Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Lương Hải Khôi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Lương Hải Khôi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2023

Nguyễn Lương Hải Khôi: Viện Nghiên cứu Hán Nôm – Hơn 1000 cuốn sách cổ bị mất, bị mục nát ?!

1) Nếu (nếu...) Viện Hán Nôm bị mất sách đến mức này, bao gồm cả việc mất sách vì để sách nát, mục, thì đây là một sự kiện lịch sử.

2) Việt Nam trong lịch sử có 3 lần quy tập sách cổ.

Lần 1 là thời vua Lê Thánh Tông (quy tập sau khi bị giặc Minh đốt hết), lần 2 là vua Minh Mạng (quy tập để xây dựng nhận thức chung về một nước Việt Nam thống nhất, mở rộng cả sang Lào và Campuchia, sau khoảng 200 năm chia cắt), lần 3 là Viện Viễn Đông Bác Cổ của thực dân Pháp.

3) Việt Nam cũng có 3 lần mất sách cổ ở quy mô lớn.

Lần 1 là nhà Minh cướp phá, thế kỉ 15. Chủ nhiệm đề tài này là Trương Phụ. Không rõ chi phí cho khâu “chạy đề tài”.

Lần hai là năm 1946, dịp "Toàn quốc Kháng chiến", tháng 12. Lúc đó ông Ngô Đình Nhu, Giám đốc Nha lưu trữ Quốc gia của VNDCCH, đã kịp chuyển tư liệu cổ về kho Đà Lạt trước khi chiến sự nổ ra ở Hà Nội 19/12. Ngày nay, kho sách này nằm trong Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV ở Đà Lạt (Trước 1975 tòa nhà được dân gian gọi là biệt điện Trần Lệ Xuân).

Thứ Năm, 18 tháng 3, 2021

Nguyễn Lương Hải Khôi (*): Đông Nam Á trong mắt Trung Quốc - Miến Điện, eo biển Malacca và Biển Đông

Có những góc nhìn cho rằng Trung Quốc là bên thua cuộc trong cuộc đảo chính tại Miến Điện. Lập luận này dựa trên những tuyên bố ngoại giao của Trung Quốc, tuyên bố của những học giả Trung Quốc và những cảm xúc chống đối và nghi kỵ Trung Quốc trong xã hội dân sự Miến Điện và thậm chí trong cả một số lãnh đạo quân đội.

Tuy nhiên, nếu xét từ góc độ lợi ích địa chính trị, giới quân sự Miến Điện hiện đã bước vào tình thế cần Trung Quốc. Cuộc đảo chính và việc đàn áp đẫm máu người biểu tình hiện nay có thể thay đổi bàn cờ địa chính trị ở châu Á, đem lại lợi thế to lớn cho Trung Quốc.

Hiện nay thế giới ngạc nhiên quan sát sự can thiệp của Trung Quốc vào Miến Điện. Trung Quốc phủ nhận nhưng không dấu giếm các chuyến bay đến Miến Điện với tần suất cao khi quân đội Miến Điện thảm sát người dân phản đối cuộc đảo chính vào đầu tháng Hai. Tại sao Trung Quốc chọn Miến Điện? Sự kiện ở Miến Điện gần đây có quan hệ gì với những điểm nóng châu Á khác mà Trung Quốc đang quan tâm?

Tại sao Quân đội Miến Điện đảo chính?

Cuộc tấn công âm thầm của đảng NLD và Aung San Suu Kyi vào quân đội Miến


Một báo cáo của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc tháng 9 năm 2019 chỉ ra quân đội Miến Điện nắm giữ những quyền lợi kinh tế cốt lõi của đất nước, từ phân phối thẻ SIM, xây dựng, đến sản xuất bia, thuốc lá, từ khai thác khoáng sản, đá quý, nhà máy xay xát đến ngành du lịch và xuất nhập khẩu. Các học giả Úc Michele Ford, Michael Gillan và Htwe Htwe Thein gọi hệ thống kinh tế mà giới quân sự Miến Điện kiểm soát là “chủ nghĩa tư bản thân hữu quân sự” (military crony capitalism).

Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

Nguyễn Lương Hải Khôi - Việt Nam, Nhật, và giàn khoan 981*


Đây là bài phỏng vấn Nguyễn Lương Hải Khôi (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông) do Đỗ Thiện của báo Pháp luật TP HCM thực hiện.

Tuy nhiên, cho đến ngày 2-7-2014 thì bài vẫn chưa được đăng và người được phỏng vấn vẫn chưa nhận được quyết định nào của tờ báo.

Do đó, Nguyễn Lương Hải Khôi nhờ viet-studies phổ biến đến bạn đọc.