Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Hữu Phước. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Hữu Phước. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 23 tháng 9, 2021

Nguyễn Hữu Phước: Từ Việt Gốc Pháp - Phần 2 (Tiếp theo kỳ trước)

 Bom, bôm, và bơm

Trong các loại tráng miệng sau bữa cơm, chúng ta có thể dùng trái “bôm” (pomme) hay còn gọi là trái táo tây. Gần đây có một loại bôm nổi tiếng của Nhật tên Fuji.  California đã sản xuất tràn ngập loại bôm nầy. 


Tiện đây xin cho nói luôn kẻo quên, trong tiếng Việt có đến ba từ  Việt gốc Pháp có âm đọc gần như nhau: “bôm,” “bơm,”   và “bom.”


Bơm (pomper) là động từ chỉ động tác đem không khí, hay một chất lỏng vào một chỗ nào đó như bơm bánh xe, bơm nước từ giếng lên thùng chứa nước, bơm mỡ bò vào bạt đạn xe. Vật dùng để bơm, gọi là cái bơm, ống bơm hoặc máy bơm (pompe). 


Từ thứ ba là “bom” (bombe)  chỉ một loại vũ khí gây nổ có tác dụng phá hoại và giết chóc. Ném bom, dội bom (bombarder) là động từ chỉ việc dùng phi cơ thả bom xuống từ trên không. 


Từ Việt gốc Pháp trong giao thiệp và ăn mặc


Chào hỏi


Các ông tây bà đầm (madame) khi gặp nhau, chào nhau bằng cách bông rua hoặc bủa sua  (bonjour: bắt tay chào nhau). Khi từ giã nhau thì nói ô rờ voa (au revoir: sẽ gặp lại) hay a-dơ (adieu: vĩnh biệt).  Khi cần thoái thác hay xin lỗi điều chi thì bắt đầu bằng từ bạt đông (pardon: xin lỗi).  Lại nhớ có câu thơ rằng :

           Bạt đông anh chớ pha sê (1)          

           Ắt tăn moa  rắc công tê tú xà  

(1)  (fâcher: giận;   attendre: đợi ;  moi: tôi;   raconter: kể;    tout ca: tức thời; phụ âm c  trong từ ca của tiếng Pháp, còn thiếu cái râu bên dưới).


Thứ Tư, 22 tháng 9, 2021

Nguyễn Hữu Phước: Từ Việt Gốc Pháp

Dẫn nhập

Bài nầy nhắm vào việc giới thiệu với giới trẻ một khía cạnh của tiếng Việt, đó là những từ Việt gốc Pháp. Do đó nhiều chỗ có những giải nghĩa dài dòng, có thể hơi thừa đối với những người lớn tuổi (45-50 trở lên), xin quí vị lớn tuổi chấp nhận cho. Một số những từ trong bài nầy có trong quyển Việt Nam Tự Điển (VNTD) của các ông Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ, hoặc trong quyển Gốc Và Nghĩa Từ Việt Thông Dụng (GvN) của ông Vũ Xuân Thái, một số những từ Việt hóa mà tôi kể ra ở phần sau không có trong hai quyển nầy.

Một số từ Việt hóa ghi trong VNTD chỉ ghi phần giải thích mà không có ghi nguyên ngữ Pháp. Dưới đây, một số nguyên ngữ Pháp do chúng tôi ghi trong các dấu ngoặc đơn là theo trí nhớ của chúng tôi với sự giúp đỡ của bạn tôi là anh Nguyễn Ánh Dương. Mong rằng chúng tôi nhớ đúng, mặc dầu đã trên 30 năm không viết hay đọc tiếng Pháp. Nếu thấy chỗ nào sai xin quý vị chỉ dạy hoặc bổ túc dùm, chúng tôi cảm ơn nhiều.
*

Trong tiếng Việt có thể nói trên năm mươi phần trăm các từ có nguồn gốc Hán Việt (HV). Nhiều từ loại nầy chúng ta đã dùng lâu đời và đã trở thành thông dụng đến nỗi chúng ta không để ý chúng là những từ Hán Việt nữa. Ảnh hưởng của Trung Hoa (TH) trong tiếng Việt là kết quả tự nhiên của hàng ngàn năm Bắc Thuộc và ngay trong thời kỳ tự chủ gần mười thế kỷ cũng dùng Hán tự như ngôn ngữ viết chính thức của quốc gia.
Nhưng còn khoảng 100 năm dưới ảnh hưởng của Pháp thì sao? Chúng tôi thử ghi nhận ra đây những từ (chữ) mà thế hệ chúng tôi, những người mà hiện giờ đang trong lứa tuổi 45-70 trở lên, đã có dịp đọc qua, hoặc nghe nói nhiều lần, hay chính mình trực tiếp dùng những từ đó, dùng một cách tự nhiên, hay dùng để nhớ lại một dĩ vãng nào đó. Trong những từ nầy, một số đã có một thời thông dụng mà bây giờ thì ít ai nhắc đến nữa. Một số từ khác vẫn còn thông dụng ở một vài địa phương trong nước, hoặc hải ngoại.

Giọng Hán Việt và các địa danh


Vấn đề người VN đọc các địa danh hay nhân danh ngoại quốc bằng cách nào là một vấn đề cho đến nay vẫn còn trong vòng tranh luận. Tuy nhiên trong một thời gian dài chúng ta đã chấp nhận việc đọc các địa danh ngoại quốc bằng cách mượn những từ Trung Hoa đã dùng sẵn và đọc theo giọng Hán Việt.

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2020

Nguyễn Hữu Phước: Chữ Việt Gốc Tàu

Sau đây là những chữ viết tắt sẽ dùng trong bài cho việc đọc được dễ dàng.

VN = người Việt Nam, hoặc tiếng Việt.
TH = Người Trung Hoa (còn gọi là người Hoa), trong sách VN, còn gọi là người Tầu, (hay Tàu), người “Hán”; chữ TH, chữ Hán = chữ Tàu = chữ “nho”.
HV = Tiếng Hán Việt, giọng đọc HV; chữ HV = chữ ký âm giọng HV bằng mẫu tự của chữ quốc ngữ VN (thí dụ chữ “điện đàm” = nói chuyện bằng điện thoại).
QĐ = tiếng TH giọng Quảng Đông, người QĐ.
TC = tiếng TH giọng Triều Châu, người TC còn gọi là người Tiều.
QT = tiếng TH giọng Quan Thoại hay giọng Bắc Kinh (có nơi gọi là Bạch thoại); giọng nói được dùng làm giọng chung cho cả quốc gia TH vì TH tuy dùng một thứ chữ viết nhưng có trên vài chục giọng nói (phương ngữ) khác nhau. 

Hầu hết những chữ Việt gốc Tàu đều có trong quyển Tầm Nguyên Tự Điển Việt Nam của cố Giáo sư Lê Ngọc Trụ (LNT). Những chú thích cách đọc theo HV cũng từ quyển nầy.
*

Người Tàu Đến Vùng Đồng Nai – Cửu Long Từ Lúc Nào?


Sử sách chép rằng người TH đã có mặt ở VN từ hơn hai ngàn năm trước; nhưng con số lúc đó chắc là ít lắm. Miền Bắc gần ranh giới TH, nên có một số thương gia Tàu sang VN buôn bán. Nhưng đợt di dân quan trọng nhất của người TH vào VN xảy ra vào thế kỷ 17. Số là vào khoảng giữa thế kỷ 16 thương gia TH và Nhật đã dùng một số hải cảng của VN (ở miền Bắc và Trung) trong việc buôn bán vì thương gia TH không thể giao thương trực tiếp với các đối tác người Nhật tại lãnh thổ Nhật vì có lệnh cấm buôn bán với Nhật do nhà Thanh của TH đưa ra (Trần Gia Phụng).

Sau khi người Mãn Châu chiếm và cai trị toàn lãnh thổ TH và lập nên Nhà Thanh (1644-1911), có một số cựu thần nhà Minh không chịu đầu hàng. Họ lập phong trào “Bài Mãn Phục Minh.” Địa bàn hoạt động của họ mạnh nhất ở các tỉnh giáp giới với VN. Sự kiện nầy đã làm cho miền biên giới Hoa – Việt trở nên một vùng giặc giã liên miên “đã khiến dân Việt (vùng biên giới) vô cùng thống khổ vì đám giặc ‘Tàu Ô’ nầy” (Ngô Thế Vinh).

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

Nguyễn Hữu Phước - Từ Việt gốc Pháp


(Tiếp theo)

Từ Việt gốc Pháp trong giao thiệp và ăn mặc

Chào hỏi
Các ông tây bà đầm (madame) khi gặp nhau, chào nhau bằng cách bông rua hoặc bủa sua  (bonjour: bắt tay chào nhau). Khi từ giã nhau thì nói ô rờ voa (au revoir: sẽ gặp lại) hay a-dơ (adieu: vĩnh biệt).  Khi cần thoái thác hay xin lỗi điều chi thì bắt đầu bằng từ bạt đông (pardon: xin lỗi).  Lại nhớ có câu thơ rằng :
           Bạt đông anh chớ pha sê (1)          
           Ắt tăn moa  rắc công tê tú xà 

Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

Nguyễn Hữu Phước - TỪ VIỆT GỐC PHÁP


Dẫn nhập
Bài nầy nhắm vào việc giới thiệu với giới trẻ một khía cạnh của tiếng Việt, đó là những từ Việt gốc Pháp.  Do đó nhiều chỗ có những giải nghĩa dài dòng, có thể hơi thừa đối với những người lớn tuổi (45-50 trở lên), xin quí vị lớn tuổi chấp nhận cho.   Một số những từ trong bài nầy có trong quyển Việt Nam Tự Điển (VNTD)  của các ông Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ, hoặc trong quyển Gốc Và Nghĩa Từ Việt Thông Dụng (GvN) của ông Vũ Xuân Thái, một số những từ Việt hóa mà tôi kể ra ở phần sau không có trong hai quyển nầy.