Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2023
Bão tố Trung Đông: Bài học của VNCH 1973 cho Ukraine 2023, BBC
Trong gần 20 tháng của cuộc chiến, truyền thông quốc tế nói đến Ukraine hầu như hàng ngày.
Nhưng từ hơn một tuần qua, Ukraine đã biến khỏi các trang đầu trên báo, nhường chỗ cho Trung Đông, cho cuộc chiến Israel-Hamas.
Một số điều tra dư luận tại Hoa Kỳ phản ánh việc gió đổi chiều này. 65% người dân Mỹ cho rằng Mỹ nên công khai ủng hộ Israel, và điều đó đúng với đa số cử tri cả hai đảng: 77% Cộng hòa và 69% Dân chủ (NPR 13/10/2023).
Thứ Tư, 21 tháng 7, 2021
Nguyễn Giang (BBC News Tiếng Việt): Cùng chống Covid, Anh khác VN là không bắt trẻ em đi cách ly tập trung
Tin mới nhất cho hay chính phủ Anh lên kế hoạch tiêm chủng Covid cho trẻ em trên 12 tuổi thuộc nhóm dễ ngã bệnh nếu lây virus.
Thứ trưởng chuyên trách về tiêm chủng, ông Nadhim Zahawi phát biểu trước Quốc hội hôm 19/07/2021 nói sau khi đã triển khai tiêm chủng cho người trên 18 tuổi, Anh sẽ cho những trẻ em ở tuổi 17, sắp 18, được tiêm.
Việc tiêm vaccine Pfizer-BioNTech cho nhóm lứa tuổi này là để chuẩn bị cho các em "bước vào tuổi học đại học".
Tôi quan tâm đến chuyện này vì con gái học lớp 12 thuộc nhóm tuổi 17, sắp sang 18.
Và điều tôi quan sát thấy lâu nay là việc chống Covid tại Anh rất khác VIệt Nam mà xin nói ở sau.
Nhóm tiếp theo sẽ được tiêm ở Anh là 12-17 tuổi.
Nhưng trong nhóm này, chỉ các em thuộc nhóm dễ ngã bệnh nếu lây virus, hoặc sống với thân nhân có bệnh nền, thuộc nhóm rủi ro, sẽ được tiêm vaccine chống Covid.
Nói thẳng ra thì từ hơn một năm qua, giới chức y tế Anh cho rằng đa số trẻ em không bị bệnh nặng nếu lây Covid và rủi ro chết từ Covid rất thấp nên không cần tiêm.
Thứ Tư, 1 tháng 4, 2020
Nguyễn Giang - BBC News Tiếng Việt: Virus corona - Việt Nam vẫn nửa vời với lệnh cách ly xã hội?
![]() |
Sài Gòn: Đường Nguyễn Huệ như hai dòng kênh trở về thời xa xưa |
Quan sát tình hình chống Covid-19 mấy ngày qua trên thế giới ta có thể thấy các nước đều phải điều chỉnh, thậm chí thay đổi mạnh chiến lược, chiến thuật của họ.
Mọi tự hào mang tính dân tộc, thể chế đều dần phải nhường chỗ cho nguyên tắc của ngành y là cứu người, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.
Tôi xin điểm qua vài ví dụ theo các báo Anh 48 giờ qua.
Tạm bỏ qua xung khắc 'liên bang vs tiểu bang' ở Hoa Kỳ thì các nước châu Âu đều đang thay đổi quyết liệt.
Chuyện phong tỏa ở Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Đông Âu và Anh ai cũng đã biết.
Nhưng ở 'tiền đồn' của tư tưởng tự do cá nhân là Đức, Áo, Bắc Âu, tình hình cũng chuyển biến:
Đức từ chỗ rất tự tin vào chiến lược xét nghiệm ồ ạt và chỉ chặn giao thông quốc tế nhưng thả lỏng bên trong để bảo vệ kinh tế đã dần chuyển sang cách ly, phong tỏa từng phần (partial lockdown).
Văn hóa coi thường khẩu trang ở Đức cũng đã bớt bảo thủ sau khi Áo ra lệnh đeo khẩu trang ở siêu thị, bệnh viện.
Báo Đức đăng hình bà Angela Merkel đeo khẩu trang như tín hiệu 'xe tăng Deutschland chuyển hướng tiến công'.
Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016
Nguyễn Giang/BBC World Service, Asia Region - Châu Á: ba lãnh đạo nữ nói lên điều gì?
Bà Thái Anh Văn là tổng
thống tân cử của Đài Loan
Sau bà Park
Geun-hye và bà Aung San Suu Kyi, khu vực Đông Á sẽ có nữ tổng thống Đài Loan là
bà Thái Anh Văn, tạo ra sự thay đổi về cả về hình ảnh và nội dung các vị trí
lãnh đạo cao nhất vùng.
Điểm giống
nhau là quyền lực của cả ba phụ nữ này đều đến từ lá phiếu dân chủ.
Bà Thái Anh
Văn đã được gọi là "người phụ nữ hùng mạnh nhất trong thế giới nói tiếng
Hoa" ngay sau đêm bầu cử.
Quả vậy, vị
tiến sỹ từ trường LSE (Anh Quốc) lên làm nữ tổng thống đầu tiên ở khu vực văn
hóa Trung Hoa gồm Trung Quốc, Hong Kong, Macau, Đài Loan, Singapore.
Greg Rushford - Nhật và Mỹ sẽ không để TQ chiếm Biển Đông
![]() |
Trung Quốc gần đây đã nhiều lần hạ cánh phi cơ dân sự ở những vùng đảo có tranh chấp trên Biển Đông |
Greg
Rushford (chủ bút trang rushfordreport.com) trả lời phỏng vấn của
Nguyễn Giang, BBC Tiếng Việt.
Nguyễn
Giang: Về vấn đề Biển Đông, liệu câu chuyện có còn nằm trong tầm tay của Việt
Nam?
Greg Rushford: Tôi nghĩ vấn đề đầu tiên là nó đã xóa
tan câu chuyện huyền thoại rằng Trung Quốc có tầm nhìn chiến lược lớn về tương
lai lâu dài ở biển Đông. Nếu họ thực sự có tầm nhìn ấy, thì làm sao mà cả thế
giới lại giận dữ với họ, mất lòng tin với họ?
Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015
Nguyễn Giang/BBC - Báo VN hiểu chưa kỹ thông điệp Mỹ?
Trong
chuyến thăm đến Việt Nam tuần này của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, tiến sỹ
Ashton Carter, báo chí Việt Nam đồng loạt chạy tít rằng ông Carter "trao
kỷ vật đặc biệt cho Bộ trưởng Phùng Quang Thanh" của Việt Nam.
![]() |
Đó là cuốn nhật ký và thắt lưng của một chiến sỹ bộ đội cộng sản. |
"Hôm
nay, tôi đã hồi hương một số di vật chiến tranh gồm cả cuốn nhật ký của một
bộ đội Việt Nam cho Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam." (Today I
repatriated several war artifacts including a diary from a Vietnamese soldier
to the Vietnamese MOD).
Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015
Nguyễn Giang/BBC - TQ sẽ bất chiến tự nhiên thành?
![]() |
Bãi Subi làm thay đổi cục diện chiến lược ở Biển Đông |
Hoạt động xây cất đã
được 800 ha của Trung Quốc ở Trường Sa có vẻ sẽ là tâm điểm của hoạt động
ngoại giao tại Đối thoại An ninh Shangri-La ở Singapore cuối tuần này.
Nhưng đây có phải chỉ là
chuyện ngoại giao?
Hay Trung Quốc xây cất
còn vì lý do kinh tế?
Christopher Helman viết
trên trang Forbes
mới đây thì Trung Quốc cơi nới không phải vì dầu khí.
Lý do 'chặn' các hải lộ
quốc tế cũng không có vì như ông Chen Dingding
từ Đại học Macau nói, bản thân Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào tuyến hàng hải
này.
Trong bài ‘China’s Master
Plan in the South China Sea”, ông Chen đồng ý rằng công tác xây cất có thể có ý
nghĩa quân sự nhưng “chỉ mang tính phòng thủ”.
Như thế, việc cơi nới ở
Trường Sa là để phục vụ nhu cầu quân sự dù trước mắt còn chưa lớn.
Nó lớn hay không là tùy
cách đánh giá trong không gian và thời gian thế nào.
Vậy ta thử nhìn một số
cuộc chiến và kinh nghiệm lịch sử xem sao.
Thế
ỷ dốc hai đầu tương trợ
Binh pháp cả Đông và Tây
đều đã nói đến cách làm lập hai cứ điểm quan trọng tiếp ứng lẫn nhau trong
quân sự.
![]() |
Việt Nam chú tâm quan sát các diễn biến ở Biển Đông |
Gia Cát Lượng (181-234)
thời Tam Quốc đã cùng Chu Du chia quân đóng hai bờ Trường Giang.
Gọi là ‘thế ỷ dốc’, đây
là cách liên quân Thục – Ngô chia sức kiềm chế và cuối cùng đã đánh tan 80 vạn
hùng binh của Tào Tháo.
Nhưng trận pháp thời nay
không còn là chuyện lập hai đồn binh hỗ trợ nhau.
Nhờ công nghệ mới, hải
quân, không quân và các binh đoàn cơ giới có thể cơ động kết nối các cứ điểm
và linh hoạt biến đổi thế trận khi cần.
Năm 1939, quân Đức đã sử
dụng thần tốc hai cánh quân từ phía Đông Phổ và Tây Nam, kẹp quân Ba Lan vào
giữa và tiêu diệt nhanh chóng cả một nước cộng hòa.
Nhưng vào năm 1944, chính
Đức lại bị kẹt vào thế 'lưỡng đầu thọ địch' và Hitler đã đặt cược vào trận
quyết tử đưa các binh đoàn thiết giáp SS-Panzer xuyên vùng núi Ardennes, tạo
hành lang phá thế bao vây của quân Đồng Minh.
Trận Battle of the Bulge
(12/1944 -01/1945) với 1.5 triệu quân tham gia đã làm hàng vạn binh sỹ bị giết
nhưng cuối cùng, các quân đoàn Mỹ và Anh đã thắng Đức.
Giới quân sự luôn cần các
tuyến đường và những các điểm chốt, to hay nhỏ không quá quan trọng, tại những
địa bàn mới.
Trong Thế Chiến 2, Nhật
Bản chiếm Đông Dương nhưng không trực trị mà để Pháp quản vì cần lập căn cứ
cho chiến dịch đánh Singapore của Anh.
Đảo san hô Midway chẳng
có giá trị kinh tế nhưng lại là điểm đọ găng của đô đốc Chester Nimitz (Mỹ) và
Isoroku Yamamoto (Nhật) trong trận hải chiến Thái Bình Dương năm 1942, quyết
định vận mệnh toàn châu Á.
Và ngay trong cuộc chiến
Nam Bắc 40 năm trước, đường mòn Hồ Chí Minh không to nhưng giúp Hà Nội tạo
hành lang dọc Trường Sơn liên tục đưa quân vào sát nách khu vực đầu não của Sài
Gòn.
Vì thế, bãi đá Subi nay
nhìn chưa to, chỉ đang phình ra nhưng vị trí của nó quả là lớn về lâu dài.
Bị
chặn hai đằng phải ra tay
Trong lịch sử Việt Nam,
vị thế tự nhiên của nước này luôn đặt ra vấn đề ‘đầu đuôi’ có ứng cứu kịp hay
không và có bị bao vây hay không.
![]() |
Chiến hạm của Hoa Kỳ trợ giúp Philippines |
Năm 1075, nhà Lý đã rơi
vào tình thế Tống cam kết với Chiêm Thành hẹn cùng đánh Đại Việt.
Lý Thường Kiệt ra tay
trước tiêu diệt cơ sở hậu cần mà tể tướng Vương An Thạch chuẩn bị cho cuộc
viễn chinh.
Đại Việt chỉ rút quân về
vào tháng 3/1076 sau khi các chiến dịch thủy bộ, dùng cả voi trận tập kích
và vây hãm thành trì ba châu của Tống đã giết tới 100 nghìn quân dân nước này,
gồm hơn 50 nghìn dân thành Ung Châu bị xử tử vì không đầu hàng.
Nhưng trận xâm nhập
tập kích của Lý Thường Kiệt cũng khiến cuộc Nam chinh phục thù do Quách Quỳ
chỉ huy cùng năm đã không tiến quá được phòng tuyến Như Nguyệt và Tống phải
nghị hòa.
Cuộc chiến đã đem lại
hòa bình 182 năm giữa hai nước, tới khi quân Nguyên Mông đem quân đánh nhà Trần
năm 1258.
Nhưng nhà Lý đã nhân cơ
hội đó đưa quân trừng phạt Chiêm Thành vào tận Panduranga (Phan Rang).
Tới năm 1471, dưới triều
Lê, vua Lê Thánh Tông vào phá tan thành Đồ Bàn, tiêu diệt hoàn toàn mối nguy
bị Chiêm Thành đánh tập hậu.
Năm 1979, Đặng Tiểu Bình
cho tấn công sáu tỉnh biên giới Việt Nam cũng là để ‘ứng cứu’ cho phe Khmer Đỏ
ở phía Tây Nam và nếu không có hỗ trợ của Moscow thì tình hình đã rất khác.
Chiến sự ngày nay sẽ
không xảy ra tàn khốc trên bộ mà có khi chỉ ùng oàng trên biển và trên không.
Nhưng các nguyên tắc cơ
bản của chiến tranh thì vẫn thế.
Chỉ
còn phòng thủ ven bờ?
Lấy căn cứ Tam Á làm điểm
xuất phát, Hoàng Sa là điểm trung chuyển và điểm mới xây cất ở Trường Sa là
tiền đồn, Trung Quốc hoàn toàn có thể tạo ra một hành lang 600 dặm cho chiến
hạm và không quân tuần tra.
Bất chiến tự nhiên thành,
hoạt động này sẽ khiến Vịnh Cam Ranh và quân cảng nổi tiếng của Việt Nam mất
đi ưu thế chiến lược.
Một bài báo của Mark
Valencia gần đây có trích dẫn cấp chỉ huy Quân Giải phóng Trung Quốc nói thẳng
rằng họ “không thấy đe dọa gì từ các nước ASEAN”, trên biển.
Trung Quốc chắc chắn phải
có cơ sở để phát biểu như vậy.
Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2015
Nguyễn Giang - Lãnh đạo Việt Nam năm 2015 và ba đại ca
![]() |
Các ông Barack Obama, Tập Cận Bình và Vladimir Putin gây ảnh hưởng lớn trong năm 2014 |
Năm 2014 khép lại ở Anh Quốc bằng nhiều bảng 'phong thần' điểm mặt chỉ tên các nhân vật thắng hoặc thua trong năm, gọi là 'the winners and losers of 2014'.
Nhưng nhiều người trong giới chính trị Anh không quen thuộc với các bạn đọc của BBC ở Việt Nam nên tôi xin chỉ nhắc đến ba nhân vật quốc tế là các ông Barack Obama, Tập Cận Bình và Vladimir Putin.
Người được các nhà bình luận tại Anh cho là đang thắng thế nhất trong năm 2014 không phải ai khác mà là Chủ tịch Trung Quốc, còn người thua nhiều nhất lại chính là ông Putin.
Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012
Nguyễn Giang - Về cuốn 'Bên Thắng Cuộc'
Nguyễn Giang - BBC
Mốc thời gian quan trọng: Sài Gòn 30 tháng 4 năm 1975
Khi tin ‘giải phóng miền Nam’ lan đến một vùng quê Hà Tĩnh, một cậu bé còn chơi với bạn ở ngoài ruộng và bọn trẻ đã ‘buông nhau ra thôi không đánh vật’ nữa, nhưng cuộc giằng co chọn lối đúng và sai cho cả một dân tộc hóa ra mới chỉ bắt đầu và còn chưa kết thúc.
Với cậu bé chăn trâu ngày đó mà nay thành danh với cái tên blogger Osin, hành trình vào đời và nghiệp làm báo cũng bắt đầu từ tháng 4/1975 khi sự ‘nhận mặt nhau’ diễn ra có triệu người vui và triệu người buồn của hai miền Nam Bắc Việt Nam sau cuộc nội chiến quốc tế hóa.
Khi được đọc bản thảo ‘Bên Thắng Cuộc’ (cả hai tập), tôi băn khoăn không hiểu vì sao Huy Đức không đặt tựa cho sách là ‘Bên Thắng Trận’ với cả sự oai hùng, hào khí cách mạng như truyền thông chính thống vẫn nêu?
Có phải trận chiến quân sự và ý thức hệ dù lớn lao đến đâu cũng chỉ là một cuộc cờ và trận chiến vì tâm hồn và tương lai Việt Nam vẫn chưa dứt?
Những suy luận đến từ cuốn sách chắc sẽ còn nhiều, vì chỉ trong vòng vài tuần qua, số bài bình luận về cuốn ‘Bên Thắng Cuộc’ đã xuất hiện đông đảo với đầy đủ những lời khen nhưng cũng có một số ý phê bình, đa số tôn trọng và không gay gắt.
Vì thế nên ở đây, tôi chỉ chia sẻ một số cảm quan riêng và tập trung vào những gì tôi nghĩ rằng sách đã gợi mở ra và tạo đà cho những người viết trong và ngoài nước đi tiếp.
Trước hết, cuốn sách mổ xẻ khá rành mạch, chi tiết và làm mới lại nhiều giai đoạn lịch sử, biến cố, sự kiện quan trọng trong một thời kỳ cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1975 đến Đổi Mới.
Các đoạn có giá trị nhất, nhiều tư liệu mới nhất và tổng hợp được cách nhìn của các bên nhất phải kể đến giai đoạn lực lượng cộng sản Nam và Bắc tiến vào Sài Gòn, và thời kỳ quân quản rồi thống nhất hai miền.
Sau đó là các diễn biến của thời kỳ đánh tư sản, tiêu diệt văn hóa, văn nghệ tự do, quy kết loại trừ tư bản Hoa kiều, cưỡng bức kinh tế mới, cho tới cuộc chiến với Khmer Đỏ cùng thời gian các nỗ lực duy chí ý nhằm áp đặt mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa bao cấp trên cả nước, đưa đến các thảm họa nhân đạo và sự suy sụp kinh tế.
Ở các chương này, ngòi bút Huy Đức tỏa sáng trong giọng văn âm thầm, cố gắng giữ vẻ bình thản nhưng bên trong sôi sục, thậm chí có chỗ nghẹn đi vì các biến cố đau đớn cho hàng triệu người mà anh chứng kiện cận cảnh, nhất là ở trong tâm thức một người đi bộ đội về và từ Bắc vào sống trong Nam.
Qua các chương đó, người đọc dù thuộc các thế hệ sau có thể hình dung ra được khá rành mạch vì sao sự mê tín với một mô hình độc tôn đã khiến lãnh đạo Đảng cầm quyền ở Việt Nam liên tiếp sai lầm mà các di chứng vẫn còn đang là chính sách hiện hành dù đã được bớt liều nhờ tác động khách quan và sự tự ý thức.
Dòng đời trong lịch sử
Cách viết ‘sử ký’ di chuyển từ bối cảnh lịch sử chung đến hoạt động của các nhân vật chính đã dựng lại nhiều hình ảnh sống động nhờ số lượng phong phú các tư liệu nguồn mà tác giả ghi lại hoặc phỏng vấn trực tiếp với nhiều nhân chứng, người trong cuộc ở cả các cấp cao.
Cuộc đời riêng, hoạt động và suy nghĩ, tính toán cá nhân và chính trị của các ông Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ... được tái hiện rõ rệt.
Chuyện tình yêu, hôn nhân, gia đình vợ con họ được kể lại, ghi lại vừa đủ để phụ thêm cho các hiểu tính cách, các bước ngoặt trong đời những nhân vật này trong bối cảnh xã hội, lịch sử mà không sa đà vào chuyện riêng tư.
Chẳng hạn cuộc tình và cuộc đời làm vợ thứ nhì của ông Lê Duẩn mà bà Nguyễn Thụy Nga phải gánh chịu cho thấy một giai đoạn mà văn hóa chính trị cộng sản rất hà khắc, thậm chí tàn khốc với việc riêng của tất cả mọi người, kể cả những nhân vật cao cấp, ngược hẳn với thời kỳ tung hê, thả cửa của quan chức hiện nay.
Một cách nhìn khác xuyên qua những tư liệu quý mà Huy Đức thu lượm và tìm cách kiến giải là dòng ‘sinh hoạt quân sự’.
Ông Võ Văn Kiệt đến hội nghị sơ kết Thanh niên Xung phong năm 1981 ở Đắc Nông
Lồng vào các chiến dịch tiến vào Sài Gòn năm 1975, chiến tranh biên giới Tây Nam, xung đột Trung – Việt, hay đi ngược về thời kỳ kháng Pháp, chiến tranh Mỹ – Việt là các chân dung sỹ quan, tướng lĩnh, nhân chứng của nhiều phía.
Các trận đánh, các cuộc ra quân, những vụ thảm sát, tàn phá của quân Pol Pot, quân Trung Quốc được mô tả bằng ngòi bút của người làm báo, viết phóng sự nên sống động hơn nhiều so với các cuốn tiếng Việt từ trước tới nay về cùng chủ đề mà tôi được đọc.
Các vụ ‘thâm cung bí sử’ trong chính trường Việt Nam, nhất là giới tướng lĩnh như cái chết của các tướng Nguyễn Chí Thanh thời chiến tranh, rồi những chuyện đột tử của các tướng Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Đinh Đức Thiện sau này cùng một âm mưu bao vây, hạ thấp tướng Võ Nguyên Giáp được mô tả thật sinh động.
Cuộc đời và các suy tư của ông Võ Văn Kiệt mà tác giả có thời gian gặp gỡ nhiều cũng được trình bày lại khá đầy đủ, cho người đọc cơ hội thấy được chân dung một nhân vật cộng sản miền Nam luôn trăn trở để càng về cuối đời lại càng về gần với tinh thần dân tộc.
Nhân chứng và tư liệu
Đã có người khác đã bình luận về phương pháp viết của Huy Đức, gồm cả phần được và phần thiếu sót nên ở đây, tôi chỉ muốn chú ý đến cách sử dụng tư liệu của tác giả để tạo dựng bối cảnh quốc tế hoặc khu vực cho phần nội dung Việt Nam của anh.
Giai đoạn viết về cuộc cách mạng dân chủ Đông Âu và Liên Xô sụp đổ không phải là phần mạnh nhất của tác giả.
Nhà báo Huy Đức và TBT Lê Khả Phiêu: bản thân tác giả là nhân chứng của nhiều sự kiện lịch sử
Huy Đức chủ yếu sử dụng lời kể của tiến sỹ Lê Đăng Doanh về chuyến đi của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh sang Đông Đức, cuộc gặp Erich Honecker, Mikhail Gorbachev và Nicolai Ceaucescu và tư liệu của Bùi Tín đã xuất bản khá lâu để dựng lại ‘cú sốc thể chế’ mà perestroika và glasnost gây ra cho ban lãnh đạo Hà Nội.
Sang để 'chấn chỉnh' lãnh tụ phe cộng sản quốc tế Gorbachev về đường lối xét lại, ông Linh đã cảm lạnh, sốt và ốm (theo cả nghĩa đen và bóng?) khi gặp sự hắt hủi, coi thường của 'đồng chí đàn anh' - dấu hiệu Hà Nội bị Đông Âu bỏ rơi nên dần tìm sang ngả Trung Quốc.
Nhưng cũng vì dựa trên các trích dẫn đó là chính, nhiều lý giải về Đông Âu trong sách không theo kịp các tác phẩm xuất bản tại khu vực này hoặc sách của các tác giả Phương Tây trong 10 năm qua.
Về sự dính líu và cuộc tháo chạy của người Mỹ khỏi Đông Dương, quan hệ Mỹ – Trung về Campuchia cuốn sách cũng dùng quá nhiều luận điểm của nhân vật nổi tiếng thiên kiến và thiên hữu, ông Henry Kissinger trong cuốn ‘Ending the Vietnam War’ (2003), thiếu hẳn các cuốn mới hơn về Trung Quốc như ‘Inside Ten Episodes of China’s Diplomacy’ (2006) của Tiền Kỳ Tham.
Các đoạn về quan hệ Trung Xô hoặc Trung Mỹ hay vai trò chỉ đạo của Moscow với Hà Nội trong nhiều thập niên cũng thiếu nhiều phần đối chiếu từ các sách mới mà giới nghiên cứu Âu Mỹ liên tiếp đưa ra thời gian qua như cuốn ‘Revolution 1989: The Fall of the Soviet Empire’ của Victor Sebestyen (2009) hay ‘Russian’s Cold War’ của Jonathan Haslam (2012).
Nói như thế không phải là để phê phán cuốn sách đầy đủ nhất từ trước tới nay về chính trị Việt Nam mà để bạn đọc Việt Nam tin tưởng rằng chủ đề ‘hệ thống cộng sản’ vẫn được giới khoa bảng quốc tế theo đuổi, cập nhật, và trong dòng sách này Bên Thắng Cuộc chắc chắn là một hồ sơ quan trọng nếu được dịch ra ngoại ngữ.
Phần trong nước, tác giả cũng sử dụng khá nhiều các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam để ghi nhận các bước tiến và lùi trong chính sách.
Nhưng vì ở Việt Nam luôn có khoảng cách khá lớn giữa ngôn từ văn bản với chính sách áp dụng thực và kết quả cuối cùng nên cách làm này dù cần thiết cho giới cần tra cứu, lại dễ khiến bạn đọc bình thường có cảm giác bội thực của một thời phải ăn độn bo bo.
Trái lại, khi đi xa văn kiện, ngòi bút báo chí tinh tế đã giúp tác giả giải mã được chiến lược ‘pháo đài huyện’ mà các con đẻ của nó vẫn đang lãnh đạo đất nước ngày hôm nay.
Xé rào: ông Trường Chinh thăm nhà máy bột giặt Viso năm 1983
Nào ai nghĩ chính phong trào ông Lê Duẩn tung ra nhằm gây dựng cán bộ trẻ từ huyện để đẩy thẳng lên trung ương hồi đó, theo Huy Đức, đã tạo đà cho ông Nguyễn Tấn Dũng từ huyện Cà Mau, tỉnh Minh Hải hay bà Trương Mỹ Hoa từ huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang và một số nhân vật khác lên cao.
Chính cách để các nhân vật thật tái hiện trong ánh sáng mới của lịch sử và tư liệu khiến 'Bên Thắng Cuộc' không nằm vào dạng tác phẩm nghiên cứu academic mà giống ký sự hay non-fiction biographic history tựa như của Simon Sebag Montefiore trong ‘Stalin: The Court of the Red Tsa’ hay ‘Jerusalem: The Biography’.
‘Bên Thắng Cuộc’ còn nhiều phần phát hiện thú vị khác về ‘người trong cuộc’ mà tôi tin là bạn đọc sẽ đánh giá cao, và nếu những gì tác giả viết ra có gây dư luận khen chê hay tạo ra tranh luận thì cũng là điều tốt vì đã lâu người đọc tiếng Việt chưa có trong tay một bộ sách đầy đủ, chân thực và nhiều tính gợi mở như thế về đất nước họ.
Và nếu vì đọc ‘Bên Thắng Cuộc’ mà có các tác giả khác nung nấu muốn viết thêm, viết lại, viết tiếp về chủ đề Việt Nam thì hẳn cũng là một thành công ‘ý tại ngôn ngoại’ cho tác giả.
Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012
Nguyễn Giang (BBC) - Trung ương Đảng thôi họp để tính tiếp
Nguyễn Giang (BBC)
Sau hai tuần họp kín, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đọc diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 6, công bố sự thắng lợi của tinh thần 'tập thể đóng cửa bảo nhau' trong vụ đề nghị nhưng không kỷ luật 'một ủy viên Bộ Chính trị'.
GS Nguyễn Phú Trọng thể hiện uy thế lãnh đạo tại Hội nghị
Nhưng dù đã nâng cao uy tín của chính mình qua kỳ họp gay go, Giáo sư Trọng chưa tạo ra đột phá hay chỉ ra được hướng đi lớn cho các vấn đề trọng đại hơn của đất nước.
Năm điều đã đạt
1. Dư luận hẳn thở phào sau khi chờ đợi hai tuần họp kín, Trung ương Đảng cầm quyền tại Việt Nam cuối cùng cũng đã ra được thông cáo bế mạc và bài diễn văn của TBT Nguyễn Phú Trọng được truyền hình cho toàn dân xem.
Chỉ riêng đây cũng đã là một thành công: thành công của sự trở lại bình thường vì trừ Trung Quốc hay Bắc Triều Tiên, việc họp kín dài ngày không phải là thông lệ của chính trị trong khối Asean mà Việt Nam là thành viên cũng đã lâu.
Điểm nhấn của thành công này là lời ‘thành thật nhận lỗi trước toàn Đảng, toàn dân’ vì những sai lầm nghiêm trọng làm kinh tế ảm đạm, doanh nghiệp lao đao, nồi cơm của hàng triệu người bị bể chỉ trong vài năm qua.
Rõ ràng là Giáo sư Trọng phải là người có dũng khí, bản lĩnh chính trị cao và làm chủ hoàn toàn nghị trình của Hội nghị 6 mới cho ra được lời xin lỗi đó.
"Bộ Chính trị cũng đã gợi ý kiểm điểm sâu hơn về một số nội dung đối với 56 tập thể và một số cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị quản lý"
Vận hành giữa các hạn chế của bộ máy nhưng TBT Nguyễn Phú Trọng đã chứng tỏ là nhà lãnh đạo khôn khéo và nhất quán hơn hẳn hai ba đời tổng bí thư trước và đây là điều đáng mừng cho Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Điều thứ nhì thể hiện quyết tâm xử lý các vụ việc trong ngành ngân hàng gây chấn động cả nước thời gian qua là việc nêu đích danh các nhân vật từ Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá, Lý Xuân Hải, Dương Chí Dũng... trong thông báo của Trung ương, điều ít xảy ra từ trước tới nay trong các văn kiện, văn bản của Đảng Cộng sản khi nói về các vụ án cao cấp.
3. Với câu “điều chỉnh hành vi của gia đình, vợ con và người thân”, Hội nghị cũng gián tiếp xác nhận nạn bè phái, bảo kê chính trị, con ông cháu cha không chỉ còn là một thông lệ xã hội mà đã trở nên tệ nạn mang tính lũng đoạn kinh tế và chính trị Việt Nam ở mức cao nhất, tức là trong chính các Ủy viên Trung ương Đảng.
4. Về công tác cán bộ, điều đạt được là nêu ra một loạt chuẩn về quy hoạch nhân sự mới, ‘mỗi chức danh có thể quy hoạch vài ba người, một người có thể quy hoạch vào bài ba chức danh” và đạt ra ba độ tuổi để đảm bảo tính liên tục cho nhân sự Ban Chấp hành Trung ương.
Hình từ một kỳ họp khác: Đảng đang rút ra bài học nhân sự
Hiện nay chưa rõ điều này sẽ có tác động thế nào đến sự cải thiện chất lượng cán bộ cho bộ máy và thậm chí có làm tăng con số vụ chạy chức chạy quyền hay không, nhưng về mặt nội bộ, ít ra ngôn ngữ của Hội nghị cho thấy một sự linh hoạt hơn, thậm chí dân chủ nội bộ được nới rộng ít nhiều.
5. Điều đạt được nữa, ít ra là trên lý thuyết, chính là việc xác nhận công khai ý tưởng đã được nói đến từ lâu rằng các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty của nhà nước phải được cấu trúc lại theo mô hình công ty mẹ – công ty con và chúng phải được kiểm toán hàng năm.
Con số các doanh nghiệp nhà nước cũng được giảm từ 5.374 xuống còn 1.060 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
Năm điều chưa xong
Nhưng căn cứ vào những gì được nêu ra cuối ngày 15/10 tại Hà Nội, Hội nghị Trung ương còn khá nhiều điều chưa đạt.
1. Thứ nhất là dù họp nội bộ căng thẳng, Đảng vẫn phải nêu ra ‘các thế lực thù địch, phá hoại’ làm lý do để nêu cao ‘tình đồng chí’ trong vụ đề nghị xử lý kỷ luật nội bộ đã nêu chức danh, chỉ thiếu nêu tên của một ủy viên Bộ Chính trị.
Trên thực tế, từ nhiều năm qua, chưa có thế lực bên ngoài nào phá hoại tới mức làm sụt cả tăng trưởng kinh tế hoặc gây ra các vấn đề chính thông báo nêu ra, từ khủng hoảng ngân hàng, nợ xấu, tai nạn giao thông đến tệ nạn xã hội.
Những thông tin công kích cá nhân lãnh đạo thời gian qua cũng xuất phát từ nội bộ, không phải từ đài báo nước ngoài hay những tổ chức của người Việt ở hải ngoại vốn phần lớn thiếu tin trong nước.
Quán tính ‘đổ tại’ cho bên ngoài phần nào thể hiện não trạng ít chịu trách nhiệm về chính mình và đây mới chính là điểm khó làm cho Đảng tự cải tổ.
2. Thông báo bế mạc Hội nghị viết, "Bộ Chính trị cũng đã gợi ý kiểm điểm sâu hơn về một số nội dung đối với 56 tập thể và một số cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị quản lý", cho thấy các tin đồn đoán về ‘cuộc chiến cung đình’ là có thực và sẽ còn tiếp diễn.
Đất và nông dân là vấn đê lớn của Đảng cầm quyền
Tuy vậy cú 'hoãn binh' cũng cũng bộc lộ một nỗi quan ngại của chính Đảng về nguy cơ đổ vỡ lớn nếu tự phê làm tới nơi tới chốn.
Nhìn vào các định hướng kinh tế – xã hội, danh sách những điều chưa đạt, có thể vì thiếu thời gian bàn thảo còn dài hơn, hoặc thực ra không có ai có ý chí để thay đổi.
3. Đó là doanh nghiệp nhà nước vấn sẽ đóng vai trò nòng cốt dù chúng bị cấm ‘đầu tư dàn trải’.
4. Đó là Luật Đất 2003 sẽ được điều chỉnh nhưng về nguyên tắc thì Nhà nước sẽ vẫn toàn quyền quyết định chuyện thu hồi đất của dân cho các công trình quy hoạch.
Dù cách bồi thường có thể điều chỉnh khi cưỡng chế đất của dân nhưng đây sẽ vẫn là điểm nóng kinh tế – xã hội không có hướng giải quyết.
5. Đó là chủ trương đổi mới toàn diện giáo dục nhưng vẫn theo định hướng xã hội chủ nghĩa, một học thuyết cũ kỹ, mơ hồ và không phù hợp với hội nhập quốc tế. Hỗ trợ giáo dục, nhân tài vẫn căn cứ vào tiêu chuẩn giai cấp (xuất thân công nhân, nông dân), hay dân tộc thiểu số chứ không mang tính chuyên nghiệp.
Nhìn chung, trong tinh thần tập thể vượt trên cá nhân, Hội nghị Trung ương 6 đã thể hiện mạnh mẽ hơn sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi bị việc nước thách thức.
Nhưng hiện chưa rõ các kết quả và hệ quả của Hội nghị sẽ như điệu nhảy Cha-Cha-Cha, bao nhiêu bước tiến thì cũng từng đấy bước lui, hay là một vũ điệu hoành tráng chứng tỏ năng lực tự điều chỉnh để tiếp tục nắm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.
N.G.
Nguồn: BBC
Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012
Nguyễn Giang - Văn hóa hoan hô ở Thế vận hội
Nguyễn Giang
BBCVietnamese.com
Đi xem giải tennis Thế vận hội London ở sân Wimbledon nổi tiếng, tôi chứng kiến và cũng nhiệt tình tham gia các màn vỗ tay của người xem cho ba tay vợt nổi tiếng để thấy văn hóa ‘cổ động viên’ các nước cũng thật khác nhau.
Khu vực quanh các sân tennis ở Wimbledon là nơi picnic
Đây cũng là dịp nhắc tới thói hò hét vô lối của một số bạn Việt Nam có thể đã gây hại cho vận động viên Olympics nước này, theo lời kể lại.
Sức hút của các vì sao
Tôi đến sân Wimbledon từ trước giờ thi đấu vòng loại hôm Chủ Nhật 29/7 để cùng hàng nghìn người Anh và người xem đủ mọi quốc gia chiêm ngưỡng các nhân vật nổi tiếng mà từ xưa mới chỉ thấy trên TV.
Vừa qua vòng kiểm tra an ninh, bước vào khu sân tennis đã thấy ngay Roger Federer tập dượt cùng Stanislas Wawrinka ở một trong nhiều sân ngoài trời.
Hai tay vợt Thuỵ Sĩ cùng tập trước giờ Wawrinka vào đấu vòng loại với Andy Murray của Anh và Federer có mặt hôm nay chỉ để ủng hộ cho bạn và người đồng hương.
Sau 12 giờ, các sân ngoài trời bắt đầu vào những trận như đôi nữ của Lý Na và Trương Soái của Trung Quốc gặp cặp đối thủ Argentina.
Ngay sân bên là cuộc đấu vòng loại đơn nam với Marcos Baghdatis (Cyprus) và Go Soeda (Nhật Bản).
Trừ vài sân lớn khác và nhất là sân Centre Court có mái che mà tôi sẽ nói đến sau, nhiều sân tennis của Wimbledon nằm ngoài trời, các lối đi xung quanh đầy người xúm xít xem và chụp ảnh các ngôi sao của tennis thế giới.
Nhìn các sân thi đấu nhỏ đẹp, phủ cỏ xanh và xung quanh trồng hoa như các ngôi vườn ngay khu sang trọng Wimbledon, tôi đã tưởng văn hóa đấu và xem tennis trong yên lặng mới đúng kiểu Ăng-lê.
Trên đồi cỏ Henman thuộc khoảnh đất của Câu lạc bộ Quần vợt trên cỏ Anh Quốc (All England Lawn Tennis and Croquet Club) người dân tổ chức picnic giữa trời nắng, vừa nghỉ trên cỏ, vừa xem tennis trên màn hình to hoặc nhìn xuống một số sân ở dưới.
Nhưng khi vào chỗ có vé của mình ở sân trong nhà, Centre Court thì tôi lại thấy cả một không khí khác.
Sân Centre Court là sân duy nhất có mái che để thi đấu khi thời tiết xấu
Trước trận Agnieszka Radwanska (Ba Lan) gặp Julia Goerges (Đức), tiếng nhạc rộn ràng phát ra từ loa và hai màn hình rộng ở góc sân khiến hàng nghìn người trên khán đài vòng quanh cũng phấn chấn theo.
Trong số người xem có người vẫn cờ Ba Lan, cờ Đức nhưng không quá ồn ào.
Người xem, đa số là dân Anh, ủng hộ công bằng cho cả hai cô gái trẻ.
Nhưng sang trận Andy Murray gặp Stanislas Wawrinka thì không khí rùng rùng chuyển động.
Sự hưng phấn như bùng lên và cờ Liên hiệp Vương quốc Anh cùng cờ xứ Scotland, quê hương của Andy Murray, tung bay.
Nhưng kỷ luật trên sân khiến tôi thán phục cả người xem và ban tổ chức.
Mỗi khi các cây vợt hết giờ nghỉ và quay lại sân mà trên khán đàn vẫn còn ồn ào vì người xem nói chuyện, ăn uống và đi lại, trọng tài chỉ cần nói “Take your seat, thank you!” (Đề nghị ngồi xuống ghế, xin cảm ơn!), là tiếng ồn giảm đi tới mức im bặt.
Các đợt vỗ tay cũng vậy.
Chúng dịu ngay xuống sau khi trọng tài nhắc rất nhẹ “Thanh you”.
"Chỉ mong sao hô không quá lâu"
Nhưng cũng có cảnh hò hét hoặc lời hô khuyến khích các vận động viên.
Vào lúc 16:14, khi Andy Murray dẫn trước với tỷ số 5:3 nhưng có nguy cơ tụt dốc trước sức lên của Stanislas Wawrinka, tiếng la “Come on Andy” (Cố lên Andy) rộ lên sau một cú mất bóng của vận động viên Scotland.
Thú vị nhất là ngay sau lưng tôi có một cậu bé đi xem cùng cha.
Cậu này luôn ủng hộ ai đang thua.
Khi nghe ai hô ‘Come on Andy”, cậu bé lập tức hét “Come on Wawrinka”.
Tôi cứ ngỡ cậu bé là người Thuỵ Sĩ nhưng không phải vậy.
Sharapova chia thời gian giữa những giây tĩnh tâm và hưng phấn
Với tiếng Anh trong sáng, cậu lại hô “Come on Peer” khi ở trận sau đó, cô Shahar Peer của Israel bị đường bóng của Maria Sharapova, đại diện cho Nga quần thảo tung cả tóc và váy.
Tiếng hô lạc lõng
Nhưng những tiếng hô chỉ còn thú vị khi không quá chói, quá to.
Một ông người Nga ngồi ngay sau tôi, khoác áo đỏ có dòng chữ Russia (là vận động viên hay cổ động viên?) như không biết ‘thủ tục’ tế nhị đó ở xứ Anh.
Ngay từ đầu trận của Sharapova, ông ta gào liên tục: “Davai Masha” vang khắp sân.
Những người Anh xung quanh chỉ quay sang nhìn một cách ý nhị.
Có lúc Sharapova thắng một set, ông người Nga sướng quá hát rống lên “Rossyia, Vpieriod!” (Nước Nga tiến lên!).
Tiếng cười rộ xung quanh nhanh chóng biến thành nét nhăn mặt khó chịu.
Tôi quay sang bà người Anh bên cạnh bình một câu nhỏ, “So amusing” (Khá buồn cười), và được nghe câu đáp đầy chất hài hước Ăng-lê “Chỉ mong sao không quá lâu”.
Điều đáng chú ý là một cặp người Israel sau khi thấy ông người Nga hò hét liên tục và to quá đã kéo lá cờ sao David của họ và dẫn cô con gái biến khỏi chỗ ngồi gần đó để đi sang chỗ còn trống khác, an toàn hơn về ‘âm thanh’.
Như thế, tiếng hò hét có thể tạo cảm giác đe dọa.
Tôi không rõ trên sân, Maria Sharapova trong trang phục màu nước Nga, váy thân màu đỏ, lưng có một vạch xanh, váy màu trắng có phản ứng gì trước tiếng hô mà chắc chắn cô nghe rất rõ.
Nhưng tôi để ý thấy cây vợt trẻ đẹp này sau mỗi lần ra bóng đều quay lại hướng về bảng cuối sân, đi ba bốn bước như tĩnh tâm rồi mới quay lại base line để phát bóng.
Cũng liên quan đến vỗ tay và hò hét nơi sân thi đấu, tôi được nghe chuyện tiếng hô to thô lỗ có thể làm hại cho một quốc gia như Việt Nam.
Một quan chức trong đoàn Olympics từ Hà Nội sang London cho hay ông không hài lòng với tiếng hô “Việt Nam cố lên!” trong ngày thi đấu thiếu may mắn của Trần Lê Quốc Toàn.
Theo lời kể thì khi vận động viên cử tạ từ Đà Nẵng bắt đầu nhấc tạ thì có mấy bạn trẻ Việt Nam, chắc là sinh viên, đã gào to khiến lực sỹ của Việt Nam mất đi một vài tích tắc tập trung tâm trí rất cần thiết.
Tiếng hô tiếp theo “Toàn ơi cố lên!” lạc lõng giữa không khí lặng thinh ở cả arena trước khi các vận động viên vào cuộc đã phá mất cân bằng tâm lý của người thi đấu, theo đánh giá của quan chức thể thao có mặt.
Tất nhiên, khó có thể nói đó là lý do duy nhất khiến Trần Lê Quốc Toàn trượt mất huy chương đồng trong ngày 29/7.
Nhưng có lẽ điều chắc chắn là các bạn Việt Nam kia, giống như ông người Nga tôi thấy đã hành xử vô ý thức và nghĩ rằng đi xem là dịp để thể hiện cảm xúc riêng, gào cho sướng nơi công cộng, bất chấp tác động xấu với người thi đấu.
Họ quên rằng tại các nhà thi đấu cũng cần có văn hóa, cần ứng xử đó là ‘Đúng lúc, đúng chỗ’, nhất là ở một xã hội tôn trọng sự ý nhị như Anh.
Trần Lê Quốc Toàn đã mất cơ hội huy chương ở London
Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012
Nguyễn Giang - Mong điều kỳ diệu ở Thế vận hội
Nguyễn Giang (BBC)
Trong tinh thần Thế vận hội, ai làm báo ở BBC Tiếng Việt tại London năm nay cũng muốn chia sẻ niềm vui dự Olympics của đoàn vận động viên Việt Nam và cũng hiểu sự khiêm tốn về huy chương của đoàn.
Cả nước hy vọng đội Olympic của Việt Nam đạt thành tích cao hơn
Trả lời BBC hôm xuống sân bay Gatwick tuần trước, Trưởng đoàn Olympic Việt Nam, ông Lâm Quang Thành đã coi mục tiêu của tuyển Việt Nam lần này là 'tiếp cận thành tích thế giới' chứ hy vọng đoạt huy chương thì chưa cao.
Việt Nam cũng không có tên trong các bảng dự đoán huy chương mà các tập đoàn tư vấn Goldman Sachs và PwC nêu ra cho Thế vận hội năm nay.
Như thế, bất cứ huy chương nào, vàng, bạc hay đồng cho đoàn Việt Nam ở Olympics năm nay cũng là điều kỳ diệu, nhờ tài năng, may mắn và nỗ lực cá nhân của vận động viên.
Môi trường cho thành tích
Nhưng để biến may mắn thành quy luật cho Việt Nam, có lẽ cần nhắc tới cuộc bàn luận tại Anh về các chỉ số môi trường phát triển, liên hệ giữa GDP và số huy chương Olympics.
Từ những năm 1960, GDP hay tổng sản phẩm quốc nội của một nước được cho là có liên hệ trực tiếp tới số huy chương Olympics, trừ một số thành tích thể thao đặc thù.
Nhưng về sau này, người ta không chỉ nhắc đến GDP.
Các thành tố góp phần tạo huy chương còn có dân số, ưu thế nước đăng cai (host nation) và cả truyền thống thể thao của các nước thuộc Liên Xô cũ (former Soviet bloc), theo tài liệu của tập đoàn tư vấn PwC.
"Tin vào tài năng tự nhiên hay di truyền chỉ là huyền thoại. Đa số thành công nhờ vào khả năng học có hiệu quả (efficient learning), và cách tạo ra văn hóa mang tính cơ chế nhằm tăng tốc quá trình học đó"
Matthew Syed, nhà báo thể thao tại Anh
Một ví dụ thú vị là Cuba tuy dân số ít, GDP không cao nhưng được PwC coi như giống các nước có truyền thống thể thao thuộc Liên Xô cũ nên vẫn thu về nhiều huy chương, tính trên tỷ lệ đầu dân.
Còn tập đoàn tư vấn Goldman Sachs thì nêu ra chỉ số GES (Growth Environment Score), được đưa vào sử dụng từ khoảng năm 1996, nhấn mạnh tới tổng thể môi trường phát triển tạo thành tích tại Olympics.
Không có trong tay số liệu GES của Việt Nam nên tôi xin trích ra các thành phần của chỉ số này mà giới chức thể thao tại Anh áp dụng để các bạn có một sự so sánh.
Theo định nghĩa đó thì GES đánh giá các thành tố của “tổng thể môi trường chính trị, kinh tế, cơ chế có tác động đến sự phát triển của văn hóa thể thao, vốn con người và công nghệ” trong một quốc gia để suy ra thành tích thể thao.
Môi trường cũng gồm cả văn hóa mê chơi thể thao ở cấp cơ sở (local sports culture), sân bãi và hệ thống tập luyện.
- Goldman Sachs dự đoán huy chương 2012
- Hoa Kỳ: 37 vàng/tổng số 108
- Trung Quốc: 33/98
- Anh Quốc 30/67
- Nga: 25/74
- Úc 15/46
- Pháp: 14/41
- Đức: 14/41
- Hàn Quốc: 10/31
- Ý: 10/30
- Ukraina: 9/27
- Nhật Bản: 8/26
- Tây Ban Nha: 6/19
- Canada: 6/19
- Brazil: 6/18
Goldman Sachs dự đoán năm nay Trung Quốc (1,3 tỷ dân) sẽ có 33 huy chương vàng, không quá nhiều so với Úc vốn chỉ có hơn 20 triệu dân, nhưng dự kiến sẽ đoạt 15 huy chương vàng.
Đây là ví dụ để người ta cho rằng về thành tích thể thao, số dân không quan trọng bằng thói quen luyện tập và môi trường cơ sở.
Vì Trung Quốc dù gặt hái nhiều huy chương nhưng thể thao là chuyện của nhà nước, còn nước Úc tuy nhỏ nhưng xã hội chơi thể thao rộng rãi hơn.
Các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Bắc Âu thì gần như hội tụ đủ mọi yếu tố GES để luôn đứng đầu bảng huy chương.
Một số nước nghèo có thể không hội tụ các điểm GES về tổng thể thì có cách ‘chuyển môi trường’ là cho vận động viên sống và tập luyện luôn ở nước ngoài.
Chẳng hạn đội bóng chuyền bãi biển nữ của Mauritius lại không tập trong nước, nơi chẳng thiếu bãi biển đẹp, mà tập ở Pháp và Canada.
Nhưng kể cả khi các điều kiện chung đã có, một quốc gia có thể chọn đầu tư vào một bộ môn thể thao mới, hay chọn cách tranh tài kiểu mới.
Thành tích về đầu của tay đua xe đạp Anh, Bradley Wiggins cuối tuần qua tại Vòng đua Pháp quốc (Tour de France) là một ví dụ.
Từ trước tới nay, Anh chưa bao giờ về đầu tại Tour de France nhưng với đầu tư vào đội đua Sky Team và chọn ra cách tích luỹ các điểm thắng nhỏ trên chặng đua dài và tính toán khoa học của chuyên gia Tim Kerrison, họ đã giành thắng lợi độc đáo.
Đầu tư thông minh
Như thế, Việt Nam nếu muốn đạt thành tích Olympics cũng có thể đầu tư điểm, như ví dụ của Trung Quốc, hay cách Anh xây dựng đội đua xe đạp, hoặc lâu dài hơn là đầu tư rộng, đặt thể thao vào trong chiến lược phát triển chung để lên cùng chỉ số GES.
Bradley Wiggins đạp vượt dốc 100 km trong một tháng trước Tour de France
Cũng có tin Ủy ban Ủy ban Olympic Việt Nam cùng các nhà tài trợ treo giải thưởng cao nhất trong lịch sử cho các vận động viên nếu đoạt huy chương Olympic 2012.
Đáng tiếc rằng đây chỉ là tiền thưởng cho 'phần ngọn', không phải một sự đầu tư lâu dài từ gốc.
Ngoài ra, để nhận diện rõ vấn đề của mình, Việt Nam cần ý thức rằng mình rơi vào khu vực ‘ít vận động’ nhất thế giới, theo đánh giá đăng trên The Economist tại Anh hôm 22/7.
Lấy ý trong Anh ngữ gọi những người lười là 'couch potato', bảng so sánh này đặt Đông Nam Á ở hạng dưới 19, theo ‘chỉ số khoai’, thấp nhất trên toàn cầu.
Cách tự bào chữa rằng 'đất nước còn nghèo' xem ra không thuyết phục, vì trong 20 năm qua, GDP bình quân đầu dân của Việt Nam đã tăng trên 10 lần, từ 200 USD lên 2760 USD (theo số liệu của World Bank 2010).
Cùng thời gian, số huy chương Olympics của Việt Nam hay các thành tích thể thao khu vực không hề tăng lên tương ứng.
Các phong trào thể thao có vẻ không được chú ý nhiều bằng các câu chuyện đại gia tập chơi tennis hay golf một cách trưởng giả hơn là vì mục tiêu khoẻ và đẹp.
Thể thao thời hiện đại không chỉ là có sức mạnh cơ bắp mà là kết quả của đầu tư vào xây dựng đội tuyển theo các phương pháp khoa học mới nhất, khi mà chỉ có tiền không cũng không đủ.
Nhắc lại thành công của Anh ở cuộc đua xe đạp kết thúc tuần qua, BBC News đã nêu 10 yếu tố giúp đôi chân khoẻ và ý chí phi thường của Bradley Wiggins thắng Tour de France.
Tinh thần đồng đội được xếp số một, khoa học đứng thứ nhì, tâm lý học thứ ba, lộ trình đua đứng thứ tư (có lợi cho đội Anh quen đua chặng ngắn) và yếu tố tiền chỉ xếp thứ năm.
Bởi thế, để chúc thành công cho tuyển Olympics của Việt Nam mùa hè này tại London hay bốn năm tới ở Brazil, chúng ta cần chúc cả nước có quyết tâm cải tổ môi trường theo chuẩn GES để tăng số sân chơi và sân tập, giảm các 'sân nhậu' cho giới trẻ.
Nói như nhà báo thể thao Matthew Syed ở Anh thì trông cậy vào tài năng tự nhiên chỉ là huyền thoại, vì thành tích thể thao chính phần kết quả của năng lực tạo ra một văn hóa ham học vì tính hiệu quả.
Có như thế thì mỗ̉i kỳ Olympics sẽ là một lần thể hiện Tham Vọng chứ không chỉ Hy Vọng chiến thắng.
Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012
Nguyễn Giang - Nhân chuyện bà Aung San Suu Kyi tới Anh
Nguyễn Giang, BBCVietnamese.com
Thứ Ba vừa qua, tôi được mời dự cuộc gặp mặt với bà Aung San Suu Kyi vào thăm trụ sở của BBC tại London.
Tòa nhà New Broadcasting House từ lúc khai trương mươi tuần trước cũng đã đón nhiều đoàn khách hoặc các nhân vật nổi tiếng tới thăm.
Nhưng ngày bà Suu Kyi đến có không khí khác hẳn.
Ngoài chủ tịch hội đồng quản trị Chris Patten, tổng giám đốc Mark Thompson và giám đốc Global News, ông Peter Horrocks còn có các trưởng biên tập khu vực, một số nhà báo tiếng Anh kỳ cựu, nhóm quay phim BBC TV, và ban Miến Điện được mời đến lễ đón bà trong khoảng 30 phút, địa điểm là khu tiếp khách trên tầng 5.
Lý do ban giám đốc nêu ra là Bộ Ngoại giao Anh yêu cầu hạn chế số người vì lý do an ninh.
Nhưng ngay từ sáng, những nhân viên, nhà báo khác của BBC, với con số hàng trăm người, đã bàn tán, chờ đón người phụ nữ nổi tiếng từ Miến Điện.
Họ xuống dưới khu sân rộng trước tòa nhà, tụ tập bên ngoài thang máy ở tầng 5 để ‘xem Aung San Suu Kyi’.
Cả trong và ngoài khu vực dành cho lễ đón, tôi thấy ai ai cũng hồ hởi nói chuyện cứ như là đi hội.
Ban Miến Điện thì tíu tít sửa sang trang phục dân tộc, chia người chụp ảnh, chọn hoa. Tiếng ồn tưởng như người ta đang đi chợ hoặc sắp chen nhau vào xe điện ngầm.
Nhưng khi bà từ thang máy bước vào khu đón tiếp, được các ông Patten, Thompson và Horrocks dẫn lối thì đột nhiên cả tầng 5 của tòa nhà BBC bỗng im bặt.
Hàng trăm con mắt dồn vào người phụ nữ châu Á gầy gò, mắt sáng, tóc đeo một chùm hoa trắng, nhẹ bước rẽ đám đông tiến vào.
Tôi chú ý đến cử chỉ, nụ cười và cách thức bà Suu Kyi đối đáp trước diễn từ long trọng của các quan chức hàng đầu thuộc về phía BBC.
Sự sang trọng của lương tâm
Dù con nhà nòi, có bố là tướng, mẹ là nhà ngoại giao, bản thân học ở Anh, lấy chồng người Scotland bà Aung San Suu Kyi nhìn gần vẫn hoàn toàn là một phụ nữ Á Đông nhẹ nhàng, mảnh khảnh, nét hiền từ, gò má hơi cao.
Bà cũng luôn giữ thái độ ‘cho Tây nói trước’, tức là lịch sự nhường và luôn cười, theo thói quen người châu Á chúng ta hay làm khi đối thoại với người Âu Mỹ vốn mạnh bạo về cách giao tiếp.
Khi ông Horrocks trao chiếc microphone làm quà từ BBC, bà tỏ ra ngạc nhiên một thú vị và hỏi (đùa): “Tôi có dùng nó được ngay không?”
Đó là câu tiếng Anh đầu tiên tôi nghe thấy bà nói từ lúc bước vào vì trước đó, chỉ có các quan chức BBC thay nhau đón chào, giới thiệu bà.
Ai cũng cười và ông tổng giám đốc như lo bà không hiểu là cần dùng chiếc microphone nào nên mau mắn chỉ lối để bà bước ra đằng sau chiếc bục đặt sẵn với hệ thống bá âm để phát biểu.
Bà Aung San Suu Kyi bắt đầu nói, chủ yếu là cảm ơn BBC đã duy trì luồng thông tin, bằng cả chương trình tiếng Anh và tiếng Miến Điện, đem lại hy vọng cho đất nước của bà những ngày đen tối.
Như mỗi khi nghe người nước ngoài nói tiếng Anh, tôi chú ý đến giọng của bà.
Bà nói tiếng Anh vẫn có âm sắc Miến Điện, hay châu Á, không phải là cách nói quý tộc của những ‘con nhà’ được bố mẹ giàu có hoặc làm quan chức từ Trung Quốc, Trung Đông, Nam Á gửi sang Anh du học từ nhỏ.
Giọng nói của bà rõ ràng, cách lập luận nhẹ, khúc chiết, không nặng về chính trị mà toàn nói về cách trải nghiệm riêng với làn sóng BBC khi bị giam tại gia, khi gặp đồng bào Miến Điện ở các tỉnh, các làng xa xôi.
Nhưng bà cũng rất ý nhị kiểu Ăng Lê khi ‘tự hỏi’ bằng một nụ cười có vẻ ngạc nhiên rằng không hiểu vì sao, từ lúc bà được tự do thì một loạt chương trình yêu thích của bà trên làn sóng BBC đã không còn nữa.
Tôi để ý thấy các lãnh đạo BBC đều yên lặng dù ai cũng hiểu bà có ý trách đài đã cắt bỏ nhiều chương trình trong cuộc cải tổ số hóa và chuyển hướng chiến lược.
Sau đó, bà Aung San Suu Kyi được mời vào một phòng riêng gặp các nhà báo BBC Miến Điện, vốn tri âm tri kỷ với bà trong bao năm.
Sau cuộc gặp, ông Peter Horrocks gửi email cho nhân viên rằng lễ đón Aung San Suu Kyi là điểm nhấn cho toàn bộ BBC từ khi chuyển vào trụ sở mới.
Tôi thoáng nghĩ, có điều gì thật đặc biệt: trụ sở xây mất hơn một tỷ bảng với hàng nghìn nhân viên phải chờ bà Aung San Suu Kyi, một người không tiền của vào 'xông nhà'.
Sự sang trọng như thế đến từ lương tâm và tinh thần công ích nhiều hơn là sự đồ sộ của công trình.
Sau khi rời BBC, bà Suu Kyi tiếp tục thăm Anh và chuyến đến Điện Westminster của bà để đọc diễn văn trước Quốc hội được truyền hình trực tiếp.
Tôi cũng lao vào lo các việc khác nên không để tâm nhiều nữa đến phần tiếp trong chuyến đi Anh của bà.
Nhưng lời bình của một đồng nghiệp ban Ả Rập hôm qua làm tôi giật mình.
Biết tôi hay bàn chuyện Asean, anh nói: “Cả một thế kỷ nay, Anh Quốc chưa đón ai với nhiều vinh dự như bà Suu Kyi”.
Quả thật, trước bà chỉ có chuyến thăm Anh của Thánh Gandhi từ Ấn Độ thu hút cả nước.
Nhưng khi Gandhi sang Anh năm 1931, phe hữu vẫn tuyên truyền rằng ông tìm cách phá hoại ngành dệt may của Anh (sau yêu sách đòi London thương mại bình đẳng, không để thợ dệt Ấn phá sản vì bán hàng Anh vào ồ ạt), khiến nhiều báo đả kích ông.
Nay, một phụ nữ Đông Nam Á đã được mọi giới ở Anh ngưỡng mộ, và được chính quyền đón trọng thể chưa từng có.
Trước bà, chỉ có Nữ hoàng Anh là phụ nữ duy nhất đọc diễn văn trước hai viện của Quốc hội.
Thái độ của người Anh với một phụ nữ từ Asean làm tôi suy nghĩ.
Một thời gian trước, các vị như Mahathir Mohammad, Lý Quang Diệu vẫn đề cao giá trị châu Á như thể Á châu có gì đó ưu việt về quản trị xã hội hơn Âu Mỹ.
Nhưng cái họ đề cao lại nặng về cấm đoán, phạt tiền, bêu riếu, đè nén tự do cá nhân nhân danh quyền lợi tập thể hơn là tính nhân văn, tao nhã – những giá trị châu Á khác – mà bà Aung San Suu Kyi đang thể hiện.
Ở một góc độ khác, các lãnh đạo Trung Quốc, Việt Nam cũng vẫn nhấn mạnh đến tính đặc thù lịch sử, dân tộc để cho rằng các giá trị văn hóa bác bỏ mô hình dân chủ Phương Tây.
Bà Aung San Suu Kyi đã chứng minh ngược lại, và làm điều đó bằng đúng những gì người châu Á chúng ta vẫn tự hào về văn minh lâu đời của mình là tính nhân bản, mềm mại mà sâu sắc, tình nhiều hơn lý.
Sức mạnh từ đâu?
Trong các bài viết của bà mà tôi được đọc, Aung San Suu Kyi dùng nhiều khái niệm của Phật giáo, của trí tuệ dân gian Miến Điện.
Nhưng bà cũng trích dẫn các triết gia, các nhà hoạt động nhân quyền châu Âu và chuyến đi sang Thuỵ Sĩ, Na Uy, Ireland và Anh của bà là dịp giới thức giả và quyền quý ở châu lục này xem lại mình.
Các bạn trong ban BBC Miến Điện cho tôi hay cả ‘phái đoàn’ của Aung San Suu Kyi sang châu Âu chỉ có đúng bốn người phụ tá bà, trong đó một người đã là bác sĩ chuyên lo sức khỏe cho bà, một người nữa là dân biểu trẻ của NLD đi công du để mở rộng quan hệ.
Toàn bộ lịch trình làm việc, từ gặp Tổ chức Lao động Quốc tế ở Geneva, diễn văn trước Ủy ban Nobel ở Oslo, thăm giới nghiệp đoàn Ireland, tới BBC, trả lời phỏng vấn truyền hình của Newsnight, vào Phủ thủ tướng, thăm Hoàng gia Anh đều do một mình bà tự lo, tự soạn, tự trình bày.
Mà đến đâu bà cũng nói không cần cầm giấy, tự nhiên, và rất có duyên.
Nếu mà nói về ‘ngoại giao con nhà nghèo’ lại đạt hiệu quả đẳng cấp quốc tế cao nhất thì tôi chưa biết có ai hơn bà Aung San Suu Kyi. Tôi tin rằng thấm nhuần Phật giáo và rất sắc về chính trị, bà Suu Kyi đã lấy cái ‘không có’ của mình và của phong trào dân chủ Miến Điện, và cái nghèo chưa bị đầu tư của xã hội đó thành một vũ khí ngoại giao lợi hại.
Tôi cũng được dự nhiều cuộc tiếp tân thì thường thấy quan chức châu Á sang Anh hay mời gọi đầu tư như một cách ‘bán hàng’, muốn giới tư bản vào khai thác xứ sở của mình càng nhiều càng hay.
Bà Aung San Suu Kyi là người châu Á đầu tiên thẳng thắn nói nếu các đại công ty như BP của Anh vào Miến Điện đầu tư thì rất hoan nghênh, nhưng họ cần nghĩ đến người dân, và đừng dùng đồng tiền gây ra tham nhũng và tiếp tay cho giới giàu tiền và giàu quyền.
Mặt khác, tôi tin rằng người châu Âu, vốn đang trong giai đoạn tinh thần bị xuống mạnh vì chao đảo của đồng euro, của sự đổ vỡ hàng loạt giá trị, cũng thầm mong được nghe thấy gì đó có ý nghĩa sâu sắc từ bà Suu Kyi.
Hôm qua, lúc đi thang máy, tôi tình cờ thấy một cô gái Anh khoe trên mobile phone với bạn hình chụp được bà Aung San Suu Kyi vào thăm đài hôm đầu tuần.
Như thế, bà Aung San Suu Kyi quả đã là một ngôi sao của châu Á trong tâm trí người dân bình thường nhất ở Anh.
Tôi thấy tự hào lây cho người Miến Điện và cũng có thêm một chút hy vọng cho Asean.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)