Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Lê Hồng Hưng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Lê Hồng Hưng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2022

Nguyễn Lê Hồng Hưng: Hải Hành Mùa Đại Dịch (Chương 7)

Quần đảo Stockholm có cả chục ngàn hòn đảo, tàu bè từ ngoài khơi vô ra Stockholm phải lòn lách qua những hòn đảo lớn nhỏ. Nhứt là những ngày mùa xuân và mùa hè, khí trời mát mẻ giống như những ngày gió chướng của vùng biển trời vịnh Rạch Giá hướng ra hòn Tre, Sơn Rái, Cổ Tron và quần đảo Phú Quốc của quê hương. Trời trong vắt, quang cảnh hấp dẫn làm tôi say mê đứng ngắm tới khi bình minh ửng sáng phía chơn trời thì nghe tiếng của máy cuốn dây, đoán biết thủy thủ đã chuẩn bị dây chạc cho tàu ghé bến. Bấm điện thoại xem đồng hồ thì đã gần năm giờ sáng. Tôi xuống phòng bếp pha một bình cà phê và rót một tách bưng lên phòng riêng, hớp một miếng cà phê đắng cho tỉnh táo tinh thần, để tách lên bàn và đi tới vẹt màn cửa sổ cho ánh sáng bên ngoài tràn vô rồi day qua tắt đèn phòng. 

Cũng như thường ngày, tôi ngồi vào bàn và mở laptop, lướt mạng tìm đọc những thông báo mới và có bài nào cần lưu, tải xuống laptop dành khi ra khơi rảnh rang mở ra đọc. Đương rà chuột chợt hiện ra thông báo cái email của ông anh ở Việt Nam, hơi thắc mắc vì anh của tôi hổng biết xài điện thoại thông minh, hồi nào tới giờ hễ mỗi lần muốn gọi ảnh phải nhờ con, cháu bấm máy dùm, chỉ biết nói chuyện chớ không biết nhắn tin hay viết mail, hổng biết có chuyện gì không, định mở mail ra đọc thì có tiếng gõ cửa nhè nhẹ. Tôi đứng lên đi lại hé cửa thấy Brandon, phụ máy, người Hoà Lan đứng ngoài cửa, tay bưng tách cà phê, tươi cười hỏi: 

– Ngồi chơi chút được không? 

– Dĩ nhiên.

Mở rộng cánh cửa cho Brandon bước vô và chỉ chiếc ghế bên góc bàn mời nó ngồi. Brandon ngồi xuống và nói: 

- Tàu tới Hamburg tui với ông và thuyền phó được về. 

- Vậy là thuyền phó bay về Nga, còn tao với mày đi chung chuyến xe lửa về Hoà Lan. 

- Trên tàu tui và ông là người Hoà Lan, mình về rồi còn lại người Nga với In Đô. 

- Estonian nữa. 

Brandon rụt vai một cái nói:

- Estonian và người Nga cũng như nhau.


Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2022

Nguyễn Lê Hồng Hưng: Hải Hành Mùa Đại Dịch 6

Vào những ngày biển êm gió nhẹ, buổi sáng cũng như buổi chiều, lúc rảnh rỗi tôi hay ra boong đứng nhìn trời nước bao la. Hễ cứ mỗi lần trở lại vùng Scandinavia tâm trạng tôi có hơi chộn rộn và hay suy tư. Chiều nay sau khi lau chùi, dọn dẹp bếp núc xong tôi lên đứng ngoài tầng hai của mui tàu nhìn mặt trời chiếu lóng lánh trên mặt nước, vài con chim nhàn bay lượn qua lượn lại trong khoảng không sau lái tàu. Trên mặt biển xanh hiện ra những chiếc containers chạy dọc ngang giữa vùng nước rộng mênh mông và vài chiếc tàu buồm trắng thấp thoáng từ dãi đất liền xa xa. Mặt trời hạ xuống gần ngang viền nước phía chơn trời, trước cảnh đẹp tự nhiên nhưng chưa biết tàu nằm trên hải phận nước nào? Tôi đi vô phòng lấy điện thoại mở ra xem thì thấy tín hiệu, tuy chưa cao nhưng là đường truyền của Thuỵ Điển. Có mấy email và tin nhắn tôi chưa vội đọc vì cảnh hoàng hôn bên ngoài hấp dẫn quá. Cầm theo điện thoại bước ra boong mở máy chụp cảnh mặt trời lặn. Chụp xong mấy bôi, chợt thấy thuyền phó từ tầng trên đi xuống, gặp tôi nó dừng lại chào và nói: 

- Tui định tìm ông để báo một tin vui. 

- Tin gì? 

- Tàu trở lại Hamburg ông được về nhà. 

- Vậy hả, nhưng còn cả tuần nữa tàu mới về tới Hamburg.

- Ờ, còn một tuần và tui cũng về. 

- Mày xuống tàu trước tao mà. 

- Cùng ngày với ông. 

- Hôm xuống tàu thấy mày trên tàu, tao tưởng mày xuống lâu rồi. 

- Trước ông mấy giờ thôi. 

- Ờ, như vậy cũng đã hơn hai tháng rồi. Mày xuống tìm tao thông báo vậy thôi sao?

- Không không, tui với phụ tá thuyền phó đổi ca trực đêm, thuyền trưởng cho tàu ghé Stockholm vào sáng sớm ngày mai. 


Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2022

Nguyễn Lê Hồng Hưng: Hải Hành Mùa Đại Dịch (Chương 7)

Quần đảo Stockholm có cả chục ngàn hòn đảo, tàu bè từ ngoài khơi vô ra Stockholm phải lòn lách qua những hòn đảo lớn nhỏ. Nhứt là những ngày mùa xuân và mùa hè, khí trời mát mẻ giống như những ngày gió chướng của vùng biển trời vịnh Rạch Giá hướng ra hòn Tre, Sơn Rái, Cổ Tron và quần đảo Phú Quốc của quê hương. Trời trong vắt, quang cảnh hấp dẫn làm tôi say mê đứng ngắm tới khi bình minh ửng sáng phía chơn trời thì nghe tiếng của máy cuốn dây, đoán biết thủy thủ đã chuẩn bị dây chạc cho tàu ghé bến. Bấm điện thoại xem đồng hồ thì đã gần năm giờ sáng. Tôi xuống phòng bếp pha một bình cà phê và rót một tách bưng lên phòng riêng, hớp một miếng cà phê đắng cho tỉnh táo tinh thần, để tách lên bàn và đi tới vẹt màn cửa sổ cho ánh sáng bên ngoài tràn vô rồi day qua tắt đèn phòng. 

Cũng như thường ngày, tôi ngồi vào bàn và mở laptop, lướt mạng tìm đọc những thông báo mới và có bài nào cần lưu, tải xuống laptop dành khi ra khơi rảnh rang mở ra đọc. Đương rà chuột chợt hiện ra thông báo cái email của ông anh ở Việt Nam, hơi thắc mắc vì anh của tôi hổng biết xài điện thoại thông minh, hồi nào tới giờ hễ mỗi lần muốn gọi ảnh phải nhờ con, cháu bấm máy dùm, chỉ biết nói chuyện chớ không biết nhắn tin hay viết mail, hổng biết có chuyện gì không, định mở mail ra đọc thì có tiếng gõ cửa nhè nhẹ. Tôi đứng lên đi lại hé cửa thấy Brandon, phụ máy, người Hoà Lan đứng ngoài cửa, tay bưng tách cà phê, tươi cười hỏi: 

– Ngồi chơi chút được không? 

– Dĩ nhiên.

Mở rộng cánh cửa cho Brandon bước vô và chỉ chiếc ghế bên góc bàn mời nó ngồi. Brandon ngồi xuống và nói: 

- Tàu tới Hamburg tui với ông và thuyền phó được về. 

- Vậy là thuyền phó bay về Nga, còn tao với mày đi chung chuyến xe lửa về Hoà Lan. 

- Trên tàu tui và ông là người Hoà Lan, mình về rồi còn lại người Nga với In Đô. 

- Estonian nữa. 

Brandon rụt vai một cái nói:

- Estonian và người Nga cũng như nhau.


Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2022

Nguyễn Lê Hồng Hưng: Hải Hành Mùa Đại Dịch 5

Hồi hôm nghe tiếng tàu đề máy tôi giựt mình thức giấc, biết tàu khởi hành nhưng giờ đó không phải giờ tôi làm việc, tôi lăn người trở mình làm chiếc mền tuột rớt xuống sàn, tôi cúi xuống kéo mền lên đắp lại rồi ngủ tiếp. Không hiểu sao tôi ngủ mê man tới khi đồng hồ reo mới giựt mình thức dậy. Thường thì tôi thức sau bốn giờ sáng, pha một tách cà phê đen đậm bằng nước lọc, không đường, không sữa rồi đem lên phòng, mở laptop ra vừa nhâm nhi cà phê vừa đọc, đọc xong rồi gõ bàn phím viết lưu lại những chuyện xảy ra trên tàu, cho tới khi đồng hồ reo tôi mới ngưng. Sợ mê đọc và viết quên giờ làm việc, nên tôi chỉnh đồng hồ reo đúng sáu giờ sáng, để nó nhắc nhở tôi đã tới giờ tập thể dục trước khi bắt tay làm việc. Nhưng tối hôm qua tôi ngủ say như chết, cho tới khi đồng hồ reo, tôi lật đật ngồi dậy, đi vội xuống bếp chỉ kịp lấy chai nước lọc đổ vô máy pha cà phê, rót cho mình một tách và bưng ra boong. Định uống hết tách cà phê rồi tập thể dục, nhưng thấy cảnh bên ngoài hấp dẫn quá nên tôi đứng ngắm.

Chuyến này tàu nhận chuyển hàng từ Hamburg lên Stockholm, thủ đô của nước Thuỵ Điển, nếu tàu muốn đi tới Stockholm thì phải băng ngang con kinh đào Kiel để vô biển Baltic. Tàu đã vô kinh Kiel hồi sáng sớm và chạy một đoạn cũng khá xa rồi. Bất cứ tàu lớn, tàu nhỏ gì hễ vào kinh chỉ được phép chạy bảy hải lý một giờ. Những chiếc tàu buồm du lịch màu trắng nho nhỏ xếp buồm chạy bằng động cơ dọc bên bìa kinh và ở giữa dòng những chiếc containers trên ngàn tấn nối đuôi chạy thẳng hàng trong sương pha loang loáng, mặt dù nhiều tàu xuôi ngược trong kinh nhưng rất trật tự và không gây tiếng ồn ào nên trông quang cảnh rất là thanh bình. Tôi để tách cà phê lên đầu cột trụ rồi đi vô phòng lấy chiếc điện thoại thông minh trở ra chụp dọc theo dòng kinh, chụp xong mấy bô, tôi lại đầu cột trụ bưng cà phê hớp một hớp, cà phê nguội ngắt, tôi ngước cổ ực một hơi hết sạch. Tôi bấm điện thoại xem đồng hồ, gần bảy giờ rồi, không còn đủ giờ tập thể dục nữa. Tôi đi vô phòng tắm sửa soạn đánh răng rửa mặt, nhưng khi vặn vòi nước thì thấy màu nước pha sét vàng khè, tôi nghĩ thợ máy đang thay đổi bồn nước hay đang sửa chữa gì đó. Tôi trở ra phòng ngoài lấy chai nước lọc đem vô rửa mặt

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2022

Nguyễn Lê Hồng Hưng: Hải Hành - Mùa Đại Dịch 4


Tàu rời bến Rotterdam từ trưa hôm kia, sáng nay đã tới vàm sông Elbe. Gần hai tháng qua tàu đậu bến chờ hàng, tuy thủy thủ đoàn sống không giống như cảnh tù tội, nhưng ở một nơi làm việc tà tà, ăn và nhậu riết rồi tinh thần mệt mỏi, nhàm chán nên sanh ra bốc đồng và thường hay cãi vã nhau. Khi tàu hải hành lại thì mọi người phấn khởi, vui mừng vì được thoát cái cảnh lẩn quẩn trên một con tàu. 

Sáng nay mấy thủy thủ người In Đô thức sớm hơn mọi hôm, xuống phòng ăn sáng xong ra boong làm việc hết, trông người nào cũng vui tươi và đầy sức sống. Buổi sáng của đầu bếp cũng đã xong, tôi rót ly cà phê định bưng lên phòng vừa nhâm nhi cà phê vừa lên mạng rà đọc một cái gì đó như thường ngày, nhưng hôm nay tàu vô sông Elbe nên tôi bưng tách cà phê ra sau boong đứng. Tôi có thói quen hễ mỗi khi tàu chạy trên một dòng sông, vào những ngày nắng ấm cũng như những ngày đông giá lạnh, tôi hay ra boong đứng nhìn bầy chim nhàn bay trên khoảng không phía sau lái. Bây giờ là mùa xuân nắng hanh, gió nhẹ, khí trời man mác và bầy chim nhàn thảnh thơi bay theo lái tàu, thỉnh thoảng một con nhàn thấy cá ngay lặp tức lao xuống sớt liền. Nước dưới dòng sông còn ròng nên màu vàng lợt và dòng sông không minh mông như những ngày nước lớn. Nhìn nước dưới lái tàu bị chân vịt quậy cuồn cuộn màu phù sa và nhìn hai bờ sông lớn rộng thênh thang làm lòng tôi bồn chồn xôn xao. Từ vàm sông Elbe vô cảng Hamburg khoảng chừng vài chục hải lý, nhưng tôi cũng thấy lòng dạ bồn chồn trông cho mau tới hải cảng. Trong tôi Hamburg còn có những thâm tình và nhiều kỷ niệm ngây ngô của thời trai trẻ. Ngoài ra tôi cũng ngưỡng mộ một hải cảng sống động nhờ những chiếc tàu buôn quốc tế ra vào với những chiếc đò chở đầy du khách bốn phương thưởng ngoạn trên sông và một thành phố đa văn hóa cũng nhờ con sông Elbe hùng vĩ, nhộn nhịp tàu bè ra, vô từ khắp nơi trên thế giới. Nếu không gì trở ngại thì chiều nay tôi sẽ hẹn vài người bạn ra hội quán nhậu lai rai, sau đó lên Reeperbahn xem trong mùa đại dịch này nó có thay đổi gì không. 


Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2022

Nguyễn Lê Hồng Hưng: Hải Hành-Mùa Đại Dịch 3

Mặt trời ẩn sau tầng mây xám, mây vén lên chừa một đường vàng nhạt phía trời tây. Những cánh tua bin gió đã ngừng quay, mặt nước dưới dòng sông êm ả và vài chiếc tàu vô ra thưa thớt. Trời chiều, đường vắng và nghe rõ tiếng chim kêu. Chúng tôi đi trên con đê dài hướng xuống con đường đi bộ dọc bờ sông. Ama hỏi tôi:

– Đi đâu chú?

Tôi quơ tay một vòng và chỉ ngón tay ra cột đèn bẹo ở bờ sông nói:

– Mình đi dạo một lát rồi trở xuống đó.

Tôi day ngang hỏi Ama:

– Con thấy bến chờ có khác hơn bến cảng không?

– Khác nhiều chú, ở đây không có cần trơi, những chiếc xe tải containers và cũng hổng có người làm việc nên không ồn ào như bến cảng.

– Còn thiếu một thứ nữa.

– Thứ gì chú?

– Bông! Mùa xuân ở Hoà Lan thường thì nơi nào cùng thấy trồng bông, ở những bến cảng người ta cũng có làm nhiều bồn trồng đủ thứ bông được thường xuyên chăm sóc. Còn ở đây chỉ có bãi cỏ, chòm cây và bông dại, trông rừng rú và còn có vẻ thiên nhiên.

Ama ỡm ờ chưa nói gì thì chợt có tiếng điện thoại reo, nó đứng lại móc túi lấy điện thoại ra nghe. Ama trả lời bằng tiếng In Đô nên tôi không hiểu gì hết, nói xong cúp điện thoại, day qua tôi, nó nói:

– Chú ra bến sông trước đi, con xuống tàu có chuyện, lát nữa xong con lên liền.


Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2022

Nguyễn Lê Hồng Hưng: Chuyện Tháng Tư

 Cái ấn tượng cuối cùng trước ngày tôi rời khỏi quê hương là vào tháng Ba âm lịch, nhằm tháng Tư dương lịch, năm một ngàn chín trăm bảy mươi sáu. Tháng Ba ở quê hương tôi là mùa gió chướng, cũng là mùa tôm, cá, nhưng nổi tiếng nhứt là mùa tôm bạc rại và mùa cá đường hội. Sau một năm sống dưới chánh quyền mới, dân chúng quê tôi khổ cực vô cùng, một phần vì thiếu dầu máy, một phần vì thanh niên ngư phủ trong xóm bị bắt đi làm thủy lợi hết, cho nên ghe cào, ghe te và các loại ghe lưới ở Sông Đốc Vàm cũng hạn chế ra bãi và ra khơi đánh bắt. 

Tôi cũng như bao thanh niên trong xóm đi đào đất đắp nghĩa trang ở Bạc Liêu. Khi tôi về tới Sông Đốc thì mùa tôm, cá đã qua rồi, theo ghe ra biển chỉ vớt vát được tôm, cá lặt vặt cuối mùa. Những năm đầu miền Nam rơi vào tay cộng sản, sông Đốc vàm bị thất mùa thê thảm, nhiều gia đình thiếu gạo ăn, phải vô rừng bắt vọp, bắt cua, chặt cây làm củi bán mua gạo sống cầm chừng. Đã vậy mà báo chí của nhà nước lại viết, tôi chỉ nhớ đại khái rằng, là nhờ cách mạng giải phóng, dân ngư được yên ổn mần ăn, cho nên ngày mùa ở Sông Đốc vàm xôn xao mùa cá đường hội và được trúng mùa tôm bạc rại. Dân chúng vùng ven hồ hởi, phấn khởi lắm. Trong những năm thiếu thời, tôi hay tò mò nhiều chuyện, cho nên mỗi khi đọc những bài báo như vậy, trong lòng tôi ray rứt và canh cánh buồn cho cái thời đại, mới bắt đầu mà đã dối trá rồi. Nên tôi hay chú ý tới thế sự đổi thay qua những chiếc loa công cộng với những câu, những chữ mới lạ tôi còn nhớ những khẩu hiệu, những từ như: “hồ hởi, phấn khởi, khắp nơi reo mừng, nhờ ơn bác đảng, áo ấm cơm no... Nhứt là một đoạn văn mở đầu của ban thông tin mỗi khi đọc: “Nhân dân miền Nam nói chung, nhân dân thị tứ, lúc đó Sông Đốc còn là thị tứ, nói riêng đời đời nhớ ơn chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, vâng lời bác Hồ dạy không có gì quý hơn độc lập tự do. Hình như ban thông tin văn hoá thấy lời bác dạy còn thiếu nên họ thêm hai câu nữa cho nó hợp với thời đại: “Quê hương nay giải phóng rồi, người dân làm chủ cuộc đời từ đây.”. Chắc họ đắc ý với đoạn văn mở đầu này lắm, cho nên ngày nào cũng nghe mấy cái loa bự tổ chảng, treo theo mấy cái cột cắm từ khu một tới khu ba, sáng nào cũng cứ ra rả đọc đi đọc lại cho tới ngày tôi vượt biển vẫn còn đọc. Có lẽ cũng vì sáng bảnh mắt đã nghe cho tới tối, trước khi ngủ vẫn còn nghe nên nó ăn sâu vào lòng tôi cái đoạn mở đầu “hay quá xá” ấy cho tới ngày hôm nay tôi vẫn nhớ. 


Thứ Bảy, 1 tháng 5, 2021

Nguyễn Lê Hồng Hưng: Hải Hành-Mùa Đại Dịch 3

Hình: Tác giả
Mặt trời ẩn sau tầng mây xám, mây vén lên chừa một đường vàng nhạt phía trời tây. Những cánh tua bin gió đã ngừng quay, mặt nước dưới dòng sông êm ả và vài chiếc tàu vô ra thưa thớt. Trời chiều, đường vắng và nghe rõ tiếng chim kêu. Chúng tôi đi trên con đê dài hướng xuống con đường đi bộ dọc bờ sông. Ama hỏi tôi:

– Đi đâu chú?

Tôi quơ tay một vòng và chỉ ngón tay ra cột đèn bẹo ở bờ sông nói:

– Mình đi dạo một lát rồi trở xuống đó.

Tôi day ngang hỏi Ama:

– Con thấy bến chờ có khác hơn bến cảng không?

– Khác nhiều chú, ở đây không có cần trơi, những chiếc xe tải containers và cũng hổng có người làm việc nên không ồn ào như bến cảng.

– Còn thiếu một thứ nữa.

– Thứ gì chú?

– Bông! Mùa xuân ở Hoà Lan thường thì nơi nào cùng thấy trồng bông, ở những bến cảng người ta cũng có làm nhiều bồn trồng đủ thứ bông được thường xuyên chăm sóc. Còn ở đây chỉ có bãi cỏ, chòm cây và bông dại, trông rừng rú và còn có vẻ thiên nhiên.

Ama ỡm ờ chưa nói gì thì chợt có tiếng điện thoại reo, nó đứng lại móc túi lấy điện thoại ra nghe. Ama trả lời bằng tiếng In Đô nên tôi không hiểu gì hết, nói xong cúp điện thoại, day qua tôi, nó nói:

– Chú ra bến sông trước đi, con xuống tàu có chuyện, lát nữa xong con lên liền.

Thứ Bảy, 27 tháng 3, 2021

Nguyễn Lê Hồng Hưng: Hải Hành Mùa Đại Dịch 2

Hôm tôi xuống tàu, khi xe đậu lại bến, Ama đang đứng trực trên đầu cầu thang, vừa thấy tôi từ trên boong nó chạy ào xuống làm chiếc cầu thang rung rinh và kêu lạch cạch. Nó quên luôn luật phòng chống dịch, nhào tới bắt tay mừng rỡ và ôm chầm lấy tôi:

– Biết chú xuống con chờ.

Tôi vỗ vỗ vào vai nó, nói:

– Lâu lắm rồi chú cháu mình mới gặp lại.

Nó khom xuống kéo chiếc vali nặng trịch và đầy nhóc đồ đạc của tôi vác lên vai rồi đi một mạch lên phòng, để vali xuống xong, nó nói:

– Con còn phải trực, chú cháu mình sẽ gặp lại sau.

Ama dân In Đô thuộc giống người Ambon tóc quăn, nước da đen gần như người Phi Châu. Tôi quen ba của nó trong những ngày đầu tôi tập sự hải hành, ông tên là Verman, lớn hơn tôi bốn tuổi và gia đình theo đạo Thiên Chúa. Lúc tôi mới chân ướt chân ráo tới định cư nước Hoà Lan, xin được chân thủy thủ, những ngày sống chung nhau Verman thương và giúp đỡ tôi rất tận tình. Tới ngày tôi làm đầu bếp thì cũng là lúc Ama xuống tập sự làm thủy thủ, Verman dạy Ama kêu tôi bằng chú và dặn tôi nhắc nhở, giúp đỡ Ama trong lúc nó cần hoặc những khi ông không có mặt trên tàu. Thời gian sau Verman bệnh nặng không làm việc được nữa, lúc đó Ama đã thạo nghề và lương bổng được khá thì cũng là lúc Verman qua đời.

Sau giờ ăn trưa hôm đó, Ama dẫn tới một thanh niên trẻ, giới thiệu là con trai của nó tên Nando vừa tròn hai mươi tuổi, học xong trung học và mới xuống tàu đi chuyến đầu tiên. Tôi còn nhớ ngày đầu khi Verman dẫn Ama tới giới thiệu cho tôi, tuổi Ama cũng bằng Nando bây giờ và không khí gặp gỡ cũng giống như ngày hôm nay, khác cái là Verman dạy Ama kêu tôi bằng chú Tấn (uncle Tan), còn bây giờ Ama dạy Nando kêu tôi bằng ông Tấn (Mr. Tan.) Nước In Đô với nước Hoà Lan có hiệp ước lao động nên phần đông tàu Hoà Lan nhận người In Đô làm thủy thủ rất nhiều, cũng vì vậy nhiều thủy thủ người In Đô làm việc cho công ty hết đời cha tới đời con và bây giờ tới đời cháu rồi.

Thứ Bảy, 6 tháng 3, 2021

Nguyễn Lê Hồng Hưng: Hải Hành Mùa Đại Dịch

Tôi có thói quen mỗi sáng tôi thường hay thức sớm, mở laptop gõ chữ ghi lại những chuyện xảy ra trong cuộc sống, nhưng từ đầu mùa dịch cho tới nay cái laptop cũng bị tôi cho “cách ly” nên tôi không gõ được chữ nào vô đó hết. Hôm đi làm lại, công ty định cho xuống chiếc tàu bên Tây Ban Nha nhưng không có chuyến bay qua Tây Ban Nha, công ty cho qua chuyến tàu bên Bỉ, hổng có xe lửa qua Bỉ, cho xuống chiếc ở Rotterdam, có xe lửa tới Rotterdam nhưng hổng có tắc xi xuống tàu, cuối cùng giám đốc lấy xe công ty chạy tới ga xe lửa chở tôi xuống tàu. Biết rằng ai cũng phải tuân thủ lệnh phòng dịch, nhưng có lẽ tại tôi suy nghĩ nhiều quá cho nên đầu óc khi thì trống rỗng, lúc thì nghĩ ngợi lung tung...

Tôi xuống tàu vào buổi trưa giữa tháng ba, thì ngay buổi chiều hôm đó tàu khởi hành. Chuyển một chuyến containers từ cảng Rotterdam, Hoà Lan, qua St. Petersburg, nước Nga. Thành phố có một thời rất đẹp và rất văn minh, nhưng bị suy tàn trong thời Cộng Sản và sau khi chủ nghĩa Cộng Sản Liên Xô xụp đổ đất nước này phục hồi lại cũng khá mau. Lâu rồi tôi chưa trở lại St. Petersburg, lần này trở lại, tôi dự định sẽ đổ bộ tham quan thành phố cổ kính của vài thế kỷ trước và muốn coi nó đã phát triển tới đâu rồi. Nhưng nhằm mùa dịch làm cho mọi sinh hoạt thay đổi hết, tàu vừa ghé cảng thì hải quan và công an xuống tàu, theo thủ tục trước kia, khi nhập cảnh nước Nga thì mỗi thủy thủ phải đứng sắp hàng cho công an nhìn mặt để đối chiếu với sổ thông hành. Nhưng lần này vừa xuống tàu họ phát cho mỗi người một khẩu trang, kêu mọi người mang vô, xong rồi mới đứng sắp hàng giữ khoảng cách đúng theo tiêu chuẩn phòng dịch. Khi bắt đầu làm thủ tục, một bà nhân viên cầm cái máy giống như cây súng ngắn cầm tay, nhắm thẳng vô trán từng người bấm thử nhiệt độ, sau đó mỗi người trình sổ thông hành và kéo khẩu trang xuống cho công an xem mặt, xong rồi kéo khẩu trang lên đậy miệng lại. Chuyến này họ xem giấy tờ rồi thôi, không cấp giấy thông hành cho thủy thủ như mấy lần trước nữa và dặn thuyền trưởng thông báo cho thuỷ thủ biết là không ai được phép lên bờ, kể cả thủy thủ người Nga.

Lên xuống hàng cảng St. Petersburg mất hai ngày, sau đó tàu quay trở về Rotterdam thì hợp đồng qua Nga cũng chấm dứt. Không còn hàng chở nữa, tàu phải chạy lại bến đậu chờ. Công ty có mười chiếc tàu mà đậu lại hết bốn chiếc, mỗi bến cặp nhau hai chiếc. Tuy tàu đậu chung một bến nhưng thuyền trưởng ra lịnh, thủy thủ tàu nào thì ở tàu nấy, không được qua lại với nhau và thủy thủ nào muốn lên bờ thì phải hỏi ông. Riêng tôi thì buổi sáng, buổi chiều hay đi dạo nên tôi nói cho ông biết trước để khỏi phải mỗi lần đi mỗi lần hỏi. Tàu đậu chờ nên công việc cũng ít bận rộn hơn, thủy thủ ngoài boong ngày nào cũng đục sét, sơn và rửa tàu, thợ máy thì lau chùi máy và hầm máy. Thuyền trưởng, thuyền phó chắc không có chuyện gì làm hay sao mà bày trò cho thủy thủ thực tập mỗi tuần hai, ba lần, hôm nay phòng cháy, chữa cháy, ngày mai tàu chìm, cứu người, ngày kia đề phòng cướp biển, ngày nọ khủng bố, tàu chở hàng mà làm như hải quân, ông bắt thực tập tìm chỗ đặt bom mìn và tháo gỡ bom mìn....

Thứ Bảy, 13 tháng 2, 2021

Nguyễn Lê Hồng Hưng: Lên Đường Trước Tết Ta

Năm nay tôi được về nhà ăn Giáng Sinh và tết Tây. Hôm tôi về tới nhà thì bà xã đã dựng cây thông nhân tạo có trang trí những bóng đèn li ti, dây kim tuyến và đồ chơi treo lủng lẳng với nhiều màu sắc trông rực rỡ vô cùng. Nhưng năm nay hai đứa con gái không dám về nhà vì sợ lây nhiễm co-vi. Nhớ những năm trước vào những ngày Giáng Sinh và Tết tây cả nhà quây quần bên nhau đầm ấm, vui vẻ lắm. Năm nay chỉ có tôi và bà xã ở nhà nên hổng thiết tha gì tới Giáng Sinh. Đêm giao thừa dương lịch hai vợ chồng hâm một bình rượu ấm uống với oliebol, phó mát, trái ô liu và ngồi xem truyền hình, cứ để mặc cho dòng thời gian lặng lẽ trôi qua.

Nhớ hồi còn trẻ, hễ sau tết Tây tôi hay nhớ về Tết ta ở quê nhà, rất hứng thú viết bài cho báo xuân và chờ báo xuân ra cũng như chờ Tết. Có lẽ nhiều năm ở xứ người với mùa đông lạnh lẽo, đón Tết ta qua những trang báo xuân riết rồi nhàm, năm nào như năm nấy, cũng chỉ có bấy nhiêu màu mè, hoa tươi sắc thắm, én liệng trời cao, hoa mai, hoa đào nở, chùa chiền người đông như kiến cỏ và khói hương nghi ngút. Đọc thấy không khí xuân trên báo lúc nào cũng hao hao giống lúc chị em Kiều du xuân của mấy trăm năm trước: “... Ngày xuân con én đưa thoi... Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa, Thanh minh trong tiết tháng ba, Lễ là tảo mộ, hội là đạp Thanh, Gần xa nô nức yến oanh, Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. Dập dìu tài tử, giai nhân, Ngựa xe như nước áo quần như nêm...” Không biết thời gian phôi pha hay sao và cũng không biết từ lúc nào lòng tôi trống vắng khi nghe Tết đến và có năm tôi quên luôn ngày Tết cổ truyền của dân tộc mình. Tôi không đợi chờ năm hết, Tết đến nữa nên thấy thời gian qua mau và tuổi đời chồng chất bao nhiêu tôi cũng hổng màng. Có lẽ ở xứ nầy nó thiếu cái gì đó, mà người ta gọi là không khí tết, thấy hàng quán trang hoàng sặc sỡ, thiên hạ mua bán rộn ràng và nhạc xuân văng vẳng khắp nơi lòng mình cũng rộn ràng theo. Năm nay tôi biết được Tết đến là nhờ trước ngày tôi lên đường, bà xã rủ đi chợ Việt Nam mua đồ về gói bánh tét và làm dưa món. Về nhà bà xã kêu tôi phụ bà dẹp cây thông Giáng Sinh bỏ vô thùng và đem cất. Sau đó vô rừng lựa chặt một cành cây tươi đem về cắm vô chỗ cây Giáng Sinh để cho bà xã gắn bông mai bằng nhựa lên làm cây mai chưng trong phòng khách. Bà xã nói:

- Cho nhà có không khí Tết.

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2020

Nguyễn Lê Hồng Hưng: Về Nhà Trước Giáng Sinh

Mấy năm trước mỗi khi trở lại bán đảo Scandinavia vào tháng mười hai dương lịch, nhứt là vào những ngày tuyết trắng ngập đường, tôi hay khoác áo dầy và choàng khăn cho ấm người rồi lên bờ đạp tuyết đi chơi. Sự trong lành của thiên nhiên và cảnh vật thật tuyệt vời, trước cửa mỗi nhà và trên những tàn cây trong phố đều có treo đèn, tôi rất thích những bóng đèn li ti màu trắng kết thành những hình con nai kéo xe, con thỏ ngồi và ngôi sao treo trên những cành cây, tuy không màu mè nhưng rất linh động giữa khí trời lạnh giá. Cảnh thanh bình của bán đảo làm cho tôi cảm thấy yên tâm và những bóng đèn đường phát ra thứ sáng đùng đục trên lớp tuyết trắng tươi làm lòng tôi thêm phần ấm áp. 

Cả tháng qua tuần nào tàu cũng ghé Copenhagen, Stockholm, Oslo, Kristiansand, những thành phố rất thích hợp cho thủy thủ đổ bộ đi lang thang, nhưng thủy thủ chúng tôi đã bị Covid 19 cột chưn trên tàu. Tôi đang đứng ngoài boong nhìn lên bến cảng trong khung cảnh ướt và lạnh nhưng rực rỡ sắc màu mà nghe trong dạ bồn chồn. Chợt thuyền phó tới bên nói với tôi: 

– Thuyền trưởng gọi ông. 

– Chi vậy? 

– Tui cũng hổng biết. 

Tôi phải leo cầu thang lên tầng thứ năm của mui tàu mới tới phòng lái. Thuyền trưởng đang đứng uống cà phê với hoa tiêu, thấy tôi lên ông chào và hỏi tôi uống cà phê không. Tôi không muốn mất thời gian cho cà phê nên nói lời cảm ơn và hỏi:

– Thuyền trưởng gọi tôi có chuyện gì? 

Ông đưa tôi một tờ giấy có mấy hàng chữ in ra từ email của công ty gởi cho tôi, ông nói: 

– Tàu tới Antwerep Bếp được về nhà. 

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2018

Nguyễn Lê Hồng Hưng: Chuyện Cũ Chuyện Mới



Sesung, tên thủy thủ người In Đô, vì muốn học nghề bếp nên mỗi sáng nó ráng thức sớm hoặc ngoài giờ làm việc nó vô bếp phụ tôi. Sáng nay cũng vậy, nó vô bếp mở điện lò và đứng chờ. Thấy tôi xuống nó chào buổi sáng và chỉ tay ra ngoài trời lúc tuyết đương rơi trắng xóa. Nó nói:
– Mùa đông tới rồi chú.
Cùng lúc thuyền phó từ trên phòng lái xuống kêu Sesung ra boong chuẩn bị thang để đón hoa tiêu. Sesung day qua nói với tôi:
– Lát con vô phụ chú.
Nói xong nó vội vàng day lưng bước xuống phòng thay áo quần và bận thêm đồ ấm.

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Nguyễn Lê Hồng Hưng - Chuyện Tháng Mười Hai


Những bến cảng lớn ở Âu Châu tổ chức hội quán rất chu đáo và phương tiện di chuyển cho thủy thủ hoàn toàn miễn phí, chỉ cần điện thoại hẹn, thường thì xe tới rước rất đúng giờ, vậy mà không hiểu sao hôm nay chúng tôi đứng chờ hơn một tiếng đồng hồ giữa cơn mưa tuyết và trong cái lạnh dưới độ không mà hội quán vẫn chưa cho xe tới. Gọi điện hỏi thì được nhân viên trực cho biết vì tàu vô bến nhiều, thủy thủ đổ bộ đông, xe hội quán bận rộn đưa rước nên tới trễ, họ nói sẽ cố gắng tới nhanh và gởi lời xin lỗi. Nhân viên người ta đã cho biết như vậy mà tên thuyền phó đứng hổng yên một chỗ, cứ đi tới đi lui và miệng chửi thề liên tục. Khi xe tới, cả đám vội vàng ùa lên xe, tuy trong xe có máy sưởi nhưng người nào cũng kêu lạnh và cũng cái tên thuyền phó cà chớn, vừa bước lên xe chưa ngồi yên trên ghế hắn liền cằn nhằn anh tài xế tại sao để hắn đứng ngoài trời lâu quá. Anh tài xế từ tốn giải thích:
– Xin lỗi, hôm nay rất đông người nên chúng tôi phải chia nhau phục vụ...

Anh tài xế là người Thuỵ Điển vừa xin lỗi vừa chịu khó giải thích, nếu chuyện này xảy ra ở mấy nước còn lạc hậu, kể cả nước Nga của hắn, ăn nói xấc xược kiểu đó thì thế nào cũng bị tống cổ ra khỏi xe đứng giữa trời tuyết dưới không độ cho lạnh teo cu và hoá thành người đá. Tôi với Sugilar và Ayardi, người In Đô, ngồi im ở băng sau, không biết hai đứa cảm thấy như thế nào, riêng tôi thì hổng thấy khó chịu gì hết, ngược lại tôi rất ngưỡng mộ nhân cách của anh tài xế và cám ơn anh thiệt nhiều.

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

Nguyễn Lê Hồng Hưng - Quê Hương Còn Gì

Hình: Sóng Nha Trang
Tặng Mỹ Nương và những em gái của quê hương...

Năm ngoái anh về vào cuối tháng hai ta, lúc gió bấc già đã qua lâu nhường lại cho mùa chướng non hiu hiu thổi. Sau khi ra nghĩa trang thăm mộ người thân và bạn bè, trên đường về em hỏi anh:
– Sao, về sống với quê hương anh thấy thế nào?