Hiển thị các bài đăng có nhãn NGUYÊN SA. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn NGUYÊN SA. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2022

Nguyên Sa: Một Bông Hồng Cho Văn Nghệ

 1. Tình cảnh nhà văn Việt Nam những năm năm mươi và sáu mươi 

Mỗi nhà văn sống, nghĩ, viết trong một hoàn cảnh riêng biệt, đúng rồi. Làm thế nào giống nhau được? Điều kiện sinh lý này chẳng hạn đã biến đổi theo mỗi cá nhân: nhà văn đó cao như con sào, nhà thơ kia lùn như cây nấm, tôi mập và bụng to, Nguyễn Văn Trung cận thị, Chu Tử què chân, Trần Dạ Từ mặt rỗ. Tình trạng hộ tịch khác nhau rõ quá: tiểu thuyết gia Bình Nguyên Lộc và thi sĩ Hoàng Anh Tuấn là những chủ gia đình có con trai, người trên con trai, gái lớn đã dựng vợ gả chồng đã có cháu bế. Nhà văn kia đã hai lần đưa đám vợ. Thanh Nam, Thái Thuỷ [1] là những ông già độc thân nuôi dưỡng sự độc thân thường trực bằng những giọng hát Hồng Hảo, Lệ Thanh, Bích Sơn hay Bạch Tuyết. Khác nhau xa chứ. Giống nhau làm sao được. Những điểm dị biệt, những điều kiện, yếu tố cụ thể khác nhau của mỗi người cầm bút, muốn kể thêm không khó. Nhiều lắm. Cây bút đã vững kia là một tay khoa bảng xuất thân, tài năng đang lên nọ bỏ học năm đệ tam trung học, khuôn mặt này đã hơn một lần thiếu quê hương, đôi chân thèm đi kia chưa bao giờ ra khỏi đất nước. Các anh đều biết có tay đến với văn nghệ nhờ sự tình cờ, không biết may mắn hay bi đát lắm kẻ, trước khi làm quen với phương trình bậc hai, gia tốc của vật rơi, đã chọn thi ca làm nghiệp dĩ. Các nhà văn đều biết, để sống, mỗi nhà văn thường có những nghề tay trái khác nhau. Một số đáng kể: dạy học hay viết báo hàng ngày. Vũ Hoàng Chương, Thế Viên, Đỗ Long Vân dạy học đấy. Duyên Anh, Tú Kếu, Nguyễn Thuỵ Long kí giả đấy. Phục vụ trong quân ngũ cũng nhiều: Văn Quang, Thế Nguyên, Thảo Trường... Bác sĩ y khoa, công chức, biên tập viên đài phát thanh, có đủ cả. Chẳng phải kể, các anh cũng biết là ai. Chẳng cần nói thêm các anh đều biết là sự khác nhau còn nhiều lắm. Lý do cũng dễ hiểu quá: cuộc đời nó như thế. Chẳng có cuộc đời nào giống cuộc đời khác như hai giọt nước, như hai sản phẩm của cùng một máy tự động sản xuất dây chuyền. Nhưng đó có phải là những hoang đảo cô lập? Hoàn toàn không có liên lạc gì với nhau, đúng không? Tuyệt đối khác biệt à? Điều kiện sinh hoạt, tâm lí và sinh lý, giáo dục cũng như nghề nghiệp, gia đình biến đổi tuỳ theo mỗi nhà văn, sự thực này chẳng ai dại dột phủ nhận trừ khi muốn mở ra một cuộc thảo luận chơi. Nhưng cũng chẳng ai dại dột mà xác nhận rằng con người nói chung, nhà văn nói riêng chẳng có điều tương đồng nào cả. Dị biệt có. Tương đồng cũng có chứ. Cái tương đồng này làm cho người chẳng phải là chó, mèo, khỉ. Cái tương đồng kia làm cho người Việt Nam khác với con cháu nữ thần Thái Dương, với dân tộc xây tượng thần tự do trên một vùng đất mới. Cái tương đồng làm cho nhà văn là nhà văn. Chúng ta vẫn khác nhau đúng rồi. Giống nhau thế nào được? Giống làm gì? Không thể đồng nhất hoá được, đồng ý, đồng ý. Khác nhau có. Và có. Nhưng cũng có một hoàn cảnh chung. Một cái tương đồng. Một dấu chàm nào đó trên trán, một dấu án lên vai người nô lệ nào đó, nhờ đó phân biệt được nhà văn Việt Nam những năm năm mươi, sáu mươi với nhà văn chỗ khác, thời khác. Với nhà văn tiền chiến. Với Nam Phong và Tự Lực. Với “Thế hệ lạc lõng” và nhóm “Tiểu thuyết Mới”. Với Hemingway, Camus và với tác giả bài “Situations de l’ecrivain en 1947") [2] . 


Nguyên Sa: Một Bông Hồng Cho Văn Nghệ (Tiếp theo và hết)

 2. Chỗ đứng của văn nghệ trong tình thế hiện tại 

Anh nào mà chẳng có chỗ đứng. Tây nhà đèn có chỗ đứng của Tây nhà đèn, trí thức khoa bảng có chỗ đứng của trí thức khoa bảng. Anh cầm cờ chạy hiệu có chỗ đứng cầm cờ chạy hiệu, em ca-ve có chỗ đứng c ủa ca-ve. Chỗ đứng, chắc quá, ai mà chẳng có. Văn học nghệ thuật cũng thế, của một cá nhân cũng như của một nước, chỗ đứng nhất định phải có. Cá nhân, chúng ta còn lạ gì nữa, có chỗ đứng của trái núi cô đơn và có chỗ đứng của những đụn cát tập hợp. Có chỗ đứng của thế kỷ 19, có chỗ đứng của tiền chiến và có chỗ đứng của nhà văn những năm năm mươi sáu mươi. Vũ Hoàng Chương có chỗ đứng trên “sàn gỗ trơn”, Nhất Linh có chỗ đứng trên cánh bướm trắng và Vũ Trọng Phụng có chỗ đứng trong “giông tố”. Văn học nghệ thuật của một quốc gia có khác gì? Cũng có một chỗ đứng. Có chứ. Chắc lắm. Nhưng đứng ở chỗ nào? Đứng ở chỗ nào? Mỗi cá nhân sau khi tìm được chỗ đứng trong tập thể, sớm muộn cũng phải nhìn trước nhìn sau. Nhà văn nhà thơ, sau khi bước vào tập thể văn nghệ của nước nó, nhất định giải phóng tầm mắt ra bốn phía. Ta đứng ở đâu? Ở trong phòng máy lạnh, trên phía cao nhà ngân hàng hay ở góc đường Catinat đợi khách? Ta đứng ở đâu? Giữa đồng ruộng nóng cháy, cạnh những ụ đất gài mìn, trong quân trường gian khổ, trong đồn bót hoang vu hay dưới bóng mát của làng Thủ Đức? Trong cái cuộc sống chán nản này, anh em ta mỗi đứa, sau những sáng dậy trưa ăn chiều ngủ, sớm muộn cũng nghe nói lên, từ đáy sâu của tâm hồn bị che kín bởi những háo hức của cuộc sống thường nhật, niềm xao xuyến sống, câu hỏi giông bão liên hệ đến chỗ đứng của ta trong tập thể, chỗ đứng của đời ta, căn phần ta trong thế giới này và thế giới khác. Cũng thế, sau những rạo rực của bài thơ đầu tay, những truyện ngắn, truyện dài viết xong, in xong, cháy nóng bởi khoan khoái, bởi đam mê khởi đầu, chẳng thể nào ta giữ được mãi cặp mắt nhắm chặt trước lớp ánh sáng chói loà của ý thức. Chỗ đứng của văn học nghệ thuật ta ở đâu? 

Chỗ đứng của nó tồi lắm, yếu lắm, khốn nạn lắm. Lời khẳng định đến ngay này có phải là tiếng nói của tâm trạng bi quan hay của tâm hồn mặc cảm? Văn học nghệ thuật thế giới rộng như thế này, thơm mát như thế kia, chọn lấy một chỗ đứng, tất có gì là khó. Làm sao lại tồi, làm sao lại yếu, làm sao lại khốn nạn?! Sợ à? Chưa đánh đã bỏ chạy, chưa tìm kiếm đã chán nản hay sao? Văn học nghệ thuật thế giới thơm mát và bao la, tôi biết rõ lắm. Tôi biết lắm, có chỗ đứng chói sáng của văn học nghệ thuật Pháp, chỗ đứng sôi nóng của văn học nghệ thuật Phi châu. Có chỗ đứng đẹp đẽ dành cho văn học nghệ thuật Ấn Độ già, có chỗ đứng chọn lọc cho văn học nghệ thuật Mỹ trẻ. Nhưng sự thật nó như thế đấy, trong toà đại sảnh uy nghiêm này cũng như mọi toà đại sảnh khác thế giới khác, thiên đường khác, đáng chán nản lắm có chỗ tốt và xấu có chỗ chọn lọc và chỗ ngồi chủ toạ và chỗ ngồi dành cho những người chuyên nghiệp vỗ tay hoan hô. Thế giới này và thế giới khác đều có chỗ đứng tiện và chỗ đứng bất tiện, chỗ đứng khoan khoái và chỗ đứng chảy mồ hôi. Thiên đường này và thiên đường khác, lạ thay, đều có thánh lớn và thánh nhỏ, thánh quan trọng và thánh kém vế, thánh đàn anh và thánh đàn em. Chỗ đứng của ta trong đại sảnh văn học nghệ thuật thế giới tồi thật đấy, chỗ đứng của ta trong thế giới mặt trời văn học nghệ thuật quốc tế yếu lắm, chỗ đứng của văn học nghệ thuật ta trong cái thiên đường này, không mặc cảm không bi quan, quả thực là khốn nạn. Ta ngồi ở phía dưới cùng của đại sảnh, ta đứng ở chỗ chảy mồ hôi của thế giới mặt trời, ta đóng vai một anh thánh đàn em trong cái thiên đường bần tiện ấy. 


Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2021

Nguyễn Văn Lục: Nguyên Sa của một đời và của một thời

D:\PhamPhuMinh\Pictures\Scanned\2021-11-09 Hình Nguyên Sa\Hình Nguyên Sa 001.jpg
Nguyên Sa, do Tạ Tỵ vẽ

 Về một cõi thơ tình đột sáng chất ngất.

Nguyên Sa là một tên tuổi quá quen thuộc. Nhất là trong lãnh vực thơ tình kéo dài cả hơn 10 năm. Trước ông , có nhiều thi sỹ thế hệ tiền chiến. Như Nguyến Bính (1918-1966)  với những  mối tình vu vơ và đầy lãng mạn. Và những đàn anh như Đinh Hùng với Đường vào tình sử ; hoặc cao sang như Vũ Hoàng Chương trong tập Mây.

Tiếp đến là thế hệ thi sĩ đồng thời, ngồi cùng chiếu với ông như Quách Thoại (mất sớm, ngay từ những ngày đầu của báo Sáng tạo. NVL) Thanh Tâm Tuyền, Du Tử Lê, Diễm Châu, Tô Thùy Yên, Cung Trầm Tưởng. Và nhiều thi sĩ khác.

Và có thể nói, mỗi người một phong cách thơ. Mỗi người  một vũ trụ thơ như một cõi riêng.

Thật vậy, cùng làm thơ Tự do, đều là  « thơ hôm nay » nhưng có điều gì khác  giữa Nguyên Sa và Thanh Tâm Tuyền?

Phải nói một lần là số người  khởi nghiệp cầm bút ở Việt Nam thường bắt đầu làm thơ nên con số hàng trăm thi sĩ đủ loại. Nhưng được nhìn nhận và mến mộ thì không nhiều như Trần Long Hồ (bác sĩ y khoa) đã nhận xét.

Tác giả Trần Long Hồ trong bài viết : Nguyên Sa, Thơ Tình giữa hai đầu thế kỷ cho rằng :  «Từ cổ chí kim, không có thơ nào như thơ Nguyên Sa được lứa tuổi học trò yêu thích đến mức độ gần như đâm mê. Họ trân quý chép thơ Nguyên Sa, ghi khắc trong tim, chuyền tay nhau đọc và tha hồ mơ mộng, rồi thả hồn bay khỏi lớp, phiêu diêu khắp bốn phương. »  Và tác giả kết luận : «  Nếu thơ tình Việt Nam như một dòng sông, Nguyên Sa không ở đầu sông, mà ông chẳng ở cuối sông , thơ tình Nguyên Sa chính là cả một dòng sông chảy suốt hơn bốn thập niên.» 

( Trần Long Hồ. 05-/98)

Giải thích hiện tượng Thơ Tình của Nguyên Sa có thể có nhiều lẽ lắm.

Về hình thức, có thể là phong cách tự sự, nghiêng về văn xuôi, như một thứ văn vần, thường dùng thể thơ lục bát- một thứ «lục bát Nguyên Sa», hay đầy âm hưởng ca dao. Hoặc nó đầy nhạc điệu. Hoặc  nó còn được người ta gọi là thơ phá thể. Thơ ấy, còn dùng nhiều điệp khúc, láy đi láy lại mà không nhàm chán.


Nguyên Sa: Tác Giả và Tác Phẩm - Mai Thảo



Nguyên Sa: Vài Ngày Làm Việc Ở Chung Sự Vụ



Vài Bài Thơ Của Nguyên Sa

Paris có gì lạ không em ?


Paris có gì lạ không em?
Mai anh về em có còn ngoan
Mùa xuân hoa lá vương đầy ngõ
Em có tìm anh trong cánh chim

Paris có gì lạ không em?
Mai anh về giữa bến sông Seine
Anh về giữa một giòng sông trắng
Là áo sương mù hay áo em?

Em có đứng ở bên bờ sông?
Làm ơn che khuất nửa vừng trăng
Anh về có nương theo giòng nước
Anh sẽ tìm em trong bóng trăng

Anh sẽ thở trong hơi sương khuya
Mỗi lần tan một chút sương sa
Bao giờ sáng một trời sao sáng
Là mắt em nhìn trong gió đưa…

Anh sẽ cầm lấy đôi bàn tay
Tóc em anh sẽ gọi là mây
Ngày sau hai đứa mình xa cách
Anh vẫn được nhìn mây trắng bay

Anh sẽ chép thơ trên thời gian
Lời thơ toàn những chuyện hờn ghen
Vì em hay một vừng trăng sáng
Đã đắm trong lòng cặp mắt em?

Anh sẽ đàn những phím tơ trùng
Anh đàn mà chả có thanh âm
Chỉ nghe gió thoảng niềm thương nhớ
Để lúc xa với đỡ nhớ nhung

Paris có gì lạ không em?
Mai anh về mắt vẫn lánh đen
Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm
Chả biết tay ai làm lá sen?...

Tháng Tám riêng

Khi em cởi áo nhọc nhằn
Cất son phấn chỗ rất gần xót xa
Anh xin ân huệ kiếp xưa
Xếp phong sương cũ với ngờ vực quen
Anh ru em ngủ cách riêng
Trời Tô Châu xuống, giấc hoàng điệp bay
Đắp lên mười ngón hao gầy
Cây trong giấc mộng mang đầy trái thơ
Trái Giang Nam những ngày mưa
Anh ru em ngủ giấc mơ phù kiều
Hải âm trả lại tiếng đều
Tiếng son sắt ở, tiếng vào thiết tha…

Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2021

Nguyên Sa (Luật Khoa): Chúng ta cần đòi “sao kê” của Mặt trận Tổ quốc và các bộ, ngành

“Vườn sao kê” cần kể tên thêm rất nhiều bộ, ngành khác nữa.


Bỏ qua nghi vấn rằng những ồn ào về hoạt động từ thiện của nghệ sĩ được khơi ra nhằm đánh lạc hướng người dân khỏi thực trạng chống dịch thảm hại, tôi nghĩ việc hai chữ “sao kê” trở thành “trend” như mấy ngày vừa qua là một chuyện tích cực.

Chuyện này tích cực ở hai điểm. Thứ nhất, nó tạo ra áp lực khiến cho những ai đã, đang, và sẽ dùng uy tín cá nhân để kêu gọi quyên góp với mục đích làm từ thiện phải chấn chỉnh hành vi của mình. Thứ hai, với sự lan tỏa rộng khắp trên nhiều nền tảng, tiếp cận được người dân thuộc nhiều lứa tuổi, ở nhiều vùng miền, công chúng Việt Nam đang trao đổi một thông điệp mạnh mẽ và rõ ràng: đã nhận tiền của người khác thì phải có trách nhiệm báo cáo thu chi minh bạch.

Trách nhiệm đó được gọi là trách nhiệm giải trình (accountability). Khi anh kêu gọi, chúng tôi giao niềm tin và tiền bạc của mình cho anh, anh không chỉ có trách nhiệm hoàn thành điều mình hứa là sẽ làm, mà còn có trách nhiệm thông báo lại cho chúng tôi nữa. Đó là nguyên tắc căn bản của một giao dịch dân sự.

Làn sóng đòi nghệ sĩ báo cáo thu chi tiền từ thiện nhắc chúng ta nhớ đến một cái tên lớn lâu nay tự xưng là “địa chỉ đỏ” của tấm lòng từ thiện trên toàn quốc: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. [1] Bạn có từng thấy tổ chức này trình ra một bản sao kê nào bao giờ chưa?

Năm 2021, khoản tiền mà ngân sách nhà nước cấp cho Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam là hơn 103 tỷ đồng. [2] Số tiền này được dùng để làm gì? Không người dân nào biết, vì Mặt trận không công khai. Trên Cổng Công khai Ngân sách Nhà nước, trong số 10/56 bộ, ngành đã nộp kế hoạch chi tiêu ngân sách năm 2021, không có Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. [3] Năm 2020 cũng không có. Năm 2019 cũng vậy. Mà đấy mới chỉ là Ủy ban Trung ương, chưa tính các tổ chức Mặt trận ở địa phương.

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2020

Đàm Trung Pháp: Một Biện Pháp Tu Từ Độc Đáo Trong Thơ Prévert Và Nguyên Sa

Hai nhà thơ cận đại mà tôi ái mộ là Jacques Prévert (1900-1977) và Nguyên Sa (1932-1998). Hai thi sĩ này giống nhau ở chỗ họ sử dụng tài tình những chuỗi “liệt kê” (énumérations) trong thơ để làm sáng tỏ tối đa nội dung. Đó là lối viết lớp lang trong trật tự, điển hình như trong câu ca dao quen thuộc “một thương tóc bỏ đuôi gà, hai thương ăn nói mặn mà có duyên, ba thương má lúm đồng tiền …” của chúng ta. Tôi võ đoán Prévert đã ảnh hưởng không ít đến Nguyên Sa khi nhà thơ này du học tại Paris vào những năm đầu thập niên 1950. Nếu những bài thơ tình dễ đọc và dễ cảm thông như những lời nói thường ngày khiến Prévert lẫy lừng danh tiếng bên Pháp thì những bài thơ tình trinh nguyên êm ái của Nguyên Sa cũng đã mang lại cho ông rất nhiều người ái mộ tại Việt Nam.

Một trong những bài thơ Prévert mà tôi thích nhất là bài rất ngắn mang tên Paris at night (vâng, đề tài bài thơ tiếng Pháp này chính Prévert đã viết bằng tiếng Anh). Bài thơ ấy gọn và chính xác như một lệnh hành quân, thứ tự lớp lang đâu vào đấy khiến người đọc không còn phải thắc mắc gì nữa về nội dung của nó. Vai trò của ba que diêm lần lượt được nhà thơ đốt lên trong bài thơ nói về cuộc sống ban đêm ở Paris rõ rệt lắm. Que thứ nhất để ta nhìn mặt em trọn vẹn, que thứ hai để ta chiêm ngưỡng đôi mắt em, và que chót để ta ngắm miệng em. Sau đó là bóng tối hoàn toàn để ta nhớ lại tất cả những điều ấy trong khi ta ôm chặt em trong vòng tay ân ái. Với dàn bài là một tràng kể lể, ngôn ngữ dân gian, cú pháp đơn giản, và ý thơ khiêu khích, Paris at night không những chỉ là một tuyệt tác, mà theo thiển ý, còn là một tài liệu học tập rất tốt cho những ai muốn trau giồi khả năng viết văn tiếng Pháp :

Trois allumettes une à une allumées dans la nuit
La [première] pour voir ton visage tout entier
La [seconde] pour voir tes yeux
La [dernière] pour voir ta bouche
Et l’obscurité tout entière pour me rappeler tout cela
En te serrant dans mes bras

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2020

Nguyên Sa: Thơ Xuân

Thơ xuân áo vàng

Mùa xuân em mặc áo vàng,
Ở trong thơ cổ chim hoàng hạc bay.
Em vừa xoay nhẹ vai gầy,
Nhìn coi vũ điệu vào đầy giấc mơ.
Nhìn coi chỗ cuối bài thơ,
Nụ hôn màu đỏ trời cho rượu đào.
Anh nhìn em mới bước vào,
Nhìn xuân, xuân cát tiếng chào đầu năm.

Thơ xuân áo xanh


Mùa xuân em mặc áo xanh,
Biển thu mình lại dưới cành lá nâu.
Bướm vàng cột tóc mái sau,
Cám ơn em đã mang màu cho xuân.
Cuộc đời dẫu có phù vân,
Ở trong mây nổi có phần thiên thu.

Thơ xuân áo tím


Trời sang trước, núi sang sau,
Tranh nhau gõ cửa lúc đầu sớm mai.
Ta chưa kịp hỏi coi ai,
Ðã nghe tiếng biển reo vui rộn ràng.
Thơ xanh, thơ trắng, thơ vàng,
Giục nhau cất tiếng mừng em đã về.
Trong vũ trụ có sao tua,
Em khoe áo tím. trời vừa sang xuân.

Nguyên Sa

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2019

Nguyên Sa: Một bông hồng cho văn nghệ

Tình cảnh nhà văn Việt Nam những năm năm mươi và sáu mươi


Mỗi nhà văn sống, nghĩ, viết trong một hoàn cảnh riêng biệt, đúng rồi. Làm thế nào giống nhau được? Điều kiện sinh lý này chẳng hạn đã biến đổi theo mỗi cá nhân: nhà văn đó cao như con sào, nhà thơ kia lùn như cây nấm, tôi mập và bụng to, Nguyễn Văn Trung cận thị, Chu Tử què chân, Trần Dạ Từ mặt rỗ. Tình trạng hộ tịch khác nhau rõ quá: tiểu thuyết gia Bình Nguyên Lộc và thi sĩ Hoàng Anh Tuấn là những chủ gia đình có con trai, người trên con trai, gái lớn đã dựng vợ gả chồng đã có cháu bế. Nhà văn kia đã hai lần đưa đám vợ. Thanh Nam, Thái Thuỷ [1]là những ông già độc thân nuôi dưỡng sự độc thân thường trực bằng những giọng hát Hồng Hảo, Lệ Thanh, Bích Sơn hay Bạch Tuyết. Khác nhau xa chứ. Giống nhau làm sau được. Những điểm dị biệt, những điều kiện, yếu tố cụ thể khác nhau của mỗi người cầm bút, muốn kể thêm không khó. Nhiều lắm. Cây bút đã vững kia là một tay khoa bảng xuất thân, tài năng đang lên nọ bỏ học năm đệ tam trung học, khuôn mặt này đã hơn một lần thiếu quê hương, đôi chân thèm đi kia chưa bao giờ ra khỏi đất nước. Các anh đều biết có tay đến với văn nghệ nhờ sự tình cờ, không biết may mắn hay bi đát lắm kẻ, trước khi làm quen với phương trình bậc hai, gia tốc của vật rơi, đã chọn thi ca làm nghiệp dĩ. Các nhà văn đều biết, để sống, mỗi nhà văn thường có những nghề tay trái khác nhau. Một số đáng kể: dạy học hay viết báo hàng ngày. Vũ Hoàng Chương, Thế Viên, Đỗ Long Vân dạy học đấy. Duyên Anh, Tú Kếu, Nguyễn Thuỵ Long kí giả đấy. Phục vụ trong quân ngũ cũng nhiều: Văn Quang, Thế Nguyên, Thảo Trường… Bác sĩ y khoa, công chức, biên tập viên đài phát thanh, có đủ cả. Chẳng phải kể, các anh cũng biết là ai. Chẳng cần nói thêm các anh đều biết là sự khác nhau còn nhiều lắm. Lý do cũng dễ hiểu quá: cuộc đời nó như thế. Chẳng có cuộc đời nào giống cuộc đời khác như hai giọt nước, như hai sản phẩm của cùng một máy tự động sản xuất dây chuyền. Nhưng đó có phải là những hoang đảo cô lập? Hoàn toàn không có liên lạc gì với nhau, đúng không? Tuyệt đối khác biệt à? Điều kiện sinh hoạt, tâm lí và sinh lý, giáo dục cũng như nghề nghiệp, gia đình biến đổi tuỳ theo mỗi nhà văn, sự thực này chẳng ai dại dột phủ nhận trừ khi muốn mở ra một cuộc thảo luận chơi. Nhưng cũng chẳng ai dại dột mà xác nhận rằng con người nói chung, nhà văn nói riêng chẳng có điều tương đồng nào cả. Dị biệt có. Tương đồng cũng có chứ. Cái tương đồng này làm cho người chẳng phải là chó, mèo, khỉ. Cái tương đồng kia làm cho người Việt Nam khác với con cháu nữ thần Thái Dương, với dân tộc xây tượng thần tự do trên một vùng đất mới. Cái tương đồng làm cho nhà văn là nhà văn. Chúng ta vẫn khác nhau đúng rồi. Giống nhau thế nào được? Giống làm gì? Không thể đồng nhất hoá được, đồng ý, đồng ý. Khác nhau có. Và có. Nhưng cũng có một hoàn cảnh chung. Một cái tương đồng. Một dấu chàm nào đó trên trán, một dấu án lên vai người nô lệ nào đó, nhờ đó phân biệt được nhà văn Việt Nam những năm năm mươi, sáu mươi với nhà văn chỗ khác, thời khác. Với nhà văn tiền chiến. Với Nam Phong và Tự Lực. Với "Thế hệ lạc lõng" và nhóm "Tiểu thuyết Mới". Với Hemingway, Camus và với tác giả bài "Situations de l’écrivain en 1947") [2]

Những cái tương đồng chung không kể làm gì. Có lý trí, phải chết. Có xương sống, đẻ con. Hoặc: da vàng, mũi tẹt, tóc đen, con cháu Lạc Hồng, kinh tế nông nghiệp… Hoặc sát hơn nữa: đất nước chia đôi, nước chậm tiến, chiến tranh tàn phá, nội bộ rối loạn… Những cái tương đồng đó không kể làm gì. Lô yếu tố thứ nhất mới là cái "dấu chàm" của con người. Lô yếu tố thứ nhì: người Việt Nam nói chung. Người Việt Nam ở đây, bây giờ được phác hoạ bởi lô yếu tố thứ ba. Chưa phải là nhà văn Việt Nam những năm năm mươi, sáu mươi. Nó còn có những nét ấy. Có chứ. Nhưng những nét ấy chưa đủ. Tổng quát tính của chúng làm cho chúng mơ hồ. 

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2019

Nguyễn Văn Sâm: Nguyên Sa, nhà thơ tình và nhiều phương diện văn nghệ



Nguyên Sa (sanh năm 1932) là người trước tôi một thế hệ. Khi thằng bé nhà quê theo học những năm cuối của Trung học, đương bị cuốn hút bởi từng bài trong tạp chí Sáng Tạo với văn phong mới của mấy cây bút di cư vào Nam và với những bài viết về văn học rất đặc biệt…. luôn ngóng chờ ngày cuối tháng để tới tòa soạn của tạp chí Sáng Tạo ở một khu xóm bình dân mà đa số là người Tàu tại góc đường Nguyễn Công Trứ và Ký Con gần chợ Cầu Ông Lãnh, Sàigòn. Mua số mới nhất vừa đọc vừa đi bộ về nhà, quên cả trời đất, mê mẩn thưởng thức những bài nóng hổi, còn thơm mùi giấy mực, băng qua đoạn đường đầy người Tàu cho mướn sách hình trên lề đường… thì Trần Bích Lan đã có những bài viết về văn học trong những số đầu của tờ nguyệt San rất được bạn bè cùng lứa chúng tôi ưa thích.

Bài về Hồ Xuân Hương, ông xác nhận rằng thì là không có nhân vật Hồ Xuân Hương, chẳng qua là người ta, bất kỳ ai thích làm bài thơ không thanh nhã thì sáng tác rồi cứ việc ký tên Hồ Xuân Hương. Thế là xong, khỏi trách nhiệm, khỏi ngại bị lời ong tiếng ve. Luận cứ nầy rất được đồng tình thời đó, lúc người làm công việc nghiên cứu văn học chưa tìm thấy được những tài liệu khả tín về tiểu sử của nữ thi sĩ quá độc đáo nầy.

Chủ Nhật, 14 tháng 1, 2018

Nguyên Sa: Đọc Thơ Trần Văn Nam (Trích bài Tựa Tập Thơ năm 1991)

     
 Nhà thơ Trần Văn Nam

Tình yêu trong thơ Trần Văn Nam là một tình yêu lớn (1). Nếu so với âm thanh, tình yêu đó là là một bản hòa tấu (2), nếu mượn màu sắc để so sánh, tình yêu trong thơ Trần Văn Nam hiện ra như một cầu vồng ngũ sắc (3). Hình ảnh thiên nhiên có thật nhiều trong thơ Trần Văn Nam, bởi lẽ nhà thơ có một phần trái tim dành cho những cánh đồng thơ ấu của quê hương cũ, có những khu rừng thâm sâu kỷ niệm (4), có những biển mênh mông khi đe dọa, lúc an ủi ngày dứt áo ra đi (5). Những khúc nhạc lên tới đỉnh cao cảm xúc trong thơ Trần Văn Nam là tình yêu đam mê cất dấu trong những khu vườn êm đềm nhất của nội tâm (6).

Quê hương Trần Văn Nam:
Độ chừng bốn chục năm xưa
Cây xoài con két buổi trưa đường làng
Thôn Phong Thạnh, vùng Nha Trang
Xa xôi như đã qua sang cõi nào
Kêu trong vòm lá xanh cao
Bóng chim biền biệt bay vào hư không
(Phong Thạnh, tỉnh Khánh Hòa, là quê hương cha kế của Trần Văn Nam, T.V.N ghi chú – Bài thơ này sáng tác năm 1988).

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

MỘT BÔNG HỒNG CHO VĂN NGHỆ

Nguyên Sa

(Tiếp theo và hết)
2. Chỗ đứng của văn nghệ trong tình thế hiện tại
Anh nào mà chẳng có chỗ đứng. Tây nhà đèn có chỗ đứng của Tây nhà đèn, trí thức khoa bảng có chỗ đứng của trí thức khoa bảng. Anh cầm cờ chạy hiệu có chỗ đứng cầm cờ chạy hiệu, em ca-ve có chỗ đứng của ca-ve. Chỗ đứng, chắc quá, ai mà chẳng có. Văn học nghệ thuật cũng thế, của một cá nhân cũng như của một nước, chỗ đứng nhất định phải có. Cá nhân, chúng ta còn lạ gì nữa, có chỗ đứng của trái núi cô đơn và có chỗ đứng của những đụn cát tập hợp. Có chỗ đứng của thế kỷ 19, có chỗ đứng của tiền chiến và có chỗ đứng của nhà văn những năm năm mươi sáu mươi. Vũ Hoàng Chương có chỗ đứng trên “sàn gỗ trơn”, Nhất Linh có chỗ đứng trên cánh bướm trắng và Vũ Trọng Phụng có chỗ đứng trong “giông tố”. Văn học nghệ thuật của một quốc gia có khác gì? Cũng có một chỗ đứng. Có chứ. Chắc lắm. Nhưng đứng ở chỗ nào? Ðứng ở chỗ nào? Mỗi cá nhân sau khi tìm được chỗ đứng trong tập thể, sớm muộn cũng phải nhìn trước nhìn sau. Nhà văn nhà thơ, sau khi bước vào tập thể văn nghệ của nước nó, nhất định giải phóng tầm mắt ra bốn phía. Ta đứng ở đâu? Ở trong phòng máy lạnh, trên phía cao nhà ngân hàng hay ở góc đường Catinat đợi khách? Ta đứng ở đâu? Giữa đồng ruộng nóng cháy, cạnh những ụ đất gài mìn, trong quân trường gian khổ, trong đồn bót hoang vu hay dưới bóng mát của làng Thủ Ðức? Trong cái cuộc sống chán nản này, anh em ta mỗi đứa, sau những sáng dậy trưa ăn chiều ngủ, sớm muộn cũng nghe nói lên, từ đáy sâu của tâm hồn bị che kín bởi những háo hức của cuộc sống thường nhật, niềm xao xuyến sống, câu hỏi giông bão liên hệ đến chỗ đứng của ta trong tập thể, chỗ đứng của đời ta, căn phần ta trong thế giới này và thế giới khác. Cũng thế, sau những rạo rực của bài thơ đầu tay, những truyện ngắn, truyện dài viết xong, in xong, cháy nóng bởi khoan khoái, bởi đam mê khởi đầu, chẳng thể nào ta giữ được mãi cặp mắt nhắm chặt trước lớp ánh sáng chói loà của ý thức. Chỗ đứng của văn học nghệ thuật ta ở đâu?

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

MỘT BÔNG HỒNG CHO VĂN NGHỆ


NGUYÊN SA
(Tiếp theo)

Cô đơn trong tập thể văn nghệ vì sự liên tục lịch sử, bởi sự tan tác của thế hệ đàn anh, bị gián đoạn, nhà văn những năm năm mươi, sáu mươi càng cô đơn hơn nữa trong tập thể rộng lớn là Xã Hội. Chúng tôi ăn ngủ ở trong đó, chọn lọc từ đó chất liệu cần thiết để viết và, khi cái viết đã hoàn thành, gửi đến đó. Không có vấn đề tách rời nhà văn và Xã Hội. Nhưng cũng còn lâu lắm mới có sự hoà đồng, sự cảm thông đồng điệu. Bức trường thành cao lắm và chúng tôi đứng riêng một phía. Biển lớn lắm và chúng tôi ở trên hòn đảo nhìn vào thành phố đất liền.

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2011

MỘT BÔNG HỒNG CHO VĂN NGHỆ

NGUYÊN SA 
 

1. Tình cảnh nhà văn Việt Nam những năm năm mươi và sáu mươi
Mỗi nhà văn sống, nghĩ, viết trong một hoàn cảnh riêng biệt, đúng rồi. Làm thế nào giống nhau được? Ðiều kiện sinh lý này chẳng hạn đã biến đổi theo mỗi cá nhân: nhà văn đó cao như con sào, nhà thơ kia lùn như cây nấm, tôi mập và bụng to, Nguyễn Văn Trung cận thị, Chu Tử què chân, Trần Dạ Từ mặt rỗ. Tình trạng hộ tịch khác nhau rõ quá: tiểu thuyết gia Bình Nguyên Lộc và thi sĩ Hoàng Anh Tuấn là những chủ gia đình có con trai, người trên con trai, gái lớn đã dựng vợ gả chồng đã có cháu bế. Nhà văn kia đã hai lần đưa đám vợ. Thanh Nam, Thái Thuỷ [1] là những ông già độc thân nuôi dưỡng sự độc thân thường trực bằng những giọng hát Hồng Hảo, Lệ Thanh, Bích Sơn hay Bạch Tuyết. Khác nhau xa chứ. Giống nhau làm sau được. Những điểm dị biệt, những điều kiện, yếu tố cụ thể khác nhau của mỗi người cầm bút, muốn kể thêm không khó. Nhiều lắm. Cây bút đã vững kia là một tay khoa bảng xuất thân, tài năng đang lên nọ bỏ học năm đệ tam trung học, khuôn mặt này đã hơn một lần thiếu quê hương, đôi chân thèm đi kia chưa bao giờ ra khỏi đất nước. Các anh đều biết có tay đến với văn nghệ nhờ sự tình cờ, không biết may mắn hay bi đát lắm kẻ, trước khi làm quen với phương trình bậc hai, gia tốc của vật rơi, đã chọn thi ca làm nghiệp dĩ. Các nhà văn đều biết, để sống, mỗi nhà văn thường có những nghề tay trái khác nhau. Một số đáng kể: dạy học hay viết báo hàng ngày. Vũ Hoàng Chương, Thế Viên, Ðỗ Long Vân dạy học đấy. Duyên Anh, Tú Kếu, Nguyễn Thuỵ Long kí giả đấy. Phục vụ trong quân ngũ cũng nhiều: Văn Quang, Thế Nguyên, Thảo Trường... Bác sĩ y khoa, công chức, biên tập viên đài phát thanh, có đủ cả. Chẳng phải kể, các anh cũng biết là ai. Chẳng cần nói thêm các anh đều biết là sự khác nhau còn nhiều lắm. Lý do cũng dễ hiểu quá: cuộc đời nó như thế. Chẳng có cuộc đời nào giống cuộc đời khác như hai giọt nước, như hai sản phẩm của cùng một máy tự động sản xuất dây chuyền. Nhưng đó có phải là những hoang đảo cô lập? Hoàn toàn không có liên lạc gì với nhau, đúng không? Tuyệt đối khác biệt à? Ðiều kiện sinh hoạt, tâm lí và sinh lý, giáo dục cũng như nghề nghiệp, gia đình biến đổi tuỳ theo mỗi nhà văn, sự thực này chẳng ai dại dột phủ nhận trừ khi muốn mở ra một cuộc thảo luận chơi. Nhưng cũng chẳng ai dại dột mà xác nhận rằng con người nói chung, nhà văn nói riêng chẳng có điều tương đồng nào cả. Dị biệt có. Tương đồng cũng có chứ. Cái tương đồng này làm cho người chẳng phải là chó, mèo, khỉ. Cái tương đồng kia làm cho người Việt Nam khác với con cháu nữ thần Thái Dương, với dân tộc xây tượng thần tự do trên một vùng đất mới. Cái tương đồng làm cho nhà văn là nhà văn. Chúng ta vẫn khác nhau đúng rồi. Giống nhau thế nào được? Giống làm gì? Không thể đồng nhất hoá được, đồng ý, đồng ý. Khác nhau có. Và có. Nhưng cũng có một hoàn cảnh chung. Một cái tương đồng. Một dấu chàm nào đó trên trán, một dấu án lên vai người nô lệ nào đó, nhờ đó phân biệt được nhà văn Việt Nam những năm năm mươi, sáu mươi với nhà văn chỗ khác, thời khác. Với nhà văn tiền chiến. Với Nam Phong và Tự Lực. Với “Thế hệ lạc lõng” và nhóm “Tiểu thuyết Mới”. Với Hemingway, Camus và với tác giả bài “Situations de l’ecrivain en 1947") [2] .

Thứ Năm, 1 tháng 7, 2010

MỘT BÔNG HỒNG CHO VĂN NGHỆ


Nguyên Sa
(2)
Bởi thế, mặc dù có một chỗ ngồi khốn nạn, mặc dù đứng trong vùng bóng tối của văn học nghệ thuật thế giới, mặc dù chẳng được giải này giải nọ, mặc dù chẳng được quảng bá rùm beng, trao đổi đúng mức, tôi chẳng bao giờ tin rằng văn học nghệ thuật của ta kém, tôi chẳng bao giờ nghĩ rằng văn học nghệ thuật của ta không phải là một nền văn học xứng danh.
Ở đây không có mặc cảm tự tôn, không có tự kỷ trung tâm cũng như đoạn trên không có tự ty mặc cảm.
Sự thực nó thế đấy. Tôi chưa bằng lòng về văn học nghệ thuật Việt Nam. Không một người viết nào vĩnh viễn bằng lòng về tác phẩm của nó, của bạn bè anh em và đối thủ của nó. Sự khoan khoái kéo dài này là một cái tên khác của tự mãn, hãnh tiến mà hậu quả là ngủ quên trên những vòng hoa chiến thắng, là liều thuốc độc tê liệt trí óc sáng tạo. Phóng lớn kinh nghiệm bản thân đòi hỏi sự không thoả mãn với nền văn học nghệ thuật quốc gia. Nó phải làm khác đi. Nó phải rực rỡ hơn nữa. Nó chưa làm ta thật sự bằng lòng. Cảnh giác trước sự xâm nhập của hãnh tiến, cũng như trước những khen chê hèn hạ của bọn sa-đích, anh em yên chí, điểm này tôi cẩn thận lắm. Và tôi nói rằng nền văn học nghệ thuật Việt Nam, mà tôi chưa thật sự bằng lòng, thực chất không phải là một nền văn nghệ kém, tồi, khốn nạn.

Nhìn gần ta trong đất nước này và nhìn rộng ra thế giới kia, chúng ta tự thấy chẳng có gì để hổ thẹn. Tay này bắn mũi tên: Các anh làm được gì? Mười mấy năm nay có tác phẩm lớn nào không? Tay kia múa một đường kiếm; toàn bộ văn học nghệ thuật của các anh nào có gì đâu. Quanh đi là truyện Kiều, quẩn lại mấy bài hát nói vớ vẩn.
Mười mấy năm nay không có tác phẩm lớn nào. Anh em văn nghệ vẫn nói với nhau như thế. Ðó là cái sự tự vấn, tự kiểm cần thiết cho tiến bộ. Văn nghệ nói thế thì được. Các anh khác nói không được. Chính trị gia và kinh tế gia không được quyền nói gì cả. Trí thức khoa bảng càng không có quyền. Trong một cuộc phỏng vấn về giá trị điện ảnh Việt Nam cách đây tám năm, tôi đã bày tỏ ý kiến: quanh ta chẳng có cái gì ra cái gì cả. Bác sĩ không ra bác sĩ, giáo sư không ra giáo sư. Bởi thế một cố gắng như Nguyễn Long tài tử đáng gọi là thiên tài. Bây giờ mở rộng cái ý kiến cũ này ra cho tất cả văn nghệ. Chính trị gia mười mấy năm nay làm được gì? Kinh tế gia làm được gì? Trí thức khoa bảng làm được gì? Các nhà kinh tế còn gì để trả lời khi tác phẩm của họ là sự lạm phát tiền tệ, chế độ xuất nhập cảng dung dưỡng đặc quyền, chợ đen và thối nát. Trí thức khoa bảng chỗ ngồi ở đại học này đại học kia với sứ mạng sưu tầm, khám phá, phát minh, hãy trả lời đàng hoàng câu hỏi này đi. Sưu tầm đâu, khảo cứu đâu, khám phá, phát minh đâu? Các anh làm được việc gì trong việc đóng góp vào việc tìm hiểu các cơ cấu nguyên tử, các anh tìm được phương pháp giải phẫu nào, tìm được thần dược nào, các anh mở mang được gì cho hình học vị tướng, thuyết các nhóm, thuyết các tập hợp, thiết lập được hệ thống triết học nào, thực hiện tìm kiếm văn học sử nào? Hay một số đáng kể trong các anh, cũng như mấy tay chính trị kia, lo cãi cọ về chiếu trên chiếu dưới, tranh chấp về quy chế giảng nghiệm viên, giảng sư, giáo sư, tìm cách xếp đặt thời khắc biểu để sau khi dạy ở đại học này đi dạy thêm hai ba đại học khác như giáo sư tư thục chạy trường, ca sĩ chạy phòng trà, ca-ve chạy bàn. Về phương diện con người, một số đáng kể chúng tôi, văn nghệ, cũng chẳng hơn gì ai. Nhiều anh em chúng tôi, có tôi, cũng sợ độc tài, cũng thoả hiệp bần tiện, và sau đó cũng nói phét nói lác ba lăng nhăng, xí xộ. Một số chúng tôi cũng tham tiền như chính khách ăn cắp, ở một tỷ lệ nhỏ hơn, tất nhiên, cũng hống hách xì xằng, như mấy anh cầm quyền, nhưng ít tai hại hơn, cũng khiếp nhược như trí thức khoa bảng. Nhưng đấy, đặt cái con người xương thịt này sang một bên, xét đến vấn đề công việc, tác phẩm thì quả thực văn học nghệ thuật, từ điện ảnh của Hoàng Anh Tuấn đến tuỳ bút của Mai Thảo, từ feuilleton của Lê Xuyên đến nhận định của Nguyễn Văn Trung, văn nghệ không có gì để hổ thẹn cả. Tác phẩm của văn học nghệ thuật Việt Nam, trong mười mấy năm qua, đối chiếu với các ngành sinh hoạt khác điển hình như chính trị, giáo dục, đại học, đối chiếu với toàn thể xã hội trong đó chẳng có cái gì ra cái gì cả, không biết có lớn hay không phải đợi sự thẩm định của thời gian, nhưng chắc chắn không có gì để hổ thẹn cả. Tác phẩm của Nguyễn Mạnh Côn, tuỳ bút của Mai Thảo, thơ của các nhà thơ hiện viết cho Tiếng Nói có thể còn xa chỗ kiện toàn nhưng chắc chắn không thua kém bất cứ đòn phép nào thoát thai từ sách lược chính trị của các nhà chính trị xứ ta, không thua kém kết quả của chính sách kinh tế kể từ Nguyễn Ngọc Thơ đến Âu Trường Thanh, không thua kém bất cứ công trình sưu tầm, khám phá phát minh nào mà chúng ta hằng kỳ vọng ở các tay trí thức khoa bảng vì những công trình đó đến nay, chưa có gì đáng kể.
Ðối chiếu với văn học nghệ thuật thế giới, niềm tin tưởng của tôi càng đoan chắc. Gạt bỏ mọi tự ái quốc gia, khởi thảo và tiến tới những tìm kiếm tỷ giảo văn chương, chúng tôi không ngần ngại bênh vực những Nguyễn Du, Tản Ðà, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, Huy Cận. Chúng tôi đã làm những cuộc so sánh khách quan. Trong những ngày tháng kéo dài từ năm năm nay cho đến khi tờ Tiếng Nói xuất bản, chúng tôi, một số những người làm thơ, thường xuyên gặp gỡ nhau đề bàn cãi, để cố ý thức rõ những lý thuyết thi ca của những Rabelais, Malherbe, Corneille, Racine, V. Hugo, Beaudelaire, Verlaine, Rimbaul, Valéry, Claudel, Eluard...
Chúng tôi đã duyệt xét lại từ cái quan điểm “thi ca là vũ điệu” của một Malherbe đến quan niệm cho rằng thơ là “ngôn ngữ trong ngôn ngữ”, quan niệm chữ sự vật (mot-chose) của những Valéry, Sartre. Những tìm hiểu đào sâu, những ý thức phóng tới đó được mang ra đối chiếu với thi ca của tác giả Truyện Kiều, với tiếng khóc bạn của thi sĩ đất Quế Sơn, với cơn say thần thánh của người núi Tản, sông Ðà. Và kết luận tìm thấy cho phép hãnh diện, lạc quan. Nếu chúng ta phải cúi đầu đau xót khi bàn tới cuộc khám phá không gian, sự đẩy mạnh kỹ nghệ nặng, ổn định kinh tế, thì ngược lại, ở trong phạm vi này, ở văn học nghệ thuật này, với lâu đài tác phẩm của những thế kỷ 18, 19 và 20 này, chúng ta có thể ngẩng đầu cao, nhìn thẳng.
Nhận định này hiển nhiên đưa tới thắc mắc lớn: tại sao với nền văn học nghệ thuật cho phép ngẩng đầu, nhìn thẳng đó, văn học nghệ thuật ta, trong hội lớn của văn học nghệ thuật thế giới, phải đứng ở chỗ quá khiêm tốn của tủi hổ, tối tăm.
Tại sao ta lại đứng ở chỗ tồi, khốn nạn. Tại sao? Tại sao?

*


Văn học nghệ thuật không tồi, đối chiếu các anh em bây giờ với các ngành sinh hoạt khác của quốc gia, đối chiếu toàn bộ với văn học nghệ thuật thế giới, tại sao chỗ của nó lại kém thế?

Câu trả lời, các anh hãy kiên trì chấp nhận, đau xót thế này đây: văn học nghệ thuật ta, trong thế giới, chỉ có chỗ đứng mà quốc gia nó có. Và tôi nghĩ chân thành rằng: văn học nghệ thuật thế giới hiện bị chi phối bởi một khuynh hướng kỳ thị vô thức.

Tôi chẳng bao giờ ngừng tin tưởng rằng dân tộc ta là một dân tộc lớn, suy sụp trong hiện tại nhưng đã hiên ngang trong dĩ vãng, nước ta là một quốc gia phì nhiêu mà sự khai thác chưa được thực hiện đúng mức. Nhưng đấy, bây giờ, ta cần ý thức rõ rệt rằng đất nước đang bị bê bết lắm. Những từ ngữ “chậm tiến”, “thiếu mở mang”, “đang phát triển”, “tiểu nhược quốc”, có thể, với nhiều người, đó là những vỗ về an ủi, nhưng với tôi, tất cả chỉ là những cái tát sỉ nhục. Tôi chẳng bao giờ quên được một buổi chiều ngồi trên thềm cửa, nhìn xe chạy ngoài phố, thằng con tôi hỏi tôi về nhãn hiệu của những chiếc xe chạy qua. Tôi trả lời chính xác: Dauphine, Volkswagen, Mercedes... Sau đó, vì sự thúc đẩy của trí tò mò nhi đồng, nó đòi tôi cho biết tên những quốc gia chế tạo các xe có những nhãn hiệu đó. Tôi tiếp tục cuộc chơi: Dauphine của Pháp, Fiat của Ý, Mercedes của Ðức... giữa cuộc chơi, đứa bé hỏi: Thế xe nào của Việt Nam hở bố? Tôi im lặng, xoa đầu đứa con rồi bỏ vào trong nhà hút thuốc lá. Tôi chẳng thể nào quên được đã la mắng vô lý con tôi vì nó hát với những lời ca sửa chữa lại bài “Suy tôn Ngô Tổng thống” rồi ít tháng sau lại la mắng nó vì nó hát đúng. Cái phản ứng của sự sợ hãi đấy mà: mấy tháng trước nó đổi lời ca có thể gây ra nguy hiểm, mấy tháng sau nó hát đúng lời ca có thể gây ra nguy hiểm. Ngòi bút quen bàn về thời sự, về những vấn đề kinh tế, xã hội chính trị, qua những kinh nghiệm thê thảm đó sẽ rút tỉa những ghi nhận đại loại như: Nước ta nghèo lắm. Kinh tế của ta chưa mở mang. Dân chủ, tự do ta không có. Trong khi cuộc chạy đua không gian đốt ngọn lửa hào hùng bừng trong thế giới, ta vẫn di chuyển bằng xe thổ mộ, ta vẫn nhập cảng xe mobylette, ta vẫn mừng rỡ khi mua được vài món đồ hộp phế thải, ta vẫn có những người vì quyền lợi không muốn có bầu cử tự do.

Ðịa vị của nước ta trên thế giới hiện nay, một nước ở trong tình trạng kinh tế viện trợ, thuộc địa cũ, sự phân hoá chính trị đến mức cùng cực, chiến tranh tàn phá thập nhị sứ quân, cắt nghĩa được một phần nào cái chỗ trống, tồi tệ của văn học nghệ thuật ta trên thế giới.

Các anh sẽ hỏi thế giới thiếu gì nước bé nhỏ, thiếu gì thuộc địa cũ, thiếu gì nước chậm tiến mà văn học nghệ thuật của họ vẫn chiếu sáng rực rỡ bởi những ngọn đèn thời sự văn học nghệ thuật? Nước chậm tiến Ấn Ðộ này chẳng được giải thưởng Nobel đó sao? Khổng Tử, Lão Tử vẫn có mặt đều đặn trong gian ngoài của những tiệm sách lớn Tây phương. Tiểu thuyết Trung Hoa, Nhật Bản được phiên dịch đều, các nhà văn Pháp, Nhật chẳng hạn đã hơn một lần trao đổi gặp gỡ hội thảo diễn thuyết. Anh quên nền văn nghệ da đen với A. Cesaire, R. Wright, Langston Hughes, L. S. Senghor, rồi hay sao? Anh đã đọc bài “Orphée noire” của Sartre chưa? Ðúng. Tất cả những câu hỏi này đúng cả. Nhưng chúng ta hãy nhìn kỹ mà coi. Trung Hoa, Ấn Ðộ, chậm tiến về kỹ nghệ nhưng vẫn là những khối dân số khổng lồ. Những quốc gia này, với hàng trăm triệu người, liên tục đòi hỏi Tây phương chú ý đến sự có mặt nặng nề của họ. Bởi thế, văn học nghệ thuật của họ, ít nhiều được kể tới, được chiếu cố. Còn những nước nhỏ, phần lớn đều đứng ở những chỗ kế cận với văn học nghệ thuật nước ta. Các nhà văn da đen, hầu hết, đều viết bằng Anh ngữ và Pháp ngữ. Ngay chính Tagore cũng viết bằng tiếng Anh. Cho nên những nhà văn đen này đã được trắng hoá. Cũng như những Phạm Duy Khiêm, như Phạm Văn Ký, những nhà văn vàng đã được trắng hoá vì họ đều viết bằng Pháp ngữ. Họ thuộc về văn học nghệ thuật Pháp, không phải văn học nghệ thụât Việt Nam. Quốc gia nhỏ bé Do Thái, tan tác trong lịch sử, văn học nghệ thuật của họ vẫn có chỗ đứng quan trọng, vì nó trắng đấy. Văn chương Ả Rập được chiếu cố đến vì số lượng quốc gia và số lượng người nói viết tiếng Ả Rập không phải là ít.

Cho nên tôi nói rằng: có một khuynh hướng kỳ thị, không phải là sự kỳ thị. Không, chẳng có lẽ nào những người anh em cầm bút đã biết phản kháng cuộc chiến tranh Algérie, cuộc đàn áp Budapest, đã biết chống đối lại những kì thị của Hitler, đã lớn tiếng về vấn đề da đen ở Hợp Chúng Quốc lại có một chủ trương kỳ thị. Ðúng, không có một chủ trương kỳ thị nào cả. Nhưng, từ thế kỷ 19, sự phát triển của những chủ nghĩa thực dân, sự phát triển đế quốc, chính trị, kinh tế và quân sự đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển những đế quốc văn học nghệ thuật. Sinh hoạt trong thế giới văn học nghệ thuật có tư thế đế quốc đó, các anh em văn nghệ của ta đã có một khuynh hướng kỳ thị mà không biết, có một khuynh hướng kỳ thị vô thức. Ta hãy nhìn vấn đề này một cách kỹ lưỡng. Chất liệu để sáng tạo của hoạ sĩ là sơn, là mầu, chất liệu sáng tạo của nhạc là âm thanh. Chất liệu của sự sáng tạo văn chương là ngôn ngữ. Nhưng ngôn ngữ đáng buồn ghê, luôn luôn tuỳ thuộc vào vị trí của một quốc gia trên thế giới. Có tiếng nói của nước lớn và tiếng nói của một nước nhỏ. Có tiếng nói của nước đông dân và nước ít dân, quốc gia đã phát triển về kinh tế, kỹ thuật, quân sự và quốc gia còn kém về các phương diện đó. Có ngôn ngữ của nước đô hộ và nước bị đô hộ. Trên đất nước này, còn ai lạ gì cái địa vị siêu đẳng, quý phái mà một số đồng bào ta thường dành cho ngôn ngữ của các quốc gia mạnh về kinh tế và quân sự, của các đế quốc trắng và đỏ. Trí thức khoa bảng của ta, trước đây và cả bây giờ, nói tiếng Pháp, tiếng Anh với nhau. Người này tôn kính Pháp ngữ vì đó là con đường đưa tới cửa các toà công sứ, khâm sứ hoặc toàn quyền. Người khác bập bẹ Anh ngữ vì có sở làm, vì ích lợi cho việc thương mãi, ngoại giao. Ðịa vị thực dụng chiếm giữ được bởi ngôn ngữ của các quốc gia Tây phương là cái đà mạnh của sự phát triển văn học nghệ thuật Tây phương. Các người làm văn học nghệ thuật ta, ở chỗ này cố trau dồi Anh ngữ Pháp ngữ, chỗ kia, Nga ngữ, nhưng có nhà văn Pháp nhà văn Mỹ hay Nga nào học Việt ngữ để đọc Người Việt đáng yêu đâu. Có những vị quan cai trị, những nhà ngoại giao, những nhà quân sự cố gắng học ít tiếng “bản xứ” này vì những mục tiêu vụ lợi lớn và nhỏ, như việc chinh phục dễ dàng với người này, mua bán tiện lợi với người khác. Học Việt ngữ, để đọc nhà văn này, để rung động với nhà thơ khác, là một ý tưởng chắc chắn không bao giờ hiện ra trong trí tuệ của những nhà văn hoá dù họ là Sartre, B. Russell, A. Miller hay Evtouchenko. Sartre có thể hoặc đã làm, hoặc muốn làm cái việc đọc Dos Passos bằng Anh ngữ, Evtouchenko có thể đã thử đọc Eluard nguyên tác, nhưng có nhiều hy vọng họ không biết đến Nguyễn Du và cũng chẳng bao giờ nảy ra ý muốn, dù chỉ là ý muốn, đọc các nhà văn nhà thơ ta qua nguyên tác. Các người làm văn học nghệ thuật Tây phương này chắc chắn không có một quan niệm kỳ thị. Vả lại họ có thể biện bạch: Không thể học tất cả các thứ tiếng để học văn của mỗi nước. Tôi cũng chẳng nghĩ như thế bao giờ. Nhưng đấy, tôi chỉ muốn nói đến sự thực đơn giản này: Chỗ đứng sáng chói của Tây phương trên thế giới ngày nay, Tây phương Mỹ cũng như Nga, Anh cũng như Pháp, đã mang lại cho văn học nghệ thuật của họ cái chỗ đứng sáng chói. Và trong vùng sáng chói loà đó, dù không chủ trương ý thức và hữu ý, các nhà văn học nghệ thuật Tây phương vẫn bị lóa mắt, không còn nhìn thấy trong vùng bóng tối, do đó chỗ đứng của văn học nghệ thuật của các nước nhỏ, đã hoặc đang bị trị, nghèo đói, trong đó có ta, đã bị lệch lạc vì chỗ đứng của quốc gia, lại càng lu mờ hơn nữa vì khuynh hướng kỳ thị vô thức.

Chỗ đứng tồi, kém và khốn nạn này làm cho buồn, làm đau phát khóc. Nhưng không có vấn đề bi quan, tuyệt vọng. Anh em chúng tôi chẳng bao giờ tin rằng chỗ đứng yếu kém của văn học nghệ thuật ta, cũng như chỗ đứng suy sụp của dân tộc là hiện tại, là một định mệnh. Sự duyệt xét ý thức của anh em chúng tôi nói lên cái tin tưởng dõng dạc: văn học nghệ thuật và dân tộc ta không dừng mãi ở chỗ này. Và sự di chuyển, sự đổi thay đã bắt đầu ngay từ ý thức tàn nhẫn về thất bại. Sự đổi thay của dân tộc sẽ mang lại sự di chuyển của văn học nghệ thuật. Ngược lại, làm cho văn học nghệ thuật di chuyển, đổi mới thoát xác trong thực chất và sáng rõ trong chỗ đứng, chắc chắn sẽ là động lực có sức mạnh, khoẻ hơn cả kinh tế, quân sự, chính trị, làm cho đất nước hồi sinh, dân tộc vạm vỡ, tổ quốc bình phục.

[1] Ðã lấy vợ gần đây
[2] Sartre, Situations



1   2