Thứ Ba, 16 tháng 5, 2023
Những lời tâm sự đặc biệt nhân Ngày của Mẹ (Mother's Day)
![]() |
Hình minh hoạ, Nadezhda Moryak |
Thứ Ba, 28 tháng 2, 2023
Nguyễn Hữu Nghĩa: Một chút kỷ niệm với người già nhất Làng Văn
![]() |
Học giả Lãng Nhân Phùng Tất Đắc. |
Hai chữ “Làng Văn” trên tựa bài là báo Làng Văn, nhưng hiểu là làng văn, làng báo cũng được, vì hiểu cách nào thì hiểu, nếu còn sống, năm nay cụ đã 116 tuổi, già nhất ban biên tập. Tên cụ là Phùng Tất Đắc, bút hiệu Lãng Nhân.
Cụ sinh năm 1907, mất năm 2008, thọ 101 tuổi, lớn hơn bà ngoại tôi, lớn hơn cha tôi, và là người lớn tuổi nhất trong văn giới mà tôi biết, đã ra lệnh cho tôi gọi bằng “anh”, xưng “em”. Tôi vốn là đứa không sợ trời sợ đất (chỉ sợ vợ, vợ nào cũng sợ) nhưng ai bảo gọi sao thì cứ gọi vậy. Thế mà trong đời đôi khi cũng dở khóc dở cười vì sự ngoan ngoãn tuân lệnh đó.
Năm đó, tôi được Linh mục Sảng Đình giới thiệu vào phụ việc văn phòng ở Kim Lai Ấn quán và nhà xuất bản Nam Chi Tùng Thư. Việc tôi làm là cuối tuần và buổi tối tới đọc bản vỗ, sửa lỗi rồi đặt lên bàn để cụ Phùng phê duyệt. Việc nhẹ nhàng, hợp tạng, làm việc ngoài giờ, lương khá nên tôi thích lắm.
Thứ Ba, 21 tháng 2, 2023
Nguyễn Hữu Nghĩa: Y dài hay i ngắn
Trong bốn mươi năm nay, thỉnh thoảng tôi thấy có cuộc thảo luận về việc nên dùng /y/ hay /i/. Tôi đọc qua nhưng không tham gia, vì thấy phần lớn những người đang thảo luận mất bình tĩnh, biến cuộc thảo luận thành tranh luận, cố giành nhau “cái lý” của vấn đề, vượt ra khỏi khung ngữ pháp, và tệ hơn nữa, bắt đầu chụp mũ nhau: “anh nào viết /y/ thành /i/, anh đó là ...VC. (Việt Cộng)
Hôm nay, tôi khơi lại chuyện này vì cần phải nói rõ vấn đề: đừng chụp cho chữ /i/ cái nón cối, vì làm vậy chỉ chứng tỏ một điều gì khác, không còn là chuyện đúng sai phải trái nữa.
Trước hết, xin nói rõ, không phải chỉ có một số học giả miền Bắc chủ trương viết /y/ thành /i/, mà học giả miền Nam cũng có nhiều người cùng một chủ trương. Đó là dịch giả Nguyễn Hiến Lê, GS Lê Hữu Mục (trưởng ban tu thư của Làng Văn), GS Nguiễn Ngu Í, nhà văn Nguyễn Văn Thông,.. Tuy nhiên, xa xưa nhất, là học giả Huình Tịnh Của. Điều chắc chắn là không ai có thể chụp mũ cụ Huỳnh được, vì cụ cho xuất bản bộ Đại Nam Quấc Âm Tự Vị với những chữ viết /i/ thay vì /y/ từ năm 1898, và ngay trong cái họ của cụ, cũng viết /i/ thay vì /y/: “Huình” mấy chục năm trước khi phong trào Cộng sản du nhập Việt Nam. May cho cụ, không bị phát cho cái nón cối!
Thứ Ba, 14 tháng 2, 2023
Nguyễn Hữu Nghĩa: Tại sao tôi làm thơ
Có lần, trong buổi ra mắt sách, một cô phóng viên chìa cái micro hỏi vậy. Trong một giây kiếm không đâu ra câu trả lời nghe cho nó văn nghệ văn gừng (làm thơ vì rung động với đất trời, vì lỡ dại yêu ai đó, vì người ta xách gói sang ngang), hay ướt nhẹp (nhớ em môi em thơm ngọt mùi ô mai) hay yêu nước thương nòi (làm thơ để xiển dương lòng ái quốc ái quần),.. tôi bèn câu giờ:
À... Tôi làm thơ vì tôi… làm báo!
Nghe bí hiểm quá, cô phóng viên cười cười nhìn tôi, ra cái điều …xin nói rõ thêm. Phút nói thật đã tới, trốn đâu cho khỏi!
Tôi nói thật, tôi làm thơ vì tôi phụ trách "lên trang" báo, Pháp nói là mise en page, Mỹ nói là lay-out, nghĩa là trình bày các trang để giao cho nhà in.
Khi làm việc tôi tự đặt cho tôi cái lệ, là tất cả các bài đều phải hết ở cuối một trang, không có vụ “tiếp theo trang …mấy”, độc giả phải chạy tuốt ra cuối báo mà kiếm, đôi khi kiếm không ra vì nhà báo…quên dán tiếp! Nhật báo làm vậy được: đặt tựa kêu rổn rảng, in mấy dòng rồi mời xem tiếp trang tư, trang tám. Tạp chí giống như cuốn sách, không nên làm vậy.
Đọc lại thơ Vũ Hoàng Chương
![]() |
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương Hình Wikipedia |
Sau 50 năm theo đúng quy định, Viện Hàn lâm Thụy Điển đã công bố danh sách đề cử Giải Nobel Văn học năm 1972. 100 nhà văn đã được đề cử, trong đó có tên một nhà thơ Việt Nam: thi sĩ Vũ Hoàng Chương (1915–1976). Cuối cùng chủ nhân giải Nobel Văn học năm đó là nhà văn người Đức, Heinrich Böll (1917–1985). Một số tác phẩm của Heinrich Böll đã được xuất bản ở Việt Nam. Mặc dù vậy, chuyện này đã làm cho nhiều người Việt trong, ngoài nước cảm thấy tự hào và hy vọng một ngày nào đó, sau chính trị gia, nhà văn, nhà báo Hồ Hữu Tường (1910–1980, được đề cử giải Nobel Văn học năm 1969) và nhà thơ Vũ Hoàng Chương, Việt Nam sẽ lại có người được đề cử (và biết đâu, sẽ được chọn) cho giải thưởng văn chương lâu đời và danh giá này.
Báo chí trong nước cũng đưa tin về việc này, nhưng tất nhiên, là lờ đi chi tiết cả hai ông đều bị tù dưới chế độ cộng sản và đều chết vì điều kiện giam giữ hà khắc, tàn bạo của nhà tù cộng sản.
Nhân dịp này, DĐTK xin đăng một số bài viết cũ và mới, về nhà thơ, từng được xưng tụng là thi bá, Vũ Hoàng Chương.
***
ĐỖ TRƯỜNG: VŨ HOÀNG CHƯƠNG, LẠC LOÀI TRONG CÕI NHÂN SINH
(Đỗ Trường viết nhân một trăm năm ngày sinh của thi sĩ Vũ Hoàng Chương 1915-2015)
Thứ Ba, 31 tháng 1, 2023
Nguyễn Hữu Nghĩa: Nghĩ về chiến sĩ nhân quyền Võ Văn Ái (18.10.1935—26.1.2023)
![]() |
Nhà thơ, nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền Thi Vũ--Võ Văn Ái (Nguồn: trang Quê Mẹ) |
Anh Ái làm báo và nhà xuất bản Quê Mẹ ở Pháp từ 1976, tôi lập báo và nhà xuất bản Làng Văn ở Canada từ 1984. Anh làm thơ, ký tên Thi Vũ, tôi làm thơ ký tên Cung Vũ. Anh có tập “Gọi Thầm Giữa Paris”, tôi có các tập “Hồng Trần”, “Cỏ Biếc”, “Nguyệt Bạch”. Anh Ái nhận xét thơ Cung Vũ khá “màu mè”, với cách đặt tên hồng, biếc và bạch, mỗi tập một màu. Tôi đùa, bảo tác giả Thi Vũ gọi không ra tiếng (Gọi Thầm). Ỷ Lan cười thoải mái. Anh Ái soạn cuốn “Bốn Mươi Năm Thơ Việt Nam, 1945-1985”; tôi chỉ viết về thơ cổ, “Hồ Xuân Hương”. Anh viết “Nguyễn Trãi Sinh Thức và Hành Động”, cùng “Luận Chiến Nước Ngoài, Tới Tận Cùng Sự Hóa Giải Dân Tộc”, tôi in cuốn “Dọn Đường Về Nước” và “Những Chuyển Biến Mới Trên Chiến Trường Cũ”, đều nói về tư tưởng chính trị và thời sự.
Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011
Nghĩ về anh, Nguyễn Đức Quang
Tôi nhỏ hơn Nguyễn Đức Quang 7 tuổi, gọi anh bằng “anh”, xưng “em”, từ khi tôi mới được 15. Tôi học ở Tây Ninh, cuối tuần về Sài Gòn sinh hoạt du ca. Nguyễn Đức Quang từ Đà Lạt về, và ở luôn Sài Gòn, thỉnh thoảng mới về Đà Lạt thi cử ở trường Chính trị Kinh doanh và thăm gia đình. Hai anh em ngụ ở cái gác xép trong nhà để xe của anh Hoàng Ngọc Tuệ, số 114 đường Sương Nguyệt Anh.