Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2023
Nguyễn Đức Thành: Lịch sử chữ viết của nước ta
![]() |
Tiếng Việt chúng ta ngày nay sử dụng bảng chữ cái tiếng Việt dựa trên hệ chữ Latinh để biểu thị các từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán ( từ Hán Việt ), các từ tiếng Việt bản địa (từ thuần Việt ) và các từ vay mượn tiếng nước ngoài khác như Pháp , Anh...
Trong thời cổ đại, tổ tiên của người Việt Nam được coi là những người nói ngôn ngữ Proto-Austroasiatic, có thể bắt nguồn từ nền văn hóa Đông Sơn cổ đại. Các nhà ngôn ngữ học hiện đại mô tả tiếng Việt đã mất đi một số đặc điểm hình thái và âm vị học Proto-Austroasiatic mà tiếng Việt gốc vốn có. Điều này đã được ghi nhận trong sự phân tách ngôn ngữ của tiếng Việt khỏi tiếng Việt-Mường khoảng một nghìn năm trước.
Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2023
Nguyễn Hoàng Văn: Tái “Khai Sáng” tiếng Việt?
Sự hỗn loạn nào cũng thúc đẩy nhu cầu kỷ cương và, đó đây, giữa muôn lời báo động về tình trạng “lệch chuẩn”, lại thấy những nỗ lực vận động nhằm “bảo vệ tiếng Việt” bằng một hình thức trói buộc pháp lý [1]. Tiếng Việt của chúng ta, như một sinh ngữ, đang lâm vào tình trạng vô pháp và, phải chăng, nói theo David Malouf, một trong tên tuổi lẫy lừng nhất của nền văn học đương đại Úc, đang rơi dần vào tình trạng của tiếng Anh thời kỳ tiền Khai Sáng, thứ tiếng Anh đã góp phần dẫn đến những rối loạn xã hội tại Anh vào giữa thế kỷ 17 và, sau đó, là cuộc nội chiến tại Mỹ?
Malouf, trong tiểu luận “Made in England: Australia's British Inheritance”, biện giải rằng khác với Mỹ, nước Úc đã không bị nội chiến một phần là do ngôn ngữ [2]. Theo Malouf thì ngôn ngữ là “lịch sử và kinh nghiệm” mà con người tạo ra trong những đường lối “ứng xử phức tạp với thế giới” nhưng chính nó, ngôn ngữ, lại là yếu tố “quyết định, giới hạn hay phân định những ngã rẽ của lịch sử.” Nước Mỹ hình thành trong thập niên đầu của thế kỷ 17 và ngôn ngữ của những di dân đầu tiên là thứ tiếng Anh tiền Shakespeare. Trong khi đó thì những trang sử đầu tiên của Úc phải chờ đến thế kỷ sau mới được mở ra và, do đó, đã thừa hưởng được một thứ tiếng Anh Khai Sáng với ảnh hưởng rõ rệt của nhà soạn kịch vĩ đại.
Thứ Ba, 11 tháng 7, 2023
Tiếng Việt đang bị làm hỏng đi như thế nào?
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với ông Hoàng Hưng, cựu giáo viên trung học môn Văn, nhà thơ, dịch giả từ miền Bắc, và ông Lê Nguyễn, nhà nghiên cứu lịch sử độc lập, cựu Phụ tá Tỉnh trưởng đặc trách Phát triển Kinh tế dưới chế độ VNCH, từ miền Nam.
![]() |
Nhà thơ, dịch giả Hoàng Hưng |
![]() |
Nhà nghiên cứu lịch sử độc lập Lê Nguyễn |
DĐTK: Thưa nhà thơ Hoàng Hưng, thưa nhà nghiên cứu Lê Nguyễn, bây giờ phải nói là hiện tượng sai chính tả hay “nói ngọng” từ những biểu ngữ, bảng hiệu ngoài đường, trong sách giáo khoa dạy vỡ lòng, cấp 1, cấp 2 cho tới báo chí truyền thông chính thức… không phải ít; tệ hơn nữa, ngay một số từ điển chính tả mà cũng bị sai chính tả-đã từng có những trường hợp cuốn sách bị thu hồi vì bị dư luận lên tiếng. Có những người bào chữa cho rằng “cũng chưa có quy định nào về chuẩn chính tả do Nhà nước ban hành”. |
Thứ Ba, 13 tháng 6, 2023
Carina Chocano: Trò Chơi Ngôn Ngữ, The New Yorker, Thiên Nhất Phương phỏng dịch
![]() |
Luis Von Ahn, 2015. Wikipedia |
Trong buổi thuyết trình một vấn đề đặc biệt lôi cuốn sự chú ý của anh: cả triệu bots ghi với chương mục của Yahoo vì công ty không phân biệt được giữa chúng và con người thường. Điều mà công ty cần thiết là một sự thay đổi căn bản của bản trắc nghiệm Turin mà nhà toán học người Anh Alan Turing đã đưa ra năm 1950 như là một phương cách để quyết định xem máy móc có thể bắt chước đáng tin được như con người. Trong một bản trắc nghiệm thông dụng, người ta đặt nhiều câu hỏi cho hai nhân vật mà anh ta không thể thấy: một là con người, một là chiếc máy. Máy phân biệt được, còn người lượng giá không thể phân biệt được rõ ràng. Trở lại năm 2000, chưa máy điện toán nào làm được việc này.
Thứ Ba, 21 tháng 3, 2023
Nguyễn Hải Hoành: Tại sao Việt Nam không bị đồng hóa sau 1000 năm Bắc thuộc?
TIẾNG TA CÒN THÌ NƯỚC TA CÒN!
Đồng hóa dân tộc (national assimilation) gồm:
1- Đồng hóa tự nhiên, tức quá trình dân tộc A trong giao tiếp với dân tộc B, do chịu ảnh hưởng lâu dài của B mà A tự nhiên dần dần mất bản sắc của mình, cuối cùng bị B đồng hóa; đây là một xu hướng tự nhiên trong tiến trình lịch sử loài người.
2- Đồng hóa cưỡng chế: sự cưỡng bức một dân tộc nhỏ yếu hơn chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán của một dân tộc lớn mạnh hơn; đây là một tội ác.
Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2023
Nguyễn Hưng Quốc: Nói chuyện ngôn ngữ–Đút vào/Rút ra
Mới đây, đọc báo, không hiểu tại sao, tình cờ tôi lại chú ý đến chữ “đút” trong một câu văn không có gì đặc biệt: “Chị ấy đút vội lá thư vào túi quần...” Từ chữ “đút” ấy, tôi chợt liên tưởng đến chữ “rút”: cả hai từ làm thành một cặp phản nghĩa: đút (vào) / rút (ra).
Ðiều làm tôi ngạc nhiên là cả hai từ đều có phần vần giống nhau: “-ÚT”. Chúng chỉ khác nhau ở phụ âm đầu mà thôi: một chữ bắt đầu bằng phụ âm “đ-” (đút) và một chữ bằng phụ âm “r- ” (rút).
Hơn nữa, cả từ “đút” lẫn từ “rút”, tuy phản nghĩa, nhưng lại có một điểm giống nhau: cả hai đều ám chỉ sự di chuyển từ không gian này sang không gian khác. “Ðút” cái gì vào túi hay “rút” cái gì từ túi ra cũng đều là sự chuyển động từ không gian trong túi đến không gian ngoài túi hoặc ngược lại.
Tôi nghĩ ngay đến những động từ có vần “-ÚT” khác trong tiếng Việt và thấy có khá nhiều từ cũng có nghĩa tương tự. “Hút” là động tác đưa nước hoặc không khí vào miệng. “Mút” cũng là động tác đưa cái gì vào miệng, nhưng khác “hút” ở chỗ vật thể được “mút” thường là cái gì đặc. “Trút” là đổ cái gì xuống. “Vút” là bay từ dưới lên trên. “Cút” là đi từ nơi này đến nơi khác do bị xua đuổi. “Nút” hay “gút” là cái gì chặn lại, phân làm hai không gian khác nhau. “Sút” là tuột, là suy, là giảm so với một điểm chuẩn nào đó.
Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2022
Lê Hữu: Tiếng Việt, giàu mà không đẹp
Em sẽ kêu anh “Mình ơi!”
Anh sẽ kêu em “Mình ơi!”
Hai đứa kêu nhau “Mình ơi!”
Những câu hát ấy nghe được trong một bài nhạc quen thuộc của nhạc sĩ Minh Kỳ.
“Mình” là cách xưng hô trìu mến, âu yếm giữa hai người bạn đời, hoặc thân mật giữa bạn bè thân thiết, chẳng hạn, “Mình hiểu cậu hơn là hiểu mình.”
Từ “đi phượt” đến “chạy show”
Đấy là ngày trước, còn bây giờ thì cái “từ” này phổ biến tràn lan. Mới quen biết, mới gặp nhau lần đầu cũng thoải mái xưng hô theo cách ấy.
Nghe được trong một gameshow mai mối, hẹn hò ở trong nước.
“Mình đã trải qua mấy mối tình rồi?” người dẫn chương trình hỏi chàng trai.
“Mình có cả thảy ba mối tình,” chàng trai trả lời, “hai chính thức, một đơn phương.”
Người hỏi gọi đối tượng là “Mình”, người trả lời cũng xưng mình là “Mình”. Khán giả khi được hỏi cho nhận xét, cũng… “Mình” luôn.
Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2022
Lê Hữu: Tiếng Việt, yêu & ghét
(Ảnh: LH) |
“Chào mọi người!”
Giả sử bài này bắt đầu bằng câu chào ấy, “Chào mọi người!” Lại giả sử câu tiếp theo là “Mọi người ơi! Hôm nay mình chia sẻ với mọi người về tiếng Việt giàu và đẹp nhé.”
Nghe lối chào hỏi ấy, có người cho là bình thường vì cách nói năng này khá phổ biến hiện nay, nghe mãi cũng quen tai. Có người nhăn mặt nhíu mày, cho đấy là cách nói kém văn hóa, thiếu tôn trọng người khác vì đánh đồng mọi đối tượng. Già trẻ lớn bé gì cũng “mọi người”, cũng đồng hạng, đồng vai đồng vế, không đẳng cấp thứ bậc chi cả.
“Mọi người”, “cả nhà”, “mình”… là cách gọi, xưng hô ngày càng phổ biến ở trong nước và cả ngoài nước, trong giao tiếp hàng ngày hoặc trên sân khấu của các diễn viên, các MC hay các Youtuber.
Thứ Sáu, 5 tháng 11, 2021
Nguyễn Đức Tường: Nhân chuyện hành hương thăm mộ Alexandre de Rhodes và vài chuyện khác
Nguyễn Đức Tùng: Câu Thơ Lục Bát
Thứ Năm, 23 tháng 9, 2021
Nguyễn Hữu Phước: Từ Việt Gốc Pháp - Phần 2 (Tiếp theo kỳ trước)
Bom, bôm, và bơm
Trong các loại tráng miệng sau bữa cơm, chúng ta có thể dùng trái “bôm” (pomme) hay còn gọi là trái táo tây. Gần đây có một loại bôm nổi tiếng của Nhật tên Fuji. California đã sản xuất tràn ngập loại bôm nầy.
Tiện đây xin cho nói luôn kẻo quên, trong tiếng Việt có đến ba từ Việt gốc Pháp có âm đọc gần như nhau: “bôm,” “bơm,” và “bom.”
Bơm (pomper) là động từ chỉ động tác đem không khí, hay một chất lỏng vào một chỗ nào đó như bơm bánh xe, bơm nước từ giếng lên thùng chứa nước, bơm mỡ bò vào bạt đạn xe. Vật dùng để bơm, gọi là cái bơm, ống bơm hoặc máy bơm (pompe).
Từ thứ ba là “bom” (bombe) chỉ một loại vũ khí gây nổ có tác dụng phá hoại và giết chóc. Ném bom, dội bom (bombarder) là động từ chỉ việc dùng phi cơ thả bom xuống từ trên không.
Từ Việt gốc Pháp trong giao thiệp và ăn mặc
Chào hỏi
Các ông tây bà đầm (madame) khi gặp nhau, chào nhau bằng cách bông rua hoặc bủa sua (bonjour: bắt tay chào nhau). Khi từ giã nhau thì nói ô rờ voa (au revoir: sẽ gặp lại) hay a-dơ (adieu: vĩnh biệt). Khi cần thoái thác hay xin lỗi điều chi thì bắt đầu bằng từ bạt đông (pardon: xin lỗi). Lại nhớ có câu thơ rằng :
Bạt đông anh chớ pha sê (1)
Ắt tăn moa rắc công tê tú xà
(1) (fâcher: giận; attendre: đợi ; moi: tôi; raconter: kể; tout ca: tức thời; phụ âm c trong từ ca của tiếng Pháp, còn thiếu cái râu bên dưới).
Thứ Tư, 22 tháng 9, 2021
Nguyễn Hữu Phước: Từ Việt Gốc Pháp
Giọng Hán Việt và các địa danh
Thứ Bảy, 29 tháng 5, 2021
Lê Thiệp: Con Chữ
Chủ Nhật, 2 tháng 5, 2021
Võ Phiến: Đố Kỵ Cái Trừu Tượng (1)
Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2021
Lê Hữu: “Biếc”, chữ đẹp nhất trong tiếng Việt
Biếc, thư pháp Trụ Vũ |
Màu biếc và mắt biếc
Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2020
Nguyễn Hữu Phước: Chữ Việt Gốc Tàu
Người Tàu Đến Vùng Đồng Nai – Cửu Long Từ Lúc Nào?
Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2020
Đàm Trung Pháp: Lý Giải Thứ Tiếng Anh “Cười Ra Nước Mắt”
Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2020
Đàm Trung Pháp: Cuốn Sách Giáo Khoa * Thượng Đẳng Về Cú Pháp Tiếng Việt Của Gs Nguyễn Đình Hòa (1924-2000)
Phiên Bản Bổ Sung Rộng Rãi Và Sau Cùng Năm 2020 Của Gs Đàm Trung Pháp **
Được soạn thảo nghiêm túc và tôi luyện kỹ càng trong nhiều thập niên giảng dạy ngôn ngữ Việt tại các đại học Mỹ (khởi thủy tại Columbia vào năm 1953 và kết thúc tại Southern Illinois vào năm 1990), VIETNAMESE của Giáo sư Nguyễn Đình-Hòa là một cuốn sách giáo khoa thượng đẳng. Với 11 chương sắp xếp theo thứ tự rành mạch, hai phụ bản, một thư tịch liệt kê 210 nguồn khảo cứu của các tác giả khắp năm châu viết về tiếng Việt, và một “index” hơn 13 trang, cuốn sách là một đóng góp uyên bác hiếm quý cho thế giới bên ngoài muốn tìm hiểu về cấu trúc tiếng Việt. Bằng một lối viết trong sáng vui tươi và với những thí dụ đầy tình tự dân tộc, tác giả đã miêu tả những nét chính yếu và đặc thù của âm pháp (phonology), từ pháp (morphology) và cú pháp (syntax) tiếng Việt qua các nguyên lý của khoa ngôn ngữ học hiện đại.
Trong lời tựa, tác giả cho biết ông giữ lập trường bảo thủ (conservative) của trường phái “miêu tả” (descriptive school) khi soạn thảo cuốn sách, nhưng người viết thấy cần phải nói thêm rằng khảo hướng của ông cũng rõ nét chiết trung (eclectic). Khảo hướng chiết trung rất lành mạnh và cần thiết để duy trì được một cái nhìn quân bình trong bộ môn ngôn ngữ học. Thật vậy, tác giả đã miêu tả cấu trúc của “tiếng Việt không son phấn” qua các bình diện lịch sử (historical), công năng (functional), so sánh (comparative), tương phản (contrastive), pháp vị (tagmemic), ngữ dụng (pragmatic), biến tạo (transformational), và đại đồng (universal). Kiến thức chuyên môn quảng bác cũng như kinh nghiệm thâm sâu về giảng dạy ngôn ngữ đã giúp tác giả thành công trong nỗ lực áp dụng khảo hướng chiết trung khi soạn thảo cuốn sách giáo khoa này, để giúp cho người đọc có được một cái nhìn quân bình về cấu trúc tổng thể tiếng Việt. Có hai điểm son nữa của cuốn sách có tính cách sư phạm, mà người sử dụng sẽ trân quý, cần được nêu ra: