Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyên Lam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyên Lam. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019
Nguyễn Xuân Nghĩa (RFA): Hội nghị kỳ bốn, khóa 19 của Cộng đảng Trung Quốc
![]() |
Cờ của đảng Cộng sản Trung Quốc |
Sau nhiều tháng chờ đợi, tuần này, Hội nghị Kỳ bốn của Ban Chấp hành Trung ương thuộc Khóa 19 được đảng Cộng sản Trung Quốc triệu tập tại Bắc Kinh, từ ngày 28 đến 31 Tháng 10. Vì sao kỳ họp này lại quan trọng và đáng được lưu ý? Điễn đàn Kinh tế xin tìm hiểu và giải thích…
Tầm quan trọng của Hội nghị kỳ bốn
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, cuối cùng thì Hội nghị Kỳ 4 của đảng Cộng sản Trung Quốc đã được triệu tập vào tuần này tại Bắc Kinh. Xin ông trình bày cho bối cảnh và giải thích về tầm quan trọng của biến cố đó.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi xin khởi đi từ một sáng kiến của Lenin, gọi là “dân chủ tập trung” mà có khi nhiều người sống trong các xã hội tự do dân chủ ít hiểu.
- Trung Quốc có khoảng một tỷ 400 triệu dân dưới sự lãnh đạo duy nhất của đảng Cộng sản. Đảng này có chừng 90 triệu đảng viên, năm năm một lần, họ đề cử gần ba ngàn đại biểu về thủ đô Bắc Kinh dự Đại hội đảng. Nơi đây, các đại biểu bầu ra một Ban Chấp hành Trung ương gồm 205 Ủy viên và 171 người dự khuyết, mỗi lần họp như vậy thì gọi là một Khóa. Lần chót, vào cuối năm 2017, Đại hội đảng Khóa 19, gọi là “Thập cửu đại”, đã thành hình. Ban Chấp hành Khóa 19 đã bầu ra Bộ Chính trị gồm 25 Ủy viên, và Thường vụ Bộ Chính trị có bảy người thật sự lãnh đạo cả nước. Nhưng trên cùng thủ lãnh tối cao là Tổng bí thư đảng, ông kiêm nhiệm chức “quốc gia chủ tịch”, và nhiều trọng trách khác của nhà nước và quân đội. Thủ lãnh hiện nay là Tập Cận Bình.
Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2019
Nguyễn Xuân Nghĩa: Hoa Kỳ có thể tấn công Bắc Kinh ở ngã khác
Tổng Thống Donald Trump và Chủ Tịch Tập Cân Bình tham dự cuộc họp song phương bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Osaka vào ngày 28 Tháng Sáu đã tạo cơ hội đình chiến nhưng chỉ được có 33 ngày
Hôm Thứ Sáu 23, Tổng thống Donald Trum “ra lệnh” cho các doanh nghiệp Mỹ ra khỏi Trung Quốc. Sau đó, ông giải thích cơ sở của quyết định này là Đạo luật Ban bố Tình trạng Khẩn cấp Kinh tế Quốc tế đã có từ năm 1977. Đạo luật ấy là gì, có thể ảnh hưởng thế nào đển trận thương chiến với Bắc Kinh và đến luồng giao dịch kinh tế của các nước khác? Diễn đàn Kinh tế xin tìm hiểu sau đây.
Đạo luật IEEP
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Chiều Thứ Sáu 23, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump quyết định tăng thuế nhập nội trên hàng hóa Trung Quốc và còn báo trên Twitter rằng ông “ra lệnh” cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ triệt thoái khỏi thị trường Trung Quốc. Thưa ông, Tổng thống Hoa Kỳ có cái quyền đó hay không?
Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019
Nguyễn Xuân Nghĩa: Theo một tàu dầu lên Bắc Kinh
![]() |
Con tầu có những đặc điểm của tàu Pacific Bravo cập cảng tại bến dầu Kharg của Iran. |
Việc một tầu dầu siêu hạng của Trung Quốc vi phạm lệnh cấm vận của Hoa Kỳ mà lén chở dầu của Iran về Trung Quốc là cơ hội cho người ta thấy ra hệ thống tổ chức kinh tế chính trị của Bắc Kinh, một trong những nguyên nhân sâu xa của trận thương chiến hiện nay với Hoa Kỳ. Diễn đàn kinh tế sẽ tìm hiểu hệ thống đó.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, từ đầu Tháng Năm, Hoa Kỳ triệt để thi hành việc phong tỏa kinh tế Iran đã quyết định từ Tháng 11 năm ngoái và chấm dứt việc đặc miễn cho một số quốc gia vẫn nhập dầu thô từ Iran. Khi ấy, người ta thấy có một tầu dầu siêu cấp của Trung Quốc tên là Pacific Bravo vẫn vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ mà lén lút chở dầu của Iran về Trung Quốc. Theo dõi vụ này, ông kết luận như thế nào?
Mê cung ma quỷ
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi cho là người ta có thể làm một cuốn phim gián điệp ăn khách về chiếc Pacific Bravo nếu các phim trường Mỹ không sợ làm Bắc Kinh khó chịu và trừng phạt. Nhưng qua vụ này, người ta nên nhìn lên tổ chức kinh tế chính trị của Trung Quốc để thấy ra vai trò của đảng Cộng sản và Nhà nước Bắc Kinh. Chính vai trò ấy mới là một mấu chốt của trận thương chiến hiện nay với Hoa Kỳ. Vì vậy, có lẽ chúng ta nên đi từng bước vào một mê cung ma quỷ khá nhức đầu nhưng hấp dẫn. Chúng ta sẽ có ba cấp tìm hiểu….
Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019
Nguyễn Xuân Nghĩa: Venezuela và những món nợ đáng tởm
![]() |
Tỉ giá hối đoái trong ngày 29 tháng 1, 2019 cho thấy sự chênh lệch quá lớn giữa đồng Boliviar của Venezuela và Mỹ kim. |
Khi chế độ độc tài vay tiền ngoại bang để mua sợi dây treo cổ người dân rồi bắt nạn nhân rồi con cháu họ phải trả nợ thì điều ấy có công bằng không? Đấy là cách đặt vấn đề sau khi chúng ta hiểu ra bối cảnh của chuyện Venezuela….
Khủng hoảng tại Venezuela
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, kể từ đầu năm 2014, xứ Venezuela tại Nam Mỹ lâm vào một vụ khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy ở bất cứ nơi nào, với Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF dự đoán năm ngoái là lạm phát lên tới 10 triệu phần trăm và người dân đói ăn phải moi thùng rác tìm lương thực khi bạo lực và tham nhũng hoành hành khắp nơi. Nhưng từ mươi ngày qua, cuộc khủng hoảng lên tới chính trị, khi Chủ tịch Hạ viện được bầu lên từ đầu năm 2015 đã căn cứ trên Hiến pháp mà tuyên bố là tạm xử lý trách nhiệm của tổng thống, trong khi ông Nicolás Maduro vẫn giữ vai trò Tổng thống sau một cuộc bầu cử được đa số cho là có gian lận. Lập tức, vào tuần trước, Chính quyền Hoa Kỳ cùng nhiều nước dân chủ đã công nhận Chủ tịch Hạ viện Juan Guiando là Quyền Tổng Thống, trong khi Liên bang Nga và Trung Quốc và vài xứ khác vẫn cố bênh vực chế độ Maduro. Ngày Thứ Hai 28 vừa qua, Chính quyền Mỹ tăng áp lực và phong tỏa nguồn giao dịch của tập đoàn dầu khí quốc doanh có tên tắt là PDVSA và chi nhánh Mỹ của doanh nghiệp này là công ty Citgo tại Houston. Tình hình Venezuela có thể biến chuyển nhưng câu hỏi được người ta nêu lên là sau này ai sẽ thanh toán các món nợ của chế độ độc tài Venezuela?
Thứ Tư, 5 tháng 12, 2018
Nguyễn Xuân Nghĩa: Viễn Ảnh 2019
![]() |
Diễn đàn công cộng về thương mại bền vững của Tổ chức Thương mại Thế giới tại Geneva |
Chúng ta đang đi hết năm 2018 có quá nhiều biến động trên trường quốc tế. Qua năm 2019 thì tình hình sẽ ra sao, mục Diễn đàn Kinh tế tìm một dự báo cho năm tới, với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, cuộc chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể tạm lắng được 90 ngày được dư luận quốc tế gọi là “hưu chiến”, nhưng liệu đôi bên có thể vượt qua nhiều mâu thuẫn hay không? Và vì chúng ta đang bước vào cuối năm 2018 nên Nguyên Lam xin đề nghị ông trình bày cho những dự báo về năm 2019 sắp tới đây.
Dự báo về năm 2019
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Về cuộc “hưu chiến” trong trận thương chiến Mỹ-Hoa đã khởi sự từ đầu năm nay, tôi không lạc quan như đa số các thị trường tài chính.
- Trước hết, nói về bối cảnh thì kể từ khi Trung Quốc là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, các quốc gia Tây phương đều thấy rằng xứ này không cải cách cơ chế để có quy chế kinh tế thị trường trong vòng 15 năm như cam kết và nhờ vậy mà chiếm được lợi thế cạnh tranh khi giao dịch mua bán với thiên hạ.
Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018
Nguyễn Xuân Nghĩa (RFA): Trung Quốc thiếu nước mà thừa nợ
![]() |
Biểu đồ hiển thị nợ quốc gia của Trung Quốc đang gia tăng cho đến năm 2020 theo dự báo của IMF |
Dư luận quốc tế cứ quan tâm đến trận thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, chứ hai vấn đề nguy ngập hơn cho nền kinh tế có sản lượng thứ nhì của thế giới mới làm cho lãnh đạo Bắc Kinh mất ngủ. Đó là hiện tượng thiếu nước vì môi sinh bị hủy hoại trong khi núi nợ lại chồng chất ngay trước mắt. Vì các vấn đề này có liên hệ đến trường hợp Việt Nam nên mục Diễn đàn Kinh tế mới phải tìm hiểu.
Hai vấn nạn của Trung Quốc
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, cuộc chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc - mà ông thường gọi tắt là “thương chiến Mỹ-Hoa” - sẽ gia tăng cường độ và còn kéo dài, nhưng một số công trình nghiên cứu của quốc tế lại nêu ra hai vấn đề khác của Trung Quốc. Do đó Nguyên Lam xin yêu cầu ông trình bày hai vấn đề này cho thính giả của chúng ta.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trận thương chiến Mỹ-Hoa là đề tài nóng, nhất là khi lãnh đạo hai nước sẽ gặp nhau tuần tới tại Argentina nhân thượng đỉnh của nhóm G-20. Nhưng lồng trong đó, ta còn nên thấy nhiều vấn đề gay gắt hơn cho giới lãnh đạo của Bắc Kinh và riêng tôi thì chú ý đến hai sự kiện có vẻ trái ngược. Thứ nhất là ba nền kinh tế có sản lượng đứng đầu thế giới cũng là ba nền kinh tế mắc nợ nhiều nhất. Đó là Hoa Kỳ mắc nợ tới hơn 105% của Tổng sản lượng GDP, Nhật Bản nợ tới 250% GDP và Trung Cộng thì nợ tới 300% GDP mặc dù con số chính thức chỉ có 47,6%. Lý do sai biệt giữa số chính thức và số thật là cách đếm của Bắc Kinh. Họ không tính các khoản nợ trong nội bộ, như của Ngân hàng Nhà nước cho các Doanh nghiệp Nhà nước và xí nghiệp hương trấn của chính quyền địa phương vay tiền. Tuy nhiên, dù không tính thì khách nợ vẫn phải trả và đây đó nạn vỡ nợ đã xảy ra. Thứ hai là Trung Quốc không chỉ thiếu đất canh tác vì diện tích khả canh tính theo dân số chỉ bằng một phần ba của bình quân thế giới mà họ còn hủy hoại môi sinh cho nên sẽ thiếu nước trong khi là quốc gia Á Châu có ít nước ngọt nhất.
Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016
Nguyên Lam & Nguyễn-Xuân Nghĩa/RFA: Mâu thuẫn kinh tế Mỹ - Hoa
Tổng Giám đốc WTO, Roberto
Azevedo và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) tại Hội nghị Thượng đỉnh G20
tại Hàng Châu, Trung Quốc hôm 4/9/2016.
Cách nay đúng 15 năm, ngày 11
Tháng 12 năm 2001, Trung Quốc được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO sau
khi Chính quyền Hoa Kỳ đặc cách thỏa thuận một điều kiện đặc miễn là nền kinh tế
chưa đủ tiêu chuẩn gọi là thị trường. Ngày nay, điều kiện ấy đang là đầu mối
tranh cãi giữa Trung Quốc với nhiều nước khác.
Trung Quốc trục lợi bất
chính
Nguyên Lam: Thưa ông,
sau khi được Hoa Kỳ mở cửa đón nhận, cách nay 15 năm, ngày 11 Tháng 12 năm
2001, Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Ngày nay, xứ này trở
thành nền kinh tế thứ nhì thế giới sau nước Mỹ, có khối dự trữ ngoại tệ lớn nhất
thế giới trị giá hơn 3.000 tỷ đô la và lại đang thách đố quyền lực của Hoa Kỳ
trên vùng biển Đông Nam Á khiến Tổng thống Tân cử của Mỹ là ông Donald Trump có
phản ứng gay gắy và cứng rắn. Vì vậy, trong chương trình cuối năm, xin đề nghị
ông phân tích lại bối cảnh của sự kiện và phác họa mâu thuẫn kinh tế giữa hai
quốc gia trong năm tới.
Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016
Nguyên Lam & Nguyễn-Xuân Nghĩa/RFA: Những chỉ dấu khủng hoảng trước mắt
Ảnh minh họa
chụp tại Qingdao, Shandong, Trung Quốc hôm 9/8/2016.
Thế giới
đang có quá nhiều chỉ dấu bất ổn, trong đó là nguy cơ khủng hoảng tài chính sắp
tới tại Trung Quốc. Diễn đàn Kinh tế sẽ cùng chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa tìm
hiểu xem người ta đã thấy những gì mà có kết luận u ám này…
Kinh tế Trung Quốc và Âu Châu đáng ngại nhất
Nguyên
Lam: Ban Việt ngữ đài Á châu Tự do cùng Nguyên Lam xin kính chào kinh tế
gia Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, trong mấy ngày qua, các thị trường tài chính đều
chờ đợi xem Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ quyết định thế nào về lãi suất trong
hai ngày họp định kỳ vào Thứ Ba và Thứ Tư của một ủy ban chuyên môn về chính
sách tiền tệ và tín dụng. Nhưng trong khi đó, thế giới bên ngoài lại có nhiều dấu
hiệu đáng ngại hơn là một vụ tăng lãi suất tại Mỹ. Nguyên Lam xin đề nghị ông
trình bày cho bức tranh toàn cảnh về các dấu hiệu đáng ngại này.
Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016
Nguyên Lam & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA: Bài toán Trung Quốc trước thượng đỉnh G-20
Một đảng viên
đảng cộng sản Trung Quốc dùng hai điện thoại di động chụp ảnh trong buổi lễ kỷ
niệm kỷ niệm 95 năm thành lập đảng cộng sản Trung Quốc tại Đại lễ đường Nhân dân
ở Bắc Kinh hôm 1/7/2016.
Ba tuần nữa,
Thượng đỉnh của nhóm G-20 gồm lãnh đạo của Liên hiệp Âu châu cùng 19 quốc gia
có sản lượng kinh tế cao nhất thế giới sẽ họp tại thành phố Hàng Châu của Trung
Quốc. Vào dịp này, lãnh đạo quốc gia đăng cai tổ chức hội nghị năm nay tránh
nói về tranh chấp ngoài Đông Hải và trách nhiệm của Bắc Kinh mà đề nghị các nước
chú ý đến hồ sơ kinh tế.
Hồ sơ kinh
tế Trung Quốc
Nguyên
Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào
chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, năm nay, hội nghị cấp cao của
nhóm G-20 sẽ họp tại thành phố Hàng Châu của Trung Quốc vào hai ngày mùng bốn
mùng năm tháng tới. Xuyên qua các phiên họp chuẩn bị cho kỳ họp thượng đỉnh
này, người ta được biết lãnh đạo Bắc Kinh sẽ tránh đề cập tới hồ sơ nóng nhất
là những tranh chấp ngoài biển Hoa Đông và Hoa Nam của họ với trách nhiệm rất nặng
của Bắc Kinh mà yêu cầu các quốc gia tham dự hãy cùng thảo luận về hồ sơ kinh tế.
Theo dõi việc chuẩn bị Thượng đỉnh G-20 này, ông có ý kiến ra sao?
Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016
Nguyên Lam & Nguyễn-Xuân Nghĩa/RFA - Sông Mẹ và Biển Mẹ
Một đập nước ở
con kênh khô nước tại huyện Long Phú,
tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam ngày 8/3/2016.
Dòng Mekong
được gọi là Sông Mẹ, là con sông nuôi sống mấy trăm triệu người Á Châu trên lưu
vực trải rộng gần 800 ngàn cây số vuông của sáu quốc gia qua 4.800 cây số. Con
sông ấy gặp họa vì hạn hán bất thường mà còn bị nạn từ đầu nguồn tại Trung Quốc,
là quốc gia đang khống chế vùng biển Đông mà người Việt cũng gọi là Biển Mẹ. Diễn
đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu hai hồ sơ thật ra nhập làm một để thấy ra nỗi khó của
Việt Nam ở cuối dòng Mekong, bên bờ Đông Hải.
Hạn hán & trách nhiệm của các nước
Nguyên Lam:
Nguyên Lam xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa trong tiết mục Diễn đàn Kinh
tế của đài Á Châu Tự Do. Thưa ông, trong bản tuyên bố chung đưa ra hôm 11 Tháng
Tư sau hai ngày họp tại Hiroshima của Nhật, Ngoại trưởng của nhóm G-7, là bảy
nước công nghiệp dẫn đầu thế giới, bày tỏ mối quan ngại về tình hình tại Biển
Đông và biển Hoa Đông, và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc giải quyết các
tranh chấp một cách hòa bình. Trên diễn đàn này vào tháng trước thì ông nói đến
tình trạng “Đụng Độ Vì Nước Và Cá” và nhắc tới số phận của dòng Mekong và vùng
châu thổ Cửu Long là nơi Mekong chảy ra biển Đông mà người Việt gọi là Biển Mẹ
như Mekong là Sông Mẹ của các nước Đông Nam Á. Kỳ này, Nguyên Lam xin đề nghị
ông phân tích thêm về cả hai khía cạnh là Mekong và Biển Đông.
Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016
Nguyên Lam & Nguyễn Xuân Nghĩa/ RFA - Viện trợ chính thức – và mặt trái
Cầu Nhật Tân
nhìn từ bờ Nam sông Hồng tại Hà Nội
hôm 6/1/2016, là cây cầu được xây dựng bằng
nguồn vốn từ chính phủ Nhật Bản.
Với viễn ảnh
không xa là Việt Nam sẽ hết được viện trợ theo thể thức ODA, người ta bắt đầu
nói đến những khó khăn sau đó, khi kinh tế vẫn cần huy động vốn mà phải vay
theo điều kiện của thị trường kể từ Tháng Bảy năm tới. Chuyện ấy là gì và có hậu
quả ra sao, mục Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu qua phần phân tích sau đây của
chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Nguyên
Lam: Nguyên Lam xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, gần
đây, giới chức của Bộ Tài Chính Việt Nam có trách nhiệm về quản lý nợ và tài
chính đối ngoại cho biết là Việt Nam có thể không còn được vay nợ theo điều kiện
viện trợ chính thức mà chuyển sang nguồn vay theo điều kiện thị trường. Hai định
chế tài trợ quốc tế là Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Á châu cũng
xác nhận chiều hướng ấy. Ông nghĩ sao về việc này?
Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016
Nguyên Lam & Nguyễn-Xuân Nghĩa/RFA - Việt Nam tiến tới 2035
Hôm 23/2/2016, Ngân hàng Thế giới vừa công bố bản phúc trình soạn thảo cùng Chính phủ Việt Nam về lộ trình cải cách để nâng Việt Nam lên tầng lớp quốc gia có lợi tức trung bình cao vào năm 2035.
Hôm Thứ Ba, Ngân hàng Thế giới vừa
công bố bản phúc trình soạn thảo cùng Chính phủ Việt Nam về lộ trình cải
cách để nâng Việt Nam lên tầng lớp quốc gia có lợi tức trung bình cao vào năm
2035. Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu về những khuyến nghị cải cách qua phần phân
tích sau đây của chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016
Nguyên Lam & Nguyễn-Xuân Nghĩa/RFA - Hiệu ứng Trung Quốc
Một trung tâm chứng khoán ở Bắc Kinh
hôm 13/1/2016. - AFP
Vụ cổ phiếu Trung Quốc bị rớt giá
trong mấy ngày đầu năm thật ra không đáng ngại bằng nhiều dấu hiệu suy thoái
khác của nền kinh tế có sản lượng đứng hạng nhì. Nếu kinh tế xứ này suy sụp dần
trong những năm tới thì hậu quả sẽ ra sao cho thế giới? Diễn đàn Kinh tế tìm
hiểu về hiệu ứng đó qua phần trao đổi với chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa, tư vấn
kinh tế của ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do.
Khả
năng quản lý kém cỏi
Nguyên Lam: Xin kính chào ông Nghĩa. Tuần trước, ông trình bày một vòng
chân trời về những gập ghềnh của thế giới trong năm 2016. Tuần này chúng tôi
xin đề nghị ông tập trung vào hoàn cảnh Trung Quốc với nhiều dấu hiệu trì trệ
ngày càng rõ nét, nổi bật là vụ cổ phiếu sụt giá mạnh trong những ngày đầu năm
khiến các thị trường tài chính đều bị chấn động. Nếu kinh tế Trung Quốc đi vào
chu kỳ sa sút, như ông đã dự báo nhiều lần và khá sớm, thưa ông, tình hình sẽ
ra sao cho các nền kinh tế khác?
Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015
Nguyên Lam & Nguyễn Xuân Nghĩa/RFA - Trung Quốc cải cách chế độ hộ khẩu
Một công ty chuyển phát nhanh ở Bắc
Kinh. Ảnh chụp ngày 12/11/2013
Trong hàng loạt biện pháp nhằm cải
cách cấu trúc và chuyển hướng kinh tế qua hình thái phát triển quân bình và bền
vững hơn, Trung Quốc phải hoàn tất việc giải phóng chế độ “hộ khẩu”, một tàn dư
của hệ thống cai trị lỗi thời. Nguyên Lam trao đổi với chuyên gia Nguyễn-Xuân
Nghĩa của chương trình Diễn đàn Kinh tế về hồ sơ khá đặc biệt này.
Nguyên Lam: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông,
lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đang họp Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Kỳ
5 của Khóa 18 với trọng tâm là cải cách kinh tế và thực hiện Kế hoạch Năm năm
thứ 13 cho thời hạn 2016-2020 sắp tới. Biến cố này đang được các thị trường tìm
hiểu để thấy ra chiều hướng lãnh đạo kinh tế Trung Quốc trong những năm tới.
Theo dõi những tin tức và phát biểu cho tới nay thì ông thấy có những gì là
đáng chú ý?
Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015
Nguyễn-Xuân Nghĩa & Nguyên Lam, RFA - Trung Quốc vùng lên
![]() |
Một nhà đầu tư ngồi trước màn hình hiển thị chuyển động thị trường chứng khoán tại một nhà môi giới ở Thượng Hải vào ngày 29 tháng 7 năm 2015. |
Sau hai tuần tạm lắng, thị trường cổ
phiếu Trung Quốc lại tuột giá mạnh và gây mối quan tâm cho các nước trên thế
giới. Nhưng hình như vấn đề của Trung Quốc không chỉ là biến động trên các thị
trường tài chính mà còn có nhiều nguyên nhân sâu xa hơn. Diễn đàn Kinh tế với
chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa và Nguyên Lam sẽ tìm hiểu vì sao giai đoạn tăng
trưởng vừa qua của Trung Quốc chỉ là một sự trỗi dậy ngắn ngủi và sau vài chục
năm nữa thì xứ này lại trở về vị trí cũ với khá nhiều bài toán phải giải quyết.
Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015
Nguyên Lam & Nguyễn Xuân Nghĩa/RFA - Giải Phẫu Bong Bóng Trung Quốc
![]() |
Bong bóng thị trường cổ phiếu (minh họa) |
Trái bóng cổ phiếu tại Trung Quốc đã
bể khi các thị trường chứng khoán đều tuột giá dù nhiều cơ quan hữu trách Bắc
Kinh đều tìm cách can thiệp trực tiếp hay gián tiếp để ổn định và nâng giá. Tức
là sau khi trái bóng thị trường địa ốc đã xì, nay đến lượt trái bóng của thị
trường cổ phiếu. Vì vậy, Diễn đàn Kinh tế nêu câu hỏi với nhà tư vấn kinh tế
Nguyễn-Xuân Nghĩa của đài Á châu Tự do là “Vì sao kinh tế Trung Quốc hay có
hiện tượng bong bóng như vậy”?
Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015
Nguyên Lam & Nguyễn Xuân Nghĩa/ RFA - Trung Quốc Mạnh Hay Yếu?
![]() |
Một số du khách Trung Quốc đứng dọc theo lối đi dạo trên Bến Thượng Hải nhìn ra sông Hoàng Phố nhìn sang khu Phố Đông ở Thượng Hải vào tháng 12 năm 2014. |
Khi
theo dõi tình hình Trung Quốc, người ta thấy một nghịch lý. Từ vài năm nay,
giới kinh tế bắt đầu nói đến nỗi khó khăn của lãnh đạo kinh tế Trung Quốc sau
giai đoạn tăng trưởng huy hoàng là bình quân 9% một năm trong 34 năm liên tục
và nay đến lúc phải cải cách để khỏi rơi vào cái bẫy xập của một nước có lợi
tức trung bình. Nhưng ngược lại, nhiều nhà nghiên cứu về chiến lược thì nêu vấn
đề về sức bành trướng cả thương mại lẫn quân sự của Bắc Kinh khiến các lân bang
đều lo ngại. Như vậy thì Trung Quốc mạnh hay yếu? Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu
chuyện này qua phần trao đổi của Nguyên Lam với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân
Nghĩa....
Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015
Nguyên Lam & Nguyễn Xuân Nghĩa/ RFA - Ước Lượng Rủi Ro Ngoài Đông Hải
![]() |
Hải quân Trung Quốc thao diễn trên biển Đông |
Những biến cố dồn dập từ nhiều tháng qua trên vùng Thái Bình Dương đã khiến dư luận thế giới e ngại rủi ro đụng độ hoặc thậm chí xung đột trong khu vực. Nhìn từ giác độ kinh tế thì rủi ro ấy là những gì? Diễn đàn Kinh tế nêu câu hỏi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về vấn đề này qua phần trao đổi sau đây của Nguyên Lam.
Nguyên Lam: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, tình trạng căng thẳng tại khu vực Đông Hải của Việt Nam đã gây quan tâm cho nhiều quốc gia vì nơi đây là tuyến hải lưu cho phân nửa lượng hàng hóa giao dịch trên toàn cầu. Khi Trung Quốc ráo riết cải tạo các cụm đá ngầm thành đảo với trang bị quân sự và tuần qua công bố Sách Trắng về Quốc Phòng, nhiều người lo rằng xứ này đang bành trướng ảnh hưởng từ vùng biển cận duyên ra tới các đại dương, đã đe dọa chủ quyền trên lãnh thổ và lãnh hải của các lân bang và có thể cản trở quyền tự do lưu thông của các nước. Nhìn từ giác độ kinh tế, ông đánh giá thế nào về các rủi ro đó trong khu vực?
Nguyên Lam: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, tình trạng căng thẳng tại khu vực Đông Hải của Việt Nam đã gây quan tâm cho nhiều quốc gia vì nơi đây là tuyến hải lưu cho phân nửa lượng hàng hóa giao dịch trên toàn cầu. Khi Trung Quốc ráo riết cải tạo các cụm đá ngầm thành đảo với trang bị quân sự và tuần qua công bố Sách Trắng về Quốc Phòng, nhiều người lo rằng xứ này đang bành trướng ảnh hưởng từ vùng biển cận duyên ra tới các đại dương, đã đe dọa chủ quyền trên lãnh thổ và lãnh hải của các lân bang và có thể cản trở quyền tự do lưu thông của các nước. Nhìn từ giác độ kinh tế, ông đánh giá thế nào về các rủi ro đó trong khu vực?
Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015
Nguyên Lam & Nguyễn Xuân Nghĩa/RFA - Vì Sao Trung Quốc Mắc Nợ?
![]() |
Con Đường Tơ Lụa với dự án bạc tỷ (minh họa) |
Trong khi lãnh đạo Bắc
Kinh vận động các nước Á châu mở ra Con Đường Tơ Lụa với dự án bạc tỷ thì kinh
tế Trung Quốc lại chìm dưới một núi nợ trị giá khoảng 28 ngàn tỷ đô la, thuộc
loại cao nhất trong các nền kinh tế lớn của thế giới, và đấy là một nan đề nguy
kịch. Vì sao lại như vậy và Trung Quốc có cách nào tránh được một vụ khủng
hoảng chăng? Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu vấn đề này qua phần trao đổi sau đây
của Nguyên Lam với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)