Hiển thị các bài đăng có nhãn Nam Dao. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nam Dao. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2018

Nam Dao: Ký, đọc Đinh Quang Anh Thái


Nhà văn Nam Dao (Ảnh: Uyên Nguyên)

Trong những thể văn, ký là ghi lại. Cổ nhất ở phương Đông có lẽ là Sử Ký của Tư Mã Thiên, kẻ bị thiến sống vì sao chép chính xác và luận bình khách quan và vô  tư về những sự kiện lịch sử. Ở ta, từ thời dùng chữ quốc ngữ, ký xuất hiện không ít. Miền Bắc, Thạch Lam với Hà Nội 36 Phố Phường, Vũ Bằng với Miếng Ngon Hà Nội, Nguyễn Tuân với Phở... Miền Nam, Hương Rừng Cà Mau của Sơn Nam, rồi Bến Nghé Xưa, và hẳn với Phan Nhật Nam qua Mùa Hè Đỏ Lửa, Dựa Lưng Nỗi Chết... Miền Trung, nổi bật là Hoàng Phủ Ngọc Tường với Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông, Rất Nhiều Ánh Lửa...
Thường, thể    ghi chép về chiến tranh, về sinh hoạt, địa lý, đường phố, miếng ăn, phong tục, tập quán. Và ở một góc độ rộng, ký không xa với phóng sự, nhà văn trở thành nhà báo, cứ người thật việc thật, thấy sao nói vậy. Ký dưới hình thức đó, trừ một số ngoại lệ, khó đọng lại trong lòng người  đọc như những tác phẩm văn học tầm cỡ.  Bắt giam trí năng tưởng tượng trong ngục tù của những hiện thực mắt thấy tai nghe, chữ nghĩa chỉ làm công  việc chuyển tải thông tin của báo chí.

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

Nam Dao - 49 ngày Võ Phiến vượt ngưỡng hư vô

Nhà văn Võ Phiến (1925 - 2015)
Điện thư của một người quen ngày 28 tháng 9, tin báo: Võ Phiến đã đi xa.

Nghe, lòng bồi hồi. Gọi phone hỏi, một câu thừa thãi: ông ấy 90, đi đâu ở tuổi gần đất xa trời.

Thì đi gần thôi chứ còn đi đâu bây giờ! Rõ hay, dớ dẩn…

Vượt ngưỡng hư vô, ai dám bảo là gần? Tôi nhủ, phải gọi cho chị Viễn Phố.

Chuông reng. Không ai bắt máy. Rõ hay, gia đình người ta tang ma, ai bắt máy nói chuyện ấu ơ chia buồn! Và lại, buồn thì chia thế nào được! Đâu có như vui, càng chia càng nhiều.
Đành nhờ bạn đến viếng thì thắp giùm cho một nén hương. Bạn ta thở ra dài thườn thượt. Tôi nuốt vào trong, choáng váng! Cái choáng váng khi chạm mặt đối diện hư vô dẫu chưa đến lượt mình.

Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

Nam Dao - Từ Nhân Văn-Giai Phẩm đến Văn Đoàn Độc Lập

Nhà văn Nam Dao (Hình: Uyên Nguyên)
Hội Nhà Văn Việt Nam TP Hồ  Chí  Minh - chắc được chỉ  đạo từ những  cấp cao hơn  như Ban Tuyên Giáo của Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN), rồi Hội Nhà Văn Việt Nam ( HNVVN) -  mới đây gạch tên 9 hội viên không cho bầu làm đại biểu tham dự Đại Hội Nhà Văn lần IX sẽ nhóm họp ở Hà Nội vào tháng 7 năm nay.  Những hội viên bị gạch tên[i] đều là thành viên của Ban vận động thành lập Văn Đoàn Độc Lập (BVĐVĐĐL). Tập hợp này bị thế quyền gán cho là ‘’ ám muội’’, ‘’diễn biến’’, tự tung tự tác tìm cách thoát trói buộc những định chế chính trị xưa nay vốn là rào cản tự do sáng tác và tự do ngôn luận. Khi được chỉ đạo chỉ nhằm phục vụ chính trị, văn học là thứ văn học minh họa kiểu người tốt việc tốt, lu loa tuyên truyền tô hồng, đẩy người  viết vào cách thế nhìn nghiêng với một mắt, thậm chí nhắm tịt cả hai mắt, mô tả cho ‘’phải đạo’’ một thứ hiện thực xã hội tô vẽ, hoang tưởng, đậm mùi duy ý chí.  Loại văn học văn chương có lãnh đạo chính trị này khiến một  nhà thơ trẻ vào đầu những  năm 80 đau xót kêu:
Tụi nó cưỡi lên lưng anh làm ngựa
khiến mông anh trổ đuôi, còn gáy mọc ra bờm
anh vừa hí vừa vặn mình nôn mửa
một  đống lạ lùng nửa áo nửa cơm.
Tụi nó lại treo trước đầu anh một giỏ hoa thơm
có mùi văn  chương có hương nghệ thuật
anh nghiến răng  nhai một cách cuống cuồng
đến khi ợ mới biết mồm tàn tật...

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Nam Dao - Về Quê

Ảnh NX Hoàng và Nam Dao do NB Trạc chụp.

Nhớ tiếc Nguyễn Xuân Hoàng

1

Ông bạn Nguyễn Bá Trạc như ‘’ngọn cỏ bồng’’ [i].

Bạn mai về nhà?

Ờ, thì mai trở lại San Jose.

Rồi bạn hắng giọng, tại sao lại về? Mình ở đâu khi quay lại nơi đó thì nói là về!  Nhưng tôi trú ở Phần Lan sau khi ngụ tại Mỹ khá lâu, miệng lại  bảo về Việt Nam, nơi tôi vắt chân lên cổ thoát thân đã gần 40 năm, mà không nói như nói tôi đi Pháp, sang Ý, ghé Nga, trở lại Mỹ…Khỉ thế! Có lẽ về, là về nơi mình gắn bó hơn mọi nơi khác trên  trái đất này chăng?