Hiển thị các bài đăng có nhãn NRTG. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn NRTG. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2023

Hải Di Nguyễn: Vài suy nghĩ về ChatGPT

Trong thời gian gần đây, phần mềm trí tuệ nhân tạo này là một trong những chủ đề nóng sốt nhất trên mạng xã hội, tiếng Việt cũng như tiếng Anh. Người người nhà nhà đều thử ChatGPT, nói về ChatGPT, tranh cãi về ChatGPT. Nhưng nó thực ra là gì? Có điểm mạnh, điểm yếu gì? Trong tương lai sẽ ra sao? Trong bài viết này, tôi sẽ bàn về ChatGPT từ vài khía cạnh khác nhau. 

ChatGPT là language model, không phải knowledge model 

Nói cách khác, ChatGPT là một chatbot, một công cụ để nói chuyện. Nó được nạp kiến thức và thông tin để trả lời câu hỏi và đối thoại, nhưng không phải là bách khoa toàn thư. Nó càng không có khả năng phân biệt đúng sai. 

Nhìn từ góc độ đó, ChatGPT là sản phẩm thành công, ít nhất trong tiếng Anh. Trong tiếng Việt, ChatGPT có thể nói nhiều câu ngô nghê, nhưng nó vô cùng trơn tru trôi chảy trong tiếng Anh—không những không sai đánh vần hay ngữ pháp mà rất tự nhiên và mạch lạc. 

Ngay cả khi trả lời sai bét. 


Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2023

Hải Di Nguyễn: AI sẽ ảnh hưởng nghệ thuật thế nào?

Minh họa: hình tác giả tạo bằng DALL-E
Trong vài tháng vừa qua, một trong những chủ đề được gây chú ý nhiều nhất là sự phát triển và khả năng của AI (artificial intelligence, tức trí tuệ nhân tạo): không chỉ ChatGPT mà những công cụ tạo hình ảnh từ chữ như Midjourney, DALL-E, hay Stable Diffusion. Đi kèm là nhiều tranh luận khác về ảnh hưởng của AI và tương lai của nghệ thuật. 

Nghệ thuật của AI có phải là nghệ thuật không? 

Đây là một trong những câu hỏi gây tranh cãi nhất hiện nay, đặc biệt khi một tác phẩm AI của Jason M. Allen đoạt giải tại Colorado State Fair năm 20221, và trong năm 2023, tác phẩm chiến thắng một cuộc thi nhiếp ảnh của Úc được tiết lộ là sản phẩm của AI2

Một mặt, ai đó có thể nói chuyện đó có quan trọng không khi người thường không thấy sự khác biệt và tác phẩm đoạt giải? Nhưng mặt khác, đó có phải là nghệ thuật không khi không có dấu ấn riêng của cá nhân, không có hồn trong đó, và tổng hợp hình ảnh có sẵn?


Thứ Ba, 7 tháng 2, 2023

Đào Như: Thử tìm hiểu ChatGPT

Đơn thuần ChatGPT là tổng đài của Trí thông minh nhân tạo-AI-có khả năng tự động trả lời khi các khách hàng gọi lại và hỏi về bất cứ dịch vụ gì. Viêc tự động trả lời của ChatGPT đều dựa trên những từ khóa cài đặt sẵn. ChatGPT được ra mắt vào ngày 30-11-2022. Chỉ sau 5 ngày có hàng triệu người đăng ký sử dụng công cụ này hằng ngày. Vậy ChatGPT là gì? Cách đăng ký sử dụng ChatGPT như thế nào? 

Nói rõ hơn – ChatGPT có tên đầy đủ là Chat Generative Pre-Trained Transformer – là một ChatBot tương tác với con người một cách thông minh và uyên bác, do Samuel Altman hợp tác với công ty khởi nghiệp Open AI cùng phát triển. ChatGPT là sản phẩm của Công ty Open AI, một công ty nghiên cứu trí thông minh nhân tao-AI- có đội ngũ sáng lập gồm cả tỷ phú công nghệ Elon Musk, một người Mỹ. ChatGPT là loạt sản phẩm mới nhất của AI có kiến thức uyên bác, sâu rộng trên mọi vấn đề. 

Chỉ sau 40 ngày ra mắt, công cụ ChatGPT đã được 10 triệu người dùng mỗi ngày, con số mà Instagram đã mất 355 ngày mới đạt được.  


Thứ Ba, 20 tháng 12, 2022

Phạm Xuân Đài: Đến với nước Nga (Phần 2)

Lời giới thiệu: Nhà văn Phạm Xuân Đài viết “Đến với nước Nga” vào khoảng năm 2000, tức đã hơn 20 năm trước. Khi đó Liên Xô vừa mới sụp đổ chưa đến 10 năm, và khắp nơi trên đất nước Cộng hòa Liên bang Nga (tức Cộng hòa XHCN Xô viết Nga cũ)dấu vết của một thời kỳ “xã hội chủ nghĩa” với nền kinh tế tập trung bao cấp quan liêu, trì trệ và tư duy, tiềm lực con người bị kìm hãm, hãy còn rất nặng từ trong đời sống kinh tế cho tới văn hóa, hành vi ứng xử của người Nga. Hơn 20 năm đã qua, nước Nga bây giờ có lẽ đã thay đổi nhiều, thật thú vị khi đọc lại bài tùy bút/bút ký này của nhà văn Phạm Xuân Đài để được nhìn thấy lại hình ảnh nước Nga những năm 2000…

***

Trời mùa hè dù đã năm giờ chiều nắng hãy còn cao, chúng tôi lại lấy xe điện ngầm để đi thăm nhà thờ Đấng Cứu Thế, một ngôi nhà thờ lạ, vừa mới xây dựng xong nhưng lại đã có từ rất lâu, sự tái sinh của nó là cả một câu chuyện ly kỳ về sự sống dậy của Con Người.

Ngay sau khi đánh đuổi quân Pháp ra khỏi của nước Nga vào năm 1812, Nga hoàng Alexandre Đệ nhất đã quyết định xây dựng một ngôi nhà thờ vĩ đại “để tạ ơn Đấng Cứu Thế”. Năm năm sau, công trình bắt đầu với một dự án rất đồ sộ, nhưng sau bảy năm thi công, người ta mới phát giác ra đó không phải là một dự án khả thi, mọi chuyện ngừng lại. Mãi đến năm 1839, 27 năm sau chiến tranh với Pháp, việc xây đại giáo đường để tạ ơn chiến thắng mới chính thức bắt đầu lại tại một địa điểm mới và với một ông vua mới là Nicolai Đệ nhất. Trong lễ đặt viên đá đầu tiên tổ chức ngày 10 tháng 9 năm 1839, người ta không quên chuyển đến viên đá đầu tiên do tiên vương đã đặt trong lần xây nhà thờ không thành mấy mươi năm trước. Bốn mươi bốn năm sau, vào năm 1883 nhà thờ được khánh thành, lại với một vị vua khác nữa là Alexandre Đệ tam. Từ đó, nhà thờ Đấng Cứu Thế đã trở thành ngôi Đại Giáo Đường chính của cả nước, và trở thành không chỉ là một trung tâm tôn giáo, mà còn là một công trình văn hóa, kiến trúc và lịch sử nổi tiếng của nước Nga.


Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2022

Phạm Xuân Đài: Đến với nước Nga (Phần 1)

Lời giới thiệu: Nhà văn Phạm Xuân Đài viết “Đến với nước Nga” vào khoảng năm 2000, tức đã hơn 20 năm trước. Khi đó Liên Xô vừa mới sụp đổ chưa đến 10 năm, và khắp nơi trên đất nước Công hòa Liên bang Nga (tức Cộng hòa XHCN Xô viết Nga cũ)dấu vết của một thời kỳ “xã hội chủ nghĩa” với nền kinh tế tập trung bao cấp quan liêu, trì trệ và tư duy, tiềm lực con người bị kìm hãm, hãy còn rất nặng từ trong đời sống kinh tế cho tới văn hóa, hành vi ứng xử của người Nga. Hơn 20 năm đã qua, nước Nga bây giờ có lẽ đã thay đổi nhiều, thật thú vị khi đọc lại bài tùy bút/bút ký này của nhà văn Phạm Xuân Đài để được nhìn thấy lại hình ảnh nước Nga những năm 2000…

***


Cho đến khi tôi được đến với nước Nga thì cảm tưởng của tôi về nước này rất trái ngược nhau, vừa thân thiện, vừa ác cảm. Thân với nền văn học, ác cảm với chế độ chính trị đã qua của nó. Đó là nói một cách rất tổng quát, ngoài ra tôi chẳng biết gì cụ thể về đất nước và con người tại đó. Nếu nước Nga không thay đổi chế độ chính trị cách đây gần một thập niên thì chắc tôi khó lòng đến với nó được. Nhưng dù sao Nga vẫn là một thế giới riêng biệt trong thế giới ngày nay, và đến với nước Nga vẫn là một điều đầy háo hức, thậm chí hồi hộp.



Thứ Ba, 13 tháng 12, 2022

Nguyễn Hiền: Du lịch Oaxaca – Lễ hội cho Người Chết (Phần 2)

Ẩm thực

Nếu nhà cửa, chợ búa, văn hóa ở Oaxaca nhiều màu sắc, thì ăn uống cũng không kém. Nhưng nó vừa đa dạng, lại vừa đơn điệu.

Đa dạng ở chỗ người ta chế biến ra đủ thứ món ăn bằng phương cách giản dị: trộn với nhau và nếm thử. Trong tiệm ăn bình dân, người ta có thể gọi một món ăn bằng cách diễn tả, kiểu như ở Việt Nam, gọi ‘cho dĩa cơm sườn nướng, lấy nhiều đồ chua chút, đừng cho cay quá, thêm chút nước mắm v.v.’. Mua khúc bánh mì kẹp nơi xe bán rong ngoài đường, nói từng bước: cho sốt chút thôi, lấy gà nướng, phô-mai quesillo, khỏi bỏ ớt, không lấy mole đen mà lấy mole đỏ, thêm cà chua nữa, có rau không, salsa chừng đó đủ rồi. Bao nhiêu tiền vậy? Làm một tràng liên tục, chẳng khác nào gọi ly cà phê Starbucks! Nói quíu cả lưỡi, vì rất ít người biết tiếng Anh, họ cho tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ số 4 trên thế giới mà, muốn tới chơi thì phải ráng học ngôn ngữ của họ.

Với những người hoàn toàn không biết tiếng Tây Ban Nha hoặc trước một vấn đề phức tạp, có cách giải quyết khác, rất giản dị. Đó là móc điện thoại ra, có Google Translate cài sẵn trong đó, gần như nhân viên văn phòng và người ngồi quầy trong tiệm nào cũng có. Xe hơi cho mướn bây giờ cũng không còn máy định vị GPS chỉ đường nữa, và cũng không còn CD trong xe, vì ai cũng dùng Google Maps và stream nhạc qua Bluetooth.


Thứ Ba, 6 tháng 12, 2022

Nguyễn Hiền: Du lịch Oaxaca – Vùng đất nhiều màu sắc (Phần 1)

Viết vào thời điểm 100 peso = 5 USD = 5 €

Ở Âu châu, nếu nghe ai đó nói đi du lịch Mexico, khi hỏi lại, thường là nghe họ kể đi tắm biển Cancún vùng Yucatán, lướt sóng, thăm thủ đô Mexico City, xem kim tự tháp và các di tích của dân Aztec…. Cao lắm là đi một vòng các tỉnh phía bắc và đông bắc. Dân Âu châu – ngoại trừ Tây Ban Nha – hoàn toàn xa lạ với Oaxaca, thành phố độc đáo với sự pha trộn của nhiều giống dân khác nhau và có một nền ẩm thực riêng. Tôi không thích biển, còn kim tự tháp xem đã nhiều, do đó đã chọn Oaxaca trong chuyến du lịch này, mặc dù không thể nào tìm ra một tour Oaxaca khởi hành từ Amsterdam, có hướng dẫn viên. Thì tự đi vậy, một phần cũng vì muốn xem tận mắt ngày Día de los Muertos (Ngày của Người Chết), một ngày lễ hội Mexico, và đặc biệt của vùng này.