Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngu Yên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngu Yên. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2023

Khái lược dòng thi ca Nam Phi, Ngu Yên dịch và giới thiệu

Tóm Tắt Điểm Nhấn Trong Thi Ca Nam Phi

(Bài dịch South Africa Poetry của Penny’s Poetry Wiki.)


Thi ca Nam Phi phong phú, có nguồn gốc từ thời bộ lạc cổ xưa. Giờ đây, đã là một dòng thơ lớn, đặc biệt, về phương diện đấu tranh tự do và kỳ thị chủng tộc. Bao gồm nhiều chủ đề, hình thức và phong cách. Bài viết này thảo luận về bối cảnh xuất thân của các nhà thơ đương đại và xác định các nhà thơ lớn của Nam Phi, các tác phẩm và ảnh hưởng của họ.


Bối cảnh văn học Nam Phi từ thế kỷ 19 đến ngày nay về cơ bản được định hình bởi sự phát triển chính trị và xã hội của đất nước, đặc biệt là quỹ   đạo từ một trạm buôn bán thuộc địa đến một quốc gia phân biệt chủng tộc và cuối cùng hướng tới một nền dân chủ. Các lực lượng chính của sự gia tăng dân số và thay đổi kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển đô thị cũng đã tác động đến những chủ đề, hình thức và phong cách văn học và thi ca nói riêng đã xuất hiện từ đất nước này theo thời gian. Nam Phi đã có một lịch sử giàu có về phẩm lượng văn học. Tiểu thuyết và đặc biệt, thơ đã được viết bằng tất cả mười một ngôn ngữ chính thức của Nam Phi.[1]


Thứ Ba, 23 tháng 5, 2023

Truyện Ngắn Olga Tokarczuk: Yente, Ngu Yên chuyển ngữ


Nhà văn Olga Tokarczuk năm 2017. Hình Wikimedia
Olga Tokarczuk (Giải Nobel văn học 2018), Ngu Yên dịch từ bản Anh ngữ của Jennifer Croft

(“Tôi đã tự hỏi mình câu hỏi này rất nhiều lần: Các nhân vật văn học đến từ đâu? Cảm hứng đằng sau các nhân vật là gì? Nhưng đó không phải là một câu hỏi tôi thực sự có thể trả lời. Chúng chắc chắn không xuất hiện từ một tập hợp các quyết định đơn giản, hợp lý và thực dụng. Ít nhất, của tôi thì không. Nó giống như một tập hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Đôi khi tôi ghép một nhân vật từ nhiều nhân vật khác mà tôi biết. Nhưng thường thì các nhân vật xuất hiện một cách tự phát và gần như được thành hình đầy đủ, vì vậy, theo nghĩa đó, tôi không thực sự ‘tạo ra’ họ.”

“Đây là cách đã xảy ra với Yente. Bà ấy đã thành hình sẵn sàng. Theo một cách nào đó, bà khá tự chủ trong suốt thời gian qua. Thật tuyệt vời khi được làm việc với một nhân vật như vậy, vì bà tự mình nghĩ ra ý tưởng cho các đoạn hội thoại hoặc văn cảnh. Bà làm tôi nhớ một chút về những nhân vật nữ chính khác trong tiểu thuyết của tôi, những người phụ nữ lớn tuổi vẫn còn rất nhiều điều để nói và không quan tâm đến việc tuân theo các quy tắc, nghĩa là họ vi phạm, khi làm việc riêng của họ.” (Olga Tokarczuk.)

Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2023

Tạp chí Đọc và Viết. Tam Cá Nguyệt Số Mùa Hè năm 2023

Diễn Đàn Thế Kỷ xin giới thiệu Tạp chí Đọc và Viết. Tam Cá Nguyệt Số Mùa Hè năm 2023.

Tạp chí dịch thuật duy nhất văn học nghệ thuật triết học thế giới do nhà văn Ngu Yên dịch và thực hiện.

MỤC LỤC

  • Thơ Octavio Paz (phần một)

  • Truyện ngắn: Con Bò. Bull của Mạc Ngôn.

  • Tiểu luận: Lý thuyết Biểu Hiện Trong Nghệ Thuật của Noel Carroll. The Philosophy of Art.

  • Điêu khắc: Chủ đề “Lạ”.

  • Thơ. Ngôn Ngữ cho Thế Kỷ mới. Language for a New Century.

  • Tiểu luận: Thi Pháp Nhận Thức. Cognitive Poetics của Chloe HarrisonPeter Stockwell.


Truyện Ngắn Mạc Ngôn: Con Bò (Bull), Ngu Yên chuyển ngữ

Mạc Ngôn (Giải Nobel Văn học 2012). Ngu Yên dịch từ bản Anh ngữ của Howard Goldblatt và giới thiệu.

Mạc Ngôn, (Mo Yan 㥿㿔), tên khai sinh Guan Moye ᄣ䇳Ϯ năm 1955, được trao giải Nobel Văn học năm 2012, sản phẩm phong phú phong cách sáng tạo đã mang lại cho ông gần như mọi giải thưởng quốc gia tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) kể từ khi bắt đầu xuất bản năm 1981. Ông cũng đã giành được danh tiếng quốc tế với kịch bản phim “Cao Lương Đỏ” (Red Sorghum) (㑶指㊅, 1987). Mạc Ngôn đã góp phần định hình dòng tiểu thuyết Trung Quốc bằng cách giới thiệu một phong cách văn học pha trộn giữa hiện thực siêu nhiên, giống như hiện thực hóa ảo của Gabriel García Márquez. Ông công nhận điều này” (Mạc Ngôn 1991: ix), mặc dù đã không đọc cuốn tiểu thuyết này cho đến sau khi viết tác phẩm nổi tiếng nhất của mình, Cao lương đỏ (㑶指㊅ᆊᮣ฀, 1986).


Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2023

Ngu Yên: 19 Hè 72. Trường ca tri ân người lính Việt Nam Cộng Hòa

Cả tuần lễ nay, đêm nào cũng chờ sáng.
Không vì thức khuya cố kéo sống dài thêm.
Vì thời gian sắp hết là thời giờ quá khứ.

 

Sáng nay, ngày Phục Sinh.

Đáng lẽ mùa xuân, sao ám sương mù?

Có lẽ, phục sinh, hồi sinh, chỉ là cách nói.

Cứ nhìn xung quanh, cây cỏ héo khô.

Chuông nhà thờ mới, nghe, chuông nhà thờ cũ.

Gần nửa thế kỷ qua,

Xác chiến tranh thối rữa trong hòa bình.

Ai bắt được tiếng chuông

cho nguyện cầu có kết quả?

Mỗi năm phục sinh chỉ để chết hay sao?

Trên đỉnh lầu cao, cờ tiểu bang bay không đổ máu.

Bắt đầu bình minh trời đất gỡ màu tang.

- “Đừng ngồi dậy. Nằm nghỉ. Cả đêm không ngủ.”

Cô ý tá nói.

- “Làm ơn, nhắm mắt lại.”


Thứ Ba, 11 tháng 4, 2023

Truyện ngắn Ngu Yên : Đi tìm hơi thở đã tắt

6 giờ 30 sáng. Bác sĩ trực đêm mở cửa phòng bệnh nhân. Nữ bệnh nhân này có lẽ đã tắt thở. Tất cả bác sĩ đều bó tay trước căn bệnh kỳ lạ. Nhịp tim bà quá yếu, hơi thở không đều, dù đã gắn máy trợ sinh. Khí lực đã cạn. Sau khi chữa chạy hơn ba tuần lễ, bằng kinh nghiệm và kiến thức y khoa, họ đều biết bà sẽ không qua khỏi trước khi trời sáng. Đêm hôm qua không y tá nào vào chăm sóc bệnh nhân, họ tôn trọng, dành riêng đêm cuối cùng, đêm hấp hối cho người chồng. Người đàn ông này rất bình tĩnh, dù đã được bác sĩ thông báo tin dữ. Thậm chí không thấy nét buồn lai vãng trên mặt, cử chỉ và không khí xung quanh ông. Dường như ông đã nắm vững mọi chi tiết trong tình huống tử biệt. Cả người ông toát ra sự quả quyết, tự tin, và có phần nào khó hiểu.

Bác sĩ bước vào, kinh ngạc khi thấy người chồng trần truồng đứng một bên giường bệnh, cầm tay vợ. Màn ảnh ghi diễn nhịp tim vẫn lên xuống đều đặn, có phần sinh lực hơn chiều hôm qua. Bác sĩ vội vàng bước đến gần bệnh nhân, bắt mạch tay. Đặt ống lên ngực, lắng nghe.

- “Bà đã qua được thời kỳ nguy hiểm. Lạ thật. Việc gì đã xảy ra?” Bác sĩ hỏi người chồng, đang mặc quần và tròng áo qua đầu. Ông cầm cuốn sổ cũ, bìa cứng ố vàng. Có vẻ đã trải qua một thời phiêu lưu mưa gió. Đến gần bác sĩ, lật ra trang sau cùng, chỉ vào dòng chữ viết tay: “Sống, ai cũng cho là do may mắn ngẫu nhiên hoặc do số mạng, nhưng tại sao không do ý muốn?”


Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2023

Ngu Yên: Cao Đông Khánh — Niềm Khát Vọng và Nỗi Mơ Hồ

Thi sĩ Cao Đông Khanh (19412000). Tranh Đinh Cường

Bất kỳ một dòng thơ nào có căn cước chứng minh, có nét độc đáo nhận diện, đều phải có tác phẩm nổi bật và tác giả phẩm hạng.

Cao Đông Khánh là một trong vài nhà thơ trong giai đoạn đầu tiên, xứng đáng làm dấu ấn cho dòng thơ hải ngoại qua ba sắc diện: 1- chống chế độ Cộng Sản, 2- hoài hương, và 3- hội nhập. Phần thơ mang tâm trạng hoài hương vượt trội hơn hết. Bạn đọc thơ, có bao giờ tự hỏi:

  • Thơ Cao Đông Khánh “hay” ở chỗ nào? Nói một cách kỹ thuật hơn, giá trị của thơ ông ở đâu?

Thơ họ Cao nổi bật: 1- thuật ngữ lạ lẫm, 2- tứ thơ biến ảo, 3- thẩm mỹ bao gồm tính và nét Đông lẩn Tây, 4- thể hiện lịch sử, xã hội cố xứ và tha hương, 5- văn hóa chủ bàng bạc tự nhiên trong văn hóa khách. Trên hết, những điều vừa kể kết hợp với tư tưởng về nỗi “mơ hồ” đã tạo ra tầm vóc của ông.

Dĩ nhiên, thơ Cao cũng có những giới hạn trong tư thế toàn cầu và những khiếm khuyết thông thường khi sáng tác do bản chất kế thừa di sản thi ca chưa được phân biệt, tìm hiểu trong môi trường văn chương đối sánh (Comparative Literature.) Cho đến khi qua đời, di sản thơ của ông vẫn còn quanh quẩn trong chủ nghĩa dân tộc.


Thứ Ba, 14 tháng 3, 2023

Malek K. Khazaee: Trường Hợp Nietzsche Điên Rồ (Ngu Yên dịch)

The Case of Nietzsche's Madness, Malek K. Khazaee
California State University at Long Beach

Tranh của Hans Olde từ loạt ảnh The Ill Nietzsche, cuối năm 1899 Nguồn Wikipedia
TÓM TẮT: Điều cần thiết là tìm hiểu có bao nhiêu cuốn sách của Nietzsche được viết dưới sự mê hoặc của điên loạn. Vấn đề này càng trở nên quan trọng hơn khi nhận ra, trong năm dẫn đến chuyện ông ngã quỵ ngoài đường phố ở Torino, Nietzsche đã viết sáu tác phẩm hấp dẫn nhất.

Lộ trình đạt tới mục tiêu của tiểu luận này có hướng đi ngược lại với lời khuyên của chính Nietzsche. Thay vì tìm hiểu một văn bản bằng cách biết tiểu sử và tính cách của tác giả, bài tiểu luận này cố gắng đánh giá trạng thái tinh thần của tác giả bằng cách phát hiện những dấu hiệu điên rồ trong bài viết của ông, đặc biệt là một số bức thư cho đến nay vẫn chưa được dịch. Lý do cho phương pháp tiếp cận này là do sự thiếu hồ sơ bệnh án tâm thần trong hồ sơ y tế của ông - một khó khăn lớn, như Jaspers đã nghiên cứu và nêu rõ. Chúng tôi hiểu rằng Nietzsche luôn lập dị, luôn hơi kỳ quặc và điên rồ. Chúng tôi cũng hiểu rằng, như chính Nietzsche đã nhấn mạnh, một gia vị điên rồ là cần thiết cho sự sáng tạo. Ông ta chắc chắn là rất sáng tạo, nhưng điên đến mức nào, và thực sự phát điên khi nào?


Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2023

Truyện Ngắn Ngu Yên: Xóm Bầu Hoang

Tôi thường xuyên nằm mơ những câu chuyện lạ lùng, có đầu đuôi mạch lạc, y như xem phim quái đản. Giấc mơ đôi khi sợ hãi, bạo động, lạc lõng, chết, yêu một người chưa gặp bao giờ, bị ma quỉ rượt đuổi, bay trên không trung, thỉnh thoảng thấy sự khỏa thân như trái chín mọc cây cao, leo hoài không tới, hái không được, … đại loại là những chiêm bao kỳ dị, tôi biết, chứng tỏ đời sống ban ngày của tôi không được vừa ý, tức giận, chán ngắt, muốn bỏ cuộc … Người thầy nói, “Chiêm bao là đời sống thứ hai về bản chất thật của mỗi người. Đây là thời gian dành cho một người biểu lộ hết những ước mơ, những bí mật, những giấu giếm, những xấu xa mà không sợ ai biết. Cũng là một cách nhận tội hoặc xưng tội với bản thân, để tâm tư được cân bằng.”

Rồi đêm hôm qua, chiêm bao xuất hiện một câu chuyện dài. Nhân vật chính là tôi, lo âu, sợ hãi khủng khiếp. Nhưng ngay trong lúc mơ đã cảm thấy khôi hài. Lúc gần thức dậy, cảm giác đó trở thành chua chát.

Trong chiêm bao, tôi là người đàn ông mang bầu.

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2023

Ngu Yên: Nhã Ca: Thơ từ vết thẹo

Tôi thích đọc thơ. Khi thích thơ của tác giả nào, thì bói thân phận của tác giả đó. Bói theo phương pháp thông diễn, nghĩa là tìm hiểu chiều sâu của thơ qua chiều sâu của tác giả.

Tôi thích thơ Nhã Ca từ thời còn là học sinh trường trung học Lê Quí Đôn, Nha Trang. Khi nghe bút hiệu Nhã Ca, hầu hết mọi người đều có cảm giác thanh cao, trong sáng, sảng khoái. Nhưng khi bói về hán nôm, thì số mệnh của bút hiệu kia, không phải như vậy. Có một chút tiết lộ trong vài câu thơ của chính tác giả:

“Đời sống ôi buồn như cỏ khô …

Khi về tay nhỏ che trời rét …

Và nỗi tàn phai gõ một lần …”


  1. Vết Thẹo.

“Thanh Xuân.”

Theo tự của Hán Nôm, “Nhã” có hai nghĩa đáng quan tâm và “Ca” có bốn nghĩa đáng chú ý.

.


Thứ Ba, 7 tháng 2, 2023

Tin Sách: 19 hè 72. Tập thơ mới nhất của Ngu Yên


EP xuất bản 150 trang

Thơ Tuyển từ 2019-2023

với trường ca: 19 Hè 72: Viết về trận chiến mùa hè đỏ lửa ở Quảng Trị, miền Nam Việt Nam, năm 1972; sử dụng những tài liệu chi tiết từ khi bắc quân tràn qua vùng hỏa tuyến cho đến ngày tái chiếm cổ thành Quảng Trị. Trường ca dài 35 trang. Giá $10 

https://www.barnesandnoble.com/w/19-h-72-y-n- ngu/1142994733?ean=9798823187572

Hoặc lên mạng https://www.barnesandnoble.com/ Truy cập: 19 Hè 72

1

…..

Ai đã gục ngã, ai đang gục ngã, ai sắp gục ngã

Và đá gạch gục ngã


Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2023

Ngu Yên: Chủ Nghĩa và Kịch Phi Lý

Phi Lý, được văn học xem là một chủ nghĩa (Absurdism), nhưng trước đó, nó là thái độ văn hóa, và trước đó nữa, nó là trạng thái sống.

Kinh nghiệm sống qua nhiều thế hệ, phi lý đầy dẫy trong lịch sử. Qua một đời người, ai cũng có thể cảm nhận, phi lý diễn ra hàng ngày. Đến mức quá quen thuộc khiến người ta xem phi lý là chuyện đương nhiên, bình thường, tất có. Ngược ngạo thay! phi lý không cần biện minh, trong khi hữu lý lại cần giải thích, thuyết phục, thưa kiện, và bị nghi ngờ.

Đó chẳng phải là lý do con người đi tìm chân lý, công lý vì chúng ta sống với phi lý? Cũng luận điệu này, vì con người sống với khổ đau, buồn bã, nên mới đi tìm hạnh phúc và niềm vui? Vì con người sống với chết nên phải tìm đến Chúa và Phật? Vì con người sống cô đơn, nên mới thèm thuồng tình cảm, mong đợi cảm thông?

Nói một cách khác: phi lý là trạng thái sống căn bản, liên tục, và vĩnh viễn. Nhận thức được điều này, giống như người vừa sinh ra đã bị khuyết tật, không thể làm gì khác hơn là sống với nó suốt đời. Một người ngụp lặn trong phi lý, phải biết cái phi lý, ăn ngủ với nó, như kẻ bị sứt môi vẫn phải nói, phải hôn, phải cười cho đến hơi thở cuối cùng.

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2023

Ngu Yên: Cung Tiến - Nghệ thuật nhạc phổ thơ

Di sản nghệ thuật của nhạc sĩ Cung Tiến không nằm ở số lượng, mà đầy ở phẩm chất. Ngoài những ca khúc, tấu khúc, thuần tuý giá trị về âm nhạc, ông còn để lại những bài viết, tiểu luận dưới nhiều đề tài văn học, kinh tế, và truyện dịch. Chúng ta đã đọc, đã nghe khá nhiều về tài hoa và khả năng sáng tác của Cung Tiến từ tuổi 15 cho đến những năm tháng sau cùng.


Trong những quà tặng ông để lại, tôi đặc biệt yêu thích nghệ thuật phổ thơ thành nhạc của ông, chẳng những cho chúng ta thưởng thức giai điệu bán cổ điển tây phương, ngũ âm đông phương, mà còn mang thơ Thanh Tâm Tuyền, một trong vài thi sĩ hàng đầu trong thời đại của ông đến giới thưởng ngoạn nhạc nghệ thuật và lưu trữ vào kho tàng âm nhạc Việt. Thơ Thanh tâm Tuyền không dễ phổ thành nhạc.


Như vậy, nghĩa là có những loại thơ dễ phổ thành nhạc? Còn thơ Thanh Tâm Tuyền thì khó?


Thứ Ba, 20 tháng 12, 2022

Ngu Yên: Ukraine và Bọ não

Trích trong tuyển tập truyện ngắn 2 của Ngu Yên, phát hành đầu năm 2023 trên Barnes & Noble:


***

Anh phóng viên dùng đồ cứu thương cá nhân mang theo trong ba lô, băng bó vết thương nơi bụng của anh lính Nga, người bị đồng đội bỏ rơi, đã núp trong căn phố đổ nát này hơn hai ngày. Vết thương không nặng nhưng nhiễm độc làm mủ, bốc mùi hôi thối. Bị cơn sốt hành hạ, anh lính hầu như hôn mê. Anh phóng viên dùng nửa chai cồn và hai chai nước uống để rửa vết thương sạch sẽ, rắc bột sát trùng, rồi băng dán cẩn thận. Anh lính nửa tỉnh nửa mê, nói thều thào, không hiểu. (Tôi có cảm giác mình kiệt sức. Có lẽ sắp chết. Rồi vợ con tôi làm sao đây? Có người đang cứu tôi. Tôi khóc. Tôi cảm ơn. Tôi muốn sống.) (Tôi thực sự không muốn cứu anh lính Nga này. Anh có lẽ gần như kẻ thù hơn là bạn. Họ độc ác. Những xác chết thường dân quanh đây chắc do anh sát hại. Họ chết vì trúng đạn tầm gần. Cây súng liên thanh hết đạn vẫn còn cầm trong tay anh. Nhưng lẽ nào, thấy một người bị thương gần chết mà không giúp đỡ?) Anh phóng viên bước xéo ra gần cửa sổ, chỉ còn một nửa trên vách tường, đốt một điếu thuốc, xả hơi.


Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2022

Tin sách: “Hẻm gián” của Ngu Yên

Lời giới thiệu: 

Tiếp theo “Thổi ngược chiều gió”, “Hẻm gián” là truyện ngắn tranh luận tập 2 của nhà văn – dịch giả Ngu Yên. Sách sẽ ra mắt độc giả vào dịp đầu Năm Mới 2023. 

Mục lục: 

- Giữa Đường Chào Nhau. (Viết thay lời tựa)

- Nước Bùn Thành Mây Trắng. 

- Lưỡi Ngựa Gỗ Gà Đi Bộ. 

- Người Ráp Babel. 

- Gõ Trán. 

- Ne Me Quitte Pas. 

- Hẻm Gián. 

- Bất Thường Là Bình Thường. 

- Thú Rụng Lông. 

- Xóm Bầu Hoang. 

- Thức Ăn Thừa Giáo Dục Thiếu. 

- Ukraine và Bọ Não. 



Thứ Ba, 13 tháng 12, 2022

Ngu Yên: Chuyện Người Thua Kiện

Hình minh hoạ, Freepik

Khi phiên tòa bắt đầu, luật sư bên công tố viện đã lên án tôi về tội đánh cắp tài sản trí tuệ của hàng ngàn tác giả. Điều này đúng. Tôi có tội. Sẽ phải đi tù vì cố ý phạm pháp và ở tù lâu hơn vì không thể trả số tiền phạt quá lớn.

Nghĩ đến vợ tôi, một tâm hồn đẹp đẽ, yếu đuối, và sợ hãi, sẽ phải bay theo tôi vào căn phòng hẹp, sau chấn song sắt, nằm lo lắng suốt đêm cho số phận người tù già. Tôi chắc bà không xấu hổ, không đau đớn, chỉ buồn vì 50 năm không lúc nào rời xa tôi. Tôi không hối hận, chỉ buồn, vì 50 năm qua không lúc nào rời xa bà.

Ba đứa con gái đã lớn, đã lập gia đình, có địa vị tốt trong xã hội. Tôi chắc chúng sẽ tự hào vì tôi phạm tội. Tôi chắc chúng sẽ không tránh mặt bất kỳ đối diện với ai trong đời sống và hãnh diện để nói những lời bênh vực lẽ không phải nhưng không trái. Rồi chúng sẽ cảm thấy thiếu vắng, trống trải vì không còn cha già cạnh bên để săn sóc.