Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Hoài Vân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Hoài Vân. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2022

Nguyễn Hoài Vân: Ky Tô Giáo và Tư Bản Chủ Nghĩa

 Nếu Đức Ky Tô được quyền đi bầu, thì sự chọn lựa của Ngài sẽ rất rõ ràng :

"Hãy bán tất cả những gì ngươi sở hữu, và đem tiền cho người nghèo" - Mateo 19:21

Hay :

"Hãy bán mọi của cải, đem bố thí" - Luca 12:33

"Kẻ nào có hai cái áo, hãy chia cho người không có, người có thức ăn cũng phải làm như thế" - Luca 3:11.

Không quên lời Thiên Chúa nói qua Tiên Tri Isaïe : "Điều các ngươi làm Ta vui lòng nhất (...), phải chăng chính là chia sẻ thức ăn với người đói kém, mở cửa nhà đón tiếp kẻ vô gia cư, và khi thấy người thiếu y phục, thì lấy áo quần đem cho họ" (Isaïe 58, 6-7.)

Các bạn đã hiểu, với chính sách được sự ủng hộ nhiệt tình của đức Ky Tô, thuế sẽ tăng vọt, đến độ bạn phải bán của cải đi để đóng góp, và các trợ cấp xã hội, y tế, gia đình, học đường ... cũng sẽ đạt đến tột đỉnh. 

Chính sách này đã được áp dụng một cách rất chặt chẽ trong Cộng Đồng Ky Tô Hữu nguyên thủy (xem ở sau). Tuy nhiên nó đã phai mờ dần dần với thời gian, để, ngày nay, đại đa số người Ky Tô Giáo bầu cho đảng phái hữu khuynh (như 70 % người Công Giáo  ở Pháp). Người ta có thể tự hỏi phải chăng Ky Tô hữu không còn muốn vào "Nước Chúa" sau khi chết ? Thật vậy, Đức Ky Tô từng khẳng định :

"Ta bảo thật (...) con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Trời" - Mateo 19:23-24.


Thứ Ba, 18 tháng 5, 2021

Nguyễn Hoài Vân: Tổng thống Biden và kế hoạch giảm cách biệt giàu nghèo

"Sleepy Joe" đánh thức nước Mỹ bằng một nhận xét đơn giản : "650 cá nhân đã gia tăng tài sản của họ hơn 1000 tỷ USD trong đại dịch COVID, để ngày hôm nay, thủ giữ được trên 4000 tỷ USD".

Gia tăng cách biệt giàu nghèo tại Hoa Kỳ :


Sự gia tăng cách biệt giàu nghèo tại Hoa Kỳ đã bắt đầu từ đầu thập niên 1970, với những con số đáng quan ngại : trong khi 1% người có thu nhập cao nhất tăng lợi tức từ 11% tổng lợi tức quốc gia lên 20-21% năm 2012-2015, thì 50% người "bên dưới" giảm thu nhập từ 21% tổng lợi tức quốc gia xuống chỉ còn 12,5% năm 2015. Đại khái, trong khoảng thời gian được chọn, 10% lợi tức của 50% người "bên dưới" được đem lên phụng dưỡng 1% người « bên trên » ...


Vào năm 1970, 50% người "bên dưới" có thu nhập trung bình là 15200 USD mỗi năm, trong khi 1% người "bên trên" kiếm được 403 000 USD mỗi năm (tỷ lệ 1/26). Đến năm 2015 thu nhập trung bình của 50% người bên dưới là 16200 USD mỗi năm, so với 1% bên trên thu nhập 1 triệu 305 ngàn USD mỗi năm (tỷ lệ 1/81).

Thứ Tư, 12 tháng 5, 2021

Nguyễn Hoài Vân: Tổng Thống Biden và đầu tư giáo dục

“Sleepy Joe” đang đánh thức không chỉ nước Mỹ, với những chương trình đầu tư khổng lồ, mà còn làm kinh ngạc toàn thế giới với các quyết định về môi sinh, các dự án thu đoạt lợi nhuận của một số đại công ty, và tước quyền quyền sở hữu trí tuệ khi cần thiết.

Vì các gói đầu tư đầu tư của Super Biden, tổng cộng khoàng 5900 USD còn phải được thông qua bởi quốc hội, nên không cần đi vào chi tiết.

Có thể nói chúng nhằm vào ba trục chính là giáo dục, hạ tầng cơ sở, giảm cách biệt giàu nghèo và chấn hưng kinh tế sau dịch COVID.

Chúng ta sẽ lần lượt duyệt qua một vài khía cạnh này trước khi bàn đến một hậu quả quan trọng của chính sách ấy là : nợ.

Hôm nay xin bàn đến Đầu tư vào giáo dục :

Lịch sử :


Vào năm 1820, tại Hoa Kỳ, tỷ lệ trẻ em từ 5 đến 11 tuổi, trai lẫn gái, được học tiểu học là 50 %, lên đến 70% năm 1840 và trên 80% năm 1850. Nếu không tính người da đen, thì tỷ lệ này trở thành 90 %, tức gần như toàn bộ một lứa tuổi.

Cùng thời gian, tỷ lệ trẻ em học tiểu học ở Anh, Pháp, Đức, chỉ từ 20 đến 30%. Phải hơn một nửa thế kỷ sau, ba nước này mới bắt kịp Hoa Kỳ trong lãnh vực giáo dục tiểu học.

Thứ Tư, 24 tháng 3, 2021

Nguyễn Hoài Vân: Chết vì tuyệt vọng nơi người da trắng ít học tại Hoa Kỳ

Tại Hoa Kỳ, độ tử vong của người da trắng (không gốc Mễ), học vấn thấp, đã tăng gấp ba, từ 1990 đến 2017 (30 trên 100 ngàn vào năm 1990, lên 92 trên 100 ngàn năm 2017) !

Lý do : sự tuyệt vọng trước tình trạng sa sút trên bậc thang xã hội. Người thợ da trắng đã mất đi 13% lợi tức giữa 1979 và 2017, trong khi lợi tức đầu người của Hoa Kỳ tăng 85% vào cùng thời gian ! Đó là hiện tượng "rò rỉ ngược" : lợi tức của người nghèo chảy vào hầu bao của người giàu (xem http://chinh-tri-lich-su.blogspot.com/2016/03/phu-huu-khong-chay-tu-tren-xuong.html).

Kết quả là trầm cảm, rượu chè, ma túy, tự sát ...

Angus Deaton (Nobel kinh tế 2015) và Anne Case, vừa xuất bản một nghiên cứu về hiện tượng này : Deaths of Despair and the Future of Capitalism - https://www.amazon.fr/Deaths-Despair-Future-Capitalism-English-ebook/dp/B082YJRH8D.

Các tác giả phân tích ba yếu tố được coi như sự thất bại của Tư bản chủ nghĩa Hoa Kỳ, có thể lan đến nơi khác :

1) Hệ thống y tế, với bảo hiểm sức khỏe quá sức tốn kém, và sự phổ biến vô cùng bừa bãi loại thuốc "opioid" (gây nghiện, dùng quá liều ...)

2) Tài chính hóa kinh tế và tự động hóa kỹ nghệ sản xuất với hệ quả là các công ty đua nhau giảm thiểu lao động và gia tăng lợi nhuận của vốn đầu tư để được thị trường tưởng thưởng.

3) Hệ thống giáo dục càng ngày càng đắt tiền, khiến giới thường dân khó học lên cao, trong khi các việc làm vừa xứng đáng vừa ít cần học thức thì lại dần dần biến mất.

Các tác giả cũng nhận xét rằng vấn đề không chỉ thuần túy là sự chênh lệch giàu nghèo, vì các nạn nhân không phải là những người nghèo nhất, mà ở cảm giác bất công, bị bỏ rơi, không còn hiểu được bước đi của xã hội.

Nguyễn Hoài Vân
12/3/2021

Thứ Ba, 9 tháng 3, 2021

Nguyễn Hoài Vân: Huyền thoại chênh lệch nam nữ bị đánh đổ với Françoise Héritier

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho báo Le Monde (1), nhà Nhân Chủng Học Françoise Héritier, 84 tuổi (mất ngày 15/7/2017), phá bỏ thiên kiến cổ xưa và vững chắc nhất của tâm lý loài người về sự chênh lệch nam nữ.

Françoise Héritier, từ môn Sử và Địa Lý, đã chuyển sang Nhân chủng học khi nghe bài giảng của Claude Lévy Strauss, về "nói đùa và liên hệ gia đình" trong một bộ tộc ở đảo Fidji. Qua nghiên cứu này, bà khám phá ra cách chào hỏi và những câu đùa giỡn có thể nói ra giữa anh em rể và anh em vợ, tùy theo vợ người này là chị hay em của người kia. Cấu trúc gia đình trong tập quán và tư tưởng loài người hiện lên như một vùng sáng trong thế giới tâm linh của bà. Các bài giảng kế tiếp, về nghi thức săn đại bàng của dân bắc Mỹ Hidatsas, tước bỏ mọi nghi ngờ về con đường mà Françoise Héritier sẽ theo đuổi suốt cuộc đời mình. Năm ấy bà vừa 20 tuổi. Ba mươi năm sau, bà kế thừa tòa giảng của Claude Lévy Strauss ở Collège de France ... (2)

Một trong những chuyên đề nghiên cứu của bà là sự chênh lệch nam nữ. Xin được tóm tắt như sau :

Đặc điểm kỳ bí của phụ nữ đối với con người nguyên sơ, là khả năng mang sự sống. Sự kiện người nữ sinh ra những bé gái được coi là "tự nhiên". Nhưng khi quý bà quý cô cho ra đời những bé trai, thì, ở thời nguyên thủy, điều ấy chỉ có thể có một nguyên do duy nhất, là : người nam đã "để" hạt giống của các bé trai trong bụng của họ. Niềm tin ấy cho phép người nam chiếm hữu thân thể của người nữ : như vợ (vì họ sở hữu "hạt giống" mà họ đã gieo), người hầu (hệ quả của việc sở hữu thân thể), và vật trao đổi (người nam không có quyền giao hợp với chị em của mình, nên trao đổi họ với chị em người khác).

Sự áp đặt một vị thế cho người nữ trong gia đình và xã hội trở thành tập quan, và được biện minh bởi những hệ quả của chính tập quán ấy ! Người ta gọi phụ nữ là "phái yếu", vì họ nhỏ người và không có sức mạnh cơ bắp như đàn ông ? Nguyên do mà người ta không nhìn thấy, là người nữ trong mọi cộng đồng người, từ tuổi ấu thơ, đều ăn ít chất đạm (thịt cá ...) hơn nam giới. Trong thời gian làm việc ở Phi Châu, Françoise Héritier ghi nhận là khi một bé trai khóc, các bà mẹ lập tức cho nó bú, vị sợ máu của nó nóng lên sẽ làm hại nội tạng. Trong khi đó, nếu một bé gái khóc, thì họ bắt đợi, để "tập kiên nhẫn trước những đòi hỏi" (kể cả đòi hỏi tình dục ?).

Thứ Ba, 9 tháng 2, 2021

Nguyễn Hoài Vân: Từ bàn tay vô hình đến bàn tay lông lá - Adam Smith và sự giàu mạnh của các nước Tây Phương

Vào giai đoạn mà các nước Âu Châu giàu lên nhanh chóng đến độ trở thành bá chủ hoàn cầu, chính sách kinh tế của họ hoàn toàn đối chọi với những gì Adam Smith chủ trương.

Trong "The Wealth of Nations", con đường dẫn đến phú hữu được Adam Smith chỉ ra dựa trên 4 thành tố chính :

- thuế hạ

- quân bình ngân sách (không hoặc ít nợ công)

- tôn trọng quyền tư hữu

- thị trường hàng hóa và nhân công thống nhất trong tự do cạnh tranh.

Nếu chúng ta chọn những tiêu chuẩn ấy để so sánh giữa đế quốc Trung Hoa và Âu Châu, thì :

Trung Hoa có một thị trường thống nhất hơn ở Âu Châu, nơi phải chịu sự chia sẻ quyền hành giữa nhà vua và các lãnh chúa. Thật vậy, giới quý tộc Âu Châu sở hữu đất đai của họ, với gần như toàn quyền hành chính, tư pháp và lập pháp.

Nhân lực ở Âu Châu cũng bị phân tán nhiều hơn ở Trung Hoa, vì sự tồn tại của tình trạng nông nô và những dạng thức tương đương (1), trong khi tệ nạn này không còn hiện hữu ở Trung Hoa từ đầu thế kỷ 16.

Thuế thì đặc biệt thấp trong đế quốc Trung Hoa : từ 1 đến 2% lợi tức quốc gia, so với 6 đến 8% tại Âu Châu vào cuối thế kỷ 18, rồi 8 đến 10 % trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.

Nhà Thanh áp dụng một chính sách thuế khóa hoàn toàn quân bình giữa thu và chi (họ không hình dung được sự kiện hoàng đế phải mang nợ thần dân !). Trong khi đó, tại Âu Châu, đặc biệt là Pháp và Anh, một phần quan trọng của chi tiêu quốc gia dựa trên nợ. Nợ công của Pháp là 80% GDP khi vua Louis XIV qua đời, và cũng 80 % dưới thời Cách Mạng. Tỷ lệ nợ công của Anh quốc lên đến 275 % GDP năm 1815 ! (2)

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2021

Nguyễn Hoài Vân: Sự xác tín vào vị thế thượng chủ của mình nơi hậu duệ người Âu Châu

Hậu duệ người Âu Châu, mang một niềm tin vững chắc vào tính thượng chủ của họ trên mọi dân tộc, vì ba lý do chủ yếu :

1) Thứ nhất : Sứ mạng Cứu Độ :


Hậu duệ của người Âu Châu là công cụ của sự cứu độ đến từ Thiên Chúa, qua đức Ky Tô và Ky Tô Giáo. Tín lý cho rằng MỌI sự giải thoát đều BẮT BUỘC phải thông qua đức Ky Tô vẫn được khẳng định trong các giáo phái tiêu biểu nhất của Ky Tô Giáo, đặc biệt là gần đây, trong Công Giáo, dưới các giáo triều Gioan Phao Lồ II và Benedicto XVI. Hậu duệ của người Âu Châu tin rằng họ có bổn phận đem "Tin Mừng" giải thoát đến mọi dân tộc, để cứu độ loài người.

2) Thứ nhì : sứ mạng Khai Hóa


Hậu duệ của người Âu Châu mang sứ mạng truyền bá Văn Minh đến phần còn lại của nhân loại. Họ xác tín rằng nếu không có họ, thì mọi dân tộc trên thế giới sẽ muôn đời chỉ biết luẩn quẩn trong những mô hình bộ lạc hay phong kiến hủ lậu. "Muôn đời luẩn quẩn" hàm ý : ngoài họ ra, các dân tộc khác không có khả năng tiến hóa, không có lịch sử theo nghĩa một tiến trình cải tiến cấu trúc xã hội ("cái gọi là lịch sử"của các dân tộc "chậm tiến" chỉ là sự ghi chép các biến cố, ngày này qua ngày khác). Gần đây TổngThống Pháp Sarkozy cho rằng : "bi kịch" của Phi Châu là đã không "bước vào được lịch sử" (diễn văn Dakar - 26/7/2007). Và trước đó, khi người Anh nghiên cứu chế độ giai cấp ở Ấn Độ, họ dựa vào sách Manumsriti viết từ cách đây ít nhất là hai ngàn năm, trong sự tưởng tượng rằng không có gì thay đổi dưới bầu trời xứ Ấn suốt hơn hai mươi thế kỷ ấy ! (đương nhiên là họ đã nhanh chóng mở mắt trước một thực tế hoàn toàn khác - xem http://chinh-tri-lich-su.blogspot.com/2020/11/binh-dang-bat-cong-an-do.html ). Ở Pháp, người ta gọi Trung Hoa là "đế quốc bất động", và cách đây ít lâu có anh bộ trưởng viết một quyểnsách "best seller" mang tựa đề "Khi Trung Hoa thức giấc", hàm ý quốc gia này vẫn ... ngủ ! (Alain Peyrefitte - 1973).

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2019

Nguyễn Hoài Vân: Sự chết và người y sĩ


Sự chết ... Vực sâu không đáy mà mọi dòng đời đều phải trôi đến ...


“TÔI MUỐN CHẾT” : MỘT THÔNG ĐIỆP CẦN ĐƯỢC DIỄN DỊCH


Trong đa số trường hợp, khi bệnh nhân nói với Y Sĩ : “Tôi muốn chết”, thì người ta phải diễn dịch lại là :“tôi không muốn phải chịu đau đớn, khổ sở nữa”. Tìm sung sướng, tránh đau khổ, là nguyện vọng tự nhiên của mọi loài hữu cảm. Người ta có thể đi tìm sự chết vì thất tình, thua bạc, vỡ nợ, thi trượt, và hàng trăm nguyên do có vẻ vớ vẩn khác, khi mà, theo nhận định chủ quan của đương sự, những nguyên do ấy đem lại một sự khổ đau to lớn hơn lạc thú có thể mong chờ được nơi sự sống. Người bệnh nặng, phải chịu nhiều đau đớn, kể cả đau đớn gây nên bởi việc trị liệu (điển hình là việc thay băng hàng ngày cho những mảng lở loét gọi là escarres, hay mỗi giờ phải bị chọc ống vào phế quản để hút những đàm thấp ứ đọng...), có thừa nguyên do để đi tìm sự chết. Tuy nhiên, khi nhận ra được rằng họ “muốn chết” tức là “muốn đỡ đau khổ”, thì bổn phận của Y Sĩ là phải nỗ lực làm giảm đau cho người bệnh (thí dụ chích một liều morphine phụ trội mỗi khi thay băng escarre, dùng morphine bằng ống tiêm điện do người bệnh tự điều chỉnh, dùng Tricycliques, carbamazépine, clonazepam, v.v...) đồng thời làm giảm bớt những khổ sở khác trong đời sống bệnh tật của họ như : buồn nôn, ngứa, khó thở, đại tiểu tiện không thông, hoặc ngược lại tiêu tiểu bừa bãi, nuốt không được, mùi hôi thối do lở loét, chứng mất ngủ, lo lắng, v.v... Khi đó, có nhiều hy vọng đòi hỏi “muốn chết” sẽ tự nó tiêu tan. Người bệnh sẽ ra đi khi mà họ phải ra đi... (1)

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2019

Nguyễn Hoài Vân: Ánh Sáng Cuối Đường Hầm

Hình minh hoạ, FreePik
Một ánh sáng cuối đường hầm… Đó là hình ảnh duy nhất mà hắn nhớ được. Đã bao lâu? Hắn không còn hình dung nổi. Chỉ biết là sau đó hắn có cảm giác như bay bổng trong không trung. Thật lâu. Rồi đến cảm giác rơi. Cũng thật lâu. Và bây giờ thì hắn đang bơi. Bơi, bơi mãi… 

Nước biển xanh biếc màu ngọc thạch. Trong veo, ít sóng, không lạnh, lý tưởng cho một cuộc bơi xa. Hắn vẫn tự hào với tài bơi dai sức của mình. Thật ra, chỉ cần tìm được một nhịp bơi nhẹ nhàng, ít tốn sức, thì sẽ không mệt hơn bao nhiêu so với đi bộ. Lần này, tài bơi dai của hắn không còn là một là một cuộc thử sức, tự đo lường với chính mình như bao lần trước nữa, mà trở thành một cuộc tranh đấu sống còn. Đại dương nhấp nhô như một con quái vật, một con rắn vĩ đại, cuộn tròn quanh hắn, sẵn sàng nuốt trọn lấy hắn. Đất liền… Một mảnh đất, dù nhỏ nhoi cách mấy, cằn cỗi cách mấy, một chút đất để đặt chân thôi, cũng thừa đủ để là thiên đường của hắn.

Không biết bao lâu… Rồi hắn cũng đến được đất liền. Một bãi cát đẹp. Đó đây vài tảng đá, hàng dừa nên thơ. Phong cảnh của những quảng cáo du lịch. Dường như hắn đã ngủ một giấc dài… Tỉnh giấc, hắn bắt đầu đi, đi mãi. Không còn cảm giác mệt mỏi. Như mang trong người một năng lực kỳ diệu. Cảnh đẹp lại tiếp theo cảnh đẹp. Hết bờ biển đến triền núi, ven hồ, khe suối róc rách, rừng ngát hoa thơm, cây nặng trái ngọt. Đến một lúc, hắn quyết định ngừng đi. Ở một nơi không chọn lựa. Hắn có cảm tưởng là ở đây, đâu cũng như đâu. Cũng không một bóng người… Nếu “ địa ngục là người khác ”, như lời Sartre, thì nơi đây chắc hẳn phải là… Thiên đường!

Thứ Bảy, 27 tháng 1, 2018

Nguyễn Hoài Vân: Ông Già Noël bị hỏa thiêu


Claude Lévy Strauss

Tóm lược một tài liệu của Claude Lévy Strauss, đưa chúng ta vào một cuộc du hành, đến với với th dân Châu M xa xôi, rồi tr v thời C Đại La Mã, nhận ra những liên h đã chìm vào tiềm thức, giữa ông già Noel với s Chết ...

*

Như giữa thời Trung C, ông già Noel hiền hòa của chúng ta đã b giáo quyền công giáo hỏa thiêu trước thềm nhà th Dijon, vào đúng đêm Giáng sinh năm 1951.

S truyền lan nhanh chóng, ngay trước mắt mình, của một tín ngưỡng ph quát, rồi phản ứng chống c, gợi lại phương cách x phạt tàn bạo thời xa xưa, của cấu trúc xã hội vốn dung chứa nó, là cơ hội hiếm có cho một nghiên cứu Nhân văn. Xin tóm lược vài ý chính của một tài liệu viết bởi Claude Lévy Strauss (1).

Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017

Nguyễn Hoài Vân: Sự dũng cảm của Emmanuel và Brigitte Macron: Thêm một sự kỳ thị bị đẩy lùi


S
nghiệp của Emmanuel Macron qu thực phi thường : đậu tú tài hạng tối ưu năm 17 tuổi, được nhận vào Henri IV, một trong hai trường luyện thi nổi tiếng nhấtớc Pháp. Tiến sĩ Triết Học, được Paul Ricoeur, triết gia đương thới lừng danh nhất, mời làm ph khảo. Trúng tuyển vào Science Po - học viện Chính tr Paris - rồi đậu vào ENA - Trường Hành Chính Quốc Gia. T Công Chức cao cấp chuyển sang lĩnh vực tư, thì lập tức được mời quản lý Ngân Hàng Rothchild, một trong hai business banks thượng thặng. Tr v hành chính quốc gia với chức ph tá Tổng Thư Ký Ph Tổng Thống trước khi được b nhiệm làm B Trưởng Tài Chính. Vừa gia nhập chính tr thì ch ba năm sau đã tr thành Tổng Thống củaờng quốc kinh tế th 5 trên hoàn cầu, tuổi 39 ... (*)
Chưa k đến vài th "lặt vặt" khác, như tốt nghiệp piano trường Âm Nhạc Amiens, võ sĩ Boxe Française, và đoạt giải học sinh Trung Học xuất sắc nhấtớc Pháp (Concours Général des Lycées), cùng với các v tiền nhiệm lừng danh như :  Arthur Rimbaud, Charles Baudelaire, Jean Jaurès, Georges Pompidou, Léon Blum, Louis Pasteur, Henri Bergson, Victor Hugo...

Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2016

Nguyễn Hoài Vân: «Vô Ngã» với Hume, Pascal, Montaigne, Bergson, Rimbaud, Sartre … với vài ý kiến cá nhân

"Vô ngã" trong truyền thống triết học Tây Phương, đại khái là không chấp nhận có một cái gì thường hữu, có tính cách "bản thể", thuộc về riêng mình, đàng sau những nhận thức, tri giác, suy tư v.v... Nó có một số ích lợi trong tâm lý trị liệu, hay trong đời sống thường ngày. Đơn giản nhất là đỡ mất công đi tìm "cái tôi", "tìm về với tôi", lo lắng cho "cái tôi" ấy trong đời này, rồi cả đời sau, tốn hao năng lượng, thời gian, lãng phí hiện tại.
Chúng ta bắt đầu bằng một đoạn văn của Hume :

« (...) Khi đi sâu vào điều mà mình gọi là "cái tôi", thì tôi luôn gặp phải một tri giác nào đó : nóng lạnh, sáng tối, thương ghét, đau đớn hay lạc thú. Tôi không thể nắm bắt được "cái tôi", vào bất cứ lúc nào, một cách biệt lập với một nhận thức, và chỉ có thể nhìn ra nhận thức ấy. 
Khi tri giác của tôi tạm ngừng trong một thời gian nào đó, thí dụ trong một giấc ngủ ngon, lúc mà tôi không còn ý thức được "cái tôi", thì có thể nói rằng trong thời gian ấy tôi không hiện hữu. 
Khi toàn bộ nhận thức của của tôi biến mất trong sự chết, khi tôi không còn có thể suy nghĩ, không còn nhìn thấy, hay cảm thấy bất cứ gì, và mọi yêu ghét cũng chấm dứt, khi ấy, khi cơ thể tôi tan rã, thì tôi sẽ hoàn toàn biến mất, và không làm sao có thể tìm ra được một phương cách nào hữu hiệu hơn thế, để biến tôi thành một người chết hoàn hảo. 
Nếu có ai, sau những suy tư nghiêm túc và khách quan, mà nghĩ được rằng mình có một hiểu biết khác về chính họ, thì tôi phải thú nhận rằng tôi không thể lý luận nhiều hơn với người ấy. Bất quá, tôi có thể chấp nhận rằng người ấy có thể có lý, cũng như tôi, và sự suy nghĩ của chúng tôi hoàn toàn cách biệt ở điểm này. Không chừng người ấy cảm nhận được một điều gì đơn giản và chắc chắn mà người ấy gọi là "cái tôi", nhưng điều tôi chắc chắn là tôi hoàn toàn không nhìn thấy được nơi mình một bản chất tương tự ».

(Hume - Traité de la nature humaine, livre I, 4ème partie, section VI)

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2016

Nguyễn Hoài Vân: Năm Kỷ Niệm Ngũ bách Chu Niên thành lập đạo Tin Lành vừa bắt đầu

Ngày 31 tháng 10 năm 1517, Martin Luther, một Linh Mục dòng Hành Khất Thánh Augustin, đóng đinh trên cửa Thánh Đường Wittemberg 95 luận đề phản bác thần học Công Giáo La Mã. Làn sóng Cải Cách phát sinh, làm chuyển hướng toàn bộ văn minh Tây Phương, với những ảnh hưởng mạnh mẽ, không chỉ trên lãnh vực thần học, mà cả văn hóa nghệ thuật (như trong âm nhạc, chỉ cần nghĩ đến J.S.Bach), luật pháp, chính trị, triết học, kinh tế (Max Weber coi Tin Lành như động cơ hình thành Tư Bản Chủ Nghĩa hiện đại), ngôn ngữ (các tác phẩm tiếng Đức của Luther đem lại những quy định mới, hướng đến đồng nhất ngôn ngữ Đức, sẽ trở thành ngôn ngữ của triết học vào thế kỷ 19), v.v…

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

Nguyễn Hoài Vân: Sự hoài nghi hợp lý về Thiên Chúa và việc chấp nhận một thực tại nhân sinh


Tư tưởng hoài nghi sự hiện hữu của Thần Linh và sau đó, của Thiên Chúa, đã hiện hữu ở Tây Phương từ ít nhất là 600 năm trước Công Nguyên. Bên Đông Phương thì các lý thuyết về « Đạo », như một nguyên lý, « thiên », trời, như một vật thể ai cũng nhìn thấy (trước khi trở thành « ông » trời của dân gian), vốn đã không cho thấy một quan điểm thần quyền rõ rệt. Xem :
Nói chung, với sự hiểu biết ngày càng phát triển, con người dần dần thoát khỏi những cách giải thích vũ trụ vạn vật dựa trên niềm tin vào những thần linh nắm giữ các thế lực thiên nhiên. Để thay vào đó, họ đề nghị những mô hình giải thích sự vật đặt nền tảng trên lý trí, suy luận. Xin đang cử vài thí dụ :
Nguồn gốc của vũ trụ vạn vật, theo Thales, chính là nước, theo Anaximène thì đó là không khí, và theo Anaxamandre thì lại là “chân không”. Ba vị này đều là người thành Milet. Empedocle, sinh khoảng 492 trước Công Nguyên tại thành Agrigente, Sicilia, thì cho là vũ trụ có 4 nguyên tố: hoả, khí, thuỷ và thổ.

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

Nguyễn Hoài Vân: Định lý Gödel: cơn bão trong tách trà

Định lý "bất toàn" của Gödel (1906-1978) cho rằng mặc dù mọi cố gắng của lý luận, vẫn luôn có những phát biểu toán học được tin là đúng nhưng không thể chứng minh. Khám phá này mở ra một cánh cửa cho nhiều người xông vào công kích điều mà họ cho là "sự ưu thắng của lý tính". Đối với họ, đỉnh cao của lý tính, động cơ của phần lớn các ngành khoa học, là toán học, và, với định lý Gödel (1931), lâu đài toán học rạn nứt, khiến sự ưu thắng của lý tính coi như sụp đổ.
Xin cùng các bạn bỏ ra vài phút xét qua định lý này.

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2016

Nguyễn Hoài Vân: Thể Thao: thể hiện bản thân, hay vượt thắng giới hạn?


Vào Cổ thời, con người sống trong một thiên nhiên được hình dung như có những giới hạn và quy luật tương đối chính sác. Lý tưởng của người thời ấy là tìm cho mình một chỗ đứng thích nghi trong « trời đất », thuận theo những quy luật của vũ trụ, hòa hợp với thiên nhiên … Lý tưởng y đặt nng sự thể hiện bản thân, như một trạng thái « hoàn hảo » nhất có thể được. Khi nghĩ mình đã đạt đến trạng thái ấy, thì người xưa  an trú trong đó, và bằng lòng với những gì « mẹ thiên nhiên » đem đến, trong dòng thời gian lưu chuyển theo chu kỳ, như bốn mùa qua lại.

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

Nguyễn Hoài Vân - Thiên Chúa không chơi xúc xắc. Một sai lầm của Einstein

Vật lý lượng tử đưa đến những quan điểm về vật chất hoàn toàn trái ngược với những gì tâm trí con người quen hình dung và diễn đạt bằng ngôn ngữ thông thường. Hai thí dụ điển hình là "chồng chập" (superposition) và "rối lượng tử" (intrication quantique).
Chồng chập lượng tử (superposition quantique):
Một vật thể trong "thế giới lượng tử" có thể cùng lúc ở trong nhiều trạng thái khác nhau, như một điện tử có thể cùng lúc có nhiều tốc độ, X, Y, Z ... Tuy nhiên khi bị đo lường, thì nó chỉ còn giữ lại một tốc độ : hoặc X, hoặc Y, hoặc Z, một cách tình cờ với một xác suất (y hệt như khi bạn chơi xúc xắc), và sẽ tiếp tục giữ tốc độ này cho những đo lường tiếp theo. Có thể hiểu là chính sự đo đạc đã chủ động làm ra một thực tế, thay vì chỉ đóng vai trò thụ động quan sát. Điều này cũng khiến người ta phải đặt câu hỏi : thực tế có hay không, khi chưa được quan sát ? Hay, nói theo Quine : vật lý lượng tử đe dọa ý nghĩa của vấn nạn nền tảng « có gì ? » trong bản thể học. (1)

Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

Nguyễn Hoài Vân - Vấn đề phụ nữ trong các Tôn Giáo


Các nhà tôn giáo chỉ nghe lời những « thảo trình » đã cài sâu trong tiềm thức của họ, để kỳ thị phụ nữ. Các biện minh dựa trên Niềm Tin, trên Thần Học, đều từ đó mà ra ...

*

Khi đến thăm tu viện Westminster chiều ngày 17 tháng 9 năm 2010, Đức Giáo Hoàng đã « bị » chính thức đón tiếp bởi một nữ linh mục, bà Jane Hedges. Theo đúng truyền thống, khách quý bước qua ngưỡng cửa Westminster đều được chào mừng bởi vị Kinh Sĩ (Chanoine) của tu viện. Bà Jane Hedges là người mang chức vụ này. Bà cũng là một nhà tranh đấu cho quyền được thụ phong linh mục của nữ giới. Trong khi Đức Benedicto XVI thì tuyên bố điều này là một « tội ác đối với Niềm Tin » ! Người ta liên tưởng đến việc vị tiền nhiệm của ngài, Đức Pio VII khi đến Paris vào năm 1804 đã được cung nghinh bởi Charles Maurice de Talleyrand Périgord, một Giám Mục có ... vợ, chính thức làm đám cưới trong nhà thờ hẳn hoi ! Đương nhiên là phu nhân của Ngài Talleyrand cũng hiện diện để nhận sự chúc lành của Đức Thánh Cha ...

Thứ Tư, 10 tháng 2, 2016

Nguyễn Hoài Vân - Thị trường chứng khoán và hiện tượng đầu cơ


Từ nhiều thập niên, kinh tế của đa số các quốc gia trên thế giới tăng trưởng đều đặn, dù với những chỉ số khác nhau. Nếu thị trường chứng khoán hoạt động "bình thường" thì nó phản ảnh sự tăng trưởng ấy, và trong một thời hạn nào đó, cũng không ngừng tăng trưởng. Khi ấy, người tiết kiệm "bình thường" có thể đưa tiền dành dụm của mình vào thị trường chứng khoán để vừa bảo vệ nó trước áp lực lạm phát, vừa góp phần đầu tư vào việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ, tạo công ăn việc làm cho xã hội, đồng thời thu hoạch lợi nhuận một cách "bình thường", tức gần với mức tăng trưởng chung của kinh tế.

Vấn đề xuất hiện với tệ nạn đầu cơ, tức việc thổi phồng một số cổ phần một cách giả tạo.  Khi những "bong bóng" đầu cơ ấy tan vỡ, thì khủng hoảng xảy đến, và người tiết kiệm "bình thường", chủ yếu là giới trung lưu, mất tiền.

Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2016

Nguyễn Hoài Vân - Thuyết Tương Đối Tổng Quát đã được 100 năm


Einstein công bố thuyết "tương đối tổng quát" vào tháng 11 năm 1915.

Hạn chế và tổng quát

Trước đó đúng một thập niên, chỉ trong một năm 1905, ông đã cho đăng 5 bài báo cực kỳ quan trọng, đặt nền tảng cho vật lý hiện đại với thuyết "tương đối hạn chế". Vào năm ấy, ông là một sinh viên bỏ học, công chức hạng ba của S Môn Bài thành phố Bern. Ngoài gi làm việc, Einstein nghiên cứu Vật Lý học, và trao đổi vớicác thân hữu cùng chia sẻ đam mê trong lĩnh vực này. Năm bài báo công bố năm 1905 chỉ cho phép ông được thăng lên hàng ... công chức hạng hai !

Nếu thuyết tương đối hạn chế là một lý thuyết tổng quát của « Vũ Trụ Không - Thời Gian », thì thuyết tương đối tổng quát lại chỉ "hạn chế" trong s mô tả tương tác hấp dẫn của vật chất. Tương tác này vốn được coi như một "lực" t đã rất lâu. Trong môi trường sống thường ngày, nó cắt nghĩa cân nặng của s vật, cũng như hiện tượng "rơi".