Hiển thị các bài đăng có nhãn Nghệ sỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nghệ sỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2019

Một “Hậu Duệ” Của Tự Lực Văn Đoàn : Đạo Diễn Nguyễn Đình Nghi (1928- 2001)

LTS. Trong chương trình Hội thảo và Triển lãm về báo Phong Hóa-Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn tổ chức tháng 7, 2013 tại Nam California, người đại diện cho gia đình nhà văn Thế Lữ là chị Phạm Thảo Nguyên, con dâu của nhà văn.

Gần đây chúng tôi may mắn tìm được một số tài liệu từ trang nhà của nhà văn Vương Trí Nhàn, phỏng vấn hoặc ghi chép về đạo diễn Nguyễn Đình Nghi, con trai trưởng của nhà văn Thế Lữ. Nhận thấy các tài liệu này rất sâu sắc về phương diện kịch nghệ, mà cũng cho biết phần nào về giới văn học của miền Bắc, chúng tôi mạn phép trích đăng một số đoạn để cống hiến quý độc giả. DĐTK

Gia đình nhà văn Thế Lữ sau 1975. Từ trái : Nguyễn Đình Nghi, ông và bà Thế Lữ, con gái của ông bà

SÂN KHẤU LÀ NGHỀ PHẢI HỌC

(Người phỏng vấn : Lê Thu Hạnh)

Theo anh, muốn làm đạo diễn sân khấu cần phải làm gì?
- Thứ nhất là năng khiếu, thứ hai là học.

Lạ nhỉ, tôi thấy nhiều người cứ làm đạo diễn ngon lành. Họ có cần học gì đâu!
- Nghề này phải học, vì sân khấu là nghề có kỹ thuật (cơ bản giống như âm nhạc, hội hoạ…) khối lượng kỹ thuật cơ bản ấy rất lớn: chương trình học đạo diễn ở trường Đại học sân khấu kéo dài 5 năm. Mà học xong ở truờng mới chỉ là bắt đầu bước vào nghề.
Tôi không tin có người không học mà lại thành đạo diễn.
Tất nhiên, có thể không học ở trường. Cha tôi (cụ Thế Lữ, NSND, đạo diễn sân khấu, người khởi xướng phong trào Thơ mới - PV) là người đạo diễn tự học. Nhưng cuối đời, cha tôi bảo: "Không

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2019

Trần Doãn Nho: Trò chuyện với ca sĩ Thu Vàng

Qua sự đánh giá của nhiều nhạc sĩ, nhà văn, nhà thơ cũng như khán, thính giả trong và ngoài nước, Thu Vàng là một giọng hát hiếm quý trong nền tân nhạc Việt Nam hiện nay, tiếp nối những giọng ca tài danh Thái Thanh, Kim Tước, Mai Hương, Duy Trác… Cuộc trò chuyện này sẽ giúp cho những người hâm mộ chị biết thêm một số điều về con người cũng như quá trình ca hát của chị trong thời gian qua.


Trần Doãn Nho (TDN): Trước hết, tôi hơi tò mò một chút. Sao cô lấy tên là Thu Vàng?

Thu Vàng (TV):Tôi tên thật là Thu. Tên "Thu Vàng" được bạn bè trong lớp đệ tứ Trường Nữ Trung học Quảng Tín đặt cho nhân Thu hát bản “Thu vàng” của Cung Tiến để phân biệt với hai bạn cũng tên Thu trong lớp. Có người cho rằng tên Thu đã không vui, còn thêm chữ Vàng làm chi cho não nuột và bảo Thu nên đổi cho đời sáng láng ra bớt, nhưng tôi nghĩ cái tên cũng đã có tiền duyên gắn bó với người.

TDN: Trên Facebook, các thính giả nghe TV hát thường hỏi nhau về gốc gác của TV. Người thì nói gốc Huế, kẻ thì nói Quảng Nam, hay Quảng Ngãi, có người nói là gốc Bắc. Vậy thì thực sự quê quán của TV ở đâu?

TV: Thưa anh, tôi gốc Tam Kỳ, Quảng Nam. Trước 1975, tôi di chuyển nhiều nơi, nơi cuối cùng định cư là Quảng Ngãi. Có người nghĩ tôi gốc Huế vì khi ba tôi ra Quảng Trị làm việc, tôi theo ra học, tôi biết nhiều từ ngữ địa phương, sử dụng được như người dân vùng này. Câu hỏi gần như thường xuyên của khán, thính giả (và có phần rất thú vị đối với người Bắc xưa) với tôi là, "Sao cô nói giọng Quảng mà hát y như giọng Hà Nội xưa vậy?", tôi trả lời: Có lẽ vì tôi nghe nhạc từ lúc còn bé mãi đến giờ nên quen cách phát âm của những ca sĩ mình yêu thích mà chính mình cũng không biết, khi nghe hỏi mới để ý.

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2019

Trần Mộng Tú: Ngọn Nến Muộn Màng Cho Người Yêu Nước Nghiêm Sỹ Tuấn

Trần Mộng Tú, sinh năm 1943 tại Hà Đông, Bắc phần. Lớn lên ở Hà Nội, Hải Phòng, di cưvào Nam 1954, trung học Nguyễn Bá Tòng, trung học Trường Sơn Sài Gòn. Nhân viên Hãng Thông Tấn The Associated Press, (1968- 1975). Sang Mỹ tháng Tư năm 1975, hiện sống (với gia đình) tại Seattle,Washington, làm thơ viết văn từ sau 1975. Đã xuất bản 4 Tập Thơ, 4 Tập Tản Văn và Truyện Ngắn. Cộng tác với các trang mạng và tạp chí văn học ở Mỹ và các nước khác.

Bác Sĩ Ngô Thế Vinh chia xẻ với tôi một cuốn sách anhvà các bạn anh đang soạn thảo. Cuốn sách về một cuộc đời rất ngắn của người bạn đồng nghiệp: Nghiêm Sỹ Tuấn, một Bác Sĩ Quân Y, một Thi Văn Sĩ , tử trận ở tuổi 31 tại Khe Sanh năm 1968 khi anh đang là Y Sĩ Trung Úy Tiểu Đoàn 6, Nhẩy Dù.

Nghiêm Sỹ Tuấn chết ở cái tuổi đẹp nhất của đời người: đời của một Y Sĩ, một Thi Sĩ và đời người Lính. Với ba cái đó cộng lại, Nghiêm Sỹ Tuấn là một con người sống lý tưởng và ôm đầy hoài bão tốt đẹp.

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2019

Trịnh Cung: Việt Nam, Quá Khứ Là Mở Đầu (Vietnam - Past is Prologue)

Một Tác Phẩm Nghệ Thuật Đa Phương Tiện của Nữ Nghệ Sĩ TIFFANY CHUNG, Một Công Trình Nghệ Thuật-Chính Trị Khổng Lồ, Giá Trị Nhất về Chiến Tranh Việt Nam sau 44 Năm Kể Từ 30-4-1975.

Tiffany Chung, nghệ sĩ đương đại người Mỹ gốc Việt

Với Tác Phẩm Nghệ Thuật Đa Phương Tiện Mang Tên “Vietnam, Past is Prologue”, đang được trưng bày tại Smithsonian American Art Museum, Washington DC, Tiffany Chung, một ngôi sao nghệ thuật đương đại Việt Nam đã dành hết nước mắt cho một quá khứ của quê hương mình đã bị bức tử kể từ 30-4-75. 

Dẫn Nhập 


Thật khó tưởng tượng được và cũng là sự trông mong của tôi từ lâu là sẽ có một ngày được nhìn thấy một công trình nghệ thuật xứng tầm cho một bị kịch lịch sử không chỉ có một không hai đối với lịch sử người Việt mà cho cả thế giới vào những thập niên cuối thế kỷ 20, được sáng tạo bởi một họa sĩ Việt Nam, dù rằng trước đây và hiện nay cũng không nhiều thì ít đã có một số nghệ sĩ đương đại Việt Nam thuộc thế hệ trưởng thành sau 1975 đã làm ra những tác phẩm chạm đến xương cốt của cái ác, cái cam tâm đang hủy hoại dân tộc mình. Có thể kể đến những cái tên: Trương Tân, Nguyễn Mình Thành, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Thái Tuấn, Nguyễn Thuý Hằng... Tuy nhiên, tất cả đều, hoặc phải bỏ cuộc hoặc phải sử dụng thứ thủ pháp ẩn dụ để tránh sự truy bức của chính sách nhà nước Cộng Sản. 

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2019

Trịnh Cung: Tôi đã vẽ như thế nào sau ngày 30 tháng Tư 1975?

Tự họa 1989, sơn dầu trên canvas, 25 x45cm. Sưu tập của Phan Nguyên.

1. Vẽ Trong Trại Tù


Ngày đó, không chỉ mình tôi hoang mang, lơ láo mà hầu hết các bạn cùng thời ở trong hệ thống chính quyền Sài Gòn đều có chung tâm trạng.

Làm gì đây, sẽ ra sao? Trong lúc đó những người ủng hộ cách mạng đang ăn mừng, “ anh em ta về mừng như bão tố/ cờ bay trăm ngọn cờ bay”.

Rồi cái gì đến cũng phải đến, tôi cùng cả trăm ngàn sĩ quan và chức sắc hành chánh khăn gói đi tập trung cải tạo. Thế là giã từ nghiệp vẽ.

Nhưng số tôi, việc vẽ đã bị cột vào đời mình, chạy trời không khỏi. Tinh thần của một hàng bình như tôi là vừa sợ vừa chấp nhận, mất khả năng chiến đấu nên dễ tuân theo chủ trương của trại tù, bảo gì làm đó miễn không quá sức và không hại anh em.

Lý Đợi: Phỏng Vấn Nhà Văn Cung Tích Biền (Kỳ cuối)

“Đành lòng sống trong Phòng đợi của lịch sử”
Kỳ II


Lý Đợi: Thưa nhà văn, chừng như ông chung thân bất mãn. Hai chế độ từng sống không chế độ nào là lý tưởng đối với ông. Ông bằng lòng đi dưới hai làn đạn?

Cung Tích Biền: Quả đúng như thế. Đây là một bất hạnh. Nhưng không riêng tôi chịu loại bất hạnh này. 

Từ khi được gọi là thành niên tới ngày hôm nay, tôi đã sống 21 năm trong nước Việt Nam Cộng hoà, 31 năm trong Xã hội chủ nghĩa. Cộng lại hơn nửa thế kỷ. Tôi chưa từng dùng ngòi bút ca ngợi bất cứ một chế độ đương quyền nào. 

Theo tôi, một chế độ chân chính lương thiện, thì đây là việc bình thường trong vai trò trị nước. Không có chi phải ca ngợi. Mà lãnh tụ loại xịn này không cần ai bồi bút. 

Một chế độ cưỡng chế tư tưởng, rào chắn dân chủ, xem nhẹ nhân quyền, tham ô, mãi lộ, thì dân chúng có quyền lên tiếng góp ý, phản đối, đối lập, thậm chí nổi dậy, cũng là sự thường. Sự phản kháng trong trường hợp này là biểu tỏ của lương tri, là tôn trọng danh dự giống nòi.

Nếu chúng ta xem cái “Sống của một đời người” là chỉ cuộc ký gởi vào một Cõi Tạm, thì Miền Nam Cộng Hòa mà tôi sống là miền đất đã cho tôi tạm (tôi nhấn mạnh là tạm) đầy đủ ý nghĩa con người. 

Ở đây, từ 1955, tôi được đến trường học sau chín năm ở trong vùng Kháng chiến chống Pháp thiếu sách vở, thiếu thầy, thiếu trường, không được học hành gì cho ra cái học. Tôi không nói cái Ăn, mà tôi trọng cái Học, cái Đọc. Trong một xã hội thiếu tự do tư tưởng - trong đó có tự do in ấn, phổ biển, lưu hành tác phẩm ở nhiều lĩnh vực - là Thiếu Tất Cả. 

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2019

Lý Đợi: Phỏng Vấn Nhà Văn Cung Tích Biền (Kỳ 1)

Nhà văn Cung Tích Biền - 2005

Vài lời giới thiệu


Nhà văn Cung Tích Biền thuộc dòng Văn học Việt Nam Cộng Hòa, đã thành danh từ lâu trước 1975.

Sau 1975 ông gác bút 12 năm, và "tái xuất giang hồ" vào năm 1987, với một bút lực sung mãn, phong văn hoàn toàn khác trước. Theo rất nhiều các tiểu luận, nhận định của nhiều nhà phê bình văn học, về sáng tác của ông đều có chung một nhận định, là súc tích, tài hoa, nhân bản và minh triết.

Hiện nay hầu hết các sáng tác trước 1975 và phần lớn những tác phẩm sau này của Nhà văn Cung Tích Biền đang bị cấm in ấn, lưu hành trong nước, nhưng ông đang là một trong những nhà văn được đông đảo độc giả tìm đọc, rất ái mộ.

Ngoài ra, theo hành trình văn chương trên nửa thế kỷ, Cung Tích Biền cũng đã được phỏng vấn rất nhiều, qua báo chí, đài phát thanh, các trang mạng… Chúng tôi mong rằng, qua các cuộc đối thoại này, sẽ mang đến cho quý độc giả một cái nhìn không chỉ riêng từ nhà văn, không riêng của văn chương, mà phần nào là Cái Nhìn tổng quan về chiến tranh, thời sự, văn hóa, tình trạng xã hội, thân phận con người trong suốt thời gian dài lịch sử chúng ta đã trải qua.

(Lược trích Lời Giới Thiệu của nhà xb Giấy Vụn khi xuất bản chui các bài phỏng vấn Cung Tích Biền vào năm 2015 tại Việt Nam).

Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2019

Nguyễn Đức Tùng: Lưu Quang Vũ, Càng Thương Yêu Càng Không Vừa Ý (Tiếp theo và hết)

Chúng ta cũng yêu quý điều gì ở Lưu Quang Vũ? Lòng khao khát tự do. 

Sao em chẳng cùng anh ra cửa biển 
Mùa thu cao mây trắng xóa mênh mông 

Tự do của Lưu Quang Vũ có tính riêng tư hơn và vì vậy mà tuyệt đối hơn. Khi đọc lại thơ ca miền Bắc cùng thời, tôi có ấn tượng rằng hình như anh là nhà thơ hiếm hoi, vào thời điểm ấy, đi ngược lại các quy ước, thể hiện ý chí cá nhân, rẽ sang một lối hoàn toàn khác từ nền thơ đại chúng. Đi xa đến nỗi cũng còn lâu nhiều nhà thơ hôm nay có thể theo kịp. Trước hết, sớm muộn gì anh cũng vượt qua thói quen sáo rỗng của chính mình, kiểu như trong: 

Con ngựa gầy phiêu bạt thảo nguyên xa 

Vượt qua không khí tù hãm, nhìn thẳng vào cô đơn, tự làm mới vết thương tâm hồn, do đó làm mới niềm hy vọng đối với ngôn ngữ. Thoạt đầu anh cũng tham gia chiến tranh như nhiều người khác, trong xã hội ấy: hồn nhiên, tin tưởng, mơ mộng. 

Chùm nhãn chín cành cao rạo rực
Sắp gặp nắng nhựa dồn nên nhãn thức
Ta cũng bồi hồi trong đêm bâng khuâng:
Ừ xa nhà đánh giặc đã hai năm
(4. 1967) 

Tuy nhiên trong dàn đồng ca của thời đại mình, Lưu Quang Vũ dần trở nên một tiếng nói riêng lẻ, độc lập, cô độc. Điều gì đã làm cho anh nhận ra chiến tranh là trò chơi vô nghĩa, tội ác của nó không thuộc riêng bên nào, thế lực nào? Tôi nghĩ rằng chưa phải là kiến thức, hay dũng cảm, mà chính là lương tâm. 

Chúng mình không có bom nguyên tử
Chỉ có thuốc lào hút với nhau
Thương nhà thương nước thương cho bạn
Không khóc mà sao cổ nghẹn ngào

Thôi nhé mai này tiễn Khánh đi
Đường xa bom phá tàu không về
Lênh đênh ai hát ngoài song cửa
Bài ca thanh bình đêm cũ 

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2019

Nguyễn Đức Tùng: Lưu Quang Vũ, Càng Thương Yêu Càng Không Vừa Ý (Kỳ 1)

Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh

Thơ của Lưu Quang Vũ, một nhà thơ quan trọng của những năm sáu mươi, bảy mươi, thế kỷ trước, người có số phận kỳ lạ, là sự kết hợp của hai khuynh hướng khác biệt. Trước hết, đó là phương pháp hiện thực có hơi hướm lãng mạn, phổ biến vào thời ấy. Mặt khác, bắt đầu rất sớm, dòng trữ tình- phê phán của riêng anh, trước đó gần như chưa có ở miền Bắc, nếu tính từ sau Nhân văn- Giai phẩm, một phong trào lúc ấy đã tàn lụi, không những trên các diễn đàn chính thống, mà ngay trong các sáng tạo ngầm của thành viên còn lại, những người sẽ chuyển sự chú tâm của họ về hướng khác. 

Ta lớn lên cửa sổ thay màu
Nghe tiếng chim không thấy mùa nắng nữa
Con thuyền giấy nát nhàu sau trận gió
Thành phố nghèo hơn và cũng buồn hơn 

Nhiều bài thơ của Lưu Quang Vũ là thơ dài, phối hợp giữa tự do và có vần, giàu nhạc điệu, ngôn ngữ trong trẻo, rất dễ đi vào lòng người. Trong một số bài khác, nghệ thuật dùng chữ của tác giả rất chọn lọc, khó khăn, nhưng ít được chú ý hơn. 

Tóc em dài như một ngày mỏi mệt 

Tuy vậy, thơ anh không có nhiều những khoảng im lặng, khoảng trống, trái lại chúng là dòng chảy liên tục, phản chiếu một tâm hồn sôi nổi, thích biểu đạt, thuyết phục. Thơ có tư tưởng, có chủ đề, nhưng ngôn ngữ vẫn mượt mà, nhiều so sánh, đáng yêu:

Mưa ở đây như roi nắng ở đây như lửa
Em là bờ cau xanh
Là quả vườn nhà là chim tu hú
Em yêu chốn này không
Em như sông êm ả một dòng
Có yêu giông trời chớp bể

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2019

Đỗ Tiến Đức: Thái Thanh Người Mà Ai Cũng Mắc Nợ

Ca sĩ Thái Thanh

Sáng chủ nhật 1 tháng 12, 2002 vợ chồng Nguyễn Đắc Điều và vợ chồng tôi đã tới thăm chị Thái Thanh ở thành phố Garden Grove. Anh Điều là cựu chủ tịch Tổng Hội Cựu Sinh viên Quốc Gia Hành chánh, tức là đồng môn với tôi.

Buổi thăm nhau tuy diễn ra bình thường, nhưng cũng có ý đến cảm ơn chị, chả là hồi tháng 10, hai gia đinh chúng tôi tổ chức sinh nhật chung ở một nhà hàng, chị Thái Thanh đã tới dự và đã lên sân khấu trình bầy nhiều ca khúc để mừng chúng tôi.

Người nữ ca sĩ từng được vinh tặng là tiếng hát vượt thời gian và không gian này hiện sống trong một căn phòng của một chung cư dành cho người cao niên.

Căn phòng vừa đủ kê một chiếc giường ngủ, một bàn ăn nhỏ, và nơi tiếp khách cũng chỉ có chỗ cho hai ba người. Chị đã thiết trí căn phòng thật đơn sơ với bộ máy hát nhỏ, bình hoa, những tấm hình kỷ niệm, trên tường là những tranh và tượng Phật, giấy của chùa cấp chứng nhận chị đã qui y. Tôi nhìn tấm thân chị, nay đã còm cõi kiểu mình hạc vóc mai, mái tóc đã bạc phơ, chợt nghe chị nói : "Mình tạo cho căn phòng này thành một nơi chốn để thiền, để nghỉ ngơi, để tu Phật...".