Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Mộng Giác. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Mộng Giác. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2023

Nguyễn Mộng Giác: Thiên nhiên trong văn Phạm Xuân Đài

Nhà văn, nhà báo Phạm Xuân Đài. (Hình: Tài liệu)

Suốt nửa thế kỷ sống trong chiến tranh, người Việt chúng ta mê mải chạy theo những giấc mộng lớn. Giấc mộng nào cũng có những hứa hẹn tuyệt vời : nắn lại dòng chảy những con sông, đào núi lấp biển để tạo ra những nông trường có bay thẳng cánh, san bằng quá khứ meo mốc cổ lỗ rồi xây trên đó những tương lai huy hoàng. Đình chùa miếu mạo bị phá sập, nắm xương tàn của người đã khuất bị bốc lên nhường chỗ cho các xưởng máy. Con người tự tín cho rằng mình đầy đủ quyền năng để chế ngự thiên nhiên. Chúng ta quên sông quên núi, quên lá quên hoa, chúng ta hò hét giữa những khối xi măng hắc ín; lâu ngày trong văn chương, ca nhạc, kịch nghệ, phim ảnh… chỉ có chuyện con người. Thiên nhiên vắng bóng.


Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2022

Nguyễn Hưng Quốc: Bạn Văn (2) - Nguyễn Mộng Giác (1940-2012)

Trong những người cầm bút nổi tiếng trước năm 1975, hai người đầu tiên tôi thân là Mai Thảo và Nguyễn Mộng Giác. Thân hầu như ngay tức khắc khi tôi gửi bài cho VănVăn Học. Nhận được bài, bao giờ anh Giác cũng viết thư khen ngợi. Tôi xem anh và Mai Thảo như những tri âm thứ nhất của mỗi bài mình viết. Tháng 3, 1989, tôi mới gặp Nguyễn Mộng Giác trong một cuộc hội nghị văn học ở Chicago. Gặp nhau, có cảm tưởng như đã thân thiết từ bao giờ. Chuyện trò miên man không dứt. Sau đó, anh Giác rủ tôi về California chơi. Tôi ở nhà anh mấy ngày. Lại chuyện trò. Đêm nào cũng chuyện trò đến khuy lơ khuya lắc. Năm sau, anh Giác sang Pháp. Anh ở nhà chị Thuỵ Khuê nhưng vẫn gặp tôi khá thường xuyên. Lại vẫn chuyện trò. Từ những buổi chuyện trò ấy, tôi nhận ra các cuộc đàm thoại của giới cầm bút ít nhiều tâm đắc với nhau có hai đặc điểm nổi bật: Một là, cuộc chuyện trò, dù là lần đầu tiên, cũng là một sự tiếp tục những cuộc chuyện trò dở dang đâu đó, từ trước. Không có những giây phút lúng túng gợi chuyện, hỏi han những chuyện tào lao trời ơi đất hỡi. Về vợ con. Về mưa nắng. Hai là, đề tài phổ biến nhất bao giờ cũng giống nhau: văn học. Không có gì khác. Không về tác giả thì cũng về tác phẩm. Không về vấn đề thì cũng về sự kiện. Không vui thì buồn. Nhưng chúng chỉ là một. Riêng với Nguyễn Mộng Giác, các cuộc chuyện trò về văn học bao giờ cũng để lại cho tôi thật nhiều ấn tượng tốt đẹp. Anh đã bắt đầu cầm bút trước năm 1975 nên biết khá nhiều chuyện về văn học miền Nam thời ấy. Sau năm 1975, ở lại Sài Gòn, anh có dịp tiếp xúc với một số người cầm bút mới từ Hà Nội vào nên cũng biết ít nhiều tình hình văn học miền Bắc. Ở Mỹ, anh cộng tác chặt chẽ với tờ Văn Học Nghệ Thuật của Võ Phiến, rồi sau đó, làm chủ bút tờ Văn Học, nên biết rất nhiều về sinh hoạt văn học hải ngoại. Anh có trí nhớ tốt. Óc phân tích cũng tốt. Cách nói năng mạch lạc. Lại có chút dí dỏm và biết lắng nghe. Nên nói chuyện với anh rất thích.


Nguyễn Mộng Giác: Đường Một Chiều

 (Trích đoạn)

Đêm qua tôi mất công chờ Tín đến mười một giờ khuya. May mắn là sáng nay, mới sáu giờ ba mươi, Tín đã lái xe lại. Tôi không biết lấy gì cảm ơn Tín, cảm động quá, chỉ biết ôm chầm lấy người sĩ quan phụ tá cũ nghẹn ngào. Tín để yên chờ tôi dằn được xúc động, rồi mới bảo:

- Em sai thằng chuẩn úy trong căn cứ đánh điện tín cho anh. Anh nhận được lúc nào?

- Chín giờ sáng hôm thứ hai, nhưng điện tín mù mờ, không nói gì rõ cả. Về đến đây mới biết chuyện động trời ấy.

- Vâng, cả em nữa, mới đầu nghe chuyện cũng không tin. Nhất là thằng Ninh được anh cưng nhất tiểu đoàn, hưởng tất cả ưu tiên ưu đãi. Mấy ngày nay bận lo đám táng cho chị, chưa có thì giờ qua bên quân cảnh tư pháp hỏi cho rõ nội vụ.


Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2022

Nguyễn Mộng Giác: Thiên Nhiên Trong Văn Phạm Xuân Đài

Suốt nửa thế kỷ sống trong chiến tranh, người Việt chúng ta mê mải chạy theo những giấc mộng lớn. Giấc mộng nào cũng có những hứa hẹn tuyệt vời : nắn lại dòng chảy những con sông, đào núi lấp biển để tạo ra những nông trường cò bay thẳng cánh, san bằng quá khứ meo mốc cổ lỗ rồi xây trên đó những tương lai huy hoàng. Đình chùa miếu mạo bị phá sập, nắm xương tàn của người đã khuất bị bốc lên nhường chỗ cho các xưởng máy. Con người tự tín cho rằng mình đầy đủ quyền năng để chế ngự thiên nhiên. Chúng ta quên sông quên núi, quên lá quên hoa, chúng ta hò hét giữa những khối xi măng hắc ín; lâu ngày trong văn chương, ca nhạc, kịch nghệ, phim ảnh… chỉ có chuyện con người. Thiên nhiên vắng bóng.

Rồi một ngày đẹp trời nào đó, vô tình chúng ta đọc lại một bài thơ xưa. Như những văn thơ của Xuân Diệu :

Hôm nay trời nhẹ lên cao

Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn

Lá hồng rơi lặng ngõ thuôn,

Sương trinh rơi kín từ nguồn yêu thương

Phất phơ hồn của bông hường

Trong hơi phiêu bạt còn vương máu hồng

Nghe chừng gió nhớ qua sông

E bên lau lách thuyền không vắng bờ

-Không gian như có giây tơ

Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu

Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều, 

Lòng không sao cả, hiu hiu khẽ buồn…

Chúng ta cảm thấy từ lâu, lâu lắm, chúng ta đánh mất cái gì quý giá vô cùng. Dường như lòng chúng ta đã chai sạn mà chúng ta không hay. Mắt long, môi bậm, tay nắm cú vung lên, chúng ta say mê với chinh phục “dũng cảm”. Vắt đất ra nước thay trời làm mưa. Thay trời ! Trong những cơn ngông cuồng loại ấy, làm sao người ta có thể cảm được như chàng Xuân Diệu của tuổi đôi mươi. Một chiếc là rơi trong ngõ vắng cũng làm cho nhà thơ bâng khuâng, nói chi tới một đóa hoa rơi. Thời xa xưa ấy, con người âu yếm nâng niu thiên nhiên, và ngược lại, thiên nhiên cũng bảo bọc che chở con người như một từ mẫu. “Hà Nội trong mắt tôi”, tập tùy bút của Phạm Xuân Đài vừa do nhà Thế Kỷ xuất bản là một lời nhắc nhở quý giá : tác giả nhắc cho chúng ta nhớ những gì chúng ta đã đánh mất suốt nửa thế kỷ.


Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2022

Nguyễn Mộng Giác: Ngựa Nản Chân Bon (Phần I)

Gió vi vu làm nền cho lời ca thánh: ...”Nhờ công ơn lân tuất của Chúa ta, Đấng đã từ cao cho 'Mặt trời mọc' đến thăm viếng. Và soi sáng cho những ai còn ngồi trong u tối và trong bóng chết, để dắt chúng ta trên con đường an lạc. Lạy Chúa xin cho các linh hồn được yên nghỉ muôn đời và được hưởng ánh sáng nghìn thu. Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin ta thì dù có chết sẽ được sống lại, và ai sống mà tin ta thì không phải chết đời đời”.

Vị linh mục đọc kinh Lạy Cha... và rảy nước thánh lên chiếc quan tài đóng vội bằng gỗ ván thuyền. Vợ người quá cố khóc thảm thiết, và lúc bấy giờ lời cầu nguyện lại làm nền cho tiếng khóc. ”Lạy Chúa, xin thương người quá cố này là tôi tớ Chúa. Xin đừng theo việc làm mà phán xét họ, họ vốn một lòng một ý với Chúa. Lại nữa, khi còn sống họ đã ở cùng đoàn thể các tín hữu, với một lòng tin tưởng thành thực. Xin vì lòng nhân từ Chúa, cho linh hồn Giu-se họp đoàn thể cùng các Thiên Thần Chúa trên trời. Nhờ Chúa Ki Tô, Chúa chúng con. Amen”. Quả phụ nín khóc. Dường như một lúc nào đó, tạm quên đau khổ nàng lắng nghe lời ca thánh, và bất chợt nhận thấy lời nguyện chung gần gũi với nỗi lo lắng và niềm mơ ước riêng tư. Hoặc niềm đau xót đã đến chót vót, khiến nàng bàng hoàng ngơ ngác, như người đã lên đến ngọn đỉnh trời, lo âu nhìn vực thẳm quanh mình, không biết làm gì nữa giữa chốn mây khói bàng bạc và gió thổi. Vị linh mục tiến thêm một bước để làm dấu thánh giá trên quan tài... ”Lạy Chúa xin cho linh hồn Giu-se được nghỉ yên muôn đời, và được hưởng ánh sáng nghìn thu. Xin cho linh hồn Giu-se được nghỉ yên. Amen. Mong cho linh hồn này và linh hồn mọi tín hữu, nhờ lòng lân tuất Chúa được nghỉ ngơi bằng an. Amen”.

Đã đến giờ hạ huyệt. Từng nắm cát rơi rào rào trên tấm ván thiên, lâu lâu có lẫn tiếng sỏi rơi khô. Góa phụ lại nức nở khóc. Chẳng mấy chốc bên bãi đáp phi cơ trực thăng lập chon von trên sườn núi có thêm một ngôi mộ. Những người đưa tang lần lượt xuống núi, lòng nặng trĩu đẩy bước chân mau.

Nguyễn Mộng Giác: Ngựa Nản Chân Bon (Tiếp theo và hết)

Hai người đã phát biểu ý kiến của mình. Nhiệt tín của nhà tu, lòng đam mê tự tin của tuổi trẻ, cộng với sự quá khích háo thắng thường thấy trong các cuộc tranh luận, đã khiến vô tình họ trở thành những người đối địch không khoan nhượng. Những tiếng ”thu xếp”, ”dường như là có thật” trao qua trả lại hoài, cuối cùng thành tiếng mỉa mai. Vị linh mục và trung úy cũng nhận thấy điều đó, nên sau khi trung úy dứt lời, linh mục mỉm cười gật gù, tỏ ý chấp thuận một phần không nhỏ lập luận của đối thủ.

Tuy thế cụ cán sự hồi hưu vẫn chưa yên tâm. Cụ thích sự hài hòa, ghét tất cả cái gì quá khích. Cho nên cụ sợ vị linh mục lại sắp nhập cuộc. Thấy nhà tu im lặng mỉm cười, cụ lại hiểu lầm rằng linh mục muốn biểu lộ lòng rẻ rúng, khinh khi. Cụ muốn xoay câu chuyện sang phía dễ dãi. Cụ cán sự hồi hưu hỏi ông giáo:

“Hồi trước ông làm gì mà thông thạo sinh hoạt ở Quốc hội đến thế?”

Ông giáo đáp:

“Trước tôi dạy học. Trường Nguyễn Trãi bên Khánh Hội, cụ biết chứ?”

“Vâng. Tôi có mấy đứa cháu cũng học ở đấy. Ông siêng đọc báo lắm nhỉ?”

“Không có đâu ạ. Bị bắt buộc đấy!”

“Sao thế?”

“Mấy năm Mỹ qua, vật giá lên cao quá. Đồng lương giáo sư không đủ sống. Nhà tôi lại hẹp, không có phòng nào dư để sửa thành ”Room for rent”. Vì thế, tôi xin thôi dạy, ra làm quản lý trị sự cho một tờ nhật báo.”

Biết thế nào ba người cũng hỏi, nhà giáo tiếp luôn:

“Báo Tranh Đấu, chắc cụ và cha có đọc. Trung úy thì tôi không dám hỏi, vì báo tôi ”già” lắm, thuộc phái thủ cựu. Tôi có cậu em rể làm chủ bút, nên giới thiệu giúp cho. Sau ”giải phóng”, tôi khổ sở vì tờ báo liên miên.”

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2022

Nguyễn Mộng Giác: Đọc "Những chiếc mặt nạ cười" của Kinh Dương Vương

Tôi quen với Kinh Dương Vương từ thời cùng viết trên tạp chí Bách Khoa ở Sài Gòn, những năm đầu thập niên bảy mươi. Chúng tôi thuộc vào thế hệ những người bước vào tuổi hai mươi khi chiến tranh bắt đầu, sau đó suốt mười lăm năm liên miên sống trong cảnh chinh chiến. Có những người như tôi, do nghề nghiệp, sống cuộc đời dân sự. Đa số những bạn trẻ đồng thời kẻ trước người sau đều khoác áo lính. Như Kinh Dương Vương. Như Trần Hoài Thư. Như Hồ Minh Dũng. Như Hoàng Ngọc Tuấn. Như Ngụy Ngữ. Như Mường Mán...Cùng là người Miền Trung với nhau, nhưng chúng tôi ít được gặp nhau. Nơi gặp gỡ thường xuyên hằng tháng là những tạp chí văn chương thời bấy giờ như Văn, Bách Khoa, Văn Học, Vấn Đề, Thời Tập, Ý Thức...Chúng tôi chia sẻ với nhau những kinh nghiệm và cảm nghĩ của lớp người trẻ trước chiến tranh, và dĩ nhiên, mỗi người có một lối nhìn khác biệt. Nếu có điểm chung, có lẽ là những thao thức trước hoàn cảnh của đất nước, khác với không khí văn chương "an toàn" ở thủ đô mà từ xa nhìn về, chúng tôi cảm thấy có cái gì phù phiếm xa hoa, không liên hệ gì tới hoàn cảnh chung của đất nước.

Trong những truyện ngắn đọc được trên Bách Khoa, Văn...của những bạn trẻ cùng thời, tôi thích những truyện của Kinh Dương Vương. Truyện nào của anh cũng "nặng" chất hiện thực. Hình như anh muốn dồn hết vào truyện tất cả tai ương của những người khốn cùng, những kẻ bất hạnh. Anh không hề muốn điểm xuyết chút thơ mộng nào vào thảm kịch của dân tộc để làm nhẹ gánh ưu tư như lối viết của Hoàng Ngọc Tuấn, Ngụy Ngữ, Mường Mán. Anh cũng không muốn pha cái "tráng" vào cái "bi" để thành những truyện bi tráng như lối viết của Nguyên Vũ, Thế Uyên, Phan Nhật Nam. Thảm kịch trong truyện Kinh Dương Vương là thảm kịch nguyên khối, bề bộn, giống như một bức tranh dã thú đắp bằng chính máu lệ thịt xương của nạn nhân chiến tranh. Đọc truyện của anh, tôi có cảm giác gây gây tê dại như nghe tiếng chát chúa lê thê của hai thanh kim khí cọ vào nhau, hoặc chứng kiến một tai nạn xe cộ thảm khổc ngay trước mắt mình.

 

Tôi tò mò về cuộc đời của tác giả những truyện ngắn ấy, và biết được những mảnh tin tức rời rạc do người quen với Kinh Dương Vương kể lại. Tôi nghe người ta bảo tác giả là một hoạ sĩ trẻ từng hăng hái cầm cờ dẫn đầu những cuộc xuống đường chống chính phủ. Lại nghe Kinh Dương Vương nhập ngũ, rồi đào ngũ, rồi trở thành lao công đào binh, rồi lại được phục hồi quân hàm trước khi bị Cộng quân bắt làm tù binh ở Buôn Mê Thuột đầu năm 1975. Như vậy là người chứng với lời chứng là một, khác với những trường hợp người ta viết về những điều người ta không thực sự sống hoặc thực sự tin tưởng.


Chủ Nhật, 1 tháng 8, 2021

Nguyễn Mộng Giác: Văn chương của Võ Phiến đứng được với thời gian

Hồi còn bận bịu việc mưu sinh, tôi vẫn thường hẹn là khi về hưu, không còn phải lo chuyện cơm áo hàng ngày, mình phải đọc lại thật kỹ những tác phẩm văn chương mình thích để thưởng thức trọn vẹn giá trị các tuyệt tác ấy. Tôi đã về hưu từ năm 2003, đã đọc được một số sách tôi rất thích hồi còn trẻ, nhưng thú thực bây giờ tôi không có cùng một nhận định đánh giá như trước. Nhiều tác phẩm trước đây tôi say mê, bây giờ đọc lại chỉ thấy nhạt nhẽo. Những cái sang trọng kỳ vĩ trở thành giả tạo, vay mượn vội vã từ những nguồn gốc mà bây giờ tôi mới biết. Nhiều kiến trúc đồ sộ sau những cơn mưa nhẹ đã đổ xuống, vung vãi vôi vữa khắp nơi. Tôi đâm băn khoăn, không biết cái tôi hồi trẻ là đúng hay cái tôi bây giờ mới đúng. Đọc mà không đam mê như tôi hiện đọc trong tuổi hồi hưu, có đúng là “đọc” hay không? Và tôi nhận ra cái điều đã nghe nói nhiều lần: màng lọc tàn nhẫn và khủng khiếp của thời gian.

Có một vài trường hợp ngoại lệ: có những tác phẩm đọc lại, tôi vẫn cảm thấy y như những gì cảm thấy hồi trẻ, như truyện ngắn và tùy bút của Võ Phiến.

Thật vậy, hồi trẻ đọc xong một tác phẩm của Võ Phiến, lòng tôi cứ bần thần, ngơ ngẩn suốt một thời gian dài. Cảm giác ấy quấy rầy tâm hồn tôi, một cảm giác phải thành thực mà nói, là rất khó chịu, buồn bã u sầu, nó làm “trệ” cả người. Tôi cho đó là dấu hiệu của giá trị văn chương. Cũng như hồi đó (trước 1975 ở Sài Gòn), một lần có người hỏi phu quân bà Bút Trà chủ nhiệm Sài Gòn Mới thế nào là một bài thơ hay. “Ông” Bút Trà trả lời: Bài thơ hay là bài thơ đọc xong mình thấy cái rún tê tê. Gần nửa thế kỷ là thời gian dằng đặc phân cách lần đọc Võ Phiến đầu tiên và cuối cùng của tôi. Thế mà cảm giác bần thần ngầy ngật ngày xưa vẫn không thay đổi. Tôi nghĩ: Văn chương của Võ Phiến “đứng” được với thời gian, ít ra là theo kinh nghiệm “đọc” của tôi. Và tôi đặt thêm câu hỏi: Vì sao vậy? để may ra có được một kinh nghiệm “viết.”

Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm cách trả lới câu hỏi này. Có người chú ý đến chính kiến của Võ Phiến. Có người đặt nặng phần tu từ. Người khác, kỹ thuật viết tùy bút. Phần tôi, các nhân vật trong truyện ngắn và tùy bút của Võ Phiến ám ảnh tôi không nguôi.

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

Nguyễn Mộng Giác - Cây Cầu Tuổi Dại


Cơm nước xong, thì không khí nhộn nhịp ban đầu bắt đầu hạ xuống. Nắng tháng ba chụp lên trên mấy tấm tăng cũ, làm bốc lên một mùi ngai ngái pha lẫn đất sét, thuốc súng và nước tiểu. Viên sĩ quan an ninh thấy chúng tôi có vẻ lờ đờ bèn đề nghị:
- Hay chúng ta ra cầu chơi đi. Đằng nào cũng phải chờ đến bốn giờ chiều mới có xe lên đón.
Tôi đưa mắt hỏi ý kiến mấy em học sinh. Chúng nó lạnh nhạt, lờ lững. Viên sĩ quan tìm cái gì hấp dẫn hơn:
- Ra ngoài bờ sông tôi cho các cậu bắn cá.
Cả bọn học trò đang ngồi bơ thờ trên bãi cỏ, vùng choàng dậy. Như một phép lạ. Chúng chạy ùa lại vây quanh ông đại úy. Viên sĩ quan gọi người lính đứng ở gần cửa hầm:
- Thảng, đem cái M.60 ra cầu đi.

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

Nguyễn Mộng Giác - Dốc Nhân Sinh


Sau khi có lệnh cấm ngặt các quán cà phê không được mở nhạc tiền chiến, nhạc disco, và một số chủ quán cà phê ở đường Trần Quang Khải bị đưa ra tòa, khu vực này chết lặng như một vùng mộ. Người qua đường nghe trở lại tiếng lách cách của những trái me chín khô va chạm vào nhau, và lại bồi hồi xúc động ngắm những giọt lá me vàng bay nghiêng, bay nghiêng. Chị phu quét đường ngập ngừng không nỡ đưa nhanh nhát chổi. Lâu lâu gió trái chứng đổi hướng, lá me chao liệng rồi bay tạt vào quán vắng.

Cô chủ quán, có vẻ đẹp của Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích, nhìn mông lung ra phía hồ tắm cạn nước nay đổi thành hầm chứa rác và lá khô. Bàn ghế trong quán không có vẻ gì chuyên nghiệp: hai bộ ghế nệm bọc nhung mầu huyết dụ đã sờn phai khiêng từ những phòng khách vắng chủ nào đó, một tủ buffet cẩm lai thay quầy rượu, chén tách bằng đồ sứ Nhật. Chỉ còn thiếu một cuốn Vang Bóng Một Thời in trên giấy dó nằm ơ thờ đâu đây là đủ lệ bộ của sưu tập quá khứ. Ở góc quán, chỗ gần bụi trúc La Ngà trơ trụi già nua, chỉ có hai người khách. Người mang kính đen từ lâu ít nói, mỗi lần nói lại quá nhỏ; nên từ xa, có cảm tưởng người gầy ốm tóc muối tiêu đang phân trần với một pho tượng. Pho tượng ngồi thu cả hai chân lên nệm ghế nhung, hai tay ôm lấy gối, nhìn mãi về phía chiếc xe đạp thồ dựng ở gốc trúc cỗi. Trước mặt họ, hai tách cà phê đã hết bốc hơi.

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015

Nguyễn Mộng Giác - Biển Xưa


Mãi hai tháng sau khi nhận việc vẽ mẫu quảng cáo cho công ty sản xuất đồ gỗ này, chàng mới biết trong số hơn năm mươi nhân viên kế toán điều hành của sở, chàng không phải là người Việt Nam duy nhất. Từ tiểu bang lạnh lẽo cô quạnh miền Đông qua đây tìm hơi ấm đồng hương, chàng bỏ ngay được thói quen hễ gặp khuôn mặt Á đông nào cũng vồn vã đến chào hỏi bằng tiếng Việt. Vì người Việt tị nạn ở đây đông quá, những ngày cuối tuần đi chợ ở phố Bolsa, chàng thấy những người Mỹ lạc vào khu vực này chẳng khác gì những người ngoại quốc. Tìm kiếm để nhìn một dáng người nhỏ nhắn, một đôi mắt xếch, một làn da nâu, một giọng nói thanh và trầm bổng, đã hết thành một nhu cầu cần thiết. Chàng trở nên lạnh lùng hơn, dè dặt hơn.

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

Nguyễn Mộng Giác - Đọc Tâm Thanh, từ một góc riêng

Nhà Văn Nguyễn Mộng Giác (1940-2012) - Hình: Hợp Lưu
Bài Ta tp truyn ngn Thiên Nga Gia Cõi Người ca Tâm Thanh, Văn Hc xut bn năm 1999 
Hi anh ch Trn D T-Nhã Ca va t Thy Đin qua M định cư, tôi có hi thăm v đời sng ca anh ch bên đó. Li k ca anh ch có th làm cho mi người "mơ được làm công dân Thy Đin". Mt đất nước thanh bình. Mt dân tc kh ái, hiếu khách, văn minh. Mt h thng an sinh xã hi tuyt ho... Bao nhiêu chuyn y, tôi đã nghe qua. Nói chung, đời sng ca người t nn Vit Nam các nước Bc Âu như Na Uy, Phn Lan, Thy Đin, Hoà Lan là "ước mơ đã thành hin thc", như cách nói ca người M. Nhưng đã được sng như thế, sao anh ch vn định đem c gia đình sang M? Nhà thơ Trn D T k chuyn c hi đồng th xã bàn cãi nhau hàng tháng tri chuyn nên cho chim công viên ăn thc ăn gì, hoa trng công viên nên chn loi gì... nghe mà st c rut! Vì st c rut trong cái thanh bình "bt thường" y, anh ch mun qua M để được sng tr li cái dn dp, cái bt trc, cái hi h, cái khóc cái cười ca dân tc mình, qua sinh hot ca cng đồng người Vit ti Qun Cam tiu bang California. Trong cái quyn được đi tìm hnh phúc, mi người có cái quyn định nghĩa thế nào là hnh phúc. Có nhng định nghĩa trái khoáy, như trong các lc thú hnh phúc, có cái thú đau thương.

Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

Nguyễn Mộng Giác - Đường Một Chiều

Chương 9 (chương cuối)

Không hiu sao tôi e ngi báo tin Ninh chết cho bé Ly hay. Trên đường v tôi ch hi đi hi li như vy hoài. Đã đành gia Ninh và Ly có mt chút thân mt quyến luyến, s thân mt e dè, v quyến luyến pha v h hng xa l. Nhưng Thúy chết đi, Ly phi cm thy lơ láo, cô độc trên đời. Như vy Ly không còn biết da vào ai. Như tôi Ly bi ri chy quanh hi h, v vp tìm ly cái thế thăng bng cho đời mình, và vì cùng mt trng thái tâm hn, t nhiên tôi coi Ly như mt người ln hoàn toàn. Sut my ngày d phiên tòa, tôi nói vi Ly như nói vi mt người trưởng thành, vi tt c chân tht và tương kính. Tôi nghĩ Ly lo nhng điu mình lo, s nhng điu mình s. Nói, cười, cư x vi Ly, tôi gượng nh, e ngi không mt chút khi d. Và trc giác đi trước lý trí cho tôi mường tượng hay rng Ly không còn là bé Ly ngày trước na. Cái chết ca má, gánh nng gia đình và tang tóc trong my tháng, nhng trách nhim đổ lên vai lên đầu đứa con gái 14 tui, làm cho nó già trước tui. Ly có th hiu nhng điu tôi hiu và cái nhìn ca con bé bt đầu biến đổi. Lo âu nhiu hơn, nghĩ ngi xa v sau. Nghĩ ngi sâu đằng sau s vic. Cho nên có l ni bơ vơ trên đời chưa chc khiến Ly căm thù k gây nên ti. Vì ngay như tôi, cho đến lúc này, tôi vn chưa hiu rõ vì sao Ninh hành động như vy. Gia nét mt vô ti, hành động bo sát, và s phn n đối vi k bôi nhơ lên danh d Thúy, khó lòng tìm ra mt li gii thích tha đáng. Chn vn đâu đây mt điu bí nhim, cái gì không thuc v Ninh mà cũng không thuc v Thúy. ngoài tm tay người. Lý trí không đủ sc vi ti. Và tôi đã nghĩ như thế, thì có th Ly cũng s nghĩ như thế. Bui trưa ăn cơm, Ly lng l và tng miếng nh, lâu lâu ngước nhìn tôi mun hi mà không dám hi.

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015

Nguyễn Mộng Giác - Đường Một Chiều


Chương 8 

- Không phải ba con đâu. Nhất định không phải ba con đâu.

Chiều hôm qua, lúc dừng xe lại trước nhà, Ly ngồi yên không xuống ngay. Lặng đi một lúc, Ly thì thào với tôi câu ấy. Dù câu nói có nghĩa xác định, nhưng giọng nói của Ly lại đầy hoang mang, tuyệt vọng. Đó là một mơ ước, chứ không phải là xác nhận.

Đêm qua, tôi lại thức trắng, chỉ vì cũng một mơ ước như Ly. Mơ ước tên lưu manh ghê tởm do luật sư thuê ra làm chứng trước tòa bôi nhơ lên danh dự gia đình tôi sẽ bị lột mặt nạ, sau đó bị trừng trị nặng nề. Mơ ước vụ án chấm dứt ngay từ lúc ấy, với một phán quyết rõ rệt, qui định trách nhiệm cho cơn say định mệnh của Ninh.

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2015

Nguyễn Mộng Giác - Đường Một Chiều - Chương 7


Tôi nôn nao chờ đợi cả buổi sáng, muốn dứt khoát một lần cho xong. Dây dưa mãi thêm phiền. Lũ trẻ chán nản không hiểu người ta kéo đến căn phòng ấy la hét, cãi vả nhau làm gì, bắt đầu thích ở nhà chơi với lũ trẻ hàng xóm hơn. Dọa không cho đi coi phiên tòa, bây giờ, có một phán ứng ngược lại. Nô vỗ tay reo: "Càng sướng. Em ở nhà đánh bi với thằng Nam bên kia đường" lúc Ly dọa như vậy để phạt cái tội không rửa tay trước khi cầm đũa. Ty cũng có một lu

Chủ Nhật, 15 tháng 2, 2015

Nguyễn Mộng Giác - Ðường Một Chiều (Chương 6 )


Bữa cơm trưa thật thầm lặng, rã rời. Tôi chỉ và vài miếng, rồi bỏ đũa xuống. Miếng cơm trong miệng trệu trạo vô vị, tôi tưởng như mình đang nhai rơm, nhai giấy. Thấy tôi bỏ đũa, thằng Nô cũng bắt chước:
- Ba không ăn, con cũng không ăn. Con giống ba hả ba!

Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2015

Nguyễn Mộng Giác - Đường một chiều (Chương 5)


Viên thiếu úy lục sự đọc xong, tôi mới có đủ bình tĩnh ý thức được mọi sự quanh mình. Sự chú ý làm thị giác của tôi mở. Tôi không thấy gì khác hơn là một mớ hỗn mang vô hình sắc, quấy động bởi một thứ bão cuốn khiến mọi hình dạng đều uốn khúc, méo mó, biến dạng kỳ quái. Mãi một lúc khá lâu, sau khi thiếu úy lục sự dứt lời, cảnh vật mới thôi xao động, lấy lại hình dạng thường. Ông chánh thẩm và mấy viên phụ thẩm vẫn giữ được nét mặt nghiêm nghị. Tuy viên trung úy ngồi ngoài cùng chống tay vào cằm mệt mỏi. Ninh vẫn vịn vào vành móng ngựa, lơ đãng nghe những điều mình đã làm như một người ngoại cuộc. Phòng xử bắt đầu ồn ào trở lại sau mười mấy phút lắng đọng đến căng thẳng. Thừa phát lại phải cất giọng the thé cố tái lập trật tự. Ông chánh thẩm chờ cho hội trường im lặng, quay xuống hỏi Ninh:

- Nghe xong bản cáo trạng rồi, bị can có nhận tội hay không?

Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2015

Nguyễn Mộng Giác - Đường Một Chiều


Chương 3
 
Đến bây giờ tôi mới thấy vai trò quan trọng của người mẹ trong gia đình. Lúc trước mọi chuyện trong nhà đều do Thúy quán xuyến xếp đặt hết, tôi không phải bận tâm bất cứ điều gì. Ở sở trở về, hoặc từ mặt trận được nghỉ phép, tới nhà khi nào cũng thấy mọi việc ngăn nắp, thứ tự, đâu vào đó cả, lũ con bao giờ cũng sạch sẽ, ngoan ngoãn. Nhà cửa xếp đặt tươm tất, mỹ thuật. Ly tách không chút bợn trà, bàn nước không một hạt bụi. Hôm qua mới về sống liên tiếp trong một trạng thái lơ lửng bần thần, tôi không ý thức được thực tế. Mọi sự lãng đãng, mọi sự mờ ảo chập chờn như ảo ảnh. Phải chờ đến trưa nay cảnh sống mới hiện ra dần dần trong trạng thái bất ổn, rối rắm của nó.