Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Đình Cống. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Đình Cống. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2022

Nguyễn Đình Cống: Kiểu mẫu để làm gì

Khi thấy Tổng Bí thư gật đầu và khoát tay mạnh mẽ, dứt khoát nói như đinh đóng cột rằng Thanh Hóa nhất định trở thành một tỉnh kiểu mẫu, tôi buột miệng “Kiểu mẫu để làm gì nhỉ?”. Câu ấy bị ngay người nhà phê phán: “Ông lẩm cẩm rồi, kiểu mẫu là để nêu gương chứ còn để làm gì nữa”. Ờ nhỉ, không khéo mình lẩm cẩm rồi chăng. Đảng có cả quyết định về nêu gương kia mà. Một người nêu gương, trăm vạn người nêu gương, cả tỉnh nêu gương, cả nước nêu gương thì tốt quá chứ sao. Nhưng rồi đêm nằm suy nghĩ mới thấy mình chưa lẩm cẩm.

Người ta, làm việc tốt, việc thiện thì cố mà làm hết khả năng rồi được đến đâu hay đến đó, hưởng đến đó. Đã làm tốt rồi còn cần làm tốt hơn. Việc tốt sẽ phát huy tác dụng mà người khác có thể noi theo, làm theo. Đó là tác dụng nêu gương, một tác dụng phụ. Làm tốt là vì lương tâm, vì trách nhiệm chứ mục đích chính không phải để làm gương, không nhằm nêu gương. Nếu ai đó làm việc cốt để nêu gương thì việc đó mất ý nghĩa tốt đẹp. Khi không có người để nêu gương thì họ sẽ không làm. Vì vậy quyết định cán bộ phải nêu gương có phần trái logic. Việc nêu gương khác với việc gương mẫu. Phải chăng gương mẫu là tự giác làm tốt công việc theo trách nhiệm và lương tâm.

Phải chăng phấn đấu trở thành kiểu mẫu để nêu gương là một trá hình của thói thích hư danh, thích được ca ngợi, thích được nổi tiếng. Dân gian có câu “Được tiếng khen ho hen suốt đời”.

Thanh Hóa trở thành kiểu mẫu thì chủ yếu lãnh đạo được tiếng khen, còn một số cán bộ cấp dưới và dân chúng không khéo sẽ ho hen suốt đời. Trước đây có vài đơn vị nổi tiếng một thời, được ca ngợi hết mức, nhưng rồi tàn lụi rất nhanh chỉ vì muốn nêu gương, chỉ vì thói hư danh của lãnh đạo.

Đã qua rồi phong trào tỉnh, huyện, xã anh hùng. Xã bên cạnh anh hùng, xã mình kém gì họ mà không được, phải chạy cho bằng được để nhân dân phấn khởi, để lãnh đạo được mở mày mở mặt chứ. Rồi đến Xóm văn hóa, Thôn văn hóa…Phải chạy cho được chứ lại thua kém người ta về danh hiệu à. Có thể thua kém người ta về thực chất, nhưng danh hiệu thì phải chạy cho được. Bây giờ đến Tỉnh kiểu mẫu.


Thứ Tư, 28 tháng 7, 2021

Nguyễn Đình Cống: Phải chăng tôi đã bị nhầm

Nhân ngày 27 tháng 7 (ngày TBLS) tôi nhận được khoản tiền trên hai triệu là quà của các cấp chính quyền tặng gia đình liệt sĩ. Đó là khoản trích ra từ ngân sách, nghĩa là từ tiền đóng thuế của dân. Tôi biết ơn về sự quan tâm đó.

Gia đình tôi có 5 liệt sĩ là cha tôi và các con cháu của ông, được cấp giấy chứng nhận gia đình có công với cách mạng, mẹ tôi đạt tiêu chuẩn bà mẹ anh hùng.

Tôi đã từng tự hào vì gia đình có đóng góp xương máu cho công cuộc đấu tranh do ĐCS lãnh đạo. Tôi biết các thương binh liệt sĩ hy sinh xương máu là để phục vụ ĐCS làm cách mạng, làm chiến tranh. Họ nghe theo lời tuyên truyền của Đảng nói rằng để giành độc lập và thống nhất đất nước. Đúng là có việc đó thật, nhưng mục đích chính của ĐCS không phải vì việc đó. Độc lập thống nhất chỉ là mục đích ngắn hạn của họ. ĐCS phải lãnh đạo toàn dân giành cho được để thực hiện một mục đích khác cơ bản, quan trọng, đó là áp đặt chính quyền do họ lập ra và sự thống trị toàn diện lên cả đất nước. Mục đích chính của ĐCS là thực thi lý thuyết của Chủ nghĩa Mác Lê về đấu tranh giai cấp, về thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản để đem lại đặc quyền đặc lợi cho phe nhóm của họ.

Đảng, như một cành tầm gửi bám vào cây chủ là dân tộc, hút nhựa từ cây chủ để phát triển, khai thác lòng yêu nước và sức mạnh của nhân dân để phục vụ cho lợi ích riêng là chủ yếu.

Độc lập, thống nhất chỉ là bước đầu, là điều kiện cần để ĐCS thực hiện sự thống trị chứ đó không phải mong ước chính của họ. Hy sinh xương máu của chiến sĩ, của đồng bào chính là để phục vụ cho mục đích cơ bản và lâu dài của ĐCS. Không có sự hy sinh đó ĐCS không thể có vai trò và quyền lực như ngày nay.

Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2021

Nguyễn Đình Cống: Chủ nghĩa cá nhân ở Việt Nam

Chủ nghĩa cá nhân (CNCN) có nhiều nội dung tích cực, tốt đẹp. Nhưng gần một thế kỷ qua ở Việt Nam các nhà lãnh đạo và tuyên truyền cộng sản đã hiểu sai về nó và ra sức chống đối. Việc này lợi ít hại nhiều. Đã đến lúc cần làm cho người dân Việt và đặc biệt là tầng lớp trẻ hiểu rõ và phát huy sức mạnh của CNCN, đồng thời hướng sự chống đối vào những mặt xấu xa, tiêu cực của con người và thể chế.

Dưới nền quân chủ vai trò cá nhân quy tụ vào vua chúa. Dân thường chỉ được làm theo lệnh cấp trên, không có quyền tự do tư tưởng, không thể sáng tạo. Xã hội ở vào trạng thái trì trệ.

CNCN bắt đầu manh nha ở châu Âu từ thời Phục Hưng (thế kỷ 16) với sự phát triển mọi mặt của con người và đạt đỉnh cao trong Thời kỳ Khai sáng (thế kỷ 18) với tự do cùng lòng khoan dung cá nhân và chống lại độc quyền của vua chúa.

CNCN có nội dung triết học và nhân văn, nó đề cao vai trò và lợi ích cá nhân trên cơ sở mỗi người có lòng tự trọng, tự tin, tự lập, tự quyết, tự do, là cơ sở của mọi sáng tao và thành công, là động lực mạnh mẽ của tiến bộ xã hội, là vũ khí và lực lượng chống lại sự độc tôn toàn trị. Vì vậy bọn chuyên chính độc tài thù ghét nó. Nội dung cơ bản của CNCN không bao gồm những thói hư tật xấu như ích kỷ, cửa quyền, độc đoán, tham nhũng, chia rẽ, thù oán v.v…, thế nhưng trong quá trình lan tỏa người ta gán thêm cho nó tính vị kỷ, gắn nó với Chủ nghĩa Vị kỷ và đặc biệt khi tuyên truyền cho đạo đức cách mạng của giai cấp vô sản thì người ta gán cho CNCN những thói hư tật xấu và không kể gì đến những tích cực của nó.

Một số người lãnh đạo của ĐCSVN, không biết vì thiếu trí tuệ rồi bị nhầm lẫn hay vì cố tình đánh tráo khái niệm mà đã mô tả CNCN như là tàn dư của phong kiến và tư bản với mọi thói xấu xa đê tiện rồi ra sức tuyên truyền chống phá. Rất có thể họ thấy được những mặt tích cực của CNCN, nhưng họ không muốn công nhận vì chúng đụng chạm tới uy quyền toàn trị của họ, họ không chịu được rằng trong đất nước này lại có người giỏi hơn họ, dám đề xuất những điều khác với họ.

Thứ Ba, 6 tháng 7, 2021

Nguyễn Đình Cống: Vài liên tưởng về một giấc mơ

Đó là Giấc Mơ Việt Nam của Nhà khoa học Nguyễn Đăng Hưng, sinh năm 1941 tại tỉnh Quảng Nam. Năm 1959 chàng thanh niên Hưng được chính quyền VNCH gửi đi du học tại Vương quốc Bỉ. Ông đã sinh sống ở Bỉ gần 50 năm, là Giáo sư Trường Đại học Liège. Hiện nay ông đã hưu trí và sống tại Sài Gòn. Tôi gọi ông là Nhà khoa học để tránh với danh xưng giáo sư tiến sĩ đã trở thành nhàm chán ở Việt Nam hiện nay vì có quá nhiều GS TS hữu danh vô thực, không ít trong số họ là tội phạm của dân tộc, của khoa học và tiến bộ nhưng không ai có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ.

Ông Hưng có một mơ ước cháy bỏng về việc góp phần phục hưng nền giáo dục Việt Nam, một nền giáo dục bị nhiều sai lầm làm cho tụt hậu, một ước mơ trong sáng và mãnh liệt đưa nền giáo dục Việt Nam lên ngang tầm thế giới.

Lần đầu tiên Nhà khoa học Nguyễn Đăng Hưng về Hà Nội năm 1976, hoạt động để biến ước mơ thành hiện thực, nhưng rồi bị thực tế phũ phàng dập tắt nhanh chóng. Những khó khăn mà GS Hưng gặp phải chủ yếu là do một số cán bộ lãnh đạo của nhà nước và ĐCS gây ra vì ông không chịu chấp nhận những yêu cầu trái với tinh thần khoa học mà họ bắt ông phải chấp nhận.

Đã tưởng phải bỏ cuộc, nhưng đến năm 1989 thời cơ mới xuất hiện và ông thường xuyên đi lại giữa Bỉ và Việt Nam, xúc tiến việc dùng tài trợ mà ông xin được để mở các lớp đào tạo cao học đẳng cấp quốc tế tại TP HCM (kể cả việc cấp học bổng cho một số học viên). Lại gặp phải rất nhiều khó khăn trở ngại do con người và cơ chế gây ra, nhiều lúc đã bị đẩy đến bên bờ vực bỏ cuộc. Thế rồi nhờ một số may mắn do ông tạo ra mà ông đã mở được 20 lớp đào tạo Thạc sĩ ở Sài Gòn và Hà Nội, mời được nhiều GS danh tiếng nước ngoài về dạy, gửi được hàng trăm học viên đi thực tập và làm luận án Tiến sĩ ở Châu Âu. Thành tích đào tạo cán bộ khoa học bậc cao về ngành cơ học công trình của ông cho đất nước ít ai sánh kịp. Thế nhưng đó chỉ mới là một phần nhỏ trong Giấc mơ của ông. Phần lớn giấc mơ về chấn hưng nền giáo dục đã không có cách gì thực hiện.

Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

Nguyễn Đình Cống: Trí thức lề dân băn khoăn điều gì?

Ở VN hiện nay, nhiều thông tin, nhận thức, quan điểm được chia thành Lề Đảng và Lề Dân. Điều này chủ yếu do tư tưởng và hoạt động của trí thức. Có trí thức lề đảng và trí thức lề dân. Phân biệt này chủ yếu dựa vào tư tưởng và mục tiêu của hoạt động mà không dựa vào nghề nghiệp hoặc vị trí công tác.

Trí thức lề đảng là những người luôn tâm niệm “Còn Đảng còn mình”, hết lòng phụng sự lý tưởng và tổ chức Đảng. Bài này chưa bàn đến họ.

Trí thức lề dân là những người có lòng yêu nước thương nòi, mong muốn đóng góp công sức và trí tuệ cho sự phát triển của đất nước nhằm đem lại tự do và hạnh phúc cho toàn dân. Họ là những cá nhân riêng lẻ, không tập hợp thành tổ chức, có thể ở trong nước hoặc nước ngoài, đang sống tự do hoặc làm việc trong một tổ chức. Họ có thể là hoặc không phải đảng viên cộng sản nhưng nhờ có đầu óc biết suy nghĩ nên không bị chi phối bởi ý thức hệ Mác Lê, không ủng hộ sự độc tài toàn trị, họ mong ước dân chủ hóa đất nước.

Ngoài hai loại trên còn có những trí thức tự cho rằng không thuộc lề nào, họ chủ yếu suy nghĩ và hoạt động vì cá nhân, không thích độc tài nhưng cũng không dám ủng hộ dân chủ.

Trí thức lề dân có ba loại.


Loại một gồm những người thấy rõ những sai lầm của Mác Lê và đường lối của ĐCS, họ làm phản biện bằng nhiều hình thức, họ thực hiện đấu tranh hòa bình để dân chủ hóa đất nước và bị một số lớn lãnh đạo Đảng và trí thức lề đảng xem là thế lực thù địch. Nhiều người trong số họ đã bị hãm hại, bị tù đày, bị cô lập nhưng nhờ có phẩm chất cao mà họ thà chịu bị đối xử bất công chứ không chịu khuất phục cường quyền. Băn khoăn lớn nhất của họ là nâng cao được dân trí theo đường lối của nhà chí sĩ Phan Chu Trinh, là tập hợp lại thành lực lượng để đấu tranh có hiệu quả.

Thứ Sáu, 4 tháng 6, 2021

Nguyễn Đình Cống: Phản biện bài báo của GS Nguyễn Phú Trọng (Phần I)

I- Giới thiệu


Ngày 17/5/ 2021, các báo ở Việt Nam đồng loạt đăng bài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” (gọi tắt là Bài báo). Bài báo ký tên Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bài báo dài 8180 chữ, trình bày liền một mạch, có thể phân thành 10 đoạn với tiêu đề do tôi đặt như sau:

Đoạn 1- Đặt vấn đề với 4 câu hỏi về CNXH và xây dựng CNXH ở VN: 610 chữ

Đoạn 2- Nhận xét chủ nghĩa tư bản: 1080 chữ.

Đoạn 3- Việt Nam cần xây dựng XHCN: 1149 chữ.

Đoạn 4- Điểm qua những việc cần làm: 437 chữ.

Đoạn 5- Kinh tế thị trường định hướng XHCN: 703 chữ.

Đoạn 6- Phát triển văn hóa: 304 chữ.

Đoạn 7- Nhà nước pháp quyền XHCN: 537 chữ.

Đoạn 8- Xây dựng Đảng: 400 chữ.

Đoạn 9- Thành tích và tồn tại của thời kỳ 35 năm đổi mới: 1929 chữ.

Đoạn 10- Thời kỳ quá độ: 984 chữ.

Bài báo đã được sự quan tâm của báo chí cả hai phía, lề Đảng và lề Dân; của người trong nước và ở nước ngoài.

Nhiều báo lề Đảng không những đăng toàn văn mà còn rất nhiều bài hưởng ứng, ca ngợi lên tận mây xanh, cho rằng bài báo có tính khoa học và tính thực tiễn rất cao. Rất nhiều bài, không thể kể hết.

Nguyễn Đình Cống: Phản biện bài báo của GS Nguyễn Phú Trọng (Phần II)

Câu 3- Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được CNXH ở VN?


Đây là vấn đề mấu chốt. Bài báo cho rằng, để xây dựng CNXH ở VN cần thực hành kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng nền văn hóa XHCN, nhà nước pháp quyền XHCN, phải trải qua thời kỳ quá độ và dưới sự lãnh đạo của ĐCS.

Về kinh tế thị trường định hướng XHCN


Thực chất là kinh tế thị trường có sự chỉ huy, điều tiết của nhà nước. Xin trình bày qua về nền kinh tế này.

Các nhà lý luận của Cộng sản VN khẳng định rằng, kinh tế thị trường định hướng XHCN là một “sáng tạo đột phá” của họ mà không nêu ra được ai là người đầu tiên phát hiện ra nó. Thật ra đó là sự nhận nhầm.

Kinh tế thị trường có quản lý của nhà nước là học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes, người Anh (1883-1946), nhằm khắc phục các nhược điểm của thị trường tự do (Adam Smith) và thị trường do nhà nước điều hành theo kế hoạch (Karl Marx). Người ta cho rằng Smith, Marx và Keynes là ba nhà kinh tế lớn nhất của thế giới. Hiện nay mọi nền kinh tế đều chịu sự chỉ đạo của nhà nước, không nơi nào còn có thị trường hoàn toàn tự do. Trung Quốc đã theo học thuyết của Keynes trước VN, mở nền kinh tế thị trường với sự điều tiết của nhà nước cộng sản. Một người VN nào đó không phát hiện ra bản chất nền kinh tế mà chỉ nghĩ ra mấy chữ định hướng XHCN để gọi. Thế mà dám cho rằng đó là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta, là thành quả lý luận quan trọng qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, có nói quá không nhỉ?

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2020

Nguyễn Đình Cống: Chớ có gầm gừ càn rỡ

 Nhân dịp Đảng CSVN tiến hành ĐH 13 có nhiều ý kiến đóng góp và phản biện. Những ý kiến đó là làm theo lời kêu gọi của lãnh đạo đảng hoặc là tự ý của người dân, chúng ở trong hai lề: lề Đảng và lề Dân.

Lề đảng, nơi mà tuy cũng có một vài phê bình thiếu sót, một vài góp ý chân thành, nhưng chủ yếu là ca ngợi, phụ họa, thổi phồng thành tích, xa rời sự thật. Luồng ý kiến này chủ yếu xuất hiện trên báo đài chính thống và vẫn có thể đăng trên các trang mạng khác nhau. Xin tạm không bàn đến lề này.


Lề Dân chủ yếu là những bài trên các trang báo mạng và Facebook cá nhân, không bao giờ được đăng trên báo chí chính thống. Đó là vì tự do ngôn luận bị chặn, tự do báo chí bị cấm. Những ý kiến trong lề này chủ yếu là đánh giá, phản biện, phê phán, chỉ trích. Tùy mức độ, có thể xếp thành hai loại. Loại thiện tâm và loại gay gắt.


Loại thiện tâm có mục đích tìm ra sự thật, tiếp cận chân lý, chỉ ra những sai lầm thiếu sót, vạch ra sự dối trá, ngụy biện nhằm nâng cao hiểu biết của người dân và thức tỉnh lãnh đạo. Họ phản biện trên cơ sở thực tiễn và khoa học, chống lại sự tuyên truyền lừa bịp. Số người này chủ yếu là những trí thức có trình độ, có phẩm chất cao quý. Họ rất muốn có tự do ngôn luận, tự do báo chỉ để trình bày quan điểm và tư tưởng, nhưng  bị cấm. Họ muốn đối thoại với lãnh đạo Đảng, với Tuyên giáo Đảng, nhưng bị từ chối, họ đành phải thể hiện tại lề Dân, ngoài luồng chính thống. Họ là những người yêu nước thương dân. Ghép họ vào “thế lực thù địch” để tìm cách hãm hại là một việc làm quá ngu xuẩn và phản dân tộc, phản tiến bộ.


Loại phê phán gay gắt chủ yếu vạch ra những tội ác của cộng sản và đòi thay đổi thể chế. Họ cũng nói lên sự thật chứ không bịa đặt, không dối trá, chỉ là họ thể hiện tương đối rõ lòng tức giận. Đối với cộng sản họ là thù địch, nhưng đối với dân tộc họ vẫn là những người yêu nước thương dân, họ chỉ hơi gay gắt khi trình bày quan điểm.


Thứ Ba, 29 tháng 9, 2020

Nguyễn Đình Cống: Tôi nghi ngờ

Đại hội thành lập Hội Triết học Việt Nam vào ngày 20/9/2020. Ông Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Tuyên giáo ĐCSVN đã có bài phát biểu chỉ đạo, trong đó có đoạn như sau:  “Hội Triết học có nhiệm vụ góp phần làm sáng tỏ vai trò của triết học Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh với tính cách là bộ phận cấu thành quan trọng trong nền tảng tư tưởng của Đảng ta, là ngọn cờ tư tưởng và là hạt nhân lý luận của thế giới quan và phương pháp luận cho mọi hoạt động lý luận và thực tiễn. Từ góc độ lý luận triết học, Hội Triết học cần đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phê phán, bác bỏ các quan điểm triết học sai trái, thù địch, đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, đất nước”.


Đọc xong tôi nghi ngờ. Phải chăng những việc như ông Thưởng vừa nêu là nhiệm vụ của Triết học ? Tôi bèn bỏ công ôn lại những khái niệm đã biết về triết học và tìm hiểu thêm thì thấy không phải như thế! Triết học  có nhiệm vụ nghiên cứu những vấn đề chung và cơ bản của con người, về thế giới quan. Tôi chưa tìm thấy chỗ nào các triết gia bàn về việc làm sáng tỏ tư tưởng chính trị, về đấu tranh phê phán quan điểm thù địch.


Những nhiệm vụ do ông Thưởng nêu ra phải chăng là của Hội đồng lý luận trung ương, của Ban Tuyên giáo thuộc ĐCSVN.


Tôi biết nhiều trường phái triết học, nhưng chưa nghiên cứu được sâu, chưa phải là triết gia. Hình như mỗi trường phái triết học chỉ tập trung trình bày quan điểm của mình mà không vạch ra thế lực thù địch. Triết học nghiên cứu những vấn đề chung, những quy luật chi phối xã hội. Thế rồi các nhà chính trị thấy triết học nào thích hợp thì dùng. Như vậy triết học đứng ngoài chính trị, thậm chí có phần cao hơn chính trị. Nhưng theo ông Thưởng thì phải chăng Hội Triết học cần phụ họa cho chính trị? Thế thì đó là Hội Giả Danh Triết Học.  Chỉ có Tuyên giáo của ĐCS mới cần hội như thế chứ dân tộc Việt Nam không cần. Vì vậy không nên gọi là Hội Triết học VN mà cần gọi cho đúng là Hội Giả Danh Triết Học của ĐCSVN.


Nếu cần tìm quan điểm đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, của đất nước thì nhiều dân tộc trên thế giới đã khẳng định và vứt bỏ, nhiều người ở Việt Nam đã tìm ra, đó là chế độ cộng sản đầy ảo tưởng, là chủ nghĩa Mác Lê (CNML) với chuyên chính vô sản và công hữu hoá toàn bộ nền sản xuất, với vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản và độc quyền thống trị của đảng cộng sản. Tất nhiên là Ban Tuyên giáo của ĐCSVN, phần đông lãnh đạo của đảng cùng những trí thức của đảng kịch liệt phản đối quan điểm vừa nêu, họ ra sức chứng minh rằng chỉ có CNML là duy nhất đúng, là kim chỉ nam, là đuốc soi đường đưa nhân loại đến hạnh phúc toàn vẹn.


Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2020

Nguyễn Đình Cống: Hoảng sợ bị báo ứng

Vụ án Đồng Tâm. Khi chuẩn bị lập phiên tòa đã có vài người được dự kiến tham dự Hội đồng xét xử, nhưng họ viện lý do này khác để từ chối. Riêng hắn vui vẻ nhận làm vì nghĩ rằng đây là dịp để thể hiện lòng trung thành, và may ra… Khi ngồi xét xử hắn hùng hổ và tự tin, nhưng sau khi bản án được tuyên hắn lâm vào trạng thái như kẻ mất hồn. Hắn nhớ đến câu, hình như được khắc treo trước cửa tòa án thời Hy Lạp cổ đại: “Hỡi những quan tòa! Nếu các ngươi không tôn trọng và bảo vệ công lý thì rồi các ngươi sẽ bị xét xử trở lại”.

Khi ngồi xét xử hắn thừa biết là đã làm những việc trái với luật pháp, trái đạo Trời, trái lòng Người, chà đạp công lý, là phạm tội ác, nhưng là để thi hành mật lệnh của cấp trên, là để tỏ lòng trung thành. Ở nhà hắn thắp hương khấn vái Thần linh và Tổ phụ, xin được thông cảm, tha thứ vì hắn chỉ là đứa tay sai, làm theo lệnh chủ. Có tội tình gì xin đổ lên đầu các ông bà chủ, những người có quyền sinh sát đối với hắn.

Hắn nghĩ tới những phiên tòa tiếp theo như Tòa Phúc thẩm, Tòa Giám đốc thẩm v.v…, tòa gì đi nữa mà vẫn do mấy ông bà chủ chỉ đạo và khống chế thì hắn vẫn có thể ung dung, kê gối ngủ ngon lành. Ở đất nước này người ta kết tội oan sai vô số vụ án, đến khi một vài người vô tội may mắn được giải oan, nhà nước lấy hàng nhiều chục tỷ từ tiền thuế của dân để đền bù. Thế mà bọn gây ra oan sai đã không bị hề hấn gì, lại vẫn được thăng quan tiến chức. Thế thì hắn sợ gì. Nhưng rồi hình như linh tính mách bảo cho biết còn có ba tòa án khác đang đợi hắn.

Sự chà đạp lên công lý của Hội đồng xét xử có thể được chỉ đạo và bao che bởi cấp trên, được tuyên truyền chính thống phụ họa để lừa dối dân chúng. Nhưng có 3 thế lực không thể lừa dối. Đó là lương tâm của chúng nó, là những người có hiểu biết đồng thời tôn trọng chân lý và đặc biệt là Thế lực Tâm linh. Đó là Trời, Phật, Chúa, Thần Thánh, Diêm Vương, là linh hồn Tổ phụ. Ngày thường chúng nó rao giảng duy vật, bài bác tâm linh, nhưng chúng nó vẫn cúng bái. Ứng với ba thế lực này có ba tòa án: Tòa lương tâm, Tòa công luận và tòa của Diêm Vương.

Lương tâm à, hắn phớt lờ vì từ lâu hắn xem đó chỉ là xa xỉ phẩm. Công luận à, đã có tuyên giáo quy kết là bọn thù địch. Còn Diêm Vương, liệu có cách gì hối lộ được không?

Hắn trở nên như người mất hồn sau một giấc mộng hãi hùng. Hắn mơ thấy bị quỷ sứ dẫn tới tòa án của Diêm Vương. Người tố cáo là cụ Lê Đình Kình và ba công an chết cháy (Nguyễn Huy Thịnh, Dương Đức Hoàng Quân, Phạm Công Huy). Hắn thấy khá đông linh hồn bị quỷ sứ lần lượt giải đến, có người hắn nhận ra, có người không. Hắn quá sợ, chân đi không vững, bị quỷ sứ thúc mạnh vào mạng sườn và tỉnh dậy. Mồ hôi ướt đầm, đái cả ra quần.

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2020

Nguyễn Đình Cống: Kinh nghiệm của đảng CSVN

Sự hiểu biết của nhân loại bao gồm trực cảm, kiến thức lý thuyết và kinh nghiệm. Từ điển Tiếng Việt định nghĩa kinh nghiệm như sau: Điều hiểu biết có được do tiếp xúc với thực tế, do từng trải.

Kinh nghiệm là vốn quý của một số người, nó không phải rút ra từ lý thuyết, không đến từ sách vở, mà nhận được từ hoạt động thực tế. Tuy vậy không phải cứ hoạt động, có tiếp xúc với thực tế là đương nhiên có kinh nghiệm. Kinh nghiệm chỉ phát sinh khi người ta nỗ lực suy nghĩ, tìm tòi để khắc phục khó khăn hoặc để làm tốt hơn. Một điều gì mà khi được người khác dạy, phổ biến thì đó là kiến thức được truyền đạt chứ không phải là kinh nghiệm của bản thân. Một điều do tự nghĩ ra thì đó là sản phẩm của trí tuệ chứ cũng không phải là kinh nghiệm.

Trong các báo cáo thành tích thi đua của cá nhân, của đơn vị phải có mục “sáng kiến, kinh nghiệm”. Muốn được công nhận danh hiệu thi đua hoặc được khen thưởng phái có mục ấy. Không có thì sáng tác ra, miễn là viết được vài dòng. Bịa đặt cũng được, viết sai cũng xong vì có ai đem ra soi xét, phân tích hoặc phổ biến đâu mà lo. Có càng nhiều kinh nghiệm càng được đánh giá cao.

Trên tinh thần ấy, mỗi lần đại hội đảng các cấp, trong báo cáo chính trị nhất thiết phải có các kinh nghiệm quý giá. Cũng có lúc người ta thay từ Kinh nghiệm bằng Bài học. Trong các báo cáo ở đại hội trung ương mỗi kinh nghiệm được viết khá dài, khoảng từ 60 đến trên trăm chữ. Xin điểm lại vài đại hội gần đây, mỗi kinh nghiệm được tóm tắt trong một vài chữ, nói lên ý chính.

Đại hội X;


1-Phải kiên định Mác Lê trong mọi công việc.

2-Kế hoạch, đổi mới phải đồng bộ và kế thừa.

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2020

Nguyễn Đình Cống: Một sự thật không được nói tới

Kỷ niệm Ngày Thương binh liệt sĩ (TBLS), tôi được mời dự lễ và nhận quà. Chẳng là gia đình tôi có 5 liệt sĩ là cha tôi và các con cháu của ông, còn gia đình tôi là gia đình có công với CM.

Trong tất cả các buổi lễ từ Trung ương đến thôn xóm, mọi người đều ca ngợi sự hy sinh to lớn của TBLS cho độc lập và thống nhất đất nước. Mọi diễn văn, mọi phát biểu đều cho rằng tinh thần yêu nước của các TBLS là sáng ngời và bất diệt để cho đất nước có được như ngày nay.

Nghe tất cả các lời ca ngợi, tri ân và kể công như vừa rồi tôi bỗng khẳng định một thủ đoạn ngụy biện nguy hiểm của tuyên truyền cộng sản, đó là cố tình tô vẽ những phần phụ mà không nói tới bản chất của sự hy sinh. Bản chất sự hy sinh của TBLS có mục đích chủ yếu là nhằm thiết lập và củng cố sự toàn trị của Đảng Cộng sản (ĐCS). Chắc rằng không phải tôi mà rất nhiều người cũng đã phát hiện ra điều này từ lâu, đã trình bày ở đâu đó, nhưng tôi chưa tiếp cận được. Thủ đoạn ngụy biện này tôi cũng đã phát hiện trước đây, nhưng chưa khẳng định. Chỉ đến ngày 27 tháng 7- 2020, nghe nhiều về TBLS tôi mới khẳng định sự ngụy biện đó.

Không nói tới bản chất là vô tình hay cố ý che giấu. Nếu cố tình che giấu thì vì mục đích gì?

Các TBLS hy sinh xương máu là để phục vụ ĐCS làm cách mạng, làm chiến tranh. Họ nghe theo lời tuyên truyền của Đảng nói rằng để giành độc lập và thống nhất đất nước. Đúng là có việc đó thật, nhưng mục đích chính của ĐCS không phải vì việc đó. Độc lập và thống nhất chỉ là bước trung gian, chỉ là phương tiện. Mục đích chính của ĐCS là chiếm chính quyền để áp đặt sự thống trị khắp toàn quốc, lên toàn dân.

Người ta nói nhờ có ĐCS nên Việt Nam mới có ngày nay.

Vậy có ngày nay là có gì?. Đó là một đất nước do ĐCS độc quyền toàn trị. Đó là điểm khác rất cơ bản so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Sự hy sinh xương máu của nhiều triệu người Việt chính là để thiết lập nên sự thống trị độc quyền của ĐCS. Đó là sự thật đang tồn tại mà người ta cố tình nói dối rằng họ sáng suốt lãnh đạo nhân dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Phải chăng đó là những thắng lợi của đảng, còn với dân tộc thì lợi ít hại nhiều.

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2020

Nguyễn Đình Cống: Phải chăng đó là ý tưởng mới

Theo dõi sự tuyên truyền và thảo luận dự tháo báo cáo chính trị của ĐH 13 ĐCSVN tôi thấy có một điều được tôn vinh là ý tưởng mới. Đó là “Về chủ đề Đại hội XIII của Đảng, một trong những điểm mới lần này là gắn 'xây dựng, chỉnh đốn hệ thống chính trị' với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng…” 

Nghe mà quá buồn cười. Mới gì ý tưởng ấy. Phải chăng những đầu óc đã bị xơ cứng vì đặc sệt Mác Lê không thể nghĩ ra được cái gì hay hơn, trong lúc có nhu cầu phải nêu ra được “Cái Mới” để tuyên truyền nên phải vơ quàng vơ xiên.

Nói rằng mới, vậy phải chăng từ trước đến nay đảng không gắn các việc đó với nhau.

Không phải là không gắn mà đã gắn rất chặt. Vấn đề là hệ thống chính trị đã phạm nhiều sai lầm, cần tìm ra để sửa chữa hoặc loại bỏ chứ không phải gắn cái này với cái kia.

Thứ nhất là đảng nói chính quyền của dân, nhưng từ trước đến nay chính quyền là của đảng. Đây là sự dối trá có hệ thống.

Thứ hai là hệ thống quyền lực gồm 3 cấp (Đảng, Chính quyền, Mặt trận) với phương châm lãnh đạo, quản lý, làm chủ là quá nặng nề, dẫm đạp lên nhau, kém hiệu quả, bất lực trong một số việc quản lý xã hội.

Thứ ba là không chấp nhận thể chế Tam quyền phân lập, đặc biệt là quyền tư pháp. Gần đây nền tư pháp của VN gặp phải nhiều chuyện quá bê bối mà chủ yếu là không độc lập và quá kém năng lực.

Thứ tư là kiên trì Mác Lê, một thứ chủ nghĩa chứa nhiều độc hại cho dân tộc, chỉ chủ yếu mang lại quyền lợi lớn cho những nhóm nhỏ.

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2020

Nguyễn Đình Cống: Làm cách mạng và làm chính trị

Có nhiều loại cách mạng, về khoa học kỹ thuật, về văn hóa tư tưởng, về chế độ chính trị v.v… Bài này chỉ đề cập đến cách mạng về chế độ chính trị. Làm cách mạng loại này gồm hai phần, xóa bỏ chế độ cũ và thay bằng chế độ mới. Có ý cho rằng chế độ mới tiến bộ hơn, nhưng vài cuộc thay đổi chế độ bằng bạo lực được gọi là cách mạng không chứng tỏ điều đó. Làm chính trị là hoạt động nhằm tổ chức, sử dụng quyền lực nhà nước, là hoạt động giao tiếp cao nhất giữa các con người trong xã hội. Làm chính trị có thể là phần sau của cách mạng bạo lực lật đổ chế độ, nhưng chủ yếu là diễn ra trong hòa bình, thông qua việc đề ra đường lối quản trị xã hội, vận động sự ủng hộ, ứng cử, tranh cử để nắm chính quyền.

Cách mạng và chính trị liên quan đến đảng phái. Đảng cách mạng, giai đoạn đầu, phá bỏ chế độ cũ, cần những người phá. Phá được rồi, cần người xây. Tùy thuộc vào phẩm chất và sự chỉ đạo của các chóp bu mà đảng sẽ theo một trong hai con đường: 1- Củng cố thành một đảng thống trị, dựng lên chế độ độc tài. 2- Đổi mới thành một đảng chính trị cầm quyền, xây dựng chế độ dân chủ.

Trong thời quân chủ, nếu xem các thế lực dùng vũ lực đánh nhau để giành vương quyền là gần giống với làm cách mạng phá bỏ chế độ cũ, còn việc trị nước an dân gần giống với xây dựng chế độ mới thì những vị vua anh minh thường tách người đánh giặc và người trị nước làm hai loại khác nhau. Giành chính quyền dùng võ, giữ chính quyền dùng văn. Sau khi giành được chính quyền, yên vị, vua cấp bổng lộc cho các tướng tá có công và không cho họ tham gia vào chính sự, đồng thời mở khoa thi kén chọn hiền tài quản trị đất nước. Làm được như vậy sẽ có dân yên, nước thịnh. Nếu vua, thay vì việc làm như trên đối với tướng tá có công, mà lại dùng họ làm việc của quan văn thì phần nhiều tạo ra rối ren. Các tướng tá làm quan thường cậy có thành tích chiến trận mà kiêu ngạo, mà ức hiếp dân, mà lo vơ vét tài sản để làm giàu, để hưởng thụ. Họ liên kết với nhau, bao che cho nhau để đội trên đạp dưới, để tham nhũng. Họ đem những mưu mô, những chiến thuật và kỹ năng trong chiến tranh vào việc cai trị dân mà không biết rằng hai loại công việc này tuân theo những quy luật rất khác nhau. Trong chiến tranh có thể và cần dùng mưu mô, dối trá, lừa đảo, uy quyền, ra lệnh. Còn trong quản lý xã hội rất cần trung thực, minh bạch, công khai, dân chủ. Vua và dân đều biết bọn công thần phá hoại đất nước, nhưng phần lớn không làm gì được vì chúng có quan hệ chằng chịt và có thế lực. Chỉ có vài tên thất thế sa cơ, không cùng nhóm lợi ích mới bị trừng trị. Dân kém hiểu biết, thấy vài tên bị phạt đã vội mừng, vội ca ngợi công đức cấp trên.

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2020

Nguyễn Đình Cống: Lòng yêu nước, Đảng Cộng sản và Lập Quyền Dân



Trong hơn một thế kỷ qua chúng ta nói nhiều đến Lòng Yêu Nước. Nó đã là động lực của nhiều thế hệ trong công cuộc giành Độc lập. Nhưng hiện nay và trong tương lai nó sẽ tác động như thế nào?

Tuyên truyền của CSVN cho rằng chính họ đã là chỗ dựa cho Lòng yêu nước của dân Việt. Nhưng hình như không phải thế mà ngược lại!

ĐCS đã dựa vào lòng yêu nước của dân Việt để phát triển, giống như tầm gửi bám vào cây chủ. CS theo chủ thuyết Mác Lê về cách mạng vô sản, thế nhưng thời gian đầu họ phải dựa vào lòng yêu nước để tập hợp lực lượng. Phần đông người thuộc thế hệ đầu tiên gia nhập ĐCSVN, đặc biệt là các trí thức, chủ yếu vì lòng yêu nước, muốn đánh đổ thực dân, giành độc lập chứ mấy ai đã quan tâm đến đấu tranh giai cấp, đến vô sản chuyên chính.

ĐCSVN, ban đầu là đảng cách mạng dựa vào lòng yêu nước của dân để phát triển, khi giành được chính quyền rồi thì trở thành đảng thống trị. Họ tự tuyên bố là đảng lãnh đạo, đảng cầm quyền, nhưng thực chất là đảng độc tài toàn trị. Họ tuyên truyền là giành chính quyền về tay nhân dân, nhưng thực ra là dùng sức dân để giành chính quyền cho họ. Thực chất ĐCS đã cướp quyền của dân. Họ lợi dụng và làm hoen ố Lòng yêu nước bằng cách bắt gắn nó với yêu CNXH, tức là yêu ĐCS. Họ dựa vào Lòng yêu nước của các đảng viên và của toàn dân để giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh, nhưng khi họ thực hành cách mạng vô sản, chuyên chính vô sản thì phạm phải nhiều thất bại như cải cách ruộng đất, hợp tác hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp, kinh tế quốc doanh, đàn áp tự do tư tưởng, độc quyền đảng trị , lệ thuộc Trung cộng, v.v.

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2020

Nguyễn Đình Cống: Hưởng ứng Nguyễn Trung

Giáo sư Nguyễn Đình Cống

Vừa qua ông Nguyễn Trung viết bài: “Sức mạnh của chúng ta là dám đối mặt với sự thật”. Ngoài việc đăng báo mạng (Viet-Studies ngày 13/3) ông còn gửi cho các lãnh đạo cao cấp. Bài gồm 3 đoạn:

+ Đoạn 1- Về việc chúng ta đối mặt với sự thật trong công cuộc chống đại dịch Covid 19.

+ Đoạn 2- Một số đề xuất với ĐCSVN nhân dịp họ chuẩn bị ĐH 13.

+ Đoạn 3- Về tự do cho nhân dân.

Tôi không bàn gì về đoạn 1, chỉ đề cập đến đoạn 2 và 3.



Ông Nguyễn Trung
Ông Nguyễn Trung là người rất quan tâm đến vận mệnh đất nước, đã từng có nhiều bài gửi lãnh đạo, trong đó có những ý kiến sắc sảo, chính xác, tâm huyết. Lần này ông đề xuất một số vấn đề khi ĐCS chuẩn bị ĐH 13. Trong đó có một số ý như sau:

Đoạn 2:


+ Bài học đối mặt với sự thật trong chống đại dịch cần áp dụng cho ĐH 13.

+ Sự thật trong hơn 30 năm qua, tuy kinh tế có phát triển, nhưng người dân chủ yếu đi làm thuê, đất nước trở thành thứ cho thuê. Con đường XHCN là chệch hướng. ĐCSVN phải chịu trách nhiệm về hiện tình yếu kém của đất nước.

+ Khi ĐCS dám đối mặt với sự thật, dám cải cách thể chế chính trị, giương cao ngọn cờ dân tộc và dân chủ, Đảng sẽ được toàn dân khoan dung và ủng hộ.

+ Chất lượng cán bộ là quan trọng, nhưng liệu ĐH 13 có tạo ra được nó không?+ Ông Nguyễn Phú Trọng định viết văn kiện ĐH 13 như văn bia. Sẽ có bia, nhưng là bia vinh quang hay chỉ là cột mốc trên con đường tha hóa?

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

Nguyễn Đình Cống: Giấc mơ hão huyền

Tin về cái chết của 39 người trong thùng xe đông lạnh tại Anh làm cho nhiều người đau lòng, thương xót. Càng thương họ, càng thêm căm giận những thế lực đã trực tiếp và gián tiếp gây ra tội ác. Trong những thế lực đó có cả thể chế chính trị tại đất nước họ. Bài viết “Tôi buồn, tôi tức giận, tôi thương” của Đoàn Bảo Châu (Báo Tiếng Dân ngày 27/10) và nhiều bài khác (Ngô Trường An, Trung Bảo, Nguyễn Quang Bô, Huỳnh Ngọc Chênh, Dương Quốc Chính, Nguyễn Ngọc Chu, Khải Đơn, Nguyễn Đăng Hương, Nguyễn Tuấn Khoa, Thạch Đạt Lang, Phan Ngọc Minh, Thụy My, Doanh Toại, Lê Nguyễn Hương Trà, Đinh Minh Tuấn, Trương Nhân Tuấn, Phạm Minh Vũ, Vũ Ngọc Yên v.v…) đã nói lên điều đó.

Tôi nghe sự quan tâm của Chính phủ về việc công dân Việt có ai trong số 39 nạn nhân ở Anh. Rồi nào là điện khẩn, công văn của Thủ tướng cho bộ này bộ nọ, cho UBND tỉnh ấy tỉnh kia, nào chỉ thị cho Đại sứ quán phải gấp rút xác minh danh tính nạn nhân, tìm nguyên nhân, truy bắt thủ phạm v.v… Nghe rồi suy nghĩ. Trong việc này có mấy phần là sự quan tâm thật lòng của ông Thủ tướng đến công dân và mấy phần là sự tuyên truyền. Tôi nằm, miên man trong việc tìm chứng cứ để có kết luận rồi ngủ thiếp đi, và trong mơ thấy được mời dự thính một cuộc họp của Chính phủ. Tôi được thông báo rằng các anh Nguyễn Khắc Mai, Nguyễn Trung, Chu Hảo, Lê Mã Lương, Mạc Văn Trang cũng được mời dự thính như vậy.

Đó là cuộc họp của Thủ tướng với các bộ, các ngành để bàn việc nâng cao vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo uy tín cho Chính phủ, tạo niềm tin và phấn khởi cho toàn dân. Thủ tướng yêu cầu phải nêu lên một lĩnh vực mà Việt Nam chiếm loại nhất của thế giới để, một là lập kỷ lục, hai là được UNESCO công nhận, ba là đem ra để báo cáo ở Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Từ đó đem tuyên truyền mạnh mẽ và rộng rãi trong nước và thế giới. Chính phủ đã dự kiến chi một khoản vài ngàn tỷ cho việc này.

Thủ tướng nói: Vấn đề tôi muốn nêu ra là: “Việt Nam nhạy cảm và quan tâm đến nhân quyền”, xin nêu các căn cứ, các dẫn chứng để mọi người thảo luận.

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2019

Nguyễn Đình Cống: Bàn về ổn định xã hội

Nhân kỳ họp Quốc hội cuối năm 2019 tôi muốn nêu vấn đề ổn định xã hội, mong các vị đại biểu quan tâm, đem ra thảo luận tại Quốc hội. Tôi đã nghe QH thảo luận nhiều vấn đề của đất nước, nhưng chưa bao giờ nghe thảo luận việc này. 

Ông Nguyễn Phú Trọng cho rằng xã hội nước ta ổn định, chưa bao giờ có được tình hình tốt đẹp như bây giờ. Ông Nguyễn Xuân Phúc cũng nói: Xã hội ổn định. Từ đó nhiều quan chức cũng nói theo như vậy. Tôi xin bàn về các ý kiến này. 

Khi các ý vừa nêu là đúng thì đó là may mắn cho đất nước, nhưng nếu chúng không đúng với thực tế, sai với sự thật thì sẽ gây tác hại lớn vì đó là một nhận định cơ bản, quan trọng để Đại hội ĐCS vạch đường lối, để Quốc hội và Chính phủ vạch kế hoạch phát triển đất nước. 

Cần phân biệt ổn định chính trị và ổn định xã hội. Để phát triển rất cần ổn định xã hội. Ổn định chính trị là một trong những điều kiện để tạo nên ổn định đó. 

Trong cơ học, ổn định thường được xét ở dạng tĩnh và có các mức khác nhau: phiếm định, bất biến và tạm thời. Ổn định tạm thời như ngôi nhà cao, kết cấu và nền móng yếu, bình thường vẫn đứng yên, nhưng khi gặp rung lắc mạnh (do động đất hoặc gió bão) sẽ đổ sập, như công trình bằng gỗ, bên ngoài sơn phết đẹp đẽ, nhưng bên trong bị mối, mục, mọt làm ruỗng nát, chỉ cần một tác động hơi nặng từ ngoài là tan rã. 

Sự ổn định về chính trị và xã hội thường thuộc dạng động, tạm thời, có mức độ cao thấp khác nhau về bền vững. 

Ổn định trong dạng động nghĩa là nó không giữ nguyên một trạng thái lâu dài mà thường chịu sự tác động, tạo ra thay đổi để chuyển sang một trạng thái ổn định khác. 

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2019

Nguyễn Đình Cống: Tại sao biết đúng mà không làm

Đó là việc Bảo vệ môi trường, nằm trong kế hoạch Phát triển bền vững (PTBV).

Từ giữa thế kỷ 20 nhiều nhà khoa học đã phát hoảng và cảnh báo nạn “Tài nguyên cạn kiệt, môi trường bị hủy hoại”. Nhân loại đứng trước nguy cơ tự diệt vong.

Năm 1987 bà Gro Harlem Brundtland đã đọc báo cáo có tên: “Tương lai chung của chúng ta”, với luận điểm quan trọng, là phát triển hôm nay phải quan tâm đến tương lai. Gọi tắt là PTBV. Báo cáo đã lôi cuốn sự quan tâm của đa số nhân loại.

Từ đó gần như toàn bộ Thế giới nghiên cứu và thực hành PTBV, nghĩa là khi làm kinh tế thì việc đầu tiên phải nghĩ đến, phải thực hành cho bằng được là Bảo vệ môi trường, giữ được nguồn vốn. Việc đó là vô cùng quan trọng, cần thiết không những cho bây giờ mà chủ yếu cho mai sau.

Tuy vậy có một vài nước vẫn theo cách “ăn xổi ở thì”, phát triển kinh tế bằng mọi giá, phá nát tài nguyên, hủy hoại và làm nhiễm độc môi trường, tập trung làm giàu cho một số nhóm lợi ích, còn quốc gia thì nợ nần ngập đầu, để lại tai họa khủng khiếp cho hậu thế. Việt Nam là một trong vài nước đứng ở hàng đầu như vậy.

Tại sao lại như thế ? Phải chăng chúng ta không biết đến PTBV. Không phải không biết. Chúng ta biết nhiều, nói nhiều, viết nhiều về PTBV. Trong nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đều viết về PTBV. Trong phát biểu của Thủ tướng vẫn nói đến PTBV. Nói nhiều, viết hay, nhưng không làm hoặc làm ngược lại.

Không làm là do không muốn, không thể hay còn lý do nào khác. Điều này được xét trên hai cấp độ: của từng người dân và của cả đất nước. Với từng người dân thì đó là thói ích kỷ của một số kẻ tạo ra sự hủy diệt cục bộ của môi trường. Với quốc gia, phải chăng là do đặc điểm vừa ngu vừa tham của thế lực độc quyền thống trị.

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2019

Nguyễn Đình Cống: Ông Nhị Lê chém gió

1. Giới thiệu 


Ông Nhị Lê, phó tổng biên tập TCCS vừa công bố bài “Cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận tất yếu, lâu dài và không khoan nhượng hiện nay”. Bài khá dài, khoảng 7 ngàn chữ, tưởng dùng đao to búa lớn, xem kỹ mới thấy cũng chỉ chém gió và vung vãi một số độc hại. Bài gồm 3 đoạn chính, tóm lược như sau : 

Đoạn 1- Ảo tưởng, buông lơi hay tự huyễn hoặc mình… nhất định thất bại. 

Cần xây dựng thống nhất tư tưởng, không mơ hồ chung sống giữa các tư tưởng, không buông tay chống lại kẻ thù tư tưởng. Mơ hồ hay buông lỏng đấu tranh sẽ thất bại. 

Đoạn 2- Những vấn đề cốt tử trong cuộc đấu tranh. 

Bon thù địch tập trung vào 8 vấn đề: 1- Công phá nền tảng chính trị, ý thức hệ; 2- Bôi nhọ xuyên tạc thể chế chính trị; 3- Tung hỏa mù về đảng trị; 4- Chia rẽ dân với Đảng; 5- Khoét sâu vấn đề tôn giáo, dân tộc, nhân quyền; 6- Ngụy tạo mâu thuẫn giữa lãnh đạo; 7-Phá hoại đường lối đối ngoại độc lập tự chủ; 8- Du nhập các trào lưu tư tưởng lạ, làm băng hoại lý luận của chúng ta từ nền tảng. 

Đoạn 3- Cần làm gì và làm như thế nào. 

Phải có một cương lĩnh. Mỗi đảng viên phải trở thành nhà tư tưởng. Chấm dứt tình trạng: “ Người có tư tưởng thì không có quyền, người có quyền lại không có tầm tư tưởng”. Xóa bỏ tình trạng những kẻ kém đạo đức đi rao giảng tư tưởng, xóa bỏ a dua tư tưởng, lý luận. Tiếp tục kiến tạo một đội ngũ chiến lược gia tư tưởng. Tổng soát xét, tiếp tục đổi mới toàn diện và căn bản hệ thống tổ chức, cơ chế vận hành và thể chế về công tác tư tưởng, lý luận chính trị.