Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Đình Cống. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Đình Cống. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2019

Nguyễn Đình Cống: Góp ý về sửa đổi Điều lệ Đảng

ĐCSVN đã nhiều lần sửa đổi Điều lệ. Lần này, tại HNTW 10, TBT Nguyễn Phú Trọng nêu ra vấn đề có cần thiết phải sửa đổi Điều lệ Đảng tại đại hội sắp tới hay không?” 

Hưởng ứng việc này, Nguyễn Ngọc Chu công bố 2 bài: Sửa đổi Điều lệ Đảng là đòi hỏi bức bách của cuộc sống, và Sửa đổi Điều lệ Đảng: Những đồn bốt phải nhổ 

Nguyễn Ngọc Chu (NNC) cho rằng việc sửa đổi là cấp thiết, rằng để sửa đổi thì Đảng phải cần đến sự sáng suốt và dũng cảm của BCH TƯ, của trên 4 triệu đảng viên. Đảng cần những nhà lý luận am hiểu thực tế, am hiểu xu thế thời đại…, dám dũng cảm thừa nhận cái sai, dũng cảm sửa sai, dũng cảm hiến dâng cho điều mới đúng. Đồng thời cần gạt bỏ tất cả những nhà lý luận ăn theo, nói theo; ký sinh trên tư tưởng của tiền nhân… Những nhà lý luận như thế chính là kẻ thù của Đảng. 

NNC chỉ ra những nội dung cần sửa đổi, trước hết là 3 vấn đề được xem là các lô cốt: 

1- Đảng của ai. ĐCS bây giờ không phải là “đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là…”. như đã ghi. 

2. Mục đích xây dựng đất nước của Đảng là gì? Cần xóa bỏ việc thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản”. 

3. Về chủ nghĩa nền tảng tư tưởng của Đảng. Cần xóa bỏ chủ nghĩa Mác Lê. 

Tôi hoàn toàn tán thành các ý kiến của NNC, ngoài ra bổ sung thêm vài ý. 

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2019

Nguyễn Đình Cống: Trao đổi với Nguyễn Trung

Ông Nguyễn Trung nguyên CB cao cấp Bộ Ngoại giao, cựu thư ký riêng của Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ông vừa viết bài “Việt Nam nên nói thật với Trung Quốc về đường cao tốc Bắc Nam”. Bài được đăng trên nhiều trang báo mạng ngày 9/4, được đánh giá có nhiều ý tưởng hay.

Đúng như vậy. Ông Trung đã chỉ ra sự trì trệ, lạc đường của lãnh đạo VN để cho đất nước sau trên 30 năm công nghiệp hóa, hiện đại hóa vẫn ỳ ạch, vẫn phải cầu xin các nơi và đặc biệt bị lệ thuộc quá đáng vào Trung cộng.

Khi đề cập đến việc Nhà nước VN có ý định mời Cty TQ làm đường cao tốc Băc Nam, ông Trung tỏra lo lắng, phản đối. Đó là nỗi niềm của những người yêu nước chân chính, biết lo cho vận mệnh dân tộc và dám phản biện.

Tôi tán thành nhiều ý kiến của ông Trung trong bài viết, ch ỉxin trao đổi vài điều ở dạng chưa thống nhất hoàn toàn.

(1) Ông cho rằng “Cái gốc của yếu kém không phải vì nước ta nghèo và lạc hậu, mà trước hết vì lãnh đạo làm việc theo nhiệm kỳ”.

Đúng là có việc tư duy và làm theo nhiệm kỳ, nhưng đó không phải là “Cái gốc”. Các nước dân chủ đều làm theo nhiệm kỳ và nhiệm kỳ còn ngắn hơn (4 năm). Tại sao họ vẫn phát triển mà ta thì không (phải chăng VN là một đất nước không chịu phát triển)? Cái gốc không ở nhiệm kỳ mà ở sự độc quyền đảng trị tạo ra sự tham nhũng đủ thứ mà quan trọng nhất là tham nhũng quyền lực (trong đó có tham nhũng chính sách).

(2) Ông Trung cho rằng làm đường cao tốc Bắc Nam là cần, rất cần, nhưng cho là chưa thật cấp thiết, trong lúc đường Quốc lộ1 và đường Hồ Chí Minh chưa phát huy hết năng lực.

Tôi nghĩ theo hướng khác, đó là những người thúc dục làm đường cao tốc, vì phát triển của đất nước thì ít mà vì khả năng tham nhũng được thì nhiều hơn. Còn những người tuy không có điều kiện tham nhũng trong việc này, nhưng vì thiếu trí tuệ hoặc nhẹ dạ cả tin mà bị lừa để ủng hộ bọn lợi ích nhóm.

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2019

Nguyễn Đình Cống: Cộng sản và giả dối

1-Giới thiệu 


Thói tật giả dối đang tràn ngập xã hội, nó gây ra thảm trạng nặng nề. Đã có rất nhiều bài viết về nó, có cả công trình Nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước kết luận rằng trong các thói xấu của người Việt thì bệnh giả dối xếp hàng đầu. 

Gần đây có các bài đao to búa lớn . Đó là bài của Thiện Văn: Giả dối- Thói xấu tệ hại, người Cộng sản cần loại bỏ; bài của Nguyễn Đăng Quang: Xảo trá, lật lọng là bản chất và thuộc tính mang thương hiệu cộng sản. Các bài này gắn giả dối với Cộng sản. 

Thiện Văn đã dẫn ra rất nhiều biểu hiện và tác hại của giả dối, cho rằng nguyên nhân là do “ tàn dư của xã hội phong kiến và mặt trái của lối sống tiểu nông... Tuy vậy, một nguyên nhân khác làm cho bệnh giả dối thêm nặng nề, dai dẳng còn xuất phát từ cơ chế, chính sách, chế tài của chúng ta chưa đủ chặt chẽ …” 

Theo Thiện Văn, để chống lại thói giả dối, nhất thiết phải có một cuộc cách mạng về nhận thức và hành động. Về việc làm cụ thể, cần “ Tôn trọng lẽ phải, đề cao văn hóa phản biện vì sự phát triển lành mạnh, tiến bộ…, cần chú trọng tuyên truyền, giáo dục đội ngũ cán bộ, đảng viên thực hiện nếp sống văn hóa mới… cần giữ được hình ảnh quang minh chính đại,…”. 

Bài của Nguyễn Đăng Quang là một cái tát vào mặt chế độ cộng sản. Tuy vậy chưa đủ mạnh, hơi bị lệch. Ông Quang, vì ngại bài quá dài nên chỉ nêu ra một số sự kiện như việc thi hành NQ 99 về cán bộ phải kê khai tài sản, về các dối trá trong vụ Formosa, về trò lừa dối trong vụ Thủ Thiêm, vụ Lộc Hưng và đặc biệt là vụ Đồng Tâm. Trong các vụ đó, CS không những chối tội mà còn đổ vấy cho dân. Ông viết “chối tội còn có thể hiểu được, nhưng còn đổ vấy tội cho người khác mà chính mình là thủ phạm gây ra, là điều thất đức, sẽ để lại họa lớn cho con cháu sau này”. 

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2019

Nguyễn Đình Cống: Trao đổi với ông Nhị Lê

Được biết ông là tiến sĩ, phó TBT tạp chí Cộng sản. Như vậy ông thuộc loại trí thức bậc cao của ĐCSVN. Tôi đã đọc nhiều bài viết của ông để biết các trí thức của Đảng suy nghĩ và viết như thế nào. Tôi vừa đọc bài do Lan Anh ghi, đầu đề : Ông Nhị Lê : “Là đảng viên tôi suy nghĩ rất nhiều về chữ liêm sỷ” (Viet-Studies ngày 23/ 3/ 2019). Đọc xong tôi cảm thấy buồn cho trình độ hiểu biết của các trí thức đảng, đặc biệt khi xem lời bình “Còn THD không phải là đảng viên nên nghĩ rất ít về 2 chữ này”. 

Liêm sỷ! Tại sao đảng viên, trí thức cấp cao suy nghĩ rất nhiều, thế mà không phải đảng viên lại nghĩ rất ít. 

Khi đọc bài này của tôi chắc ông sẽ có phản ứng. Xin bình tĩnh suy xét. Tôi rất muốn gửi Email hoặc gọi điện thoại cho ông nhưng không tìm thấy địa chỉ. Tôi để lại địa chỉ cuối bài , rất mong được trao đổi ý kiến. Sẽ rất tốt khi ông vui lòng gặp trực tiếp để trao qua đổi lại kịp thời. Tôi vẫn mong được đối thoại về Mác Lê, về Đảng cầm quyền với các trí thức bậc cao của Đảng mà chưa có dịp. 

Ông đã có một số câu phù hợp với tôi, như là : “ Tất cả những “ung nhọt” mà cán bộ, Đảng viên ở các cấp mắc phải phản ánh rất rõ một thực tế: Đảng dù đã rất cố gắng xử lý tệ thoái hóa, biến chất nhưng vẫn chưa đạt mục tiêu…..; Lòng tin của nhân dân là tài sản thiêng liêng nhất, quý báu nhất của Đảng…..; Trước đây được đứng vào hàng ngũ của Đảng là niềm tự hào, vinh dự, có ý nghĩa thiêng liêng đối với mỗi người, cũng như cả gia đình, dòng họ…;” 

Tuy vậy những giải thích, những lập luận của ông là ngược với tôi. Ông có biết vì sao trước đây được vào Đảng là niềm tự hào, vinh dự….không? Đó là do 3 nguyên nhân chính sau : (1) Vào Đảng sẽ có đặc quyền, đặc lợi. (2) Sự tuyên truyền rất mạnh về vinh dự trở thành đảng viên. (3) Đảng còn dựa vào lòng yêu nước và người ta còn thấy nhiều đảng viên tốt. 

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2019

Nguyễn Đình Cống: Bàn về Nhà nước Kiến tạo

Sách “Vì sao các quốc gia thất bại”, cho rằng sự thành công hoặc thất bại của các quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào thể chế chính trị và kinh tế. Mỗi thể chế có 2 trạng thái cơ bản là dung hợp (tốt) và chiếm đoạt (xấu). Khi kết hợp 2 thể chế tốt quốc gia sẽ phát triển không ngừng. Ngược lại, kết hợp 2 thể chế xấu sẽ dẫn quốc gia, dân tộc vào tình trạng nghèo đói, kiệt quệ trong lúc mang tới giàu có cho một số ít người. 

Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng khi xem xét vai trò nhà nước đến phát triển kinh tế đã đưa ra 3 mô hình: 

1- Nhà nước điều chỉnh (như tại các nước Anh, Mỹ, Đức…) 

2- Nhà nước kế hoạch hóa tập trung (như Liên Xô và các nước XHCN trước đây) 

3- Nhà nước kiến tạo (như các nước Nhật, Nam Hàn, Đài loan, Singapore ). 

Nhà nước kiến tạo có nhiều ưu điểm và tránh được các nhược điểm của mô hình 1 và 2. Lãnh đạo VN hiện nay đang mong ước xây dựng Nhà nước kiến tạo dưới sự lãnh đạo toàn diện của ĐCSVN. 

Cũng theo TS Dũng, Nhà nước kiến tạo được hình thành dựa trên 9 điều kiện, do Chalmers Johnson tổng kết, trong đó 2 điều kiện đầu tiên, quan trọng nhất là: 

1- Bộ máy gọn nhẹ, tinh hoa, hiệu quả 

2- Bộ máy hành chính được trao quyền đầy đủ. 

Bảy điều kiện còn lại liên quan đến: Thiết chế tài chính; Bộ Thương mại và Công nghiệp; Nhà nước độc lập; Chính quyền mạnh; Kinh tế tư nhân; Xã hội dân sự. 

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2018

Nguyễn Đình Cống: Trao Đổi Về Bài “Hãy Cứu Thiên Nhiên”

“Trực tiếp gây ô nhiểm, phá nát môi trường là một số cá nhân và tập đoàn, nhưng ai bảo kê, dung túng cho chúng nó, tại sao chính quyền bất lực? Phải chăng lực lượng vô cùng hùng hậu của công an, cảnh sát chỉ lo bảo vệ Đảng và chế độ và góp phần bảo vệ cho bọn phá hoại môi trường. Tôi cho rằng bọn trực tiếp phá môi trường là nguy hiểm, là kẻ thù nội xâm, nhưng bọn dung túng, hỗ trợ cho chúng nó nằm trong chính quyền và lãnh đạo còn nguy hiểm hơn, tội ác nặng hơn. Những tên đã lộ mặt, đã trốn tránh như Võ Kim Cự. Còn biết bao tên khác cần bị vạch mặt chỉ tên, bị xét xử và trừng phạt”. 

Chỉ xin được phép đính chính vài chữ trong những dòng trên. GS Nguyễn Đình Cống viết: “bọn trực tiếp phá môi trường là nguy hiểm, là kẻ thù nội xâm, nhưng bọn dung túng, hỗ trợ cho chúng nó nằm trong chính quyền và lãnh đạo còn nguy hiểm hơn”, viết như thế vừa đúng mà vừa không hay chưa đúng hẳn. Phải nói chính quyền hiện nay không phải chỉcó một số ít cá nhân dung túng cho những cá nhân và tập đoàn phá hoại môi trường, vì bọn dung túng cho việc phá hoại đó thường là bọn chóp bu nên chúng đại diện cho một tiếng nói ở cấp cao nhất, có giá trị ra lệnh. Vây chúng không còn tư cách cá nhân ở đây. Hãy xem những tên như Nguyễn Thế Thảo cho chặt cây xanh của Hà Nội hàng loạt cách nay vài năm thì đấy có phải là một cá nhân Nguyễn Thế Thảo nữa đâu mà là cả chính quyền Hà Nội đấy chứ. Và Thảo mà lại không ăn chia với Phạm Quang Nghị để được Nghị gật đầu thì đố mà tự Thảo dám làm. Mặt khác, việc tàn phá một thủ đô Hà Nội để đến tình trạng như hiện tại thì đâu còn gọi là việc “dung túng”. Nó là chủ trương đầy chủ động của cả một lũ chóp bu lóa mắt vì tiền nên thi nhau ăn tàn phá hại, kể từ Nghiên cho đến tận Chung hôm nay chứ có phải lẻ tẻ, người này làm người kia không làm đâu nữa. 

Cho nên phải gọi đúng bản chất sự vật, chính cái chính quyền đang trong giai đoạn mạt vận ngót 5 thập kỷ lại đây cố thi nhau kiếm tiền cho túi của từng cá nhân các vị ấy căng phồng mới là nguyên nhân đích thực của mọi sự phá hoại môi trường đất nước chúng ta. Chúng tôi nghĩ, có nói như vậy mới là sự nhắc nhở có tác dụng “đòn đau nhớ đời”, tất nhiên ngoại trừ người CS là một đám “điếc dạn súng” mà bằng chứng không phải chỉ ở VN mà bất kỳ nơi nào CS đã chiếm được chính quyền thì đều thấy rõ. 

Bauxite Việt Nam

Ngày 10/11 trang Bauxit đăng bài “Hãy cứu lấy thiên nhiên Việt Nam!” của Mai An Nguyễn Anh Tuấn (NAT). 

Bài báo mở đầu và kết thúc bằng tiếng kêu xé lòng: “Hãy cứu lấy Tài nguyên Thiên nhiên của Đất Nước chúng ta đang bị tận diệt”. Đó là tiếng kêu thống thiết của những trái tim và khối óc như bị lửa đốt, dao đâm trước thảm cảnh một phần đất nước đang bị hủy hoại. Tôi xin chân thành chia sẻ tấm lòng vì quê hương của tác giả, xin tỏ lòng cảm phục vì sự hiểu biết, sự dẫn giải và phân tích tình hình khá toàn diện trên thế giới và trong nước. Chỉ xin trao đổi về 3 vấn đề: cách thể hiện, nguyên nhân và biện pháp.

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2018

Nguyễn Đình Cống: Lời nhắn gửi các ĐV đã im lặng bỏ Đảng và đang muốn ra Đảng

Ngày 25/10 TS Chu Hảo bị đảng luận tội thì ngay sau đó, ngày 26/10 Nguyên Ngọc, Mạc Văn Trang, Trần Nam, Hoàng Tiến Cường, Hà Quang Vinh và cả Chu Hảo tuyên bố từ bỏ ĐCS để vừa tỏ rõ quan điểm cùng ý chí của mình, vừa để phản đối việc luận tội đó. Tiếp theo còn nhiều người khác. Nguyễn Trung, nguyên cán bộ cao cấp Bộ Ngoại giao, nguyên trợ lý của Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ông Trung đã lặng lẽ từ bỏ đảng bằng cách nghỉ sinh hoạt, không đóng đảng phí từ năm 2006, ngay sau khi nghỉ hưu. Hồi ấy ông đã biết rõ việc từ bỏ ĐCS là đúng, là cần, nhưng nhận thấy tình thế chưa thuận lợi cho việc công khai nên đành tạm chấp nhận giải pháp lặng lẽ, xem rằng đó chỉ là việc cá nhân. Ngay sau sự việc Chu Hảo, cùng với Nguyên Ngọc và nhiều người khác, Nguyễn Trung công khai việc từ bỏ ĐCS thông qua thư ngỏ gửi các bạn xa gần. Đó là việc được hoan nghênh. 

Hiện nay có khá nhiều người đã, đang và sẽ từ bỏ ĐCS theo kiểu im lặng, tổ chức đảng và bạn bè không hề biết, có người còn không báo cho cả người nhà. Các vị cho như thế là khôn. Tôi thật lòng thông cảm với các vị, trong đó có người giới thiệu tôi vào đảng. Lặng lẽ ra đảng là việc làm tốt, nhưng đó là giải pháp tình thế trong lúc chưa có thời cơ công khai. Sẽ là tốt hơn nhiều khi công khai minh bạch. Hiện nay thời thế đã biến chuyển. Người như Chu Hảo nghĩ rằng mặc dầu bất đồng chính kiến nhưng ở lại trong đảng sẽ có được sự đóng góp tích cực và hữu ích; người như Nguyên Ngọc, thấy đảng đã tỏ ra phản nước hại dân, quyết tâm từ bỏ, chỉ cần chọn thời cơ, nay đã có dịp tốt; người như Nguyễn Trung, tự ra đảng từ lâu, vì tình thế chưa thể công khai, nay đã có thời cơ để minh bạch. 

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

Nguyễn Đình Cống: Về việc ông Trọng làm Chủ tịch nước

Thời kỳ Khrushov, ông TBT ĐCS Liên Xô nêu khẩu hiệu “đảng toàn dân” là một nhận thức nhạy bén về tình trạng tha hóa của đảng và cố gắng chống lại sự tha hóa đó bằng một cách đánh lộn sòng: đưa đảng vào trong dân tộc hòng làm người ta nghĩ đảng và dân tộc là một. 
Nhưng đấy là thời kỳ vai trò các đảng CS trên thế giới chưa ở vào thế tuyệt vọng. Chứ giờ đây, sau hơn 60 năm so với giai đoạn Khrushov, sự tan rã của LX và phe XHCN đã trở thành một bản án tử hình thực tế đối với tất cả các đảng CS rồi. 
Cựa quậy của một kẻ như họ Tập mà còn không ăn thua thì gắng gượng của một lão già sức tàn lực kiệt mà trong lòng thừa biết “khuôn xanh” chẳng bao giờ “vuông tròn” cho mình – mà không phải bây giờ mới không “vuông tròn”, từ “năm hãy thơ ngây” đã “gặp thầy tướng số” đoán biết số phận mình chẳng ra gì rồi kia mà. Vậy thì “một trong hai” hay “hai nhập một” cũng chỉ rứa cả thôi.  
Ông Trọng hãy tự hỏi mình một câu và nhờ đám cố vấn tìm cho mình một lời giải đáp nghiêm túc nhất, không bị bất cứ e ngại, định kiến nào ràng buộc: “Ở tư cách đảng trưởng ĐCS, dân tin mình, tức là tin đảng đến mức nào?”.  
Câu ấy dân đã trả lời mà chắc ông Trọng đến giờ vẫn chưa được nghe, thôi thì đành mách cho ông, may ra có cấp dưới nào bạo mồm bạo miệng tâu lên với ông thì quá tốt. Câu ấy gói ghém trong bài thơ mới đây nhất nhà thơ Nguyễn Duy đưa lên mạng, không thèm giấu giếm gì cả. Bài thơ mang tên CƯỚP, trong đó có những câu định nghĩa cướp là ai rõ ràng minh bạch, không chối đi đâu được: Cướp nay có đảng có đoàn hẳn hoi/cướp nay gióng trống phất cờ phóng loa/cướp từ bàn giấy cướp ra ngoài đồng/con ơi mẹ dặn câu này/quan tham là cướp cả ngày lẫn đêm. 
Thử hỏi, ông Trọng thống nhất chức Chủ tịch nước với chức TBT sẽ làm được gì khi cái đảng do ông đứng đầu đã bị nhân dân từ Nam đến Bắc nguyền rủa là… đảng cướp, và từ nay về sau sẽ đối xử với nó như một bọn cướp nguy hiểm? 
Nghĩ mà ái ngại cho ông! 
Bauxite Việt Nam
Việc ông TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng làm kiêm Chủ tịch nước, nhiều người cho đó là Nhất thể hóa, nhưng ông Trọng cho là giải pháp tình thế. Tôi tán thành ý kiến chưa phải nhất thể hóa mà đây chỉ là một người làm 2 chức. Nếu định nhất thể hóa thì phải thảo luận, thông qua, thành chủ trương, thành điều luật. Và chỉ 1 lần bầu. Nên bầu Chủ tịch nước trong một cuộc bầu cử thực sự dân chủ, có tranh cử. Khi Chủ tịch là đảng viên thì tự nhận làm TBT luôn mà không cần tốn kém việc tổ chức bầu lại ở trong đảng. Nếu Chủ tịch không phải đảng viên CS thì đảng tìm cách kết nạp rồi đưa lên làm TBT. Khi không thể kết nạp được thì sẽ không thực hiện nhất thể hóa cho ĐCS. 

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2018

Nguyễn Đình Cống: Có hay không giai cấp lãnh đạo

Khái niệm Giai cấp công nhân (GCCN) là giai cấp lãnh đạo cách mạng thuộc về Chủ nghĩa Mác Lê nin (CNML). Chủ nghĩa này sai lầm và khái niệm giai cấp lãnh đạo là bịa đặt. 

Khái niệm trên được viết trong sách báo, được tuyên truyền, nhưng chưa xẩy ra trong thực tế. Người ta ngụy biện, cho rằng GCCN là giai cấp lãnh đạo vì : 1- Nó đại diện cho nền sản xuất tiên tiến nhất; 2- Có tinh thần cách mạng cao nhất, nhờ có tính tổ chức, kỷ luật ; 3-Có tư tưởng và CNML soi đường; 4- GCCN lập ra đảng Cộng sản là đội tiên phong; 5- Lịch sử giao cho GCCN sứ mệnh đánh đổ tư bản, đế quốc; 6- GCCN có bản chất quốc tế. Để đánh đổ các lập luận 1 và 5 là quá đơn giản. Phản bác lại các lập luận 2; 3; 4; 6, vạch ra sự ngụy biện tuy có khó hơn, nhưng khi biết phân tích và so sánh thì cũng dễ đạt được. 

Lịch sử nhân loại cho biết trong các cuộc cách mạng, các phong trào quần chúng hoặc những việc làm phải huy động nhiều người, có tổ chức, khi cần có sự lãnh đạo thì đó là sự lãnh đạo của một số ít người, thường là những người có tư tưởng, có khả năng tổ chức. Họ đề ra đường lối, lập ra đảng hoặc đoàn thể chính trị, chọn ra người đứng đầu, cử ra những người phụ trách việc nọ việc kia, vận động quần chúng ủng hộ. Nếu chủ trương đấu tranh vũ trang thì còn cần lập ra quân đội. 

Lãnh đạo là việc làm cụ thể, khó khăn, phức tạp. Đó không thể là việc làm của bất kỳ một giai cấp nào, vì giai cấp không phải là một tổ chức. Nói rằng cách mạng cần có một giai cấp lãnh đạo là bịa đặt cấp một. Cho rằng GCCN là giai cấp lãnh đạo là bịa đặt cấp 2, cao hơn. Đến lượt cho rằng GCCN Việt Nam lãnh đạo cách mạng là bịa đặt cấp 3, cao hơn nữa. Sự bịa đặt này là do lặp lại một cách sáo vẹt CNML, là sản phẩm của những trí tuệ hạng thấp, quen thói nô lệ, không chịu suy nghĩ, không phân biệt được đúng sai. 

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2018

Nguyễn Đình Cống: Trao đổi với cựu Chủ tịch Trương Tấn Sang

1 - Giới thiệu 


Đầu năm 2018, cựu chủ tịch nước Trương Tấn Sang viết bài “Lịch sử giúp chúng ta hiểu về hiện tại, dự báo tương lai”. Ông trình bày việc, sau khi về hưu, nhờ đọc sách Bão táp Triều Trần, chiêm nghiệm lịch sử và thực tế mà hiểu ra rằng đất nước hưng thịnh nhờ có vua sáng tôi hiền, còn đất nước suy vong cơ bản là do tài năng yếu kém và đạo đức suy đồi của những người cầm quyền. Rồi ông đặt câu hỏi “Đảng này, chế độ này, đất nước này sẽ đi về đâu”. Ông kết thúc bằng niềm tin vào Đảng để bước vào năm mới Mậu Tuất. 

Ngày 2 tháng 9 ông Sang lại cho công bố bài “Quyền lực, trách nhiệm người lãnh đạo và niềm tin của nhân dân”. Viết bài này nhờ việc ông đọc được 2 tập hồi ký của Lý Quang Diệu. Ông nêu ra sự thành công của Lý Quang Diệu ở Singapore, Pắc Chung Hy ở Nam Hàn, sự độc tài, tham nhũng của Suharto ở Indonesia và của Marcos ở Philippin. Ông liên hệ tình hình Việt Nam và cho rằng đất nước đang rơi vào tình trạng tụt hậu, thua kém là do “sự thao túng của một bộ phận cán bộ lãnh đạo suy thoái, hành động vì lợi ích cá nhân, không vì lợi ích Tổ quốc”. Ông kết thúc bài viết như sau : “Ðiều đáng mừng là những gì Ðảng, Nhà nước đã làm được,… Thời gian và cơ hội không chờ đợi ai. Có được niềm tin của nhân dân thì không một trở lực nào có thể ngăn cản chúng ta xây dựng thành công đất nước giàu mạnh”. 

Về bài “ Lịch sử giúp chúng ta…”, trước đây vào tháng 1/2018 tôi đã viết bài phê phán: “Nhận thức muộn và nhầm của cựu Chủ tịch nước”. Nay nhân bài “Quyền lực, trách nhiệm người lãnh đạo…” tôi xin bàn chút ít về các cán bộ lãnh đạo của cộng sản và phân tích thêm nhận thức sai lầm của ông Sang. 

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018

Nguyễn Đình Cống: Phê phán Duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác

Duy vật lịch sử là một phần quan trọng của chủ nghĩa Mác (CNM). Theo đó tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, rằng lịch sử loài người gắn liền với lịch sử phát triển các phương thức sản xuất từ thấp đến cao. Mỗi phương thức sản xuất được hợp thành bởi lực lượng sản xuất (LLSX) và quan hệ sản xuất (QHSX), tuân theo “Quy luật QHSX phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX”. Khi LLSX phát triển đến một mức nào đó, QHSX phải thay đổi và tạo nên phương thức sản xuất mới, tiến bộ hơn. Loài người đã trải qua các phương thức sản xuất và cũng là các chế độ xã hội sau: Nguyên thủy, Nô lệ, Phong kiến, Tư bản. Trong chế độ tư bản thì giai cấp công nhân là đại diện cho nền sản xuất tiên tiến. 

Dựa vào những điều trên Mác suy luận rằng: Trong chế độ tư bản, LLSX không ngừng phát triển, và đến lúc giữa nó và QHSX phát sinh mâu thuẩn. Phải giải quyết mâu thuẩn đó bằng cách mạng vô sản để thiết lập phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa (XHCN) và cộng sản. Trong cuộc cách mạng này giai cấp công nhân (GCCN) là giai cấp lãnh đạo. Như vậy việc loài người từ chế độ tư bản tiến lên chế độ cộng sản là tất yếu. 

Từ bé chúng tôi được học như vậy. Hiện nay ở VN, hàng chục triệu bạn trẻ và toàn bộ đảng viên cộng sản cũng được học như vậy và tin đó là sự thật không thể chối cãi. Nhưng rồi một số người đã phản tỉnh khi hiểu ra CNM sai từ gốc. Tôi cũng đã chứng minh một số sai cơ bản của CNM, riêng phần Duy vật lịch sử, tôi chưa có điều kiện nghiên cứu thật sâu nên chỉ mới dám phê phán một số điều. 

Cho rằng GCCN đại diện cho nền sản xuất tiên tiến và là giai cấp lãnh cách mạng là sai. Điều này chỉ cần chịu khó tìm hiểu thực tế là thấy rõ. Hiện tại có người vẫn xoen xoét GCCN lãnh đạo thì chỉ thể hiện đầu óc bã đậu mà thôi. Ngày nay ở VN, những công nhân bình thường đang bị bần cùng hóa. Những công nhân lành nghể trong các xí nghiệp, đặc biệt ở trong xí nghiệp FDI, chỉ làm thành thạo một vài thao tác trên dây chuyền chứ không biết gì về công nghệ. Họ tham gia làm ra hàng triệu sản phẩm chất lượng cao, nhưng tự họ không làm ra được một sản phẩm nào hết. Thế thì họ đại diện cho nền sản xuất tiên tiến chỗ nào? 

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2018

Nguyễn Đình Cống: Phỏng vấn ông Lý Quang Diệu trong mộng (Phần 2)

Hình: Getty Images
(Tiếp theo và hết) 

Hỏi: Thưa ngài, quan hệ giữa ngài với Hà Nội sau 1990 là tốt đẹp, nhưng trước đó, đặc biệt là trước 1975 có thể nói là xấu. Điều gì đã làm thay đổi? 

Trả lời: Thay đổi bắt đầu từ nhận thức. Trước đây vì thấy sự hung hăng và tàn bạo của cộng sản, tôi tìm cách ngăn không để nó lọt vào Singapore, vì thế bị Hà Nội chụp cho cái mũ phản động, gọi là tên chống cộng hèn hạ. Khối ASEAN ban đầu gồm 5 nước bị Hà Nội cho là “Khối xâm lược Đông Nam Á, tay sai của đế quốc Mỹ”. Sau sự kiện sụp đổ của phe XHCN, tôi biết chắc rằng cộng sản không còn đáng cho chúng tôi để ý, nó đang trên đường tan rã do mắc phải bệnh trầm trọng từ trong tế bào, gặp những mâu thuẫn gay gắt không khắc phục được. Chế độ cộng sản đã bộc lộ gần hết mọi khuyết điểm không thể sửa chữa, chỉ còn hơi tàn để lừa bịp một số người có dân trí thấp và bị khống chế, chỉ đủ sức duy trì sự độc tài và đàn áp dân chủ trong nước bị nó thống trị, không còn có khả năng tuyên truyền, lừa phỉnh các dân tộc khác đã biết về tự do, dân chủ, văn minh. Trước đây tôi lo đề phòng cộng sản lọt vào Singapore, sau này tôi để cho tự do tuyên truyền vì biết chắc rằng những người có lương tri không ai còn nghe theo nữa, và nếu có một số ít, vì vô minh và lầm lỡ mà nghe theo thì cũng chỉ làm cho xã hội thêm phong phú chứ không đảo ngược được tình hình. 

Trước đây Mỹ và một số nước lo chống cộng nhưng sau này chúng tôi thấy không dại gì mà làm một việc tốn công, vô ích như vậy, vì cộng sản sớm muộn gì cũng tự sụp đổ. Chúng tôi chủ trương chung sống hòa bình với cộng sản, tôn trọng các xu hướng khác nhau, việc đó không hại gì mà còn có ích lợi cho nhân dân và đất nước chúng tôi. 

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018

Nguyễn Đình Cống: Phỏng vấn ông Lý Quang Diệu trong mộng

(Hình; Getty Images)

Được ông Lý Quang Diệu cho phỏng vấn là một vinh dự lớn. Tôi không phải là phóng viên chuyên nghiệp nên không dám mơ tưởng đến chuyện đó. Về suy nghĩ và việc làm của ông, sự đánh giá về ông, tôi đã có dịp tìm hiểu qua các tác phẩm, các bài báo được công bố. Tôi chỉ ao ước được hỏi để nghe ông trả lời một vài vấn đề mà tôi còn phân vân. Tôi chưa tìm được cách nào để thực hiện mơ ước thì được tin ông đã qua đời. Tôi nghĩ đến việc nhờ các nhà ngoại cảm lập đàn tràng, tìm cách gọi hồn ông để hỏi, nhưng ngẫm đi nghĩ lại thấy việc đó rất khó và tốn kém. Tôi ngày đêm cầu khẩn được gặp ông ở trong giấc mộng. Và rồi lòng thành đã được đáp ứng. Tôi mơ thấy được Thiên sứ dẫn đi gặp ông. Tôi xin phép bỏ qua quang cảnh nơi gặp gỡ và các nghi lễ ngoại giao ban đầu mà đi ngay vào cuộc phỏng vấn.

Tôi Hỏi: Thưa ngài, tôi rất khâm phục ngài và đất nước Singapore. Xin cho biết ngài đã theo chủ thuyết nào mà được như vậy?

Lời Đáp: Tôi có biết một số chủ thuyết nhưng không theo cái nào cả. Từ lịch sử phát triển của nhân loại và của các nước tôi tìm ra cách điều hành và quản lý xã hội mà tôi nghĩ là thích hợp, tôi làm thử, thấy tốt thì tiếp tục, thấy xấu thì loại bỏ ngay và tìm cách làm khác. Tôi thấy một số nước chỉ vì tôn sùng một chủ thuyết, một ý thức hệ nào đó mà mắc kẹt vào nhiều mâu thuẫn, nhiều khó khăn không thoát ra được, thật đáng thương. Quan điểm của tôi cũng gần giống với quan điểm của nhà sư gốc Việt, ngài Thích Nhất Hạnh là không xem một giáo phái, một trường phái nào là chân lý tuyệt đối. Nếu có ai đó cứ cố đòi cho bằng được một chủ thuyết thì tôi cũng cố mà nêu ra, đó là chủ thuyết vì sự tự do và hạnh phúc thực sự của toàn dân Singapore, trong đó có gia đình tôi.


Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

Nguyễn Đình Cống - Phỏng vấn ông Lý Quang Diệu trong mộng

Được ông Lý Quang Diệu cho phỏng vấn là một vinh dự lớn. Tôi không phải là phóng viên chuyên nghiệp nên không dám mơ tưởng đến chuyện đó. Về suy nghĩ và việc làm của ông, sự đánh giá về ông, tôi đã có dịp tìm hiểu qua các tác phẩm, các bài báo được công bố. Tôi chỉ ao ước được hỏi để nghe ông trả lời một vài vấn đề mà tôi còn phân vân. Tôi chưa tìm được cách nào để thực hiện mơ ước thì được tin ông đã qua đời. Tôi nghĩ đến việc nhờ các nhà ngoại cảm lập đàn tràng, tìm cách gọi hồn ông để hỏi, nhưng ngẫm đi nghĩ lại thấy việc đó rất khó và tốn kém. Tôi ngày đêm cầu khẩn được gặp ông ở trong giấc mộng. Và rồi lòng thành đã được đáp ứng. Tôi mơ thấy được Thiên sứ dẫn đi gặp ông. Tôi xin phép bỏ qua quang cảnh nơi gặp gỡ và các nghi lễ ngoại giao ban đầu mà đi ngay vào cuộc phỏng vấn.

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Nguyễn Đình Cống - Bàn về việc “Hòa giải với người chết”


Ngày 16 tháng 7 Bauxite đăng bài “Hòa giải với người chết…” của GS Lê Xuân Khoa. Bài đó đã gây cho tôi nhiều cảm xúc và suy nghĩ. Theo khoa học và duy vật thì chết là hết, thân xác con người từ cát bụi lại trở về cát bụi. Theo tâm linh và tôn giáo thì sau khi chết vẫn còn “linh hồn”. Nó có thể được siêu thoát, được đầu thai thành kiếp khác hoặc thành ma quỉ. Linh hồn thuộc một thế giới khác nhưng có thể có ảnh hưởng qua lại với thế  giới người sống theo hai chiều. Người sống ảnh hưởng đến linh hồn thông qua sự cầu nguyện, sự quan tâm đến hài cốt, sự thờ phụng và tưởng nhớ. Linh hồn ảnh hưởng đến người sống thông qua sự  phù trì, bảo hộ  hoặc sự quấy phá.  Về khoa học và tâm linh tôi đã có trình bày một số hiểu biết trong 2 bài đăng trước đây (Nguyên nhân gốc của các vụ oan sai ; Lời nguyền xuyên thế kỷ). Tôi xin trích lại lời của nhà khoa học thiên văn Trịnh Xuân Thuận: “Khoa học, để phát triển không cần đến tâm linh. Tâm linh, để phát triển không cần đến khoa học, nhưng một con người, để phát triển toàn diện  nên hiểu  biết cả hai.” . Tôi đang đi theo hướng đó và nhân bài viết của GS Lê Xuân Khoa  xin góp vài ý kiến.

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Nguyễn Đình Cống - LỜI NGUYỀN XUYÊN THẾ KỶ


1-  Đại cương về lời nguyền
Lời nguyền thể hiện lòng mong ước của một hoặc một số người nhằm mang lại một điều gì đó xấu xa cho kẻ đã gây ra điều hại cho họ hoặc cho người mà họ quan tâm (nguyền rủa). Khoa học, đặc biệt là trường phái duy vật phủ nhận tác dụng của lời nguyền. Tâm linh công nhận nó. Lời nguyền chỉ đạt được kết quả khi người ta có lòng thành, có năng lượng tinh thần và phải được thế lực tâm linh chấp nhận (thế lực mà mình hướng tới, mình cầu khẩn). Lòng thành càng cao, năng lượng càng lớn, thế lực tâm linh càng mạnh thì kết quả sẽ khả quan và ngược lại. Không phải mọi lời nguyền đều có kết quả vì thế lực tâm linh có thể chấp nhận toàn bộ, chỉ một phần hoặc không chấp nhận. Lời nguyền không tồn tại vĩnh viễn mà có giới hạn về thời gian. Khi đã chấp nhận lời nguyền thì thế lực tâm linh sẽ đưa ra điều kiện để hóa giải nó (điều kiện để lời nguyền hết tác dụng). Điều kiện này thường phụ thuộc vào cách hành xử của người bị nguyền. Như vậy mức độ và thời gian tác dụng của lời nguyền không phải chỉ do người đưa ra mong muốn mà còn phụ thuộc vào thế lực tâm linh được thỉnh cầu và cách hành xử của người chịu sự tác dụng của lời nguyền đó (Có Trời mà cũng có ta –  Kiều).