Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngàn Năm Đất Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngàn Năm Đất Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2023

Sohaniim: Trí thức bản địa có giá trị gì?

Sohaniim.
Nếu không có người bản địa rừng chỉ là những đốm xanh hoang tàng, nếu không có người bản địa âm thanh của rừng chỉ còn lại những tiếng cưa máy xé nát lòng.

Nhân vụ "600 hecta đất rừng sẽ bị "phá" chuyển sang làm hồ" mình xin kể vài thứ về tri thức bản địa. (Lưu ý: để Bí thư Bình Thuận khỏi bắt bẻ về từ "phá" và cho là "nhạy cảm", rồi quy kết "tiềm ẩn gây mất an ninh, trật tự trên địa bàn và không gian mạng". Mình xin trích dẫn từ "phá" trong từ điển, hiểu là: hành động làm cho tan vỡ, hư hỏng, cho không còn tồn tại như cũ nữa. Ví dụ "phá mìn", phá nhà cũ xây nhà mới",... (TĐ Hoàng Phê 2010, tr. 979)). Như vậy, việc chuyển diện tích rừng sang hồ, làm cho nó không còn tồn tại như cũ nữa thì chúng ta hoàn toàn có thể dùng từ "phá".

Thứ Ba, 25 tháng 7, 2023

Inrasara: Về đâu-thổ cẩm Cham?


Dệt Cham ở xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. 
 Ảnh: Kiều Maily.

Làng Yên Sở ở Bắc - làng Cham, thế kỉ XII là làng giàu có, hiện thế nào? Baan Krua ở trung tâm Bangkok là khu phố Cham. Tơ lụa Thái Lan nổi tiếng thế giới, có nguồn gốc Cham, để rồi hôm nay có mỗi ông già Chàm làm việc ở Cty Dệt do người Mỹ Jim Thomson đó, là sao? Còn ở xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình - Bình Thuận, hai làng Phú Hiệp và Châu Phong thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, truyền thống thổ cẩm có giúp được gì cho đời sống bà con? Tại sao mỗi Chakleng là nổi tiếng?  


Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2023

Tết Đoan Ngọ mồng 5 tháng Năm Âm Lịch

Mâm cỗ cúng ngày Tết Đoan Ngọ. Ảnh: Báo Sức khỏe& Đời Sống.


Vũ thị Tuyết Nhung: Cỗ Tết Đoan Ngọ: Cơm rượu Hoa trái – Vịt ngan ngỗng.

 

Mới mồng một đầu tháng Năm âm lịch, đã nghe lao xao bên hàng xóm: “Sắp đến Tết mồng năm tháng Năm rồi đấy”. Thế là lại rộn ràng khắp xóm ngõ.


Ô mà thực, vải thiều đã đỏ chợ từ những hôm nào. Dưa hấu cũng đã nổi cát, mận tím lịm và đào thì má phấn lông tơ... Mấy hôm trước, bà thím dưới quê gửi cho mấy cân nếp chiêm xay vỡ vỏ, lại kèm sẵn dăm bảy bánh men rượu trắng ngà, tròn um như cái trứng nhện, dính thêm mấy mảnh trấu vỡ vàng ươm.


Thứ Ba, 21 tháng 3, 2023

Nguyễn Gia Việt: Chợ Sài Gòn xưa, chợ Bến Thành nay

Chợ Sài Gòn trước năm 1975

Chợ Bến Thành sau 1975 soán tên Chợ Sài Gòn cũng có mục đích gì đó

Qủa tình cái tên "Bến Thành" là sau 1975 bị gắn chữ lên đầu chợ thôi.

Chợ Bến Thành chép trong thư tịch và bưu thiếp của Pháp là “Le Marche Central" có nghĩa chợ trung tâm nhưng dân Nam Kỳ kêu là chợ Sài Gòn hay chợ Mới.

Gọi là chợ Mới là để phân biệt với chợ Cũ. Thời nhà Nguyễn thì chợ Cũ được họp lên ở dưới chưn thành Gia Định ở vị trí chợ Cũ ngày nay. Chợ nằm ở vị trí hai con kinh là Kinh Lấp và rạch Đầu Sấu. Pháp qua xây mấy dãy nhà lồng.

Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2023

Nguyễn Xuân Diện: Làng cổ Đông Ngạc – Làng có nhiều tư liệu cổ lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm nhất cả nước

Tác giả, TS Nguyễn Xuân Diện tại làng cổ Đông Ngạc

Hôm nay Hội làng Đông Ngạc.

1. Lịch sử và văn hóa làng cổ Đông Ngạc

Đông Ngạc là một ngôi làng cổ nằm sát chân cầu Thăng Long Hà Nội. Một làng quê cổ kính, đặc sắc bậc nhất của Hà Nội đến nay còn khá nguyên vẹn, mặc dù vùng ven đô đã bước vào quá trình đô thị hóa một cách quyết liệt nhất, mặc dù cây cầu Thăng Long lớn nhất Đông Nam Á vạch một nét ngang ngay cạnh làng, gần như vuông góc với con đê bê tông chắn ngang qua trước cửa ngôi đình cổ...