Hiển thị các bài đăng có nhãn Nam Nguyên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nam Nguyên. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016
Nam Nguyên/RFA: Nông nghiệp công nghệ cao: Hái sao trên trời
Nâng niu hạt
lúa.
Việt Nam sẽ
phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao với gói tín dụng từ 50 tới 60 nghìn tỷ
đồng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu như vừa nêu tại Hội nghị Xây dựng nền
công nghiệp nông nghiệp Việt Nam tổ chức chiều 18/12/2016 tại TP.HCM.
Nhà nghèo
chơi sang
Theo tài liệu
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nền nông nghiệp công nghệ cao được
hiểu là một nền nông nghiệp được ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất. Điển
hình như tự động hóa, cơ giới hóa, công nghệ thông tin IT, công nghệ vật liệu mới,
công nghệ sinh học, các giống vật nuôi, cây trồng mới có năng suất và chất lượng
cao, phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ.
Những khái
niệm như vừa nêu được cho là quá xa vời đối với những người không phải là
chuyên viên, đặc biệt đối với nông dân trực tiếp làm nông nghiệp. Câu hỏi đặt
ra là bằng cách nào một nền nông nghiệp còn trầy trật với cơ giới hóa và kỹ thuật
sau thu hoạch yếu kém, cũng như chính sách ruộng đất chia nhỏ cho hàng chục triệu
nông dân lại có thể đại nhảy vọt lên nền nông nghiệp công nghệ cao.
Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016
Nam Nguyên/RFA: Truyền thông bất lương: Thượng bất chính hạ tắc loạn
Người dân
Sài Gòn đọc báo sáng. AFP photo
Bộ trưởng
Thông tin Truyền Thông Trương Minh Tuấn, hôm 14/12/2016 nhìn nhận quản lý nhà
nước yếu kém và không chủ động trong lĩnh vực truyền thông báo chí.
Có chức vụ Đảng là Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ trưởng
Trương Minh Tuấn đã phát biểu như vừa nêu tại Hội nghị tổng kết năm 2016 và triển
khai kế hoạch 2017 của các đơn vị thuộc quyền, gồm Cục Báo chí, Cục Thông tin đối
ngoại, Vụ Thông tin cơ sở, Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử.
Dẹp loạn
báo chí
Câu chuyện
quản lý nhà nước diễn ra trong bối cảnh, báo chí dòng chính có tới 50 đơn vị
dính líu vào chiến dịch truyền thông bẩn mang tên “nước mắm nhiễm độc”. Chiến dịch
này được mô tả là do báo Thanh Niên và Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng
Vinastas cầm trịch.
Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016
Nam Nguyên/RFA: Thủ tướng “gõ đầu” Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường
Tại Hà Nội,
ngày 21/11/2016, ông Mai Tiến Dũng
Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
và Tổ
Công tác của Thủ tướng đã kiểm tra Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn.
Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Nguyễn Xuân Cường giải trình và nêu giải pháp tập trung khắc phục 7 vấn đề lớn
liên quan tới Nông nghiệp –Nông dân – Nông thôn. Nam Nguyên trình bày một số
thông tin liên quan.
Vì sao cải cách chậm
Tại Hà Nội,
ngày 21/11/2016, ông Mai Tiến Dũng Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và Tổ
Công tác của Thủ tướng đã kiểm tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Theo các nguồn
tin chính thức, qua Tổ Công tác Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giải trình và nêu giải pháp khắc
phục 7 vấn đề lớn. Những vấn đề này thể hiện tình trạng bế tắc ở nông thôn, nơi
qui tụ 70% dân số Việt Nam, cũng như sự trì trệ đối với những cải cách đã được
đặt ra từ nhiều năm trước.
Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016
Nam Nguyên/RFA: Hoãn Dự Luật về Hội vì quá nhiều chỉ trích
Bộ trưởng
Nội vụ Lê Vĩnh Tân hôm 25/10/2016
xin Quốc hội lùi việc thông qua dự Dự thảo Luật.
Dự thảo Luật
về Hội bị giới học giả chuyên gia phê phán là thiếu dân chủ và có nhiều điểm
sai lệch cần chỉnh sửa. Cùng lúc, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân hôm 25/10/2016
cũng xin Quốc hội lùi việc thông qua dự Luật này, để ban soạn thảo tiếp thu
hoàn chỉnh và sẽ trình trong kỳ họp sau. Nam Nguyên ghi nhận một số thông tin
liên quan.
Vi phạm Hiến pháp
Tại sao
công luận lại ném đá dữ dội đối với Dự thảo Luật về Hội, từng được người dân chờ
đợi hơn 60 năm qua. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu
Phát triển IDS, một tổ chức độc lập đã tự giải thể, từ Hà Nội nhận định:
“Luật về Hội qua dự thảo cuối cùng ngày 10/10
năm nay mà Quốc hội đang bàn thảo, thực ra là một bộ luật để kiểm soát
các hội hơn là một luật tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền lập hội của
mình theo đúng tinh thần của Hiến pháp.
Đấy là
điểm quan trọng nhất mà nó thể hiện, thứ nhất muốn thành lập một hội thì phải
có một ban vận động, mà ban vận động ấy phải được cơ quan Nhà nước người ta chuẩn
y, tức là người ta thích ai thì cho không thích thì thôi. Tiếp theo là qui định
không liên kết với các hội nước ngoài, không nhận tiền tài trợ từ nước ngoài …
Tức là một số điều mà nó thực sự cản trở quyền lập hội của người dân…”
Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016
Nam Nguyên/ RFA: Khi chính sách sai lầm được tận dụng
Thủy điện Hố
Hô xả lũ hôm 17/10/2016, góp phần gây lũ lớn
tại vùng hạ du Hương Khê, Hà Tĩnh.
Courtesy
baodatviet.vn
Khi chính
sách sai lầm được tận dụng
“Phát triển
thủy điện ồ ạt là một sai lầm lớn,” báo chí chính thức của Việt Nam dẫn lời các
chuyên gia đã mô tả mặt trái đen tối của hàng trăm dự án thủy điện trên cả nước.
Thủy điện Hố
Hô, một công trình nhỏ với tên gọi khó đọc nằm trên địa bàn hai tỉnh Quảng Bình
và Hà Tĩnh, đã trở thành giọt nước tràn ly gây bất bình trong công luận. Nhà
máy thủy điện này đã bất ngờ xả lũ với lưu lượng lớn chiều tối 13/10/2016 trong
bối cảnh chính quyền địa phương huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh và người dân của
11 xã thuộc huyện này không được báo trước. Hậu quả là cơn lũ chồng lũ vừa
thiên tai vừa nhân họa đã nhấn nhấn chìm nhà cửa, tài sản, mùa màng của 5.000 hộ
dân huyện Hương Khê Hà Tĩnh.
Thủy điện Hố
Hô trở thành kẻ tội đồ trên báo chí Việt Nam và một lần nữa giới khoa học lật lại
hồ sơ nhiều tranh cãi của các dự án thủy điện trên cả nước.
Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016
Nam Nguyên/RFA: Thử thách quyết tâm chống tham nhũng
Từ trái qua:
ông Đinh thế Huynh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng,
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong ngày cuối
cùng Đại hội đảng lần thứ 12 hôm 27/1/2016 tại Hà Nội.
Chống tham
nhũng là khẩu hiệu đầu môi chót lưỡi ở Việt Nam, tuy vậy cuộc chiến đấu này của
Đảng Cộng sản đầy trắc trở, kết quả đạt được không đáng kể và tham nhũng như
con quái vật nghìn tay, chặt tay này lại mọc cánh tay khác.
Thứ Hai, 1 tháng 8, 2016
Nam Nguyên/RFA - Quan chức Việt khó xóa vết chàm Formosa
Ông Võ Kim Cự, nguyên Bí thư,
nguyên Chủ tịch Hà Tĩnh,
người đưa Dự án Formosa vào Vũng Áng.
Trận bão số 1 của năm 2016 thổi
vào miền Bắc gây nhiều thiệt hại, cũng là lúc dư luận Việt Nam đang có một trận
bão khác với mắt bão là ông Võ Kim Cự, nguyên Bí thư, nguyên Chủ tịch Hà Tĩnh,
người đưa Dự án Formosa vào Vũng Áng.
Trách nhiệm của toàn hệ thống
Trong những ngày qua ông Võ Kim
Cự đã bị truyền thông báo chí nhà nước vùi dập tàn tệ, dù cha đẻ của dự án
Formosa rõ ràng không thể là người đơn thương độc mã trao cho Formosa 3.000 ha
đất và mặt nước ở Vũng Áng trong thời hạn 70 năm, để thành lập Khu liên hợp
gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương với vốn đầu tư 10 tỷ USD.
Báo Tuồi Trẻ Online ngày 27/7 dẫn
lời ông Nguyễn Ngọc Phương, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình
nói rằng, vụ Formosa, trách nhiệm không chỉ cá nhân ông Võ Kim Cự, ông Cự không
phải là người quyết định và một mình ông cũng không thể quyết định cho cả tổ chức,
hệ thống, các bộ ngành.
Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016
Nam Nguyên/RFA - Hé lộ khả năng chế tài Formosa?
Formosa và
khoản tiền 500 triệu USD tiền bồi thường sau thảm họa cá chết.
Chính phủ Việt
Nam trong báo cáo gởi Quốc hội chỉ nói tới thiệt hại trong vụ cá chết hàng loạt
ở 4 tỉnh ven biển miền Trung, mà không đề cập tới trách nhiệm của bất kỳ cơ
quan hay cá nhân nào ở Trung ương cũng như địa phương. Sự kiện này hé lộ một khả
năng mới về việc chế tài Formosa Vũng Áng theo một hình thức nào đó, ngoài tiền
đền bù 500 triệu USD.
Formosa có
thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Thông tin Đại
biểu Quốc hội đặt vấn đề xem xét cẩn trọng sự tồn tại của Formosa Hà Tĩnh, cũng
như ý kiến thành lập Ủy ban Lâm thời của Quốc hội điều tra công ty này, dẫn tới
dự đoán Formosa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trao đổi với
chúng tôi, TS Phạm Chí Dũng, nhà phân tích thời sự độc lập từ Saigon cho biết,
có nhiều thông tin là nhà nước tính tới chuyện phải có hành động nào đó để chế
tài một số nhân vật của Formosa, thậm chí nghĩ tới phương án đóng cửa Formosa.
Tuy vậy, TS Phạm Chí Dũng nhận định:
“Tôi không tin tưởng lắm, cũng như không nghĩ
rằng việc tổ chức điều tra Formosa của nhà nước Việt Nam lại có thể dẫn tới kết
quả hoàn toàn. Tại vì một trong những nhân vật tai tiếng nhất hiện nay là ông
Võ Kim Cự, nguyên Bí thư Hà Tĩnh, ông Cự hiện nay đang chịu một số dư luận cho
là ‘cõng rắn cắn gà nhà’. Ông Võ Kim Cự lại là người có mối quan hệ sâu rộng với
một số lãnh đạo cấp cao trên nhà nước. Thành thử nếu không giải quyết chuyện Võ
Kim Cự thì không thể nói chuyện điều tra Formosa, điều tra Formosa sẽ dẫn tới
trách nhiệm của những người liên quan như ông Võ Kim Cự.”
Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016
Nam Nguyên/RFA - Kiện Trung Quốc, tại sao chưa?
Ủy viên Quốc
vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì (trái)
và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại Hà Nội
và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại Hà Nội
vào ngày 27 tháng Sáu năm 2016.
Dư luận Việt
Nam sôi nổi về việc Việt Nam có thể rút kinh nghiệm của Philippines, khởi kiện
Trung Quốc về vô số vi phạm nghiêm trọng trên Biển Đông.
Nhiều lý
do để kiện
TS Trần Công
Trục, nguyên Trưởng Ban biên giới của chính phủ Việt Nam nói với chúng tôi là
Việt Nam hoàn toàn có khả năng sử dụng các cơ chế tài phán quốc tế trong tranh
chấp Biển Đông. Qua điện đàm từ Hà Nội vào tối 19/7, TS Trần Công Trục phát biểu:
“Giống như
học tập Philippines, thì có thể kiện liên quan đến áp dụng Công ước. Thí dụ như
kiện Trung Quốc đã vạch đường cơ sở bao lấy toàn bộ quần đảo Hoàng Sa như một
quốc gia quần đảo để chiếm lĩnh vùng biển, thì cái đó có thể kiện họ giải thích
sai Công ước. Hay là kiện Trung Quốc đã bắt bớ, đánh đập, giam cầm, phạt tù, bắn
cháy, đâm húc tàu của các ngư dân. Hành xử đó sai với những qui định Công ước,
cho dù người dân trong khi làm ăn có thể có những vi phạm…Tôi không nói đến
chuyện vùng biển đó của ai…như vậy chúng ta có thể kiện về mặt dân sự và hình sự
trong quan hệ của các tổ chức cá nhân hay các tổ chức quốc tế.
Cũng có thể
kiện Trung Quốc đào bới xây dựng các đảo nhân tạo ảnh hưởng đến môi trường biển,
phá hủy sinh thái môi trường biển mà loài người cần phải bảo vệ. Những hành động
đó có người nói là tội ác nhân loại…”
Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016
Nam Nguyên/RFA - Băn khoăn chia sẻ tài nguyên Trường Sa
Bản đồ vùng
tranh chấp trên Biển Đông.
Vì sao Việt Nam chậm ra tuyên bố về
phán quyết?
Việt Nam
nhanh chóng hoan nghênh phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực The Hague về vụ
Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến Biển Đông, tuy vậy vấn đề gì làm cho
Việt Nam chậm ra tuyên bố về nội dung phán quyết.
Mặc dù không
phải là một bên trong vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc, nhưng
Việt Nam có thể có nhiều thuận lợi cũng như một số bất lợi về điều gọi là tiền
đề pháp lý trong tranh chấp Biển Đông.
Vị thế pháp
lý của Việt Nam ở Biển Đông được củng cố sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường
trực The Hague là điều khá rõ ràng. Cho dù Trung Quốc lớn giọng không công nhận,
không thi hành phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa. Tuy vậy, bên cạnh những ảnh
hưởng tốt Việt Nam vẫn có thể phải đối phó với một số khó khăn, theo ý kiến của
nhà Nghiên cứu Biển Đông Hoàng Việt hiện sống và làm việc ở Sài Gòn:
“Việc Tòa phán quyết rằng một số bãi đá như đá
Vành Khăn là bãi lúc chìm lúc nổi thì nó không có vùng biển kèm theo. Vì nó nằm
trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, cho nên việc Trung Quốc xây dựng
như thế là hành động xây dựng trái phép và nó vi phạm quyền chủ quyền của Philippines
trên vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Thế thì vấn đề là có một số bãi
lúc chìm lúc nổi tương tự như vậy, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của
Philippines mà Việt Nam hiện nay đang nắm giữ…”
Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016
Nam Nguyên/RFA - Formosa Hà Tĩnh: Cuộc mặc cả chưa ngã giá
Nhà máy thép
của tập đoàn Đài Loan Formosa tại huyện Kỳ Anh,
tỉnh Hà Tĩnh chụp hôm
3/12/2015.
Sự kiện Công
ty Trách nhiệm hữu hạn Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh hoãn làm lễ khánh
thành và ngưng đưa vào sản xuất thương mại, được ghi nhận trong bối cảnh phía
Việt Nam trì hoãn công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung.
Formosa là nơi tạo ra chất độc làm cá
chết?
Theo Tờ Thời
Báo Đài Bắc, Formosa Hà Tĩnh quyết định hoãn việc tổ chức lễ khánh thành dự kiến
vào ngày 25/6/2016, đồng thời ngưng đưa vào hoạt động chính thức nhà máy luyện
thép. Tập đoàn Hóa Chất Formosa Đài Loan khi xác nhận thông tin vừa nói còn
thêm rằng, họ chưa lên kế hoạch mới về vấn đề này.
Nguyên nhân về
việc đình hoãn khánh thành và sản xuất chính thức không được loan báo, nhưng
báo chí Đài Bắc đưa ra hai nguyên nhân, thứ nhất là chuyện tiền bạc, Formosa Hà
Tĩnh bị buộc truy thu thuế số tiền tương đương 70 triệu đô la Mỹ. Thứ hai là
chính quyền Việt Nam cũng kéo dài thời gian, chưa chấp thuận đơn xin chính thức
sản xuất của Formosa.
Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016
Nam Nguyên/RFA - 11 triệu người cào cấu ngân sách nhà nước
Đợt thi tuyển
công chức trực tuyến do Bộ Nội Vụ tổ chức trước đây. (ảnh minh họa)
Việt Nam dân
số 90 triệu nhưng có đến 11 triệu người hưởng lương và mang tính chất lương do
ngân sách nhà nước đài thọ. Con số này bao gồm cán bộ, công chức, người ăn
lương hưu, hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước, kể cả các hội đoàn nhà nước.
Câu hỏi đặt ra là nhà nước Việt Nam xoay xở thế nào, để nuôi bộ máy Đảng và Nhà
nước quá cồng kềnh như vậy, trong khi nợ công ở mức báo động, bội chi ngân sách
lớn.
Cần tinh giảm bộ máy hành chánh
Nam Nguyên
phỏng vấn Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội về vấn
đề liên quan. Từ Sài Gòn, trước hết Luật sư Trần Quốc Thuận nhận định:
LS Trần Quốc
Thuận: Giải pháp thì đã có nhiều người nói và có thể đã thành chủ trương
chính sách của Đảng và Nhà nước từ nhiều năm về trước rồi. Đó là phải tinh giảm
bộ máy hành chánh. Ông Nguyễn Xuân Phúc lúc là Phó Thủ tướng đã từng nói rằng,
trong bộ máy Nhà nước chỉ có 1/3 làm việc, còn 2/3 không làm được việc. Bây giờ
ở cương vị Thủ tướng ông ấy nên hành xử chuyện đó.
Nhưng mà vấn
đề quan trọng hơn, người ta cũng nói các hội, đoàn thể, nên trả về vị trí chính
thức của họ. Bà Phạm Chi Lan cũng có nói, những đoàn thể đó nên sống bằng kinh
phí do hội viên đóng góp, chứ không đem kinh phí nhà nước ra nuôi bộ máy đó. Rồi
xây trụ sở, rồi trang bị như một cơ quan hành chánh, thì ngân sách nào mà chịu
nổi. Câu chuyện đó rất rõ và người ta cũng nói rất nhiều lần về chuyện đó.
Trong thời kỳ
tôi làm việc, mười mấy năm về trước người ta cũng đặt vấn đề đó ra rồi. Cũng từng
lớn chuyện là cần phải có một cuộc cải cách lớn về thể chế, cơ chế, trong đó
người ta muốn nói là cần có cải cách mạnh về thể chế chính trị nữa. Bây giờ vấn
đề đó cũng nên đặt ra và Bộ trưởng Lê Doãn Hợp mới vừa trả lời trên báo
VietTimes trong nước, ông cũng nói phải cải cách mạnh. Nếu không với một bộ máy
như thế này, cồng kềnh và không hiệu quả, thậm chí tham nhũng không trị được,
thì uy tín cầm quyền của Đảng và Nhà nước này đã đến hồi lung lay dữ rồi.
Nam
Nguyên: Ý kiến nêu ra trên báo chí có nói tới vấn đề bỏ hẳn biên chế suốt
đời, đưa vào Luật Công chức thay thế biên chế suốt đời bằng hợp đồng lao động.
Điều này có khả thi tại Việt Nam hay không, trên thực tế nhiều nước trên thế giới
vẫn tồn tại công chức có lương hưu suốt đời?
LS Trần Quốc
Thuận: Ý kiến đó trước đây cũng có nhiều người nói, cá nhân tôi cũng đặt vấn
đề như thế, tức là nên có biên chế hợp đồng lao đồng có thời hạn và có thể kéo
dài hợp đồng lao động đó bằng nhiều hình thức, từ 6 tháng dài nhất là 5 năm.
Bây giờ trong thời gian quá độ như thế này, người ta nói người đi kháng chiến mới
tham gia bộ máy nhà nước, còn khó khăn do học tập ít … bây giờ đã 40 năm sau
khi chiến tranh kết thúc, không nên có một biên chế suốt đời… cũng có một số nước
duy trì. Nhưng tôi được biết ở Úc, New Zealand họ đâu có biên chế suốt đời đâu.
Như vậy tôi cho đó là một giải pháp rất tích cực và trong quyết tâm tinh giảm
biên chế cũng cần có hình thức như thế. Chứ còn cứ để như thế thì không bao giờ
giải quyết được… Bộ máy ngày càng phình to ra, bắt người dân nuôi thì rõ ràng rất
là nguy hiểm cho chế độ.
Phải sửa luật?
Nam
Nguyên: Thưa Luật sư, giải pháp thay bằng hợp đồng lao động có thời hạn,
có thể giúp xóa tình trạng người ta chạy vào công chức với rất nhiều chuyện
linh tinh như báo chí đã nói trong thời gian vừa qua?
LS Trần Quốc
Thuận, nguyên phó Chủ nhiệm Thường trực
Văn phòng QH. File photo.
Văn phòng QH. File photo.
LS Trần Quốc
Thuận: Ý kiến đó rất đúng, thực tế người ta chạy vào công chức để kiếm một
biên chế suốt đời để sau này người ta sống… Nhưng sự thực nhiều người chạy vào
bộ máy nhà nước, họ không sống bằng lương đâu mà bằng những thứ khác… một đại họa.
Cho nên phải quyết liệt giảm biên chế có hiệu quả rất mạnh, phải có hợp đồng
lao động có thời hạn… nếu giảm được 1/3 thậm chí một nửa biên chế hiện nay thì
sau đó có thể tăng lương… Bây giờ cũng có ý kiến tăng lương, nhưng tăng lương
trong bộ máy cồng kềnh thế này rất là nguy hiểm. Ngân sách nhà nước dùng trả
lương và trả nợ hết 70% rồi, còn tiền đâu để mà đầu tư trở lại… Cách trả lương
bộ máy nhà nước này, mặc dầu ở địa phương, dưới phường, xã, ấp, khối dân phố
người ta nói không trả lương, nhưng cũng có tiền bồi dưỡng mỗi tháng vài triệu.
Rõ ràng cải cách không phải chỉ số ở trong biên chế mà con số có thể lên tới 11
triệu, là số có trong danh sách, còn cách trả lương ở bên ngoài cũng là một số
rất là lớn nữa. Điều hành một bộ máy nhà nước như thế thì cần có cải cách mạnh.
Nam
Nguyên: Thưa cần có luật pháp về các tổ chức xã hội dân sự, các hội đoàn
nhà nước sẽ làm vai trò của tổ chức xã hội dân sự tự nguyện và phải tự lo kinh
phí hoạt động bằng hội phí, hay gây quĩ bằng hình thức nào đó. Dự Luật về hội
trong đó không điều chỉnh đối với một số hội đoàn nhà nước, Luật chưa ra đời
nhưng đã có hướng duy trì bao cấp với hội đoàn nhà nước Luật sư nhận định gì?.
LS Trần Quốc
Thuận: Hiện nay luật lệ hiện hành có 6 tổ chức gọi là chính trị xã hội gồm
có Mặt trận Tổ Quốc, Thanh niên, Công đoàn, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân… kể
cả Hội người cao tuổi nữa. Chưa nói tới chuyện 6 tổ chức chính trị xã hội nhà
nước đưa vào danh sách cấp kinh phí, ngoài ra còn hơn hai mươi tổ chức khác
cũng còn được hỗ trợ kinh phí nữa. Rõ ràng việc làm đó là rất không bình thường,
trong khi Việt Nam kinh phí còn đang rất ngặt nghèo, rất khó khăn.
Dĩ nhiên phải
dẫn đến sửa luật, còn nếu ở Việt Nam này Đảng mà quyết liệt thì đôi khi Đảng ra
một Nghị quyết, thậm chí trong khi chưa có luật thì Quốc hội ra một Nghị quyết
cắt giảm bộ máy, đi từng bước thích hợp, như giảm bộ máy, giảm kinh phí cấp cho
bộ máy đó xuống, giảm trang bị. Chứ còn bây giờ cấp trụ sở các hội đoàn thể
cũng là cơ ngơi như cơ quan nhà nước, trụ sở hoành tráng, ô tô, phòng làm việc
máy điều hòa, lương bổng thang bảng lương như là cán bộ công chức, tương đương
như nhau cả. Rõ ràng vấn đề trở thành đại sự, muốn làm thì phải có bước đi
thích hợp và phải quyết tâm làm. Đó là câu chuyện cần phải đặt ra, chứ dĩ nhiên
là nó vướng luật.
Nam Nguyên: Cảm ơn Luật sư Trần Quốc Thuận đã trả lời phỏng
vấn.
Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016
Nam Nguyên/RFA - Lãng phí ngân sách nuôi Hội đoàn nhà nước
Văn phòng Hội
cựu chiến binh Quảng Ngãi.
Viện Nghiên cứu
Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Viện Đại học Quốc gia Hà Nội vừa công bố báo
cáo cho thấy, Nhà nước đã bao cấp 14 ngàn (14.000) tỷ đồng mỗi năm cho các tổ
chức quần chúng công, điển hình như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội phụ nữ, Hội
nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên và Công đoàn. Ước tính phần chi
ngân sách cho các tổ chức quần chúng công cao gấp đôi dự toán ngân sách cho Bộ
Giáo dục, Bộ Y tế và gấp 5 lần cho Bộ Khoa học Công nghệ.
Không làm được gì cho lợi ích của
nhân dân
Nam Nguyên
phỏng vấn Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, nhà hoạt động xã hội dân sự độc lập, về vấn đề
liên quan. Từ Sài Gòn, trước hết TS Phạm Chí Dũng nhận định:
TS Phạm
Chí Dũng: Tôi thấy về cơ bản số tiền chi như vậy là vô ích, tại vì từ rất
nhiều năm qua các hội đoàn nhà nước đã gần như không làm được gì cho lợi ích của
nhân dân, đơn cử là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Từ trước tới giờ chưa bao
giờ họ chủ động tổ chức một cuộc đình công, lãn công nào để bảo vệ quyền lợi của
công nhân. Trong khi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lại nghiễm nhiên được hưởng
ít nhất là 2% trên tổng quỹ lương của doanh nghiệp, một con số rất lớn, vừa rồi
ngay cả một vài tờ báo nhà nước cũng phải phản ứng về chuyện này.
Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016
Nam Nguyên/RFA - Xử lý khủng hoảng vụ cá chết quá chậm
Một người dân
với những con cá biển đã chết trên một bãi biển
ở huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế
ngày 21 tháng 4 năm 2016.
Vụ cá chết
hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung cho thấy phương cách xử lý khủng hoảng của chính
quyền là thụ động, chậm chạp. Trong khi các cuộc điều tra đều chỉ hướng về Khu
Công nghiệp Vũng Áng Hà Tĩnh và cá chết là do chất độc cực mạnh. Dường như cơ
chế và phương tiện, cũng như yếu tố con người, đã làm cho mọi việc khó sáng tỏ
kịp thời.
Tác hại của sự
kiện cá chết hàng loạt ở bờ biển miền Trung từ Hà Tĩnh tới Quảng Bình, Quảng Trị
và Thừa Thiên Huế gây ra một hậu quả dây chuyền cho đời sống của hàng triệu người
dân, trong khi các cuộc điều tra của nhiều bộ ngành, cứ lòng vòng chưa có kết
quả gì cụ thể. Phó Giáo sư Tiến sĩ Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp
các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam từ Hà Nội nhận định:
“Tất cả những
sự phát triển lâu nay cứ thường nói là phát triển bền vững. Tức là phát triển
kinh tế đảm bảo những vấn đề xã hội, đảm bảo vấn đề môi trường. Thế nhưng phát
triển kinh tế chưa thấy đâu mà môi trường đã thấy hủy hoại một cách ghê gớm. Đặc
biệt chiều nay tôi nghe thấy một cái clip của VTC 14, ông Giám đốc Đối ngoại của
Công ty Formosa ở Hà Tĩnh trả lời phỏng vấn đã nói được cái này thì mất cái
kia, nói một cách rất là trắng trợn, điều này không thể chấp nhận được…”
Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016
Nam Nguyên/RFA - Tân chính phủ: Bế tắc với những vấn nạn cũ
![]() |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp đầu tiên
với các thành viên chính phủ mới hôm 14/4/2016.
|
Tiếp nhận di sản đầy khó khăn
Dàn lãnh đạo
mới của Đảng và Nhà nước cũng như tân chính phủ của Việt Nam tiếp nhận di sản đầy
khó khăn từ các nhiệm kỳ trước để lại.
Ngày 11/4
Ngân hàng Thế giới cảnh báo rủi ro tiêu cực vẫn chiếm ưu thế trong nền kinh tế
Việt Nam, World Bank đồng thời hạ triển vọng tăng trưởng 2016 của Việt Nam xuống
mức 6,2% từ mức 6,5% đưa ra trước đó.
Theo
SaigonTimes Online, Ngân hàng Thế giới ghi nhận thâm hụt tài khóa so với GDP của
Việt Nam diễn ra ở mức cao trong thời gian dài. Ngân hàng Thế giới cũng cảnh
báo tình trạng nợ công tăng nhanh trong khi dự trữ ngoại tệ thấp và đang có xu
thế giảm, hiện đang là lý do gây quan ngại.
Bản cập nhật
đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới được đưa ra trong bối
cảnh Việt Nam bổ nhiệm lãnh đạo cao cấp và công bố chính phủ mới.
Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016
Nam Nguyên/RFA - Nước thủy điện Trung Quốc và Lào chảy về đâu?
Một phần hồ
chứa đập thủy điện Nam Thiên 2
trên dòng Mekong thuộc địa phận Lào hôm
23/10/2010.
Gần một tháng
từ khi Trung Quốc loan báo xả nước đập thủy điện tỉnh Vân Nam và sau đó là Lào
cũng có hành động tương tự, nhưng lượng nước thực tế về đến đồng bằng sông Cửu
Long được ghi nhận ra sao.
Tối
12/4/2016, Phó Giáo sư Tiến Sĩ Lê Anh Tuấn, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu biến
đổi khí hậu Đại học Cần Thơ bác bỏ những thông tin lạc quan cho rằng, nước do
Trung Quốc và Lào xả từ các đập thủy điện đưa vào sông Mekong đã cứu vãn tình
hình hạn hán xâm nhập mặn và nông dân đã có nước tưới để xạ vụ lúa hè thu.
PGSTS Lê Anh Tuấn cập nhật tình hình:
“Tôi nghĩ
đây là chuyện chính trị nhiều hơn là đưa nước về …những ngày trước nước ở chỗ
Tân Châu Châu Đốc tôi theo dõi có tăng lên…nhưng tăng lên đó là do ảnh hưởng thủy
triều là chính…triều cường đang đi lên nhưng sau đó thì hiện nay nước đã xuống
lại rồi…nước có về nhưng không phải là lớn.”
Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016
Nam Nguyên/RFA - Tự ứng cử: khát vọng dân chủ hay phép thử cải cách
với Phó Thủ tướng Chính phủ Việt
Nam - Vũ Đức Đam
trước khi tham dự một buổi lễ chính thức công bố
báo cáo Việt
Nam 2035 tại Hà Nội vào ngày 23 tháng hai năm 2016.
Một trong
các khuyến nghị quan trọng của Báo cáo Việt Nam 2035 do Ngân hàng Thế giới và
Chính phủ Việt Nam hợp tác soạn thảo công bố hôm 23/2/2016 là: “nâng
cao hơn nữa trách nhiệm giải trình thông qua việc xây dựng một cơ chế hữu hiệu
về kiểm soát và cân bằng giữa ba nhánh quyền lực, tạo dựng khung khổ pháp lý
thúc đẩy quyền công dân…”
Ba nhánh
quyền lực được hiểu là Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp nhưng ở Việt Nam là cơ chế
độc đảng do vậy việc giám sát độc lập lẫn nhau là không hiện thực. Tuy vậy theo
các chuyên gia, nếu thể chế chính trị của Việt Nam cởi mở hơn, nâng cao vai trò
của Quốc hội nhiều hơn thì cũng mang ý nghĩa quan trọng.
Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016
Nam Nguyên/RFA - Đại hội Đảng: Phe kiên định Mác Lê thắng thế
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần
thứ 12
đã chính thức khai mạc hôm 21 tại Hà Nội và kéo dài tới 28/1/2016.
đã chính thức khai mạc hôm 21 tại Hà Nội và kéo dài tới 28/1/2016.
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần
thứ 12 đã chính thức khai mạc hôm 21 tại Hà Nội và kéo dài tới 28/1/2016. Sau
phiên trù bị hôm 20 và tiếp theo ngày khai mạc, các thông tin chính thức cho
thấy phe kiên định chủ nghĩa Mác Lê, quyết giữ vững chế độ do Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng đứng đầu có vẻ thắng thế. Nhóm này thể hiện đã chuẩn bị kỹ
lưỡng về qui chế bầu cử và sử dụng các thủ tục lắt léo để tước đoạt các cơ hội
tái cử của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhân vật được cho là chủ trương cải cách
theo kinh tế thị trường và có khuynh hướng nghiêng về phương Tây.
Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016
Nam Nguyên/RFA - “Tứ trụ” nào thì cũng chịu áp lực cải cách
Hội nghị lần thứ 14 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI sáng
ngày 11/01/2016, tại Hà Nội.
ngày 11/01/2016, tại Hà Nội.
Đồng thuận – Tiền đề cho cải cách kinh tế
Không bao lâu nữa sẽ tới 21/1, thời điểm Đại hội Đảng Cộng sản lần
thứ 12 chính thức khai mạc tại Hà Nội và kéo dài 1 tuần. Lúc đó, những đồn đoán
về lãnh đạo cao cấp mà dư luận quan tâm sẽ được làm sáng tỏ. Nhưng trên phương
diện khác có thể thấy một vài điểm rõ nét, Đảng Cộng sản Việt Nam chấp nhận
những thách thức và cơ hội mang tới, khi đồng thuận chủ trương ký kết phê chuẩn
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP. Đây cũng là một tiền đề cho cải cách
kinh tế để đáp ứng những điều kiện khó của TPP.
Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015
Nam Nguyên/RFA - Xem báo chí ‘lề phải’ xử lý thông tin nhạy cảm
Báo chí các ngày 22-23 tháng 12,
2015
Tuần lễ cuối cùng của năm 2015 không
giống như những năm trước, khá nhiều thông tin được cho là nhạy cảm đã xảy ra
trong thời gian này. Báo chí đã ứng xử với hàng loạt thông tin không có lợi cho
nhà nước về chính trị, kinh tế, xã hội như thế nào? có những báo điện tử chọn
cách xử lý thông tin như một công cụ bảo vệ chế độ, nhưng cũng có một số đơn vị
chọn cách thông tin đa chiều.
Trong những ngày trước lễ Giáng
Sinh, tại Hà Nội đã xảy ra sự kiện chưa từng có, vài ngàn học sinh trung tiểu
học ở xã Ninh Hiệp huyện Gia Lâm đã bãi khóa từ hôm 21 đến 23/12, để tham gia
biểu tình phản đối chủ trương xây dựng Trung tâm thương mại bên cạnh trường trung
học cơ sở và chiếm một phần đất công hiện là bãi đậu xe của người dân. Có lẽ ở
những xã ngoại thành chòm xóm láng giềng gắn bó với nhau, trong mỗi gia đình có
thể có một người chạy chợ hoặc gọi là tiểu thương. Khi toàn thể tiểu thương
Ninh Hiệp phản đối xây thêm chợ mới cũng như trung tâm thương mại với quan điểm
là chống lãng phí, lạm dụng cũng như bảo vệ sinh kế gia đình, thì họ được người
dân ủng hộ và dẫn tới chuyện học sinh trung tiểu học không đến trường mà tham
gia bãi khóa hậu thuẫn giới tiểu thương và cha mẹ mình.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)