Hiển thị các bài đăng có nhãn NVO. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn NVO. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

Hà Tường Cát - Trung Quốc gây hấn từ Ðông Nam Á đến Nhật Bản


Hà Tường Cát/Người Việt

 Vụ tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku lại thêm một bước leo thang hôm Thứ Hai 20 tháng 8 với các cuộc biểu tình xuống đường của dân chúng ở 10 thành phố Trung Quốc trong đó tại một vài nơi như Hàng Châu có cả việc đốt các xe hơi Nhật Bản.


Dân Trung Quốc biểu tình tại Thành Ðô chống Nhật Bản trong vấn đề tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku. (Hình: STR/AFP/Getty Images)

Tuần trước Nhật Bản đã bắt giữ 14 công dân Trung Quốc từ Hong Kong mang quốc kỳ Trung Quốc và Ðài Loan xâm nhập bất hợp pháp lên quần đảo Senkaku. Thể hiện ý muốn tránh gây căng thẳng, ngay sau đó Nhật đã tống xuất các người này và đưa họ trở về Hong Kong bằng máy bay và tàu. Nhưng hôm Chủ Nhật, 10 người Nhật đã đổ bộ lên đảo cắm cờ và tuyên bố tưởng niệm các tử sĩ hy sinh trong thời Thế Chiến II ở Á Châu. Hai nước Trung Quốc-Nhật Bản từng có một quá khứ nhiều thù hận trong tiền bán thế kỷ thứ 20 nên tất cả những hành động như vậy đều là chuyện rất nhạy cảm được coi như sự khiêu khích và khơi dậy tâm lý dân tộc cực đoan.

Chính quyền Nhật đã tạm giữ và thẩm vấn 10 người trong đó có 5 đại biểu dân cử địa phương, tuy nhiên theo các giới am hiểu sẽ không có việc truy tố hình sự. Phát ngôn viên chính phủ Nhật Osamu Fujimura tuyên bố việc làm của những người này là “đáng tiếc” và không được chính quyền chấp thuận trước. Phát ngôn viên này cho biết chính phủ Nhật rất quan ngại kềm chế mọi việc không vượt quá tầm kiểm soát và cũng kêu gọi nhà cầm quyền Trung Quốc thi hành mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ an toàn cho công dân Nhật.

Truyền thông Trung Quốc mạnh mẽ chỉ trích Nhật Bản nhưng cũng cho rằng phản kháng bạo động không phải là đường lối giải quyết tranh chấp. Tờ Trung Quốc Thanh Niên Nhật Báo viết: “Nhật Bản đã phạm một loạt những sai lầm trong vấn đề đảo Ðiếu Ngư và va chạm đến tình cảm nhân dân Trung Quốc”. Theo tờ báo này: “Tinh thần ái quốc của giới trẻ là đáng hoan nghênh... Nhưng với một số phần tử trong họ đã đốt phá xe của người Nhật, phá hoại tài sản công cộng, thì đó là hành động điên rồ. Việc này làm mất trật tự xã hội, tổn thương đến hình ảnh của các thành phố và hơn nữa đến hình ảnh đẹp về đất nước Trung Quốc”.

Quần đảo Senkaku của Nhật Bản, Trung Quốc gọi là Ðiếu Ngư đảo, Ðài Loan gọi là Ðiếu Ngư Ðài (Diaoyu Tai) có nghĩa là “nơi câu cá”, gồm 5 đảo và 3 mỏm đá, diện tích tổng cộng 7 km2, tất cả đều không có người ở. Quần đảo này nằm về phía Ðông Bắc Ðài Loan và phía Tây của quần đảo Lưu Cầu (Ryu Kyu) trong vùng miền Nam biển Ðông Hải (biển Ðông Trung Quốc).

Nhật Bản nói rằng từ năm 1885 chính quyền họ đã khảo sát tường tận những đảo này và nhận thấy đảo không có dân chúng cư trú cũng như không có dấu vết gì của Trung Quốc. Căn cứ vào đó, tháng 1 năm 1895 nội các Nhật Bản đã quyết định cho dựng bia và sát nhập quần đảo Senkaku vào lãnh thổ Nhật. Triều đình nhà Thanh ký hòa ước Shimonoseki năm 1895 kết thúc cuộc chiến tranh Trung-Nhật, nhường đảo Ðài Loan và quần đảo Bành Hồ cho Nhật Bản không đề cập đến Senkaku có nghĩa là quần đảo đã không thuộc về Trung Hoa trước đó.

Nhưng theo Trung Quốc thì từ thời nhà Minh, thế kỷ thứ 15, quần đảo Ðiếu Ngư đã thuộc về họ và những đất đai mà Nhật Bản chiếm trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật cuối thế kỷ 19 là sự xâm lăng bất hợp pháp. Sau Thế Chiến II, Hoa Kỳ chiếm đóng Nhật Bản và Nhật từ bỏ chủ quyền các đảo nhỏ theo điều 2 của hòa ước San Francisco 1951 cho đến 1971 mới được trả lại. Nhật Bản không công nhận Ðài Loan là một nước có chủ quyền và không thừa nhận tuyên bố chủ quyền của Ðài Loan và Trung Quốc về quần đảo Ðiếu Ngư. Vấn đề tranh chấp chỉ nổi lên từ thời gian này khi người ta khám phá có trữ lượng dầu khí dưới lòng biển. Trung Quốc nói rằng họ không công nhận và chấp nhận giá trị các hiệp ước giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ, quần đảo Ðiếu Ngư có những bằng chứng lịch sử thuộc về họ và nằm trong vùng biển đặc quyền kinh tế thuộc Trung Quốc.

Chính quyền Nhật của Thủ Tướng Yoshihiko Noda cũng như chính quyền Trung Quốc đều chịu những áp lực quốc nội đòi hỏi phải có lập trường cứng rắn về vấn đề chủ quyền. Nhưng hoàn cảnh mỗi nước khác hẳn nhau và Nhật Bản ít bị chi phối bởi những yếu tố nội bộ như Trung Quốc.

Tranh chấp biển đảo với Nhật Bản cũng như với các nước Ðông Nam Á đặc biệt là Việt Nam và Philippines, đều xuất phát từ sự phát triển kinh tế và tham vọng trở thành cường quốc bá chủ Châu Á của Trung Quốc. Tư tưởng dân tộc cực đoan và ảnh hưởng của phái cực hữu trong giới quân sự có vai trò chính trong những ý đồ này. Tuy nhiên khác với biển Ðông (mà Trung Quốc gọi là Nam Hải), vùng biển mà về lâu về dài Trung Quốc muốn chiếm lãnh vị trí khống chế, biến thành “một cái hồ” đối với hải quân của họ; tại Ðông Hải tranh chấp chỉ có thể tới mức chủ quyền quần đảo Ðiếu Ngư chứ Trung Quốc không thể hy vọng hoàn toàn kiểm soát vùng biển này.

Giáo Sư Ting Wei phân khoa chính quyền và quan hệ quốc tế trường đại học Baptist University ở Hong Kong nhận định rằng khả năng của Trung Quốc trong tranh chấp Ðiếu Ngư có giới hạn. Trung Quốc có thể áp lực như họ đã làm về đất hiếm, một nguyên liệu tối cần thiết cho kỹ nghệ Nhật Bản, nhưng mối quan hệ kinh tế giữa hai nước còn bao gồm nhiều lãnh vực quan trọng khác và cả hai bên đều phải thận trọng không để tổn hại vượt ngoài tầm kiểm soát.

Ngoài ra ban lãnh đạo Trung Quốc đang trong tiến trình chuyển giao quyền lực và không tránh khỏi nỗi lo ngại rằng mọi động thái nào vượt quá mức độ lúc này cũng có thể đưa đến những hậu quả khó khăn cho chính họ. Theo Giáo Sư Ting, những người biểu tình chống Nhật về vấn đề đảo Ðiếu Ngư tới một lúc sẽ đặt câu hỏi tại sao chính quyền Trung Quốc không có khả năng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình. Do đó giới lãnh đạo Trung Quốc “không thể để cho những chống đối này kéo dài đến lúc phát triển thành một phong trào rộng lớn bài Nhật Bản” vì nếu dân chúng Trung Quốc thấy rằng chính quyền quá yếu và quay ra phê phán họ, thì tình thế sẽ trở thành “cơn ác mộng của Bắc Kinh”.

Tân Hoa Xã, trong một bài bình luận hôm Thứ Hai, đã mạnh mẽ công kích hàng động của nhóm 10 người Nhật đổ bộ lên đảo và việc trục xuất 14 dân Trung Quốc, đồng thời phê phán lập trường của Tokyo cho đến nay về chủ quyền quần đảo Senkaku là không góp phần xây dựng. Nhưng sau đó, hãng tin nhà nước Trung Quốc này cảnh giác: “Ái quốc là hành động đáng ca ngợi, tuy nhiên phải tránh những thái độ quá khích hay tác phong bạo động”. Và Tân Hoa Xã kết luận: “Chính quyền Trung Quốc mong mỏi các công dân thể hiện lòng yêu nước trong hòa bình và bác bỏ tinh thần yêu nước mù quáng đưa đến bạo động làm tổn hại cho cả đồng bào mình”.

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Hà Tường Cát/Người Việt - WikiLeaks sẽ công bố hàng triệu e-mail mật của StratFor

Hà Tường Cát/Người Việt
Tổng hợp

LONDON - WikiLeaks hôm Thứ Hai nói sẽ tiết lộ hàng triệu e-mail mật lấy được của StratFor, một công ty tình báo tư nhân đặt trụ sở ở Texas.

Những e-mail này sẽ được công bố dần dần và theo WikiLeaks có 5,000 e-mail thuộc loại tối mật. Cho đến nay đã có 214 trong số những e-mail này được phổ biến trên website của họ.


WikiLeaks từng gây xôn xao dư luận hai năm trước đây, khi tiết lộ những hồ sơ mật của quân đội Hoa Kỳ ở Iraq và Afghanistan, tiếp theo đó công bố hàng trăm ngàn công điện ngoại giao từ các tòa đại sứ Hoa Kỳ trên thế giới. Năm tờ báo ở Anh, Ðức, Pháp, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ đã được thỏa thuận để đăng tải những tài liệu này. Nhưng tiếp theo đó, WikiLeaks gặp nhiều rắc rối do những xung đột bất đồng ý kiến nội bộ, trong khi chịu áp lực từ mọi phía của các chính quyền trên thế giới. Mặt khác, nhà sáng lập Julian Assange vẫn còn đang phải đương đầu với án lệnh truy tố của Thụy Ðiển về cáo trạng tấn công tình dục hai phụ nữ.

WikiLeaks Julian Assange trong buổi họp báo tại London hôm Thứ Hai, 27 tháng 2, loan báo WikiLeaks sẽ công bố 5 triệu e-mails của StratFor. (Hình: Carl Court/AFP/Getty Images)

Có thể rằng tiềm năng về những áp lực chính trị và pháp lý đã gây sự chú ý trong dư luận vì thường được nói đến nhiều, nhưng áp lực tài chính mới tạo nên hiệu quả nặng nề nhất đối với hoạt động của tổ chức này.

Với loan báo tiết lộ những e-mail của StratFor, có lẽ WikiLaeaks hy vọng sẽ một lần nữa lôi cuốn sự chú ý của dư luận và tái tạo được tín nhiệm để hoạt động. Những e-mails này do một nhóm xưng tên là “Anonymous” (ẩn danh) đánh cắp được trong thời gian 7 năm từ 2004 đến 2011 của StratFor, có nội dung là những phân tích tình báo và địa lý chính trị (geopolitic) cung cấp cho chính phủ Hoa Kỳ và nhiều quốc gia trên thế giới. Nhiều diễn đàn trên Internet vẫn gọi StratFor là một loại “CIA trong bóng tối” và như lời Assange giải thích với thông tấn xã Reuters: “Ðây là một hãng do thám tư, dựa theo những tin của mật báo viên từ chính phủ Hoa Kỳ, các cơ quan tình báo nước ngoài và mục tiêu do thám bao gồm, ngoài những đối tượng khác, là những tổ chức của những người tranh đấu vì lý tưởng.”

WikiLeaks nói họ có 5 triệu e-mails của StratFor và sẽ được phổ biến với sự hợp tác của hơn 20 cơ quan truyền thông quốc tế. Chưa rõ những cơ quan truyền thông này như thế nào nhưng hiện nay The New York Times ở Hoa Kỳ và The Guardian ở Anh, hai trong số năm tờ báo đầu tiên ở Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Ðức, Tây Ban Nha đầu tiên đã phổ biến các công điện ngoại giao do WikiLeaks tiết lộ, hiện nay không còn cộng tác với Assange nữa.

Thông tấn xã Associated Press nói rằng qua nhận xét sơ khởi, những e-mails vừa được tiết lộ lẫn lộn cả vô thưởng vô phạt lẫn gây phiền toái, nhưng Assange hứa hẹn còn có những tài liệu “chấn động” hơn sẽ được đưa ra sau này. Ông cũng tố cáo cách hoạt động mờ ám và bất hợp pháp của StratFor trong việc sử dụng mật báo viên và điều động tài chính ở nước ngoài.

StratFor, tên gọi tắt của Strategic Forecasting, Inc., (Công ty Dự báo Chiến lược) là một hãng tình báo toàn cầu thành lập năm 1996 ở Austin, Texas. Hoạt động đầu tiên của StratFor là ấn hành bản tin tình báo hàng ngày. Sau đó StratFor cung cấp cho khách hàng, bao gồm chính phủ Hoa Kỳ và các nước khác, những tin quan trọng và các bản phân tích tình báo. Sau vụ khủng bố 9/11 phân tích tình báo của StratFor về những hành động có thể làm của al-Qaeda và chính quyền Bush được trình bày công khai cho mọi người có thể xem tự do, CNN, Bloomberg, AP. Reuters, BBC, New York Times,... nhận định StratFor là một cơ sở có thẩm quyền trong lãnh vực phân tích tình báo chiến lược cũng như chiến thuật và hoạt động thay thế một phần nhiệm vụ cho những cơ quan tình báo của các quốc gia.

StratFor không trực tiếp đề cập tới lập luận của Assange tố cáo những phương cách hoạt động bất hợp pháp, nhưng khẳng định: “StratFor đã là một nguồn tình báo cho nhiều quốc gia như mọi cơ quan nghiên cứu chiến lược địa lý chính trị trên thế giới khác có thể làm” và “chúng tôi làm việc thẳng thắn và cam kết đạt tiêu chuẩn cao với đạo đức chuyên nghiệp.” Tuy nhiên về việc WikiLeaks công bố những e-mails của mình, StratFor nói: “Ðã bị đánh cắp tài sản của mình, chúng tôi không muốn trở thành nạn nhân thêm một lần nữa bằng cách đặt câu hỏi với họ.”

StratFor nhận tiền thực hiện việc nghiên cứu những vấn đề chính trị, quân sự, kinh tế để giúp cho khách hàng giảm thiểu rủi ro và cung cấp bản phân tích chuyển qua e-mail. Nhiều phân tích này không có tính cách bí mật nhưng một số khác hoàn toàn được giữ kín riêng cho từng thân chủ. StratFor giải thích là có thể một số e-mail sẽ được WikiLeaks công bố bị sửa chữa thêm bớt trong nội dung. Tuy nhiên “công ty sẽ không bình luận vì diễn tả quá nhiều những chuyện trong công việc của chúng tôi sẽ làm giảm giá trị kín đáo về cách hoạt động, thu thập tình báo, đường dây quan hệ và những bí mật khác của StratFor.” (HC)

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

Bắc Hàn sau sự ra đi của ‘Lãnh Tụ Kính Yêu’

Hà Tường Cát/Người Việt(Tổng hợp)

Kim Jong-il trong một chuyến đến thăm một nhà máy ở Bắc Hàn, tháng 5, 2011. (Hình: AFP/Getty Images)
Sáng sớm Thứ Hai, 19 tháng 12, Thông tấn xã Bắc Hàn KCNA loan tin nhà lãnh đạo Kim Jong-il (Kim Chính Nhật đọc theo phiên âm Hán Việt) đã từ trần vì một cơn xung tim nặng trong lúc đang đi trên xe lửa trở về thủ đô Bình Nhưỡng sau một chuyến kinh lý ở vùng nông thôn.

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2011

Việt Nam bất ngờ trả Thánh Ðịa La Vang cho Công Giáo

Ðỗ Dzũng/Người Việt


Giáo dân La Vang trong đêm vọng Lễ Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời
ngày 14 Tháng Tám, 2011. Bên phải là tháp nhà thờ La Vang nguyên thủy.
(Hình: Tổng Giáo Phận Huế)
Trong một hành động được coi là bất ngờ, chính quyền Việt Nam trả lại Thánh Ðịa La Vang ở Quảng Trị cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam giữa lúc hai bên đang có tranh chấp chủ quyền một số tài sản của giáo hội.

Nguyễn Chí Vịnh, Trần Ðại Quang được phong thượng tướng

NVO


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao quyết định thăng quân hàm thượng tướng
cho 9 tướng quân đội và công an. (Hình: Báo QÐND)
Cùng 7 trung tướng khác

HÀ NỘI (NV) - Hai nhân vật được cho là nổi nhất của quân đội và công an Việt Nam hiện nay là Bộ Trưởng Công An Trần Ðại Quang và Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh vừa được phong cấp bậc từ trung tướng lên thượng tướng.

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

LS Lê Công Ðịnh sắp được trả tự do, sẽ sang Mỹ

Người Việt Online


Luật Sư Lê Công Ðịnh tại một buổi họp ở Sài Gòn hồi Tháng Năm, 2009,
trước khi bị bắt. (Hình: AFP/AFP/Getty Images)

SÀI GÒN (NV) - Luật Sư Lê Công Ðịnh, người bị nhà cầm quyền Việt Nam kết án 5 năm tù về tội “lật đổ chế độ,” có thể sẽ được trả tự do trong thời gian tới đây và “sẽ bị trục xuất sang Mỹ.”

Tin này được bà Anh, người trong gia đình Luật Sư Lê Công Ðịnh, xác nhận với với Ðài Á Châu Tự Do (RFA) hôm 29 tháng 11, và nói rằng ông Lê Công Ðịnh sẽ được trả tự do trong thời gian rất gần, nhưng không biết chính xác thời điểm nào.

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2011

Nghịch lý

Lê Phan


Một trong những điều mà hẳn đang làm các lãnh tụ ở Bắc Kinh bực mình là tại sao đột nhiên họ thấy mình trở thành nếu không phải là kẻ thù thì cũng là người hàng xóm đáng ngại của hầu hết các quốc gia láng giềng.

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

HỒ SƠ WIKILEAKS (33): Những phi vụ của Huỳnh Ngọc Sỹ

Vũ Quí Hạo Nhiên/Người Việt

Vụ án nhận hối lộ của hãng PCI Nhật trong việc xây cất đại lộ Ðông Tây tưởng đã không bao giờ đem ra xử vì gốc bự dù to của ông Huỳnh Ngọc Sỹ, cho tới khi Nhật tạm cắt viện trợ Việt Nam, theo các công điện của đoàn ngoại giao Mỹ ở Việt Nam gởi về, trong số tài liệu bị Wikileaks tiết lộ.

Số tiền ông Sỹ, phó giám đốc Sở Giao Thông Vận Tải và giám đốc Ban Quản Lý Dự Án đại lộ Ðông Tây, nhận từ PCI được tiết lộ là lên tới $2.3 triệu đô la. Ông Sỹ còn bị phát giác ngăn chặn một dự án liên quan một công ty Mỹ chỉ vì công ty này không chịu đưa hối lộ.


Huỳnh Ngọc Sỹ bị đưa ra phiên tòa sơ thẩm hôm 11 tháng 3, 2009.
(Hình: AFP/Getty Images)

Ăn hối lộ hãng Nhật, đòi hối lộ từ hãng Mỹ

Dự án đại lộ Ðông Tây là một chương trình viện trợ của Nhật cho Việt Nam, xây một tuyến đường, vừa xây mới vừa cải tạo đường cũ, chạy từ Bình Chánh vào tới Sài Gòn gần cầu Calmette, xuống hầm qua Thủ Thiêm rồi chạy tới Ngã ba Cát Lái trên đường về miền Tây.

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2011

Hồ sơ Wikileaks (29): Tàu ngầm Nga giúp Việt Nam 'tước quyền kiểm soát của Trung Quốc'

Vũ Quí Hạo Nhiên/Người Việt

Một chiếc tàu ngầm hạng Kilo của Nga giống chiếc bán cho Việt Nam. Chiếc này được bán cho Iran. (Hình: defenselink.mil)
Việc Việt Nam chi 1.8 tỷ đô la Mỹ để mua 6 tàu ngầm hạng Kilo của Nga là nằm trong mục tiêu đối phó với mối đe dọa đến từ Bắc Kinh, theo một công điện ngoại giao của Ðại Sứ Quán Mỹ bị Wikileaks tiết lộ.

Sáu tàu ngầm hạng Kilo, cộng 12 máy bay Su-30 MK2 nằm trong kế hoạch hiện đại hóa quân đội kéo dài từ 10 tới 20 năm, theo Phó Ðại Sứ Virginia Palmer viết trong công điện đề ngày 23 tháng 6, 2009.

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Hồ Sơ Wikileaks (21): Ở Ðồng Chiêm, nhà nước hành xử như côn đồ

Nam Phương/Người Việt

Ba bản công điện của Tòa Ðại Sứ Mỹ năm 2010, ngay sau khi xảy ra vụ đàn áp Công Giáo ở Ðồng Chiêm, cho thấy phía Mỹ đánh giá hành xử của nhà cầm quyền Việt Nam như côn đồ.


Giáo dân Ðồng Chiêm dựng một Thánh giá bằng tre để thay thế Thánh giá bị nhà cầm quyền triệt hạ. (Hình: Vietcatholic.net)

Vụ Ðồng Chiêm được xem là quan trọng tới mức đại diện Bộ Ngoại Giao Mỹ qua Việt Nam đã tiếp tục nhắc lại.

Bản công điện của Tòa Ðại Sứ Mỹ ngày 12 tháng 1, 2010 và bị Wikileaks tiết lộ, cho thấy Tòa Ðại Sứ Mỹ bày tỏ sự quan ngại về hành động đàn áp Công Giáo ở Ðồng Chiêm.

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

HỒ SƠ WIKILEAKS (19): Lãnh sự Mỹ ở Thành Ðô thăm Hà Khẩu

Một sĩ quan Phòng An Ninh Công Cộng xác nhận với chúng tôi có một số phụ nữ và cô gái Việt Nam, hầu hết từ vùng núi non nghèo khổ, bị buôn sang Vân Nam mỗi năm, trong khi những người khác lén trốn qua biên giới tìm việc hoặc lập gia đình. Giới chức này không có con số cụ thể nhưng xác nhận những sự kiện như vậy diễn ra hằng năm.
Triệu Phong/Người Việt
Thành phố “Nửa Tàu-Nửa Ta”

Công điện ngoại giao làm tại Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Thành Ðô, Trung Quốc, hồi đầu năm 2010 kể những điều mắt thấy tai nghe tại các cửa khẩu biên giới Việt-Trung dọc tỉnh Vân Nam.

Những ghi nhận trong công điện này được làm vào giai đoạn thỏa ước tự do mậu dịch Việt - Trung bắt đầu có hiệu lực.


Cầu Kỳ Lừa, bắc qua biên giới Việt Nam, Trung Quốc.
(Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

Hà Khẩu và Mohan, hai cửa khẩu ở Vân Nam thông thương với Việt Nam và Lào, đang chuẩn bị cho sự gia tăng lưu lượng hàng hóa lẫn du lịch, khi Thỏa Ước Tự Do Mậu Dịch Trung Quốc-Việt Nam (CAFTA) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2010.

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

HỒ SƠ WIKILEAKS (18): Tây Phương ‘quan ngại Nghị Ðịnh 97’

“Nghị Ðịnh 97, cùng với bản thảo sau cùng của Nghị Ðịnh 88 và sự ngăn chặn Facebook là một loạt những hành động nhịp nhàng của Ðảng Cộng Sản để ngăn chặn quyền thông tin và quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân. Trong khi Việt Nam chuẩn bị cho đại hội Ðảng vào tháng 1, 2011, chắc chắn là sẽ còn những vụ đàn áp tự do ngôn luận, bao gồm cả việc siết chặt hơn nữa những cá nhân và tổ chức (chẳng hạn IDS), vốn bị coi là hiểm họa đối với nhà nước.”

 Ðông Bàn/Người Việt

Công điện ngày 30 tháng 11, 2009 của Ðại Sứ Hoa Kỳ Michael Michalak cho thấy, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia Tây Phương quan ngại về Nghị Ðịnh 97 và xem nghị định này là một “bước lùi” của Việt Nam.


Các thành viên của Viện IDS trong một lần gặp gỡ ở Hà Nội. (Hình: Dân Luận)


Nghị Ðịnh 97 cấm các tổ chức khoa học và công nghệ công bố những ý kiến phản biện về đường lối, chủ trương chính sách của Ðảng và Nhà Nước Việt Nam.

Công điện viết, phó đại sứ Hoa Kỳ cùng một số đại sứ các quốc gia khác lập đi lập lại quan ngại của mình với Bộ Trưởng Bộ Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam Hoàng Văn Phong trong buổi gặp gỡ ngày 6 tháng 11, 2009. Các quan ngại liên quan đến “ảnh hưởng tai hại của Nghị Ðịnh 97 về sự siết chặt hoạt động của các tổ chức nghiên cứu khoa học.”

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

HỒ SƠ WIKILEAKS (11): Quan hệ Bắc Kinh-Hà Nội tùy thuộc đấu đá nội bộ Việt Nam

Ðỗ Dzũng/Người Việt


Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng quốc phòng Việt Nam, bị coi là người thân Trung Quốc. (Hình: Hoàng Ðình Nam/AFP/Getty Images)


Trái với nhiều phỏng đoán bấy lâu nay, Trung Quốc không điều khiển chính sách nội bộ của Việt Nam. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Trung Quốc không muốn tạo ảnh hưởng với quốc gia láng giềng phía Nam của mình. Trong một một số trường hợp, quan chức Việt Nam tham nhũng vì lợi ích cá nhân, chứ không phải do Trung Quốc chỉ đạo, mặc dù hành động đó có lợi cho Trung Quốc.

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2011

HỒ SƠ WIKILEAKS (4): ‘Đường Lưỡi Bò’ thiếu chứng cứ lịch sử - ngoại giao Mỹ nhận định

Ép công ty Mỹ bỏ Việt Nam


Đông Bàn/Người Việt

WESTMINSTER - Bắc Kinh khư khư chủ quyền tại Biển Đông, xem nhẹ chuyện thảo luận với "nước láng giềng tí hon Việt Nam," vận động các công ty dầu hỏa Hoa Kỳ bỏ Việt Nam, trong khi không có đủ bằng chứng về chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa.


Đường Lưỡi Bò, màu đỏ, là quy định biên giới biển do Trung Quốc làm ra, dựa trên "phản ánh lịch sử" nhưng thiếu sử cứ, theo ghi nhận của ngoại giao Hoa Kỳ.

HỒ SƠ WIKILEAKS (2) - Vatican ép TGM Ngô Quang Kiệt từ chức

Hà Nội ‘không mặn’ quan hệ chính thức với Vatican

Ðông Bàn/Người Việt


Tổng giám mục
Giáo Phận Hà Nội,
Ngô Quang Kiệt
 WESTMINSTER -Tổng giám mục Giáo Phận Hà Nội, Ngô Quang Kiệt, đã từ chức dưới áp lực của Vatican, ngõ hầu khai thông tiến trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao Vatican-Hà Nội; một tiến trình mà Vatican thì muốn, còn Hà Nội thì không mặn mà.

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2011

Hội thảo nội bộ Trung Quốc, đòi chiếm trọn biển Đông

Hà Giang/Người Việt (lược dịch)

LTS: Tờ International Herald Leader, thuộc Tân Hoa Xã của Trung Quốc mới cho công bố bản tường trình độc quyền về buổi hội thảo có tên “Trách Nhiệm của Truyền Thông Trước Tình Hình Biển Ðông”, do đài truyền hình Vân Nam và Viện Nghiên Cứu Á Châu Thái Bình Dương (thuộc Viện Khoa Học Xã Hội Trung Quốc) đồng tổ chức vào trung tuần tháng 7 vừa qua, giữa lúc những tranh chấp ở vùng biển này đang căng thẳng nhất.

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

Wikileaks: Nhà nước chặn thông tin, bịa tin tức, tham nhũng

Vũ Quí Hạo Nhiên/Người Việt

Công điện tường trình chuyến thăm của Ðại Sứ Michalak
tới Linh Mục Nguyễn Văn Lý trong tù, một trong hàng ngàn tài liệu liên quan
đến Việt Nam được Wikileaks tung ra trong hai ngày 25 và 26 tháng 8. (Hình: Người Việt)

Vũ Quí Hạo Nhiên
WESTMINSTER (NV) – Trong vụ xử án các ông Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Công Ðịnh, báo chí của công an và quân đội nhà nước Việt Nam đã bịa đặt lời nói đặt vào miệng hai ông này. Ðó là một trong những điều nhân viên ngoại giao Mỹ tại Việt Nam báo cáo lại cho Bộ Ngoại Giao ở Washington D.C.

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

Bốn nhà văn lớn từ chối giải thưởng Nhà Nước, Hồ Chí Minh

HÀ NỘI (TH) - Cho rằng nhà văn Sơn Nam chỉ muốn “đi vào lòng người đọc” chứ không màng giải thưởng danh vọng, gia đình ông hôm Thứ Năm gởi thư lên chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam muốn được rút ra khỏi danh sách đề cử giải thưởng Nhà Nước.


Nhà văn Sơn Nam (Ảnh: Internet)

Gia đình nhà văn Sơn Nam là người mới nhất muốn rút khỏi danh sách đề cử hai giải thưởng văn học trong nước năm nay, là giải Nhà Nước và giải Hồ Chí Minh.

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

Ba người biểu tình chống Trung Quốc được thả

NVO

HÀ NỘI (TH) - Ba người cuối cùng trong số khoảng 50 người biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội bị công an bắt giữ hôm Chủ Nhật, 21 tháng 8 vừa được thả sau hơn 4 ngày giam giữ và thẩm vấn.


Nhóm bạn đón bà Bùi Thị Minh Hằng (thứ 3, bên phải) khi bà được thả ra khỏi nhà giam số 1 của công an Hà Nội. (Hình: Lee Nguyễn/DLB)

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

Trung Quốc từ chối đàm phán về Hoàng Sa

TN/Người Việt Online
HÀ NỘI (TH) - Ðàm phán giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề Biển Ðông đã trở thành bế tắc vì lập trường hai bên đối với quần đảo Hoàng Sa.

Ðảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đoạt từ đầu năm 1974, nay đã xây dựng một phi đạo dài 3,000m. Trung Quốc đồn trú tại đây một đơn vị chiến đấu cơ và một đơn vị thiết giáp cũng như đang nới rộng cầu tàu, xây dựng thêm nhiều cơ sở trên đảo. (Hình: Panoramio)