc các đảng viên công khai từ bỏ đảng Cộng sản đã làm nóng cộng đồng mạng xã hội.
Như vậy là vẫn có những con người dù đã là đảng viên, vẫn còn lòng tự trọng và sự tỉnh táo cần thiết.
Và, người ta có quyền mơ đến một ngày người dân giành lấy quyền làm người tối thiểu của mình đã bị cướp đoạt hơn nửa thế kỷ qua.
Hà Nội, ngày 7/12/2013
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013
Nguyễn Văn Thạnh - TỔNG THỐNG LINCOLN VÀ TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Photo: Google
Nguyễn Văn Thạnh
bạn nhìn vào tờ 5 USD, bạn thấy một vĩ nhân nước Mỹ, đó là tổng thốngAbraham Lincoln. Tổng thống Lincoln luôn được người dân Mỹ xem là một trong 3 vị tổng thống vĩ đại nhất của họ. Điều gì giúp ông dành được sự kính trọng của người dân như vậy?
Nước Mỹ được hình thành sau cuộc chiến tranh giải phóng dưới sự lãnh đạo của George Washington, chống lại sự cai trị của nước Anh. Ban đầu nước Mỹ có 13 bang, tập trung ở miền nam trù phú. Nền kinh tế chính là nông nghiệp sản suất chè, bông, mía đường,…..Nền kinh tế dựa trên sức lao đông chủ yếu là nô lệ nhập cảng từ châu Phi, thế lực chủ nô là thế lực chính trị hùng mạnh. Từ khi lập quốc đến khi tổng thống Lincoln lên nắm quyền, tất cả tổng thống nước Mỹ được bầu lên đều là người miền nam và đều dựa vào thế lực chủ nô ở đây.
Theo thời gian, nước Mỹ dần mở rộng lãnh thổ của mình lên hàng chục bang, biên giới kéo dài từ Mêhico đến Canada, từ Đại tây dương đến Thái bình dương, nền kinh tế chuyển dần từ nông nghiệp sang công nghiệp. Nước Mỹ có hai nền kinh tế tương đối khác biệt: kinh tế nông nghiệp hùng cứ ở miền nam, công nghiệp phát triển hùng mạnh ở miền bắc (vùng ngũ hồ).
Khi kinh tế phát triển sang công nghiệp thì cũng kéo theo quyền lực chính trị thay đổi. Năm 1861, Lincoln là tổng thống đầu tiên được sự hậu thuẫn của miền bắc bầu lên và ông đã làm được một điều vĩ đại cho nước Mỹ đó là giải phóng được vấn nạn nô lệ, giữ được sự hòa hợp thống nhất cho hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Từ đây mở ra một chương công bằng như hiến pháp Mỹ đã từng nêu “mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng”, thúc đẩy sự phát triển của đất nước Mỹ non trẻ đến siêu cường.
Lincoln vĩ đại còn vì ông là người da trắng nhưng không bênh vực quyền lợi cho tầng lớp chủ nô da trắng như ông mà ông dùng cả tính mạng của mình (ông bị ám sát năm 1865) để mang lại sự công bằng, bình đẳng trong xã hội. Ông chiến đấu để người thấp cổ bé họng (nô lệ da đen) có được quyền lợi mà họ bị tước đoạt bởi nhóm người mạnh hơn trong xã hội.
Từ bài học nước Mỹ chúng ta thấy rằng, một đất nước không phải tự nhiên nó trở nên giàu mạnh, công bằng và tốt đẹp. Hành trình đi đến giàu có thịnh vượng là một quá trình đấu tranh gian khổ, trong quá trình đó, con người luôn phải đấu tranh để chống lại những thế lực hưởng lợi vô lý để tái lập lại sự công bằng cho xã hội, nhờ có công bằng mà xã hội phát triển. Quyền lợi của giới chủ nô cũng có nguồn gốc lịch sử của nó, tuy nhiên đến lúc cũng phải nên từ bỏ vì không còn phù hợp. Lẽ đời con người rất khó từ bỏ quyền lợi, bổng lộc mình đang có, nếu quyền lợi này đến từ một giai tầng xã hội đông đảo và đang nắm quyền thì nó tạo ra một sức cản ghê gớm. Nó tìm mọi cách để bịt tai, che mắt lương tri con người. Cũng chính vì cái thuộc tính tham lam xấu xa này của con người mà lịch sử loài người đầy chông gai và đau khổ; và chính vì điều này mà lịch sử luôn vinh danh những bậc vĩ nhân đứng ra bênh vực cho lớp yếu thế, tái lập lại công bằng cho xã hội. Lincoln là một tổng thống vĩ đại vì ông làm được điều này. (Ngoài Lincoln chúng ta có thể kể thêm các nhân vật kiệt xuất như Nelson Mandela, Martin Luther King, Mahatma Gandhi,…..).
Nhìn về Việt Nam chúng ta thấy rằng, đất nước chúng ta như hôm nay là kết quả lịch sử đã kinh qua hai cuộc chiến dữ dội mà ở đó vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản là to lớn. Cũng chính vì điều kiện lịch sử này mà hiện nay Đảng cộng sản là lực lượng duy nhất lãnh đạo ở VN. Tuy nhiên, đất nước đã kết thúc chiến tranh đến nay đã 38 năm. Sự lãnh đạo của một chính đảng duy nhất nảy sinh những khiếm khuyết mang tính hệ thống không thể giải quyết được: tham nhũng, không sử dụng được nhân tài (người tài đứng ngoài đảng), xã hội không đủ sức phản biện trước những chủ trương, đường lối sai, nền dân chủ không bảo đảm,….
Cũng như nước Mỹ được phân tích ở trên, điều kiện lịch sử có thể mang lại lợi ích cho một giai tầng xã hội nào đó và con người thì rất khó từ bỏ quyền lợi mình đang có. Không cần phải là một chuyên gia xã hội, chỉ với một trí tuệ bình thường khi nhìn vào xã hội VN hiện nay, không khó để nhận ra giai tầng nào đang hưởng lợi. Điều mà lãnh đạo cấp cao của đảng cũng thừa nhận là “lợi ích nhóm”. Một đảng cầm quyền thì rất dễ để bưng bít thông tin, để bao che nhau, để thực hiện chính sách làm sao có lợi nhất cho mình (và phe nhóm) và đó cũng là điều kiện để tham nhũng, vơ vét của công dễ nhất. Chính vì vậy mà VN luôn là một số trong những quốc gia được xếp hạng về mức độ tham nhũng và không minh bạch cao nhất từ các tổ chức uy tín của thế giới. Ở VN, những người cầm quyền luôn có mức giàu có hơn hẳn tầng lớp nhân dân dù đồng lương mà họ nhận được luôn ở mức thấp. Phe cánh, con cháu người cầm quyền luôn được thăng tiến dễ hơn người khác: cả trong công quyền và cả trong kinh doanh. Mức độ giàu có của quan chức ở VN có thể thấy được phần nào qua việc đánh bạc hàng triệu Đôla (vụ PMU18) hay hàng tỷ đồng qua một ván cờ. Con người là giống có đặc tính “ăn cây nào, rào cây đó”. Do vậy trong điều kiện hiện nay, rất nhiều sáng kiến có lợi cho dân cho nước không thể thực hiện được. Điển hình như việc minh bạch tài sản người cầm quyền, một việc rất dễ dàng để làm nhưng hàng chục năm qua vẫn không làm được. Rõ ràng con người không thể tự lấy búa mà ghè vào chân. Nếu có lực lượng chính trị đối kháng thì vấn đề trên đã làm được từ lâu như bao nước trên thế giới.
Nước VN chúng ta hôm nay có nét tương đồng với lịch sử nước Mỹ thời tổng thống Lincoln, nơi mà một lực lượng đang hưởng lợi và muốn duy trì nó. Nước Mỹ với giai cấp chủ nô, Việt Nam với các đảng viên đảng CS cầm quyền và phe cánh.
Tôi viết bài phân tích này để đọc giả thấy rõ hiện tình của đất nước, thấy được “thế cờ” và tình cảnh mà đất nước mắc phải, tuy nhiên tôi không hy vọng là ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ đi vào lịch sử đất nước như một vĩ nhân như tổng thống Lincoln của nước Mỹ. Vì sao vậy? Sự khác biết căn bản ở đây là tổng thống Lincoln được toàn dân Mỹ bầu lên, do vậy dù là người da trắng, ông cũng phải đứng về quyền lợi và ý chí toàn dân Mỹ hơn là đứng về quyền lợi của những chủ nô da trắng giống ông. Còn ông Nguyễn Phú Trọng không phải toàn dân bầu lên mà đảng của ông bầu, lẽ dĩ nhiên ông phải bảo vệ quyền lợi đảng phái hơn là đứng về quyền lợi và ý chí của toàn dân Việt Nam. Từ vấn đề nêu ra ở đây đưa đến một câu hỏi mang tính pháp lý thời đại là “dân không bầu chức Tổng bí thư, vậy ông Tổng bí thư lấy danh nghĩa gì để là người đứng đầu, lãnh đạo toàn dân?”
Và còn một điều khác biệt căn bản giữa tổng thống Lincoln và tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nữa là tình thương yêu đối với người yếu thế, người bị hiếp đáp trong xã hội. Trước khi nhận chức tổng thống để tuyên bố hủy bỏ chế độ nô lệ dã man, luật sư Lincoln trong quá trình làm việc và chương trình tranh cử trước đó luôn hướng đến sự chống đối chế độ chủ nô, bảo vệ người nô lệ, hướng đến tái lập sự công bằng. Còn ông Nguyễn Phú Trọng thì sao? Ông không những không lên tiếng hay ra tay bênh vực những người nông dân thấp cổ bé họng bị mất đất, bị oan sai mà chính quyền địa phương không xử lý, buộc họ phải khổ sở vất vả đâm đơn kiện, ăn chực ngồi chờ năm này qua tháng nọ nơi thủ đô. Lẽ ra với quyền lực được giao ông phải xem xét để tái lập lại sự công bằng nhưng ông đã không làm. Làm sao hy vọng tình yêu thương người thấp cổ bé họng của ông tổng bí thư khi nghe ông gọi những người đi khiếu nại, đứng đơn tố cáo tập thể, hay người ủng hộ điều này là suy thoái chính trị, suy thoái đạo đức.
Blog Huỳnh Ngọc Chênh
Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012
Nguyễn Hưng Quốc - Muốn trở thành lãnh đạo: Không được giỏi
Nguyễn Hưng Quốc
Trong bài “Di sản của người tiền nhiệm và mục đích chấn hưng đảng của ông Nguyễn Phú Trọng”, Dân Choa nhận xét:
“Di sản của người tiền nhiệm Nông Đức Mạnh để lại cho ông Nguyễn Phú Trọng thật khá nặng nề. Cũng phải nhận xét rằng từ trước đến nay chưa có một người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam nào mờ nhạt như ông Mạnh. Thời bấy giờ ứng cử viên nặng ký cho chức Tổng bí thư còn có ông Nguyễn Văn An. Ông An là một người có năng lực, có quyền biến và kinh qua nhiều chức vụ cao trong đảng và đặc biệt là nhiều năm làm trưởng ban tổ chức trung ương. Nếu ông An làm Tổng bí thư thì nhiều người e ngại quyền lực của ông An quá lớn. Vì vậy ông Nông Đức Mạnh được đưa lên nắm chức vụ này như một giải pháp dung hòa. Tuy không có năng lực và bản lĩnh của một chính khách, nhưng tính tình ôn hòa nên được lựa chọn đứng đầu đảng qua hai nhiệm kỳ. Đáng tiếc là những lúc quốc gia hay đảng cần có chính kiến thực sự của vị Tổng bí thư thì ông lại vắng bóng. Người ta chỉ thấy ông xuất hiện khi đi uỷ lạo người cao tuổi, họp hành với Ủy ban Dân tộc hay hội thảo về gương đạo đức Hồ Chí Minh. Còn khi sự vụ lớn của đất nước như sập cầu Cần Thơ, vụ tham nhũng MPU 18, vụ Vinasin… hay chỉ đạo điều hành kinh tế, hoặc bàn về quốc kế an sinh cho đất nước thì không thấy đâu.”
Nhận xét của Dân Choa, thật ra, không có gì mới. Từ lâu, ở Việt Nam, người ta đã biết và đã nói nhiều về Nông Đức Mạnh như thế: Một, ông là người bất tài; và hai, ông được bầu lên làm Tổng bí thư cũng chính vì sự bất tài ấy của ông.
Xin lưu ý: đầu năm 2011, khi Nguyễn Phú Trọng được bầu lên làm Tổng bí thư đảng sau Đại hội XI, nhiều người cũng nhận xét tương tự: Ông lên nắm giữ cái chức vụ được xem là có quyền lực nhất nước ấy chủ yếu vì ông bất tài, hay nói theo chữ dân gian, vốn làm nên cái hỗn danh của ông: “lú”, “Trọng Lú”.
Nhiều người có thể ngạc nhiên và không tin. Tuy nhiên, một sự thật tương tự cũng đã và đang diễn ra ở Trung Quốc.
Trong bài “Tại sao Trung Quốc không thể chọn được những lãnh tụ giỏi” (Why China can’t pick good leaders) đăng trên tờ The Diplomat ngày 28 tháng 6 năm 2012, giáo sư Minxin Pei nhận xét:
Một số người ở phương Tây cho giới lãnh đạo Trung Quốc là khôn ngoan, có khả năng, có viễn kiến và quyết đoán. Sự thực khác hẳn. Bằng chứng dựa trên nhiều công trình nghiên cứu về tình hình chính trị Trung Quốc cho thấy: ở Trung Quốc, người bảo trợ và phe phái chứ không phải tài năng hay thành tích, là những yếu tố hàng đầu trong việc tuyển lựa giới lãnh đạo.
Victor Shih ở Đại học California, San Diego, và các đồng nghiệp, đã nghiên cứu tiểu sử cũng như sự phát triển kinh tế địa phương liên quan đến con đường thăng quan tiến chức của các cán bộ cao cấp ở Trung Quốc, phát hiện ra điều này: Sự thăng tiến của các cán bộ không có quan hệ gì đến sự phát triển của địa phương nơi nọ lãnh đạo cả. Không phải địa phương nào phát triển mạnh, người lãnh đạo ở đó cũng được nâng cấp. Yếu tố chính quyết định việc nâng cấp và tăng chức chính là sự đỡ đầu của một thế lực chính trị nào đó, đặc biệt những người có quyền lực cao nhất ở Trung ương.
Ngay việc tuyển chọn giới lãnh đạo cao nhất nước ở Trung Quốc cũng vậy. Đó là một quá trình thương lượng cũng như tranh chấp đầy căng thẳng giữa một số nhóm quyền lực khác nhau. Ví dụ, theo giới quan sát quốc tế, việc chọn lựa các ủy viên Bộ chính trị trong kỳ đại hội đảng vào tháng 11 này cũng là một trận so găng giữa hai thế lực lớn ở Trung Quốc: phe Hồ Cẩm Đào và phe Giang Trạch Dân. Hai phe giành giật nhau, tố giác nhau, hạ gục tay chân của nhau.
Cuối cùng, tiêu chuẩn để đề bạt không phải là tài năng hay các thành tích đã đạt được mà là sự trung thành và đặc biệt, sự cân bằng trong việc phân phối quyền lực giữa các phe phái.
Những gì đang xảy ra ở Trung Quốc chắc chắn cũng đang xảy ra ở Việt Nam. Có khi với một mức độ còn tệ hại hơn. Ở Trung Quốc, chỉ có sự tranh chấp giữa các phe phái trong nội bộ đảng họ. Ở Việt Nam, ngoài các tranh chấp ấy, còn có ảnh hưởng từ bên ngoài, đặc biệt từ Trung Quốc. Người nào được Trung Quốc gật đầu thì mới được đề bạt. Mà, ai cũng biết, Trung Quốc không dại gì gật đầu với một người khôn ngoan, tài năng và quyết đoán.
Nhớ, năm 1996, lần đầu tiên về lại Việt Nam, trong một buổi nói chuyện gẫu với bạn bè và đồng nghiệp cũ, chúng tôi nhắc đến một người quen chung lúc ấy đang ở trong Trung ương đảng và được bổ làm thứ trưởng. Trước khi rời Việt Nam, tôi biết người ấy khá nhiều. Ấn tượng của tôi về anh, nói chung, rất mờ nhạt. Anh chỉ được một ưu điểm: hiền lành. Không thông minh. Không sắc sảo. Không chứng tỏ một năng lực lãnh đạo nào cả.
Khi tôi tỏ ý ngạc nhiên về sự thăng tiến bất ngờ và nhanh chóng của anh, một người bạn am tường tình hình trong đảng mới giải thích: Anh ấy thăng tiến nhanh vì bốn lý do chính: một, có lý lịch cực tốt; hai, có học vị cao; ba, hiền lành; và bốn, bất tài.
Thoạt đầu, tôi không tin. Người bạn phân tích: nhờ lý lịch tốt nên, một mặt, có quan hệ rộng, mặt khác, dễ được tin cậy. Có học vị là điều quan trọng vì đó là chỉ tiêu của đảng. Hơn nữa, dạo ấy, những người có học vị cao rất hiếm nên anh ấy càng nổi bật. Hiền nên dễ được lòng mọi người. Nhưng quan trọng nhất là bất tài. Khi trong đảng có hai phe tranh chấp với nhau, phe nào cũng muốn đưa người của mình vào Trung ương. Nhưng không phải cứ muốn là được. Họ phải tranh thủ sự ủng hộ của phe kia. Cuối cùng hai bên đành tương nhượng với nhau: mỗi bên đề cử một số người. Tương nhượng như vậy nhưng người ta lại sợ nhau. Sợ nhất là nếu phe bên kia đưa người tài năng hay sắc sảo quá có thể gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho mình. Bởi vậy, thấy trong danh sách đề cử có người nào thuộc loại ấy là người ta tìm cách gạt đi. Cuối cùng, người ta chỉ đồng ý với những kẻ mà họ cho là vô hại nhất.
Những người vô hại ấy cũng là những người không có tài cán gì đặc biệt cả.
Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012
Phạm Thành - Câu chuyện Chủ nhật: Đâu là khách quan, đâu là biện chứng, thưa ông Nguyễn Phú Trọng?
Phạm Thành -
Sáng ngày 29 tháng 6 năm 2012 trong vai đại biểu của dân TBT Đảng CS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã trả lời nhiều câu hỏi của dân bằng một thực tế: Hư hỏng, tham nhũng, nhìn vào đâu cũng thấy, sờ vào đâu cũng có, và định hướng song phải có cái nhìn khách quan, biện chứng để không mất phương hướng... và thấy tiêu cực không phải để bi quan, mất niềm tin.( nhiều báo lề phải đăng bài này. Ảnh: nguồn: báo Thanh Niên)
Vậy đâu là cái nhìn khách quan, đâu là cái nhìn biện chứng? và như thế nào là không bi quan, như thế nào là không mất lòng tin?
Trước hết ta hãy điểm mặt, chỉ tên xem ai hư hỏng, ai tham nhũng? Nhân dân đương nhiên không thể hư hỏng, nhân dân không thể tham nhũng. Người có thể hư hỏng và tham nhũng là những người ở các vị trí: nhỏ thì là trưởng thôn, trưởng khu phố; to thì là Tổng Bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước. Nghĩa là những người có chức, có quyền trong bộ máy quản lý, điều hành đất nước, trong đó có những quan chức được "cử sang" làm giám đốc các đơn vị kinh tế, an ninh, văn hóa, quốc phòng. Tất cả họ đều có chung một danh hiệu cán bộ, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, là người cùng một nhà, cùng một cha, một tư tưởng -Mác- Lenin và cùng là thành viên trong một đội bóng.
Những người này đồng loạt hư hỏng, đồng loạt tham nhũng, đông như kiến cỏ, đông như dòi bọ nên ông Trọng nhìn đâu cũng thấy, sờ đâu cũng có.
Vậy phải có cái nhìn khách quan về đội quân đông như kiến cỏ, đông như dòi bọ, đục rỗng từ thượng tầng đến hạ tầng nước mình từ đâu mà ra, để rồi thấy tiêu cực không phải để bi quan, mất niềm tin? như ông Trọng kêu gọi. Tức là, cái nhìn khách quan ở đây là từ đâu mà lại có hiện tượng hư hỏng, tham nhũng cả đàn, cả lũ, từ nhỏ đến to, từ thấp đến cao, rộng khắp đến như vậy? Biết rồi để có thuốc trị cho lũ cán bộ, đảng viên này chừa đi?
Thưa ông Trọng, hư hỏng, tham nhũng từ đâu mà ra ư? Nó từ ở chính chúng mình mà ra đấy. Vì chúng mình là chính quyền, chúng mình là pháp luật, chúng mình là ông chủ… Chúng mình quá biết chính quyền là của chúng mình, luật pháp là của chúng mình, quân đội, công an, công chức, viên chức cũng là của chúng mình. Chúng mình cùng làm ăn, chia chác. Thằng nào lưu manh càng khỏe, càng giỏi, càng tài thì càng được nhiều. Sợ đếch gì cha con thằng nào. Tất cả đều từ chúng mình mà ra, thì không lẽ chúng mình lại trừng trị chúng mình. Cho nên chúng mình sợ gì mà không hư hỏng, sợ gì mà không tham nhũng… Chẳng lẽ công an của mình lại đi bắt mình, chẳng lẽ đồng chí với nhau lại diệt nhau. Diệt hết Lấy ai mà làm việc - Nguyễn Sinh Hùng -, mà điều hành xã hội? Tôi hư hỏng, tôi tham nhũng, anh hư hỏng, anh tham nhũng, nó hư hỏng, nó tham nhũng, chúng ta hư hỏng, chúng ta tham nhũng…Chúng ta như thế cả, có nghĩa là chúng ta không không hư hỏng, không tham nhũng, vì cuộc sống quanh ta thấy ai cũng giống ai, thấy ai cũng bụng phệ má hồng, nhà cao cửa rộng, của nã chất ngột ngân hàng ta, tây. Nói tóm lại là ta giống ta, và vì là giống nhau tuốt tuột nên ở đây nọ biết ai là hư hỏng, ai là tham nhũng.
Cái bộ máy công quyền do tồn tại trên một nền tảng ý thức hệ như vậy nên nó là mảnh đất màu mỡ để cho hư hỏng và tham nhũng phát triển và không thể có cách gì để chặn lại được. Vì chúng mình mà đi chống chúng mình, có mà đi bằng đầu, sinh hoạt tình dục bằng đầu gối…
Vì thế, công cuộc chống tham nhũng của nước ta đã có từ lâu, từ chỗ chỉ có một số đồng chí thoái hoái, biến chất phát triển lên thành số cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất không phải là ít ; từ chỗ nó chỉ là một vài con sâu nay phát triển lên thành một bầy sâu, nhiều đến mức nhìn đâu cũng thấy, sờ đâu cũng thấy; từ chỗ chỉ là căn bệnh lở loét ngòai ra phát triển thành căn bệnh nặng, trầm kha; từ chỗ nó đang làm sói mòn lòng tin của nhân dân vào chế độ đến chỗ là giặc nội xâm đang làm tiêu vong chế độ…. Tức là chúng mình có đường lối để chống, có miệng nói quyết tâm để chống, nhưng càng chống thì lại càng lún sâu, hư hỏng, tham nhũng năm sau lại tăng hơn năm trước với mức độ và quy mô cũng lớn hơn năm trước nhiều lần.
Vì sao chúng mình càng chống, hư hỏng, tham nhũng lại càng phát triển mạnh? Vì đá bóng là chúng mình, thổi còi cũng chúng mình, thì làm sao mà phạt ai, truất quyền thi đấu của ai.
Có thể khái quát, chính cái cơ chế do chúng mình tạo ta để chúng mình vừa làm cầu thủ, vừa làm trọng tài đã là nguyên nhân sản sinh ra một bày sâu bọ, đang kỳ sung sức tàn phá nương dâu, nhiều đến mức nhìn đâu cũng thấy, sờ đâu cũng thấy mà muốn diệt nó thì chúng mình không thể.
Đó là cái nhìn khách quan về nguyên nhân phát sinh, phát triển của thói hư hỏng, của lòng tham không đáy của con người khi không có cơ chế phù hợp để khắc chế, để bây giờ nhìn đâu cũng thấy, sờ đâu cũng có. Nó giống như thân phận của người dân: Ăn mày là ai? Ăn mày là ta/ Đói cơm, rách áo thì ra ăn mày // Tham nhũng là ai/ Tham nhũng là ta/ Tham lam, vụ lợi thì ra chúng mình.
Một xã hội chỉ có quan quyền được quyền hư hỏng, tham nhũng thì làm sao mà nhân dân yên tâm được, làm sao mà nhân dân lạc quan và có niềm tin được.
Đó là cái nhìn khách quan.
Còn về biện chứng.
Biện chứng hiểu một cách khái quát theo triết học Mac - Lenin là: mọi sự vật đều có quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong. Luận điểm này được Việt Nam hóa dưới các các thành ngữ: Nhân nào qủa ấy; Gieo gió nào thì gặp bão ấy; Đời cha ăn mặn; Đời con khát nước; Ác giả, ác báo/ Thiện giả, thiện báo; Tre gìa, măng mọc và như nhà thơ Cộng sản Tố Hữu đã viết Trời chớp giật tất có ngày sét đánh…
Vậy thì cái Biện chứng ở đây là gì.
Cái sự vật có tên là hư hỏng, tham nhũng đã phát triển đến cực đại rồi, từ hiện tượng đã thăng hoa lên thành bản chất rồi. Nó từ độc quyền lãnh đạo toàn diện, triệt để của chúng mình mà ra. Đứng về lợi ích xã hội mà biện chứng thì chúng mình đã trở thành vật cản cho sự phát triển của xã hội rồi; thực sự nó chỉ cần cho chúng mình để mặc lòng bòn rút của cải của nhân dân. Nó lợi cho chúng mình nhưng hại cho toàn thể nhân dân. Chính Chúng mình đã và đang phá nát đất nước, phá nát dân tộc, triệt hạ lòng nhân… Cái sự vật là chúng mình này, lên án nó chưa đủ mà cần phải biện chứng nó đi, tức là súp nó đi. Bằng cách gì để súp nó đi lại là một vấn đề, tôi không bàn ở đây, vì quyền lực xã hội tự nó khó mà thay đổi.
Đó là biện chứng nhìn từ thực tiễn Việt Nam đương đại, thưa ông Nguyễn Phú Trọng.
Xã hội của chúng mình đã đến lúc không thể không thay đổi. Như cái áo đã rách tả tơi mà cứ tìm mọi cách níu giữ nó, tìm ngôn ngữ khoa học để lừa mị, đánh bóng cái sự vật đã rách nát và bốc mùi đó, quyết không phải là biện chứng Macxít mà là biện chứng phản Mácxít, tức là phản động. Hơn nữa, trong triết học Mac - Le nin còn có dạyVấn đề không chỉ ở nhận thức thế giới mà cái chính là phải cải tạo thế giới. Mời ông Nguyễn Phú Trọng và những người đồng chí của ông hãy cậy nhờ nhân dân để được cải tạo đi. Đó là còn đường tồn tại biện chứng, khoa học nhất của nhóm chúng mình hiện nay, đừng loanh quanh câu giờ, kẻo lại như các lãnh tụ cộng sản ở các nước khác thì dân Việt mình không nỡ.
Tóm lại, TBT Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra được căn bệnh của xã hội hiện naylà: Hư hỏng, tham nhũng, nhìn vào đâu cũng thấy, sờ vào đâu cũng có,…. Nghĩa là hư hỏng, tham nhũng đã lan tràn ở mọi nơi, mọi chỗ của xã hội Việt Nam rồi. Cái xã hội này đích thị là cái xã hội của Cái Bang rồi. Nguy quá rồi. Tồi tệ quá rồi. Không thể tồn tại được nữa rồi. Cần phải có lực lượng mới thay thế nó, cần phải cách mạng nó đi. Phải thấy vấn đề như vậy là khách quan và phải hành động với nó như vậy là Biện chứng và từ biện chứng này nhân dân nhất định sẽ thấy rõ phương hướng và niềm tin sẽ được xác lập. Ngoài ra, tìm đủ cách để biện minh cho nó, chỉ là mị dân, lừa dân, câu giờ và sực mùi vị phản động mà thôi.
Phạm Thành
Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012
Ngô Nhân Dụng - Nguyễn Phú Trọng không đọc sách
Ngô Nhân Dụng
Một bài trên mạng VietNamNet mới
phỏng vấn và nêu lên các con số cho thấy người Việt
Nam hiện nay rất ít đọc sách. Theo bài này thì trung bình
mỗi năm một người Việt Nam chưa “đọc hết” một
cuốn sách. Đem tổng số sách (không kể sách giáo khoa)
chia cho dân số, tính bình quân cứ mười người Việt
đọc được bẩy cuốn sách. Trong số đó, phần lớn chỉ
là sách giải trí mà không bồi bổ trí thức. Một giám
đốc nhà sách bi quan hơn nữa, nghĩ rằng chắc số sách
đọc còn ít hơn nữa. Những cuốn sách có giá trị trên
thế giới, được dịch ra tiếng Việt chỉ in chừng 500
cuốn, trong một nước dân số 85 triệu. Có người so
sánh, cho biết dân Thái Lan mỗi năm trung bình một người
đọc khoảng năm cuốn sách, tức là đọc nhiều gấp bẩy
lần một người Việt.
![]() |
Nguyễn Phú Trọng |
Người ta đọc sách nhiều thì
chắc trình độ hiểu biết cao hơn, cách suy nghĩ cũng
chín chắn hơn. Nói chung, việc đọc sách chắc chắn phải
ích lợi cho cả nền kinh tế quốc dân. Các nhà nghiên
cứu phát triển cho biết khi dân một nước đọc sách
nhiều hơn thì họ dễ gia nhập vào đời sống kinh tế
hiện đại hơn vì bây giờ làm nghề gì cũng phải có
kiến thức. Ở các nước chậm tiến thì dân ít đọc
sách. Nhưng việc đọc sách đem tới ích lợi kinh tế
nhiều hơn khi phổ cập trong toàn thể xã hội chứ không
tập trung trong một tầng lớp “ưu tú” ở các thành
phố. Bài báo trên VietNamNet đã nêu thí dụ về nước
Mỹ, nhận định: “Cái hay ở Mỹ là tri thức sách vở,
kiến thức của mọi người được lan tỏa đến số
đông hơn là chỉ một nhóm người như ở Châu Âu.” Vì
trình độ kiến thức chung cao cho nên “Chỉ có nước Mỹ
mới sinh ra những tỉ phú như Bill Gates, Steve Jobs… –
những người sống bằng khoa học, trí tuệ.”
Người Việt Nam bây giờ ít chịu
đọc sách, chắc vì người lớn thì coi phim bộ, thanh
niên thì coi trình diễn nhạc trẻ và coi báo đăng hình
quần áo giầy dép mốt mới nhất. Cho nên mới có cảnh
các thiếu nữ tôn thờ ca sĩ ngoại quốc, ôm hôn cả cái
ghế mà thần tượng mới ngồi lên. Mới có cảnh một
cô chủ tịch công ty xây dựng đi thăm công trường đầy
xi măng, nhôm với sắt mà lại mặc váy hồng, đi giầy
cao gót cũng mầu hồng giống như đang đi mua sắm.
Nhưng không nói gì đến người
dân thường, mà cả những người lãnh đạo đảng Cộng
sản cũng không chịu đọc sách nữa. Như ông Nguyễn Phú
Trọng chẳng hạn. Trong hội nghị Trung Ương Đảng mở
rộng vừa rồi, ông tổng bí thư khẳng định đảng Cộng
sản Việt Nam sẽ không chấp nhận “tam quyền phân lập.”
Riêng câu này đủ để ghi tên Nguyễn Phú Trọng vào lịch
sử sự thoái hóa trong nhân loại. Loài người tiến bộ,
mình không theo kịp, rồi còn đi thụt lùi, cho nên gọi
là thoái hóa. Từ thế kỷ 17, 18, trong nhân loại đã nẩy
ra ý kiến phải đặt giới hạn trên quyền hành của
những người cai trị. Vì thế phải tách ra ba thứ quyền:
có người soạn ra luật pháp; có người chỉ lo thi hành
luật pháp; và những người khác nắm quyền phán đoán
xem có hành động nào sai luật luật pháp hay không. Từ
thế kỷ 18 đã nhiều quốc gia thí nghiệm ý kiến này
trong tổ chức chính quyền. Đó là những quốc gia đạt
được tiến bộ nhanh nhất và cao nhất về kinh tế, văn
hóa, và xã hội. Loài người đã rút kinh nghiệm như vậy
hơn 200 năm nay. Bây giờ ông Nguyễn Phú Trọng nhất định
bác bỏ không chấp nhận “phân quyền!” Như vậy chẳng
phải là thoái hóa thì gọi là cái gì? Điều đáng kinh
ngạc là, sau khi ông Nguyễn Phú Trọng nói trâng tráo như
thế, không thấy có ai trong quốc hội và trong tòa án tối
cao ở Việt Nam mở miệng bàn một câu nào cả! Trên lý
thuyết họ nắm quyền lập pháp và tư pháp; nhưng đành
ngậm miệng. Tình trạng thoái hóa không phải là độc
quyền của ông tổng bí thư đảng Cộng sản!
Lời tuyên bố trên cũng chứng
tỏ ông Nguyễn Phú Trọng không chịu đọc sách. Có một
cuốn sách bán đầy ở Hà Nội, ai có thời giờ làm ơn
mua một cuốn gửi cho ông tổng bí thư đọc để giúp
ông mở mắt ra. Đó là cuốn “Người Trung Quốc và
những căn bệnh trong nhân cách” của Hà Tông Tư, do
Phạm Bá dịch, Nhà Xuất Bản Công An Nhân Dân in năm
2007. Ông Hà Tông Tư kịch liệt đả kích chế độ chuyên
chế ở Trung Quốc trong hơn 2000 năm lịch sử. Cho nên ông
viết rõ ràng chỉ có phân quyền mới thật sự dân chủ.
Hà Tông Tư nhiệt liệt ca ngợi
chế độ tự do dân chủ, thể hiện qua việc cai trị
bằng hiến pháp, luật pháp, mà ông gọi là Hiến Chính.
Ở trang 40 cuốn sách trên, tác giả viết: “Nguyên tắc
cơ bản của pháp trị là: Mở rộng tự do cá nhân với
khả năng lớn nhất, hạn chế tối đa quyền hạn của
kẻ cầm quyền.” Trang sau, ông nêu ra tiêu chuẩn: “Bản
thân hiến pháp có bao hàm tư tưởng thực sự hạn chế
và ràng buộc quyền lực chính trị không, và trên thực
tế nó có ràng buộc, hạn chế quyền lực chính trị một
cách có hiệu quả hay không?” Và Hà Tông Tư khẳng định:
“Nguyên tắc phân quyền là đặc trưng cốt lõi của
Hiến Chính; chủ yếu là tách biệt quyền tư pháp với
quyền hành chính, thể hiện ở chỗ tư pháp phải được
độc lập.”
Chắc chắn ông Nguyễn Phú Trọng
chưa hề để mắt đến những ý kiến nêu trên. Mà đây
không phải là ý kiến của “những thế lực thù địch”
nào cả. Đây là một tác giả người Trung Quốc, sách đã
phổ biến ở Trung Quốc, lại được Nhà Xuất Bản Công
An Nhân Dân ở Việt Nam in ra. Trong hàng ngũ công an cũng
có những người muốn phổ biến những ý kiến tiến bộ
như vậy. Thế mà cả ông Tổng Bí Thư lẫn những người
về họp cùng với Trung Ương Đảng chẳng ai chịu đọc
sách cả!
Nhân lúc ở Việt Nam đang bàn
sửa hiến pháp, cũng xin trích ý kiến của Hà Tông Tư
giải thích tại sao cần phân quyền: “Ràng buộc và hạn
chế quyền hạn và hành vi của chính phủ, đó là nhiệm
vụ chủ yếu của hiến pháp.” Ai đọc qua bản hiến
pháp nước Mỹ thì thấy rõ ý Hà Tông Tư. Hầu hết các
điều trong bản hiến pháp ngắn ngủi đó toàn là những
giới hạn quyền hành của chính phủ liên bang. Đọc cuốn
sách của Hà Tông Tư thấy ông cho là chính chế độ
chuyên chế gây ra bao nhiêu điều đáng xấu hổ cho người
Trung Hoa; thí dụ như tính ỷ lại, không có tinh thần
trách nhiệm, nịnh trên nạt dưới, hèn yếu, nhu nhược,
vân vân!
Hà Tông Tư trích lời triết gia
người Anh John Stuart Mill: “Chế độ chuyên chế, xét từ
bản chất, nó đã có khuynh hướng dùng chính sách ngu
dân!” (Trong bản dịch đã viết nhầm tên triết gia Mill
thành Miel, nhiều lần; mặc dù cuốn sách Bàn về Tự
Do của J.S. Mill đã được dịch và in ở Việt Nam). Ở
trang 703, Hà Tông Tư còn bình luận: “Chính sách ngu dân
bao giờ cũng đi đôi với việc bế quan tỏa cảng, cấm
tự do ngôn luận … cùng dựa vào nhau mà thành hình.”
Mười trang sau, ông viết thêm: “Tội ác chuyên chế là
tội ác lớn nhất trên thế gian! Hạn chế tự do ngôn
luận là âm hiểm nhất, xảo trá nhất, bỉ ổi nhất,
tàn nhẫn nhất trong các thủ đoạn chính trị!”
Nếu mấy ông bà trong Trung Ương
Đảng Cộng sản Việt Nam chịu khó đọc Hà Tông Tư thì
trước hết họ sẽ thấy phải trả lại quyền tự do
ngôn luận cho người dân, để ít nhất tránh khỏi những
lời kết tội: “âm hiểm nhất, xảo trá nhất, bỉ ổi
nhất, tàn nhẫn nhất;” và cái tội “ngu dân.” Trên
hết, phải bắt đầu tôn trọng và thực hiện quy tắc
phân quyền; đừng có nghe ông Nguyễn Phú Trọng.
Bao giờ đất nước có tự do
thì người dân mới có hứng thú đọc sách. Như tác giả
bài trên Vietnam Net viết về những Bill Gates và Steve Jobs
thành công trong xã hội Mỹ: “… chỉ ở môi trường đó
mới giúp những người có phát minh, sáng kiến có thể
giàu có được. Họ chính là những người đang làm ra
sản phẩm và hàng hóa hỗ trợ con người. Ở Việt Nam
thì không thể có chuyện như vậy.”
Thực ra không thể nói có liên
hệ nhân quả trực tiếp giữa trình độ kiến thức của
dân chúng Mỹ với sự thành công của những nhà kinh
doanh Bill Gates và Steve Jobs. Hai hiện tượng diễn ra song
song; cả hai đều cùng do một nguyên nhân gây nên, là xã
hội tự do. Khi các ngành báo chí, xuất bản được tự
do thì dân chúng sẽ đọc sách nhiều hơn; khi các nhà
kinh doanh được tự do thì những người có sáng kiến
táo bạo dễ thành công lớn. Muốn bảo đảm xã hội
được tự do thì phải tổ chức theo quy tắc phân quyền,
mọi người Việt Nam phải nhắc nhở cho ông Nguyễn Phú
Trọng điều đó để ông đọc thêm. Hy vọng ông sẽ
hiểu ra rằng cưỡng lại không phân nhiệm ba quyền lập
pháp, hành pháp, và tư pháp tức là cản trở sự tiến
bộ kinh tế của cả dân tộc.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)