Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Minh Cần. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Minh Cần. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2016
Nguyễn Minh Cần: "Bật Mí"
Ngày Tết được đọc những giai phẩm xuân vừa đẹp
vừa hay, như Người Việt, Thế Kỷ 21, Việt Tide... thì thật là thú vị! Thú vị còn hơn “thịt mỡ dưa
hành...”!
Để cảm tạ các bạn làm báo đã đem lại cho độc giả những phút giây đầy
khoái cảm, với tư cách một người đọc tôi xin... “bật mí” ở đây một điều nhân
đọc bài của Phạm Xuân Đài trong Thế Kỷ 21 số Xuân Nhâm Ngọ vừa rồi.
Trong bài “Đọc Lại Những Bài
Báo Xưa Của Vũ Trọng Phụng,” nhà văn
họ Phạm viết: “Tại miền Nam các tác phẩm của ông (Vũ Trọng Phụng - NMC) được in
đi in lại nhiều lần, đã có nhiều công trình nghiên cứu về ông, ... Trong khi đó
tại miền Bắc, từ khoảng cuối thập niên 1950 không hiểu vì lý do gì và nhân danh
cái gì, đảng Cộng sản (ĐCS) đã ra lệnh cấm toàn dân không được đọc Vũ Trọng
Phụng, cấm sách của ông không được lưu hành, và dĩ nhiên dẹp bỏ luôn cả việc
nghiên cứu, tìm hiểu tác giả này...” (tr. 186, TK21 số 153 & 154).
Quả đúng như vậy! Và đúng là có rất nhiều người “không hiểu vì lý do
gì và nhân danh cái gì” mà ĐCS đã hành động như thế thật! Cũng dễ hiểu thôi:
xưa nay, trong những việc mà chính thâm tâm mình cảm thấy “không ổn” lắm,
“không sạch sẽ” lắm, không chính đáng lắm, thì ĐCS có cái tật thích làm thầm
vụng, chùng lén nên chẳng bao giờ người dân biết được “lý do” vì sao cả. Có thể
dẫn ra rất nhiều việc. Chẳng hạn như việc “động trời” gần đây nhất là việc Bộ
chính trị ĐCS cắt đất, cắt biển của Tổ quốc dâng cho Bắc triều. Việc đó họ cũng
làm vụng trộm, sau nhiều năm lén lút đi đêm với những kẻ mà cách đây vài chục năm
họ từng gọi là “bọn bành trướng phương Bắc,” “kẻ thù truyền kiếp” (đây là lời
lẽ chính thức thốt ra từ miệng các lãnh tụ cộng sản Việt Nam in rành rành trên
báo chí hồi cuối thập niên 1970 và thập niên 1980). Đến mãi gần đây, khi buộc
lòng phải làm “lễ cắm mốc” đầu tiên ở Mông Cái rồi, mà họ vẫn cứ giấu tịt những
điều đã thoả thuận với Bắc Kinh. Lãnh thổ quốc gia là của toàn dân. Thế mà, thử
hỏi, trừ Bộ chính trị ĐCS thì có ai biết mô tê gì về nội dung của các hiệp định
đã ký kết, cũng như “lý do” vì sao phải ký như vậy? Có lẽ phần đông đại biểu ù
lỳ trong cái quốc hội bù nhìn cũng mù tịt! Còn nhiều ví dụ khác nữa, nhưng
thôi, xin quay lại chuyện văn học nghệ thuật.
Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016
Nguyễn Minh Cần - "Bật Mí"
Ngày Tết được đọc những giai phẩm xuân vừa đẹp vừa hay, như Người Việt, Thế Kỷ 21, Việt Tide... thì thật là thú vị! Thú vị còn hơn “thịt mỡ dưa hành...”!
Để cảm tạ các bạn làm báo đã đem lại cho độc giả những phút giây đầy
khoái cảm, với tư cách một người đọc tôi xin... “bật mí” ở đây một điều nhân
đọc bài của Phạm Xuân Đài trong Thế Kỷ 21 số Xuân Nhâm Ngọ vừa rồi.
Trong bài “Đọc Lại Những Bài
Báo Xưa Của Vũ Trọng Phụng,” nhà văn
họ Phạm viết: “Tại miền Nam các tác phẩm của ông (Vũ Trọng Phụng - NMC) được in
đi in lại nhiều lần, đã có nhiều công trình nghiên cứu về ông, ... Trong khi đó
tại miền Bắc, từ khoảng cuối thập niên 1950 không hiểu vì lý do gì và nhân danh
cái gì, đảng Cộng sản (ĐCS) đã ra lệnh cấm toàn dân không được đọc Vũ Trọng
Phụng, cấm sách của ông không được lưu hành, và dĩ nhiên dẹp bỏ luôn cả việc
nghiên cứu, tìm hiểu tác giả này...” (tr. 186, TK21 số 153 & 154).
Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2016
Cáo Phó - Nguyễn Minh Cần
Cáo Phó
Chúng
con/ chúng tôi xin đại diện cho Hội Phật Giáo Thảo Đường
tại Moscow, Cộng Hòa Liên Bang Nga
cùng toàn thể tang quyến xin cáo bạch đến chư Tôn Đức và bà con đồng
hương Phật Tử xa gần là:
Đạo
Hữu Nguyễn Minh Cần
Pháp
Danh Thiện Mẫn
sanh ngày
31 tháng 12 năm 1928 (Mậu Thìn)
đã
vĩnh viễn ra đi vào lúc 5 giờ sáng ngày 13 tháng 5 năm 2016
nhằm
ngày mùng 7 tháng 4 năm Bính Thân
Thượng
Thọ 89 tuổi.
Là
người sáng lập ra Hội Phật Giáo Thảo Đường từ hơn 20 năm nay, đồng
thời cũng là vị chủ trương xây dựng chùa Thảo Đường và là Chủ Tịch đương nhiệm, nhưng vì
niên cao, duyên bệnh, nên Đạo
Hữu đã thuận thế vô thường ra đi tại bệnh viện Moscow vào ngày giờ trên.
Chúng
con/ chúng tôi xin đại diện
cho Hội và chùa Thảo Đường cũng như tang gia ái nữ kính xin cáo
phó đến chư Tôn Thiền Đức và bà con đồng hương Phật Tử xa gần
trước, để niệm Kinh cầu nguyện cho Hương Linh Đạo Hữu Thiện
Mẫn được sớm vãng sanh về cõi Phật. Riêng ngày, giờ tẩn, liệm, tang chế và
lễ tiễn đưa lần cuối, chúng con/ chúng tôi xin gửi chi tiết đến Quý
Ngài và Quý Vị sau.
Đại
Diện Hội và Chùa Thảo Đường: Phó Hội Trưởng Tâm Diệu Hương Bùi Lan Hương
và toàn thể Ban Trị Sự.
Đại
Diện Tang Quyến: Nghĩa Tế Nguyễn Viết Tịnh và Ái Nữ Nguyễn Thị Thu Hằng.
Tang
Gia đồng khấp báo.
Diễn Ðàn Thế Kỷ - Chia Buồn
Từ khi báo điện tử Diễn Đàn Thế Kỷ bắt đầu hoạt động từ đầu
thập niên 2010,
ông Nguyễn Minh Cần đã có mặt trong Ban Chủ Trương và ông đã tích cực đóng góp bài vở và ý kiến xây dựng Diễn Đàn trong suốt sáu năm qua.
ông Nguyễn Minh Cần đã có mặt trong Ban Chủ Trương và ông đã tích cực đóng góp bài vở và ý kiến xây dựng Diễn Đàn trong suốt sáu năm qua.
Ông mất đi, Diễn Đàn Thế Kỷ mất một thành viên đầy nhân ái
và trí tuệ.
Chúng tôi xin thành kính phân ưu cùng Gia Đình và Hội Phật
Giáo Thảo Đường.
Nguyện cầu Hương Linh Thiện Mẫn Nguyễn Minh Cần được sớm
vãng sanh về cõi Phật.
DĐTK
Ông Nguyễn Minh Cần qua đời
Ông Nguyễn Minh Cần
Ông Nguyễn
Minh Cần, từng trong hàng ngũ những người đầu tiên tham gia Cách Mạng Tháng
Tám, vào đảng từ thời đảng còn mang tên Ðảng Cộng Sản Ðông Dương, nhưng cũng là
một trong những người đầu tiên từ bỏ đảng Cộng Sản, tham gia “xét lại chống
đảng,” vừa qua đời lúc 5 giờ sáng ngày 13 Tháng Năm, tại Moscow, Liên Bang Nga,
thọ 89 tuổi.
Ông Nguyễn Minh Cần sinh năm 1928
tại Huế, tham gia Cách Mạng Tháng Tám, tổ chức và lãnh đạo khởi nghĩa ở Huế và
các vùng phụ cận Huế, gia nhập đảng Cộng Sản Ðông Dương năm 1946. Ông đã từng
giữ các chức vụ quan trọng như ủy viên Thường Vụ Thành Ủy Huế, ủy viên Thường
Vụ Tỉnh Ủy Thừa Thiên, ủy viên Thường Vụ Thành Ủy Hà Nội, kiêm phó chủ tịch Ủy
Ban Hành Chính thành phố Hà Nội.
Thứ Năm, 3 tháng 3, 2016
Nguyễn Minh Cần - KỶ NIỆM 10 NĂM BẢN TUYÊN NGÔN LỊCH SỬ
Thấm thoắt thế
mà đã 10 năm rồi, kể từ ngày bản “Tuyên
ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006” được 118 chiến sĩ dân chủ trong nước
công bố. Lần đầu tiên dưới chế độ khắc nghiệt của đảng Cộng sản Việt Nam
(ĐCSVN), các chiến sĩ dân chủ trong nước đã can đảm công khai vạch rõ thực chất của thể chế chính trị ở nước ta
là chế độ độc tài toàn trị của ĐCSVN và đã đề ra mục tiêu đấu tranh cho
phong trào dân chủ nước ta là nhằm chuyển hóa thể chế nước ta sang
thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng, có cạnh tranh lành mạnh.
Tuyên
ngôn 8406 đã xác định: “Trong
cuộc Cách mạng tháng 8.1945, sự lựa chọn của toàn Dân tộc ta là Độc
lập Dân tộc, chứ không phải là chủ nghĩa xã hội…” “…Rõ
ràng mục tiêu của cuộc cách mạng ấy đã bị đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đánh
tráo. Và dĩ nhiên,Quyền Dân tộc tự quyết cũng hoàn toàn bị
thủ tiêu… Vì một khi nền chuyên chính vô sản đã được thiết lập, thì theo Lênin,
chức năng đầu tiên của nó chính là: bạo lực và khủng bố trấn áp!”. Vì ĐCSVN lấy
chủ nghĩa Marx-Lenin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động, nên
ngay sau khi cướp được chính quyền năm 1945, và nhất là sau năm 1954 ở miền Bắc
và sau tháng 4 năm 1975 ở toàn quốc, “bóng ma của chủ nghĩa cộng sản đã luôn đè
ám lên đầu, lên cổ toàn Dân Việt Nam. Chính cái bóng ma ấy chứ không phải là
cái gì khác đã triệt tiêu hầu hết những quyền con người của Nhân dân Việt Nam.
Và hôm nay, nó vẫn đang tạm đô hộ, chiếm đóng lên cả hai mặt tinh thần và thể
chất của toàn Dân tộc Việt Nam.” Tuyên ngôn đã khẳng định: “Dân tộc Việt Nam…
bị cai trị bởi chế độ độc đảng toàn trị
cộng sản. Điều này thể hiện cụ thể tại Điều 4 của Hiến pháp nước Cộng hòa
Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện hành, rằng: ”Đảng Cộng sản Việt Nam…theo chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã
hội.” Chính vì điều này mà các quyền tự do, dân chủ của Nhân dân đã hoàn toàn
bị triệt tiêu…”.
Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015
Nguyễn Minh Cần - NGHĨ VỀ CHUYẾN ĐI MỸ CỦA TỔNG BÍ THƯ
Do những hành động
ngày càng hung hăng của Trung Quốc (TQ) trên Thái Bình Dương nên nhiều năm gần
đây, Hoa Kỳ (HK) đã chuyển trục sang châu Á-Thái Bình Dương cả về mặt quân sự,
kinh tế, cả về mặt chính trị, ngoại giao. Và chính quyền Obama đã cố gắng mở rộng
và củng cố quan hệ đối tác với các nước sẵn có quan hệ tốt với HK và cả với các
nước tuy có quan hệ chặt chẽ với TQ nhưng lại bị TQ hiếp đáp trên Biển Đông,
như VN, HK cũng hết sức lôi kéo nhằm tạo thế liên hoàn các nước để chống lại sự
xâm lăng của TQ nhằm khống chế Thái Bình Dương. Chính vì thế tổng thống Barack
Obama đã mời TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, một người rất bảo thủ, giáo điều, thường
bênh Tàu chống Mỹ, sang Hoa Kỳ bàn việc. Tình thế của VN đang lúc rất khó khăn
cả về mặt kinh tế, cả về mặt chính trị lại bị Trung Cộng lấn lướt trên Biển
Đông, còn ở biên giới Tây Nam thì TQ lại lôi kéo, xúi giục «nước anh em» cũ của
CSVN là Cam Bốt có thái độ không thân thiện với VN. Lời mời của Obama rất hợp thời
và hợp ý ban lãnh đạo ĐCSVN, khi họ cảm thấy chỗ dựa TQ đang nguy ngập và đang
muốn tìm chỗ dựa mới để cứu chế độ và đảng của họ, nên đã hân hoan nhận lời mời.
Bản thân ông Trọng, tất nhiên, cũng rất lấy làm hãnh diện là TBT CSVN đầu tiên
vinh dự được bước vào Nhà Trắng. Tổng thống HK đón tiếp trọng thị TBT Trọng ở
Phòng Bầu dục, bất chấp sự phản đối của một số dân biểu quốc hội vì hồ sơ tồi tệ
về nhân quyền của VN. Tuyên truyền của Hà Nội lại được dịp khoác lác là qua cuộc
tiếp đón «lịch sử» đó tại Nhà Trắng, HK đã «công nhận chế độ chính trị của
chúng ta». Thực ra, điều này chẳng có gì quan trọng lắm, trước năm 1989, HK
cũng đã từng công nhận chế độ chính trị của các nước CS cũ ở Đông Âu và Liên Xô
(LX), đã từng chấp nhận vai trò lãnh đạo của các ĐCS trong các chế độ đó. Thậm
chí năm 1983, tổng thống Reagan cũng đã từng tiếp thủ lĩnh Taliban ở
Afghanistan tại Phòng Bầu dục Nhà Trắng cơ mà.
Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015
Nguyễn Minh Cần - BÀN CHUYỆN RỜI BỎ ĐẢNG
Nhân dịp kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), chúng tôi thiết nghĩ những đảng viên CS còn có lương tri, còn có lòng yêu nước, thương dân, nên khách quan nhận định lại ĐCSVN mà mình đang có chân trong đó, thực ra nó như thế nào? Những việc nó đã làm trong suốt 85 năm qua như thế nào? Công và tội của nó đối với dân, với nước ra sao? Để từ đó xác định thái độ cần phải có đối với ĐCSVN mà mình đang có chân và đã từng phục vụ. Tất nhiên, chúng tôi không nói chuyện với đám nịnh thần, đám bồi bút cung đình, bọn dư luận viên… những kẻ chỉ biết cúc cung phục vụ cái ác vì chút bổng lộc được bọn độc tài toàn trị thí cho.
Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014
Nguyễn Minh Cần - Xin Ðừng Quên! Nửa Thế Kỷ Trước
LTS. Cách đây 11 năm, bài này đã được tác giả gửi đăng trên tạp chí Thế Kỷ 21 số Xuân Quý Mùi 2003. Nhân có “biến cố” triển lãm Cải Cách Ruộng Đất vừa xảy ra ở Hà Nội gây xôn xao dư luận và đã đóng cửa ngay sau vài ngày mở cửa, chúng tôi xin phép tác giả được đăng lại trên Diễn Đàn Thế Kỷ để bạn đọc được biết rõ hơn về sự kiện “long trời lở đất” xảy ra trong chế độ cộng sản miền Bắc cách đây 60 năm. Tác giả đã xem lại, sửa chữa và thêm một đoạn ngắn để đăng trên DĐTK lần này. - DĐTK
Có thể bạn đọc sẽ trách tôi: trong dịp đầu năm
(1) mà nhắc đến chuyện quá buồn. Xin các bạn lượng thứ cho! Nhưng
chuyện này không thể không nói đến! Nó cũng khủng khiếp không kém gì
chuyện Tết Mậu Thân (1968). Vậy mà chuyện Tết Mậu Thân chúng ta vẫn
phải đành lòng nhắc đến trong dịp Tết cơ mà!
Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013
Nguyễn Minh Cần - ĐỌC “CA KHÚC TƯỞNG NIỆM” (REQUIEM) CỦA ANNA AKHMATOVA
Nguyễn Minh Cần
Requiem
(Ca
khúc Tưởng niệm) là một trong những sáng tác nổi bật
nhất của nhà thơ A. Akhmatova. Bà đã phải gánh chịu
biết bao khổ nạn trong những năm khủng khiếp dưới chế
độ độc tài toàn trị. Requiem là tiếng khóc thảm thiết
của người vợ, người mẹ, bị tước đoạt mất chồng,
mất con - tiếng khóc không chỉ riêng cho nhà thơ, mà cho
tất cả mọi bà mẹ, mọi bà vợ, mọi ông bố, mọi
người con, mọi người yêu có người thân đang bị đày
đọa oan uổng trong các nhà tù của chế độ bất nhân.
Tranh
của
họa sĩ N.Altman vẽ A,Akhmatova. Năm 1914
Trong
mấy câu “Thay
lời nói đầu”,
nhà thơ nhắc đến “những
năm khủng khiếp thời Ezhov”, tức
là cái thời đen tối nhất ở trên đất nước vĩ đại
có tên gọi là Liên Xô dưới sự cai trị tàn bạo của
Stalin, nơi đã diễn ra nạn diệt chủng của những kẻ
cầm quyền đối với nhân dân nước mình.
Thời
Akhmatova làm bài trường ca này là vô cùng khắc nghiệt,
cho nên lắm khi bà phải nói bóng gió. Chẳng hạn, trong
“Thay
lời nói đầu”
ta thấy có một câu hầu như không ăn nhập gì lắm với
đề tài: “Một
bận, có ai đó “nhận ra” tôi”,
nhưng nếu chú ý đến hai chữ “nhận
ra”
bà đặt trong ngoặc kép thì có thể hiểu nhà thơ ngầm
ý là có kẻ mật thám nào đó theo dõi, nhận biết được
bà. Điều này nói lên thân phận khốn khổ của nhà thơ
– ngay cả khi đứng xếp hàng cạnh nhà tù để chờ đến
giờ thăm nuôi con, bà cũng bị “người ta” theo dõi,
kiểm soát! Mặc dù vậy, nhiều khi nỗi đau quá sức chịu
đựng, cảm xúc quá mạnh, bà không thể kìm được mình
thì bà vẫn bộc lộ tâm tư thẳng thừng, không còn biết
sợ là gì nữa.
Trong
bốn câu thơ nhập đề,
Akhmatova nói rõ là cả cuộc đời mình, bà luôn luôn gắn
bó với số phận của nhân dân và đất nước thân yêu
ngay cả trong những thời kỳ khủng khiếp nhất:
“Không,
tôi không đứng
dưới bầu trời khác lạ,
Không
một cánh chim khác lạ nào che chở,
Hồi
đó, tôi đã cùng với nhân dân tôi
Ở
nơi mà nhân dân tôi, khốn thay, đã từng ở.”
Chính
vì thế
bà đã khóc mà không chút e sợ cho số phận của “nước
Nga vô tội”
và nhân dân Nga dưới chế độ cực quyền:
“Còn
nước Nga vô tội thì quằn quại
Dưới
những chiếc ủng đẫm máu
Và
dưới những bánh xe tang đen ngòm.”
,,,
“Tôi luôn luôn nhớ đến họ khắp nơi khắp chốn,
Cả
trong cơn hoạn nạn mới tôi cũng sẽ không quên họ.
Và
nếu người ta bóp miệng khốn khổ của tôi,
Nơi
qua đó cả trăm triệu người đang gào thét.”
Mấy
chữ “cả
trăm triệu người” là
nhà thơ ngụ ý toàn dân Nga (vì theo số liệu điều tra
dân số Liên Xô năm 1939, toàn Liên Xô có 170 triệu 557093
người, riêng nước Nga có 99 triệu 591520 người).
Trước
mắt nhà
thơ luôn luôn hiện lại hình ảnh những bà mẹ, bà vợ,
anh chị em, người yêu... của các tù nhân đang cùng với
bà đứng rục cẳng xếp hàng dài vô tận cạnh nhà tù
Krestư ở Leningrad để chờ đến giờ thăm nuôi. Cái khổ
nhục này được mô tả trong mấy câu thơ bà tự nói với
mình:
“Giá
mà chỉ cho mày xem, hỡi cô gái tinh nghịch,
Được
tất cả bạn bè đều mến thương,
Nữ
chúa bày trò vui nhộn ở Hoàng thôn,
Điều
gì đã xảy đến trong đời mày.
Là
người xếp hàng thứ ba trăm với giỏ nuôi tù
Mày
sẽ đứng rục cẳng dưới khu Thánh giá,
Đôi
mắt tràn lệ nóng bỏng của mày
Làm
băng giá đầu năm tan chảy.”
Trong
bài
trường ca, tội ác của chế độ độc tài bất nhân đã
bị bóc trần không chút ngần ngại trong những câu thơ
đầy chua xót:
“Trước
nỗi đau khổ lớn lao này,
Núi
cao gập mình, sông dài ngừng chảy,
Nhưng
những then cửa nhà tù vẫn chốt chặt.
Còn
sau cánh cửa là những “hang tù”
Và
nỗi buồn đứt ruột.”
“Hồi
đó, chỉ có người chết mỉm cười
Vui
mừng được yên ổn.
Leningrad
như một vật thừa vô dụng
Đung
đưa cạnh những nhà tù.”
Anna Akhmatova thời thanh xuân
Nỗi
buồn của những cuộc biệt ly với chồng, con, người
thân,
với tâm trạng vô vọng rằng sẽ có ngày tái ngộ, với
cảm giác bị tách ra, bị cô lập khỏi mọi người, lạnh
lẽo, cô đơn, côi cút được phản ánh rõ nét trong những
câu thơ vang lên rất thê thảm làm người đọc khó cầm
được nước mắt:
“Sông
Đon yên tĩnh chảy êm đềm,
Ánh
trăng vàng nhợt lọt vào nhà,
Đội
mũ lệch, trăng lưỡi liềm
Vào
thấy một chiếc bóng chơ vơ.
Người
đàn bà này ốm đau khốn khổ,
Người
đàn bà này quạnh quẽ đơn côi.
Chồng
nằm dưới mộ, con ngồi trong tù.
Xin
hãy cầu nguyện cho tôi.”
Trong
bài “Đề
tặng”
mô
tả tâm trạng, tình cảm và cảm xúc của những người
xếp hàng mệt mỏi đứng chờ hàng ngày cạnh nhà tù với
cảm giác không lối thoát, vô vọng, cho dù chỉ một tý
xíu hy vọng cỏn con cũng không dám nghĩ đến. Cả cuộc
đời họ chỉ còn phụ thuộc vào... án quyết sắp được
tuyên bố đối với người thân yêu của mình! Mà án
quyết đó chắc chắn sẽ mãi mãi tách rời những người
thân yêu đó khỏi tổ ấm gia đình, khỏi bố mẹ, vợ
con, người yêu... Nhà thơ đã đưa ra một hình ảnh tương
phản để diễn đạt tâm trạng của mình cũng như của
những người đang cùng bà đứng xếp hàng chờ đợi:
“Vì
ai gió mát hắt hiu?
Vì
ai mơn trớn ráng chiều hoàng hôn?
- Chúng tôi nào có biết!
Khắp
nơi chỉ nghe tiếng khóa tù đáng ghét
Rít
lên ken két
Và
bước chân nặng trịch của lính canh.”
“Gió
mát hắt hiu”
cũng như “ráng
chiều mơn trớn” là
những niềm hạnh phúc cỏn con, những giây phút tự do
mong manh mà thiên nhiên hiến tặng cho con người. Nhưng
những thứ hạnh phúc, tự do đó, dĩ nhiên, không thể
nào đến được với những người đang bị đày đọa
trong tù, mà cũng không đến được với những người
đang rục cẳng đứng chờ ở ngoài nhà tù, nóng lòng
muốn được vào thăm nuôi người thân hay hồi hộp đợi
chờ án quyết. Những người này chỉ nghe thấy những âm
thanh khó chịu, “đáng
ghét”
của “tiếng
khóa tù” “rít lên ken két”
và “những
bước chân nặng trịch của lính canh”
mà thôi.
Còn
khi án quyết đã tuyên bố:
“Án
quyết vừa tuyên... Tức thì dòng lệ trào lên,
Tôi
đã bị tách khỏi mọi người,
Như
thể sự sống bị rút ra từ con tim đau đớn,
Như
thể bị quật nhào ngã nằm sấp mặt,
Nhưng
vẫn đi... lảo đảo... cô đơn...”
Anna
Akhmatova, con
người mảnh mai, xinh đẹp và tài hoa như thế mà phải
chịu đựng biết bao khổ nạn dưới chế độ toàn trị!
Đọc những câu thơ của bà, độc giả cảm thấy dường
như nhà thơ tự đặt cho mình câu hỏi: Làm sao một đất
nước vĩ đại, như nước Nga, mà có thể cho phép một
chế độ quỷ quái, mất nhân tính như thế tồn tại
được?
Và
nỗi khổ đau cho cái riêng
của nhà thơ xoắn quyện với nỗi đau cho cái chung của
cả dân tộc.
“Họ
bắt con đi vào lúc rạng sáng,
Mẹ
đi theo con như bước theo quan tài.
Trong
buồng tối lũ trẻ khóc lóc,
Ngọn
nến lụi dần trên bàn thờ Đức Mẹ,
Môi
con đặt lên tượng thánh giá lạnh,
Trán
con đầm đìa mồ hôi chết chóc...
Trời
ơi, mẹ không thể nào quên được!”
Nỗi
khổ nạn đã lên đến điểm đỉnh, người đàn bà
dường như không còn nhận thấy gì quanh mình được nữa.
Cuộc đời bà đã trở thành một cơn ác mộng bất tận,
và những câu thơ sau nói lên tâm trạng đó của bà:
“Không,
không phải tôi, mà là ai khác đang đau khổ.
Tôi
không thể chịu được như thế, còn những gì đã xảy
ra
Xin
hãy đậy kín lại dưới những tấm dạ đen
Và
hãy cất đi những chiếc đèn...
Đêm. ”
Người
đọc tự hỏi: Có thể nào một con người bình thường
gánh chịu nổi những khổ nạn mà số phận đã giáng
xuống cho bà? Chỉ một phần nhỏ những khổ nạn đó
có khi cũng đủ làm cho người ta suy sụp, điên lên và
muốn chết. Nhưng bà vẫn sống... Bà tưởng nhớ lại
thời thanh xuân khi bà còn xinh tươi, vui vẻ, sống hồn
nhiên, vô tư lự, và bà nói chuyện với chính mình...
Nhưng sự ly biệt với cậu con trai độc nhất, những nỗi
lo âu cho con mình, những ký ức về chồng, con lâm nạn
làm cho bà không chịu được nữa. Bà muốn “giết
chết hẳn trí nhớ”
để nó không còn giày vò, không còn đè nặng lên trái
tim của bà...
“Hôm
nay mẹ có nhiều việc phải làm:
Mẹ
phải giết chết hẳn trí nhớ,
Phải
làm sao cho tâm hồn hóa đá,
Và
phải học lại cách sống”.
Những
khổ đau quá lớn đã tước mất ở bà lòng
mong muốn tự nhiên nhất của con người là muốn sống.
Trong tình trạng thảm hại hiện hữu của bà thì cuộc
sống đối với bà không còn ý nghĩa gì nữa. Bởi thế
nhà thơ cầu xin Thần Chết “tới
ngay bây giờ”,
vì nghĩ rằng cái chết sẽ giải phóng cho bà mọi khổ
đau.
“Trước
sau gì ngươi cũng tới. Sao không tới ngay bây giờ?
Ta
đang chờ ngươi đây. Ta đau đớn lắm rồi.
Ta
đã tắt đèn và mở toang cửa cho ngươi,
Ngươi
thật giản dị và tuyệt vời.”
Nhưng
Thần Chết không tới mà “cơn
điên dại” lại
đang tới gần... Trong thâm tâm, nhà thơ cảm thấy “cơn
điên dại” sẽ
đoạt lấy tất cả những gì trước đây là quý báu
nhất của bà, nhưng trong hoàn cảnh này thì dường như
nó sẽ giúp bà quên đi cái thực tại độc ác, mất hết
tình người đã ập xuống và đè nặng trên số phận
của bà.
“Cơn
điên dại đã phủ cánh
Lên
một nửa tâm hồn tôi,
Vừa
chuốc rượu nồng cháy,
Vừa
quyến rũ tôi xuống thung lũng đen ngòm.”
Anna
Akhmatova (1889-1966)
Nỗi
khổ đau vô hạn của con người dưới chế độ mất
nhân tính được biểu hiện rõ nét trong những câu thơ
cao
nhã, tuyệt vời của Akhmatova. Vì thế, có thể nói trường
ca Requiem mãi mãi là bản cáo trạng đối với các chế
độ dựa trên bạo lực và thú tính trên trần gian đầy
tội ác này. Dù vậy, toàn bài trường ca vẫn toát lên
tình yêu thương nồng thắm và sự cảm thông chân thành
giữa những con người khổ đau cùng chung số phận, mà
không hề có chút bóng dáng nào của lòng căm thù và nỗi
uất hận.
“Và
mẹ cầu nguyện chẳng riêng gì cho mẹ,
Mà
cho tất cả những ai cùng xếp hàng với mẹ cạnh nhà tù
Cả
trong giá buốt mùa đông, cả trong nồng nực mùa hè
Dưới
bức tường đỏ rực chói chang.”
Thơ
của Akhmatova giản dị nhưng có một sức mạnh lạ thường
dường như xoáy sâu vào lòng người đọc làm con tim thắt
lại, tâm hồn rung động, và người đọc không thể dửng
dưng, vô cảm được. Nỗi đau lớn lao và những khổ nạn
ê chề của nhà thơ làm
người đọc thấm thía sâu sắc toàn bộ tính bi kịch
của của cuộc sống con người dưới chế độ độc tài
toàn trị.
Moskva,
mùa
đông 2011
Nguyễn
Minh Cần
Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013
ANNA AKHMATOVA - CA KHÚC TƯỞNG NIỆM (REQUIEM) 1935 - 1940
Bản dịch từ tiếng Nga
của Nguyễn Minh Cần
VÀI
LỜI
CỦA
NGƯỜI DỊCH
Một
chiều mùa đông
giá buốt ở Moskva, tôi đọc lại bài trường ca
“Requiem”
của nhà thơ Akhmatova. Tôi đã không cầm được nước
mắt, nghĩ đến nỗi khổ đau lớn lao của biết bao bà
mẹ, bà vợ, ông bố, ông chồng, anh chị em, người yêu,
bà con... của các nạn nhân của đủ loại chế độ độc
tài trên thế giới này - cả độc tài phát xít, cả độc
tài cộng sản, cả độc tài quân phiệt, cả độc tài
Hồi giáo, cả độc tài công an mật vụ... - đang rục
xác trong các nhà tù. Thế rồi tôi quyết định bắt tay
dịch trường ca này để hiến tặng tất cả những ai
trong nước Việt Nam yêu quý của tôi đang chịu mọi nỗi
thống khổ dưới chế độ toàn trị, với ước mong gợi
được.trong tâm tư người đọc một chút rung cảm, một
chút suy nghĩ, một chút hiệp thông, một chút ý muốn
vượt thắng cái ác, vượt thắng chế độ bất nhân để
được sống an bình, vui sướng trong tình thương, tự do
và hạnh phúc.
Anna
Akhmatova
Xin
ghi lại đây vài lời
Về
tác giả:
Anna
Akhmatova (1889-1966)
là bút danh của Anna Gorenko. Bút danh này bà lấy từ họ
Akhmata của ông tổ phụ thuộc dòng họ bên mẹ là vị
khả-hãn (khan) ở Orda. Bà là nhà thơ Nga nổi tiếng, đồng
thời là nhà văn, nhà nghiên cứu và phê bình văn học,
dịch giả.
Bà
sinh năm 1889 ở Odessa, trong một gia đình quý tộc. Năm
1890, cả gia đình bà chuyển đến Hoàng thôn ở Petersburg
và hầu như suốt đời bà gắn bó với thành phố này.
Bà
bắt đầu làm thơ khi 11 tuổi. Thơ của bà được in lần
đầu tiên vào năm 1911, lúc bà 22 tuổi. Năm 1912, bà xuất
bản tập thơ “Chiều
tối”,
năm 1914 - tập thơ “Tràng
hạt”
và sau đó tiếp tục cho ra những tập khác. Trong những
năm 10 thế kỷ 20, bà theo trường phái acmeism. Đó là
trào lưu thơ ca chủ trương từ bỏ tính huyền bí, đề
cao tính trong sáng của thơ ca, đối lập với trường
phái tượng trưng (symbolism). Những nhà thơ Nga nổi tiếng
cổ súy trường phái này là N. Gumiliov, A. Akhmatova, S.
Gorodetski, O. Mandelshtam, v.v... Thơ của bà thể hiện lòng
trung thành với những tiêu chuẩn đạo đức cơ bản, sự
suy tư về những bi kịch của người dân trong thế kỷ
XX.
Số
phận của bà rất bi đát. Dù bản thân bà không bị tù
đày
dưới chế độ cộng sản, nhưng ba người thân yêu nhất
đời của bà đã bị đàn áp khốc liệt:
người
chồng thứ nhất (từ năm 1910 đến năm 1918), Nikolai
Gumiliov, đã bị bắt và bị bắn chết năm 1921; người
chồng thứ hai (từ năm 1923 đến năm 1953), Nikolai Punin,
đã bị bắt ba lần và chết trong tù năm 1953; người con
độc nhất Lev Gumiliov, bị tù trên 10 năm, mãi đến năm
1956 mới được thả ra. Những trải nghiệm của người
vợ, người mẹ của những “kẻ thù của nhân dân”
(từ mà chính quyền cộng sản gán cho những người bị
đàn áp) đã phản ánh rõ rệt nhất trong bài trường ca
“Requiem” của bà. Bài trường ca này bị cấm ngặt ở
Liên Xô. Tuy vậy, năm 1963, có một bản được bí mật
đưa đến Phương Tây, và Hiệp hội Nhà văn Lưu vong Nga
đã cho xuất bản. Còn ở Liên Xô, mãi đến năm 1987 mới
được xuất bản lần đầu tiên dưới thời perestroika.
Mặc
dù được công nhận là nhà thơ kinh điển của thi
ca Nga từ những năm 1920, nhưng dưới thời Liên Xô, A.
Akhmatova đã bị cô lập, bị theo dõi, bị đả kích dữ
dội. Bộ tổ chức TƯ ĐCSLX đã ra quyết nghị ngày
14.08.1946 về hai tạp chí “Ngôi sao” và “Leningrad”,
trong đó kịch liệt phê phán sáng tác của Anna Akhmatova
như sau (dịch theo nguyên bản): “Akhmatova là một đại
biểu điển hình của loại thơ trống rỗng, vô tư tưởng,
xa lạ với nhân dân ta. Thơ ca của bà ta thấm nhuần tinh
thần bi quan và suy đồi, thể hiện khẩu vị của lối
thơ xa-lông cũ rích, đông cứng trên những lập trường
của đường lối mỹ học tư sản-quý tộc và đồi trụy
là “nghệ thuật vị nghệ thuật”, không muốn đi cùng
nhịp bước với nhân dân, gây tác hại cho sự nghiệp
giáo dục thanh niên của chúng ta và không thể dung thứ
được trong nền văn học xô-viết”. Bà đã bị khai trừ
khỏi Hội nhà văn Liên Xô. Cũng xin giới thiệu thêm với
bạn đọc lời mạt sát trắng trợn và thô bỉ đối với
bà thốt lên từ miệng của Andrei Zhdanov, ủy viên Bộ
chính trị của ĐCSLX, phụ trách về văn học, nghệ
thuật, một trong những hung thần khét tiếng dưới thời
Stalin: “Hay là nữ tu sĩ, hay là gái đĩ, mà đúng hơn là
nữ tu sĩ và gái đĩ, trong con người đó thì sự dâm
đãng hòa lẫn với việc cầu kinh. <...> Akhmatova là
con người như thế, với cuộc đời tư bé nhỏ, chật
hẹp, với những xúc cảm nhỏ nhen và lối khiêu dâm tôn
giáo-huyền bí. Thơ ca của Akhmatova hoàn toàn xa nhân
dân... ”. Nhiều tác phẩm của bà chẳng những không
được công bố khi bà còn sống, mà cả trên 20 năm sau
khi bà đã qua đời cũng thế. Sự theo dõi, o ép nặng nề
của chính quyền có lúc đã làm cho bà muốn nhân nhượng
chút ít bằng cách làm vài bài thơ “đấu tranh cho hòa
bình thế giới” để mong giảm bớt sự khắc nghiệt
của nhà cầm quyền đối với mình. Nhưng vô hiệu. Từ
đó bà cương quyết rút những bài ấy ra khỏi các tập
sáng tác của mình.
Dù
bị ĐCS đối xử tàn tệ, nhưng bà vẫn được công
chúng yêu thơ ca cả ở nước Nga và trên thế giới mến
mộ và đánh giá cao. Năm 1962, bà được đề cử Giải
Nobel về văn chương. Trước năm 1964, bà thuộc diện “cấm
không được xuất ngoại”, nhưng đến năm 1965 bà được
cho đi Ý và Anh. Bà đã nhận được giải “Edna-Taormina”
ở Ý và bằng tiến sĩ danh dự của Trường đại học
Oxford ở Anh.
Anna
Akhmatova mất năm 1966, hưởng thọ 76 tuôi.
Ngày
nay, nhiều tượng đài
và bia lưu niệm của A. Akhmatova đã được dựng lên ở
Sankt Petersburg,
Xin
nói thêm
về những người yêu quý của A. Akhmatova, nạn nhân của
chế độ độc tài:
Nikolai
Gumiliov (1886-1921),
nhà thơ Nga xuất sắc của thời đại ngân kim, người
chủ xướng trường phái acmeism trong thi ca, nhà phê bình
văn học, dịch giả, nhà du lịch, một trong những nhà
nghiên cứu nổi tiếng về châu Phi. Tác giả các tập thơ
“Những
bông
hoa lãng mạn”,
“Ngọc
châu”...
Năm 1910, ông kết hôn với A. Akhmatova. Trong cuộc đại
chiến thứ nhất 1914-1918, ông tình nguyện vào quân đội
chiến đấu trên chiến trường. Năm 1918, ông ly hôn với
A. Akhmatova. Sống dưới chế độ xô-viết, nhưng ông
không che giấu quan điểm về tôn giáo và chính trị của
mình. Năm 1921, ông bị bắt và 20 ngày sau bị xử bắn,
vì bị buộc tội tham gia trong một vụ âm mưu lật đổ
chính quyền. Sau này, khi Liên Xô đã sụp đổ, các nhà
nghiên cứu mới khám phá rằng cái gọi là “vụ âm mưu”
đó là do cơ quan an ninh của chính quyền xô-viết cố
tình dựng lên để giết những trí thức bị tình nghi.
Nikolai
Punin (1888-1963),
sử gia về nghệ thuật, nhà phê bình hội họa, từ năm
1913-1934, làm việc ở Nhà bảo tàng Nga, phó giám đốc
Viện Văn học nghệ thuật, giáo sư Trường đại học
tổng hợp Leningrad và Học viện Hội họa, Điêu khắc và
Kiến trúc, Tác giả nhiều tác phẩm viết về nghệ
thuật. Năm 1923 kết hôn với A. Akhmatova. Ông bị bắt lần
đầu tiên năm 1921. Những năm 30 lại bị bắt. Nhờ Boris
Pasternak đưa đơn thỉnh cầu nên ông được thả ra. Đến
năm 1949 lại bị bắt vào tù, đến năm 1953 thì mất
trong tù. Sau này, ông được minh oan.
Lev
Gumiliov (1912-1992),
con trai của Nikolai Gumiliov và Anna Akhmatova, nhà khoa học
Nga và xô-viết, tiến sĩ sử học và địa lý, nhà thơ,
dịch giả từ tiếng Perse (Ba Tư). Năm 1935, ông bị bắt,
sau đó được thả ra. Năm 1938, lại bị bắt, bị kết
án 5 năm tù. Năm 1944, sau khi ra tù tình nguyện vào quân
đội tham gia chiến đấu chống phát xít, đã đến tận
Berlin. Năm 1949, ông lại bị bắt, bị kết án 10 năm tù.
Ở tù đến năm 1956, sau đại hội 20 của ĐCSLX, thì được
thả ra và minh oan. Ngày nay, ở thành phố Kazan đã dựng
tượng
đài
Lev
Gumiliov với dòng chữ: “Tượng người Nga đã bảo vệ
cho người Tartar khỏi sự vu khống” và ở nước
Kazakhstan đã lấy tên Lev Gumiliov đặt cho Trường đại
học tổng hợp ở Astana, thủ đô mới của nước này.
Về
trường ca “Requiem”:
Đây
là một tập hợp gồm nhiều bài thơ ngắn. Mở đầu
bằng bốn câu thơ “dẫn nhập” viết năm 1961, tiếp
theo là một đoạn văn xuôi viết năm 1957. Đây là những
năm sau đại hội ĐCSLX phê phán tệ sùng bái cá nhân
Stalin (1956). Còn sau đó là những bài thơ viết rải rác
qua nhiều năm, từ 1935 đến 1940.
Có
thể nói, đây
là một trong những tác phẩm thi ca đầu tiên đề cập
đến nỗi khổ đau vô cùng tận của các nạn nhân trong
các trận đàn áp dưới thời Liên Xô. Trong trường ca
này – tác giả bộc lộ tâm tư của mình khi thì với
người con yêu quý, khi thì với chính mình, khi thì với
người cùng cảnh ngộ, khi thì với thần Chết... – tất
cả đều thể hiện rõ tấn bi kịch khủng khiếp của
nhân dân, nhân dân bị tước đoạt tự do đang khốn khổ
trong một “nhà tù vĩ đại” là Liên bang xô-viết, cũng
như nhân dân đang rục xác trong những “nhà tù bé nhỏ”
rải rác khắp đất nước trong “Quần đảo Ngục tù”
gọi là GULAG. Trong trường ca bàng bạc tình yêu thương
và mối cảm thông giữa những con người đau khổ mà
hoàn toàn vắng bóng lòng căm thù, nỗi uất hận.
Thơ
của Akhmatova
có vần điệu rất chặt chẽ và tuyệt đẹp. Người
dịch cảm thấy bất lực trong việc chuyển đạt những
âm điệu đó mà chỉ mong sao truyền đạt chính xác ý
tưởng của tác giả mà thôi. Hy vọng rồi đây có những
nhà thơ sẽ bổ khuyết cho nhược điểm này của bản
dịch.
N.M.C.
ANNA
AKHMATOVA
CA
KHÚC TƯỞNG
NIỆM
(REQUIEM)
1935
- 1940
Không,
tôi không đứng
dưới bầu trời khác lạ,
Không
một cánh chim khác lạ nào che chở,
Hồi
đó, tôi đã cùng với nhân dân tôi
Ở
nơi mà nhân dân tôi, khốn thay, đã từng ở.
1961
THAY
LỜI NÓI ĐẦU
Vào
những năm khủng khiếp thời Ezhov (1), trong mười bảy
tháng liền, tôi đã phải xếp hàng cạnh nhà tù ở
Leningrad (2). Một bận, có ai đó “nhận ra” tôi. Hồi
ấy, một bà đứng sau tôi môi tím thâm, dĩ nhiên là bà
không hề biết tên tôi, như sực tỉnh khỏi trạng thái
sững sờ vốn có với tất cả chúng tôi, bà thì thầm
hỏi khẽ bên tai tôi (ở đấy thì mọi người đều nói
thì thầm):
- Chị có thể tả lại chuyện này được không?
Và
tôi trả lời:
- Vâng, tôi có thể.
Lúc
đó, hình như có một nụ cười thoáng qua trên cái trước
đây đã từng là khuôn mặt của bà ta.
1
tháng 4 năm 1957
Leningrad
ĐỀ
TẶNG
Trước
nỗi đau khổ lớn lao này,
Núi
cao gập mình, sông dài ngừng chảy,
Nhưng
những then cửa nhà tù vẫn chốt chặt.
Còn
sau cánh cửa là những “hang tù”
Và
nỗi buồn đứt ruột.
Vì
ai gió mát hắt hiu?
Vì
ai mơn trớn ráng chiều hoàng hôn?
- Chúng tôi nào có biết!
Khắp
nơi chỉ nghe tiếng khóa tù đáng ghét
Rít
lên ken két
Và
bước chân nặng trịch của lính canh.
Dậy
sớm như để kịp dự thánh lễ ban mai,
Lần
bước qua đô thành hoang vắng,
Ở
đấy, chúng tôi gặp nhau như những người chết vô hồn,
Mặt
trời xuống thấp hơn, sông Neva mù sương hơn,
Mà
hy vọng vẫn còn ca hát ở đằng xa.
Án
quyết vừa tuyên... Tức thì dòng lệ trào lên,
Tôi
đã bị tách khỏi mọi người,
Như
thể sự sống bị rút ra từ con tim đau đớn,
Như
thể bị quật nhào ngã nằm sấp mặt,
Nhưng
vẫn đi... lảo đảo... cô đơn...
Đâu
rồi những người bạn nữ tình cờ
Trong
hai năm ác nghiệt của tôi?
Họ
cảm thấy gì trong bão tuyết miền Siberia,
Ảo
giác gì bàng bạc trong vầng trăng?
Tôi
xin gửi tới họ lời chào vĩnh biệt.
Tháng
3 năm 1940
LỜI
MỞ ĐẦU
Hồi
đó, chỉ có người chết mỉm cười
Vui
mừng được yên ổn.
Leningrad
như một vật thừa vô dụng
Đung
đưa cạnh những nhà tù.
Khi
đoàn tù lê bước, đau khổ đến điên người,
Bác
lái tàu rúc lên một hồi còi
Như
hát bài ca vĩnh biệt ngắn ngủi.
Những
ngôi sao chết chóc chiếu trên đầu chúng tôi,
Còn
nước Nga vô tội thì quằn quại
Dưới
những chiếc ủng đẫm máu
Và
dưới những bánh xe tang đen ngòm.
I
Họ
bắt con đi vào lúc rạng sáng,
Mẹ
đi theo con như bước theo quan tài.
Trong
buồng tối lũ trẻ khóc lóc,
Ngọn
nến lụi dần trên bàn thờ Đức Mẹ,
Môi
con đặt lên tượng thánh giá lạnh,
Trán
con đầm đìa mồ hôi chết chóc...
Trời
ơi, mẹ không thể nào quên được!
Mẹ
sẽ làm như các bà vợ lính trung đoàn chiến binh (3)
Đến
vật vã gào khóc dưới tháp điện Cẩm-linh (4).
(Tháng
11) 1935
II
Sông
Đon (5) yên tĩnh chảy êm đềm,
Ánh
trăng vàng nhợt lọt vào nhà,
Đội
mũ lệch, trăng lưỡi liềm
Vào
thấy một chiếc bóng chơ vơ.
Người
đàn bà này ốm đau khốn khổ,
Người
đàn bà này quạnh quẽ đơn côi.
Chồng
nằm dưới mộ, con ngồi trong tù.
Xin
hãy cầu nguyện cho tôi.
1938
III
Không,
không phải tôi, mà là ai khác đang đau khổ.
Tôi
không thể chịu được như thế, còn những gì đã xảy
ra
Xin
hãy đậy kín lại dưới những tấm dạ đen
Và
hãy cất đi những chiếc đèn...
Đêm.
1939
IV
Giá
mà chỉ cho mày xem, hỡi cô gái tinh nghịch,
Được
tất cả bạn bè đều mến thương,
Nữ
chúa bày trò vui nhộn ở Hoàng thôn (6),
Điều
gì đã xảy đến trong đời mày.
Là
người xếp hàng thứ ba trăm với giỏ nuôi tù
Mày
sẽ đứng rục cẳng dưới khu Thánh giá (7),
Đôi
mắt tràn lệ nóng bỏng của mày
Làm
băng giá đầu năm tan chảy.
Ở
đấy, cây dương cạnh nhà tù đứng run rẩy
Và
lặng tờ không một tiếng vang. Còn trong kia
Biết
bao người vô tội đang chết dần chết mòn...
1938
V
Suốt
mười bảy tháng trời mẹ kêu vang,
Cố
gọi con trở về nhà,
Mẹ
phải phủ phục dưới chân tên đao phủ,
Vì
con của mẹ cũng là nỗi kinh hoàng của mẹ.
Mọi
sự mãi mãi rối tung
Và
mẹ không còn phân biệt nổi
Giờ
đây ai là con thú, ai là con người,
Và
phải chờ bao lâu nữa mới tới giờ hành quyết.
Chỉ
còn những bông hoa đẹp tuyệt (8)
Và
tiếng bình hương âm vang, và những dấu chân
Đi
đâu đó vào nơi không đến đâu cả.
Và
bỗng một ngôi sao to tướng
Nhìn
thẳng vào mắt mẹ
Và
đe dọa cái chết đang tới gần.
1939
VI
Những
tuần lễ nhẹ nhàng bay qua nhanh
Chẳng
hiểu điều gì đã xảy ra với mẹ.
Con
yêu ơi, trong tù con cảm thấy ra sao
Những
đêm trắng (9) đã nhìn con thế nào,
Và
chúng lại đang nhìn con
Bằng
con mắt diều hâu nóng bỏng,
Chúng
đang nói về khổ nạn cao cả của con
Và
về cái chết.
1939
VII
ÁN
QUYẾT
Lời
nói nặng nề như tảng đá
Rơi
xuống lồng ngực thoi thóp của mẹ.
Chẳng
sao đâu, mẹ chịu đựng được mà
Vì
mẹ đã chuẩn bị sẵn sàng rồi.
Hôm
nay mẹ có nhiều việc phải làm:
Mẹ
phải giết chết hẳn trí nhớ,
Phải
làm sao cho tâm hồn hóa đá,
Và
phải học lại cách sống.
Nếu
không thì... Tiếng lá xào xạc mùa hè
Reo
lên như lễ hội ngoài cửa sổ.
Từ
lâu mẹ đã linh cảm một ngày sáng sủa
Và
ngôi nhà trống không.
1939.
Mùa hè
VIII
NÓI
VỚI THẦN CHẾT
Trước
sau gì ngươi cũng tới. Sao không tới ngay bây giờ?
Ta
đang chờ ngươi đây. Ta đau đớn lắm rồi.
Ta
đã tắt đèn và mở toang cửa cho ngươi,
Ngươi
thật giản dị và tuyệt vời.
Hãy
hiện ra với dáng vẻ nào tùy ngươi,
Hãy
ùa vào như viên đạn hơi độc
Hay
xông vào như tên cướp sành nghề với cây gậy sắt,
Hay
đầu độc ta bằng bùa mê thương hàn,
Hay
bằng câu chuyện vớ vẩn do ngươi bịa đặt
Và
bằng tất cả những gì quá ư quen thuộc, -
Để
ta thấy được bên trên mũ xanh lam
Và
mặt tái mét vì sợ của người quản gia.
Bây
giờ thì đối với ta đằng nào cũng thế thôi.
Sông
Enisey (10) сuồn
cuộn, sao Bắc cực lấp lánh.
Còn
ánh xanh của đôi mắt muôn vàn yêu dấu
Nỗi
kinh hoàng cuối cùng đang khép lại.
19
tháng 8 năm 1939
Nhà
trên phố Vòi nước (11)
IX
Cơn
điên dại đã phủ cánh
Lên
một nửa tâm hồn tôi,
Vừa
chuốc rượu nồng cháy,
Vừa
quyến rũ tôi xuống thung lũng đen ngòm.
Và
tôi hiểu là tôi phải nhường thắng lợi cho nó,
Khi
nghe theo cơn mê sảng của mình
Mà
dường như của người nào khác lạ.
Còn
nó – dù tôi có cầu khẩn van xin gì đi nữa –
Nó
chẳng cho phép mang theo tôi:
Cả
đôi mắt hãi hùng của cậu con trai
Với
nỗi đau đã hóa đá,
Cả
cái ngày khi bão táp ập đến,
Cả
cái giờ thăm nuôi nó trong tù,
Cả
cái mát lạnh mến yêu của đôi bàn tay nó,
Cả
cái bóng râm rung động của rừng gia,
Cả
cái tiếng thì thầm khe khẽ xa xa
Là
những lời cuối cùng an ủi.
4
tháng 5 năm 1940
Nhà
trên phố Vòi nước
X
HÀNH
HÌNH
“Mẹ
ơi, đừng khóc cho con,
nằm
trong mồ mà vẫn thấy”.
1
Giờ
phút trọng đại các thiên thần cùng hát bài tụng ca,
Các
tầng trời nóng chảy ra trong lửa hừng hực.
Ngài
nói với Đức Chúa Cha: “Sao Cha lại bỏ con?”
Còn
với Đức Mẹ: “Mẹ ơi, đừng khóc cho con...”
1938
2
Nàng
Magdalina vật vã khóc than,
Người
môn đệ yêu quý (12) đã hóa đá,
Và
không một ai dám nhìn về phía đó,
Nơi
Đức Mẹ đang đứng lặng thinh.
1940
Nhà
trên phố Vòi nước
ĐOẠN
KẾT
1
Mẹ
nhận ra những bộ mặt teo tóp,
Như
từ dưới mi mắt ló ra nỗi kinh hoàng,
Khổ
đau ê chề hằn sâu trên má hóp,
Như
dòng chữ dạng nêm (13) trên trang giấy cứng,
Như
những búp tóc đen nhánh và xám tro
Bỗng
trở thành bạc phơ,
Nụ
cười héo hon trên đôi môi ngoan ngoãn,
Nỗi
sợ hãi run run trong cái cười khẽ khô khan.
Và
mẹ cầu nguyện chẳng riêng gì cho mẹ,
Mà
cho tất cả những ai cùng xếp hàng với mẹ cạnh nhà tù
Cả
trong giá buốt mùa đông, cả trong nồng nực mùa hè
Dưới
bức tường đỏ rực chói chang.
2
Giờ
tưởng niệm lại tới gần lần nữa.
Tôi
thấy, tôi nghe, tôi cảm giác các bạn:
Cả
người liệt phải vất vả dìu đến cửa sổ,
Cả
người không giẫm bước trên đất quê cha,
Cả
cô gái lắc lắc cái đầu xinh đẹp
Và
nói: “Tôi đến đây như trở về nhà”.
Tôi
muốn gọi tất cả mọi người bằng tên của họ.
Nhưng
danh sách đã bị tước mất rồi
Thì
lấy đâu ra mà biết được.
Tôi
đã dệt cho họ chiếc khăn phủ rộng
Bằng
những lời đáng thương mà tôi nghe lỏm ở họ.
Tôi
luôn luôn nhớ đến họ khắp nơi khắp chốn,
Cả
trong cơn hoạn nạn mới tôi cũng sẽ không quên họ.
Và
nếu người ta bóp miệng khốn khổ của tôi,
Nơi
qua đó cả trăm triệu người đang gào thét.
Tôi
mong sao họ sẽ tưởng nhớ đến tôi
Trong
đêm trước ngày giỗ của tôi.
Và
nếu có lúc nào đó trên đất nước này
Người
ta muốn dựng tượng đài cho tôi,
Tôi
sẽ đồng ý lễ hội mừng đó
Chỉ
với điều kiện:
không đặt nó
Trên
bờ biển nơi tôi đã chào đời (14)
(Mối
dây cuối cùng với biển đã đứt rồi),
Không
đặt nó trong vườn Hoàng thôn bên gốc cây thân thiết,
Nơi
bóng thời trẻ khôn nguôi tìm kiếm tôi,
Mà
đặt ở đây, nơi tôi đã rục cẳng đứng ba trăm giờ
Và
là nơi người ta không chịu mở cửa cho tôi.
Bởi
vì trong cái chết sung sướng, tôi sợ
Quên
mất chiếc xe tang đen chạy rrầm rầm,
Quên
mất cánh cửa đáng ghét đóng sập ầm
Và
bà lão rú lên như con thú bị thương.
Hãy
để từ đôi mi bất động của tôi bằng đồng
Tuyết
tan chảy xuống như lệ nhỏ ròng,
Hãy
để tiếng bồ câu nhà tù gù gù xa xa,
Và
những chiếc tàu lững lờ chạy trên dòng Neva.
Khoảng
10 tháng 3 năm 1940
Nhà
trên phố Vòi nước
-oOo-
Chú
thích:
- Nikolai Ezhov (1895-1940), bí thư và là ủy viên dự khuyết Bộ chính trị TƯ ĐCSLX, bộ trưởng nội vụ (1936-1938), tổng ủy viên an ninh (1937-1941) là một trong những đao phủ khét tiếng trong cuộc đại khủng bố (1937-1938) dưới thời Stalin. Năm1941, bị bắt và bị xử tử vì bị buộc tội âm mưu làm đảo chính.
- Nhà tù đó có tên là Krestư, Xem thêm chú thích 7.
- Chiến binh (streltsư) là những lính bộ binh của nước Nga từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18. Dưới thời Nga hoàng Piotr đệ Nhất, đã xảy ra cuộc nổi loạn năm 1898 của bốn nghìn chiến binh ở Moskva vì cuộc sống khổ cực nên binh lính nổi dậy. Cuối cùng cuộc nổi loạn bị dẹp tan, gần 2000 người bị hành quyết. Hình ảnh những người vợ của các chiến binh đến vật vã gào khóc dưới tháp điện Cẩm linh là ý nói về sự kiện đó.
- Điện Cẩm linh, tức là điện Kremli hay Kremlin, là cung điện của Nga hoàng ở Moskva. Từ năm 1917 đến nay là dinh thự của những nguyên thủ nhà nước xô-viết và Liên bang Nga. Cung điện được bao bọc bởi một bức tường cao, dày, cạnh các cổng có những tháp cao.
- Don là sông lớn ở phần châu Âu của nước Nga.
- Hoàng thôn, dịch từ chữ Tsarskoe Selo (Làng Vua) là một vùng ở cách St. Petersburg chừng 25 km, trong đó có cung điện của Nga hoàng, được thành lập từ năm 1710. Tên Tsarskoe Selo được dùng từ năm 1780 đến năm 1917, còn từ 1918 đến năm 1937, vì chính quyền mới muốn xóa bỏ mọi dấu vết của chế độ cũ, nên gọi là Detskoe Selo (Làng trẻ con), còn từ 1938 đến nay gọi là Pushkin. Thời còn ấu thơ và trẻ trung, Akhmatova sống ở vùng này.
- Khu Thánh giá (Krestư) là một tổ hợp các dãy nhà tù được xây dựng ở Petersburg từ năm 1868. Trong khuôn viên nhà tù có đại giáo đường Thánh Alexandre Nevski. Các dãy nhà tù xếp theo hình thánh giá nên gọi là Krestư, tức là Thánh giá.
- Chữ này ở hai bản in khác nhau, một bản in là “pưlnưi” (phủ bụi, đầy bụi), bản khác là “pưshnưi” (lộng lẫy, tuyệt đẹp). Chúng tôi thấy chữ “pưshnưi” hợp với văn cảnh hơn, nên dịch là đẹp tuyệt.
- Những đêm trắng là hiện tượng thiên nhiên hàng năm vào tháng sáu ở vùng gần Bắc cực, ban đêm trời vẫn sáng như ban ngày.
- Phố Vòi nước là một phố cổ ở St. Petersburg. A. Akhmatova sống nhiều năm ở phố đó. Hiện nay ở đấy có Bảo tàng A.Akhmatova.
- Sông Enisey ở Siberia, một trong những con sông lớn trên thế giới, đổ ra Bắc Băng Dương.
- Ý nói tông đồ Gioan, được Chúa Giesu yêu quý nhất.
- Hệ thống văn tự cổ nhất (khoảng 3500 năm trước công nguyên) phát hiện được ở vùng Lưỡng hà. Những “chữ viết” này có dạng “nêm” được ghi trên những mảnh đất sét khi còn mềm rồi để chúng cứng lại.
- A.Akhmatova sinh ở Odessa, thành phố trên bờ Hắc Hải.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)