Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2023
Lê Nguyễn: Về nhân vật Lưu Vĩnh Phúc trong lịch sử thời kỳ đầu kháng Pháp (Phần 2)
4) KHI LƯU VĨNH PHÚC VÀ QUÂN CỜ ĐEN BỊ LOẠI KHỎI VÒNG CHIẾN
Phải khách quan thừa nhận rằng trong hai trận đánh ở Ô Cầu giấy năm 1873 và năm 1883, có công lao rất lớn của quân Cờ Đen. Tổ chức này đã chuyển mình từ những thổ phỉ trong thời gian đầu mới trốn sang Việt Nam thành một đội quân tinh nhuệ dưới quyền điều động của quan binh Việt Nam và đã làm quân Pháp lắm phen mất ăn mất ngủ.
Liễu Trương: Người đọc tác phẩm
Vào những năm 1970, các nhà nghiên cứu văn học ở Tây phương bắt đầu quan tâm đến vấn đề đọc. Trước thời điểm đó, người ta tìm hiểu tác phẩm văn chương bằng cách nối kết tác phẩm với một thời kỳ, một cuộc đời, một vô thức hay một lối viết. Rồi bỗng nhiên tác phẩm văn chương được xem xét trong quan hệ với người sau cùng đã cho tác phẩm một sự tồn tại, đó là người đọc. Các nhà lý luận văn học nhận thấy hai câu hỏi hệ trọng được đặt ra từ trước : Văn chương là gì? Nghiên cứu văn bản như thế nào? Tựu trung là tự hỏi tại sao người ta đọc một cuốn sách. Phải chăng phương tiện tốt nhất để hiểu cái « sức mạnh » và tính trường cửu của một số tác phẩm là tự hỏi về những gì người đọc tìm thấy trong những tác phẩm đó?
Người ta bắt đầu quan tâm nhiều đến việc đọc khi những tiếp cận về thuyết cấu trúc bắt đầu có những giới hạn. Người ta nhận thấy không ích lợi gì khi muốn quy văn bản vào một loạt hình thức. Thi pháp học đã đi vào ngõ cụt : khi một công trình nghiên cứu bị giới hạn vào những cấu trúc thì đi đến những cái mẫu quá khái quát hoặc quá phiến diện. Quả thật, một mặt, những phương pháp mà các nhà thi pháp học đưa ra như những phương pháp tạo nên văn chương lại ở ngoài văn chương : Roland Barthes áp dụng phương pháp cấu trúc cho những cuốn phim James Bond. Mặt khác, thi pháp học là khoa học của cái khái quát, đã thất bại khi trình bày tính độc đáo của mỗi văn bản : nếu việc dùng đến phương pháp đa âm (nhiều phương diện) là một trong những ưu điểm của việc nghiên cứu tác phẩm của Dostoïevski, thì phải nhìn nhận rằng phương pháp đó không thành công với những tác giả tầm thường hơn Dostoïevski. Giá trị của một tác phẩm văn chương không thể bị quy vào việc dùng kỹ thuật này hay kỹ thuật nọ.
Thứ Ba, 30 tháng 5, 2023
Trương Nhân Tuấn: Nhìn lại chiến lược của Trung Quốc trên biển Đông
Các cuộc thủy chiến cận đại của Trung Quốc đối đầu với một quốc gia khác, ta có thể kể tới là trận hải chiến trên sông Mân và phong tỏa Đài Loan với hải quân Pháp năm 1885 và trận Áp lục năm 1895 với Nhật. Cả hai trận hải quân Trung Quốc, lúc đó là nhà Thanh, đều thua tơi tả. Toàn bộ lực lượng hải quân của Trung Quốc bị tiêu diệt. Ta cũng không thể không nhắc đến các cuộc xâm lăng Việt Nam của các triều đại người Hán. Trong tất cả các cuộc thủy chiến với Việt Nam, hải quân người Hán đều thua Việt Nam.
Suốt chiều dài lịch sử của Trung Quốc, cho tới năm 1945 Trung Quốc chưa hề có tham vọng về biển, như kiểm soát các hải lộ quốc tế cũng như tham vọng chinh phục hay thống trị không gian biển. Hầu hết các hoạt động của Trung Quốc về biển chỉ tựu trung ở các ngư dân đánh cá ven bờ. Ngoài ra những sinh hoạt về biển khác của Trung Quốc đều thuộc về hải tặc.
Lê Nguyễn: Về nhân vật Lưu Vĩnh Phúc trong lịch sử thời kỳ đầu kháng Pháp (Phần 1)
Cho đến nay, người ta vẫn tìm thấy bàng bạc đây đó những chuyện kể, những bài viết nhắc đến nhân vật này như một tên thảo khấu chuyên gieo rắc tai ương cho dân lành và đáng bị lên án nặng nề. Điều này không khó hiểu, khi ta biết rằng nhiều tư liệu mà các nhà nghiên cứu sử thường xuyên tham khảo được biên soạn bởi những cây bút thực dân. Họ đã gọi nhiều lãnh tụ kháng chiến Việt Nam như Hoàng Hoa Thám, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật là những “pirates” (kẻ cướp) hay “rebelles” (kẻ phản loạn) … Với họ, Lưu Vĩnh Phúc còn hơn thế nữa, khi quân lính của ông từng sát hại hai sĩ quan ưu tú đã góp phần rất lớn vào việc hoàn thiện cuộc chinh phục toàn cõi Việt Nam của họ.
Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2023
Phùng Gia Thế: Nhìn lại văn xuôi Việt 2022
![]() |
Bìa một số cuốn sách văn học xuất bản năm 2022. |
Văn xuôi 2022 có một năm không quá sôi động song khá nhiều sắc thái. Về sự kiện, có hai cuộc tọa đàm đáng chú ý: “Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong chuyển động của văn học Việt Nam đương đại” (Viện Văn học Việt Nam ngày 18/7) và “Nhà văn Sương Nguyệt Minh và nhà văn Trần Chiến - hai hiện tượng của văn xuôi đương đại” (Hội Nhà văn Hà Nội ngày 10/8). Đối tượng tọa đàm đều là các tác giả nổi tiếng, tên tuổi đã được đóng dấu trong cộng đồng văn học. Việc phát động cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ 2022-2024 của Hội Nhà văn Việt Nam là một điểm nhấn nhằm tìm kiếm và tôn vinh các cây bút tài năng. Trên bình diện sáng tác, dấu ấn văn xuôi khá phong phú, và dầu không có những kỳ hoa dị thảo, thì cũng đủ đầy các thanh sắc, nhịp màu.
BAY TRONG GIÓ XANH
Khái lược dòng thi ca Nam Phi, Ngu Yên dịch và giới thiệu
![]() |
Tóm Tắt Điểm Nhấn Trong Thi Ca Nam Phi
(Bài dịch South Africa Poetry của Penny’s Poetry Wiki.)
Thi ca Nam Phi phong phú, có nguồn gốc từ thời bộ lạc cổ xưa. Giờ đây, đã là một dòng thơ lớn, đặc biệt, về phương diện đấu tranh tự do và kỳ thị chủng tộc. Bao gồm nhiều chủ đề, hình thức và phong cách. Bài viết này thảo luận về bối cảnh xuất thân của các nhà thơ đương đại và xác định các nhà thơ lớn của Nam Phi, các tác phẩm và ảnh hưởng của họ.
Bối cảnh văn học Nam Phi từ thế kỷ 19 đến ngày nay về cơ bản được định hình bởi sự phát triển chính trị và xã hội của đất nước, đặc biệt là quỹ đạo từ một trạm buôn bán thuộc địa đến một quốc gia phân biệt chủng tộc và cuối cùng hướng tới một nền dân chủ. Các lực lượng chính của sự gia tăng dân số và thay đổi kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển đô thị cũng đã tác động đến những chủ đề, hình thức và phong cách văn học và thi ca nói riêng đã xuất hiện từ đất nước này theo thời gian. Nam Phi đã có một lịch sử giàu có về phẩm lượng văn học. Tiểu thuyết và đặc biệt, thơ đã được viết bằng tất cả mười một ngôn ngữ chính thức của Nam Phi.[1]
Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2023
Vũ Tường và Sean Fear: Việt Nam Cộng Hoà, 1955-1975: Kinh Nghiệm Kiến Quốc
(Trích từ “Lời Mở Đầu” của sách cùng tên do Văn Học xuất bản năm 2022)
Chiến tranh Việt Nam mặc dù khởi đầu nhỏ bé nhưng nhanh chóng biến thành cuộc chiến tranh quy ước có tính quyết định của thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Những năm cuối của cuộc chiến hai phe đã đưa vào sử dụng xe tăng, pháo binh, máy bay trực thăng, hệ tên lửa phòng không có lẽ tối tân nhất thế giới, và phi cơ oanh tạc suốt ngày đêm với quy mô chưa từng có. Mặc dù khốc liệt như vậy, bản chất cuộc chiến là chính trị hơn là quân sự. Mâu thuẫn cơ bản của cuộc xung đột là hai quan điểm đối nghịch nhau của phe cộng sản và phe cộng hoà về xây dựng một quốc gia ở miền Nam. Mỗi phe được đồng minh quốc tế của mình ủng hộ với mức độ khác nhau.
Phần lớn những nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam đều mắc phải khuyết điểm “dĩ Mỹ vi trung,” nghĩa là lấy Mỹ làm trọng tâm, chỉ tập trung vào quyết sách và kinh nghiệm của phía Mỹ không cần biết các bên khác. Cũng có khá nhiều nghiên cứu về cuộc chiến nhìn từ phía cộng sản Hà nội. Chỉ mới gần đây mới có một số học giả lưu ý đến quan điểm và vai trò của phía Việt Nam Cộng Hoà (VNCH), có điều là họ vẫn bị giới hạn trong một giai đoạn nhất định hay các chính sách cụ thể. Các nhà lãnh đạo VNCH đóng vai trò gì và thái độ như thế nào? Họ đồng ý hay bất đồng với người Mỹ ra sao? Vai trò của xã hội dân sự và dân chúng ở miền Nam Việt Nam thế nào? Câu trả lời cho những câu hỏi này phần lớn vẫn còn để ngỏ.
Thứ Ba, 11 tháng 4, 2023
Hồ Sĩ Quý: Độc tài, “hóa rồng” và dân chủ ở Đài Loan
PHẦN 1.
![]() |
Đài Bắc: Thủ đô của Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) . Hình WIkipedia |
Từ năm 1949, khi Tưởng Giới Thạch bỏ Trung Quốc đại lục chạy ra Đài Loan, khả năng duy trì sự tồn tại của chế độ chính trị riêng biệt ở hòn đảo này nghiễm nhiên trở thành vấn đề thường trực và ảnh hưởng đáng kể đến không khí chính trị thế giới.
Với diện tích 36.008 km2, Đài Loan quá nhỏ so với Trung Quốc đại lục, nguy cơ bị “giải phóng” là nỗi quan ngại ám ảnh đối với chính thể đảo này suốt hơn nửa thế kỷ nay. Đó là một nhân tố chính trị khắc nghiệt quy định sự phát triển của Đài Loan. Tuy nhiên, sự “chống lưng” của Mỹ với hạm Đội 7 có mặt ngoài eo biển Đài Loan ngay từ sau chiến tranh Triều tiên 1953 và đặc biệt, “Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ – Đài Loan” 12/1954, chính là lý do cân não khiến mọi kế hoạch “thu hồi Đài Loan” của đại lục từ đó đến nay vẫn “chưa có cơ hội” để thực hiện.[1] Có thể nói, việc đánh giá vị thế của Đài Loan trong sự phát triển thế giới sẽ còn là vấn đề gây tranh cãi. Cả Trung Quốc và Mỹ, trong thế kỷ 20, đã sử dụng Đài Loan như một “nước cờ” lợi hại. Mỹ đã dùng Đài Loan để kiềm chế Trung Quốc không thể nói là kém thành công. Ngược lại, sau những thất bại chiếm đóng lúc ban đầu, Trung Quốc cũng bắt đầu “thủ lợi” không ít trong vấn đề Đài Loan trong những thập niên gần đây. Riêng Đài Loan, ý thức được thế ngặt nghèo, đã biết làm thế nào để giữ được độc lập, làm nên một Đài Loan hiện đại, dân chủ và thịnh vượng, một “con rồng” châu Á.
Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2023
Lê Nguyễn: Cuộc sống lưu đày của các vì vua yêu nước (Phần 3)
![]() |
Cựu hoàng Duy Tân. Hình Wikipedia |
3) NHỮNG NĂM THÁNG LƯU ĐÀY VÀ CÁI CHẾT CỦA CỰU HOÀNG DUY TÂN (tt)
Cựu Hoàng Duy Tân viết gì trong Bản Tuyên bố Chính trị
Ở trên, chúng ta biết rằng vào ngày 29.8.1945, cựu hoàng Duy Tân đã phổ biến một tuyên bố chính trị quan trọng đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến mối quan hệ Việt-Pháp trong tình hình mới, khi cuộc thế chiến đã kết thúc. Gần đây, người viết bài này tình cờ tìm thấy tờ báo Pháp Combat (Chiến đấu) số ra ngày 16.7.1947 có một bài viết dài đề cập đến bản tuyên bố của cựu hoàng, thiển nghĩ đây là một tư liệu quý cần thiết cho người đọc yêu lịch sử và các nhà nghiên cứu.
Bài báo có nhan đề: “Bản tuyên bố chính trị của cựu hoàng Việt Nam Duy Tân, Thiếu tá thuộc lực lượng nước Pháp tự do”, đã trích dẫn nguyên văn nhiều nội dung quan trọng của bản tuyên bố ngày 29.8.1945.
Thứ Ba, 4 tháng 4, 2023
Lê Nguyễn: Cuộc sống lưu đày của các vì vua yêu nước (Phần 3)
![]() |
Vua Duy Tân trong lễ tấn phong (1907) Nguồn: Wikipedia |
3) NHỮNG NĂM THÁNG LƯU ĐÀY VÀ CÁI CHẾT CỦA CỰU HOÀNG DUY TÂN
Cựu hoàng Duy Tân là một trong hai ông vua yêu nước ở giai đoạn cuối cùng của triều Nguyễn (người kia là vua cha Thành Thái). Mới hơn 10 tuổi, ông đã cảm nhận cái nhục mất nước và năm 16 tuổi đã bắt đầu cuộc sống lưu đày, sau khi mưu định lật đổ chế độ thực dân Pháp bất thành. Từ nhiều thập niên qua, những năm tháng lưu đày của ông ít được nói đến, nhất là về cái chết còn nhiều uẩn khúc của ông. Gần đây, con trai ông là Claude Vĩnh San đã công bố một số tài liệu liên quan đến cựu hoàng, có trích dẫn một số chi tiết quan trọng về những năm tháng ông sống lưu đày ở đảo Réunion (thuộc Pháp) cùng một số hình ảnh tư liệu quí chưa từng công bố.
***
*Trước phút lưu đày
Hoàng tử Nguyễn Phước Vĩnh San sinh ngày 3.8.1900 (có tài liệu ghi ông sinh năm 1899), được thực dân Pháp và triều thần Huế đưa lên ngôi ngày 3.9.1907 với niên hiệu Duy Tân. Làm vua trong thời loạn ly, ông sớm ý thức nỗi nhục mất nước, nhưng giữa đám triều thần lơ láo, đành phải nuốt nhục làm thinh.
Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2023
Lê Nguyễn: Cuộc sống lưu đày của các vì vua yêu nước (Phần 2)
![]() |
Ảnh vua Thành Thái (1879-1954) trên một bưu thiếp năm 1903 |
Thành Thái và Duy Tân là hai ông vua yêu nước, không cam tâm làm bù nhìn cho thực dân Pháp, mỗi người phản ứng một cách khác nhau nhưng đều phải trải qua một chuyến lưu đày không thời hạn. Đời sống của hai cựu hoàng trong thời gian lưu đày ra sao, không thấy có tài liệu nói đến một cách rõ ràng.
Bài viết dưới đây dựa phần lớn vào lời kể của ông Nguyễn Phúc Vĩnh Cầu - con trai út của cựu hoàng Thành Thái, sinh năm 1924 trên đảo Réunion, người đã sống cạnh cựu hoàng trong gần suốt thời gian lưu đày của cha. Ông Vĩnh Cầu có ghi lại và cung cấp cho người viết nội dung những gì đã kể, và cũng nhất trí với chúng tôi là chuyện kể theo ký ức của một người có tuổi khó tránh khỏi sai sót, những mong các bậc thức giả và những người trong thân tộc đính chính và bổ sung giúp.
***
2) NHỮNG NĂM THÁNG LƯU ĐÀY CỦA CỰU HOÀNG THÀNH THÁI
Thứ Ba, 28 tháng 3, 2023
Lê Nguyễn: Cuộc sống lưu đày của các vì vua yêu nước
![]() |
Hình chụp vua Hàm Nghi tại Algiers năm 1900. Nguồn: Wikipedia |
I) NHỮNG NĂM THÁNG LƯU ĐÀY CỦA VUA HÀM NGHI
Lúc rời kinh thành Huế sau khi quân triều đình thất bại trong cuộc tấn công bất thần vào tòa Trú sứ Pháp, vua Hàm Nghi mới 14 tuổi (1871-1885). Từ đó, ông dấn thân vào một cuộc sống lang bạt, ẩn lánh hết chỗ này đến nơi khác. Theo một bài viết dài gần 100 trang của cây bút A. Delvaux nhan đề Quelques précisions sur une période troublée de l’histoire d’Annam (Mấy điểm minh xác về một thời kỳ biến động trong lịch sử Việt Nam) in trong Tập san Đô thành Hiếu cổ (Bulletin des Amis du Vieux Hue: BAVH) số 3 năm 1941, sau một trận đánh lớn diễn ra tại Trai-Na (tiếng Pháp không bỏ dấu) gây cho quân triều đình những thiệt hại nặng nề, Tôn Thất Thuyết cùng một số người tìm đường sang Trung Quốc vào tháng 2.1886, giao việc hộ vệ nhà vua cho hai con trai là Tôn Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp. Lúc ấy, Tôn Thất Đạm độ 22 tuổi, được vua Hàm Nghi cử làm Khâm sai, giữ nhiệm vụ liên lạc với các lực lượng nghĩa quân và đến vùng biên giới Quảng Bình để huy động lương thực. Tôn Thất Thiệp cùng tuổi với vua Hàm Nghi, ở sát cạnh nhà vua, ngày cũng như đêm.
Thứ Ba, 21 tháng 3, 2023
Nguyễn Hải Hoành: Tại sao Việt Nam không bị đồng hóa sau 1000 năm Bắc thuộc?
TIẾNG TA CÒN THÌ NƯỚC TA CÒN!
Đồng hóa dân tộc (national assimilation) gồm:
1- Đồng hóa tự nhiên, tức quá trình dân tộc A trong giao tiếp với dân tộc B, do chịu ảnh hưởng lâu dài của B mà A tự nhiên dần dần mất bản sắc của mình, cuối cùng bị B đồng hóa; đây là một xu hướng tự nhiên trong tiến trình lịch sử loài người.
2- Đồng hóa cưỡng chế: sự cưỡng bức một dân tộc nhỏ yếu hơn chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán của một dân tộc lớn mạnh hơn; đây là một tội ác.
Thứ Ba, 14 tháng 3, 2023
Malek K. Khazaee: Trường Hợp Nietzsche Điên Rồ (Ngu Yên dịch)
California State University at Long Beach
![]() |
Tranh của Hans Olde từ loạt ảnh The Ill Nietzsche, cuối năm 1899 Nguồn Wikipedia |
Lộ trình đạt tới mục tiêu của tiểu luận này có hướng đi ngược lại với lời khuyên của chính Nietzsche. Thay vì tìm hiểu một văn bản bằng cách biết tiểu sử và tính cách của tác giả, bài tiểu luận này cố gắng đánh giá trạng thái tinh thần của tác giả bằng cách phát hiện những dấu hiệu điên rồ trong bài viết của ông, đặc biệt là một số bức thư cho đến nay vẫn chưa được dịch. Lý do cho phương pháp tiếp cận này là do sự thiếu hồ sơ bệnh án tâm thần trong hồ sơ y tế của ông - một khó khăn lớn, như Jaspers đã nghiên cứu và nêu rõ. Chúng tôi hiểu rằng Nietzsche luôn lập dị, luôn hơi kỳ quặc và điên rồ. Chúng tôi cũng hiểu rằng, như chính Nietzsche đã nhấn mạnh, một gia vị điên rồ là cần thiết cho sự sáng tạo. Ông ta chắc chắn là rất sáng tạo, nhưng điên đến mức nào, và thực sự phát điên khi nào?
Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2023
Lê Nguyễn: Tấm gương sáng của Đức Từ Dụ Hoàng Thái Hậu
![]() |
Chân dung Hoàng Thái Hậu Từ Dụ. Nguồn Wikipedia |
Năm 1558, nhiều gia đình sĩ phu đất Bắc đã đi theo Đoan Quận công Nguyễn Hoàng vào lập nghiệp ở vùng đất mới. Trong số những người này có Phạm Đăng Khoa, rất giỏi chữ nghĩa, nhưng không muốn cộng tác cùng họ Trịnh. Ông đưa gia đình đến ở huyện Võ Xương (Quảng Trị), sau dời về huyện Hương Trà (Thừa Thiên). Từ đó, dòng họ Phạm Đăng thực hiện dần cuộc “Nam tiến”. Con Đăng Khoa là Phạm Đăng Tiên làm huấn đạo huyện Tư Nghĩa, rồi dời nhà vào huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi). Đến đời thứ ba là Phạm Đăng Xương lại dời về huyện Tân Hoà (Gò Công, Gia Định).
Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2023
Nguyễn Xuân Diện: Làng cổ Đông Ngạc – Làng có nhiều tư liệu cổ lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm nhất cả nước
![]() |
Tác giả, TS Nguyễn Xuân Diện tại làng cổ Đông Ngạc |
Hôm nay Hội làng Đông Ngạc.
1. Lịch sử và văn hóa làng cổ Đông Ngạc
Đông Ngạc là một ngôi làng cổ nằm sát chân cầu Thăng Long Hà Nội. Một làng quê cổ kính, đặc sắc bậc nhất của Hà Nội đến nay còn khá nguyên vẹn, mặc dù vùng ven đô đã bước vào quá trình đô thị hóa một cách quyết liệt nhất, mặc dù cây cầu Thăng Long lớn nhất Đông Nam Á vạch một nét ngang ngay cạnh làng, gần như vuông góc với con đê bê tông chắn ngang qua trước cửa ngôi đình cổ...
Thứ Ba, 28 tháng 2, 2023
Lãng Nhân: Vốn dòng thi lễ (viết về nữ sĩ Hồ Xuân Hương)
![]() |
Hình minh họa: Học giả Lãng Nhân Phùng Tấc Đắc qua nét vẽ của họa sĩ Tạ Tỵ và thủ bút của ông. |
Năm 1975, ông sang tỵ nạn tại Cambridge, Anh và mất ngày 29 tháng 2 năm 2008. Từ năm 1985, ông cộng tác với tờ Làng Văn, Canada.
Tác phẩm:
Trước đèn - 1939
Chuyện vô lý - 1942
Chơi chữ - 1960
Cáo tồn - 1963
Giai thoại làng nho - 1963
Hán văn tinh túy - 1965
Thơ Pháp tuyển dịch - 1968
Chuyện cà kê - 1968
Khổng Tử - 1968
Tư Mã Quang, Vương An Thạch - 1968
Nguyễn Thái Học - 1969
Tôn Thất Thuyết - 1969
Nghiêm Phục - 1970
Hương sắc quê mình (Làng Văn, Canada)
Nhớ nơi kỳ ngộ
Tưởng niệm 15 năm ngày mất của học giả Lãng Nhân Phùng Tất Đắc (29/2/2008 - 29/2/2023), DĐTK xin đăng lại tác phẩm “Vốn dòng thi lễ” viết về nữ sĩ Hồ Xuân Hương, nằm trong cuốn “Hương Sắc quê mình” của ông.
Diễn Đàn Thế Kỷ
Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2023
Lê Nguyễn: Cuộc hội ngộ của hai kẻ cựu thù tại Paris năm 1895
![]() |
Chân dung vua Hàm Nghi do một người Pháp vẽ ngay sau khi ông bị bắt. Bức chân dung này được in trong báo Le Monde Illustré số 1665 ngày 23.2.1889 |
Trong lịch sử gần 100 năm thuộc Pháp, vua Hàm Nghi là vị hoàng đế duy nhất đã rời bỏ kinh thành để mưu cuộc kháng chiến, với sự phò tá của những quan lại giàu lòng yêu nước như Tôn Thất Thuyết và hai con (Tôn Thất Đạm, Tôn Thất Thiệp), như Lê Trực, Nguyễn Phạm Tuân…, những con người luôn coi sự tồn vong của đất nước quan trọng hơn sự an nguy của gia đình mình.
Kể từ cái ngày được sử gọi là “thất thủ kinh thành” 5.7.1885 đến ngày cựu hoàng Hàm Nghi rơi vào tay giặc (2.11.1888), một thời khoảng hơn 3 năm đã trôi qua, lời hịch Cần vương đã khơi dậy những phong trào chống Pháp sôi nổi: Phan Đình Phùng ở Hà Tĩnh, Đinh Công Tráng ở Thanh Hóa, Cai Kinh, Hoàng Hoa Thám ở Lạng Giang và Yên Thế, Nguyễn Thiện Thuật ở Hưng Yên…
Thứ Ba, 17 tháng 1, 2023
Trương Nhân Tuấn: 49 năm ngày hải chiến Hoàng Sa– Bàn về chủ quyền Hoàng Sa
Battle of the Paracel Islands, Wikimedia |
![]() |
Bốn chiến hạm của hải quân Việt Nam cộng hòa tham dự trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 - Ảnh tư liệu |
Nhân 49 năm ngày hải chiến Hoàng Sa 17/19 tháng Giêng 1974, thử bàn về chủ quyền Hoàng Sa qua nguyên tắc "ex injuria jus non oritur".
Trong luật có nguyên tắc: "ex injuria jus non oritur". Đại khái có thể hiểu là "lẽ phải không phát sinh từ một hành vi bá đạo".
Thứ Ba, 13 tháng 12, 2022
Lê Nguyễn: Về một số ngộ nhận liên quan đến nhân vật lịch sử Lê Văn Duyệt (kỳ 3)
![]() |
Nhà nghiên cứu Lê Nguyễn |
Lê Nguyễn là bút danh của Lê Văn Cẩn, sinh năm 1944, tốt nghiệp khóa 10 Học viện Quốc gia Hành chánh, Sài Gòn (1965), một cây bút quen thuộc của nhiều tờ báo, tạp chí trong nước như Kiến thức Ngày Nay, Thế giới Mới, Khoa học phổ thông, Khoa học và Đời Sống…, là tác giả của khoảng hơn 10 đầu sách đã xuất bản, phần lớn là sách biên khảo lịch sử thời Lê–Nguyễn và thời Pháp thuộc.
Loạt bài này sẽ được đăng làm 3 kỳ. Xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả.
6) MỐI QUAN HỆ GIỮA VUA MINH MẠNG VÀ TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT LÚC SINH TIỀN
Phần 1- Những ân thưởng xứng đáng dành cho một bề tôi