Hiển thị các bài đăng có nhãn Nường Lý. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nường Lý. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 29 tháng 1, 2011
Đừng lập lại Kinh Nghiệm Chiến Tranh Việt Nam (XV)
Richard Nixon
Nường Lý chuyển ngữ
Kỳ 15
Nhiều năm sau đó, đài CBS phần tin tài liệu tuyên bố rằng sự thành công của địch quân trong dịp Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân một phần nhờ bởi sự dàn xếp do Tướng Westmoreland đứng đầu, nhằm ém nhẹm các tin tình báo cho thấy số quân Cộng Sản nhiều gấp đôi số lính mà các sĩ quan ta dự đoán. Phim tài liệu này đã dai dẳng tấn công vào sự ngay thẳng của một vị chỉ huy đáng kính nể trong quân đội Hoa Kỳ, cho thấy phẩm chất “lá cải” của cơ quan truyền thông này. Đại tướng Westmoreland là một người vô cùng chính trực, gần như quá ngay thẳng và theo đúng sách vở một cách chuyên nghiệp. Tôi không thể nghĩ ra được một quân nhân nào khác hơn ông là người hầu như không bao giờ có thể lừa dối các lãnh đạo chính trị Hoa Kỳ hay quần chúng bằng cách đưa tin sai lầm, lạc quan về tình hình quân sự tại Việt Nam. Ngược lại, tôi nhận thấy ông là một người chỉ huy thực tiễn hơn bất cứ một vị chỉ huy quân sự hay dân sự nào tôi từng được gặp trong các chuyến đi làm việc tại Việt Nam.
Thứ Hai, 10 tháng 1, 2011
ĐỪNG LẶP LẠI KINH NGHIỆM CHIẾN TRANH VIỆT NAM (NO MORE VIETNAMS)
Richard Nixon
Nường Lý chuyển ngữ
Kỳ 14
Các cố vấn dân sự đã thuyết phục Johnson rằng Hoa Kỳ nên theo đuổi chiến lược “vừa đánh vừa đàm”, gia tăng áp lực quân sự từ từ, trong khi tiếp tục thương lượng để đạt đến hòa giải. Việc bỏ bom của chúng ta bắt đầu ở mức độ rất thấp, rồi tăng lên từ từ. Chúng ta đã ngây thơ cho rằng, khi Hà Nội nhận ra sự gia tăng áp lực chậm chạp ấy, họ sẽ ngồi vào bàn hội nghị và ngưng ngay cuộc tấn công miền Nam để tránh thiệt hại cho miền Bắc.
Thứ Bảy, 1 tháng 1, 2011
ĐỪNG LẶP LẠI KINH NGHIỆM CHIẾN TRANH VIỆT NAM (NO MORE VIETNAMS)
Richard Nixon
Nường Lý chuyển ngữ
Kỳ 13
Johnson cố tình giảm thiểu sự quan trọng của các hành động ông làm trong cuộc chiến tại Việt Nam. Ông tuyên bố rằng ông ra lệnh cho không quân Hoa Kỳ tham dự cuộc chiến trong một lời mở đầu ngắn ngủi của một cuộc họp báo. Ông không xin Quốc Hội cho phép gọi thêm lực lượng trừ bị. Ông không yêu cầu một quyết nghị cho tình trạng tổ quốc lâm chiến, hay ngay cả không xin một dự luật cho ngân quỹ hỗ trợ cuộc chiến. Ông không tường trình kế hoạch của mình cho chiến tranh vào buổi diễn văn đọc trước quốc dân. Ông không công bố mức độ lính tuyển mộ dự trù và không cả giải thích rằng lính Mỹ từ lúc này sẽ trực tiếp tham chiến. Ông không cắt giảm chi tiêu xã hội hay tăng thuế để sẵn sàng cho một đất nước đang lâm chiến.
Thứ Hai, 27 tháng 12, 2010
ĐỪNG LẶP LẠI KINH NGHIỆM CHIẾN TRANH VIỆT NAM (NO MORE VIETNAMS)
Richard Nixon
Nường Lý chuyển ngữ
Kỳ 12
(1)
Tổng thống Diệm đã ổn định miền Nam Việt Nam như một tảng đá chủ chốt giữ vững cả một vòm trời. Các lực lượng chính trị đồng quy tụ về ông từ mọi hướng khác biệt, nhưng vì có thể dùng lực lượng này để cân bằng lực lượng kia, ông đặt tất cả các phe đảng vào vị trí của họ. Sự quan trọng của hòn đá chủ chốt này chỉ rõ ràng khi nó bị lấy ra, vai trò tối cần yếu của Tổng Thống Diệm chỉ hiển hiện sau khi ông đã qua đời, khi mà toàn hệ thống chính trị miền Nam Việt Nam hoàn toàn sụp đổ.
Chủ Nhật, 19 tháng 12, 2010
ĐỪNG LẶP LẠI KINH NGHIỆM CHIẾN TRANH VIỆT NAM (NO MORE VIETNAMS)
Richard Nixon
Nường Lý chuyển ngữ
Kỳ 11 (Tiếp theo)
Trong một cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc về lời cáo buộc Tổng Thống Diệm, hai phật tử trẻ đã được ngăn không cho tự thiêu cho biết Thượng Tọa Trí Quang và Giáo Hội Phật Giáo đã chiêu mộ họ như thế nào. Cả hai được kể cho nghe những câu chuyện kinh sợ rằng chính quyền Diệm đốt phá chùa chiền, đánh đập, tra khảo, moi ruột người theo đạo Phật. Một phật tử kể rằng kẻ chiêu dụ họ đã cho biết “Hội Phật Giáo phụng sự cho Cộng Sản và cần có 10 thiện nam tín nữ tình nguyện tự thiêu”. Sau khi gia nhập, phật tử này được cho biết “ban tổ chức tự thiêu sẽ lo liệu hết mọi việc.” Điều này gồm có đưa cho em một áo cà sa tẩm xăng, lái xe đưa em đến một địa điểm thật đông người để việc tự thiêu được nhiều sự chú ý nhất, và viết hộ em thư phản kháng chính quyền để sau khi em tự thiêu thì họ sẽ tận tay phân phối cho báo chí.
Thứ Ba, 14 tháng 12, 2010
ĐỪNG LẶP LẠI KINH NGHIỆM CHIẾN TRANH VIỆT NAM (NO MORE VIETNAMS)
Richard Nixon
Nường Lý chuyển ngữ
Kỳ 10 (Tiếp theo)
Sự thất bại của chúng ta trong việc ngăn ngừa Bắc Việt Nam thành lập đường mòn Hồ Chí Minh tạo ra nhiều hậu quả chết người. Hà Nội đáng lẽ đã không thể nào theo đuổi cuộc xâm lăng như họ đã tiến hành tại miền Nam Việt Nam nếu không thể tự tung tự tác tràn xuống dọc theo lãnh thổ Lào. Nếu Cộng Sản bị ngăn chặn không thể dùng Lào và Cao Miên làm trạm chuyển quân cho sự xâm lăng, họ đã phải tấn công vượt qua 40 dặm vùng phi quân sự giữa Bắc và Nam Việt Nam. Trên mặt trận giới hạn này, Nam Việt Nam sẽ dễ dàng tự phòng thủ mà không cần đến sự trợ giúp của lực lượng quân sự Hoa Kỳ.
Thứ Năm, 2 tháng 12, 2010
ĐỪNG LẶP LẠI KINH NGHIỆM CHIẾN TRANH VIỆT NAM (NO MORE VIETNAMS)
Richard Nixon
Nường Lý chuyển ngữ
Kỳ 9 (Tiếp theo)
Tại Việt Nam, sự nổi dậy không phải là một cuộc cách mạng dân tộc, vì người dân Việt không nổi dậy chống chính quyền. Cuộc chiến thực sự là cuộc xâm lăng từ Bắc Việt đội lốt nổi dậy qua quân du kích. Trong khi chúng ta bỏ công trị triệu chứng, chúng ta quên mất không trị căn bệnh gốc.
Thứ Hai, 15 tháng 11, 2010
ĐỪNG LẬP LẠI KINH NGHIỆM CHIẾN TRANH VIỆT NAM (NO MORE VIETNAM)
Richard Nixon
Nường Lý chuyển ngữ
Kỳ 8 (Tiếp theo)
Thứ Hai, 25 tháng 10, 2010
ĐỪNG LẬP LẠI KINH NGHIỆM CHIẾN TRANH VIỆT NAM (NO MORE VIETNAM)
Richard Nixon
Nường Lý chuyển ngữ
Kỳ 7 (Tiếp theo)
3
NGUYÊN NHÂN VÀ DIỄN TIẾN VIỆC HOA KỲ THAM DỰ
CHIẾN TRANH VIỆT NAM
Chưa bao giờ trong lịch sử có quá nhiều năng lực bị tiêu phí một cách vô ích như tại chiến tranh Việt Nam.
Ít khi nào một quốc gia lại ở thế thượng thừa về vũ lực hơn là trường hợp Hoa Kỳ so với Bắc Việt năm 1959. Cuộc chiến đã làm sa lầy một siêu cường quốc với sức mạnh của khả năng hạt nhân, tổng sản lượng quốc gia 500 tỷ Mỹ Kim, quân số trên 1 triệu, và dân số 180 triệu giằng co với một nước nhỏ có khả năng quân sự non yếu, tổng sản lượng dưới 2 tỷ Mỹ Kim, quân số 250,000, và dân số dưới 16 triệu. Trên giấy tờ, các con số xem chừng như một sự gán ghép vô cùng khập khiễng và vô vọng. Nhưng chiến tranh - nhất là chiến tranh du kích – không thể dàn trận theo các con số trên giấy.
Thứ Tư, 20 tháng 10, 2010
ĐỪNG LẬP LẠI KINH NGHIỆM CHIẾN TRANH VIỆT NAM (NO MORE VIETNAM)
Richard Nixon
Nường Lý chuyển ngữ
Kỳ 6 (Tiếp theo)
Đại đa số quan sát viên đều không tin rằng ông Diệm có thể tại chức trong thời hạn ngắn ngủi một năm. Nhưng chỉ trong 2 năm, ông ta đã thanh lọc hết các tướng lãnh và viên chức bất trung trong guồng máy chính phủ, kiểm soát lực lượng cảnh sát Sài Gòn, chia và tái phối trí các lực lượng quân đội, nhận diện các cán bộ Việt Minh tại Sài Gòn, thắng Vua Bảo Đại trong cuộc trưng cầu dân ý, và đang hướng đến tổ chức bầu cử quốc hội để soạn thảo hiến pháp. Khi tôi thăm Sài Gòn vào ngày kỷ niệm một năm tại chức củaTổng Thống Ngô Đình Diệm năm 1956, tôi đã rất ngạc nhiên và khâm phục những tiến bộ vượt bực ông đạt được bằng cách mang lại sự ổn định tình hình và lòng tin cùng sự hỗ trợ của đa số người dân Việt.
Thứ Ba, 5 tháng 10, 2010
ĐỪNG LẬP LẠI KINH NGHIỆM CHIẾN TRANH VIỆT NAM (NO MORE VIETNAM)
Richard Nixon
Nường Lý chuyển ngữ
Kỳ 5 (Tiếp theo)
Hiệp định Geneve năm 1954 đã tạm thời đưa ra câu trả lời cho thắc mắc “Ai sẽ kế nghiệp người Pháp tại Việt Nam”? Quyết nghị của Hiệp ước này chia Việt Nam thành hai nước riêng biệt: Cộng Sản Bắc Việt Nam và Miền Nam Độc Lập Tự Do. Nhưng định mệnh lâu dài của Việt Nam và Hoa Kỳ tại Việt Nam bị ràng buộc vào định mệnh của hai vị lãnh đạo hai quốc gia này: Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm.
Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2010
ĐỪNG LẬP LẠI KINH NGHIỆM CHIẾN TRANH VIỆT NAM (NO MORE VIETNAM)
RICHARD NIXON
NƯỜNG LÝ chuyển ngữ
Kỳ 4 (Tiếp theo) - 2.
Chiến tranh Việt Nam bắt đầu thế nào
Chiến tranh Việt Nam bắt đầu khi Thế Chiến thứ hai chấm dứt. Cuộc chiến tại vùng Thái Bình Dương đã thay đổi hắn biên giới chính trị của vùng Đông Nam Á. Nó đánh dấu sự chấm dứt bá quyền của Nhật Bản trong vùng, và đáng kể nhất, là bắt đầu sự cáo chung của chủ nghĩa thực dân.
Thứ Ba, 7 tháng 9, 2010
ĐỪNG LẶP LẠI KINH NGHIỆM CHIẾN TRANH VIỆT NAM (RICHARD NIXON – NO MORE VIETNAMS – NEW YORK: ARBOR HOUSE, 1985)
Nường Lý chuyển ngữ
(Tiếp theo) - Kỳ 3
Hoang tưởng III: Câu trả lời hay nhất cho “chiến tranh giải phóng quốc gia” của Cộng Sản là ngồi vào bàn thương thuyết mà không cần sự yểm trợ của sức mạnh quân sự.
Tương tự như mọi hoang tưởng về Chiến tranh Việt Nam, điều quan trọng là chúng ta phải phân biệt được giữa kẻ “thực sự tin tưởng” và kẻ “lợi dụng niềm tin” để đạt đến mục đích cuối cùng của họ. Một số người không muốn Hoa Kỳ hỗ trợ các chính quyền không Cộng Sản vì họ nghĩ mọi sự sẽ tốt đẹp hơn khi Cộng Sản nắm chính quyền. Những người khác tin rằng khả năng quân sự của Hoa Kỳ đã bị vô hiệu hóa trong sự xung đột tại thế giới thứ ba vì chúng ta đã không sử dụng được sức mạnh quân sự của mình tại Việt Nam. Sau rốt, họ lý luận rằng, vì chúng ta bị một nước nhỏ tí xíu như Bắc Việt Nam đánh bại trận, chúng ta hẳn đã quên mất cách “làm thế nào để chiến thắng.”
Thứ Ba, 31 tháng 8, 2010
Thứ Năm, 26 tháng 8, 2010
Đừng lập lại Kinh Nghiệm Chiến Tranh Việt Nam (Richard Nixon - No More Vietnams - New York: Arbor House, 1985)
"No More Vietnams" phải được hiểu rằng chúng ta đã rút được bài học lịch sử từ kinh nghiệm chiến tranh Việt Nam, và chúng ta sẽ không thua trận khi tham chiến trong các lần tới" - Richard Nixon.
Từ khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt năm 1975, rất nhiều người Mỹ nhẹ nhõm vì trút bỏ được kinh nghiệm bỏng cháy khó chịu sau lưng, đã cố tình lẩn tránh không suy nghĩ sâu xa hay phân tích đúng đắn về cuộc chiến này. Ùa vào khoảng trống tri thức ấy, nhiều loại hoang tưởng về chiến tranh Việt Nam - động lực, hành động, sự thất bại, sự thành công của người Mỹ - đã tràn lan.
Nường Lý chuyển ngữ

Đăng ký:
Bài đăng (Atom)