Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Ðình Cống. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Ðình Cống. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

Nguyễn Đình Cống: Bàn về triết lý giáo dục

Ở Hà Nội tôi có hai người anh thân yêu: anh Phạm Quế Dương và anh Nguyễn Thanh Giang. Anh Phạm Quế Dương là một nhân cách văn hóa mặc áo lính. Trước khi nghỉ hưu anh là Tổng biên tập tạp chí Lịch sử Quân sự. Anh Nguyễn Thanh Giang là nhà khoa học địa chất và là một nhà tư tưởng, nhà lí luận chính trị sắc sảo.
Những năm 80 thế kỉ trước, nhà anh Phạm Quế Dương và nơi tôi làm việc cùng trên phố nhà binh Lý Nam Đế và chỉ cách nhau vài khối nhà. Ngày đó, anh Phạm Quế Dương thường xuyên tìm đến tôi để đưa tận tay tôi những bản photo những bài viết chọc thủng sự tuyên truyền dối trá cộng sản và sự bưng bít sự thật. Loại bài đó ngày nay dễ dàng tìm thấy trên những trang web Basam, Boxitvn, Danlambao, Danchimviet… nhưng ngày đó Internet còn quá hiếm hoi, những trang báo mạng chưa có và những bài viết như vậy cũng vô cùng hiếm.

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

Nguyễn Đình Cống: Con Kiến Thắng Kiện Củ Khoai

Ông Trịnh Vĩnh Bình, là người đã kiện chính phủ VN 
ra tòa án Trọng tài Quốc tế The Hague. Ảnh: internet

Con kiến là ông Trịnh Vĩnh Bình, người gốc Việt, có quốc tịch Hà Lan, sinh năm 1947. Củ khoai là Chính phủ, là Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Đúng ngày 30 tháng 4 năm 2015, trong khi đang tưng bừng kỷ niệm 40 năm chiến thắng thì Chính phủ VN nhận được thông báo của Tòa Trọng tài quốc tế La Hay về vụ ông Bình kiện đòi bồi thường 1 tỷ đô la Mỹ vì CP VN đã cướp đoạt tài sản của ông và lật lọng, không chịu thực hiện các lời cam kết.
Tóm tắt câu chuyện như sau. Năm 1987, theo lời mời gọi kiều bào về xây dựng đất nước, ông Bình mang rất nhiều đô la về để lập các xưởng sản xuất hàng hóa. Ông đã nhờ bà con mua được gần 300 ha đất (3 triệu mét vuông) ở tỉnh Bà Rịa, xây dựng hai khu nhà xưởng sản xuất, mua 9 ngôi nhà ở Vũng Tàu và TP HCM, có một đội xe tải 12 chiếc, vốn lên đến nhiều chục triệu đô. Thế rồi vì không biết “Nhập gia tùy tục”, không biết tặng chút quà biếu nhỏ mọn [nhỏ mọn nhưng cũng phải đầy túi các quan đầy thưa GS Cống, còn không thì như ở VN, nhiều doanh nhân người Việt hiện đang tra tay vào còng mà chẳng có tòa án nào dám thụ lý một cách khách quan để họ đâm đơn kiện cả – BVN], gọi là tình cảm cho các quan chức địa phương nên ông trở thành cái gai trong mắt họ.

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016

Nguyễn Đình Cống: Sự trộn lẫn khái niệm của đảng Cộng sản

Trong mấy chục năm qua ĐCSVN loay hoay với việc chỉnh đốn đảng, làm cho nó trong sạch, vững mạnh. Mấu chốt của việc này là ra sức chống lại sự tự diễn biến, tự chuyển hóa về tư tưởng và sự suy thoái về đạo đức, lối sống. Tạm chưa bàn đến những thiếu sót và sai lầm trong việc tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục, về mức độ đúng sai của phương pháp (xin để bài khác), chỉ mới xin bàn một chút về hình thức trình bày. Hai vấn đề trên, tuy rằng đều góp phần làm tan rã đảng, nhưng là hai khái niệm khác nhau, thuộc hai lĩnh vực khác nhau. Thế mà chúng được trộn lẫn và bỏ chung vào cùng một bị, giống như sự nhốt chung vào một phòng những thiên thần và ác quỷ.

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Nguyễn Đình Cống: Liệu đồng bạc có ném toạc tờ giấy

Mấy hôm nay được tin bà con Quỳnh Lưu đi nộp đơn kiện Formosa mà lòng cứ nao nao, xen lẫn phấn khởi và lo lắng. Trong lúc chính quyền lo tập trung lực lượng để ngăn ngừa, trấn áp bà con ở Vinh, Hà Tĩnh, Quảng Bình thì không ngờ phong trào lại nổ ra ở Quỳnh Lưu, cách xa Kỳ Anh trên 200 km. Phấn khởi vì dân đã thoát được sự sợ hãi, biết đoàn kết để đấu tranh, đã có người tổ chức và lãnh đạo. Lo lắng là không lường trước được sự phản ứng tàn bạo của chính quyền. Trong cuộc CM 1989 ở Đông Âu máu của dân thường đã đổ tại các cuộc biểu tình ở nhiều nước CS.
Đánh giá về vụ kiện, luật sư Nguyễn An Đôn cho rằng: “nguyên nhân thiệt hại là do Formosa gây ra thì việc này thắng kiện là 100% nắm trong tay bởi vì vụ kiện này rất là đơn giản”. Tuy nhiên vị luật sư nhấn mạnh đó là khả năng chiến thắng trên lý thuyết. Theo Linh mục Đặng Hữu Nam thì: “trước mắt nếu chúng ta xét theo cơ sở pháp lý thì chúng ta phải là khởi kiện sẽ là thắng”.

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Nguyễn Đình Cống: Một số ngụy biện về quan hệ với Trung Quốc

Vừa qua Câu lạc bộ đọc sách báo của chúng tôi mời được một diễn giả nói chuyện về tình hình thời sự. Ông MĐ là Tổng biên tập một tờ báo lớn, đại biểu HĐND thành phố, ứng cử và được bầu tại phường chúng tôi. Việc ông dành thời gian gần 2 giờ để nói chuyện, đối với CLB là một vinh dự ít có. Ông nói về một số vấn đề thời sự trong nước và thế giới, trong đó điều làm tôi quan tâm nhất là quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc. Theo ông MĐ, tuy rằng có một vài sự kiện ở Biển Đông, nhưng quan hệ Việt Nam và Trung Quốc đang rất tốt đẹp, đặc biệt sau chuyến thăm Trung Quốc của TT Phúc. Ông cho rằng đường lối hòa bình mềm dẻo và tôn trọng luật pháp quốc tế của Đảng ta là sáng suốt, phù hợp với tình hình quốc tế và truyền thống dân tộc. Ông viện dẫn các sự kiện lịch sử các đời vua của Việt Nam vẫn thần phục và triều cống hoàng đế Tàu, mà sự kiện đáng chú ý là Quang Trung, sau khi đánh tan 20 vạn quân Thanh phải sang Bắc Kinh xin thần phục vua Khang Hy (!) nhà Thanh, cho đó là tấm gương cần noi theo.

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

Nguyễn Đình Cống: Bàn về việc góp ý, phê phán Chính quyền và Đảng


Karl Marx cho rằng mâu thuẫn chủ yếu của xã hội là mâu thuẫn giai cấp. Nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra Marx đã nhầm vì họ thấy rằng mâu thuẫn chủ yếu của xã hội là giữa đông đảo nhân dân (những người bị trị) và chính quyền (tầng lớp thống trị). Phát hiện ra nội dung cụ thể của mâu thuẫn chủ yếu là từ người dân. Trong những nước có thể chế tiến bộ thì việc giải quyết mâu thuẫn này chủ yếu bằng con đường dân chủ và đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính quyền. Khi nó được giải quyết ổn thỏa thì xã hội phát triển tốt đẹp. Khi nó sâu nặng thì xã hội rối ren, loạn lạc. Lúc mâu thuẫn đến đỉnh điểm mà không dung hòa được thì sẽ xảy ra cách mạng theo các kiểu khác nhau. Mâu thuẫn giai cấp cũng có nhưng không phải là chủ yếu.

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

Nguyễn Đình Cống: Đôi điều với Mai Tú Ân: cần gì phải sợ

Trang Bauxite ngày 21/8 đăng bài của Mai Tú Ân (MTÂ)  «Viết cho con gái - Cha sợ hãi lắm». Đầu tiên MTÂ mô tả nỗi sợ kinh khủng bị cường quyền bắt sống, tù đày, nó như con rắn độc len lỏi trong tim. Nhưng rồi xuất hiện nỗi sợ hơn, đó là câu hỏi đắng lòng của con gái, một câu hỏi do tưởng tượng: « Cha đã làm gì cho dân cho nước ?».
Tôi rất thông cảm với MTÂ, vì cũng đã từng có nỗi sợ như thế và hiện nay đã thoát khỏi. Vừa rồi con gái ở nước ngoài về thăm, có yêu cầu tôi viết một cái gì đó cho đứa con trai bé bỏng của nó. Tôi chưa nghĩ ra nội dung thì bài viết của MTÂ đã gợi ý. Tôi dự định viết cho thằng cháu ngoại mang quốc tịch Hà Lan một bài «Cháu ơi, đừng sợ gì cả», trong đó có một đoạn, ông đã từng sợ và nay hết sợ rồi.

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016

Nguyễn Đình Cống - Vài đánh giá nhầm trong cách mạng tháng 8

Một số người lập luận rằng nếu không có đảng CS lãnh đạo làm CM tháng 8 thì đất nước VN không có được như ngày nay. Đó là một kiểu ngụy biện. Và ngày nay của VN như thế nào, có đáng mơ ước và tự hào không? 
Nhân dịp kỷ niệm Cách mạng (CM) tháng 8, ngoài những điều nhiều người đã biết cũng nên nhìn vào vài đánh giá và tuyên truyền nhầm, để hiểu thêm lịch sử.
Xin bắt đầu từ tháng 5- 1941, khi Đảng Cộng sản thành lập Mặt trận Việt Minh (VM) với mục tiêu: "Liên hiệp tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước, cùng nhau đánh đuổi Nhật - Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập”. Tuyên bố công khai là thế, mục tiêu trước mắt là như vậy, rất tốt đẹp, rất rõ ràng, nhưng xét ra việc thực tế đã làm được, mục tiêu chính và lâu dài không hoàn toàn đúng như thế.

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

Nguyễn Đình Cống - Truy tìm thủ phạm

Nhân dân VN đã thấy. Nhân dân có quyền yêu cầu ĐCS phải tự thấy mà thay đổi đường lối. Nhưng nếu ĐCS vẫn kiên quyết không thay đổi thì có lẽ nhân dân phải tìm con đường khác để tự cứu mình, cứu con cháu, cứu dân tộc.

Về thảm họa môi trường biển, gần đây có các thông tin: Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết việc xác định nguyên nhân cá chết còn liên quan tới xác định thủ phạm gây ra nguyên nhân đó. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng còn nêu: Trong quá trình điều tra, quan điểm của Thủ tướng chỉ đạo nếu phát hiện tổ chức và cá nhân nào vi phạm thì sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và không loại trừ bất cứ tổ chức và cá nhân nào.
Tôi hết sức hoan nghênh những ý kiến trên đây và tỏ ý nghi ngờ. Liệu nói được như thế nhưng có dám làm như thế không? Ai làm? Có bao nhiêu lực lượng hùng mạnh đang cản trở việc làm đó, liệu cái tổ chức và cá nhân nào vi phạm mà đứng trên Thủ tướng, trên cả pháp luật thì làm sao đây?

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016

Nguyễn Đình Cống - Mách nước cho ông Tổng bí thư đảng


Khoa xem tướng phân ra tĩnh và động. Trong động tướng thì giọng nói, ánh mắt, dáng đi… là quan trọng hàng đầu. Tướng là sự thể hiện ra bên ngoài cái ẩn giấu ở bên trong gồm Tinh, Khí, Thần. Khi quan sát một con người cốt yếu nhất là cảm nhận được cái THẦN của họ. Tôi không có dịp gặp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để trực tiếp cảm nhận thần khí của ông, chỉ có thể quan sát gián tiếp. Vừa qua, ngày 27 tháng 5, tại buổi truyền hình về Hội nghị toàn quốc công tác dân vận của Đảng tôi có dịp quan sát và xin nêu vài nhận xét.
Cảm nhận chung là Thần khí của ông đang ở vào tình trạng yếu kém. Tôi đã theo dõi và đọc lại toàn văn bài phát biểu của ông, khoảng 4 ngàn rưỡi từ. Tôi cũng quan sát những người trong hội trường và thấy họ chẳng quan tâm mấy đến đến phát biểu đó.

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

Nguyễn Đình Cống - CÂU TRẢ LỜI VÔ NGHĨA


Sáng 28 tháng tư, VTV1 đưa tin Bộ TN &MT trả lời chính thức về nguyên nhân gây cá chết ở biển Miền Trung. Đó là kết quả của cuộc họp gồm đại diện 7 bộ, 4 tỉnh và một số nhà khoa học, chuyên gia, trong đó có chuyên gia đến từ Nhật. Nghe xong bản tin tôi vô cùng thất vọng vì câu trả lời của ông thứ trưởng không những vô nghĩa mà còn ẩn dấu sự bịp bợm.
Không biết trong hội nghị, những ai đã thảo luận và phát biểu như thế nào, tôi chỉ nghe lời thuyết trình về trả lời của ông Thứ trưởng và sau đó tìm đọc được “Thông báo của cuộc họp” tại cuộc họp báo vào tối ngày 27/4. Theo thông tin nhận được thì ông thứ trưởng đã công bố những ý chính sau đây.
Đầu tiên ông đưa thông tin: Cá biển chết hàng loạt là hiện tượng phức tạp, đã xảy ra ở nhiều nước. Sau đó đưa ra 3 nhận định, có thể tóm tắt như sau:
1- Có 2 nhóm nguyên nhân: hóa chất độc hại và thủy triều đỏ.
2- Chưa có bằng chứng về mối liên quan của Formosa.
3- Môi trường biển chưa phát hiện các thông số môi trường vượt chuẩn qui định.

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

Nguyễn Đình Cống - Bàn về vỗ tay


Bình thường vỗ tay là để tỏ ý tán thưởng, động viên, khen ngợi một phát biểu, một biểu diễn của ai đó. Vỗ tay có giá trị cao khi nó xuất phát một cách tự động, bất chợt, là sự bùng nổ ngẫu nhiên do cảm nhận được cái hay, cái tuyệt vời. Lúc này vỗ tay càng to, càng kéo dài chứng tỏ sự hưởng ứng, sự ca ngợi càng mãnh liệt. Trong tiếng vỗ ấy người ta cảm nhận được cái hồn, khơi dậy được nguồn năng lượng tinh thần.
Vỗ tay còn để thể hiện thái độ lịch sự khi tiếp nhận một biểu diễn nào đó.
Trong 2 trường hợp trên người ta căn cứ vào mức độ tiếng vỗ tay để phán đoán tầm thành công của biểu diễn. Vỗ tay vì lịch sự thường chỉ lẹt đẹt vài ba tiếng mà thôi.
Cũng thường gặp vỗ tay theo “mồi”. Đó là khi người trên diễn đàn, phát biểu xong một ý nào đó, rất muốn cử tọa hưởng ứng nhưng chẳng có ai vỗ tay, đành tự mình vỗ tay trước để làm mồi cho người ta vỗ theo. Kiểu vỗ tay như thế thường rời rạc, dựa vào sự nể nang.

Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2016

Nguyễn Đình Cống - Hèn đến thế là cùng


Trong truyện ngắn “Đôi mắt” của Nam Cao, khi nghe vợ đọc xong một đoạn của “Tam quốc”, anh chàng Hoàng hạ một câu để đời: “ Tài thật, tài thật, tài đến thế là cùng, tiên sư anh Tào Tháo”.
Ngày nay, khi nghe chưa xong đầu đuôi chuyện thời sự, ông bạn già của tôi lẩm bẩm: “ Hèn thật, hèn thật, hèn đến thế là cùng”. Tôi chờ xem ông có tiếp thêm câu gì nữa không, đại khái như… tiên sư anh nào đó, nhưng chỉ nghe thấy ông nuốt ực một tiếng, cố ghìm lại cái gì đấy đang muốn trào qua cổ họng. Tôi vội vỗ lưng ông mấy cái và khuyên bớt bức xúc, không thì huyết áp lại tăng.
Chuyện thời sự gì mà nóng vậy. Thưa rằng chuyện “dân chủ đến thế là cùng”.
Nhưng trước khi bàn tiếp vấn đề dân chủ, xin kể vài chuyện liên quan đến thái độ hèn.
Chuyện xưa, Hàn Tín lúc còn hàn vi, vui vẻ chui qua háng anh hàng thịt, nhiều người đương thời cho là hèn, quá hèn, nhưng đời sau cho là dũng cảm, quá dũng cảm. Quản Trọng khi còn trẻ, đi lính, khi xông trận thường tìm cách lùi lại phía sau, nhiều người cho là hèn, chỉ có Bảo Thúc Nha bênh vực, và về sau mới thấy rõ Quản Trọng không phải người hèn.

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Nguyễn Đình Cống - Nghịch lý về tai nạn hạn hán ở Việt Nam


Xét ra trong “tai nạn hạn hán” ở Việt Nam hiện nay thì Trời chỉ chịu trách nhiệm một phần, đó là không có mưa, phần “hạn hán”, còn phần “tai nạn” là do con người kém hiểu biết và thiếu trách nhiệm.
Thời gian qua, liên tiếp nhận thông tin về tai nạn hạn hán ở đồng bằng Nam bộ mà xót xa, uất hận. Ngữa mặt lên trời mà than: “Xanh kia thăm thẳm tầng trên. Vì ai gây dựng cho nên nỗi này”.
Ai đã từng học môn Địa lý nước Việt Nam ở bậc tiểu học đều biết đó là một đất nước thuộc vùng nhiệt đới, gió mùa, sông ngòi chằng chịt, lượng mưa hàng năm trung bình trên 1500 mm, nhân dân cần cù, lại được một Đảng Cộng sản theo Chủ nghĩa Mác Lênin (CNML) lãnh đạo. Mà Đảng tự cho là sáng suốt, là quang vinh, chủ nghĩa được Đảng cho là ưu việt nhất của nhân loại. Thế mà một vùng rộng lớn đang khốn khổ vì tai nạn hạn hán, như vậy có nghịch lý không.

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

Nguyễn Đình Cống - Thư ngỏ gửi lãnh đạo Nhà nước

GS Nguyễn Đình Cống
Kính gửi các ông: Trương Tấn Sang- Chủ tịch nước; Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội kiêm Chủ tịch Hội đồng bầu cử; ôngg Nguyễn Tấn Dũng - Thủ tướng; ông Trần Đại Quang - Bộ trưởng Bộ Công an
Tôi là công dân Nguyễn Đình Cống, 80 tuổi, xin khẩn thiết gửi thư này đến các ông vì việc quan trọng của Quốc gia.
Tôi nhận được từ các nguồn một tin động trời như sau:
Từ hôm 15/3, một số báo trong nước đồng loạt đăng bài về việc “có tổ chức phản động cung cấp tài chính để vận động bầu cử cho một số người tại Hà Nội”.
Thông tin được các báo dẫn nguồn từ Tiểu ban An ninh Hội đồng bầu cử Quốc gia không nêu rõ tên các tổ chức phản động cũng như danh tính những người nhận tiền.

Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2016

Công Ngô Dụng - Các Vị Còn Chờ Gì Nữa?

GS Nguyễn Đình Cống 
Tôi là một trí thức già không đảng phái. Vừa rồi đọc thông báo từ bỏ ĐCSVN của GS Nguyễn Đình Cống mà cứ ngẫm nghĩ cái sự đời. Trước đây, khi đọc những bài ông viết, vạch ra sai lầm của Mác và phê phán Chủ nghĩa Mác Lênin (CNML), muốn được đối thoại với Tuyên huấn của Đảng, đề nghị Đảng thay đổi thể chế chính trị, tôi vừa cảm phục vừa coi thường. Cảm phục vì một trí thức, một đảng viên CS đã  thắng được sợ hãi mà viết ra những điều nhiều người biết rõ nhưng không dám nói, không dám viết. Coi thường vì ông đã thấy CNML là sai mà vẫn đeo bám đảng, không dám từ bỏ đảng như nhiều người khác đã làm, trong đó tôi  biết một số như Nguyễn Hộ, Nguyễn Kiến Giang, Nguyễn Đăng Quang, Phạm Đình Trọng, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Hữu Vinh, Trần Anh Kim, Vi Đức Hồi,  Đặng Xương Hùng, Ngô Xuân Thọ, Ngô Xuân Phú và nhiều người khác nữa. Tôi đoán ông Cống này khi vào đảng cũng nhằm kiếm chút lợi lộc gì đó và cố ở lại cũng để được cái danh hão năm mươi, sáu mươi, bảy mươi năm tuổi đảng. Thế nhưng, sau khi đọc thông báo từ bỏ ĐCS của ông thì té ra không phải như thế, có thể tôi đã nghi oan cho ông, tôi không còn coi thường nữa.

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

Nguyễn Đình Cống - Chuyện Lạ Của Chế Ðộ

Trên đời có nhiều chuyện lạ xẩy ra, theo thời gian một số trong đó trở thành thông thường đến mức không còn lạ nữa. Gần đây tôi biết một chuyện rất lạ, xin kể ra đây để chia sẻ cùng các bạn quan tâm.

Vừa rồi tôi được đọc một quyển sách, tác giả là Zhelyu Zhelev (Jeliu Jeliev). Ông viết xong năm 1967, lúc đang là đảng viên Đảng Cộng sản Bungaria, Tiến sĩ, Chủ nhiệm khoa Trường Đại học Văn hóa Sophia, nhưng năm 1982 mới được xuất bản lần đầu. Năm 1990 Zhelyu Zhelev được bầu làm Tổng thống dân cử đầu tiên của nước Cộng hòa Bungaria. Bản dịch tiếng Việt của Phạm Văn Viêm năm 1990, được công bố ở nước ngoài vào năm 1993. Tôi xin tóm tắt một số nội dung chính. Để thể hiện “chuyện lạ” tôi tạm ẩn một vài từ (được đặt trong ngoặc đơn). Xin các bạn đọc hết mới thấy được chuyện lạ ở chỗ nào. Tạm chưa nêu tên sách. Vì là tóm tắt, chủ yếu bằng cách trích dẫn từng câu của bản dịch nên có chỗ hơi bị lủng củng, mong được thông cảm. Để tránh quá dài, một số đoạn chỉ ghi đề mục.

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

Nguyễn Đình Cống - Xây dựng và sụp đổ


Từ xưa đến nay việc xây dựng công trình hoành tráng có thể làm cho chủ đầu tư phát triển rực rỡ hoặc sụp đổ. Để đạt được sự phát triển thì phải có đủ cả hai điều kiện quan trọng là cơ sở kinh tế vững chắc và lòng người phấn khởi. Thiếu một trong hai, đặc biệt là thiếu cả hai, mà cứ cố xây dựng công trình hoành tráng vì duy ý chí, vì để lợi dụng một việc nào đó thì có nhiều khả năng bị sụp đổ. Không chỉ sụp đổ công trình mà sụp đổ cả sự nghiệp đến mức nước mất, nhà tan. Xin kể vài thí dụ: Nhà Tần ở Trung Quốc, sau khi thống nhất đất nước, tưởng sẽ thống trị thiên hạ lâu dài, không ngờ bị sụp đổ chỉ sau vài chục năm. Một trong những nguyên nhân làm thiên hạ chán ghét, chống lại là do nhà vua ra sức bóc lột và đàn áp nhân dân để xây cung A Phòng, một công trình hết sức hoành tráng. Vua Suryavarman xây dựng đền đài Angkor từ thế kỷ 12, làm cho đất nước Campuchia suy kiệt đến mức kinh thành bị bỏ hoang phế mấy trăm năm, nhân dân lầm than, đói khổ. Các vua Chămpa quá mê say xây dựng cung điện, nhân dân bị huy động kiệt quệ cả lực lượng và tài sản, dẫn đến sự mất nước Chiêm Thành.

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

Nguyễn Đình Cống - BÀN VỀ “TAN SƯƠNG ĐẦU NGÕ”


Trời còn để có hôm nay. Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời. Đó là  câu lẩy Kiều mà Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đọc trong buổi chiêu đãi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hôm 7 tháng 7.  Câu này đã được nhiều người bình luận. Tôi chỉ xin góp một vài suy nghĩ cá nhân, hầu  mong trao đổi để hiểu thêm quan hệ Việt Mỹ.

Từ năm 1941 Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến quan hệ với Mỹ. Việt Minh đã giúp cứu thoát nhiều phi công Mỹ bị Nhật bắn rơi. Mỹ đã thả dù chuyên gia và nhiều khí tài quân sự giúp đội quân của Võ Nguyên Giáp. Đã thành lập đội Liên quân Việt Mỹ do Đàm Quang Trung chỉ huy và nhóm  Con Nai của OSS,  gồm các chuyên gia quân sự và tình báo Mỹ. (VTV1 đã chiếu phim tài liệu về việc này tối ngày 3 và sáng ngày 5 tháng 7 nhân ngày Độc lập của Mỹ 4 tháng 7 và kỷ niệm 20  năm quan hệ Việt Mỹ).

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

Nguyễn Đình Cống - Cảm nghĩ về bài viết của ông Vũ Ngọc Hoàng

ông Vũ Ngọc Hoàng
Vừa qua ông Vũ Ngọc Hoàng, UV BCH TW Đảng, Phó trưởng  ban thường trực Ban  tuyên giáo, đã công bố  bài “Lợi ích nhóm – Chủ nghĩa tư bản thân hữu – Cảnh báo nguy cơ”. Đó là bài chính luận được nhiều người quan tâm và bình luận. Trong những  bình luận đọc được tôi tâm đắc  bài “Thời cơ ly khai với nhóm lợi ích“ của Nguyễn Tiến Trung. Tôi chỉ xin góp thêm một vài ý kiến.

Ông Hoàng đã chỉ  ra thế nào là Nhóm lợi ích và Lợi ích nhóm, thế nào là CNTB thân hữu và 5 hậu quả nguy hại của nó,  là nguy cơ chệch hướng của ĐCSVN  đi vào CNTB  thân hữu, vì  “Nước nào rơi vào CNTB thân hữu thì không ngóc đầu lên được”.