Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Hữu Vinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Hữu Vinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 6 tháng 8, 2020
Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm -Cử nhân Luật, cựu Thiếu tá an ninh, Bộ Công an): Lỗ hổng trong quy định cảnh sát giao thông được ‘huy động phương tiện’ của dân
Thông tư 65/2020/TT-BCA ngày 19/06/2020, của Bộ Công an “Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông” (*), có hiệu lực từ ngày 05/08/2020, trong Điều 8, Khoản 3 có đoạn:
“Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó. Việc huy động được thực hiện dưới hình thức yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản.”
Quy định trên cho thấy một số điểm không rõ ràng; trao cho Cảnh sát giao thông (CSGT) quyền hạn quá lớn mà thiếu sự kiểm soát, chế tài đề phòng sự tùy tiện, lợi dụng với mục đích không tốt; đồng thời lại coi nhẹ quyền sở hữu tài sản cá nhân (cả của nhà nước) và sự an toàn của người dân trong những trường hợp bị “huy động phương tiện”.
Thông tư này thay cho Thông tư 01/2016/TT-BCA ngày 04/01/2016 (*), trong đó tại Điều 5, Khoảng 6 cũng có nội dung tương tự nêu trên; tuy nhiên có sự giới hạn hơn với quyền của CSGT, là việc “trưng dụng phương tiện” phải “theo quy định của pháp luật”, đồng thời không mở rộng ra quá nhiều mục đích của việc “huy động”, tới độ … “để bảo vệ an ninh quốc gia …” và được “yêu cầu trực tiếp”.
Xin nêu chi tiết một số điểm cần được xem lại, sửa đổi:
Việc “huy động phương tiện” là thế nào
Thứ Ba, 7 tháng 5, 2019
Diễm Thi, RFA: Blogger Anh Ba Sàm – Tôi phải cám ơn nhà tù!
![]() |
Nhà báo Nguyễn Hữu Vinh và vợ, bà Lê Thị Minh Hà, trước Trại giam số 5 ngày 5/5/2019. Courtesy of luatkhoa |
Blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh vừa mãn án tù hôm 5/5/2019 sau 5 năm thụ án. Ông trả lời phỏng vấn Đài Á Châu Tự Do vào ngày 6 tháng 5. Trước hết ông chia sẻ về tình hình sức khỏe bản thân :
Ông Nguyễn Hữu Vinh: Tôi xin gửi lời chào đến Ban biên tập Đài Á Châu Tự Do, quý thính giả nghe đài và chào chị.
Tôi xin tả một điều rất thú vị, đó là trước ngày mãn án, ngày 4/5 thì cán bộ trại giam đến làm việc và lục soát tài liệu của tôi thì tôi phải xin phép được nằm để làm việc. Đến khi ông phó giám thị đến tôi cũng xin lỗi phải nằm để nói chuyện vì tôi rất mệt.
Trong 10 ngày trước đó tôi có những buổi làm việc rất là mệt mỏi với ban lãnh đạo của trại, người bên an ninh…tôi bị bệnh và bác sĩ trại xác định tôi bị rối loạn tiêu hóa, cộng với những bất đồng của tôi với họ và làm việc căng thẳng khiến tôi rất mệt.
Thế nhưng rất kỳ lạ là khi ra khỏi trại, được gặp gia đình, chỉ nửa tiếng sau là tôi khác hẳn, cảm thấy như không hề bị bệnh và quên hết những mệt mỏi.
Thứ Năm, 2 tháng 5, 2019
Nguyễn Hữu Vinh: Thư Kiến Nghị Khẩn Cấp Gửi Thủ Tướng Và Các Bộ Trưởng
Thưa Thủ tướng và các bộ trưởng Bộ Công an, Bộ giáo dục
Tôi là công dân nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Là một người thường theo dõi các tin tức của đất nước, và rất tâm huyết với sự nghiệp “xây dựng con người mới của đảng”.
Vừa qua, cơ quan CSĐT Công an quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã triệt phá một đường dây làm giả văn bằng, chứng chỉ quy mô lớn. Cảnh sát đã thu giữ tại chỗ khoảng 1 tấn phôi bằng, chứng chỉ các loại; 1.200 con dấu của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp cùng nhiều máy móc phục vụ cho việc sản xuất văn bằng, chứng chỉ giả. Theo công an, đường dây này đã làm giả văn bằng tốt nghiệp của hàng nghìn trường đại học, cao đẳng trên cả nước.
Thứ Tư, 27 tháng 2, 2019
Nguyễn Hữu Vinh: Ngưu Tầm Ngưu, Mã Tầm Mã
Cả nước chộn rộn, quan chức chạy ngược chạy xuôi, học sinh phải nghỉ học, chợ búa phải đóng cửa, xe cộ bị cấm lưu thông, cờ quạt búa xua, công an như muỗi, người dân bị canh cửa bằng côn đồ và công an...
Nửa nước phía Bắc bị tê liệt một phần, tiền dân đổ ra như nước lã, như giấy vụn mang đi đốt.
Tất cả chỉ để chi đống tiền ra đón một tên được mệnh danh là "Côn đồ quốc tế".
Chính hắn và cha ông hắn đã và đang đày đọa hàng chục triệu người Bắc Triều Tiên hàng mấy chục năm nay. Nhiều triệu người bị chết đói, nhiều trẻ em bị suy kiệt cho đến chết.
Chính hắn đã không ngần ngại giết cả anh trai hắn bằng biện pháp dã man.
Chính hắn đã ra lệnh giết chú, dượng và những người thân thích cũng như hàng vạn đồng chí của hắn đã nâng đỡ cha con, ông cháu hắn.
Khi mà một con người làm điều thất nhân đức, có thể là do một cá tính.
Nhưng khi cả ba thế hệ nhà hắn đều như thế, nghĩa là máu côn đồ, máu lạnh và sự bất nhân, tính thú vật đã thuộc vào giòng giống nhà hắn xưa nay.
Thứ Tư, 23 tháng 1, 2019
Nguyễn Hữu Vinh: Ơn đảng, cả nước thành Chí Phèo
Mới đây, trước Quốc hội, khi nói về chế độ giam giữ trong nhà tù Việt Nam, Bộ trưởng Công an Tô Lâm nêu lo ngại rằng: “Có người nói như thế này thì đi tù còn hơn. Thành ra có người cố gây ra điều gì đó để được xử tù”.
Điều này đã gây sự chú ý rất lớn trong xã hội.
Vì sao, một Bộ trưởng Công an, chuyên môn đi bắt người, giam giữ người trong tù đày lại phát biểu một điều về thực tế xã hội Việt Nam là người dân tìm cách để đi tù?
Phải chăng, chế độ nhà tù Việt Nam quá sung sướng và hấp dẫn đến mức người dân bất chấp tình trạng “Nhất nhật tù thiên thu tại ngoại” – nghĩa là một ngày ở tù bằng một ngàn năm ở ngoài?
Chế độ nhà tù quá cao?
Và điều Tô Lâm giải thích là: “ở quê tôi người dân bình thường lao động cần cù đang rất nghèo, không được 1 tháng 17 kg gạo, 15 kg rau và bao nhiêu thịt, bao nhiêu đường, quần áo”.
Theo Nghị định số 117/2011/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân từ 2011, thì chế độ cho mỗi phạm nhân gồm có: “17kg gạo tẻ thường; 0,7 kg thịt, 0,8 kg cá; 0,5 kg đường loại trung bình; 01 kg muối; 15 kg rau xanh; 0,75 lít nước mắm; 0,1 kg bột ngọt; chất đốt tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than.”
Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018
Nguyễn Hữu Vinh: Bạo Lực Học Đường, Cái Nôi Của Bạo Lực Xã Hội
Trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội Việt Nam ngày nay, bạo lực được sử dụng không chỉ bằng hành vi, lời nói mà cả ngay trong tư tưởng con người. Bất cứ một vấn đề nào khi đối diện với những khó khăn giữa các mối quan hệ, bạo lực lại được sử dụng hoặc tính đến.
Bạo lực có mặt mọi nơi, mọi lúc
Bạo lực được sử dụng trong mọi mối quan hệ dân sự, trong giao thông, kinh doanh, thương mại cũng như trong các mối quan hệ giữa làng xóm, thậm chí trong gia đình, giữa vợ chồng, con cái và cha mẹ.
Trong học đường, bạo lực được sử dụng bởi thầy cô giáo, rồi qua đó tiêm nhiễm đến học sinh và cứ thế lan ra ngoài xã hội.
Trái với truyền thống từ ngàn xưa của dân tộc, khi người dân được giáo dục từ nhỏ về cách đối xử với nhau trong cuộc sống, trong xã hội cho êm đềm, mềm mỏng và nhân ái, ngày nay, việc sử dụng bạo lực như một phương tiện để giải quyết các vấn đề cá nhân và xã hội. Những câu ca dao như:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Hoặc:
“Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”…
Ngày nay đã trở thành xưa cũ, xa lạ với đời sống người dân trong chế độ cộng sản.
Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016
Nguyễn Hữu Vinh - Trung tâm bảo trợ xã hội hay nơi giam giữ để trả thù?
Nhạc sĩ Tạ
Trí Hải và người biểu tình chống tập đoàn Đài Loan Formosa
ở trung tâm Hà Nội
vào ngày 1 tháng 5 năm 2016.
Ngày
3/6/2016, cụ Tạ Trí Hải, nghệ sĩ đường phố bất ngờ bị bắt vào Trung tâm Bảo trợ
xã hội số 1 – Hà Nội.
Bắt vì tội
yêu nước?
Có thể nói rằng
việc nhiều người yêu nước, đi biểu tình chống Trung Quốc, biểu tình bảo vệ môi
trường sống, tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống, hy sinh bảo vệ
Hoàng Sa, Trường Sa và cuộc chiến Biên giới Phía bắc dưới bom đạn kẻ thù dân tộc
là bọn bành trướng bá quyền Trung Cộng, bị nhà cầm quyền Việt Nam đưa vào trại
“phục hồi nhân phẩm”, vào đồn Công an, đánh đập, làm khó dễ… là chuyện không hiếm.
Khi một nhà nước đã cam tâm kết bạn vàng với kẻ thù của đất nước thì chuyện bắt
bớ trấn áp công dân yêu nước là bình thường.
Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016
LS Hà Huy Sơn trả lời phỏng vấn của Bauxite Việt Nam
Vụ xử sơ thẩm đối với Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy của Tòa án nhân dân Hà Nội trong buổi sáng ngày 23-3-2016 còn để lại một dư âm nặng nề trong dư luận, trong nước cũng như quốc tế. Ngay thông báo của Tòa được gọi là “phiên xử công khai”, vậy mà một Nghị sĩ CHLB Đức, ông Martin Patzel đánh đường sang Việt Nam để xin vào dự thính đã bị từ chối. Đại diện nhiều Sứ quán tại Hà Nội cũng cùng chung số phận. Người Việt thì không lạ nhưng các thành viên nước ngoài có mặt trước cửa Tòa án lúc ấy hẳn lấy làm lạ lùng, càng thấu hiểu thực chất “dân chủ đến thế là cùng” của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngay sau khi bản án vừa xử xong, LHQ và các tổ chức nhân quyền quốc tế lớn nhất thế giới như Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International, AI), Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (Committee to Protect Journalists, CPJ), Tổ chức Giám sát Nhân quyền (Human Rights Watch, HRW), Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (International Federation for Human Rights, FIDH)... đã lên tiếng mạnh mẽ, phản đối bản án sai trái và chỉ trích chính quyền Việt Nam vi phạm các nghĩa vụ quy định trong các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam tham gia. Trong không khí nóng bỏng đặt cơ quan công quyền của Đảng Cộng sản vào thế kẹt nhiều bề như vậy, BVN đã gặp gỡ luật sư Hà Huy Sơn, một trong những luật sư bào chữa cho hai bị cáo, nêu một số câu hỏi phỏng vấn ông, ngõ hầu làm sáng tỏ thêm đôi điều về phiên tòa đặc biệt này. Xin cảm ơn Luật sư Hà Huy Sơn đã nhận lời phỏng vấn của BVN. - Bauxite Việt Nam
Câu hỏi 1 – Lý do hay cơ duyên nào đã khiến LS nhận lời bào chữa cho hai bị cáo Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy, hai người bạn gắn bó nhiều năm với giới đấu tranh chống TQ xâm lược cũng như đấu tranh cho một xã hội dân chủ, nhất là anh Vinh?
Có lẽ tôi được
mọi người biết đến kể từ khi làm LS bào chữa cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, kế đó là
LS bào chữa cho ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), sinh viên Nguyễn Phương Uyên, Luật
sư Lê Quốc Quân, bà Bùi Thị Minh Hằng… Ngoài ra, tôi cũng tham gia một số buổi
biểu tình những năm 2011, 2013, 2014 phản đối Trung Quốc xâm lược nên có quen
biết ông Nguyễn Hữu Vinh. Do có quen biết ông Vinh từ trước nên tôi nhận làm LS
bào chữa cho Nguyễn Thị Minh Thúy luôn.
Câu hỏi 2
- Tình hình phiên tòa xử anh Vinh và chị Thúy của Tòa án Nhân dân Hà Nội
trong buổi sáng 23-3-2016, theo LS có gì bất thường so với các phiên tòa xử các
nhà bất đồng chính kiến hoặc blogger khác hay không?
Phiên tòa
sáng 23-3-2016, không khí ngột ngạt đè nặng từ bên ngoài cho đến trong phòng xử
cũng giống như các phiên tòa mang màu sắc “chính trị” trước đó. Có sự khác biệt
là phòng xử nhỏ hơn, diện tích khoảng 79-80m2; trong phòng cũng những người của
công an bố trí mặc thường phục ngồi kín chỗ. Lần này, họ cho người nhà của các
bị cáo mỗi bị cáo có một người được tham dự ngay từ đầu phiên xử mà không gây
khó dễ gì. Thẩm phán chủ tọa cũng cho biết luôn là việc không cho các Luật sư
mang laptop vào phòng xử là theo lệnh của An ninh…
Câu hỏi 3
– Theo dư luận và ý kiến của một số LS nhận việc bào chữa cho hai bị cáo thì
trong gần hai năm qua, phía cáo buộc và giam giữ hai bloggers đó đã không thể
nào tìm ra chứng cứ buộc tội, vậy trong phiên tòa họ dựa vào cơ sở pháp lý nào
để kết án anh Nguyễn Hữu Vinh đến 5 năm và chị Nguyễn Thị Minh Thúy 3 năm tù
giam? Cơ sở pháp lý ấy vững chắc đến đâu thưa ông?
Trong phiên
tòa này phía đại diện Viện Kiểm sát đã đuối lý không đưa ra được các bằng chứng
kỹ thuật kết tội Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị Minh Thúy liên quan đến hai blog
“Dân quyền” và “Chép sử Việt”. Đến khi tuyên án thì Chủ tọa lại đưa ra các mẩu
ghi chép, viết tắt, không rõ câu, không rõ nghĩa từ trong sổ tay của Nguyễn Hữu
Vinh để làm bằng chứng buộc tội. Họ kết tội Thúy là đồng phạm với anh Vinh bằng
việc thống kê nhiều lần hai người gọi điện thoại cho nhau theo list do các công
ty thuê bao di động cung cấp, nhưng không đưa ra được nội dung hai người trao đổi
cái gì trong những lần gọi đó.
Câu hỏi 4
– Tinh thần của hai bị cáo trong suốt phiên tòa ông thấy thế nào? Khi nghe
tuyên án – mà dư luận chung đều thấy quá bất công, phi lý nữa – ông có thấy họ
tỏ thái độ gì không? Họ có quyết định kháng án không?
Tinh thần của
anh Vinh và Thúy trong suốt phiên tòa rất bình thản, tỉnh táo, trả lời ngọn
ngành, nghiêm túc. Sau khi tuyên án tôi và các luật sư đều nhận thấy đây là một
bản án bất công, phi lý, vi phạm nghiêm trọng Bộ luật tố tụng hình sự. Tôi tin
rằng họ sẽ kháng cáo.
Câu hỏi 5
– Quan điểm của nhóm LS bào chữa có được trình bày đầy đủ và được Hội đồng
xét xử lắng nghe không? Có chỗ nào hai bên phải tranh luận hoặc chỗ nào Chủ tọa
cắt lời LS một cách bất bình thường không?
Các luật sư
đã trình bày rõ ràng và đầy đủ các luận cứ bào chữa của mình và đều khẳng định
hai bị cáo vô tội. Phía đại diện VKS chỉ đối đáp cho lấy lệ và không tranh tụng
các vấn đề chính do luật sư đưa ra. Chủ tọa đã nhiều lần ngắt lời luật sư khi
nói đến nhân thân của bị cáo, vấn đề đảng tịch của anh Vinh và Thẩm phán chủ tọa
Nguyễn Văn Phổ đã đánh lừa không cho anh Vinh trình bày về nhân thân của mình.
Câu hỏi 6
– Qua phiên tòa này, LS có lời nhắc nhở hoặc rút kinh nghiệm gì cho tất cả
những nhà phản biện chính sách, nhất là những blogger đang sử dụng các trang mạng
để đăng những phát biểu góp ý thẳng thắn với chính quyền về các mặt yếu kém nhằm
phát huy dân chủ trong xã hội chúng ta?
Qua phiên tòa
này, tôi nhận thấy chính quyền [đến nay vẫn] không hề thay đổi. Mọi tiến bộ về
tự do, dân chủ đều phải trả giá và điều này phải do chính người dân ý thức được
và sẵn sàng chấp nhận.
Câu hỏi 7
– Theo dự đoán của LS, kết quả của phiên tòa phúc thẩm (nếu có) sẽ như thế
nào?
Tôi dự đoán
phiên tòa phúc thẩm họ sẽ sửa chữa những sai lầm tại phiên sơ thẩm vì áp lực của
sự thay đổi bắt buộc họ phải giảm mức án.
Câu hỏi 8
– Nếu phiên tòa phúc thẩm không trả tự do cho hai bị cáo, thì đây có thể
thành một án lệ để xử các vụ tương tự trong tương lai hay không?
Phiên tòa
phúc thẩm cho dù hai bị cáo có được trả tự do hay không thì hiện tại cũng không
thể lấy làm mẫu cho tương lai cũng như hiện tại đã không thể sử dụng quá khứ
làm chuẩn mực. Nói cách khác không có một án lệ nào cả, tôi nhận thấy sự thay đổi
đang diễn ra rất nhanh chóng trong nước và quốc tế.
Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015
Nguyễn Hữu Vinh - Chủ nghĩa lý lịch và hậu quả quái đản
viết từ Hà Tĩnh
![]() |
Một kỳ thi tuyển sinh đại học quốc
gia tại trường Đại học Bách Khoa học và Công nghệ Hà Nội ngày 01 tháng 7 năm
2015. AFP photo
|
Sau những vụ cả thí sinh và phụ
huynh nháo nhác chạy rút ra đút vào hồ sơ của mình để kiếm tìm khả năng vào
trường đại học gây bức xúc dư luận nhân dân, thì lại nổi lên việc nhiều
học sinh vào trường Công an không được tuyển, chỉ vì "lý lịch gia
đình".
Những vấn đề đó phản ánh một tình
trạng đặc thù của Việt Nam thời Cộng sản. Thời mà đến mấy thế hệ được giáo dục
bởi "Nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam" (Hồ Chí Minh - Thư gửi Học sinh
nhân ngày khai trường 1945).
Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013
Nguyễn Hữu Vinh - Biểu tình yêu nước 2/6/2013: Cảm nghiệm về sự bất chính và tàn bạo
Nguyễn Hữu Vinh
Kỳ I
Quyền tự do của Công dân
Hầu như hàng năm, sau mỗi kỳ có báo cáo nhân quyền của Mỹ hoăc Châu Âu, Việt Nam đều có bài học thuộc lòng và người phát ngôn lên đọc câu này: “Trước hết cần khẳng định Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân. Mọi người dân được thực thi các quyền của mình trong khuôn khổ luật pháp”.
Cũng có khi, nhà nước Việt Nam cho gắn những câu khẩu hiệu rằng thì là “Quyền con người là giá trị chung của các quốc gia, dân tộc”. Thế nhưng, mỗi khi bị chỉ trích nhân quyền Việt Nam sẽ biện bạch rằng: “Do khác biệt về hoàn cảnh lịch sử, chế độ chính trị, trình độ phát triển, giá trị truyền thống văn hóa… nên cách tiếp cận về quyền con người của mỗi quốc gia có thể khác nhau”. Và cách “tiếp cận” như thế nào thì chắc chỉ có chính quyền Việt Nam mới hiểu và chấp nhận cách “tiếp cận” độc đáo khác với thế giới văn minh đó.
Với tôi, cứ mỗi lần có sự kiện nào đó như vụ xử các giáo dân Thái Hà năm 2009, Xử án Đoàn Văn Vươn, Thánh lễ Thụ Phong Giám mục, Đại lễ ở các Giáo phận, các bạn trẻ học tập Quyền Con người tại công viên… lập tức tôi được chăm sóc kỹ càng. Nếu không bằng Giấy Triệu tập về bài viết, thì cũng một lý do ất ơ nào đó và hôm đó lên ngồi chơi ở Sở Công an hoặc cơ quan Công an nào đó suốt thời gian sự kiện kia chấm dứt. Thậm chí không còn lý do nào hay hơn, thì được Trưởng Công an Phường có lời mời đi uống bia…
Riêng về biểu tình yêu nước, đã nhiều lần các đoàn thể mặt trận, cựu chiến binh, phụ nữ, phường và công an đến nhà “vận động” không đi biểu tình vì “đã có Đảng và nhà nước lo”. Thậm chí có vị còn “đã có ai xâm lược ai đâu”… nhiều đến mức phát bực và nói thẳng: Lần sau tôi không tiếp bất cứ ai về vấn đề này.
Lần này, trên mạng có thông tin Biểu tình yêu nước vào Chúa Nhật 2/6/2013, sáng thứ 7 đã nghe điện thoại của Trưởng CA Phường gọi vào máy: Ông ở đâu đấy?
- Đang đi có việc, có gì đấy?
– Gặp nhau uống bia chút.
– Đi vắng rồi, chưa về.
– Khi nào về đấy?
– Xong việc thì về, chưa biết khi nào.
Sáng sớm Chúa Nhật:
- Này, ông đang ở đâu?
- Ở đâu thì ở chứ ông làm cái gì mà cứ như truy nã tôi thế? Tôi đã bảo đi vắng chưa về.
- Lát nữa có lên Bờ Hồ không? Có đi biểu tình không?
- Chưa rõ, nếu về kịp thì đi.
Ở một đất nước mà quyền con người được tiếp cận bằng hình thức như Việt Nam, thì người dân được tự do là vậy đấy.
Cuộc biểu thị lòng yêu nước quật cường
Một lúc sau, Trưởng CA Phường vào bấm chuông, vợ tôi xuống mở cửa:
- Anh hỏi gì đấy?
- Vinh có nhà không em?
- Anh ấy đi vắng.
Trưởng CA Phường xô cửa đẩy ra, vợ tôi giữ lại:
- Anh làm gì đấy? Mở cửa nhà tôi làm gì?
- Anh vào nhà tí.
- Chồng tôi đi vắng, anh vào làm gì?
- Thì vào tí không được sao?
- Không được, tôi mới ngủ dậy không mời anh vào nhà được.
Thế là Trưởng CA Phường ra về và mấy chiến sĩ mặc thường phục cứ đứng phục sẵn ở ngõ nhà tôi mà không biết để làm gì. Kể ra cũng tốn tiền dân, tiền bạc cứ chi cho những việc vô bổ thế này, hèn chi cứ kêu nền kinh tế nguy ngập là chuyện không lạ.
Lực lượng thường trực trước cửa nhà của một buổi biểu tình chống Trung Cộng xâm lược.
Tại Bờ Hồ Hoàn Kiếm, khi tôi về đến nơi, xung quanh dày đặc các loại công an, dân phòng, xe cảnh sát, xe bus đợi sẵn… cứ như chuẩn bị chiến tranh. Phía đầu Hàm Cá mập, một số người có mặt và dày đặc công an, chìm, nổi… đủ cả.
Khi tôi đến, đoàn người đã tập trung và bắt đầu cuộc diễu hành. Tôi đứng chụp mấy kiểu ảnh. Chiếc xe cảnh sát bắt đầu phát loa chói tai, đại loại là: “Chúng tôi ghi nhận tấm lòng của đồng bào với Tổ Quốc và dân tộc… theo quy định của pháp luật”. Thế rồi sự ghi nhận đó được thể hiện ngay lập tức bằng hành động. Hàng loạt thanh niên không sắc phục được tung ra, giật tất cả băng rôn của những người yêu nước trên tay với nội dung “Biển Đông không phải ao nhà của Trung Quốc” “Phản đối đường 9 đoạn của Trung Quốc”…
Những cụ già cầm mảnh giấy trên tay liền có năm, bảy thanh niên trai tráng xông vào bẻ tay, giật lấy các mảnh giấy ghi lên đó tấm lòng của họ đối với Tổ Quốc. Hàng loạt người bị bắt lên xe bus, hàng loạt cảnh sát, an ninh, dày đặc bu xung quanh những em nhỏ, những người đàn bà và các cụ già, hằm hằm nhìn họ như chực nuốt sống từng người. Những phóng viên nước ngoài thấy lạ chụp ảnh, ghi hình liền bị các nữ quái chặn lại, giơ tay che máy ảnh, đuổi đi.
Tưởng như cuộc biểu tình thế là tan rã.
Nhưng không, nhóm người còn lại lại tiếp tục bước tới, và giơ cao các khẩu hiệu bằng giấy phản đối Trung Quốc xâm lược. Lần này số người còn lại tiếp tục tiến bước bên cạnh chiếc xe cảnh sát lại phát loa “Chúng tôi ghi nhận tấm lòng của đồng bào với Tổ Quốc và dân tộc…” nhưng không ai biết cái “chúng tôi” đó là ai.
Thế rồi, cuộc đàn áp lần thứ hai lại bắt đầu. Hàng loạt thanh niên lại xông vào giằng, cướp, xé và bắt đi một số người lên xe bus. Những người còn lại bị xé lẻ ra từng nhóm, mỗi nhóm, từng đàn thanh niên vây quanh và gầm gừ nhìn họ.
Rồi cuộc hành trình biểu tình yêu nước lại tiếp tục lần thứ 3. Có lẽ quá choáng trước lòng yêu nước của người dân, lần này những người biểu tình đi được một quãng khá xa. Họ không hô khẩu hiệu, họ câm lặng cầm các biểu ngữ còn lại trên tay và tiếp tục bước đi. Cả đoàn người thành một cuộc biểu tình câm. Họ không nói, nhưng tiếng thét căm hờn của họ được diễn tả qua từng ánh mắt, từng bước chân can đảm và từng con người sắt đá.
Dòng người đang đi trên đường Hà Nội nhìn họ mà thảng thốt, giật mình và tò mò. Sự câm lặng của người dân ngay dưới trời Thủ đô Việt Nam luôn lấy “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” để quảng cáo, giữa Thành phố Hà Nội vì hòa bình như một bầu không khí ngột ngạt, oi bức trước cơn bão. Tiếng loa phát thanh từ xe công an trở nên lạc lõng và vô vị. Càng phát thanh, người dân đi đường càng thấy rõ bản chất của nhà cầm quyền. Bởi ngay đằng sau lời nói là hành động ngược lại của họ.
Cuộc biểu tình yêu nước trong câm lặng giữa Thủ đô Hà Nội.
Không ai được biết có cái “chúng tôi” nào mà vừa mới leo lẻo “ghi nhận tấm lòng của nhân dân với Tổ Quốc” xong, lập tức bắt, cướp, xé nát các khẩu hiệu chống Trung Cộng. Cái “chúng tôi” đó là ai, mà vừa rời khỏi miệng câu “theo quy định của pháp luật” lập tức cho hàng đàn người không sắc phục, xông vào bắt người dân lên xe bus.
Có lẽ chưa có luật pháp nước nào cho công dân được phép tự tiện bắt cóc công dân khác mà không có bất cứ một mệnh lệnh nào?
Chừng như không thể chịu nổi sự bức bối của đoàn người biểu tình câm, cuộc đàn áp lần thứ 3 lại bắt đầu và khốc liệt hơn. Những thanh niên to lớn nhận được những cái chỉ tay là xông vào người dân như con thú say mồi, những người dân không tấc sắt trong tay, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em, thậm chí những em bé mới có 5 tháng tuổi trên tay mẹ. Họ không thể kháng cự, và họ buộc phải lên xe bus. Nhìn những cảnh này, chợt nghiệm thấy câu thơ của cụ Nguyễn Du ngày xưa đang ứng nghiệm: “Đầu trâu mặt ngựa, ào ào như sôi”.
Một đám an ninh vây bắt một cụ già có lẽ bằng tuổi ông nội mình vì tội yêu nước
Bị bắt
Tôi đang đứng bên này đường, chụp vài hình ảnh cuộc vây bắt những người biểu tình đưa lên xe ở phía bên kia. Chợt thấy một người kéo mấy người lại và chỉ tay vào tôi. Người này tôi nhận ra ngay, đó là người có tên là Khương.
Câu chuyện gặp gỡ người này cũng khá thú vị.
Ngày 1/7/2012, đoàn biểu tình chống Trung Cộng bị chặn lại trên đường Điện Biên Phủ phải tiếp tục trở lại Bờ Hồ. Tôi đang cầm máy ảnh đi trên đường, chợt một giọng nói vang lên bên tai: “Đ.M thằng này, tao đánh mày chết mẹ mày bây giờ”. Tưởng có ai đang nói người khác, tôi quay đầu nhìn lại, một bộ mặt lỳ lợm đang ghé vào tôi. Chưa hiểu hắn ta là ai, tại sao có những lời khiếm nhã kiểu ngoài chợ như vậy, chắc hắn ít tuổi hơn tôi nhiều. Ngay lập tức, bà con giáo dân và những người biểu tình vây lấy bảo vệ cho tôi. Tôi đang ngạc nhiên chưa hiểu chuyện gì, thì bà con giáo dân cho tôi biết: “Thằng này là thằng Khương, nó là an ninh tôn giáo, chúng tôi không lạ gì nó”. Tôi không tin lắm, chẳng lẽ an ninh có loại người như vậy, vì tôi không hề biết anh ta, cũng chẳng có mối liên hệ nào. Tôi cứ kệ và đi tiếp chụp hình. Chợt anh ta đi lại phía tôi khi tôi đang giơ máy ảnh và khuôn mặt anh ta lọt vào ống kính. Anh ta bảo:”Mày chụp cái l… à?”. Tôi bật cười trả lời: “Ơ, tôi tưởng là cái mặt anh chứ". Bà con quây lại, hắn bỏ đi. Từ đó tôi mới biết người này tên Khương.
Lần đầu gặp gỡ 1/7/2012 anh ta hỏi tôi: "Mày chụp cái l... à? "
Hắn chỉ tay sang bên kia đường, nơi tôi đang đứng.
Sau sự thầm thì và cái chỉ tay của Khương, một đám người lao lại phía tôi, khi đó tôi đã bước qua đường sang phía bên này, cách đoàn người biểu tình độ mấy chục mét. Đám người vây quanh và xông vào không nói không rằng dùng vũ lực đẩy tôi đi. Tôi nói: “Các anh là ai? Tại sao lại bắt tôi? Tôi làm điều gì sai? Các anh đang vi phạm pháp luật đấy”. Một giọng nói rít qua kẽ răng: “Luật pháp là cái l…, đi ngay”.
Tôi bị đẩy lên xe bus chờ gần đó, không thấy bị động hay lúng túng, cũng chẳng lấy làm ngạc nhiên, chẳng nghĩ gì, chỉ thoáng trong đầu một câu hỏi: Sao an ninh và công an lại khoái cái l… đến mức khi nào cũng có thể nói ra mồm như thế?
Chưa kịp tìm ra câu hỏi, thì họ đã đẩy tôi lên xe bus.
(Còn tiếp)
Hà Nội, 3/6/2013, một ngày sau biểu tình yêu nước 2013
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Biểu tình yêu nước 2/6/2013: Cảm nghiệm về sự bất chính và tàn bạo – Kỳ II
http://www.rfavietnam.com/node/1636
Tue, 06/04/2013 - 19:14 — nguyenhuuvinh
Trên xe bus chở người bị bắt cóc
Chiếc xe chở chúng tôi có khoảng 9 -10 người và hai công an, ba bốn thanh niên bặm trợn không có quân trang, quân phục hoặc bất cứ phù hiệu gì để chứng tỏ đang làm việc công. Chúng tôi kịch liệt phản đối việc bắt bớ ngay từ khi lên xe. Mấy thanh niên này ngăn cản chúng tôi kể cả việc mở cửa cho thoáng. Chỉ vì họ sợ người trên xe hô hào chống Trung Cộng tiếp. Thực ra họ lo hơi xa, Đại sứ quán Trung Cộng không gần đó lắm, còn những người Tàu nhan nhản đi lại ở Hà Nội thì không mấy ai biết tiếng Việt. Hai viên mặc áo công an chạy đi chạy lại trấn an. Nhưng tất cả mọi người đều phản đối, nhiều tiếng hô vang: “Phản đối bắt người yêu nước, phản đối bắt cóc”… mấy thanh niên hốt hoảng đóng cửa, dòng người dưới đường nghe tiếng kêu ngước nhìn càng nhiều thì mấy thanh niên càng hoảng.
Xe đến Cầu Đuống, một thanh niên quyết nhào ra khỏi xe, nhảy xuống sông. Chúng tôi hốt hoảng giữ anh ta lại. Anh ta nói: “Cứ bỏ cháu ra, cháu thà chết dưới sông còn hơn rơi vào tay bọn bán nước, nhục lắm các chú ơi”. Nhưng cũng may, khi anh ta nhảy xuống đất thì lúc đó xe đã chạy qua cầu. Mấy thanh niên bặm trợn kia bảo dừng xe nhảy xuống đi bắt lại, nhưng chưa kịp bắt họ thì mấy người khác đồng loạt nhảy xuống. Còn tôi và vài người phụ nữ, người có tuổi ở lại trên xe. Tôi nghĩ: Việc gì phải nhảy xuống, cứ đối mặt xem một lần những người bắt dân yêu nước mặt mũi và nhận thức của họ ra sao.
Thế rồi xe đến Trại Lộc Hà.
Trại Lộc Hà
Xe vào trại, những thanh niên trên xe nhảy xuống, viên mặc áo công an nói lý nhí:“Xin các bác thông cảm, bọn cháu cũng chỉ làm theo mệnh lệnh thôi”. Chẳng buồn đáp lại, chúng tôi xuống xe.
Đây là một trại dùng để nhốt gái mại dâm, những kẻ nghiện xì ke, ma túy, trộm cắp… trước đây có tên rất “mỹ miều”: Trại phục hồi nhân phẩm. Không rõ quá trình phục hồi ở đây xong, những người từ đây ra nhân phẩm có được phục hồi hay không thì chưa rõ. Nhưng mấy tiếng đồng hồ ở trại, chúng tôi e rằng đối tượng cần phục hồi nhân phẩm ở đây, chính là lớp cán bộ, công an tiếp xúc với chúng tôi ở đó. Chừng như thấy cái tên nghe cũng hơi “nhạy cảm” khi mỗi lần người ta tiếp xúc với cán bộ ở đây, nên mới đổi thành Trung tâm Lưu trú Lộc Hà.
Ở Việt Nam, có lắm loại nơi giam giữ, cầm giữ con người với những cái tên rất đẹp. Nơi nhốt người bán dâm, ma túy, trộm cắp… không qua xét xử - nghĩa là tùy thích của một công dân khác - được gọi là Trại Phục hồi nhân phẩm hay Trung tâm lưu trú. Nghe đơn giản và trìu mến, nhân đạo quá. Cũng không khác gì nhà tù là mấy, vì vào đó coi như mất tự do. Ngoài những Trung tâm này, nhà nước ta còn sáng tác thêm nhiều nơi khác như Cơ sở giáo dục. Thanh Hà ở Vĩnh Phúc là một trong nhiều nơi giam giữ, nhốt người theo kiểu tù đó mà Bùi Minh Hằng đã cảm nhận rất chi tiết. Vì vậy, Việt Nam số lượng nhà tù theo thống kê chưa phải là quá nhiều? Quả thật, về môn sáng tạo từ ngữ thay thế, phải công nhận sự tài tình của "Đảng ta" qua những vấn đề có tính "nhạy cảm" này.
Nay những trại, những cơ sở đó bổ sung thêm những đối tượng như chúng tôi: Những nhà văn, nhà báo, kỹ sư, cử nhân, nông dân và học sinh… dám chống Trung Cộng xâm lược lãnh thổ, lãnh hải, dám yêu nước không chờ giấy phép. Chỉ vì đó là anh bạn vàng của “Đảng ta”.
Vào một phòng khá rộng, có cái bảng: Phòng chờ xử lý vi phạm. Khi tôi đến, ở đó đã có mấy chục người. Hàng loạt công an được huy động xanh cả cửa đi, cửa sổ và ghế ngồi bên ngoài để canh giữ chúng tôi. Cẩn mật và hệ trọng, cứ như sểnh ra là chúng tôi giữ lại được biển đảo không chừng.
Bên cạnh phòng chờ xử lý vi phạm, là một dãy buồng có những chiếc giường, có cửa gỗ đóng kín. Nhìn qua, cứ như một nhà chứa loại tồi. Chiều giường mốc thếch, bụi bặm, chứng tỏ ở đây ít khách. Một người nói: “Trại này may có chúng ta mà có việc, chứ bình thường chắc chẳng có ma nào đến”? Một người khác vẻ hiểu đời: “Bà nhầm đấy, đây mới là nơi ra tiền đấy các bà ạ. Bà biết bây giờ vào trại dễ thế này, nhưng ra trại thì cần phải có cái gì để ra không? Bác dẫn đầu cả đấy”. Cả phòng nhao nhao, mỗi người một tiếng. Mấy chàng trai trẻ thì cười hô hố: “Được cái ở đây mà cán bộ muốn tham nhũng thì đỡ cái khoản đi cave, sẵn lắm và dễ chọn, nhỉ”.
Tất cả vào phòng, già trẻ ngồi, đứng lố nhố, có cả bà mẹ Trần Thúy Nga bế em bé Tài mới 5 tháng tuổi. Khổ thân cậu bé, cứ ngủ lăn lóc, kệ công an dọa nạt, canh gác, cũng không quan tâm các bác hô vang khẩu hiệu Trường Sa – Hoàng Sa là của Việt Nam hay của Trung Cộng. Nhìn cậu bé, tôi chợt nghĩ đến câu thơ của ai đó tố cáo chế độ thối nát trước đây, được cho là của Hồ Chí Minh: Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi, phải theo mẹ đến ở nhà pha". Vậy mà ngày xưa, chúng tôi đã từng tin rằng đời mình sẽ không còn chứng kiến cảnh đau lòng đó.
Mọi người tíu tít hỏi thăm nhau quê quán, chỗ làm…
Tôi gặp nhà văn Thùy Linh, Blogger Nguyễn Tường Thụy, Kỹ sư Lã Việt Dũng, Thương binh doanh nhân Phan Trọng Khang… là những người tôi có quen biết ở ngoài, ngoài ra còn một số bạn trẻ tôi chưa quen biết.
Ngay khi vào trại, mọi người đã được phổ biến nội quy của Trại cho nhau. Đây là những người có kinh nghiệm bị bắt khi biểu tình chống Trung Cộng xâm lược đã được đám côn đồ mời về đây nhiều lần. Trước hết, họ sẽ nhốt tất cả lại, sau đó xé lẻ từng người đi làm biên bản vi phạm. Dù anh cãi, dù anh không đồng ý, thì biên bản vẫn được lập và nếu không ký, thì vẫn phải lăn tay. Biện pháp để lăn tay vào giấy của công an ở đây khá độc đáo. Bốn người sẽ giữ chặt tay bạn, bẻ quặt lại nhúng vào bản mực đen và chỗ ghế ngồi đã để sẵn tờ giấy, chỉ cần ấn xuống, gí ngón tay vào đó là coi như bạn đã đồng ý với biên bản và lấy tàng thư vân tay xong. Biên bản này sẽ là cơ sở để chính quyền ra kỷ luật, cảnh cáo, quản chế tại địa phương… như Ls Lê Quốc Quân đã từng phải nhận. Ít nhất, thì cũng coi như có vết đen vì từng có tiền sử về tội dám chống Trung Cộng xâm lược, dù hợp lòng dân nhưng ngược ý Đảng. Nếu ra khỏi trại mà anh tố cáo chuyện bị đánh đập, thì vô chứng cứ nhé, còn người dân Việt Nam, sẽ chỉ chép miệng: Công an đánh là đúng chứ sao, vào trại mà không bị đánh mới là lạ. Ở ngoài đường nó còn đánh, huống chi vào nhà tù.
Đang ngồi nói chuyện, một cậu bé ra nói với chúng tôi: “Các cô các chú ơi, cháu vừa phải ký và điểm chỉ, bốn thằng đánh cháu bắt cháu ký biên bản”. Bùi Minh Hằng hỏi: Vậy cháu ký khi nào và ký cái gì? Cậu bé kể lại: Chúng nó đưa cháu vào một phòng riêng, sau đó nó hỏi tên cháu, cháu nói xong, hỏi đến tên bố mẹ, cháu bảo: Tôi không nói tên Bố mẹ tôi, vì đây là bí mật đời tư của tôi. Thế là đang ngọt nhạt, thì bốn thằng vào đánh cháu túi bụi và chửi: ĐM mày, mày không nói mà được à? Rồi bắt cháu ký và điểm chỉ. Tất cả đều phẫn nộ nghĩ đến lượt mình và đồng thanh tuyên bố: Chúng ta không có tội gì ngoài một tội duy nhất là Yêu tổ quốc, yêu đồng bào. Nếu chúng nó vào bắt đi làm việc, thì chẳng có việc gì mà làm riêng, nên phải làm việc công khai, tập thể giám sát.
Đang ngồi, một đứa không sắc phục, không bảng hiệu cứ ghé máy quay phim nhằm chúng tôi mà quay. Tôi phản đối: Chúng tôi không đồng ý để anh quay hình ảnh chúng tôi ở đây. Anh là ai mà dám vào đây quay phim? Anh ta nói: Tôi là nhà báo. Mọi người đòi xem thẻ và giấy giới thiệu, ngay lập tức một đàn công an trẻ xông đến cãi cọ. Một đứa chừng mới khoảng gần hai mươi gì đó, nói năng rất hỗn hào với cả cụ già gần 70 làm mọi người bất bình và yêu cầu đuổi ra ngoài. Nhưng tên “nhà báo” vẫn thậm thụt cùng với nhiều máy quay nữa chĩa vào chúng tôi. Thật ra, nói cho có chuyện với họ vậy thôi, chứ hình ảnh chúng tôi và nhất là tôi, thì CA Hà Nội chắc phải mất khá nhiều ổ cứng mới chứa đủ rồi.
Nhưng, mọi người đang lơ là cảnh giác, thì một công an quật ngã Trương Văn Dũng ngay tại nền cửa ra vào. Mọi người đồng loạt phản đối, Chị Nga nói: “Mày bắt bớ, đánh đập người yêu nước chống Trung Quốc, vậy mày làm việc cho bọn Tàu xâm lược à?” Anh ta tỉnh bơ: “Chuẩn luôn”
Hết nói, đành bó tay với công an. Hình như cái thói coi thường người dân, hống hách và nhiều khi là mất dạy họ được học từ khi mới vào ngành? Ngồi nói chuyện với một chú lính công an nghĩa vụ, chú có vẻ khá hiểu vấn đề và suy nghĩ về nghề công an. Tôi hỏi: “Cái Phân khu A lưu giữ ấy đang chuẩn bị chỗ cho bọn chú phải không?” Cậu bảo: “Các chú có phải là mại dâm, xì ke đâu mà vào đó”. Tôi bảo: “Nhưng yêu nước với xì ke và mại dâm, trộm cắp giờ coi như ngang nhau rồi cháu ạ”. Chú phản đối. Thế nhưng, chỉ hơn một vài tiếng sau, hòa cùng với dàn các cảnh sát, an ninh lẫn với côn đồ, cậu ta hung hăng và tỏ ra sắt máu nhất.
Một xe phá sóng được điều từ Hà Nội sang lắp khẩn cấp ngay bên ngoài cửa sổ phá sóng điện thoại và mọi liên lạc với bên ngoài. Tình trạng cứ như đây là ổ giám điệp của nhân dân không bằng.
Sau vài tiếng kể từ khi bị bắt, cơm hộp được chuyển vào để đó, mọi người không ai nói gì, chẳng ai buồn ăn. Nhưng mấy cậu thanh niên động viên: “Ăn đi các bác, đây cũng là tiền thuế của dân ta cả thôi, bọn chúng nó làm gì ra tiền, nên đây là cơm của chúng ta, ta phải ăn mà chiến đấu”.
Quá trưa, mọi người ăn xong, thì đã thấy bên ngoài rậm rịch xe cộ các loại ra vào tấp nập. Hàng loạt công an mặc sắc phục đủ loại và những người không sắc phục gì bao vây phòng ở. Tất cả mặt mũi bặm trợn và đe dọa. Thoáng thấy bên ngoài tên An ninh Khương chạy đi, chạy lại với cái mũ lưỡi trai luôn trên đầu che đôi mắt vẫn mang kính. Cũng thấp thoáng những người không sắc phục, chúng tôi nhận ra khá nhiều gương mặt khá quen, chỉ biết họ làm nghề công an, nhưng khi nào cũng giấu diếm và lén lút.
Chúng tôi bảo nhau, chắc chuẩn bị vào cuộc và mọi người nhắc nhau sẵn sàng.
(Còn tiếp)
Hà Nội, ngày 4/6/2013. Kỷ niệm 24 năm sự kiện Thiên An Môn
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Biểu tình yêu nước 2/6/2013: Cảm nghiệm về sự bất chính và tàn bạo – Kỳ III
Wed, 06/05/2013 - 19:29 — nguyenhuuvinh
Cuộc vây bắt và đấu tranh
Một đám công an ập vào phòng, đứng phía trước là những người mặc sắc phục, phía sau là đám không sắc phục và những nhân viên an ninh. Máy quay tua tủa chĩa vào chúng tôi như đang chuẩn bị chứng kiến cuộc chọi trâu. Chúng tôi có hơn 20 người, chỉ có mấy thanh niên, còn toàn ông già và phụ nữ, cả con nhỏ. Những người biểu tình mệt mỏi sau những trận trấn áp, căng thẳng khi đưa về trại đang ngồi nghỉ ngơi phải đứng dậy tất cả. Các nhân viên công an đến thu tất cả ghế nhựa lại và một viên công an mang quân hàm Thiếu tá, tên Hiếu đứng ra chỉ vào chị Nga:
- Mời chị ra đi về, vì chị có con nhỏ.
Nga lập tức đáp:
- Tại sao tôi lại bị bắt vào đây và giờ mọi người chưa được thả thì tôi lại có thể về? Chỉ khi nào thả tất cả thì tôi về, còn con nhỏ nhà tôi mới 5 tháng nhưng đã hai lần ở tù, nó quen rồi.
Thật sự, tôi cảm động và cảm phục chị Nga, người thường xuyên bị quấy nhiễu, bao vây và dùng đủ mọi hình thức để khủng bố ba mẹ con phụ nữ. Có lần chúng tôi đã phải xuống tận nơi giải cứu. Bởi trong khi đa số người dân dù phẫn nộ vẫn không thể xuống đường, không thể đối mặt với bạo lực vì nỗi sợ hãi và nhiều thứ ràng buộc. Thậm chí có người chỉ xuất hiện vài phút cho có, lấy hình ảnh chém gió là chính rồi chuồn bỏ mặc tất cả khi có bạo lực xẩy ra. Thì người phụ nữ một nách hai con nhỏ này đã đều đặn và kiên trì không vắng mặt bất cứ chỗ nào là điểm nóng cần có người đối mặt.
Nghe chị Nga đáp vậy, anh ta chỉ một người khác:
- Tôi mời anh này đi làm việc.
Đây là một người biểu tình bị bắt vào trại này lần đầu như tôi, tất cả đồng thanh:
- Yêu cầu anh cho biết: Làm việc gì, mời hay anh bắt? Chúng tôi bị bắt vào đây vì tội gì?
Anh ta ngớ người trả lời:
- Tôi đại diện cho chính quyền ở đây, mời anh này đi làm việc.
- Anh định làm việc gì mà bắt cóc chúng tôi về đây, phải nói rõ lý do.
Ông Nguyễn Anh Dũng yêu cầu:
- Đề nghị anh nói rõ thế này: Tôi mời anh này đi làm việc vì biểu tình chống Trung Quốc, nói rõ vậy thì chúng tôi sẽ để anh ấy đi.
Anh ta chỉ nói:
- Tôi mời anh này đi làm việc.
Nhưng mọi người không chịu. Chắc anh ta cũng còn chút ngại chứ không như tên công an hồi nãy vênh mặt thừa nhận là tay sai Trung Cộng. Anh ta cáu:
- Tôi nói với các anh, các anh yêu nước, tôi cũng yêu nước nhé.
Đây là hai chữ yêu nước đầu tiên, chúng tôi nghe được từ sáng đến giờ này từ miệng công an. Mọi người hỏi:
- Anh yêu nước sao anh bắt cóc người biểu tình chống Trung Quốc xâm lược?
Anh ta trả lời:
- Tôi có bắt các anh các chị đâu, người khác bắt.
Tôi hỏi:
- Vậy khi bắt chúng tôi, anh có mặt ở đó không?
- Không có.
- Có biên bản vi phạm hoặc lệnh bắt không?
- Không có, thì giờ mới làm việc.
- Anh không có mặt, không có biên bản hay giấy tờ nào khi bắt người, chúng tôi bị bắt bởi một đám người như côn đồ, không phải thuộc cơ quan công quyền, vậy thì anh định làm việc gì?
- Thì tôi mời các anh chị lên để làm việc vì tôi được bàn giao.
Tôi cố nhịn cười hỏi lại anh ta:
- Đây là cơ quan pháp luật chứ không phải cơ quan chính quyền. Vì thế yêu cầu anh làm việc đúng với pháp luật quy định. Yêu cầu anh cho biết cơ sở pháp luật nào mà các anh bắt chúng tôi về đây? Anh nói anh không bắt, vậy thì anh mời người bắt đến đây để trả lời không chỉ cho anh, mà cho cả chúng tôi là chúng tôi bị bắt vì lý do gì?
Anh ta không thể trả lời được và cứ cù nhầy. Nhưng cũng ngay lúc đó, một đám khác bất ngờ xông vào bắt đi vài người. Mọi người đương nhiên là không thể cản được hàng đống thịt đang đè vài chục mống đàn bà, con trẻ và ông già. Đám người bắt được mấy người đưa đi thì rút ra ngoài.
Những người còn lại kiên quyết bảo vệ nhau đến cùng. Tất cả đều đồng lòng: Đã vào đây, chúng nó có thể làm bất cứ việc gì, kể cả bắn chết tập thể và chôn xác tại đây. Nhưng nếu chúng làm việc theo luật rừng, đương nhiên sẽ không có ai hợp tác.
Giữa hai đợt trấn áp, tình hình lại yên tĩnh, ngồi trong nhà nóng bức khó chịu, chúng tôi ra cửa. Một chú công an nói:
- Các bác vào nhà, đừng ra đây.
Tôi bảo:
- Các chú đây không phải tội phạm cháu ạ, và có quyền không bị cầm tù ở đây.
- Nhưng cháu làm nhiệm vụ cũng có sung sướng gì đâu, công an nghĩa vụ, tháng được mấy trăm thôi – anh ta đáp.
Mấy người đi cùng hỏi chú sao chọn nghề này? Chú nói:
- Các bác nói thế chứ, nghề này xấu nhưng không có công an thì sẽ như thế nào?
- Không có nghề nào xấu cháu ạ - Tôi đáp – và cũng không có nghề nào thiếu được trong xã hội, kể cả người chuyên môn đào huyệt, chôn xác chết… tất cả đều cần và xã hội đều phải có người làm. Tuy nhiên vấn đề tốt hay xấu, phụ thuộc vào chính những người làm nghề đó như thế nào mà thôi. Chẳng hạn, công an làm đúng như nhiệm vụ là công an nhân dân, vì dân phục vụ, thì chẳng ai ý kiến gì. Còn công an nhân dân mà lại không biết nhân dân là gì, coi nhân dân như thù địch và chỉ biết “còn đảng còn mình” thì rõ ràng là chưa đúng. Mà đã không đúng thì không tốt.
Đợt trấn áp thứ hai đến sau đó hơn một tiếng với số lượng đông đúc hơn hẳn. Công an tràn ngập nhà, kèm theo là các gương mặt khá lạ và hung dữ, kẻ khoanh tay, người đeo kính, thoáng đằng sau là tên Khương và rừng máy quay, máy ảnh.
Mở đầu vẫn anh chàng thiếu tá Hiếu vào đề khi tất cả chúng tôi đã đứng kết tay với nhau. Anh ta lớn tiếng:
- Bây giờ, tôi mời các anh chị đi làm việc để trả lời chúng tôi vì sao các anh chị đến đây?
Cả đoàn người nhao nhao phản đối yêu cầu lý do mời đi làm việc là việc gì. Trong khi đó, những viên công an xung quanh bắt đầu sấn vào kết hợp với đám không mặc cảnh phục lôi một số người. Tình hình khá hỗn độn, tiếng hò hét nháo nhác. Tôi nói:
- Chúng tôi có ý kiến như sau: Chúng tôi yêu cầu phải làm việc theo Pháp luật quy định. Chúng tôi sẽ hợp tác trong khuôn khổ pháp luật. Còn nếu dùng vũ lực trấn áp, chúng tôi phản đối đến cùng và bất hợp tác toàn diện. Đâu có phải chúng tôi rỗi hơi kéo nhau đến đây. Rõ ràng là các anh đã bắt cóc mà không có bất cứ một văn bản có hiệu lực nào.
Còn anh nói là để hỏi vì sao bắt chúng tôi về đây, thì các anh hỏi người bắt, chứ sao hỏi chúng tôi. Riêng tôi thì anh hỏi anh Khương đứng đây sẽ rõ vì sao. Chúng tôi phản đối việc các anh trấn áp chúng tôi tại đây và tiếp tục dùng vũ lực bắt đi một số người lúc nãy.
Đến đó, tên Khương lùi ra phía sau. Thiếu tá Hiếu nói:
- Nhưng lúc nãy không phải là tôi bắt, mà là người khác bắt, chúng tôi có nhiều bộ phận.
Thấy cách trả lời loanh quanh và dốt nát của anh ta, tôi hỏi:
- Anh không bắt, nhưng bộ phận khác bắt? Anh vừa nói anh đại diện chính quyền đang làm việc với chúng tôi mà một số người không sắc phục đã tự động vào bắt người đi, anh không can thiệp trong khi anh là công an, thì đã đúng chưa?
Anh ta không trả lời mà chỉ nói:
- Nhưng ở đây là tôi mời các anh chị đi làm việc.
Tôi nói:
- Anh mời hay anh bắt? Mời thì chúng tôi không nhận lời mời kiểu này. Tôi hỏi anh, chúng tôi đã là phạm nhân, đã mất quyền công dân chưa? Chúng tôi còn được tự do không?
- Tất nhiên các anh là công dân, vẫn tự do chứ có ai làm gì đâu.
- Vậy tại sao chúng tôi bị nhốt trong nhà và có người canh giữ, không được tự do đi lại mà buộc phải ngồi đây? Tại sao chúng tôi bị đặt máy phá sóng điện thoại? Như vậy quyền tự do thân thể, tự do đi lại và tự do thông tin của chúng tôi đâu?
- Vậy bây giờ các anh yêu cầu gì?
- Chúng tôi yêu cầu: Trả ngay tự do cho chúng tôi, đưa chúng tôi về nơi đã bắt chúng tôi đi, đền bù các thiệt hại do việc bắt bớ này gây nên. Đồng thời khởi tố ngay những tên đã bắt chúng tôi trái pháp luật.
Anh ta không thể trả lời và cùng với bầu đoàn mới hùng hổ xông vào lại quay trở ra.
Chúng tôi lại ngồi lại với nhau, đống ghế vừa bị dẹp ra để cho cuộc vây bắt lại đưa về chỗ cũ, ngồi tán chuyện với nhau, chuyện nổ như ngô rang. Chợt một thông tin đến với chúng tôi, là anh Nguyễn Tường Thụy và một thanh niên đã bị đẩy ra ngoài. Cô bé mặc áo đỏ từ đầu đến giờ ngồi chơi với bé Tài đưa tay làm dấu Thánh giá, tôi mới biết cô cũng là người Công giáo. Tôi hỏi:
- Cháu ở xứ nào mà lại vào đây?
- Cháu đâu có biết hả chú, sáng dậy cháu nghe nói có biểu tình chống Trung Quốc xâm lược nên định đi xong thì đi lễ Nhà thờ Lớn luôn. Đâu ngờ biểu tình chống Trung Quốc xâm lược mà bị bắt tàn bạo như bắt giặc thế này.
Tôi cười bảo:
- Chống Trung Quốc xâm lược cũng có thể bị bắt cháu ạ. Chống Trung Quốc lẽ ra thì Trung Quốc bắt mới đúng, nhưng đây là bạn vàng đã bắt hộ Trung Quốc, thế mới là tình đoàn kết Quốc tế vô sản cháu ạ. Chỉ có điều nó đi ngược lợi ích dân tộc, đất nước thôi. Và khi đó, nhân dân trở thành thế lực thù địch.
Đợt trấn áp thứ ba cách đợt thứ hai khá dài, nhưng đủ các thứ binh hùng, tướng mạnh. Đúng là “ào ào như sôi”. Thậm chí, căn phòng mà mấy chục người chúng tôi chỉ dồn vào hết một khoảng trong tường, còn lại là công an và các lực lượng khác đứng chật kín. Bên ngoài, đã tăng cường thêm một xe cứu thương và nhiều xe biển xanh khác. Không khí hết sức căng thẳng và bạo lực. Nhóm người chúng tôi kết tay nhau thành một khối. Lại cũng Thiếu tá Hiếu lên tiếng:
- Bây giờ, tôi nói một lần nữa, mời mọi người đi làm việc. Nếu không nghe, chúng tôi có biện pháp cưỡng chế. Lực lượng cưỡng chế làm việc đi.
Tiếng phản đối ầm ĩ và hàng loạt công an lao vào bắt từng người. Tôi nói:
- Chúng tôi yêu cầu nếu làm việc, thì đặt bàn ghế tại đây và mọi người chứng kiến. Vì tất cả ở đây đều mắc chung một tội là tội yêu nước. Các anh định làm như thế này để làm gì? Nếu để đe dọa, thì như anh đã thấy, chúng tôi không sợ khi chúng tôi đứng về phía chính nghĩa và không vi phạm luật pháp. Còn nếu các anh dùng vũ lực, thì rất dễ. Ở đây chỉ có vài chục người, không tấc sắt trong tay,chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ em, các anh có thể bắn tại chỗ và chôn chúng tôi ở đây, chẳng sao cả. Chúng tôi sẽ đi nhưng có quyền sẽ không hợp tác vì các anh đang sai trái. Đó là ý kiến chúng tôi.
Cả đám công an xông vào cứ bốn năm người bắt một người đi. Khi tôi bị dẫn đi qua tầng 1 phòng đầu tiên, nghe tiếng kêu thét của anh Trương Văn Dũng và hàng loạt người không sắc phục chạy vào phòng đó, hỗn loạn
Tôi được dẫn vào một phòng ở tầng 2.
(Còn tiếp)
Hà Nội, ngày 5/6/2013.
• J.B Nguyễn Hữu Vinh
Biểu tình yêu nước 2/6/2013: Cảm nghiệm về sự bất chính và tàn bạo – Kỳ cuối
Thu, 06/06/2013 - 19:16 — nguyenhuuvinh
Tôi được đưa vào phòng có tờ giấy dán ở cửa “Phòng làm việc số 6”. Một sĩ quan công an vào bật điều hòa và bật quạt về phía tôi rồi hỏi: “Như vậy đã mát chưa”. Tôi đáp: “Cảm ơn anh” và anh ta ra đi sau khi để lại một câu: “Ngồi phòng Phó Giám đốc thế này thì mát quá rồi”. Còn lại tôi và cậu công an nghĩa vụ luôn tay bấm điện thọai chơi game, lát sau được bổ sung một cậu mặc thường phục cầm máy quay.
Tôi ngồi chờ và cố gắng tĩnh tâm, nhưng vẫn nghĩ đến tiếng kêu thét của Trương Văn Dũng lúc nãy tôi nghe. Có thể nhiều người sẽ được nếm những trận đòn thù kiểu đó, nhưng nếu càng làm thế, chính họ đã thú nhận họ không có chính nghĩa. Việc họ bắt từng người vào từng phòng riêng nhằm mục đích che giấu điều này.
Lâu lâu lại có một đám khi ba, khi bốn người vào rồi lại ra, họ không mặc quân phục, chừng như vào nhận diện từng người vậy. Một lúc sau, hai người vào phòng, một người nói với tôi:
- Các anh đi biểu tình như vậy, có được ích gì, chuyện biển đảo đã có nhà nước nó lo. Tôi cũng đã đọc bài phát biểu của Thủ tướng hôm qua ở Shangri-La rồi. Đấy anh thấy, ngay Thủ tướng vẫn không gọi thẳng tên thằng Trung Quốc ra. Các nước lớn mạnh trên thế giới đều sợ Trung Quốc.
Nghe buồn cười và không muốn tranh luận, tôi đáp:
- Nếu làm việc với tôi, đề nghị anh xưng danh, chức vụ và làm việc đàng hoàng trước khi làm việc. Yêu cầu anh mặc quân phục đúng quy định. Anh thông cảm, ở đây là Trại chứa toàn con nghiện và đĩ điếm nên tôi không phân biệt được ai với ai. Biết đâu tôi đang phải nói chuyện với con nghiện?
- À không, đây là anh em nói chuyện.
- Vậy thì khi nào làm việc, chúng ta sẽ nói chuyện sau, giờ tôi không có nhu cầu nói chuyện.
Anh ta và người kia ra đi.
Một lúc sau, thiếu tá Hoàng Xuân Hiếu bước vào, ngồi xuống ghế:
- Anh thông cảm, chúng tôi cũng chỉ là nhiệm vụ thôi.
- Tôi yêu cầu anh cho biết, tôi bị bắt vào đây vì lý do gì? Còn nhiệm vụ ư? Ai cũng có nhiệm vụ, hôm nay tôi có nhiệm vụ đi chụp ảnh Bờ Hồ và đưa con đi chơi. Tại sao anh chỉ biết nhiệm vụ của anh mà không biết nhiệm vụ của người khác. Việc mình làm, đừng đổ lỗi cho nhiệm vụ. Chúng ta là con người, có trái tim và khối óc để phân biệt được đúng hay sai, nên không thể lấy cái gọi là nhiệm vụ để bao biện cho hành vi tội ác.
- Nhưng chúng tôi được lệnh thì phải mời các anh lên làm việc. (Hình: Đại úy Hiếu đã lên Thiếu Tá sau những cuộc trấn áp người yêu nước)
- Anh mời theo kiểu xã hội đen thế à? Nhà nước có quy định nào mời theo kiểu bắt cóc người khác thế không? Mời thì người được mời có quyền nhận lời mời hoặc không nhận chứ?
- Nhưng chúng tôi mời tức là yêu cầu anh phải làm việc.
- Anh là sĩ quan, vậy anh học đến lớp mấy rồi?
- Đại học An ninh.
- Anh học Đại học mà không phân biệt được khái niệm mời và yêu cầu khác nhau thế nào à? Thật tội nghiệp cho trình độ ngôn ngữ của sỹ quan học trường này ra.
- Nhưng khi mời mà anh không đi thì chúng tôi phải cưỡng chế, chẳng hạn có người báo bị mất cắp thì chúng tôi phải mời anh để điều tra. Ở đây, người ta báo các anh vi phạm.
- Vậy thì trước hết, anh phải có đơn trình báo của người đó, hoặc chính người đó có mặt để báo cho anh biết bị mất cắp thế nào chứ cứ báo là anh cho xã hội đen đi bắt về nhốt à? Tôi chính thức báo anh có đám côn đồ bắt người trái pháp luật đưa về đây đấy, anh bắt chúng về điều tra đi. Tôi có bằng chứng và nếu cần tôi làm đơn.
Còn anh, anh cho tôi xem bằng chứng, đơn báo hoặc người báo là tôi vi phạm điều gì? Tôi thách anh tìm được điều gì tôi đã vi phạm pháp luật trong ngày hôm nay, từ sáng đến giờ. Ngược lại tôi có thể chứng minh rõ ràng các anh đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
- Nhưng, tôi thi hành mệnh lệnh, khi người lính khi ra trận chỉ biết mệnh lệnh mà không cần biết đúng hay sai.
- Anh cho rằng chống lại nhân dân biểu tình chống Trung Quốc xâm lược là ra trận à? Nghĩa là anh đang đứng về phía ngược lại với nhân dân yêu nước trong trận chiến này?
Anh ta không trả lời và ra ngoài. Tôi cũng chẳng buồn nói gì thêm. Một lúc sau, hai người không sắc phục bước vào, người này hỏi người kia: Đã thu thẻ nhớ chưa? và hỏi tôi:
- Đề nghị anh cho kiểm tra điện thoại, máy ảnh và các thứ khác.
Nói xong anh ta vồ lấy cái máy ảnh và mở ra, tôi phản đối:
- Nếu các anh làm việc, phải có biên bản, giấy tờ và theo nguyên tắc pháp luật, tự động lấy tài sản của tôi, xâm phạm đời tư của tôi là vi phạm pháp luật.
Đặt máy ảnh lại lên bàn, anh ta nói:
- Lát nữa chúng tôi sẽ kiểm tra máy ảnh, điện thoại của anh xem có tin nhắn, hình ảnh gì liên quan đến vụ việc hôm nay không thì chúng tôi xóa đi, chứ không ảnh hưởng gì đời tư của anh cả. Đề nghị anh hợp tác.
- Thế nào là không ảnh hưởng đời tư? Những thứ tin nhắn, hình ảnh của tôi mà không là đời tư à? Tại sao liên quan việc có thật hôm nay lại phải xóa? Tôi sẽ chỉ hợp tác trong những điều pháp luật quy định. Hôm nay, công an đã làm hỏng của tôi một chiếc ống kính máy ảnh, một kính mát đeo mắt và làm rơi của tôi một chiếc thẻ nhớ, lát nữa phải lập biên bản đền cho tôi.
Thế là hai người bỏ đi. Bên ngoài, anh ninh và tên Khương vẫn đi đi lại lại, thỉnh thoảng ghé qua cửa nhìn tôi, tôi nhìn lại.
Ngoài trại, tiếng hô khẩu hiệu “Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam” “Đả đảo Trung Quốc xâm lược” “Đả đảo tay sai bán nước” cứ vang lên từng đợt vọng vào, nhức nhối, âm vang và lay động.
Trời đã ngả về chiều vẫn không thấy ai vào “làm việc”. Tôi bồi hồi chợt nghĩ, trừ trường hợp họ dùng vũ lực đánh chết tôi tại đây hoặc họ tự lập hồ sơ và ký với nhau. Còn nếu làm việc theo pháp luật, tôi sẽ yêu cầu đúng thủ tục và quy trình thì chắc hết ngày mai vẫn chưa xong. Đã vào đây thì mấy ngày chẳng được.
Khá lâu sau, một sĩ quan có tuổi mà tôi không kịp nhìn cấp bậc bước vào:
- Anh có phải là anh Vinh không?
- Vâng, anh có việc gì?
- Thôi, mời anh về.
- Tôi đề nghị anh lập biên bản việc bắt giữ người trái pháp luật từ sáng đến giờ đối với tôi và làm mất mát, hư hỏng tài sản của tôi.
- Thôi, suốt một ngày anh em cũng mệt rồi, mời anh về nghỉ ngơi đi.
Tôi chậm rãi đứng dậy, biết rằng có nói thêm cũng chẳng để làm gì. Như vậy là một ngày đủ các thứ mưu mô, đàn áp, bắt bớ, ngăn chặn… để cuối cùng “mời anh về nghỉ ngơi” nhẹ tênh? Người sĩ quan nhìn tôi và đứng dậy giơ tay bắt. Tôi bước ra ngoài.
Ngoài cửa, bà con anh em đã đứng đầy trước cổng, tôi ra đến cổng họ ùa lấy tôi, xúc động và ấm áp. Linh mục Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong và Hiền, vợ Ls Lê Quốc Quân đã cùng bà con giáo dân, anh em sang chờ tôi từ chiều. Cảm động với tấm chân tình của tất cả, chúng tôi lại hô vang: “Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam” “Đả đảo Trung Quốc xâm lược” “Đả đảo tay sai bán nước” ngay trước cổng trại và chờ những người còn lại.
Còn Trương Văn Dũng, người bị đánh ngay từ sáng và đánh khi đưa lên phòng vẫn cứ chưa được ra, mọi người bảo anh bị đánh rất đau. Xung quanh chúng tôi, nào dân phòng công an xã và an ninh dày đặc. Đám an ninh khiêu khích từng người dân, họ cố tình đụng chạm, gầm gừ.
Bỗng nhiên Nguyễn Chí Đức bị một đám lôi vào trong hàng rào dây kẽm gai và đánh tới tấp, tàn bạo. Mọi người xông vào ngăn cản nhưng không thể cản lại một kế hoạch đã rắp tâm thực hiện. Đám công an, dân phòng đứng phía ngoài ngăn chặn bà con tiếp cận. Chí Đức bị đánh đau và lôi xềnh xệch trên bãi đá vào đồn công an gần đó. Bên ngoài Bùi Tiến Hưng vô cớ bị một tên An ninh mặc áo trắng đánh dúi dụi vào hàng rào cùng với mấy thằng hỗ trợ. Nguyễn Văn Phương đến can thiệp liền bị nhóm hội đồng hơn chục người công an và an ninh đánh dã man. Trong đó rất rõ tay công an đã từng canh chúng tôi cả buổi chiều trong trại. Phương bị nhốt vào xe chở tù dựng sẵn ngay trước đồn công an.
Đến lúc đó, cơn giận của người dân đã không thể kiềm chế. Đồng loạt xông vào yêu cầu thả người ngay. Nhưng chiếc xe vẫn nổ máy định quay đầu bỏ chạy. Sự căm phẫn đến mức tột đỉnh. Hàng loạt người đã nằm xuống đuôi xe, nhất định không cho xe chở người bỏ chạy. Tình trạng người dân kể cả đến xem đã đến mức cực kỳ phấn khích, người dân bên ngoài hô to: “Đốt mẹ đồn của chúng nó đi”. Thấy tình hình rất có thể xảy ra quá khích, tôi nói với viên An ninh chỉ huy nhóm đó:
- Giờ thì ông định nhốt người trong đó đến khi nào xảy ra chuyện lớn mới mở, đúng không? Nếu khôn hồn, thì hãy mở thả người ngay.
Anh ta đáp:
- Vâng, sẽ cho thả ngay, anh bảo mọi người đứng dậy để thả.
- Ông nói với họ xem họ đứng dậy không, họ sẽ không bị mắc lừa các ông nữa.
Anh ta gọi người đưa chìa khóa mở xe tù, Nguyễn Văn Phương bước ra. Nhưng Chí Đức vẫn trong đồn. Người dân đòi thả Nguyễn Chí Đức đang bị đánh trong đồn. Không thấy bên công an động tĩnh, tất cả nằm ra đường Quốc lộ 3, giao thông tắc nghẽn. Cảnh sát giao thông phải đến phân luồng đi lối khác và chửi nhau loạn xị ngậu.
Trong khi mọi người đang chú ý vụ bắt Đức và Phương, Trại Lộc Hà đã cho mấy người khiêng Trương Văn Dũng vứt ra đường mới máu me đầy đầu. Kể ra, con bài kéo người về phía kia bằng vụ đánh người để thả Trương Dũng là khá cao tay. Nhưng kết quả ngoài mong đợi và không như kịch bản họ đã soạn ra. Cuối cùng, thì cũng phải thả Chí Đức, tất cả yêu cầu Trưởng Trại có trách nhiệm trong việc bắt và đánh người. Hành động vô nhân đạo bắt người, đánh người rồi vứt ra đường đã làm phẫn nộ không chỉ những người biểu tình mà cả nhân dân ngày càng đông. Bí quá, Trại phải gọi một xe cấp cứu đến nhưng riêng công an thì trốn tiệt.
Khi đó, người dân mới thấy cái uy, cái dũng, cái hùng hổ, cái bạo ngược của những viên công an buổi sáng và buổi trưa biến đâu mất. Chỉ còn lại sự lỳ lợm, bất nhân và đểu giả, hèn nhát.
Người dân đã cùng nhau lập biên bản và đưa Trương Văn Dũng đi cấp cứu cho kịp thời. Cuộc biểu tình đến đó coi như mới chấm dứt.
Từ một cuộc biểu tình chống Trung Quốc, với sự sáng suốt của những người lãnh đạo Hà Nội, họ đã tự biến những người yêu nước trở thành thế lực thù địch của họ. Như vậy, họ đã tự đứng vào hàng ngũ những kẻ chống lại sự xâm lược.
Một ngày với nhiều sự việc, nhiều kịch tính, nhiều diễn biến cho ta thấy nhiều điều. Nhưng, trên hết, chúng ta thấy sự bất chính, lén lút và sự tàn bạo của nhà cầm quyền Hà Nội với những tấm lòng yêu nước.
Ở đó, cũng chứng minh sự chính nghĩa, tấm lòng trong sáng vì Tổ Quốc, vì nhân dân của những người tham gia biểu tình yêu nước hôm nay. Họ không đông, nhưng có chính nghĩa trong tay.
Họ đã ngẩng cao đầu mà bước tới bất chấp bạo quyền.
Hà Nội, ngày 6/6//2013
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013
Nguyễn Hữu Vinh - Sự cùng quẫn nhìn từ báo Nhân Dân
Nguyễn Hữu Vinh
Cơn chuyển mình và sự choáng váng
Như tiếng sấm giữa trời quang, bản văn của Hội Đồng Giám mục Việt Nam nhận định và góp ý vào bản Hiến pháp gửi tới Quốc hội đã làm rung chuyển nhiều thành phần trong xã hội. Không chỉ với người Công giáo Việt Nam, mà ngay cả với những công dân quan tâm đến tình hình đất nước, lo lắng cho tiền đồ dân tộc cảm thấy hân hoan, phấn khởi. Với bản văn mạch lạc, sáng suốt và đúng trọng tâm những gì đất nước này, dân tộc này đang cần để vượt qua bế tắc, tiến bước trên con đường phát triển. Trước đó, bản Kiến nghị của 72 nhân sĩ trí thức đã gây một tiếng vang lớn báo hiệu dân tộc Việt Nam đã có những dấu hiệu chuyển mình.
Giáo dân giáo xứ Thái Hà dâng Thánh lễ, thắp nến cầu nguyện
cho các thanh niên Công giáo chuẩn bị ra tòa, ảnh chụp trước đây.
cho các thanh niên Công giáo chuẩn bị ra tòa, ảnh chụp trước đây.
Cơn chuyển mình vật vã, đau đớn để vượt qua sự sợ hãi vốn tạo thành thói quen của cả xã hội, thành phản xạ của mỗi công dân Việt Nam.
Những sự kiện trên làm cho nhà cầm quyền Hà Nội lúng túng. Những phản ứng của quan chức giấu đầu hở đuôi, tiền hậu bất nhất đã bị dư luận xã hội phản ứng kịch liệt để khẳng định quyền của mình – những Con Người.
Lý do của sự lúng túng và hoảng hốt này thì dễ hiểu: Trước đây, đã có nhiều đợt kêu gọi góp ý cho các văn bản của Đảng và Nhà nước, những màn kịch biểu diễn tấn trò “Dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản” – Phạm Văn Đồng, hay “gấp vạn lần dân chủ tư sản” – Nguyễn Thị Doan. Thế nhưng, đa số người dân chẳng mấy ai quan tâm vì họ thừa biết mục đích của nó là gì. Thế là các đợt góp ý, lấy ý kiến nhân dân đều “hoàn toàn thắng lợi rực rỡ”. Do vậy, tưởng rằng mọi chuyện cũng sẽ xuôi chèo mát mái như mọi lần nên “Đảng ta” tổ chức “lấy ý kiến nhân dân sửa đổi Hiến Pháp”.
Nhưng thời thế đã khác.
Những tiếng nói lương tâm và những đòn bẩn
Trước những tiếng nói hợp lòng dân, vì đất nước, dân tộc, nhà cầm quyền đã không thể đàng hoàng tranh luận, công khai phổ biến nên đã dùng những chiêu rất… bẩn. Trước hết, là kéo dài thời gian góp ý đến cuối tháng 9 thay vì kết thúc trong tháng 3. Một trong những mục đích của việc kéo dài thời gian, là sau khi chi hàng đống tiền dân, nhà nước sẽ thu được một số lượng chữ ký áp đảo và coi như “đó là nguyện vọng nhân dân”. Bằng chứng là chỉ sau mấy tháng, nhà nước đã tuyên bố có cả chục triệu ý kiến góp ý. Lẽ dĩ nhiên là “đa số tuyệt đối” sẽ phải đồng ý với nhà nước. Chỉ riêng tỉnh Bình Dương, đã có gần 45 triệu chữ ký – Một con số không có thể có gì hài hước hơn khi mà ngay trước đó, báo chí nhà nước đã khẳng định nông dân chẳng quan tâm gì đến trò này – và trò này đã bi vạch mặt.
Ngoài ra, hệ thống tuyên truyền, truyền thông nhà nước lôi đám nhân sĩ, trí thức ra đánh hội đồng trước công luận mà không dám đưa ra cho người dân xem họ đã nói gì? Ngón nghề này xưa nay vẫn được dùng có hiệu quả khi tạo lên cơn lên đồng tập thể theo ý muốn của nhà nước. Song giờ đây bài thuốc này xem ra mất linh, nhân dân vẫn khi âm ỉ, khi sôi sục, công khai nói lên nguyện vọng của mình.
Riêng với văn bản của Hội đồng Giám mục Việt Nam, nhà cầm quyền thừa hiểu rằng: Tiếng nói của HĐGM là tiếng nói, tâm tư của 8 triệu giáo dân, chiếm 1/10 dân số. Họ cũng thừa biết xưa nay, giáo dân Công giáo luôn đồng lòng, nhất trí với HĐGM một cách hầu như tuyệt đối trong những vấn đề cơ bản đối với vận mệnh giáo hội và đất nước, vì con người. Do vậy, tiếng nói của HĐGMVN luôn được sự ủng hộ to lớn. Chính vì thế, đánh vào khối này còn khó hơn đục khối bêtông, càng đánh trực diện vào nó, càng khơi động tinh thần đoàn kết, hiệp thông. Điều đó đã được thử thách suốt mấy chục năm nay dưới chế độ Cộng sản nói riêng và suốt mấy trăm năm qua nhiều thời kỳ lịch sử khốc liệt với giáo hội Công giáo.
Do vậy, họ dùng nhiều chiêu trò khác, tinh vi hơn nhưng cũng bẩn thỉu hơn.
Bắt đầu là bài dựng chuyện và bịa đặt, con bài này đã được sử dụng nhiều trong các vụ việc liên quan đến các tôn giáo cũng như những “thế lực thù địch” của nhà nước. Nếu như có một Hòa Thượng Thích Quảng Độ không được nhà nước ưa thích, thì lập tức có một Hòa thượng Thích Thanh Tứ lên diễn đàn Quốc hội mạt sát được truyền hình cho cả nước xem. Nếu nhà nước không thích Bát Nhã, lập tức có các “ông sư, phật tử” nơi khác được điều đến thi tài trấn áp buộc họ phải rời nơi cứ trú. Nếu nhà nước muốn các phật tử vâng lời đảng, giữ nguyên nội dung điều 4 của Hiến pháp 1992, duy trì sự cai trị của Đảng CSVN và kiên quyết xóa bỏ quyền tư hữu đất đai của người dân, lập tức có các nhà sư như Thượng Tọa Thích Đức Thiện và Thích Thanh Dũng lên truyền hình tuyên truyền hộ về công lao của Đảng và rằng “xác định quyền tư hữu đất đai là trái với tinh thần từ bi của Đức Phật và bác ái của Chúa Giêsu”. Trong tay của Đảng, có đủ mọi quân bài và mọi thành phần nhằm thực hiện đầy đủ “sự lãnh đạo sáng suốt và tuyệt đối”.
Thế nhưng, với Công giáo, vở kịch này không dễ diễn ra bởi khối thống nhất hiệp thông mạnh mẽ của Giáo hội. Vì thế Đài truyền hình dùng cách dựng ra một “Linh mục ở Bắc Ninh”. Màn kịch này nhanh chóng bị chúng tôi bóc mẽ, sự bịa đặt trắng trợn nhớp nháp này đã bị vạch trần trước muôn dân và dư luận quốc tế. Tiếp đến là một phóng sự về vùng Công giáo Nam Định với Góp ý Dự thảo Hiến pháp. Một linh mục được đưa lên màn hình, thế nhưng những điều nhà đài muốn nói thì lại không có, màn gán ghép sượng sùng đã bị lật tẩy nhanh chóng sau đó.
Và tiếp đến là Báo Nhân Dân đăng “trang trọng” bài viết được cho là của một giáo dân “Nhiều điều chưa sáng trong một bản góp ý”. Bài viết được giới thiệu là trích lại từ website Sách hiếm, đây là trang web cùng với Giao điểm, luôn được nhà nước ưu ái trích dẫn, đăng lại các bài viết. Họ mệnh danh Phật giáo để điên cuồng xuyên tạc và chống phá Công giáo. Việc đánh phá Công giáo ở những trang này là sự bất chấp sự thật, bất chấp lý lẽ, bất chấp luân thường đạo lý, miễn đúng như định hướng mà Đảng CSVN đã đưa ra. Họ không cần quan tâm đến những gì Đức Phật đã dạy, những nguồn gốc sự đau khổ của con người Việt Nam, miễn là vừa lòng ông chủ và cơn hận thù mù quáng của họ. Những trang website như Giao điểm, Sách hiếm là của ai, hãy nhìn một văn bản yêu cầu Tổng cục Hải Quan Việt Nam hỗ trợ một Việt Kiều đưa 420 quyển tạp chí Giao Điểm được in trong nước đưa ra nước ngoài để “phục vụ tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta”. Chỉ cần vậy thì rõ Giao điểm, Sách hiếm cũng như Nhân Dân thôi. Khỏi bày đặt trò trích đi, mang lại cho nó mệt.
Thông thường, khi nhà nước có vấn đề nào đó với giáo hội Công giáo, nhà nước sử dụng đám Giao điểm như Trần Chung Ngọc, Nguyễn Mạnh Quang mang danh Phật Giáo để đâm lưng Công giáo. Năm 2008, đám này đã ra tay thi thố lắm trò. Thế nhưng, cái kim trong bọc có ngày thò ra, nhân dân cũng có mắt, thậm chí còn là những con mắt tinh tường không dễ bịp.
Trình độ của cơ quan Trung ương Đảng CSVN
Một bài viết được báo Nhân Dân và các báo khác đăng lại rằng là “một công dân theo Thiên chúa giáo” và được sự đồng ý của tác giả.
Đọc qua bài viết ngây ngô này, lẽ ra chúng tôi không phải mất thời giờ để nói với những người như tác giả bài viết này về lý luận hoặc hiểu biết. Một tác giả viết bài được báo Nhân Dân trân trọng vậy mà trình độ thì “Tôi không biết chủ nghĩa Mác – Lê-nin là chủ nghĩa vô thần”. Đọc những câu như “Hiện tại, Việt Nam là quốc gia tiến bộ về vấn đề nhân quyền – quyền con người nên nếu nhận định “trói buộc” nên bị “kìm hãm” là không thực và quá thiên kiến hay cố ý gán ghép”. Hoặc là “Dân trí ta còn thấp nên khó lòng đòi hỏi thực hiện tối đa các quyền dân chủ…” , “Vì tôi không nhận thấy đặc quyền nào hay Quốc hội là công cụ của đảng cầm quyền”, “Trên thực tế tôi nhận thấy “tam quyền phân lập” kiểu Việt Nam chúng ta trong hiện tại là phù hợp với tâm cảnh người Việt Nam”… Thậm chí là “Tôi nhận định rằng hệ tư tưởng hiện tại của đảng cầm quyền là một hệ tư tưởng quản lý xã hội theo một chuẩn mực”. “Vấn đề “tư tưởng bị đóng khung trong một chủ thuyết” là chưa đúng vì theo tôi được biết chủ nghĩa Mác-lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ tư tưởng quản lý xã hội và đảng cầm quyền chỉ lấy tư tưởng quản lý xã hội chứ không “đóng khung” tư tưởng của người dân” thì đến đứa trẻ con cũng không khỏi phải bật cười về nhận thức cũng như trình độ của người viết bài này.
Bài viết thể hiện sự dốt nát và ngu xuẩn, bị đầu độc thông tin của người viết đã là điều không cần bàn cãi. Thế nhưng, điều cần nói là người này được Báo Nhân Dân trân trọng chỉ vì là “một công dân theo Thiên chúa giáo” đã nói theo đúng ý Đảng, bằng những lập luận ngớ ngẩn, bằng nhận thức ngộ độc và hổ lốn thường thấy trên Nhân Dân và Quân đội Nhân dân.
Điều đáng suy nghĩ là cả một cơ quan Trung ương của ĐCS nghe đâu là tinh hoa, tinh tú lắm mà chỉ có được bài viết trình độ như thế này sao? Thật là thảm hại cho “đội quân tiên phong”. Mặc dù Báo Nhân Dân đã cắt xén những điều người này đồng ý với HĐGMVN (đây là nghề riêng của chàng) thì những gì đăng trên Nhân Dân càng thể hiện mức độ tâm thần của tác giả và tờ báo.
Giáo dân, giáo gian hay kẻ bị tâm thần?
Thực ra, để dựng ra một chức sắc công giáo đảng vẫn có thể làm, thì việc có một cái gọi là giáo dân, không phải là điều khó khăn. Khi sự tự trọng của một cơ quan truyền thông quốc gia còn không coi là có giá trị nào để việc bịa đặt, thêu dệt trở thành đặc tính riêng của họ, thì vài ba nhân vật, dăm bảy phóng sự bịa đặt thêm chẳng có gì là quan trọng. Điều này đã được thực hiện quá nhiều trong thực tế khi cho bộ đội gỡ huy hiệu đóng giáo dân, khi dùng văn bản nhà nước nhét vào mồm linh mục rằng đây là văn bản hiến đất nhà thờ… Đủ cả.
Còn nhớ năm 2008, trong biến cố 40 nhà chung, Tòa Tổng Giám mục Hà Nội yêu cầu nhà cầm quyền rõ ràng trong việc chiếm, cướp, tịch thu hay mượn của Nhà thờ cơ sở này sắp bị bán phá phách làm biến dạng để bán và chia chác. Báo chí Việt Nam im tịt bỗng dưng đồng loạt đăng bài viết được ghi là của “Phùng Nhân Quốc – Một giáo dân Hà Nội”. Chúng tôi đã trả lời bài viết bằng bài “Thư ngỏ gửi giáo gian Phùng Nhân Quốc”. Bài viết vạch rõ rằng: “Đây chỉ là “một Giáo gian hạng xịn, một cái lưỡi mà cứ đổ cơm vào thì nói theo ý chủ mà thôi”. Y như rằng sau đó, nhiều nguồn tin đã cho biết đây là bài của Hồng Vinh, Phó trưởng ban Văn Hóa tư tưởng Trung ương. Quả là tài hơn Tề thiên đại thánh khi một Phó ban TTVHTƯ biến thành giáo dân.
Có lẽ chính vì bị vạch mặt quá nhiều lần, lần này báo Nhân Dân tưởng vớ bở khi có một người có tên tuổi và địa chỉ đưa ra cho có vẻ có sự thật. Đó là Nguyễn Trọng Nghĩa, ngụ tại số 37, đường Ðiện Biên Phủ, xã Mỹ Trà, TP Cao Lãnh, tỉnh Ðồng Tháp, được giới thiệu là giáo dân giáo xứ Cao Lãnh.
Đọc qua bài viết, quả thật chúng tôi buộc phải nghi ngờ thần kinh kẻ này, bởi ở đó có đầy đủ sự hỗn xược và ngu dốt nếu đúng đó là một giáo dân. Đơn giản nhất là trong đất nước Việt Nam này, hẳn không ai không biết (ngoại trừ những người cộng sản vô thần) rằng chưa có một giáo dân nào dám hỗn xược xưng “tôi” trước một linh mục chứ chưa nói đến với Giám mục hoặc HĐGMVN. Điều đó không chỉ là quy định, mà là sự tôn kính tối thiểu cần có đã thấm vào máu của mỗi giáo dân. Tiếc rằng báo Nhân Dân thì không thể hiểu được điều này. Ở Giáo hội Công giáo không có quan niệm hỗn mang kiểu “đồng chí cha, đồng chí con, đồng chí vợ, đồng chí chồng”.
Bức thư phần đầu xưng “Tôi”, phần sau xưng “Con” như một sự hoang tưởng của một người không bình thường đã buộc chúng tôi tìm hiểu về nhân vật này.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, Giáo xứ Cao Lãnh do linh mục Marcel Trần Văn Tốt, chánh xứ, Linh mục Phêrô Trần Trung Chỉnh phó xứ, một số giáo dân cho chúng tôi biết như sau: Nguyễn Trọng Nghĩa tại địa chỉ này năm nay 32 tuổi có một vợ và một con. Mới học xong Phổ thông Trung học thì làm Phó Bí thư Đoàn TNCSHCM xã Mỹ Trà. Được một thời gian, do vi phạm khuyết điểm, nên buộc phải ra khỏi chức vụ đó. Anh ta bỏ đạo đã hơn chục năm nay, hoàn toàn không liên hệ với nhà thờ, với giáo xứ và các việc thuộc Giáo hội Công giáo. Người dân địa phương cho biết anh ta bị man mát, không bình thường về thần kinh. Gặp gỡ linh mục Chánh xứ, ông nội gã than thở về sự mâu thuẫn giữa ông nội, cha mẹ và gã, ông không gặp gã và tỏ ra lo lắng cho gã này về nhân cách và đạo đức.
Thế là đã rõ. Một người không còn giữ các lề luật Giáo hội, không tham gia, không còn liên hệ với giáo hội đã chục năm nay, bỗng nhiên được Báo Nhân Dân gọi là “Công dân theo Thiên Chúa giáo”? Chắc Báo Nhân Dân thừa biết rằng một tôn giáo cũng như bất cứ một tổ chức nào, khi anh đã không còn liên hệ, không tuân phục những nguyên tắc, quy định, nghĩa là anh đã đứng ra ngoài tổ chức đó. Ở Giáo hội Công giáo không như tổ chức Đảng Cộng sản luôn hô hào trong sạch, vững mạnh, liêm khiết và đạo đức. Nhưng vẫn nhung nhúc trong đó “một bộ phận không nhỏ” hư hỏng, hay là “cả một bầy sâu” – Trương Tấn Sang – nhưng tất cả vẫn là đảng viên cộng sản, là tinh hoa dân tộc. Ở đây, khi anh đã không còn hiệp thông với Giáo hội, nghĩa là anh đã tự đứng ra ngoài hàng ngũ công giáo. Đơn giản thế thôi. Nó cũng tương tự như không ai có thể nói Hoàng Văn Hoan là đảng viên Cộng sản Việt Nam sau khi chạy sang Tàu dù đã từng là Ủy viên Bộ Chính trị. Cũng như không ai có thể nói ông Vũ Đình Huỳnh là “Công dân theo Thiên Chúa giáo” sau khi theo cộng sản, dù ông cũng đã giáo dân và là nạn nhân ở chế độ này.
Một người cả chục năm nay không liên hệ, hiệp thông với giáo hội, không tham gia các nghi lễ tôn giáo, các bí tích, thế mà anh ta viết: “con nhắc nhở các Ngài Giám mục và hàng giáo sĩ chúng ta luôn đọc "kinh sáng soi" trước khi làm việc gì! Con đọc kinh sáng soi nhiều lần trong ngày và trong 7 ngày để viết thư này” thì không còn gì có thể hài hước hơn. Có thể so sánh hơi khập khiễng như sau: Dạy các Giám mục, nhắc nhở linh mục đọc kinh thì khác gì dạy cán bộ đảng viên cách tham nhũng!
Vẫn biết rằng, chẳng ai dư thời gian để đi đọc hoặc trả lời những lời này của kẻ hoang tưởng, tâm thần. Nhưng “Cơ quan Trung ương Đảng CSVN” lại lấy những thứ này như là chiếc phao cứu sinh thì sự quẫn bách đã đến mức tận cùng.
Và màn kịch rẻ tiền này đã thể hiện rõ tâm, tầm và mức của tờ báo Nhân Dân, là cơ quan Trung ương Đảng CSVN.
Quan trọng hơn, nó thể hiện sự cùng quẫn, hoảng loạn và lúng túng từ đầu não của nó.
Hà Nội, ngày 20/4/2013
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Bottom of Form
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)