Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngọc Lễ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngọc Lễ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2020

Ngọc Lễ: Vaccine Covid-19 - thân ai nấy lo hay lo chung cho thế giới?

Thế giới sẽ đối mặt thách thức về việc phân phối vaccine chống Covid-19 sao cho công bằng trong lúc Mỹ và các nước phương Tây tranh thủ trước nguồn cung cho dân mình còn Trung Quốc đang dùng ‘ngoại giao vaccine’ với thế giới, giới quan sát nhận định.

Một số chuyên gia bình luận với VOA rằng mặc dù ‘không có gì sai’ trong việc phương Tây thủ sẵn nguồn cung vaccine cho bản thân, các nước cũng nên xây dựng một cơ chế phân phối chung để đảm bảo người dân các nước nghèo tiếp cận được vaccine.

Trong nỗ lực đảm bảo có sẵn nguồn cung một khi vaccine được tìm ra, Mỹ, nước bị virus corona hoành hành nặng nhất thế giới, đang chi hàng tỉ đô la đầu tư cũng như đặt hàng trước hàng trăm triệu liều từ các công ty dược như Moderna, Pfizer, và liên minh Đại học Oxford-AstraZeneca.

Mới đây nhất, Mỹ loan báo sẽ chi 2,1 tỷ đô la cho hai hãng dược Sanofi của Pháp và GSK của Anh để đặt trước 100 triệu liều vaccine. Trước đó, Liên minh châu Âu cũng đặt hàng 300 triệu liều từ hai hãng này.

Vaccine là ‘của chung’


Điều này dẫn đến quan ngại là trong cuộc cạnh tranh mặt hàng quan trọng này, nhiều nước nghèo sẽ bị cho ra rìa và như vậy sẽ ảnh hưởng đến nỗ lực chống dịch chung của cả thế giới.

Tại một cuộc họp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hồi tháng 5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết nếu vaccine của Trung Quốc thử nghiệm thành công, đó sẽ là tài sản chung (public good) của thế giới. Trong kinh tế học, ‘public good’ có nghĩa là lợi ích mà bất cứ ai, cho dù đóng góp hay không đóng góp, đều có quyền tiếp cận và không thể vì người này có mà người kia không có được.

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2019

Ngọc Lễ (VOA): Các nước lớn đề phòng Trung Quốc như thế nào?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại hội nghị thượng đỉnh khối BRICS

Cảnh giác trước sức mạnh và tham vọng ngày càng gia tăng của Trung Quốc, các nước lớn như Ấn, Nhật và Liên minh châu Âu đã tăng cường các hoạt động hải quân xung quanh Trung Quốc cũng như mở rộng hợp tác an ninh với nhau, các chuyên gia cho biết. 

Tại buổi hội thảo có chủ đề ‘Đối phó Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương’ được tổ chức hôm 26/11 ở Viện nghiên cứu Hudson, thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, các chuyên gia của từng quốc gia và khu vực đã trình bày về sự trỗi dậy của Trung Quốc nhìn từ lăng kính của đất nước họ. 

Ấn Độ lo âu 


“Lần đầu tiên trong vòng một thế kỷ chúng ta đã chứng kiến sự vươn lên của một siêu cường toàn cầu thật sự,” ông Dhruva Jaishankar, giám đốc chương trình Hoa Kỳ của viện nghiên cứu Observer Research Foundation ở thủ đô Delhi, Ấn Độ, phát biểu tại buổi hội thảo. 

Tuy nhiên, từ kinh nghiệm tiếp xúc của ông với các quan chức và học giả trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, từ Tokyo, Đài Bắc, Colombo, Honolulu, Kuala Lumpur cho tới Hà Nội, ông nói ở tất cả những nơi này ông đều nghe ‘những quan ngại giống nhau về sự vươn lên của Trung Quốc’. 

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2019

Ngọc Lễ (VOA Tiếng Việt): ‘Vòng vây pháp lý’ để đấu tranh với Trung Quốc trên Biển Đông

Các quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế nên phối hợp cùng nhau tạo thành một ‘vòng vây pháp lý chặt chẽ’ mà Trung Quốc không thể nào né tránh được trên vấn đề Biển Đông và Việt Nam nên cân nhắc kiện Trung Quốc về hành vi xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế của họ, các học giả về Biển Đông khuyến nghị tại một hội thảo mới đây ở Washington DC. 

Hội thảo với chủ đề ‘Tham vọng hàng hải của Trung Quốc ở chuỗi đảo thứ nhất và xa hơn nữa’ được Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tổ chức hôm 18/11 đã phân tích những hành động của Bắc Kinh trên Biển Đông, Biển Hoa Đông, các đảo quốc Thái Bình Dương và đề xuất sự phối hợp về chính sách trong khu vực. 

Trên mặt trận pháp lý, hành động nổi tiếng nhất ở Biển Đông là vụ kiện của Philippines vốn được Tòa trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết vào giữa năm 2016 rằng ‘chủ quyền lịch sử’ mà Trung Quốc tuyên bố đối với đường chín đoạn trên Biển Đông là ‘không có cơ sở’ trong luật pháp quốc tế. 

Tuy nhiên, Bắc Kinh đã bác bỏ phán quyết này với lập luận rằng ‘chủ quyền lịch sử’ của họ có trước khi Công ước Quốc tế về Luật Biển được ký kết vào năm 1982. Mặt khác, phán quyết của PCA không hề có cơ chế thực thi để buộc Bắc Kinh từ bỏ đường chín đoạn của mình. 

Muốn tự làm luật? 

Đánh giá về lập trường của Trung Quốc, bà Atsuko Kanehara, giáo sư về Luật Quốc tế thuộc Đại học Sophia, Nhật Bản, cho rằng Bắc Kinh ‘muốn đơn phương thay đổi luật pháp quốc tế một cách cưỡng bức’. 

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2019

Ngọc Lễ - VOA Tiếng Việt: Trung Quốc ‘khó lòng tự mình phát triển mạng 6G’

Công viên thử nghiệm mạng 5G ở trụ sở hãng viễn thông Huawei ở Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc

Tham vọng phát triển mạng viễn thông 6G của Trung Quốc có thể là nỗ lực để tránh lệ thuộc vào công nghệ nước ngoài trong tương lai nhưng Trung Quốc khó có thể tự xây dựng mạng 6G mà không có sự hợp tác với các nước, một chuyên gia về viễn thông cho biết. 

Hồi đầu tháng 11, nhà chức trách Trung Quốc loan báo đã thành lập những tổ nghiên cứu để triển khai phương án phát triển mạng 6G, tức là mạng viễn thông thế hệ thứ 6, chỉ vài ngày sau khi mạng 5G chính thức được tung ra ở đất nước đông dân nhất thế giới. 

Trong lúc này, đại đa số dân số thế giới vẫn còn kết nối với mạng 4G và rất ít nước có mạng 5G như Trung Quốc, chứ đừng nói đến đang hướng đến mạng 6G. 


‘Nghiên cứu sơ bộ’ 


Theo tin tức từ truyền thông nhà nước Trung Quốc, Cục Công nghệ nước này đã chính thức thành lập một nhóm các chuyên gia để nghiên cứu về kết nối internet di động thế hệ tiếp theo, tức mạng 6G. 

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2019

Ngọc Lễ (VOA): Trung Quốc: Nền độc tài ở thế phòng vệ hay phản công?

Tư tưởng Tập Cận Bình đề cao chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc

Nền độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang tìm cách tấn công vào định chế dân chủ của Hoa Kỳ hay chỉ đơn thuần là tìm cách bảo vệ mình khỏi sự sụp đổ trước sự tấn công của Mỹ và phương Tây – vấn đề này gây tranh cãi tại một buổi hội thảo mới đây ở thủ đô Washington của Mỹ. 

Dưới chủ đề ‘Có phải Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh về ý thức hệ’, buổi hội thảo nhằm phân định có hay không cuộc chiến ý thức hệ giữa hai siêu cường đã được tổ chức tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) hôm 21/10. 

Mở đầu phiên thảo luận, ông Jude Blanchette thuộc Chương trình Freeman về Nghiên cứu Trung Quốc ở CSIS, nhìn nhận rằng ‘có sự đồng thuận ngày càng tăng ở Washington rằng Mỹ và Trung Quốc đang trong cuộc canh trạnh địa chính trị lâu dài’ nhưng trên khía cạnh ý thức hệ việc hai nước có cạnh tranh hay không vẫn là vấn đề đang gây tranh cãi. 


Nền độc tài ‘phòng ngự’ 


“Trung Quốc chỉ muốn làm cho thế giới trở thành nơi an toàn để cho phép chế độ độc đoán cùng chung sống với nền dân chủ,” phó giáo sư Jessica Chen Weiss thuộc Đại học Cornell nói tại phiên thảo luận. 

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2019

Ngọc Lễ: Kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế: Vì sao Việt Nam do dự?

Tàu cảnh sát biển Việt Nam đối đầu tàu hải giám Trung Quốc trên Biển Đông trong cuộc khủng hoảng giàn khoan hồi năm 2014
Tòa án quốc tế thiếu cơ chế thực thi phán quyết và phản ứng trả đũa mạnh mẽ của Trung Quốc là những lý do Việt Nam nên cân nhắc kỹ nếu muốn đưa hành động Trung Quốc xâm lấn vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ra tòa quốc tế, Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Biển Đông thuộc Học viện Quốc phòng Australia, nhận định với VOA. 

Cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Việt Nam tại Bãi Tư Chính trên Biển Đông đã kéo dài gần hai tháng mà chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong lúc ngày càng có nhiều lời kêu gọi Hà Nội nên kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế do xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý của Việt Nam. 

Nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam có nhiều cơ hội chiến thắng Trung Quốc ở tòa án nếu chiếu theo Công ước Quốc tế về Luật Biển (UNCLOS) cũng giống như Philippines đã làm hồi năm 2016 với phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA). 

'Không thực thi được' 


Trao đổi với VOA, Giáo sư Carlyle Thayer nhận định rằng nếu như Việt Nam cũng làm như Philippines là đưa vụ việc ra tòa trọng tài trong khuôn khổ Phụ lục 7 của UNCLOS thì Việt Nam ‘sẽ có chiến thắng vang dội’. 

“Mỹ, Australia, Nhật toàn bộ sẽ ủng hộ phán quyết (cho Việt Nam thắng) nhưng Trung Quốc sẽ từ chối tuân thủ,” ông nói. 

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2019

Ngọc Lễ: Trung Quốc khó lòng gây ảnh hưởng với Việt Nam?

Chủ tịch Tập Cận Bình được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp đón trong chuyến thăm Hà Nội hồi năm 2017

Mặc dù Bắc Kinh dùng nhiều phương cách gây ảnh hưởng lên Hà Nội để buộc Hà Nội đi theo quỹ đạo của họ nhưng khác với nhiều nước khác trong khu vực, sức ảnh hưởng của Trung Quốc ở Việt Nam gặp một số hạn chế, một nhà nghiên cứu từ Úc nhận định. 

Trung Quốc lâu nay đã dùng tiền bạc để lôi kéo các chính trị gia, định hướng truyền thông và sử dụng đầu tư để gây ảnh hưởng đến chính trị ở các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương theo hướng có lợi cho họ, nhất là ở các nước và vùng lãnh thổ như Campuchia, Philippines, Úc, New Zealand, và Đài Loan, theo một bài phân tích mới đây của nhà báo Chris Horton đăng trên tờ Atlantic. Trong số đó, Phnom Penh đã trở thành ‘chính phủ thân Bắc Kinh’ nhất trong khu vực. 

Tuy nhiên, trao đổi với VOA về khả năng gây ảnh hưởng của Trung Quốc ở Việt Nam, ông Carlyle Thayer, giáo sư Học viện Quốc phòng Úc và là một chuyên gia theo dõi tình hình chính trị Việt Nam, cho rằng câu trả lời là vừa ‘có’, vừa ‘không’. 

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2019

Ngọc Lễ (VOA): Đối đầu trên Biển Đông: Cơ chế nào để xử lý?

Đường chín đoạn của Trung Quốc xâm lấn sâu vào vùng đặc quyền của các nước ven Biển Đông

Hiện không có nhiều kỳ vọng vào các cơ chế cũng như biện pháp kiểm soát hành vi của những bên tranh chấp để đảm bảo hòa bình và ổn định cho Biển Đông, các chuyên gia quốc tế nhận định. 

Chỉ trong thời gian ngắn vùng biển này đã liên tục xảy ra các sự cố: tàu hải giám Trung Quốc quấy rối hoạt động thăm dò của tàu Malaysia ở cụm bãi cạn Luconia ở cực nam quần đảo Trường Sa hồi tháng 5; tàu cá Trung Quốc đâm chìm tàu cá Philippines ở Bãi Cỏ Rong hồi tháng 6; và mới đây nhất, kể từ đầu tháng 7 đến nay, tàu thăm dò của Trung Quốc với sự hộ tống của các tàu hải giám đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam quanh Bãi Tư Chính. 

Trong khi đó, các cơ chế kiểm soát xung đột như Bộ Quy tắc Ứng xử (COC), các phương pháp xây dựng lòng tin (CBM), cơ chế tham vấn song phương (BCM) cũng như sự phân xử của tòa trọng tài thường trực (PCA) đều có những trở ngại nhất định, các chuyên gia nhận định tại Hội nghị Biển Đông thường niên lần thứ 9 do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tổ chức ở thủ đô Washington, Mỹ, hôm 24/7. 

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2019

Ngọc Lễ (VOA): Vòng vây ngày càng siết chặt quanh Lê Thanh Hải?

Những sai phạm ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được Thanh tra Chính phủ kết luận.

Có nhiều dấu hiệu cho thấy ông Lê Thanh Hải, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, đang trong tầm ngắm của chiến dịch ‘đốt lò’ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và nhiều khả năng ông này sẽ bị đưa ra truy tố vào đầu năm 2020, một nhà quan sát chính trị từ trong nước nhận định với VOA. 

Trong thời gian qua, một loạt những người thuộc phe cánh ông Lê Thanh Hải và ngay cả người thân của ông đều đã bị phanh phui các sai phạm và đối diện hình thức kỷ luật của Đảng. Mới đây nhất, hôm 6/7, ông Lê Tấn Hùng, em ruột ông Hải, đã bị công an bắt giam để điều tra về những sai phạm trong sử dụng tài sản nhà nước khi ông còn là tổng giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri). 

Trước đó, hồi đầu năm 2018, ông Lê Trương Hải Hiếu, con trai ông Lê Thanh Hải và là Chủ tịch Quận 12, đã bị kỷ luật về Đảng vì đã có ‘quan hệ tình cảm ngoài hôn nhân và có con riêng’. 

Trong khi đó, Học viện Cán bộ thành phố, nơi vợ ông Hải là bà Trương Thị Hiền, từng là giám đốc, đã bị phanh phui sai phạm về quản lý tài chính với số tiền hàng trăm tỷ đồng hồi tháng 11 năm 2018. 

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2019

Ngọc Lễ (VOA): Việt Nam ‘cần cải cách nhiều’ mới tận dụng được EVFTA

Việt Nam và EU đã ký hiệp định thương mại EVFTA hôm 30/6

Hiệp định thương mại mà Việt Nam vừa ký kết với châu Âu mở ra cơ hội rất lớn nhưng Hà Nội cần phải cải cách rất nhiều mới có thể tận dụng hết những lợi ích nó đem lại, bao gồm thoát khỏi tình trạng lao động giá rẻ và tiếp sức cho khu vực kinh tế tư nhân, chuyên gia khuyến cáo. 

Hôm 30/6, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã ký kết EVFTA sau 9 năm đàm phán để mở cửa thị trường hai bên cho nhau. Việt Nam trở thành nước thứ ba ở châu Á, sau Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore, và là quốc gia đang phát triển đầu tiên có được hiệp định thương mại tự do với 28 nước trong khối Âu châu. 

Việt Nam ngay sau khi ký hiệp định đã được dỡ bỏ hơn 85% dòng thuế đối với hàng xuất khẩu vào EU. Tỷ lệ này sau 7 năm thực thị hiệp định sẽ là 99% các dòng thuế, tức tương đương với 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU. 

Còn 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại sẽ được EU dành cho mức thuế 0% nhưng phải trong hạn ngạch. 

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2019

Ngọc Lễ (VOA): Lê Đức Anh: làm tướng giỏi, làm chính trị tồi?

Cựu Chủ tịch Lê Đức Anh trong bài diễn văn cuối cùng trước Quốc hội vào năm 1997


Ông Lê Đức Anh, người vừa qua đời ở Hà Nội ở tuổi 99, được nhận định là ‘vị chỉ huy quân sự tài giỏi’ của Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng cũng được cho là ‘đã phạm sai lầm chính trị nghiêm trọng’, một người từng sống trong lòng chế độ sau trở thành nhà hoạt động lưu vong ở Mỹ nói. 

Trong cuộc đời trải gần một thế kỷ của mình, ông Anh đã kinh qua những vị trí cao cấp nhất trong bộ máy Đảng và Nhà nước Việt Nam: Đại tướng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng, Chủ tịch nước rồi Cố vấn Ban chấp hành trung ương Đảng. 

Với sự ra đi của ông Anh sau cái chết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp hồi năm 2013 rồi cựu Tổng bí thư Đỗ Mười hồi năm 2018, thế hệ các lãnh đạo Việt Nam xuất thân từ những ngày đầu của Đảng Cộng sản, trải qua cả hai cuộc chiến với người Pháp và người Mỹ, giờ không còn một ai. 

Cuộc đời hoạt động của ông Anh được nhớ đến với thời kỳ ông làm phó Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh của quân đội Bắc Việt tiến về Sài Gòn hồi năm 1975, Tư lệnh quân đội Việt Nam ở Campuchia trong cuộc chiến với Khmer Đỏ vào năm 1980, Chủ tịch nước trong giai đoạn cải cách mở cửa, bình thường hóa quan hệ với Mỹ (1995) sau khi đã bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (1990). Ông cũng là vị nguyên thủ đầu tiên của Việt Nam đi Mỹ vào năm 1995 để dự lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Liên Hiệp Quốc. 

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2018

Ngọc Lễ (VOA): Pétrus Ký, thăng trầm trong dòng lịch sử

Pétrus J. B. Trương Vĩnh Ký
Lịch sử có những nhìn nhận khác nhau về công trạng của Pétrus J. B. Trương Vĩnh Ký (1837-1898), một nhà bác học về ngôn ngữ vốn được xem là người có công phổ biến chữ Quốc ngữ thành chữ viết của người Việt và là ông tổ của nghề báo và văn xuôi chữ Quốc ngữ. Ông đồng thời cũng là quan chức tận tụy phục vụ cho người Pháp tại Việt Nam, và được người Pháp thưởng huân chương Ngũ đẳng Bắc đẩu Bội tinh.

Vào thứ Bảy ngày 8/12, tại miền Nam California sẽ diễn ra cuộc triển lãm và hội thảo về Trương Vĩnh Ký để ‘xét lại’ những điều ‘không công bằng’ về cuộc đời và sự nghiệp của ông, theo các nhà tổ chức.

Còn ở trong nước, hồi năm 2017, tác phẩm ‘Nỗi Oan Trăm Năm’ của nhà nghiên cứu lão thành Nguyễn Đình Đầu viết để giải oan cho Trương Vĩnh Ký đã bị chính quyền tịch thu mặc dù sách đã in xong và chuẩn bị phát hành.

Sau năm 1975, Lycée Pétrus Ký, một trường trung học nổi tiếng ở miền Nam do người Pháp sáng lập và là nơi đào tạo nhiều trí thức nổi tiếng, đã bị đổi tên thành Phổ thông trung học Lê Hồng Phong.

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2018

Ngọc Lễ/VOA: Vì sao Trung Quốc bành trướng thành công trên Biển Đông?

Chuyên gia: Việt Nam đối thủ 'khó nuốt' trên Biển Đông

Lãnh đạo và người dân Trung Quốc không tin vào một thế giới có luật lệ theo trật tự mà Mỹ và các nước phương Tây dựng lên, nên họ quyết tâm thách thức các luật lệ quốc tế ở Biển Đông và họ có thể bành trướng được như ngày hôm nay một phần cũng là do sự thất bại của Mỹ và các nước đồng minh châu Á trong việc lập một liên minh đoàn kết để cân bằng sự ảnh hưởng của Bắc Kinh, một nhà báo Anh theo dõi thời sự quốc tế nhận định.

Nhà báo Humphrey Hawksley, phóng viên thời sự quốc tế của hãng truyền thông BBC đã đưa ra nhận định trên tại buổi ra mắt cuốn sách mới của ông có tựa đề ‘Asian Waters – the Struggle Over the South China Sea and the Strategy of Chinese Expansion’ tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế CSIS tại Washington, Mỹ, hôm thứ Sáu ngày 22/6. Những nhận định trên nằm trong phần trình bày tóm lược về nội dung cuốn sách mới của ông.

Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

Ngọc Lễ/VOA: Đập thủy điện trên sông Mekong sẽ thoái trào?

Những xu hướng mới trong thị trường năng lượng tiểu vùng sông Mekong.

Thời kỳ Lào ồ ạt cho xây các đập thủy điện trên sông Mekong khó có thể kéo dài trước những diễn biến mới trên thị trường năng lượng tái tạo, các nhà nghiên cứu tại một viên nghiên cứu hàng đầu của Mỹ nhận định.

Các đập thủy điện của Lào trên dòng chính của sông Mekong như đập Xayaburi lâu nay vẫn bị chính phủ Việt Nam phản đối mạnh mẽ do những tác động tiêu cực đối với sinh kế, môi trường vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự suy thoái của thủy điện ở Lào bao gồm giá thành của năng lượng tái tạo ngày càng giảm, nhận thức của người dân Lào về những tác hại môi trường ngày một nâng cao trong khi Lào sẽ gặp nhiều đối thủ cạnh tranh trong thị trường năng lượng khu vực. Đó là nhận định của các nhà nghiên cứu tại Viện Stimson, một viện nghiên cứu chiến lược ở thủ đô Washington DC (Mỹ), đưa ra tại buổi thảo luận về những xu hướng mới trong thị trường năng lượng tiểu vùng sông Mekong hôm 25/7.